Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG Ở CƠ SỞ -VIỆN DINH DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.34 KB, 29 trang )

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG
Ở CƠ SỞ
Viện Dinh dưỡng
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các hoạt động giáo
dục truyền thông dinh dưỡng ở địa
phương để thực hiện mục tiêu phòng
chống SDD.
2. Hướng dẫn thực hành các hoạt động
truyền thông tại địa phương
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
DINH DƯỠNG
Là hoạt động cung cấp, chia sẻ, trao đổi
thông tin, kiến thức giữa cộng tác viên,
nhân viên y tế và các nhóm đối tượng
(chủ yếu là bà mẹ có con dưới 5 tuổi, các
thành viên trong gia đình và những người
gần gũi khác) nhằm thuyết phục động viên
và giúp đỡ họ có cách thức hành đúng
trong chăm sóc và nuôi trẻ tại nhà.
KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Bà mẹ có kiến thức đúng

Bà mẹ có cách thực hành mới, tích
cực, biểu hiện bằng:

Dừng một nếp quen cũ có hại.

Làm thử và duy trì cách thực hành mới.


Nh n ra
hành vi có
h i
Quan tâm
  n hành
vi m i
Chu n b
cho s
thay   i
Làm th ,
 ánh giá
Ch p
nh n/t
ch i
5 giai đoạn thay đổi hành vi (Prochaska JO, 1997)
Truyền thông thay đổi hành vi

Mục đích chính: mang lại những cải thiện về
các hành vi liên quan đến sức khoẻ và từ
đó cải thiện tình trạng sức khoẻ.
CÁC HÌNH THỨC TTGDDD

Truyền thông trực tiếp:
Là quá trình tương tác mặt đối mặt giữa
người với người bằng ngôn ngữ có lời và
ngôn ngữ không lời giữa người làm truyền
thông với đối tượng nhằm giúp đối tượng
thay đổi hành vi sức khoẻ.

Truyền thông gián tiếp:

Là quá trình chuyển tải các thông điệp từ
nguồn phát đến người nhận thông qua các
phương tiện truyền thông
Truyền thông trực tiếp
a. Ưu điểm: Hiểu được những khó khăn, vướng mắc, khó
nói, tế nhị của bà mẹ, giúp bà mẹ giải quyết vấn đề mà
họ gặp, truyền thông cũng thu nhận những thông tin
phản hồi từ các bà mẹ.
b. Hạn chế: người làm truyền thông phải có kiến thức về
dinh dưỡng, sức khoẻ và các kỹ năng giao tiếp, thiếu
nhân lực để làm rộng
c. Những hình thức thường áp dụng ở cộng đồng
Truyền thông gián tiếp

Là truyền thông qua các phương tiện truyền đạt thông
tin như phát thanh, truyền hình, báo chí, băng rôn,
biểu ngữ…để tuyên truyền, vận động.

Ưu điểm: truyền thông rộng rãi đến công chúng, lặp
đi, lặp lại được nhiều lần, hấp dẫn và thu hút được sự
chú ý của đông đảo người xem, người nghe, thông tin
được đảm bảo

Hạn chế: khó đánh giá, không nhận được các thông
tin phản hồi, có phương tiện phù hợp
Nh n ra
hành vi có
h i
Quan tâm
  n hành

vi m i
Chu n b
cho s
thay   i
Làm th ,
 ánh giá
Ch p
nh n/t
ch i
5 giai đoạn thay đổi hành vi (Prochaska JO, 1997)
Truyền thông thay đổi hành vi

Mục đích chính: mang lại những cải thiện về
các hành vi liên quan đến sức khoẻ và từ
đó cải thiện tình trạng sức khoẻ.
Truyền thông gián tiếp Truyền thông trực tiếp
HÌNH THỨC TT TRỰC TIẾP
1. Thăm hộ gia đình
- Trường hợp cần đến thăm
-
Mục đích đến thăm
-
Các bước và kỹ năng đến thăm
Trường hợp đến thăm

Những gia đình có trẻ dưới 2 tuổi có vấn
đề về dinh dưỡng và sức khoẻ (suy dinh
dưỡng, tiêu chảy, ốm, trẻ không lên cân
hoặc tụt cân;


Những bà mẹ có thai không đi khám thai
hoặc đang có những vấn đề cần giúp đỡ
(trong phạm vi dinh dưỡng và sức khoẻ).
Mục đích đến thăm

Kiểm tra sức khoẻ, quan sát tìm hiểu tình huống.

Kiểm tra việc thực hiện các lời khuyên mà bạn đưa ra trước
đó(nếu có)

Cung cấp thêm kiến thức.

Trao đổi kinh nghiệm với các bà mẹ, cùng thảo luận về một vấn
đề cụ thể với bà mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình.

Giúp bà mẹ thực hành một ý tưởng hay một hành động.

Lôi cuốn sự ủng hộ và chia sẻ của các thành viên trong gia đình
nhất là người chồng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
Các bước thăm hộ gia đình

Chào hỏi, giới thiệu bản thân và mục đích của cuộc
đến thăm.

Quan sát và hỏi thăm sức khoẻ của mọi thành viên
trong gia đình.

Hỏi thăm việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, kiểm tra
việc thực hiện các lời khuyên bạn đưa ra trước đó.


Tiến hành khuyên hoặc làm mẫu nếu bạn thấy cần
thiết.

Chào và cảm ơn gia đình trước khi ra về, hẹn lần sau
đến thăm lại.
Kỹ năng thăm hộ gia đình

Tôn trọng

Tạo không khí vui vẻ, thân thiện, cảm thông

Lắng nghe, quan sát và xác định các vấn đề khó khăn trong
chăm sóc dinh dưỡng của trẻ tại gia đình

Trao đổi và hướng dẫn thực hành chăm sóc trẻ một cách gắn
gọn, rõ ràng

Khuyến khích, động viên, hạn chế chê bai

Khi đến thăm hộ gia đình hãy mang theo tài liệu truyền thông và
sổ tay để ghi lại các thông tin cần thiết.

THAN AI:
Thân mật – Hỏi han – Ân cần – Nhẫn nại – An tâm – Ích lợi
2. Thảo luận nhóm
-
Mục đích
-
Chuẩn bị
-

Các bước
-
Kỹ năng để tổ chức tốt thảo luận
nhóm
Thảo luận nhóm

Là một buổi thảo luận trong đó nhiều người cùng trao
đổi , chia sẻ, bàn bạc về một chủ đề đang được quan
tâm. Đây là phương pháp thông dụng và có hiệu quả
trong truyền thông thay đổi hành vi dinh dưỡng.

Nhóm thảo luận tối đa không quá 20 người. Trung bình
nhóm thảo luận có từ 7-10 người.
Mục đích

Hỗ trợ và động viên các thành viên trong nhóm thực hiện và duy
trì các họat động có liên quan đến nuôi dưỡng và chăm sóc bà
mẹ, trẻ em.

Trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng để mọi người học tập lẫn nhau.

Tạo khả năng để các thành viên đóng góp sức lực của mình
giúp đỡ những thành viên trong nhóm gặp khó khăn.
Chuẩn bị

Chọn chủ đề mà đối tượng quan tâm và cần giải quyết, với mỗi
nhóm đối tượng sẽ có các vấn đề quan tâm khác nhau.

Thu thập thông tin về chủ đề sẽ thảo luận.


Chuẩn bị thời gian và điạ điểm yên tĩnh, thuận tiện để mọi người
có thể đến dự đông đủ.

Chuẩn bị phương tiện, nội dung và một số câu hỏi trong khi thảo
luận.

Thông báo cho lãnh đạo địa phương và đối tượng biết.
Các bước thực hiện thảo luận
nhóm

Bước 1: Giới thiệu đối tượng tham dự và truyền thông
viên. Nêu chủ đề sẽ thảo luận.

Bước 2: trao đổi để tìm hiểu kinh nghiệm của mọi
người về vấn đề này: Họ biết gì?, Họ đã làm gì? kết
quả ra sao? Họ cảm thấy thế nào về chủ đề này?

Bước 3: Bổ sung thêm thông tin cho chính xác và đầy
đủ, cung cấp thêm kỹ năng mới nếu cần thiết.

Bước 4: Tìm hiểu xem mọi người có khó khăn gì khi
thực hiện hành vi mới, nếu có hãy cùng mọi người
thảo luận để giải quyết.

Bước 5: Cuối cùng, hãy tóm tắt các điểm chính và
thống nhất cam kết của mọi người thực hiện hành vi
mới.
Các kỹ năng cần thiết

Chuẩn bị tốt chủ đề, các câu hỏi, các tình huống liên

quan.

Người hướng dẫn là người tháo vát, được tín nhiệm, nói
năng lưu loát.

Giải thích cặn kẽ, rõ ràng, đảm bảo đối tượng hiểu được
yêu cầu của buổi thảo luận.

Khuyến khích đối tượng tham gia tích cực: cố gắng lôi kéo
những người nhút nhát, ít nói vào cuộc bằng cách mời họ
phát biểu. Hạn chế những người nói quá nhiều và nói
thường xuyên bằng cách cảm ơn sự đóng góp của họ rồi
mời người khác phát biểu.
Các kỹ năng cần thiết

Điều chỉnh kịp thời không để buổi thảo luận đi chệch
hướng: Hãy nhắc lại câu hỏi thảo luận để đối tượng tập
trung hơn vào chủ đề chính, nếu cần thì viết to chủ đề thảo
luận lên bảng để mọi người có thể nhìn thấy dễ dàng.

Khéo léo giải quyết nếu xảy ra mâu thuẫn khi tranh luận
hoặc đối tượng đưa ra các thông tin sai: Nhẹ nhàng giải
thích đưa ra các thông tin đúng, dung hoà các ý kiến và đi
đến ý kiến thống nhất.

Khi gặp phải câu hỏi khó: huy động kinh nghiệm của các
thành viên trong nhóm, hoặc hẹn sẽ tìm hiểu vấn đề kỹ
hơn rồi trả lời đối tượng vào lần sau.
3. Các hoạt động khác tại cơ sở
-

Mở lớp học: nuôi con khỏe….
-
Sinh hoạt câu lạc bộ
-
Tổ chức hội thi: kiến thức và thực
hành dinh dưỡng đúng
-
Nói chuyện dinh dưỡng
Sinh hoạt câu lạc bộ phòng
chống suy dinh dưỡng

Mục đích:
Truyền bá kiến thức thiết yếu về nuôi con khoẻ và
trao đổi kinh nghiệm cách thực hành nuôi con khoẻ

Đối tượng
+ Các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
+ Các bà thường xuyên chăm sóc cháu
+ Các phụ nữ đang mang thai

Phụ trách câu lạc bộ là nhân viên y tế hoặc cộng tác
viên phụ nữ thôn
Sinh hoạt câu lạc bộ phòng
chống suy dinh dưỡng

Nội dung sinh hoạt

Kỹ năng tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ:

Chuẩn bị tốt các nội dung cho buổi sinh hoạt.


Người điều hành buổi sinh hoạt phải có hiểu
biết về nuôi dưỡng trẻ và có uy tín.

Có chương trình cụ thể để các thành viên
tham gia sinh hoạt biết được.

Tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc bộ sao cho có
không khí vui vẻ, nhẹ nhàng. Nên có các tiết
mục trò chơi và văn nghệ để gây ấn tượng.
Tổ chức hội thi "Kiến thức bố mẹ
sức khoẻ con"

Là hình thức phát triển cao của hoạt động Câu lạc bộ phòng chống
suy dinh dưỡng. Hội thi sẽ được tổ chức mỗi năm một lần vào một
dịp nhất định. Đây là cuộc thi có giải thưởng do UBND địa phương
chỉ đạo, Y tế phối hợp với phụ nữ xã tổ chức.

Đối tượng:

Cách thức thi:
Cuộc thi có 2 vòng

Vòng 1: thi kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

Vòng 2: Mời 3 đến 5 cặp bố-mẹ có điểm kiến thức cao nhất bắt
thăm thi thực hành chế biến bữa ăn của trẻ

Sau khi các cặp bố-mẹ dự thi 2 vòng, ban giám khảo chấm điểm
để chọn ra các cặp đạt giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến

khích

×