Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH ABC VÀO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.6 KB, 14 trang )

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH
ABC VÀO VIỆT NAM
ABC với những ưu việt của nó đã khẳng định việc áp dụng vào doanh
nghiệp là một việc cần thiết. Cho dù hoạt động kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực
nào, việc tính chi phí và phương pháp truyền thống cũng gây ra những khó khăn
trong việc phân bổ các chi phí gián tiếp cũng như việc phục vụ cho công tác
quản lý. Với việc sử dụng ABC, các nhà quản trị có thể đưa ra được các quyết
định chính xác hơn, hợp lý hơn trong hoàn cảnh hiện tại của doanh nghiệp.
Thực tế ở Việt Nam đây là phương pháp còn rất mới, chỉ có một số doanh
nghiệp áp dụng phương pháp này, ví dụ Công ty Dệt May Gia Định, một số
công ty khai thác than lớn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ việc áp dụng các
phương pháp này trở nên khó khăn. Các yếu tố cản trở việc thực hiện ABC ở
các doanh nghiệp này như thiếu dữ liệu, thiếu nguồn lực kỹ thuật, tài chính và
thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của máy tính. Có lẽ khó khăn chủ yếu nhất đó là việc thu
thập dữ liệu, tập trung vào việc xử lý các số liệu cần thiết theo một cách thức
chính xác với chi phí chấp nhận được. Những doanh nghiệp nhỏ rất kỹ lưỡng
trong việc chọn và phân tích loại thông tin sử dụng để xác định chi phí gián tiếp,
bởi việc thu thập những thông tin cần thiết theo phương pháp ABC rất tốn kém,
trong khi những doanh nghiệp này thường bị ràng buộc về vấn đề tài chính. Do
vậy việc tìm kiếm một phương pháp có thể cho phép những doanh nghiệp nhỏ
thu thập những thông tin về chi phí sản phẩm một cách chính xác với chi phí
thấp là một điều cần thiết. Do hạn chế như vậy nên không phải lúc nào doanh
nghiệp cũng có thể áp dụng phương pháp này. Tuỳ theo từng điều kiện hoàn
cảnh cụ thể để đưa ra quyết định có thực hiện phương pháp ABC hay không.
Doanh nghiệp sẽ chỉ có ý định thay đổi việc sử dụng phương pháp truyền thống
bằng việc sử dụng ABC khi có những yếu tố sau xuất hiện:
• Khi các nhà quản lý không tin vào giá thành được xác định bởi hệ
thống kế toán.
• Phòng marketing không muốn sử dụng giá thành sản phẩm được báo
cáo để xác định giá bán.
• Sản phẩm sản xuất phức tạp được báo cáo là đem lại lợi nhuận rất cao


• Lợi nhuận sản phẩm biên khó xác định.
• Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.
• Khi nhà quản lý muốn cắt giảm các sản phẩm được kế toán báo cáo là
mang lại lợi nhuận cao.
• Một số sản phẩm được báo cáo là có lợi nhuận cận biên cao nhưng lại
không được đối thủ cạnh tranh sản xuất.
• Chi phí sản xuất chung tăng.
• Chủng loại sản phẩm phong phú.
• Chi phí lao động trực tiếp chiếm tỉ trọng nhỏ.
• Những sản phẩm có sản lượng tiêu thụ lớn,được đối thủ cạnh tranh
định giá quá thấp .
• Hệ thống kế toán phải sử dụng rất nhiều thời gian để tính giá và quyết
định đặt mức giá bán.
Như vậy phương pháp ABC mặc dù được xem xét là có tính ưu việt hơn
hẳn phương pháp truyền thống trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh và
tính chi phí chính xác, song không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng
được. Trong trường hợp nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết sử dụng phương
pháp ABC để có thể nâng cao hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp
cần xác định mô hình ABC làm cơ sở cho việc thực hiện trong điều kiện doanh
nghiệp tại thời điểm hiện tại. Dưới đây là đề xuất của nhóm nghiên cứu khoa
học về quy trình thực hiện mô hình ABC và công tác thu thập, xử lý thông tin
phục vụ cho quá trình thực hiện đó.
I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:
Quy trình thực hiện gồm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn chuẩn bị.
• Giai đoạn thực hiện.
• Giai đoạn nâng cao cải thiện phương pháp.
1. Giai đoạn chuẩn bị.
Trong giai đoạn này doanh nghiệp cần phải xác định được nguồn lực hiện
có (con người, công nghệ, các phương án hoạt động v..v.) xem xét hoạt động

của doanh nghiệp, từ đó tổ chức và phân bổ nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu
cũng như cung cấp cơ chế quản lý phù hợp của doanh nghiệp. Cũng trong giai
đoạn này cần thành lập một đội thực hiện ABC. Đội này có thể thực hiện nhiệm
vụ của mình theo nhiều cách, phụ thuộc vào sự sẵn có của nguồn lực, thời gian
và yêu cầu bảo đảm hoạt động hàng ngày. Để đảm bảo thực hiện ABC hiệu quả
cơ cấu thích hợp nhất là đội gồm những người nắm giữ các vị trí chủ chốt tại
các bộ phận, có trình độ cao trong lĩnh vực chuyên môn và có sự cam kết đến
kết quả cuối cùng của công việc. Trong trường hợp thiếu kinh nghiệm về ABC,
đội cần được tư vấn bởi những chuyên gia trong quá trình thực hiện. Đội sẽ xem
các yếu tố thành công cơ bản và xác định nhân tố nào doanh nghiệp cần quan
tâm quản lý. Thông thường các nhân tố thành công bao gồm: các kế hoạch chiến
lược, các nguồn lực, các cách thức quản lý, hỗ trợ chức năng từ dưới lên. Sau đó
thu thập các thông tin trong hệ thống cũng như môi trường xung quanh tác động
đến doanh nghiệp. Một việc cần thiết nữa là xây dựng các vấn đề kinh doanh
chủ yếu (giới thiệu sản phẩm mới tốc độ xử lý các đơn đặt hàng…). Điều này sẽ
quyết định đến việc xem xét quá trình nào cần ưu tiên để cải tiến hay loại bỏ.
2. Giai đoạn thực hiện.
Trong giai đoạn này cần xem xét các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp
và thu thập tài liệu chi tiết về cách thức doanh nghiệp vận hành, tức là phân tích
quá trình hoạt động. Sau đây chúng tôi đưa ra 4 bước cơ bản quá trình vận dụng
mô hình ABC vào doanh nghiệp.
• Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động.
• Xác định các trung tâm hoạt động.
• Xác định chi phí cho các trung tâm hoạt động và các hoạt động.
• Phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính phí.
B1. Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động:
Quá trình thực hiện mô hình ABC bắt đầu bằng việc phân tích quá trình sản
xuất của doanh nghiệp. Qua đó, ta xác định được các hoạt động và quá trình
chủ yếu trong một tổ chức cũng như các đặc tính của chúng như thời gian, chất
lượng, tiến độ thực hiện và các đầu ra, các nguồn lực đầu vào cần thiết cho mỗi

hoạt động hoặc quá trình. Qua đó ta cũng nhận diện được hoạt động nào làm
gia tăng giá trị, hoạt động nào không tạo thêm giá trị.Việc phân tích quá trình
sản xuất thành các hoạt động là rất quan trọng, nó là bước cơ sở để KTQT xác
định trung tâm hoạt động ở các bước tiếp theo.
B2. Xác định các trung tâm hoạt động:
Sau khi đã nhận diện được các hoạt động tiêu dùng nguồn lực, KTQT phải
xác định các trung tâm hoạt động. Về lý thuyết, mỗi hoạt động đều có thể được
coi là một trung tâm. Tuy nhiên, do quá trình sản xuất được phân tích thành rất
nhiều hoạt động khác nhau, nên để giảm bớt khối lượng công việc kế toán, một
trung tâm hoạt động sẽ có thể bao gồm một số hoạt động có cùng bản chất xét ở
khía cạnh gây ra sự phát sinh chi phí. Chẳng hạn, trung tâm “hoạt động kiểm tra
sản phẩm” có thể bao gồm các hoạt động cụ thể như: kiểm tra các thông số kỹ
thuật, chạy thử, kiểm tra công tác đóng gói, bảo quản sản phẩm...
B3. Xác định chi phí cho các trung tâm hoạt động và các hoạt động.
Dựa vào các tài khoản kế toán tài chính ta xác định được tổng chi phí của
các nguồn lực như: khấu hao tài sản, chi phí vận chuyển, nhiên liệu....tiếp đó chi
phí sẽ được quy nạp cho các trung tâm hoạt động đã được xác định ở trên, chi
phí từ trung tâm hoạt động lại được phân bổ đến từng hoạt động theo các tiêu
thức phân bổ thích hợp.
B4. Phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính phí (sản phẩm, khách hàng...):
Để lựa chọn một khía cạnh, nhân tố nào đó của hoạt động làm nguồn phát
sinh chi phí cho từng hoạt động, làm cơ sở để tiến hành phân phối chi phí cho
từng loại sản phẩm phải đồng thời cân nhắc hai nhân tố sau đây:
- Kế toán quản trị phải có dữ liệu phong phú về nguồn phát sinh chi phí
định lựa chọn, chẳng hạn muốn chọn số lượng sản phẩm được kiểm tra là nguồn
phát sinh chi phí của “hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm” thì KTQT phải
có dữ liệu về số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra trong
kỳ.
- Nguồn phát sinh chi phí phải phản ánh được mức độ tiêu dùng các hoạt
động của từng loại sản phẩm. Chẳng hạn, nếu sự vận động của chi phí phù hợp

với số lượng sản phẩm được kiểm tra thì nguồn phát sinh chi phí có thể được
xác định là số lượng sản phẩm.
Sau khi đã xác định được nguồn phát sinh chi phí, kết hợp với dữ liệu về
mức độ tiêu dùng các hoạt động (thực chất là tiêu dùng nguồn phát sinh chi phí)
của từng loại sản phẩm ta sẽ xác định được tỉ lệ phân bổ tương ứng cho từng
loại sản phẩm. CP đã được tập hợp ở các hoạt động sẽ được phân phối cho từng
loại sản phẩm, dịch vụ theo tỉ lệ đã được xác định đó.
3. Giai đoạn nâng cao cải tiến phương pháp.
Các hoạt động của doanh nghiệp luôn thay đổi theo từng hoàn cảnh khác
nhau, với nhiều yếu tố tác động liên tục, do đó không thể áp dụng một mô hình
cố định trong thời gian dài. Mô hình ABC đòi hỏi phải được thiết kế linh hoạt
để có thể điều chỉnh thuận tiện theo từng yếu tố môi trường tác động. Sau khi
xây dựng được mô hình ABC, các cấp lãnh đạo doanh nghiệp phải thường
xuyên thẩm định lại chiến lược, cập nhập các nhân tố thành công cơ bản và các
vấn đề kinh doanh chủ yếu theo các thay đổi của các đối tượng liên quan và môi
trường kinh doanh. Trong giai đoạn này cần thực hiện các bước:
• Xem xét giữa các số liệu thực tế và kế hoạch để tìm ra các vấn đề
còn bất hợp lý, từ đó tìm cơ hội cải thiện. Đây là việc các nhà quản
trị cần xem xét những hoạt động nào tạo nên lợi nhuận hay mang lại

×