Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.17 KB, 32 trang )

SỨC KHỎE
MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN
Tài liệu dành cho cử nhân chính quy
(Áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên tình huống)
Hà Nội, 2008
CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHÓA HỌC
− Tên khóa học: Sức khỏe môi trường cơ bản
− Mã số:
− Số tín chỉ: 3
− Thời gian: Học kỳ 4
− Đơn vị phụ trách: Bộ môn sức khỏe môi trường – Khoa sức khỏe môi trường –
nghề nghiệp
− Tham gia giảng dạy:
1. Ths. Lê Thị Thanh Hương
2. Ths. Trần Thị Tuyết Hạnh
3. Ths. Trần Khánh Long
4. CN. Phan Thùy Linh
− Khung chương trình:
NỘI DUNG:
1. Mục tiêu của khóa học
• Trình bày được một số khái niệm cơ bản về môi trường và sức khỏe môi
trường
• Xác định những vấn đề môi trường hiện nay và những ảnh hưởng của chúng
tới sức khỏe con người tại Việt Nam
• Trình bày được các bệnh liên quan tới môi trường và các yếu tố nguy cơ để có
thể đưa ra được các biện pháp kiểm soát các bệnh này
• Đề xuất các giải pháp quản lý hợp lý cho những vấn đề sức khỏe môi trường
tại Việt Nam, như quản lý các bệnh liên quan tới nguồn nước, kiểm soát ô
nhiễm không khí, kiểm soát vector truyền bệnh
2. Phương pháp học tập:
Học tập theo phương pháp học tích cực, học tập dựa trên tình huống . Sinh viên được


tham dự các giờ giảng lý thuyết, sau đó tham gia các bài tập tình huống. Sinh viên
chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến tình huống và kết hợp với các kiến thức
thu được qua các bài giảng lý thuyết để giải quyết tình huống đặt ra.
3. Thời khóa biểu
4. Đánh giá
2
5. Tài liệu tham khảo cho khóa học
5.1. Tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình:
• Trường Đại học Y tế Công cộng, 2008 – Giáo trình Sức khỏe môi trường –
giáo trình sử dụng cho sinh viên
5.2. Tài liệu tham khảo bắt buộc:
• Trường Đại học Y tế Công cộng, 2008 – Giáo trình Sức khỏe môi trường –
giáo trình sử dụng cho sinh viên
• “Sức khỏe môi trường – Giáo trình cơ bản dùng cho các trường đại học” – Tài
liệu dịch 2009
6. Nội dung đào tạo – các hoạt động học tập
6.1. Bài giảng:
• Nội dung
a. SBL1: Kiểm soát véctơ truyền bệnh và cơ sở sinh thái học của sức
khỏe và bệnh tật
Cơ sở sinh
thái học của
sức khỏe và
bệnh tật
- Con người và hệ sinh thái
o Khái niệm về hệ sinh thái
o Các hoạt động của con người và tác động lên hệ
sinh thái
o Hậu quả của biến đổi hệ sinh thái
- Tác động của sự thay đổi sinh thái lên sức khoẻ con

người
o Khái niệm chung
o Elnino và Lanina
o Ảnh hưởng tới năng suất mùa màng và những
tác động lên sức khoẻ
o Nhiệt độ quá cao và hậu quả tới sức khoẻ
- Mô hình bệnh tật ở những vùng sinh thái khác nhau ở
Việt Nam
o Mô tả những vấn đề sức khoẻ khác nhau ở mỗi
vùng
o Bàn luận về mối liên quan giữa điều kiện khí hậu
và mô hình bệnh tật ở mỗi vùng sinh thái
- Những thay đổi của sinh thái học và một số bệnh phổ
biến liên quan đến môi trường
o Các bệnh truyền nhiễm liên quan tới môi
3
trường
o Các bệnh không truyền nhiễm liên quan tới
môi trường
Kiểm soát
véctơ truyền
bệnh
- Giới thiệu về các loại véc tơ truyền bệnh
- Sự phân bố của các véc tơ truyền bệnh theo các khu
vực địa lý
o Bản đồ dịch tễ học
- Mô tả một số véc tơ chính và một số bệnh do véc tơ
truyền ở các vùng địa lý của Việt Nam
o Các véc tơ truyền bệnh và các bệnh do chúng
truyền

o Những thay đổi về khí hậu, về mất cân bằng sinh
thái và những ảnh hưởng tới sự phân bố của véc
tơ và các bệnh do véc tơ truyền
- Các biện pháp kiểm soát véc tơ và các bệnh do véc tơ
truyền ở Việt Nam
b. SBL2: Chất thải rắn và chất thải y tế và ô nhiễm không khí
Chất thải rắn
và chất thải y
tế
- Giới thiệu chung
o Các định nghĩa và khái niệm cơ bản
o Phân loại rác thải rắn
- Chất thải rắn đô thị
o Nguồn phát sinh
o Những nguy cơ và vấn đề liên quan đến rác thải đô
thị
- Quản lý rác thải rắn
- Thu gom và vận chuyển rác thải rắn
- Các ảnh hưởng của rác thải y tế lên sức khỏe
- Nguồn phát sinh rác thải y tế nguy hại
- Hiện trạng quản lý rác thải bệnh viện ở Việt Nam
- Các văn bản pháp quy của Việt Nam liên quan đến
công tác quản lý rác thải bệnh viện ở Việt Nam
- Những tồn tại, khó khăn trong việc xử lý rác thải rắn ý
tế
- Hướng dẫn xử lý rác thải rắn y tế của Bộ Y tế
4
Ô nhiễm
không khí
- Giới thiệu không khí và chất lượng không khí

o Các thành phần của không khí
o Khái niệm ô nhiễm không khí
- Lịch sử quá trình ô nhiễm không khí
- Các nguồn gây ô nhiễm không khí
- Các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
o Ảnh hưởng tới sức khoẻ
o Ảnh hưởng tới môi trường
- Một số chất ô nhiễm không khí quan trọng và những
ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ cộng đồng
- Các biện pháp kiếm soát ô nhiễm không khí
- Các vấn đề toàn cầu và mối liên quan tới ô nhiễm
không khí
- Các biện pháp quản lý chất lượng không khí
c. SBL3: Nước vệ sinh nước và quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường
Nước, vệ
sinh nước
- Tổng quan
o Chu trình nước và các nguồn nước trong thiên
nhiên
o Sử dụng nước trong ăn uống, sinh hoạt, nông
nghiệp, công nghiệp, vui chơi giải trí v.v.)
o Các bệnh liên quan đến nước
- Nước ăn uống và sinh hoạt
o Vấn đề cấp nước ở các vùng đô thị, nông thôn và
miền núi
o Các phương pháp xử lý nước ăn uống và sinh
hoạt
o Các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với nước ăn uống và
sinh hoạt
- Ô nhiễm nước

o Định nghĩa về ô nhiễm nước
o Các nguồn gây ô nhiễm nước
o Các yếu tố gây ô nhiễm nước
5
o Các tác động của ô nhiễm nước lên môi trường
và sức khoẻ con người
o Kiểm soát ô nhiễm nước và quản lý chất lượng
nước
- Xử lý nước và kiểm soát ô nhiễm nước
Quản lý nguy
cơ sức khỏe
môi trường
- Giới thiệu chung
- Các bước trong chu trình quản lý nguy cơ sức khỏe
môi trường
- Lượng giá nguy cơ sức khỏe môi trường
- Thông tin môi trường
- Phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường
- Theo dõi, giám sát môi trường và các hậu quả lên sức
khỏe cộng đồng
• Hoạt động
a. SBL1: Kiểm soát véctơ truyền bệnh và cơ sở sinh thái học của sức
khỏe và bệnh tật
Cơ sở sinh
thái học của
sức khỏe và
bệnh tật
1. Hoạt động trước giờ học:
Sinh viên cần tìm hiểu trước về bài học thông qua việc đọc
trước bài ở nhà. Sinh viên có thể tìm hiểu bài theo khung

nội dung bài học
- Con người và hệ sinh thái
- Tác động của sự thay đổi sinh thái lên sức khoẻ con
người
- Mô hình bệnh tật ở những vùng sinh thái khác nhau ở
Việt Nam
- Kế hoạch giảm thiểu và kiểm soát suy thoái
Chuẩn bị trước các câu hỏi, các ý không hiểu để có thể
đưa ra trước lớp, để hỏi giảng viên.
2. Trong giờ học
• Chú ý lắng nghe bài giảng
• Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của giảng viên
3. Sau giờ học
• Tất cả sinh viên chuẩn bị các tài liệu, đọc lại các
6
kiên thức của bài để chuẩn bị cho bài SBL1
Kiểm soát
véctơ truyền
bệnh
1. Hoạt động trước giờ học:
Sinh viên cần tìm hiểu trước về bài học thông qua việc đọc
trước bài ở nhà. Sinh viên có thể tìm hiểu bài theo khung
nội dung bài học
- Các loại véc tơ truyền bệnh
- Sự phân bố của các véc tơ truyền bệnh theo các khu
vực địa lý
- Mô tả một số véc tơ chính và một số bệnh do véc tơ
truyền ở các vùng địa lý của Việt Nam
- Các biện pháp kiểm soát véc tơ và các bệnh do véc tơ
truyền ở Việt Nam

Chuẩn bị trước các câu hỏi, các ý không hiểu để có thể
đưa ra trước lớp, để hỏi giảng viên.
2. Hoạt động trong giờ học
Tham gia tích cực vào bài giảng: nghe giảng có sự phản
hồi, đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề trong bài
3. Hoạt động sau giờ học
• Tất cả sinh viên chuẩn bị các tài liệu, đọc lại các
kiên thức của bài để chuẩn bị cho bài SBL 1
b. SBL2: Chất thải rắn và chất thải y tế và ô nhiễm không khí
Chất thải rắn
và chất thải y
tế
1. Hoạt động trước giờ học:
Sinh viên cần tìm hiểu trước về bài học thông qua việc đọc
trước bài ở nhà. Sinh viên có thể tìm hiểu bài theo khung
nội dung bài học
- Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất thải rắn
- Chất thải rắn không độc hại
- Chất thải rắn độc hại
- Chất thải y sinh
- Một số quy định và chính sách liên quan tới quản lý
chất thải rắn và chất thải y sinh ở Việt Nam
7
Chuẩn bị trước các câu hỏi, các ý không hiểu để có thể
đưa ra trước lớp, để hỏi giảng viên.
2. Hoạt động trong giờ học
Tham gia tích cực vào bài giảng: nghe giảng có sự phản
hồi, đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề trong bài
3. Hoạt động sau giờ học
• Tất cả sinh viên chuẩn bị các tài liệu, đọc lại các

kiên thức của bài để chuẩn bị cho bài SBL2
Ô nhiễm
không khí
1. Hoạt động trước giờ học:
Sinh viên cần tìm hiểu trước về bài học thông qua việc đọc
trước bài ở nhà. Sinh viên có thể tìm hiểu bài theo khung
nội dung bài học
- Cơ bản về không khí và chất lượng không khí
- Lịch sử quá trình ô nhiễm không khí
- Các nguồn gây ô nhiễm không khí
- Các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
- Một số chất ô nhiễm không khí quan trọng và những
ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ cộng đồng
- Các biện pháp kiếm soát ô nhiễm không khí
- Các vấn đề toàn cầu và mối liên quan tới ô nhiễm
không khí
- Một số quy định, luật về kiểm soát ô nhiễm không khí
Chuẩn bị trước các câu hỏi, các ý không hiểu để có thể
đưa ra trước lớp, để hỏi giảng viên.
2. Hoạt động trong giờ học
Tham gia tích cực vào bài giảng: nghe giảng có sự phản
hồi, đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề trong bài
3. Hoạt động sau giờ học
• Tất cả sinh viên chuẩn bị các tài liệu, đọc lại các
kiên thức của bài để chuẩn bị cho bài SBL2
c. SBL3: Nước vệ sinh nước và quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường
Nước, vệ
sinh nước
1. Hoạt động trước giờ học:
Sinh viên cần tìm hiểu trước về bài học thông qua việc đọc

trước bài ở nhà. Sinh viên có thể tìm hiểu bài theo khung
8
nội dung chương trình
- Những nét tổng quát
- Nước ăn uống và sinh hoạt
- Ô nhiễm nước
- Nước thải
Chuẩn bị trước các câu hỏi, các ý không hiểu để có thể
đưa ra trước lớp, để hỏi giảng viên.
2. Hoạt động trong giờ học
Tham gia tích cực vào bài giảng: nghe giảng có sự phản
hồi, đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề trong bài
3. Hoạt động sau giờ học
• Tất cả sinh viên chuẩn bị các tài liệu, đọc lại các
kiên thức của bài để chuẩn bị cho bài SBL3
Quản lý nguy
cơ sức khỏe
môi trường
1. Trước giờ học:
• Sinh viên đọc trước các tài liệu tham khảo của buổi
trước
• Tham khảo trước bài học Quản lý nguy cơ môi
trường trong sách giao khoa
2. Trong giờ học:
• Chú ý lắng nghe bài giảng
• Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của giảng viên
3. Sau giờ học
• Tất cả sinh viên chuẩn bị các tài liệu, đọc lại các
kiên thức của bài để chuẩn bị cho bài SBL3
• Đánh giá

 Qua trả lời của sinh viên
 Bảng kiểm đánh giá sản phẩm của bài
 Bảng kiểm đánh giá thảo luận nhóm
6.2. Bài tập tình huống
a. SBL1: Phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue trong quá trình công
nghiệp hóa và đô thị hóa ở một xã phía Nam Việt nam
9
• TÊN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: Phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết
Dengue trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở một xã phía Nam
Việt nam
• MỤC TIÊU
Sau khi hoàn thành bài tập tình huống này, sinh viên cần:
• Mô tả được đặc điểm của bệnh sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
(SD/SXHD), đặc điểm của véc tơ truyền bệnh và các biện pháp kiểm soát
véc tơ truyền bệnh.
• Mô tả được mối liên quan giữa quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa và
sự bùng phát của bệnh SD/ SXHD
• Đề xuất một số biện pháp khả thi nhằm khống chế sự bùng phát của bệnh
SD/ SXHD trong điều kiện phát triển kinh tế của một địa phương.
• BỐI CẢNH TÌNH HUỐNG
T. là một xã thuộc tỉnh A ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, một trong
những tỉnh có tỉ lệ mắc SD/ SXHD cao nhất trong cả nước. T. là một xã nằm dọc
theo trục quốc lộ chạy xuyên qua tỉnh, điều kiện kinh tế khá so với các xã khác
trong tỉnh. Tổng dân số của xã là 18.159 với 3.620 hộ gia đình. Nghề nghiệp
chính của người dân trong xã là làm ruộng (83%).
Trong năm 2007, tỉnh đã triển khai một dự án công nghiệp có quy mô lớn
tại xã T. – khu công nghiệp chế biến các sản phẩm thực phẩm như: đường, bột
ngọt, nước mắm. Tỉnh đã thu hồi một diện tích lớn đất nông nghiệp để xây dựng
khu công nghiệp. Khu công nghiệp đã tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho
người dân trong xã và các xã lân cận. Một vài dãy nhà được xây dựng nên để tạo

nơi ăn chốn ở cho công nhân của khu công nghiệp. Song song với việc phát triển
khu công nghiệp, các loại hình dịch vụ cũng phát triển tương đối đa dạng, từ các
dịch vụ ăn uống, giải trí đến các dịch vụ không lành mạnh. Lượng người nhập cư
từ các xã và các tỉnh lân cận tăng nhanh trong 2 năm 2007 – 2008 và nửa đầu năm
2009. Đồng thời, giao thông đi lại cũng phát triển nhằm đưa nguyên liệu về và
xuất sản phẩm đi các nơi. Tuy nhiên, việc xã có một lượng lớn người nhập cư
cũng tạo ra nhiều vấn đề đáng lưu tâm cho những nhà lãnh đạo địa phương: các
khu nhà ổ chuột được xây dựng tạm bợ quanh khu công nghiệp, thiếu hệ thống
cấp nước sinh hoạt và hệ thống thoát nước thải, quản lý rác thải kém. Thực trạng
cơ sở hạ tầng của xã và của khu công nghiệp chỉ đáp ứng được nhu cầu của người
dân trong xã và của công nhân khu công nghiệp, không đáp ứng được với số
10
lượng lớn người nhập cư từ các nơi khác đổ về. Trạm y tế xã có 5 nhân lực, 1 y sĩ
trạm trưởng hiện đang đi học chuyên tu trong 4 năm, một điều dưỡng trung học, 2
nữ hộ sinh trung học và 1 dược tá. Các trang thiết bị trong trạm còn thiếu, tài liệu
truyền thông chưa phong phú. Mặc dù hiện tại chỉ có 4 nhân lực đang làm việc,
nhưng toàn bộ các chương trình y tế quốc gia đều được triển khai tại trạm, 1 cán
bộ phải phụ trách nhiều chương trình nên công việc bận rộn. Việc phối hợp, triển
khai các hoạt động với các ban ngành liên quan trong xã của trạm còn nhiều khó
khăn, lúng túng.
Sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền,
và đã trở thành một trong những mối quan tâm y tế công cộng hàng đầu hiện nay.
Trong những năm gần đây, dịch SD/ SXHD ở Việt Nam diễn biến tương đối phức
tạp, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam, với các ca mắc SD/ SXHD không ngừng tăng
trong vài năm trở lại đây.
A là một trong những tỉnh có tỉ lệ mắc SD/ SXHD trên 100.000 dân cao
nhất trong cả nước, với hai mùa mưa và mùa khô điển hình trong năm, nhiệt độ
trung bình năm trên 20oC. Trong giai đoạn 5 năm từ 2003 đến 2007, số ca mắc
SD/ SXHD liên tục tăng và không tuân theo chu kỳ diễn biến dịch
1

. Theo báo cáo
mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh, trong năm 2008 và nửa đầu năm
2009, số ca mắc SD/ SXHD vẫn tăng cao, ước tính khoảng 578 ca/ 100.000 dân,
cao gấp 6 lần số trung bình trong cả nước và cao gấp 3 lần số trung bình của toàn
vùng trong cùng thời gian. Đặc biệt, từ năm 2007 tới nay, con số thống kê số ca
mắc SD/ SXHD tại xã T. rất cao (xem bảng 1 để biết thêm chi tiết).
Bảng 1. Số ca mắc, chết do SD/ SXHD trên 100.000 dân tại xã T., 2005 - 2009
Năm Số ca mắc/ 100.000 dân Số ca tử vong/ 100.000
dân
2005 378 0
2006 415 0
2007 873 0
2008 1350 0
6 tháng đầu
năm 2009
1570 0
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Trạm Y tế xã T. 2005 – 2008 và 6 tháng đầu
năm 2009 và Báo cáo diễn biến tình hình mắc, chết do SD/SXHD của TTYTDP
tỉnh A, 2006 – 2008 và 6 tháng đầu năm 2009.
Đứng trước diễn biến phức tạp của dịch, một nghiên cứu tìm hiểu kiến
thức, thái độ, thực hành của người dân và công nhân khu công nghiệp về phòng
chống SD/ SXHD tại xã đã được Hội YTCC Việt Nam phối hợp với TTYTDP
tỉnh tiến hành trong nửa đầu năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức,
thái độ, thực hành trong phòng chống SD/ SXHD của các nhóm đối tượng tương
đối thấp (50% có kiến thức tốt, 57% có thái độ đúng và chỉ có 26% có thực hành
tốt). Nghiên cứu cũng cho thấy việc truyền thông về bệnh SD/ SXHD tại địa
1
Theo CDC, chu kỳ bùng phát dịch SD/ SXHD là 5 – 6 năm/ lần. Theo Bộ Y tế Việt Nam, chu kỳ bùng
phát dịch SD/ SXHD là 4 năm/ lần.
11

phương chưa tốt, chất lượng của hệ thống loa đài không đảm bảo và phần lớn
người dân (75%) không tiếp cận được với các thông tin từ hệ thống loa đài địa
phương. Khoảng 82% đối tượng phỏng vấn đã từng ít nhất một lần nghe nói về
SD/ SXHD qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau như đài, ti vi,
sách, báo… Chương trình quốc gia phòng chống SXH được triển khai tại tất cả
các xã trong tỉnh A nhưng hiệu quả chưa cao.
Trước thông tin và diễn biến phức tạp của dịch tại xã, Trung tâm YTDP
tỉnh, UBND huyện, UBND xã đã chỉ đạo trạm y tế xã chịu trách nhiệm triển khai
công tác kiểm soát SD/SXHD trên địa bàn xã. Ngoài kinh phí của chương trình
quốc gia phòng chống SXH được rót về xã, UB huyện và UB xã đồng ý trích một
phần kinh phí của huyện và xã để hỗ trợ chương trình và cam kết sẽ phối hợp, chỉ
đạo các cơ quan khác trong xã tích cực tham gia phòng chống SXH cùng với trạm
y tế xã. Trung tâm YTDP sẽ hỗ trợ xã trong công tác phòng chống SXH về mặt kỹ
thuật.
• VAI TRÒ GIẢ ĐỊNH
Với tư cách là một nhóm cán bộ làm việc trong lĩnh vực sức khỏe môi
trường, nhóm sinh viên với vai trò là các chuyên gia của Hội YTCC và được Hội
YTCC Việt Nam yêu cầu tìm hiểu các mối liên quan có thể của tình trạng bùng
phát dịch SD/ SXHD tại xã T. và các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.
Chú ý: Để có thể tiến hành công việc một cách hiệu quả, các nhóm chuyên gia
của Hội YTCC cần tìm hiểu rõ SD/ SXHD là gì, véc tơ truyền bệnh SD/ SXHD là
gì, làm thế nào để phòng chống véc tơ một cách hiệu quả, những mối liên quan
giữa biến động sinh thái, phát triển bền vững, đô thị hóa… tới sự phát triển của
bệnh, của quần thể véc tơ truyền bệnh… để từ đó xây dựng chiến lược phòng
chống một cách hiệu quả.
• HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1
1.1. Tên hoạt động: Mô tả đặc điểm của bệnh SD/ SXHD và véc tơ truyền
bệnh
1.2. Các hoạt động cụ thể

Sinh viên làm việc theo nhóm khoảng 10 người, cùng thảo luận dựa trên những tài
liệu liên quan do Bộ môn cung cấp và do sinh viên tự tìm thêm để hoàn thành
hoạt động này. Các câu hỏi dưới đây giúp định hướng sinh viên trong quá trình
thảo luận.
 Mô tả một số triệu chứng điển hình của bệnh SD/ SXHD và tác nhân gây
bệnh.
 Mô tả cách lây truyền bệnh SD/ SXHD
 Mô tả đặc điểm của véc tơ truyền bệnh SD/ SXHD và môi trường sống
của véc tơ
1.3. Thời gian
12
• 4 giờ:
• 0,5 giờ giảng lý thuyết
• 1,5 giờ tự học
• 1 giờ làm việc nhóm
• 1 giờ trình bày trước lớp
1.4. Sản phẩm
• 01 bản báo cáo khoảng 300 - 500 từ trình bày được các nội dung chính
như hoạt động đã nêu.
• 10 phút trình bày bằng powerpoint trước lớp
2. Hoạt động 2
2.1. Tên hoạt động: Liệt kê và giải thích những lý do có thể dẫn tới sự bùng phát
dịch SD/ SXHD tại xã T. kể từ năm 2007 đến nay
2.2. Các hoạt động cụ thể
• Mô tả được mối liên quan giữa đô thị hóa, giao thông, di biến động
dân cư… và SD/ SXHD
2.3. Thời gian
• 8 giờ:
• 2 giờ lý thuyết
• 3 giờ tự học

• 2 giờ làm việc nhóm
• 1 giờ trình bày trước lớp
2.4. Sản phẩm
• 01 bản báo cáo khoảng 1000 từ trình bày được các nội dung chính như
hoạt động đã nêu.
• 10 phút trình bày bằng powerpoint trước lớp
3. Hoạt động 3
3.1. Tên hoạt động: Các biện pháp kiểm soát sự bùng phát của bệnh SD/ SXHD
3.2. Các hoạt động cụ thể
• Tìm hiểu các chương trình phòng chống SD/ SXHD đã thực hiện thành
công tại một số địa phương khác ở Việt Nam.
• Đề xuất giải pháp khả thi nhằm kiểm soát bệnh SD/ SXHD tại địa phương.
3.3. Thời gian
• 8 giờ:
13
• 2 giờ lý thuyết
• 3 giờ tự học
• 2 giờ làm việc nhóm
• 1 giờ trình bày trước lớp
3.4. Sản phẩm
• 01 bản báo cáo khoảng 1000 từ trình bày được các nội dung chính như
hoạt động đã nêu.
• 10 phút trình bày bằng powerpoint trước lớp
• TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chú ý: Các tài liệu được trình bày dưới dây sẽ được đưa lên mục “Các tài liệu tham
khảo cho bài Nhập môn sức khỏe môi trường, Kiểm soát véc tơ, Phát triển bền vững và
bài Cơ sở sinh thái của sức khỏe và bệnh tật” trên subweb của bộ môn SKMT và trên thư
viện của trường.
Phụ lục 1.
Gubler D (2005). ‘The emergence of epidemic dengue fever and dengue hemorrhagic

fever in the Americas: a case of failed public health policy’. Rev Panam Salud
Publica vol.17 no.4 Washington Apr. 2005. In doi: 10.1590/S1020-49892005000400001
.
Phụ lục 2.
Carmen L. Pérez-Guerra
*
; Hilda Seda; Enid J. García-Rivera; Gary G. Clark (2005).
‘Knowledge and attitudes in Puerto Rico concerning dengue prevention’. Rev Panam
Salud Publica vol.17 no.4 Washington Apr. 2005. In doi: 10.1590/S1020-
49892005000400005.
Phụ lục 3.
American Public Health Association (1995). Control of infectious diseases hand book.
(Vietnamese version). Medical Publishing House, 1997.
Phụ lục 4.
Kay Brian H., Vu Sinh Nam et al. (2002). Control of Aedes vectors of dengue in three
provinces of Vietnam by use of Mesocyclops (Copepoda) and community-based methods
validated by entomologic, clinical, and serological surveillance. Am J. Trop. Med. Hyg.
66(1), 2002. pp 40-48
Phụ lục 5.
Vu Sinh Nam, Nguyen Thi Yen et al. (2005). Elimination of dengue by community
programs using Mesocyclops (Copepoda) against Aegypti in central Vietnam. Am J. Trop.
Med. Hyg. 72 (1), 2005. pp 67-73.
Phụ lục 6.
14
Lê Thị Thanh Hương, Trần Văn Hai, Nguyễn Công Cừu, Đoàn Văn Phỉ (2007). Kiến
thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống sốt dengue/ sốt xuất huyết dengue
tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Y tế công cộng, số 9,
tháng 12/2007.
Lê Thị Thanh Hương, Trần Văn Hai, Nguyễn Công Cừu, Đoàn Văn Phỉ (2009). Nâng cao
kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng chống sốt dengue/ sốt xuất huyết

dengue tại xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Y tế công cộng,
số 12, tháng 12/2009.
Phụ lục 7. Chương trình quốc gia phòng chống sốt xuất huyết. Bộ Y tế.
b SBL2: Nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm asen trong nước ngầm ở Hà Nam và các
giải pháp quản lý
• TÊN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: Nguy cơ sức khỏe do phơi nhiễm asen trong
nước ngầm ở Hà Nam và các giải pháp quản lý
Hình 1. Asen và bệnh sừng hóa da do phơi nhiễm asen
• MỤC TIÊU
Sau khi hoàn thành bài tập tình huống này, sinh viên cần:
• Mô tả được các nguyên nhân và thực trạng ô nhiễm asen trong nước ngầm ở
Hà Nam.
• Áp dụng được các bước của khung lượng giá nguy cơ sức khỏe môi trường để
lượng giá sơ bộ các nguy cơ sức khỏe mà người dân ở Hà Nam phải đối mặt
do phơi nhiễm với asen trong nước ngầm.
• Đề xuất được một số biện pháp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm vớI asen trong
nước ngầm tại Hà Nam
• Trình bày được kết quả lượng giá sơ bộ và các biện pháp quản lý trong buổi
tham vấn các bên liên quan tại địa phương.
• BỐI CẢNH TÌNH HUỐNG
Nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống của con người, nhưng hiện có nhiều quốc gia
trên thế giới trong đó có Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sinh hoạt
trầm trọng. Các nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác
15
nhau, cả nguồn ô nhiễm tự nhiên và nguồn nhân tạo. Một trong những vấn nạn
của ô nhiễm nước là ô nhiễm Asen trong nước ngầm. Vấn đề này được coi là
thảm họa YTCC của thế kỷ XX, XXI và nhiễm độc asen trong nước ngầm được
coi là vụ ngộ độc tập thể lớn nhất từ trước tới nay với trên 137 triệu người phơi
nhiễm tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó nghiêm trọng nhất là
tại Bangladesh, Tây Bengal (Ấn Độ), Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Tại

Việt Nam, nhiều tỉnh, thành phố có mức độ ô nhiễm Asen rất nghiêm trọng, đặc
biệt ở Hà Nam, Hà Nội, Đồng Tháp, An Giang… gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực
tới sức khỏe người dân. Theo ước tính thì có khoảng 10-17 triệu người Việt Nam
đang có nguy cơ phơi nhiễm với Asen.
Theo đánh giá của UNICEF thì Hà Nam là tỉnh phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
asen trong nước ngầm ở mức trầm trọng nhất Việt Nam và tương tự mức độ
nghiêm trọng như ở Bangladesh - nơi được đánh giá là có độ ô nhiễm Asen cao
trên thế giới. Các nghiên cứu cũng cho thấy nước nguồn trong giếng khoan của
tỉnh Hà Nam có nồng độ asen rất cao, trung bình có tới 70-80% giếng khoan có
chứa asen vượt quá qui định của Bộ Y tế, Mặc dù phần lớn các hộ gia đình đều có
bể chứa nước mưa dùng cho mục đích ăn uống (người dân sử dụng các nguồn
nước khác cho mục đích sinh hoạt), tuy nhiên, nước mưa không đủ dùng quanh
năm, đặc biệt là các hộ có thu nhập thấp không có kinh phí để xây bể nước mưa
với dung tích lớn. Người dân tại rất nhiều xã cũng chưa được tiếp cận với nước
máy, do vậy, để đảm bảo nhu cầu cho ăn uống và sinh hoạt quanh năm, người dân
thường sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước khác nhau trong đó có nước mưa, nước
giếng khoan, giếng đào và nước mặt. Nước ngầm ở địa phương bị nhiễm asen còn
chất lượng nước mặt của Hà Nam cũng ở tình trạng báo động. Bốn con sông lớn
chảy qua địa bàn tỉnh là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy và sông Châu Giang
đều ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó, nhu cầu cấp nước sạch của người dân Hà Nam
là rất lớn.
UNICEF đã hỗ trợ những hộ khó khăn xây bể lọc nước với vật liệu lọc đơn giản
nhưng được đánh giá hiệu quả là cát hoặc than hoạt tính (than hoa). Trung tâm
chuyển giao công nghệ cũng lắp đặt thử nghiệm 30 bình khử asen tại Hòa Hậu.
Kết quả ban đầu cho thấy bình lọc này nếu sử dụng đúng có thể khử được 90-
98% lượng asen trong nước ngầm, hiệu quả hơn so với bể lọc cát chỉ đạt 80- 90%.
Ngoài ra, một mô hình thí điểm lọc nước lắng nghiêng và lọc áp lực công suất
1000m3/ngày đêm phục vụ 11.000 dân cho tới năm 2020 đang được xây dựng tại
xã Hòa Hậu. Mặc dù người dân nhiệt tình ủng hộ và đón nhận khuyến cáo, hướng
dẫn của UNICEF và cơ quan chuyên môn, nhưng vẫn có nhiều hộ gia đình chưa

quan tâm đến vấn đề này và hiện vẫn sử dụng trực tiếp các nguồn nước này mà
không qua xử lý cho các mục đích khác nhau, đặc biệt là cho sinh hoạt.
Nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường với sự tài trợ của
Unicef từ năm 2003-2005 tại Hà Nam đã phát hiện 8 ca bị nhiễm độc asen ở giai
đoạn sớm (có các tổn thương như: dày sừng, rối loại sắc tố da) sau 5 – 10 năm sử
dụng nước nhiễm độc ở các xã Hòa Hậu, Bồ Đề và Vĩnh Trụ. Qua hội chẩn, các
chuyên gia Trung Quốc và Việt Nam đều thống nhất kết luận đó là các tổn
thương do tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm asen để ăn uống và sinh
hoạt. Năm 2003, khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 400 người sống trong khu
16
vực ô nhiễm asen nặng, Viện đã phát hiện có ít nhất 7 trường hợp mắc các chứng
bệnh do ăn uống với nguồn nước nhiễm asen và 50 trường hợp có hàm lượng asen
niệu cao hơn bình thường. Sau khi những thông tin này được công bố trên các
phương tiện thông tin đại chúng, các ban ngành liên quan ở địa phương và cộng
đồng rất lo lắng về những ảnh hưởng sức khỏe mà họ sẽ gặp phải do ăn uống
nước ngầm nhiễm asen.
• VAI TRÒ GIẢ ĐỊNH
Là một nhóm cán bộ làm việc trong Khoa Y tế công cộng của Trung Tâm Y tế dự
phòng Tỉnh Hà Nam, nhóm bạn hãy đánh giá/lượng giá sơ bộ những ảnh hưởng
sức khỏe mà người dân có thể gặp phải do phơi nhiễm với asen trong môi trường,
đặc biệt là asen trong nước ngầm, và đề xuất một số giải pháp quản lý sức khỏe
môi trường để kiểm soát vấn đề này. Nhóm bạn hãy chuẩn bị hai bài trình bày
bằng ppt. để trình bày với các bên liên quan ở tỉnh Hà Nam (đại diện TTYTDP,
Sở Y tế, TT Nước sạch VSMT- Sở NN&PTNT, Sở TNMT, Hội Phụ nữ, Đoàn
Thanh niên ) về kết quả đánh giá của bạn (khoảng 20 phút) cũng như các giải
pháp kiểm soát mà bạn đề xuất (khoảng 20 phút).
Lưu ý: Mỗi buổi sẽ có 1 nhóm trình bày còn các nhóm khác đóng vai là các ban
ngành liên quan ở địa phương để đặt các câu hỏi cho nhóm trình bày. Các nhóm
đóng vai các ban ngành liên quan cần tìm hiểu trước một số chức năng, nhiệm vụ
và hoạt động liên quan đến vấn đề cấp nước sạch và sức khỏe cộng đồng của các

ban ngành mà nhóm đóng vai để đặt ra các câu hỏi thực tế.
• HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1
1.1. Tên hoạt động: Lượng giá/đánh giá sơ bộ những ảnh hưởng sức khỏe của
phơi nhiễm asen trong nước ngầm
1.2. Các hoạt động cụ thể
Sinh viên làm việc theo nhóm khoảng 10 người, cùng thảo luận dựa trên những tài
liệu liên quan do Bộ môn cung cấp và do sinh viên tự tìm thêm để hoàn thành
hoạt động này. Các câu hỏi dưới đây giúp định hướng sinh viên trong quá trình
thảo luận.
 Asen là gì và những đặc điểm lý hóa cơ bản của asen?
 Tình hình ô nhiễm asen trong nước ngầm và sự phân bố của asen trên thế
giới, tại Việt Nam và ở Hà Nam?
 Độc tính của asen và lượng giá liều –đáp ứng?
 Tổng quan về những ảnh hưởng tới sức khỏe con người do phơi nhiễm
asen?
 Mức độ phơi nhiễm với asen của cộng đồng ở Hà Nam?
 Mô tả nguy cơ sức khỏe của người dân ở Hà Nam do phơi nhiễm asen
trong nước ngầm?
17
 Những hạn chế của hoạt động lượng giá/đánh giá nguy cơ SKMT này ?
Ghi chú: Phụ lục 1-7 sẽ cung cấp một số thông tin liên quan giúp sinh viên trả
lời các câu hỏi ở trên. Ngoài ra, sinh viên cần tìm thêm các tài liệu, các nghiên
cứu hiện có về vấn đề này.
1.3. Thời gian
Thời gian cho hoạt động này là 6 tiết, sau khi sinh viên đã được học lý thuyết của
các bài Nước và vệ sinh nước, Lượng giá nguy cơ SKMT, Quản lý SKMT. Sinh
viên dành khoảng 2 tiết tự đọc tài liệu ở nhà, 2 tiết tự thảo luận theo nhóm và
chuẩn bị bài trình bày ppt. và 2 tiết ở lớp để các nhóm sinh viên bốc thăm chọn ra
một nhóm trình bày kết quả lượng giá nguy cơ. Các nhóm còn lại đóng vai là đại

diện của các ban ngành liên quan đặt các câu hỏi và thảo luận về kết quả này.
Giảng viên sẽ nhận xét và góp ý cho buổi thảo luận.
1.4. Sản phẩm
Mỗi nhóm sinh viên chuẩn bị khoảng 20-25 slides để trình bày trong khoảng 20
phút trước các ban ngành Đoàn thể liên quan tại Hà Nam về vấn đề asen trong
nước ngầm và những vấn đề sức khỏe do phơi nhiễm với asen. Sau buổi thảo
luận, các nhóm cần nộp bản in và bản điện tử bài trình bày ppt.
2. Hoạt động 2
2.1. Tên hoạt động:Các giải pháp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm asen trong
nước ngầm
2.2. Các hoạt động cụ thể
Sinh viên làm việc theo nhóm khoảng 10 người, cùng thảo luận dựa trên những tài
liệu liên quan do Bộ môn cung cấp và do sinh viên tự tìm thêm để hoàn thành
hoạt động này. Các câu hỏi dưới đây giúp định hướng sinh viên trong quá trình
thảo luận.
• Những giải pháp đã và đang áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam để giảm
thiểu nguy cơ phơi nhiễm asen trong nước ngầm cho người dân?
• Những ưu và nhược điểm của các giải pháp này?
• Tìm hiểu những giải pháp giảm thiểu nhiễm độc Asen đã và đang được
triển khai tại địa phương ?
• So sánh với điều kiện thực tế ở Hà Nam, theo nhóm, Hà Nam cần thực hiện
những gì nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc cho người dân? (giải pháp mới,
các biện pháp tăng hiệu quả thực hiện của các giải pháp sẵn có…)
2.3. Thời gian
Thời gian cho hoạt động này là 6 tiết, sau khi sinh viên đã được học lý thuyết của
các bài Nước và vệ sinh nước, Lượng giá nguy cơ SKMT, Quản lý SKMT và sau
khi đã hoàn thành hoạt động 1 ở trên. Sinh viên dành khoảng 2 tiết tự đọc tài liệu
ở nhà, 2 tiết tự thảo luận theo nhóm và chuẩn bị bài trình bày ppt. và 2 tiết ở lớp
để các nhóm sinh viên bốc thăm chọn ra một nhóm trình bày các giải pháp can
thiệp giảm thiểu nguy cơ. Các nhóm còn lại đóng vai là đại diện của các ban

18
ngành liên quan đặt các câu hỏi và thảo luận về các giải pháp này (tính khả thi,
nguồn lực, kỹ thuật, sự ủng hộ và tham gia của người dân và của các ban ngành
liên quan…). Giảng viên sẽ nhận xét và góp ý cho buổi thảo luận.
2.4. Sản phẩm
Mỗi nhóm sinh viên chuẩn bị khoảng 20-25 slides để trình bày trong khoảng 20
phút trước các ban ngành Đoàn thể liên quan tại Hà Nam về các giải pháp khả thi
nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc do phơi nhiễm asen trong nước ngầm. Sau
buổi thảo luận, các nhóm cần nộp bản in và bản điện tử bài trình bày ppt.
ĐÁNH GIÁ
Nhóm trình bày sẽ được đánh giá dựa vào nội dung slides và phần trình bày cũng
như phần trả lời câu hỏi của các “ban ngành liên quan” và của giáo viên.
Các nhóm đóng vai “các ban ngành liên quan” được đánh giá dựa vào các câu hỏi
và phần thảo luận mà nhóm đưa ra cho nhóm trình bày.
• TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Ghi chú: sau đây là những tài liệu tham khảo ban đầu về vấn đề này, sinh
viên cần tự tìm thêm các tài liệu, các nghiên cứu liên quan để trả lời các câu
hỏi của bài tập tình huống này)
Phụ lục 1. Một số ấn phẩm về asen
Nhiễm độc arsen: một vấn đề sức khỏe môi trường với quy mô toàn cầu - Willard.
Chappell - Arsenic toxicity: an environmental health problem with global
dimensions
/>Phụ lục 2.
Một số đặc điểm phân bố arsen trong tự nhiên về vấn đề ô nhiễm arsen trong môi
trường Việt Nam - Đỗ Mai Ái, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Khắc Vinh - Arsenic
distribution in nature and the environment pollution by arsenic in Vietnam.
/>Phụ lục 3.
Toxicological profile for arsenic (báo cáo tổng quan về độc tính của asen)
/>Phụ lục 4.
Bộ Nông Nghiệp Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam

Và Phát triển nông thôn Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
19

V/v: Giảm thiểu Asen trong nguồn nước sinh hoạt nông thôn
Hà Nội, ngày tháng 07 năm 2004
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Ô nhiễm Asen trong nguồn nước sinh hoạt đă được phát hiện tại một số
nước trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn đề ô nhiễm Asen trong nguồn nước đă được
Chính phủ quan tâm chỉ đạo trong nhiều văn bản. Thực hiện yêu cầu của Chính
phủ, được sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNICEF
Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đă cùng phối hợp với các Bộ,
ngành thực hiện nhiều hoạt động giảm thiểu Asen trong nguồn nước và xin báo
cáo Chính phủ kết qủa những hoạt động chính giảm thiểu Asen trong nguồn nước
sinh hoạt nông thôn năm 2003 và đầu năm 2004:
I. Những kết qủa đạt được:
1. Khảo sát Asen trong nguồn nước sinh hoạt nông thôn.
Cuộc khảo sát Asen trong nguồn nước sinh hoạt nông thôn trên diện rộng
với số lượng mẫu phân tích lớn được các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn ( Cục Thủy lợi, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông
thôn) phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ( Viện Công nghệ
Môi trường), Bộ Y tế (Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường) tiến hành từ
tháng 9/2003 đến 5/2004. Như vậy, về công tác khảo sát, cùng với những kết qủa
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu thập trước đây, tổng hợp về số lượng
các mẫu và tỷ lệ mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép tính đến tháng 5 năm 2004 như
sau:
- Tổng số khu vực đă được tiến hành lấy mẫu nước để phân tích Asen là:
23 tỉnh.
- Các mẫu từ các nguồn nước được phân tích Asen tại 23 tỉnh vượt tiêu
chuẩn cho phép là 47,17%. ( Kết qủa chi tiết các đợt khảo sát được ghi tại
phụ lục kèm theo).

Nước sinh hoạt nông thôn tại nhiều khu vực trên cả nước đă bị ô nhiễm
trong nguồn thô ( chưa qua xử lư). Kết qủa khảo sát cho biết mức độ ô nhiễm cao
ở một số tỉnh như Hà Nam (64,03%), Hà Nội (61,63%), Hải Dương (51,99%),
Đồng Tháp (37,26%) Thậm chí có những mẫu hàm lượng Asen vượt qúa 100
lần so với tiêu chuẩn cho phép.
2. Điều tra thí điểm về ảnh hưởng ô nhiễm Asen trong nguồn nước đến
sức khỏe cộng đồng.
Từ tháng 10/2003, đă tiến hành nghiên cứu thí điểm: Điều tra ảnh hưởng ô
nhiễm Asen trong nguồn nước đến sức khỏe cộng đồng tại 3 xă thuộc tỉnh Hà
Nam là: Ḥa Hậu, Vĩnh Trụ (huyện Lư Nhân) và Bồ Đề (huyện B́nh Lục). Đă chọn
ngẫu nhiên 208 hộ gia đ́nh sử dụng nước giếng khoan cho ăn uống và sinh hoạt
20
(chiếm 10,8% số hộ có giếng đă được điều tra) để khám bệnh và chọn ngẫu nhiên
100 người trong số các đối tượng đến khám để làm các xét nghiệm cận lâm sàng.
Kết qủa cho thấy: T́nh h́nh ô nhiễm asen trong nguồn nước giếng khoan ở khu
vực nghiên cứu thí điểm là rất nghiêm trọng (94,4% cao hơn tiêu chuẩn cho phép,
57% tổng số giếng có nồng độ asen từ >100 đến >1000 µg/l). Tỷ lệ mắc bệnh
chung của 3 xă này tương đối cao (Hoà Hậu: 51,8%, Bồ Đề: 49,5%, Vĩnh Trụ:
43,5%) so với một số vùng nghiên cứu khác về t́nh h́nh bệnh tật của nông thôn
Việt Nam. Một số bệnh khác cũng có tỷ lệ cao hơn so với các khu vực nghiên cứu
khác như bệnh ngoài da 28,3% (các nơi khác từ 5,7-13,6%). Tỷ lệ biến đổi sắc tố
da, sừng hoá, bệnh lư thai sản khá cao. Xét nghiệm hàm lượng asen trong tóc và
trong nước tiểu của nhóm nghiên cứu cao hơn đáng kể so với người b́nh thường.
Số đối tượng có asen tóc và asen niệu trên giới hạn b́nh thường là 50% và 25%
tương ứng.
3. Bước đầu nghiên cứu giải pháp giảm thiểu Asen trong nguồn nước
sinh hoạt: Các nghiên cứu cho thấy, ở những khu vực có hàm lượng Asen cao
trong nguồn nước, việc sử dụng các bể lọc cát hoặc chứa nước trong các bể trước
khi sử dụng cho ăn uống sinh hoạt có hiệu qủa cao. Hầu hết các mẫu nước sau lọc
đều giảm được nồng độ Asen xuống dưới tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, có thể

sơ bộ nhận định rằng, ở những vùng có hàm lượng Asen trong nước cao nhưng
nếu được lọc trước khi sử dụng th́ sẽ hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng.
II. Kiến nghị
1. Về thông tin tuyên truyền:
Ô nhiễm Asen trong nguồn nước cần được hướng dẫn cụ thể để tuyên
truyền trong nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết về tác hại và cách thức pḥng
ngừa. Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Bộ Y tế tăng cường:
- Nêu rơ tác hại của việc sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn cho
phép;
- Hướng dẫn dùng dụng cụ kiểm nghiệm và lọc nước trước khi sử dụng;
- Nghiêm cấm sử dụng các giếng có hàm lượng Asen cao trong nguồn
nước.
2. Triển khai “Chương tŕnh giảm thiểu Asen trong nguồn nước sinh
hoạt nông thôn”:
Chương tŕnh giảm thiểu Asen trong nguồn nước sinh hoạt Nông thôn nhằm mục
tiêu chính la đảm bảo chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân khu vực
nông thôn. Chương tŕnh gồm các dự án về:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức. Nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn
và thông tin cần thiết an toàn về nồng độ Asen trong nước ăn;
21
- Mở rộng khảo sát nguồn nước ngầm cho sinh hoạt nông thôn trên phạm
vi rộng răi trong cả nước;
- Tổ chức mạng lưới kiểm định, chế tạo và cung cấp dụng cụ kiểm định,
hướng dẫn xử lư lọc nước đạt yêu cầu về nông độ Asen.
Vốn thực hiện Chương tŕnh sẽ được từ các nguồn: Ngân sách Nhà nước,
hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự đóng góp của người sử dụng nước. Quỹ nhi
đồng liên hiệp quốc (UNICEF) đă cam kết hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT trong
qúa tŕnh triển khai các hoạt động giảm thiểu Asen trong nguồn nước sinh hoạt

nông thôn. Một số tổ chức tài trợ quốc tế cũng đang rất quan tâm và phối hợp với
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xúc tiến các dự án về cấp nước sinh hoạt
nông thôn.
Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn chuẩn bị tŕnh Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện
“Chương tŕnh giảm thiểu Asen trong nguồn nước sinh hoạt nông thôn”. Trong quá
tŕnh thực hiện Chương tŕnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp
chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan nhằm đạt hiệu qủa cao, tiết
kiệm ngân sách của Nhà nước và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế./.
Nơi nhận
KT. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
- Như trên; và Phát triển Nông
thôn
- Văn pḥng CP ( để b/c); Thứ trưởng
- Các bộ: KH&ĐT, Tài chính,
TN&MT, Y tế, KH&CN;
- Lưu VP Bộ, Cục TL.

Phạm Hồng Giang

Phụ lục 5.
Nghiên cứu loại arsen khỏi nước cấp của thành phố bằng cách lợi dụng các quá
trình xử lý nước hiện hành của các nhà máy nước - Trần Hồng Côn, Vũ Văn Tú,
Phạm Hùng Việt, Hoàng Văn Hà - Arsenic removal investigation of city supply
water based on the available advantages of existing grounwater teatment process
in water plants.
/>Phụ lục 6.
Một số công nghệ xử lý arsen trong nước ngầm, phục vụ cho cấp nước sinh hoạt
đô thị và nông thôn - Trần Hiếu Nhuệ, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Văn Tín, Đỗ
Hải - Selected remediation technologies for arsenic containated ground water in

urban and rural water supply.
22
/>Phụ lục 7.
Chiến lược quản lý và giảm thiểu tác động ô nhiễm arsen tới môi trường và sức
khoẻ con người - Lưu Đức Hải, Đỗ Văn Ái, Vő Công Nghiệp, Trần Mạnh Liểu
- Outline of management strategy to mitigate and prevent impacts of Arsen
pollution on the environment and human health.
/>23
c. SBL3: Ô nhiễm tại Bát Tràng – một làng nghề thủ công truyền thống và những ảnh
hưởng lên sức khỏe môi trường
• TÊN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: Ô nhiễm tại Bát Tràng – một làng nghề thủ
công truyền thống và những ảnh hưởng lên sức khỏe môi trường
• MỤC TIÊU
Sau khi hoàn thanh bài tập tình huống này, sinh viên có thể:
• Sử dụng các kiến thức tổng hợp trong các bài ô nhiễm không khí, quản lý
rác thải, ô nhiễm nước để áp dụng trong tình huống cụ thể, đặc biệt là bài
ô nhiễm không khí
• Trình bày và đưa ra các giải pháp khả thi về một vấn đề sức khỏe môi
trường được xác định cho cơ quan quản lý
• BỐI CẢNH TÌNH HUỐNG
Bát Tràng là một làng nghề nổi tiếng với nghề làm gốm sứ với lịch sử trên 500
năm. Với các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc và nền văn minh châu thổ
Sông Hồng. Với kiểu dáng đa dạng, nước men bí truyền độc đáo, các sản phẩm
gốm sứ Bát Tràng đã nổi tiếng trong và ngoài nước, thu hút du khách thập phương
đến thăm quan và mua bán các sản phẩm gốm sứ. Làng gốm Bát Tràng nằm bên
cạnh Sông Hồng và Bắc Hưng Hải, thuộc quận Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội.
Làng gốm gồm có hai thôn là Giang Cao và Bát Tràng. Thôn Bát Tràng có nghề
gốm truyền thống còn thôn Giang Cao trước đây làm nghề nông sau đó cũng
chuyển sang sản xuất và buôn bán gốm.
Dân số Bát Tràng hiện nay là khoảng 7200 người với tổng số hộ gia đình là 1650

trong đó có 1205 hộ sản xuất các mặt hàng gốm, số còn lại làm nghề buôn bán,
dịch vụ, chỉ có khoảng 1% dân số làm nghề nông. Tuy nhiên việc phát triển sản
xuất gốm hiện tại ở Bát Tràng đang có những tác động nghiêm trọng đến môi
trường. Hiện tại Bát Tràng đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường như: ô
nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải rắn, do việc sử dụng các nguồn năng lượng
gây ô nhiẽm trong quá trình sản xuất. Hiện nay tổng số lò sản xuất gốm trong làng
là 1304 trong đó chỉ có 290 lò gas thuộc các công ty nhà nước và tư nhân còn lại
là các lò than thuộc các hộ gia đình đơn lẻ. Lượng than tiêu thụ mỗi năm lên tới
4000 tấn và đó là loại than kém chất lượng, rẻ tiền dễ dàng mua được trên thị
trường. Than này thường được trộn với bùn hay các phụ gia khác, đóng thành
bánh phơi trên sân nhà hay dán lên tường dọc đường làng để phơi. Vì sử dụng loại
than kém phẩm chất nên khi đốt thường không cháy hết và thải ra lượng chất thải
rắn khổng lồ đồng thời gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Như một hậu quả tất
yếu, tỷ lệ bệnh tật trong cộng đồng người dân Bát Tràng khá cao, 70% dân số bị
ảnh hưởng bởi các bệnh hô hấp và hơn 80% bị bệnh mắt hột. Cuộc điều tra sức
khỏe các làng nghề năm 2007 cũng chỉ ra điều tương tự, trong số 233 người được
khám, có 76 người bị bệnh hô hấp và 23 nười bị bệnh phổi
24
• VAI TRÒ GIẢ ĐỊNH
Là một cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng, bạn được hợp đồng thuê
bởi Trung tâm y tế quận, công việc đầu tiên của bạn được giao là chuẩn bị một bài
trình bày cho Ủy ban nhân dân và các ban ngành Đoàn thể tại Bát Tràng về một
vấn đề sức khỏe môi trường tại Bát Tràng cùng các giải pháp khả thi để cải thiện
vấn đề này.
• HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1:
1.1 Tên hoạt động: Xác định các vấn đề sức khỏe môi trường tại Bát Tràng
1.2 Các hoạt động cụ thể: Để hoàn thành được họat động này, sinh viên cần trả lời được
các câu hỏi sau: (phụ lục 1 và phụ lục 4 có thể cung cấp các thông tin giúp sinh viên
hoàn thành hoạt động này)

• Tìm hiểu thêm các thông tin về sản xuất gốm tại Bát Tràng
o Quy trình sản xuất  khả năng gây ô nhiễm
o Các số liệu liên quan về mức tiêu thụ, lượng khí ô nhiễm thải ra môi
trường
o Các nghiên cứu liên quan chỉ ra các vấn đề ô nhiễm môi trường tại Bát
Tràng
• Thông qua phân tích các thông tin thu được xác định các vấn đề môi trường
tại Bát Tràng.
• Xác định các yếu tố có thể gây nên các vấn đề sức khỏe môi trường đã liệt kê
ở trên
• Sắp xếp các yếu tố nguyên nhân theo các nhóm vấn đề sức khỏe môi trường
đã được xác định ở trên.
• Tìm hiểu thêm các thông tin về sản xuất gốm tại Bát Tràng
o Quy trình sản xuất  khả năng gây ô nhiễm
o Các số liệu liên quan về mức tiêu thụ, lượng khí ô nhiễm thải ra môi
trường
o Các nghiên cứu liên quan chỉ ra các vấn đề ô nhiễm môi trường tại Bát
Tràng
• Thông qua phân tích các thông tin thu được xác định các vấn đề môi trường
tại Bát Tràng.
• Xác định các yếu tố có thể gây nên các vấn đề sức khỏe môi trường đã liệt kê
ở trên
25

×