Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một số giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho HSTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.6 KB, 9 trang )

Phòng giáo dục thành phố đồng hới
Trờng tiểu học số 2 Đồng Sơn
----- -----
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số giải pháp tổ chức
hoạt động giáo dục Truyền
thống cho học sinh tiểu học
G/v-TPT: Phạm Thị Thuý Liễu
Đồng Hới , tháng 3 năm 2009
I. Đặt vấn đề
Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá của một đất nớc, là sức mạnh trí tuệ
của cả tơng lai dân tộc nhằm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn
diện của thế hệ trẻ Việt Nam. Xây dựng truyền thống, giáo dục sự tôn trọng, kế thừa
và phát huy truyền thống là một phần quan trọng trong công tác giáo dục. Một trờng
học thiếu hoạt động giáo dục truyền thống không thể là một trờng học tốt. Giáo dục
truyền thống là một trong những hoạt động cơ bản của công tác Đội trong các trờng
tiểu học.
Truyền thống là tất cả những hiện tợng tâm lý xã hội đã đợc nảy sinh trong quá
khứ và trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội đợc lu giữ và truyền thụ từ thế
hệ này sang thế hệ khác, và do đó đợc duy trì trong tâm lý, trong lối sống của thế hệ
hiện nay.
Truyền thống đợc nói đến đây là những t tởng, đạo đức, lối sống, tập quán, thói
quen, hành động tốt đợc hình thành và duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền
thống đợc lu giữ và thể hiện dới nhiều hình thức khác nhau và đợc tồn tại dới dạng
hiện vật, tài liệu, tranh ảnh, tác phong sinh hoạt, thói quen lề lối làm việc; có thứ đợc
lu trữ dới dạng văn bản, tác phẩm nghệ thuật, và còn những giá trị vô giá đó là chúng
ta có những di sản phi vật thể đợc lu truyền từ ngàn đời gắn liền với lịch sử dân tộc.
Thông qua hoạt động giáo dục truyền thống góp phần giúp các em học sinh hoàn
thiện về Đức - Trí - Thể - Mỹ, gắn kết môi trờng giáo dục nhà trờng với giáo dục gia
đình và xã hội. Hoạt động giáo dục truyền thống giúp cho thiếu nhi nhận thức đợc
những giá trị quý báu của các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, của Đoàn,


của Đội, của địa phơng, của nhà trờng, của dòng họ, và gia đình... từ đó giúp cho học
sinh biết giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp, đấu tranh loại bỏ các hủ tục lạc
hậu, những hành vi sai trái.
Hơn nữa, hiện nay mặt trái của nền kinh tế thị trờng đã ảnh hởng không nhỏ đến
đạo đức lối sống, hành vi của không ít trẻ em. Sự bùng nổ Công nghệ thông tin đặc
biệt là Internet, ngoài những tiện ích đem lại thì vẫn còn không ít những bất cập. Điều
này đã đợc các nhà quản lý giáo dục và xã hội dóng lên những hồi chuông cảnh tỉnh.
Tỷ lệ học sinh trốn học tham gia chơi games, chat ngày càng gia tăng. Các trò chơi
bạo lực, băng đĩa ngoài luồng có nội dung không lành mạnh có thể dễ dàng mua trên
thị trờng. Trong khi đó rất nhiều phụ huynh với lý do khác nhau không kiểm soát đợc
hành vi của trẻ. ảnh hởng của các tệ nạn xã hội, các hành vi xấu của ngời lớn tác
động rất lớn đến sự hình thành nhân cách trẻ.
Các số liệu thống kê gần đây cho thấy số trẻ phạm tội ngày càng gia tăng, sự đua
đòi học thói lố lăng, mất thuần phong mỹ tục càng nhiều. Một thực cho thấy là một
bộ phận không nhỏ học sinh Việt Nam nắm lịch sử nớc ngoài qua các phơng tịên
truyền thông nhiều hơn hiểu biết lịch sử nớc mình. Đó là một thực trạng làm đau lòng
những ngời làm công tác giáo dục.
Hoạt động giáo dục truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh có tác dụng giáo
dục toàn diện và góp phần hoàn thiện nhân cách đúng đắn cho thiếu nhi, giúp cho
thiếu nhi tin tởng, yêu quý tổ chức mình - tổ chức do Đảng, Bác Hồ sáng lập, có thời
gian dài hoạt động và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Xác định đợc tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống cho học sinh, bản
thân tôi đã cố gắng tìm tòi và ứng dụng các cách tổ chức hoạt động giáo dục truyền
thống cho học sinh tiểu học một cách phù hợp.
Qua thực tế, với cơng vị làm Tổng phụ trách, tôi xin mạnh dạn đa ra một số giải
pháp tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho học sinh tiểu học mà tôi đã và
đang áp dụng đối với Lên đội tôi để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục truyền
thống cho học sinh tiểu học.
II. Nội dung
Để giúp cho mỗi đội viên, thiếu nhi tiếp thu, kế thừa truyền thống cần tổ chức

các hoạt động đa dang, phong phú dới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với đặc
điểm sinh lý lứa tuổi, hợp với hoàn cảnh của từng địa phơng. Sau đây là một số hoạt
động giáo dục truyền thống mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
1. Tổ chức nói chuyện truyền thống:
Đối với tâm lý học sinh tiểu học, nói chuyện là một hình thức thu hút sự quan
tâm chú ý của học sinh. Nội dung: Nói chuyện về lịch sử, truyền thống đấu tranh, xây
dựng bảo vệ Tổ quốc, về các gơng anh hùng liệt sỹ, các danh nhân văn hoá, nhà khoa
học, sản xuất kinh doanh... Khách mời nói chuyện có thể là giáo viên, cựu chiến binh,
bộ đội, công an, cán bộ lão thành cách mạng, nhà nghiên cứu...
Để tổ chức thành công của một buổi nói chuyện truyền thống thì công tác tổ
chức phải đợc chuẩn bị kỷ lỡng, chu đáo. Trớc hết cần lên kế hoạch chi tiết, xác định
rỏ mục đích cần đạt đợc về chủ đề, chủ điểm, thời gian, địa điểm, ngời nói chuyện.
Về địa điểm tổ chức lu ý có thể bố trí hội trờng thoáng mát về mùa hè, ấm về
mùa đông, hoặc tại địa diểm di tích lịch sử phù hợp nội dung buổi nói chuyện. Thời
gian, nên tổ chức trong khoảng 1 đến 1,5h. Không bố trí quá tra, hoặc quá chiều. Nếu
kéo dài thời gian sẽ làm giảm hứng thú của trẻ. Ngoài sự chuẩn bị về thời gian, không
gian thì nhân tố quyết định đến buổi nói chuyện chính là khách mời. Chính vì vậy
khi chọn khách mời cần phải chọn đối tợng nói chuyện phù hợp. Chẳng hạn, trong
dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng
toàn dân 22 -12, đối tợng đợc mời sẽ là cựu chiến binh, bộ đội hoặc anh hùng lực l-
ợng vũ trang. Trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2, khách mời nói chuyện sẽ
là những cán bộ lão thành cách mạng hoặc những nhà nghiên cứu về lịch sử.
Nội dung các buổi nói chuyện cần sát thực và có ý nghĩa giáo dục cao.
Ví dụ: Trong dịp kỷ niệm 22/12, nội dung sẽ nói về " Anh bộ đội cụ Hồ"
+ Ngày 22/12/1944 cách đây 64 năm, tại gốc đa Tân trào lịch sử, Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân ra đời, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt NảNa đời,
với 34 chiến sĩ do Đại tớng Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
+ Cùng với cách mạng Việt Nam, dới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng
Cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ kính yêu, quân đội đã lớn mạnh và trởng thành, đã
dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác làm vang dội địa cầu, bốn biển năm châu.

+ Những 19/8, 7/5, 30/4 là những mốc son lịch sử đánh dấu bớc ngoặt của cách
mạng Việt Nam, sự lớn mạnh trởng thành của quân đội ta, viết thêm vào trang sử hào
hùng của dân tộc.
- Suốt gần một thế kỷ tên gọi " Anh bộ đội cụ Hồ" đã đi vào lịch sử nh sự chứng
minh về sự tài tình của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đằng sau tên gọi ấy, đằng sau chiến
thắng lẫy lừng của anh bộ đội đều hình bóng của Ngời.
Nếu làm tốt những điểm lu ý trên, kết hợp với việc lập kế hoạch một cách hợp
lý, khoa học, tôi tin chắc rằng buổi nói chuyện sẽ thành công và có ý nghĩa giáo dục.
2. Làm báo t ờng, hoạt động tuyên truyền măng non .
2.1. Hình thức làm báo t ờng:
Làm báo tờng giúp cho các em có điều kiện tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta, tìm tòi những bài thơ, những hình ảnh, những bài văn ca ngợi những
truyền thống tốt đẹp đó.
Trong quá trình tìm hiểu các em sẽ nắm sâu sắc hơn về những truyền thống của
dân tộc và có việc làm cụ thể để xứng đáng với những truyền thống tốt đẹp đó.
Tôi thờng tiến hành tổ chức hình thức này vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.
Các lớp, các chi đội tiến hành thi làm báo tờng, tập trung đúng vào chủ đề yêu
cầu. Chọn các tờ báo tiêu biểu trng bày ở phòng đội để các em có dịp đọc và tìm hiểu.
Ví dụ: Trong dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, tôi đã thi báo
tờng với chủ đề " Mừng ngày hội thầy cô". Từ khi phát động tất cả các chi đội đã
hăng hái tham gia hởng ứng rất nhiệt tình, các em tiến hành su tầm, sáng tác các bài
thơ, bài văn, tranh vẽ, những câu đố vui, những mẫu chuyện cời, tiến hành lựa chọn
các bài tiêu biểu để cho lên báo. Kết quả có nhiều tờ báo có chất lợng cao nh tờ báo
của Chi đội Lý Tự trọng, Chi đội Phan Đình Giót, chi đội Kim Đồng...
Hay trong dịp kỷ niệm 26/3 năm nay, với chủ đề của tờ báo sẽ là" Tiến bớc dới
cờ Đoàn"...
Với hình thức này các em sẽ tự mình tìm hiểu, tự khắc sâu về những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc nh truyền thống " Tôn s trọng đạo", "Uống nớc nhớ
nguồn",...

2.2. Hình thức tuyên truyền măng non:
Đây là hoạt động hấp dẫn và mang tính đặc thù của Đội Thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh, không những các em học tập, rèn luyện mà còn từ đây những lời ca
tiếng hát, giọng nói của các em đến với từng gia đình, mọi tầng lớp xã hội. Các em tự
nói lên những suy nghĩ, tự cất cao những lời ca của tuổi thơ góp phần vào tiếng nói
chung của cộng đồng xây dựng tổ quốc Việt Nam tơi đẹp hơn.
Với hình thức này tôi đã thực hiện bằng 2 cách:
2.2.1. Thành lập đội tuyên truyền măng non:
Đội tuyên truyền măng non đợc thành lập sẽ góp phần chuyển tải những nội
dung cần giáo dục đến mỗi nhi đồng trong toàn Liên đội. Số lợng thành viên của đội
măng non không nhiều, vì thế cần có chất lợng, cần lựa chọn các em có năng khiếu
về truyên truyền, văn nghệ, có năng lực toàn diện thì mới thực hiện tốt đợc nhiệm vụ
của mình. Các em có thể tập các tiểu phẩm, làm các bài tuyên truyền về truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, thể hiện vào dịp các ngày lễ lớn để thông qua đó giúp đội viên,
nhi đồng hiểu hơn về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.2.2. Tổ chức phát thanh măng non:
Đây không phải là điều dễ dàng gì, nhng bản thân tôi đã kết hợp với tất cả các
em trong tổ phát thanh, tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp có kinh nghiệm
soạn thảo chơng trình phát thanh phù hợp với từng tháng, tập trung vào chủ đề giáo
dục truyền thống gắn với từng sự kiện lịch sử đáng nhớ trong tháng đó. Mỗi tháng
làm một chơng trình phát thanh và do chính các em trình bày, Tổng phụ trách chỉ là
ngời hớng dẫn.
Ví dụ: Chơng trình phát thanh măng non tháng 1 thì nội dung tập trung chủ yếu
là Mừng Đảng Mừng Xuân. Từ phần điểm tin hoạt động, chuyên mục những

×