Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phương hướng và giải pháp vận dụng chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

Trương Thị Hạnh Dung
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC S
Ĩ KINH T

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
MỤC LỤC
Danh sách các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu và sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (DN) TẠI VIỆT
NAM
1.1 Lược sử quá trình hình thành và phát triển Chuẩn mực kế toán quốc tế về
tổn thất tài sản (TTTS): 7
1.2 Nội dung cơ bản của CM TTTS: 11
1.2.1 Các khái niệm cơ bản: 11
1.2.2 Nội dung cơ bản chuẩn mực: 12
1.2.2.1 Phạm vi: 12
1.2.2.2 Đặc điểm và bản chất của tài sản bị đánh giá tổn thất: 14
1.2.2.3 Thời điểm thực hiện đánh giá TTTS: 14
1.2.2.4 Dấu hiệu nhận biết TTTS: 16


1.2.2.5 Xác định giá trị có thể thu hồi: 17
1.2.2.6 Ghi nhận và đo lường tổn thất tài sản 21
1.2.2.7 Hoàn nhập tổn thất tài sản: 23
1.2.2.8 Công bố thông tin Tổn thất tài sản: 25
1.2.2.9 Tóm tắt nội dung Chuẩn mực: 27
1.3 Kinh nghiệm vận dụng chuẩn mực tổn thất tài sản tại Trung Quốc: 28
1.3.1 Khái quát quá trình hội tụ Chuẩn mực kế toán quốc tế tại Trung Quốc: 29
1.3.2 Lược sử quá trình phát triển Chuẩn mực Tổn thất tài sản tại Trung Quốc.
31
1.3.3 Cách thức vận dụng Chuẩn mực TTTS tại Trung Quốc 31
1.3.3.1 Những khác biệt trong quy định về TTTS của CM c
ũ và CM m
ới: 31
1.3.3.2 Đối chiếu CMKT Trung Quốc và CMKT Quốc tế: 34
1.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 37
Kết luận chương 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát quá trình hội tụ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam với Chuẩn mực
kế toán quốc tế: 40
2.2 Thực trạng kế toán Tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp Việt Nam: 44
2.2.1 Mục tiêu và phương pháp khảo sát: 44
2.2.2 Kết quả khảo sát: 45
2.3 Kết quả phỏng vấn ý kiến của chuyên gia về việc vận dụng Chuẩn mực kế
toán Tổn thất tài sản trong các Doanh nghiệp tại Việt Nam: 52
2.3.1 Mục tiêu và phương pháp thực hiện: 52
2.3.2 Kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia: 53
2.4 Một số vấn đề về vận dụng Chuẩn mực Tổn thất tài sản: 55
2.4.1 Nguyên nhân hiện nay Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản chưa được
ban hành tại Việt Nam: 56

2.4.1.1 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ đặc thù của Việt Nam: 56
2.4.1.2 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam: .
57
2.4.1.3 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ vấn đề lợi ích – chi phí: 58
2.4.1.4 Nhóm nguyên nhân xuất phát từ chủ quan người hành nghề kế toán, kiểm
toán: 59
2.4.2 Đánh giá khả năng vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản tại Việt
Nam: 59
2.4.2.1 Khả năng xuất phát từ sự thay đổi của nền kinh tế: 60
2.4.2.2 Khả năng xuất phát từ sự phát triển của các tổ chức, các hiệp hội ngành
nghề, các liên kết chính trị: 61
2.4.2.3 Khả năng xuất phát từ thuận lợi nước đi sau: 62
2.4.2.4 Khả năng xuất phát từ đội ng
ũ hành ngh
ề: 62
Kết luận chương 2 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
3.1 Các quan điểm về vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam: 64
3.1.1 Vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp
trên cơ sở tuân thủ Luật pháp Việt Nam và định hướng phát triển kế toán quốc
gia: 64
3.1.2 Vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp
trên cơ sở hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế: 65
3.1.3 Vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản nhằm đạt được mục tiêu
đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của các doanh
nghiệp: 65
3.1.4 Vận dụng Chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản trên cơ sở đảm bảo tính
khả thi trong thực tế: 66

3.2 Phương hướng vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam: 67
3.2.1 Đối với nhóm nguyên nhân từ đặc thù của Việt Nam: 67
3.2.2 Đối với nhóm nguyên nhân xuất phát từ hệ thống Chuẩn mực Kế toán
Việt Nam: 68
3.2.3 Đối với nhóm nguyên nhân trong vấn đề lợi ích – chi phí 72
3.2.4 Đối với nhóm nguyên nhân về chủ quan người hành nghề kế toán, kiểm
toán 72
3.3 Các giải pháp và kiến nghị vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản
trong các doanh nghiệp tại Việt Nam: 73
3.3.1 Bổ sung, điều chỉnh Luật và Chuẩn mực chung: 73
3.3.2 Ban hành mới chuẩn mực kế toán về Tổn thất tài sản: 75
3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp 78
3.4.1 Một số điều chỉnh đối với các Chuẩn mực liên quan: 78
3.4.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành nghề kế toán – kiểm toán: 79
Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các ví dụ minh họa cho Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản
Phụ lục 2: Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam theo nhóm
Phụ lục 3 : Bảng hỏi khảo sát người hành nghề
Phần 1: Khảo sát Kế toán tại các doanh nghiệp
Phần 2: Khảo sát Kiểm toán viên
Phụ lục 4: Bảng hỏi phỏng vấn chuyên gia
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
󽞙󽞙󽞙󽞙󽞙󽞙
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCTC: Báo cáo tài chính

CA (carrying amount): Giá trị còn lại
CGU (cash – generating unit): Đơn vị tạo ra tiền
CM: Chuẩn mực
DN: Doanh nghiệp
EU Directives: Chỉ thị Châu Âu
FASB (Financial Accounting Standards Board): Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài
chính Mỹ
HTKT: Hệ thống kế toán
IASB (International Accounting Standards Board): Hội đồng Chuẩn mực kế toán
Quốc tế
IASC (International Accounting Standards Committee): Ủy ban Chuẩn mực kế toán
Quốc tế
KTV: Kiểm toán viên
PP: Phương pháp
RA (recoverable amount): Giá trị có thể thu hồi
SFAS (Statement Of Financial Accounting Standards): Chuẩn mực kế toán tài chính
của Mỹ
TQ: Trung Quốc
TSCĐ: Tài sản cố định
TSVH: Tài sản vô hình
TTTS: Tổn thất tài sản
VCSH: Vốn chủ sở hữu
VN: Việt Nam
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
󽞙󽞙󽞙󽞙󽞙󽞙
HÌNH VẼ:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ đo lường tổn thất theo IAS 36
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ ghi nhận tổn thất tài sản theo IAS 36
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tóm tắt nội dung Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản
BẢNG BIỂU:

Bảng 1.1. Lược sử quá trình phát triển Chuẩn mực kế toán quốc tế 36 – Tổn thất
tài sản
Bảng 1.2. Phạm vi điều tiết của Chuẩn mực Tổn thất tài sản (IAS 36)
Bảng 1.3 Cơ sở đánh giá trong Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản và quy định về
hoàn nhập Tổn thất.
Bảng 1.4. Bảng đối chiếu Chuẩn mực kế toán Trung Quốc cũ và mới về kế toán
Tổn thất tài sản.
Bảng 1.5. Bảng đối chiếu Chuẩn mực kế toán Trung Quốc và Chuẩn mực kế toán
Quốc tế về kế toán Tổn thất tài sản.
Bảng 3.1. Kiến nghị nội dung Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản tại VN
1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Ngày 18/3/2013, Th
ủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 480/2013/QĐ

TTg phê duy
ệt Chiến lược kế toán
– ki
ểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với một
trong nh
ững quan điểm chính là “hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực,
phương pháp nghi
ệp vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường đang phát triển của Việt Nam,
hòa nh
ập v
ới thông lệ quốc tế” từ đó đề ra nhiệm vụ cụ thể: Xây dựng, ban h
ành chuẩn
m
ực kế toán

(CMKT) và ki
ểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều
ki
ện của Việt Nam. Đối với lĩnh vực kế toán cần: “Cập nhật v
à xây dựng mới các chuẩn
mực kế toán doanh nghiệp. Trong đó giai đoạn 2012 - 2015 hoàn thành cập nhật 26 chuẩn
m
ực kế toán đã ban hành; giai đoạn 2016
- 2020 xây d
ựng và ban hành đầy đủ các chuẩn
m
ực kế toán còn lại, đồng thời xem xét hướng dẫn việc áp dụng chuẩn mực đối với các
doanh nghi
ệp ho
ạt động đặc th
ù”.
Các chu
ẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards
- IAS) và
chu
ẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standards
-
IFRS) ngày càng đư
ợc chấp nhận rộng rãi trên thế giới. Việc hiểu biết về các ch
u
ẩn mực
qu
ốc tế không chỉ giúp cho công tác kế toán, kiểm toán tại các công ty đa quốc gia áp
d
ụng IAS/IFRS m

à còn hữu ích cho việc nghiên cứu phát triển kế toán Việt Nam. Tuy
nhiên, hiện nay hệ thống CMKT Việt Nam hiện hành còn tồn tại những bất cập nhất định.
H
ệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam xưa nay được cho là phù hợp với thông lệ kế
toán qu
ốc tế, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy đầu tư nước
ngoài vào Vi
ệt Nam.
Đ

có th
ể đáp ứng với sự đa dạng và thay đổi nhanh chóng của cá
c
n
ền kinh tế, Ủy ban Chuẩn mực BCTC quốc tế trong nhiều năm qua đã ko ngừng ban
hành, s
ửa đổi bổ sung, thay thế các CMKT quốc tế để đáp ứng đòi hỏi về tính minh bạch
thông tin trong đi
ều kiện phát sinh những giao dịch mới hết sức phức tạp. Do đó, đã xuất
hi
ện nhiều điểm khác biệt lớn giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế hiện hành. Điển
hình nh
ư m
ột số chuẩn mực kế toán quốc tế đã được ban hành nhưng Việt Nam vẫn chưa
2
xúc tiến nghiên cứu, soạn thảo để có thể ứng phó với những tình huống, bối cảnh mới
phát sinh trong các doanh nghi
ệp. Những chuẩn mực này có thể kể tới như: Tổn thất tài
s
ản (IAS 36), Nông nghiệp (IAS 41), Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2)

D
ựa trên bối cảnh kế toán nước ta và tinh thần hướng dẫn của Chính phủ trong
chi
ến lược đến 2020 và
t
ầm nhìn 2030, đề tài “Phương hướng và giải pháp vận dụng
Chu
ẩn mực kế toán Tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại Việt Nam” là cần thiết đối
v
ới tính thống nhất cũng như tính đồng bộ trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam,
đ
ảm bảo nhu cầu của các
đ
ối tượng sử dụng, giúp nâng cao tính so sánh được và chất

ợng Báo cáo t
ài chính của các doanh nghiệp Việt Nam đối chiếu với quốc tế.
II. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Lu
ận văn này sử dụng phương pháp luận của lý thuyết kế toán quy chuẩn
(normative accounting theory), phương pháp ti
ếp cận diễn dịch (deductive model)
trong
nghiên c
ứu việc vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về Tổn thất t
ài sản trong bối cảnh
Vi
ệt Nam chưa xây dựng chuẩn mực này.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Th

ời kỳ kế toán quy chuẩn là một giai đ
o
ạn trong quá trình phát triển nghiên cứu
khoa h
ọc kế toán. Vào cuối thập niên 1960, dựa trên ứng dụng kinh tế học vào kế toán,
các nghiên c
ứu kế toán quy chuẩn phát triển mạnh. Lý thuyết kế toán quy chuẩn tập trung
vào gi
ải quyết vấn đề “kế toán cần phải
như th
ế nào?” thay vì “kế toán đang được làm thế
nào?”. Hai n
ội dung cơ bản của lý thuyết này là: Phê phán giá gốc và đi tìm các lý thuyết
đ
ịnh giá mới trong kế toán, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế lạm phát. Các mô hình
đ
ịnh giá ngoài giá gốc ra đ
ời trong giai đoạn n
ày; Đề xuất một khuôn mẫu lý thuyết kế
toán như m
ột lý thuyết cấu trúc về kế toán. Xuất phát từ việc định nghĩa bản chất và ý
ngh
ĩa của kế toán, các nghiên cứu xác định mục đích kế toán và từ đó đưa ra các nguyên
tắc kế toán. Các nghiên cứu này làm nền tảng cho việc phát triển các khuôn mẫu lý thuyết
3
kế toán của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính Hoa Kỳ (FASB) và Ủy Ban Chuẩn
m
ực Kế toán Quốc tế (IASC) sau này.
Sang t
ới thập niên 1970, kế toán quy chuẩn bị phê phán vì: Các giả thiết kh

ông
đư
ợc kiểm định bằng thực nghiệm; Các lập luận mang tính diễn dịch phụ thuộc vào sự
xét đoán ch
ủ quan
(V
ũ Hữu Đức, 2010)
. Tuy nhiên, không th
ể phủ nhận những đóng góp
c
ủa lý thuyết kế toán quy chuẩn trong quá trình phát triển nghiên cứu khoa học kế toán
.
Hi
ện nay tại Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán vẫn còn nhiều chỗ hổng, chưa bắt
k
ịp với sự phát triển Chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm đáp ứng xu thế nền kinh tế toàn
c
ầu hóa, các nghi
ên cứu theo hướng Lý thuyết kế toán quy chuẩn vẫn còn hữu ích trong
việc hướng tới một hệ thống kế toán hoàn chỉnh, hội tụ với quốc tế và thiết lập những
chu
ẩn để kế toán viên doanh nghiệp thực hành theo. Đây cũng chính là quan điểm xây
d
ựng đề tài Phương hướng và giải pháp vận dụng Chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản
(IAS 36) t
ại Việt Nam.
D
ựa vào lập luận của Lý thuyết kế toán quy chuẩn như trên, phương pháp luận sử
d
ụng trong luận văn là nghiên cứu định tính

: kh
ảo sát thực trạng kế toán tổn thất tài sản
trong các doanh nghi
ệp Việt Nam
, thông qua ph
ỏng vấn sâu người hành
ngh
ề đã từng
làm qua ph
ần hành đánh giá tổn thất tài sản
, và các chuyên gia trong l
ĩnh vực kế toán tài
chính, sau đó rút ra phương hư
ớng v
à giải pháp cho đề tài.
Đ
ối với nội dung phỏng vấn người hành nghề, tác giả chia làm 2 nhóm đối tượng:
󽜮 Nhóm đối tượng kế toán viên tại các doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp (DN)
được chọn khảo sát trãi
đ
ều ở các dạng: doanh nghiệp sản xuất (6 DN), doanh
nghiệp dịch vụ (5 DN), doanh nghiệp xây lắp (4 DN), doanh nghiệp thương mại (2
DN). Kế toán viên được lựa chọn là kế toán tổng hợp hoặc kế toán tài sản cố định
hoặc người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
4
󽜮 Nhóm đối tượng kiểm toán viên (KTV) tại các công ty kiểm toán: KPMG (4
KTV), Earnst and Young (13 KTV), PWC (1 KTV), Deloitte (1 KTV), Grant
Thorton (2 KTV), BDO (1 KTV), A&C (1 KTV). Kiểm toán viên được lựa chọn
là những người có 2 năm kinh nghiệm trở lên, đ
ã t

ừng dẫn dắt nhóm kiểm toán
hoặc là phó trưởng phòng kiểm toán.
Đ
ối với nội dung phỏng vấn chuyên gia, tác giả mời các Chuyên gia có thâm niên
trong nghiên c
ứu và kinh nghiệm thực tế, hiện đang làm việc tại Trường Đại học (ĐH)
Kinh t
ế TP HCM (2 PGS TS), ĐH Mở TP HCM (1 PGS TS), ĐH Kinh tế Luật (1 TS),
công ty ki
ểm toán KPMG (2 giám đốc phòng Kiểm toán).
Lu
ận văn sử dụng công cụ thống kê mô tả và bảng ghi ché
p ph
ỏng vấn để phân
tích d
ữ liệu.
IV. KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU
T
ổng kết lý thuyết:
Theo tìm hi
ểu của tác giả, trước thời điểm tác giả thực hiện
đ
ề tài,
chưa có công
trình nghiên c
ứu nào tại Việt Nam thực hiện chuyên sâu về Chuẩn mực tổn thất tài sản.
Tuy nhiên, tác gi
ả đã tham khảo phương pháp luận của hai
lu
ận văn

sau đây:
󽜮 Ngô Thị Thùy Trang, 2012. Phương hướng và giải pháp vận dụng giá trị hợp lý
trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Thạc s
ĩ. Trư
ờng Đại học Kinh tế
TP HCM.
󽜮 Trần Thị Phương Thanh, 2012. Các giải pháp mang tính định hướng cho việc xác
lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng trong hệ thống kế toán doanh nghiệp
Việt Nam. Luận văn Thạc s
ĩ. Trư
ờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
5
Nh
ững đóng góp của Luận văn:
󽜮 Tổng kết lịch sử phát triển kế toán tổn thất tài sản.
󽜮 Giải thích nội dung chuẩn mực kế toán Tổn thất tài sản.
󽜮 Đề xuất phương hướng và giải pháp vận dụng Chuẩn mực về TTTS, phù hợp với
tình hình thực tế tại VN, đáp ứng Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2020,
tầm nhìn 2030 của Chính phủ đề ra c
ũng như tinh th
ần hướng dẫn của quốc tế.
H
ạn chế của luận văn:
Vì Chu
ẩn mực kế toán tổn thất tài sản chưa được ban hành tại Việt Nam nên các
công ty có th
ực hiện phần hành này không phổ biến, tác giả cũng không có nhiều mối
quan hệ để thực hiện một nghiên cứu rộng và sâu, nên số lượng chuyên gia được mời
ph
ỏng vấn cũn

g như m
ẫu
ki
ểm, kế toán vi
ên được mời để giúp tác giả trả lời những câu
h
ỏi khảo sát thực trạng cũng không nhiều.
Ngoài ra, vì tác gi
ả không có điều kiện tiếp
xúc v
ới cơ quan ban hành chuẩn mực nên trong đối tượng khảo sát không bao gồm nhóm
t
ổ chức lập qu
y ch
ịu trách nhiệm ban h
ành chuẩn mực kế toán tại Việt Nam.
Đi
ều n
ày
d
ẫn tới nội dung khảo sát thực trạng kế toán tổn thất tài sản không toàn diện, không khái
quát được hết các vấn đề.
V
ề mặt phương pháp, có nhiều câu hỏi cần thiết phải được đặt ra nhưng
do t
ầm
hi
ểu biết có giới hạn, tác giả không biết cách giải quyết để có thể đưa vào đề tài. Ví dụ
như: “điều kiện cần và đủ để vận dụng Chuẩn mực TTTS tại Việt Nam là gì?” để xét
đư

ợc tính khả thi của Chuẩn mực n
ày tại Việt Nam trong điều kiện hiện tại. Chí
nh vì v
ậy,
đ
ề tài chỉ đơn thuần vận dụng lập luận của lý thuyết kế toán chuẩn tắc để phát triển
nghiên c
ứu.
Thêm vào đó, vì hạn chế về mặt thời gian và khả năng nghiên cứu của tác giả còn
non kém nên không tránh kh
ỏi những sai sót khách quan và chủ quan,
đi
ển hình như có
nhi
ều thuật ngữ t
ài chính sử dụng trong các phương pháp xác định
Giá tr
ị hợp lý trừ chi
6
phí bán và Giá trị sử dụng trong thực tế (mục 2.2.2), nhưng tác giả vẫn chưa ghi chú kèm
theo nh
ững chú thích
ho
ặc ví dụ minh họa
rõ ràng đ
ể người đọc
ti
ện theo dõi
. C
ũng có

nh
ững vấn đề cần đi sâu vào chi tiết về nội dung bản chất của Chuẩn mực để giải thích,
minh h
ọa kỹ tác giả cũng chưa hoàn thiện được.
Cu
ối cùng, thời điểm tác giả hoàn thành luận văn là ngày 1/10/2013, cùng thời
đi
ểm Bộ Tài chính nướ
c ta ban hành D
ự thảo về việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới
m
ột số CMKT (ra ngày 3/10/2013), tác giả không có điều kiện tiếp cận nguồn Dự thảo
này nên m
ột số giải pháp trong chương 3 chưa điều chỉnh những cập nhật có liên quan,
như v
ới dự thảo sửa đổi,
b
ổ sung nội dung của VAS 03, VAS 04 (nội dung Điều kiện
thực hiện các giải pháp).
V. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
Luận văn gồm 81 trang, và có kết cấu như sau:
󽜮 Phần mở đầu
󽜮 Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc vận dụng Chuẩn mực kế toán tổn thất tài sản
trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
󽜮 Chương 2: Thực trạng Kế toán tổn thất tài sản trong các doanh nghiệp tại Việt
Nam
󽜮 Chương 3: Phương hướng và giải pháp vận dụng Chuẩn mực kế toán tổn thất tài
sản trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
󽜮 Kết luận
󽜮 Tài liệu tham khảo

󽜮 Phụ lục
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ
TOÁN TỔN THẤT TÀI SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (DN) TẠI VIỆT
NAM
1.1Lược sử quá trình hình thành và phát triển Chuẩn mực kế toán quốc tế về
tổn thất tài sản (TTTS):
Nguồn gốc kế toán TTTS có lịch sử từ lâu đời từ thời kỳ Phục Hưng ở Ý. Năm
1494, Joe Parson – cha đẻ của kế toán hiện đại – đ
ã đ
ề xuất tư tưởng không được đánh
giá quá cao (overestimate) hàng tồn kho trong cuốn sách “Comprehensive Mathematics”
của ông (LIU Zhi Bin and LI Jing, 2008). Kế toán TTTS gắn với mô hình giá gốc. Khi
DN có ý định đầu tư lâu dài, phương pháp (PP) truyền thống của giá gốc là phân bổ tiền
đầu tư thông qua khấu hao. PP khấu hao là hệ thống phân bổ giá gốc đầu tư cho suốt đời
sống kinh tế của khoản đầu tư đó, phản ánh hình thức bên ngoài mà không phản ánh được
sự thay đổi giá hiện hành của tài sản. Kế toán tổn thất bổ sung cho khấu hao tài sản khi
mà giá trị ghi sổ của tài sản (giá trị còn lại sau khi trừ khấu hao l
ũy k
ế) lớn hơn giá trị có
thể thu hồi của chính tài sản. Vì vậy khái niệm ghi giảm giá trị tài sản (write-down) phát
triển gắn liền với việc phát triển khái niệm khấu hao. Nhu cầu các kỹ thuật kế toán đặc
biệt đối với tài sản cố định(TSCĐ) gia tăng cùng với sự tăng trưởng các ngành công
nghiệp tăng cường vốn đầu tư trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp. Một vài PP kế
toán được áp dụng và khấu hao là một trong các PP đó. Khấu hao được sử dụng rộng rãi
từ thế kỷ 19, nhưng không bị bắt buộc tại nhiều quốc gia cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Một
trong những cơ sở pháp lý sớm nhất về việc hạch toán chi phí định kỳ đối với TSCĐ là
Luật doanh nghiệp của Đức năm 1884. Tuy nhiên khi đó có bằng chứng chỉ ra các công
ty hạch toán chi phí bất thường cho những lý do khác, chẳng hạn ghi nhận giảm giá trị mà
không xảy ra. Chi phí bất thường này được thực hành chấp nhận nhưng quy định không

cho phép vào đầu thế kỷ 20. Luật DN của Đức năm 1937 cho phép ghi giảm giá trịtài sản
do tổn thất mà một số tác giả khẳng định đó chính là kế toán TTTS. Quy định tổn thất tài
8
sản một cách rõ ràng được đưa vào Luật DN của Đức năm 1965. Luật DN Đức 1965
được biết đến như mô hình trong Chỉ Thị 4 EU.
Sự phát triển kế toán TTTS tại UK và US lại theo cách khác. Việc phát triển các
quy định kế toán trong Luật Công ty (Mỹ hoặc Anh) chậm hơn ở Đức (khoảng những
năm 1930). Tuy nhiên khi kết thúc khủng hoảng phố Wall, kỷ nguyên của các nhà lập
quy kế toán bắt đầu. Những năm đầu tiên các chuyên gia kế toán phản đối mạnh kế toán
giảm giá trịtài sản. Sau hàng thập kỷ đấu tranh, kế toán giảm giá trịtài sản chỉ được xử lý
một cách rời rạc trong lý thuyết kế toán ở Hoa Kỳ. Về giảm giá trị do tổn thất đối với Tài
sản vô hình và Lợi thế thương mại được trình bày rõ trong US. GAAP.
Tranh luận mới về kế toán TTTS lại bắt đầu vào những năm 1980 cùng với thời
gian dự án về Khuôn mẫu khái niệm kế toán kết thúc. Việc tranh luận bắt đầu từ việc gia
tăng quy mô và tần suất ghi nhận tổn thất và thực hành khác nhau. Thách thức quan trọng
nhất với FASB (Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính của Mỹ) là xác định giới hạn của
kế toán TTTS nhằm chấm dứt sự bất hợp lý trong thực hành. SFAS 121 (Chuẩn mực kế
toán tài chính của Mỹ) (1995) khai sinh chuẩn mực kế toán về TTTS (bắt đầu từ 1990,
Dự thảo năm 1993). Sau đó SFAS 144 (2001) thay thế SFAS 121.
Lịch sử quá trình hình thành và phát triển Chuẩn mực kế toán quốc tế về TTTS
(IAS 36) thì ngắn gọn hơn, chỉ mới được chuẩn mực hóa và ứng dụng trong khoảng 20
năm gần đây. Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC) được thành lập năm 1973 với
mục tiêu tạo sự hòa hợp giữa các nguyên tắc kế toán trên toàn thế giới. Trong thập niên
hoạt động đầu, cơ chế chính của tổ chức này là hướng dẫn các nhà soạn thảo chuẩn mực
quốc gia. Sự phát triển của Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) là mẫu số chung nhỏ nhất
cho sự tồn tại của các thể chế kế toán khác nhau trên toàn thế giới. Trong Chỉ thị EU (EU
Directive) và trong tập quán kế toán Đức đ
ã t
ồn tại việc ghi nhận ngh
ĩa v

ụ giảm giá trị
(write – down obligation), trong khi tập quán kế toán Hoa Kỳ và Anh lại quy định rất ít
về vấn đề này đ
òi h
ỏi IASC phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn.
Chuẩn mực đầu tiên về tài sản cố định, IAS 16 Bất động sản, nhà xưởng và máy
móc thiết bị có hiệu lực từ năm 1983, quy định một số vấn đề liên quan những khoản tổn
9
thất do giảm giá trị tuy nhiên tinh thần của văn bản này vẫn còn một vài mâu thuẫn. Đoạn
4 của Chuẩn mực quy định “nếu một khoản tổn thất v
ĩnh vi
ễn (…) làm cho giá trị có thể
thu hồi thấp hơn giá trị còn lại thuần, giá trị còn lại thuần cần được ghi giảm xuống bằng
giá trị có thể thu hồi và khoản chênh lệch ghi nhận ngay vào thu nhập”. Trong phần giải
thích chuẩn mực (đoạn 20) khoản tổn thất v
ĩnh vi
ễn này được cho là liên quan tới điều
kiện vật lý của tài sản: “Nếu sự hữu ích của một khoản mục hoặc một nhóm khoản mục
bị tổn thất v
ĩnh vi
ễn vì h
ư h
ỏng hoặc kỹ thuật lỗi thời, (…)”. Dựa vào đoạn này ta sẽ
không xác định được một sự giảm giá do giá của tài sản được quan sát đ
ã gi
ảm có phải là
một lý do để ghi nhận tổn thất hay không.
Sau đó, IAS 16 được chỉnh sửa toàn diện năm 1993. Trong đó chỉnh sửa quan
trọng nhất liên quan tới các khoản giảm giá trị, văn bản mới không còn quy
đ

ịnh khoản
tổn thất vĩnh viễn như là một chuẩn ghi nhận nữa. IAS 16 – phiên bản 1993 đòi hỏi ghi
nhận một khoản giảm giá nếu giá trị có thể thu hồi “giảm dưới giá trị còn lại” (đoạn 56).
Đoạn giải thích của lần này c
ũng gi
ống bản c
ũ nhưng đã b
ỏ đi hai từ “v
ĩnh vi
ễn” trước
hai từ “tổn thất”. “Các yếu tố kinh tế khác” được liệt kê thêm vào trong những nguyên
nhân gây ra tổn thất, vì thế sự giảm giá vật lý của tài sản không được coi như một điều
kiện ghi nhận tổn thất nữa.
Tiếp theo, IAS 16 – phiên bản năm 1996 trình bày những giải thích rõ rànghơn các
phiên bản c
ũ v
ề hệ thống tổn thất do giảm giá trị của TSCĐ. Ngh
ĩa v
ụ ghi nhận đảo tổn
thất (đoạn 59) được quy định rõ “khi có những tình huống và sự kiện dẫn tới dấu hiệu
giảm giá trị hoặc thanh lý chấm dứt và có bằng chứng thuyết phục rằng những tình huống
và sự kiện mới này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai định đoán được”. Phiên bản này c
ũng
cho phép những đơn vị đo lường tổng hợp và đo lường giá trị có thể thu hồi bằng những
dòng tiền chiết khấu (Erlend Kvaal, 2005).
Đến năm 1998, IAS 36 về Tổn thất tài sản chính thức được ban hành, có hiệu lực
vào ngày 1/7/1999. Chuẩn mực này đưa ra các thủ tục cho doanh nghiệp áp dụng nhằm
đảm bảo rằng giá trị còn lại của tài sản không vượt quá giá trị có thể thu hồi. Chuẩn mực
c
ũng nêu lên phương pháp xác đ

ịnh giá trị có thể thu hồi của tài sản, đồng thời quy định
10
kế toán việc ghi nhận, trình bày và công bố các khoản tổn thất tài sản một cách hoàn
chỉnh nhất. IAS 36 được hiệu đính lần đầu tiên vào năm 2004 và sau đó trong các năm
2008, 2009, 2010 đ
ã đư
ợc tiếp tục bổ sung theo chương tr
ình “Hoàn thi
ện hàng năm đối
với IFRS” (Nguyễn Thế Lộc và V
ũ H
ữu Đức, 2010) cụ thể những lần sửa đổi được tóm
tắt bằng bảng sau:
Bảng 1.1. Lược sử quá trình phát triển Chuẩn mực kế toán quốc tế 36 – Tổn thất
tài sản
Thời gian
ban hành
Sự phát triển Chuẩn mực
TTTS
Ghi chú
5/ 1997
Dự thảo Chuẩn mực E55 Tổn
thất tài sản
6/ 1998
Ban hành IAS 36 Tổn thất tài
sản
Có hiệu lực cho BCTC của các kỳ bắt đầu
sau ngày 1/7/1999
31/3/ 2004
Cải tiến IAS 36 Tổn thất tài sản

Áp dụng cho LTTM và Tài sản vô hình
phát sinh từ giao dịch hợp nhất kinh doanh
với những hợp đồng kí sau ngày
31/3/2004, và cho tất cả các tài sản khác
trong tương lai bắt đầu từ kỳ báo cáo năm
đầu tiên trong hoặc sau ngày 31/3/2004
22/5/2008
Sửa đổi theo chương trình Hoàn
thiện IFRS năm 2007 (công bố
các ước tính sử dụng để tính
toán giá trị có thể thu hồi)
Có hiệu lực cho kỳ báo cáo năm bắt đầu
trong hoặc sau ngày 1/1/2009
16/4/2009
Sửa đổi theo chương tr
ình
Hoàn
thiện IFRS năm 2009 (các đơn
vị (đo lường) kế toán đánh giá
Có hiệu lực cho kỳ báo cáo năm bắt đầu
trong hoặc sau ngày 1/1/2010
11
tổn thất LTTM sử dụng khái
niệm bộ phận theo IFRS 8 trước
khi tập hợp thành nhóm)
29/5/2013
Sửa đổi nội dung Công bố giá
trị có thể thu hồi đối với tài sản
phi tài chính (đ
òi h

ỏi giải thích
rõ ràng các công bố)
Có hiệu lực cho kỳ báo cáo năm bắt đầu
trong hoặc sau ngày 1/1/2014
Nguồn: (Deloitte) />1.2Nội dung cơ bản của CM TTTS:
1.2.1 Các khái niệm cơ bản:
Phạm vi IAS 36 đề cập đến các khái niệm về tổn thất tài sản và các khái niệm liên
quan như sau:
Tổn thất tài sản (impairment loss): số tiền chênh lệch cao hơn giữa giá trị còn lại
và giá trị có thể thu hồi của tài sản hoặc đơn vị tạo ra tiền.
Đơn vị tạo ra tiền (cash – generating unit): nhóm tài sản nhỏ nhất có thể xác định
được tạo ra luồng tiền vào độc lập với các luồng tiền vào được tạo ra bởi tài sản hoặc
nhóm tài sản khác.
Giá trị có thể thu hồi (recoverable amount): giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ
chi phí bán và giá trị sử dụng.
Giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán (fair value less costs to sell): số tiền thu được từ
việc bán tài sản hoặc đơn vị tạo ra tiền trong sự hiểu biết đầy đủ và tự nguyện của các bên
tham gia trừ đi chi phí cho việc thanh lý tài sản đó.
Chi phí thanh lý (costs of disposal): chi phí tham gia trực tiếp vào việc thanh lý
tài sản hoặc đơn vị tạo ra tiền không tính chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Giá trị sử dụng (value in use): hiện giá (present value) của dòng tiền trong tương
lai dự tính thu được từ tài sản hoặc đơn vị tạo ra tiền.
12
Lợi thế thương mại (LTTM) (goodwill)(*): phát sinh trong giao dịch hợp nhất
kinh doanh (IFRS 03 – Hợp nhất kinh doanh) thể hiện số tiền thanh toán bởi bên mua để
có được lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản mà những tài sản này không thể
xác định được và không ghi nhận được một cách riêng lẽ. Về bản chất, LTTM là khoản:
󽜮 Không tạo ra dòng tiền vào riêng lẻ từ những tài sản khác,
󽜮 Thường đóng góp cho dòng tiền vào thông qua các đơn vị tạo ra tiền,

󽜮 Đôi khi có thể xác định trực tiếp nhưng chỉ thông qua các nhóm đơn vị tạo ra tiền.
(*)Ở đây cần lưu
ý: LTTM có hai ngu
ồn khởi tạo: LTTM phát sinh trong quá trình
hợp nhất kinh doanh và LTTM nội sinh. Theo quy định của IAS 38 – Tài sản vô hình,
LTTM nội sinh (còn gọi là LTTM được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) không được ghi
nhận là tài sản. Căn cứ vào IAS 38 – định nghĩa tài sản vô hình: tài sản vô hình là tài sản
phi tiền tệ có thể xác định và không có hình thái vật chất. Đặc điểm cơ bản của tài sản vô
hình là: là nguồn lực có thể kiểm soát và mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho
doanh nghiệp, không có hình thái vật chất và có thể xác định được. LTTM được tạo ra từ
nội bộ DN không được ghi nhận là tài sản vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định
được, không được đánh giá một cách đáng tin cậy và DN không kiểm soát được. Chính vì
vậy những nội dung tiếp theo khi đề cập tới LTTM chính là đề cập tới LTTM phát sinh
trong quá trình hợp nhất kinh doanh, tác giả không nhắc thêm các vấn đề liên quan tới
LTTM nội sinh.
Thị trường hoạt động (active market): tồn tại khi thỏa mãn những điều kiện sau:
đối tượng mua bán trên thị trường có tính tương đồng có sẵn người mua và người bán vào
bất kỳ lúc nào, giá cả được công bố rộng rãi.
1.2.2 Nội dung cơ bản chuẩn mực:
1.2.2.1Phạm vi:
Phạm vi điều tiết của chuẩn mực TTTS –lan tỏa rất rộng ở các khoản mục trên
BCTC như đất đai, nhà cửa, trang thiết bị … những tài sản này lại chiếm tỷ trọng lớn trên
tổng tài sản – có thể được tóm tắt qua bảng sau:
13
Bảng 1.2. Phạm vi điều tiết của Chuẩn mực Tổn thất tài sản (IAS 36)
Phạm vi áp dụng IAS 36
Nằm ngoài phạm vi áp dụng IAS 36
Bất động sản, nhà xưởng và máy móc
thiết bị
󽞸 Hàng tồn kho (IAS 02)

󽞸 Tài sản phát sinh từ hợp đồng xây dựng
(IAS 11)
󽞸 Tài sản phát sinh từ phúc lợi nhân viên
(IAS 19)
󽞸 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (IAS 12)
󽞸 Tài sản tài chính quy định trong phạm vi
của IAS 39
󽞸 Bất động sản đầu tư được đo lường theo
giá trị hợp lý (IAS 40)
󽞸 Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động
nông nghiệp được đo lường theo giá trị
hợp lý (IAS 41)
󽞸 Tài sản từ hợp đồng bảo hiểm (IFRS 04)
󽞸 Tài sản dài hạn giữ để bán (IFRS 05)
Tài sản cố định vô hình, bao gồm Lợi
thế thương mại
Tài sản tài chính được phân loại như
khoản đầu tư vào:
󽞸 Công ty con
󽞸 Công ty liên kết
󽞸 Công ty liên doanh
Nguồn: PricewaterhouseCoopers, 2009, Making sense of a complex world – IAS
36 – Impairment of assets – A discussion paper on the impact on the telecom industry.
Về phạm vi điều tiết của IAS 36 ta lưu
ý t
ới các loại tài sản tài chính: loại tài sản
tài chính được phân loại như khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên
doanhcó thể ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp nhận đầu tư,mang tính chất
giống như tài sản dài hạn nên được xử lý đánh giá tổn thất theo quy định của IAS 36, còn
các khoản đầu tư tài chính thông thường (giữ để bán, để kinh doanh ) c

ũng đư
ợc xem là
tài sản tài chính nhưng lại không ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp nhận đầu
tư,xét về mặt phái sinh thì lại đa dạng, phức tạp hơnnên các nhà lập quy ban hành một
14
loạt các Chuẩn mực xử lý riêngcho nhóm công cụ tài chính này. Do đó, tài sản tài chính
quy định trong phạm vi của IAS 39 (sắp tới sẽ bị thay thế bởi IFRS 9) bị loại trừ khỏi
phạm vi của IAS 36.
1.2.2.2Đặc điểm và bản chất của tài sản bị đánh giá tổn thất:
Từ lịch sử phát triển và phạm vi điều chỉnh của Chuẩn mực Tổn thất tài sản, ta có
thể thấy những tài sản bị đánh giá tổn thất là những tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn là
những tài sản có đặc điểm như sau:
󽜮 Thời gian sử dụng hữu ích hơn 1 năm
󽜮 Được sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh
󽜮 Không sử dụng cho mục đích mua đi bán lại
Khi giá trị còn lại của tài sản (hoặc nhóm tài sản) dài hạn không có khả năng thu
hồi từ dòng tiền kỳ vọng trong tương lai, tài sản được cho là đ
ã b
ị tổn thất. Đồng ngh
ĩa
với việc chủ sở hữu của tài sản không còn mong
đ
ợi sẽ tạo ra được lợi nhuận bằng tiền từ
tài sản đủ để lấy lại giá trị còn lại đ
ã ghi nh
ận của nó. Khi điều này xảy ra, kế toán phải
ghi nhận một khoản lỗ đúng bằng khoản phải giảm giá trị tài sản xuống giá trị hợp lý của
nó hiện tại (ghi Nợ Lỗ/ Có Tài sản). Giá trị còn lại của tài sản sau khi bị đánh giá tổn thất
sẽ được khấu hao trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính còn lại. C
ũng gi

ống như
những khoản thay đổi trong việc ước tính khác, đánh giá tổn thất tài sản được coi như là
một khoản thay đổi trong tương lai, những kỳ kế toán trước không bị thay đổi ghi nhận
(Larry M. Walther and Christopher J. Skousen, 2013.).
1.2.2.3Thời điểm thực hiện đánh giá TTTS:
Doanh nghiệp cần đánh giá tài sản tại ngày lập báo cáo nếu có những dấu hiệu cho
thấy tài sản có thể bị giảm giá trị.Nếu có những dấu hiệu đó tồn tại, doanh nghiệp phải
ước tính giá trị có thể thu hồi được của tài sản.
IAS 36 yêu cầu một số tài sản phải được đánh giá lại định kỳ hàng năm,bất kể có
dấu hiệu của sự giảm giá trị hay không, đó là:
󽜮 Tài sản vô hình (TSVH) có thời gian sử dụng không thể xác định hoặc tài sản vô
hình chưa sẵn sàng sử dụng bằng cách so sánh giá trị còn lại và giá trị có thể thu
15
hồi của tài sản. nếu tài sản vô hình được ghi nhận trong năm tài chính hiện hành,
việc kiểm tra giảm giá trị của tài sản phải thực hiện trước khi kết thúc năm tài
chính đó.
󽜮 LTTM có được từ hợp nhất kinh doanh.
Ở đoạn này ta hiểu tài sản dài hạn được đánh giá tổn thất được chia làm hai nhóm
chính: Nhóm tài sản không trích khấu hao mà phải đánh giá tổn thất hàng năm, bao gồm:
LTTM, TSVH có thời gian sử dụng không thể xác định và TSVH chưa sẵn sàng sử dụng;
Nhóm tài sản trích khấu hao hàng năm và chỉ tiến hành đánh giá giảm giá trị khi có dấu
hiệu tài sản bị tổn thất. Một số lý do tại sao LTTM, TSVH có thời gian sử dụng không
thể xác định hoặc TSVH chưa sẵn sàng sử dụng phải đánh giá tổn thất hàng năm mà
không được trích khấu hao:
Khấu hao là phương pháp phân bổ có hệ thống giá trị tài sản trong suốt thời gian
sử dụng hữu ích của tài sản. Tỉ lệ trích khấu hao tài sản phải tương ứng với tỷ lệ lợi ích
mà tài sản đó mang lại cho doanh nghiệp hàng năm. LTTM được cho là khó xác định
được thời gian sử dụng hữu ích, và c
ũng khó tính toán đư
ợc lợi ích mà mà LTTM tạo ra

trong một chu kỳ kinh doanh. Hiện tại chưa có phương pháp trích khấu hao nào có thể
phân bổ giá trị của tài sản có thời gian sử dụng không xác định được như LTTM. Thế
nhưng, trong quá tr
ình ho
ạt động của doanh nghiệp, tài sản này c
ũng có th
ể bị giảm đi giá
trị, chính vì thế mỗi năm LTTM phải được tiến hành đánh giá tổn thất để ghi nhận khoản
giảm giá trị này. Lý luận tương tự cho TSVH có thời gian sử dụng hữu ích không xác
định được.
Một lý giải khác chính từ sự khác biệt trong bản chất của tài sản được trích khấu
hao và LTTM. Mặc dù các chi phí khấu hao tài sản không phải là chi phí thực chi bằng
tiền và những chi phí này có thể bóp méo kết quả tài chính của doanh nghiệp, nhưng ít
nhất chi phí khấu hao c
ũng cung c
ấp thông tin hữu ích cho người sử dụng thông tin vì họ
sẽ biết được khi nào sẽ phải chi tiền để thay thế tài sản và biết chính xác lợi nhuận đ
ã b

pha loãng bởi khái niệm chi phí khấu hao là bao nhiêu. LTTM thì không thể bị thay thế.
Vì thế việc tiến hành trích khấu hao cho LTTM là không có ý ngh
ĩa.
16
Riêng đối với tài sản vô hình chưa sẵn sàng sử dụng phải đánh giá tổn thất hàng
năm, v
ì kh
ả năng tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai đủ để phục hồi giá trị sổ sách của
những tài sản này thường bị những tình huống không chắc chắn ảnh hưởng trước khi tài
sản sẵn sàng được sử dụng,hơn là sau khi tài sản ấy sẵn sàng sử dụng (IAS 36 đoạn 11).
1.2.2.4 Dấu hiệu nhận biết TTTS:

Đoạn 12- IAS 36 giới thiệu những dấu hiệu cho thấy có thể tài sản bị giảm giá trị:
a. Thông tin bên ngoài:
󽜮 Giá trị thị trường của tài sản giảm đáng kể so với dự tính do thời gian hoặc do sử
dụng. Ví dụ có sự suy giảm đáng kể trong doanh số của đơn vị do sản phẩm hoặc
kỹ thuật mới không được đưa ra thị trường vào thời điểm dự kiến. Ngoài ra, có thể
có sự thay đổi nhân sự chủ chốt ảnh hưởng đến năng suất của đơn vị so với đối thủ
cạnh tranh.
󽜮 Những thay đổi đáng kể gây ra bất lợi cho doanh nghiệp trong hiện tại hoặc tương
lai về mặt kỹ thuật, môi trường pháp lý và kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt
động, hoặc thị trường của tài sản. Ví dụ đối thủ cạnh tranh có thể phát triển sản
phẩm hoặc kỹ thuật mới gây ra sự giảm sút thường xuyên đáng kể đến thị phần
của doanh nghiệp.
󽜮 Lãi suất hoặc tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return On Investment – ROI) trên thị
trường gia tăng …ảnh hưởng đến tỷ lệ chiết khấu dùng để tính giá trị sử dụng của
tài sản, làm giảm giá trị có thể thu hồi được của tài sản một cách trọng yếu.
󽜮 Giá trị số sách của tài sản thuần tại đơn vị lớn hơn giá trị vốn hóa của thị trường.
b. Thông tin bên trong:
󽜮 Có bằng chứng về sự lỗi thời, hư hỏng về mặt vật lý đối với tài sản.
󽜮 Có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản gây bất lợi cho doanh nghiệp trong
hiện tại hoặc tương lai gần.
Ví dụ máy móc có thể không được sử dụng; tái cấu trúc doanh nghiệp dẫn tới việc
thay đổi cách thức sử dụng tài sản; có kế hoạch bán tài sản hoặc thời gian sử dụng hữu
17
ích của tài sản có thể chuyển từ không giới hạn (không thể xác định) sang giới hạn (xác
định).
󽜮 Bằng chứng nội bộ cho thấy hiệu suất của máy móc đang hoặc sẽ suy giảm so với
dự tính.
Ví dụ luồng tiền thực dành cho việc bảo trì, vận hành tài sản cao hơn đáng kể so
với dự tính; luồng tiền vào thực hoặc lợi nhuận từ tài sản giảm so với dự tính; luồng tiền
trong tương lai để duy trì hoạt động có thể gia tăng, hoặc lợi nhuận mong đợi có thể

giảm.
Khi có những dấu hiệu cho thấy tài sản bị giảm giá trị, cần xem xét lại thời gian
hữu dụng còn lại, phương pháp khấu hao, giá trị thanh lý và
đi
ều chỉnh lại cho dù không
có khoản lỗ nào từ việc giảm giá trị được ghi nhận.
Ngoài yêu cầu bắt buộc kiểm tra mức giảm giá trị hàng năm đối với một số tài sản
nêu trên, IAS 36 lưu
ý r
ằng khái niệm trọng yếu cần được xem xét để quyết định rằng có
cần ước tính giá trị có thể thu hồi của tài sản hay không. Ví dụ khi lần kiểm tra trước cho
thấy giá trị có thể thu hồi của tài sản lớn hơn một cách đáng kể so với giá trị trên sổ sách,
thì vào kỳ này đơn vị không cần ước tính lại giá trị có thể thu hồi nếu chưa có sự kiện nào
xảy ra có thể ảnh hưởng làm cho giá trị thu hồi có thể bị giảm xuống.
1.2.2.5 Xác định giá trị có thể thu hồi:
Giá trị có thể thu hồi của tài sản được định ngh
ĩa là “giá tr
ị dòng tiền lớn nhất mà
tài sản có thể tạo ra cho doanh nghiệp” (PricewaterhouseCoopers, 2013). Do đó, giá trị có
thể thu hồi của tài sản được xác định là giá cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán
và giá trị sử dụng của tài sản. Nếu một trong hai loại giá trị nói trên cao hơn giá trị sổ
sách của tài sản, có nghĩa là tài sản không bị giảm giá trị, lúc này ta không cần ước tính
loại giá trị còn lại. Ví dụ, kết quả ước tính giá trị sử dụng của tài sản cho thấy giá trị này
cao hơn giá trị sổ sách thì có thể kết luận ngay là tài sản không bị giảm giá trị và không
cần ước tính giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán tài sản. Tương tự như vậy, nếu giá trị hợp lý
trừ đi chi phí bán được ước tính là cao hơn giá trị sổ sách, đơn vị sẽ không cần ước tính
giá trị sử dụng mà có thể kết luận ngay là tài sản không bị giảm giá.

×