Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của hộ nông dân ở huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.18 KB, 121 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




HÀ THÚY MAI




TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN
ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH












THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




HÀ THÚY MAI




TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN
ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN HẢI






THÁI NGUYÊN - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN


- Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả





Hà Thúy Mai


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự
giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để
hoàn thành luận văn này.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo,TS Ngô Văn Hải, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Khoa sau đại học - Trường
Đại học kinh tế và QTKD Thái Nguyên, các thày cô giáo khoa Kinh tế và QTKD đã
nhiệt tình giảng dạy và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian học tập và giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến CBCNV Ngân hàng NN&PTNT, Các tổ chức
tín dụng huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh
Tường, cán bộ và nhân dân các xã mà tác giả đến khảo sát, đã tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ
và động viên tạo thuận lợi cho tôi hoàn thiện khóa học này.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn!



Tác giả luận văn


Hà Thúy Mai


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn 3
5. Bố cục của luận văn 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘ NÔNG
DÂN VAY VỐN TÍN DỤNG NÔNG THÔN 6
1.1. Lý luận về vốn tín dụng nông thôn 6

1.1.1. Bản chất và chức năng của tín dụng 6
1.1.2. Các hình thức tín dụng và cung ứng tín dụng nông thôn 11
1.1.3. Nhu cầu vốn tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân 14
1.1.4. Đặc điểm về vốn của hộ và vốn tín dụng nông thôn cho hộ nông dân 16
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vay vốn tín dụng đối với hộ nông dân 19
1.2. Thu nhập và tác động của vốn vay tín dụng đầu tư sản xuất đến
thu nhập của hộ ND 23
1.2.1. Khái niệm thu nhập của hộ nông dân 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
1.2.2. Các tác động của vốn vay tín dụng đến thu nhập của hộ nông dân 24
1.3. Cơ sở thực tiễn về vốn tín dụng cho hộ nông dân 26
1.3.1. Tổng quan về vốn tín dụng cho sản xuất của hộ nông dân trên thế giới 26
1.3.2. Thực tiễn vay vốn tín dụng của hộ nông dân ở Việt Nam 31
1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn vay vốn của hộ nông dân 34
1.3.4. Bài học kinh nghiệm 37
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Khung nghiên cứu 39
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu 41
2.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu 42
2.2.5. Phương pháp phân tích tài liệu 42
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43
2.3.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất 43
2.3.2. Chỉ tiêu về thu nhập 44
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45
3.1.1. Vị trí địa lý 45
3.1.2. Địa hình, khí hậu, thời tiết 45
3.1.3. Dân số - Lao động 46
3.1.4. Tăng trưởng kinh tế 47
3.1.5. Thực trạng sản xuất các ngành sản xuất nông lâm nghiệp 48
3.2. Thực trạng vay vốn tín dụng của hộ nông dân tại huyện Vĩnh Tường 54
3.2.1. Thực trạng vay vốn từ nguồn tín dụng chính thống của hộ nông
dân huyện Vĩnh Tường 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
3.2.2. Thực trạng vay vốn từ nguồn phi chính thống của hộ nông dân
huyện Vĩnh Tường 56
3.2.3. Thực trạng khảo sát tình hình vay vốn của các hộ điều tra 58
3.3. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập hỗn hợp của hộ
nông dân 64
3.3.1. Tình hình đầu tư tín dụng và kết quả SX trong các hộ điều tra 64
3.3.2. Tình hình hoàn vốn vay và lãi vay 74
3.3.3. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập trong hộ 75
Chƣơng 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ TÍN DỤNG ĐỂ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, NÂNG CAO THU NHẬP ĐỐI
VỚI HỘ NÔNG DÂN TẠI HUYỆN VĨNH TƢỜNG, TỈNH
VĨNH PHÚC 83
4.1. Quan điểm, định hướng 83
4.1.1. Quan điểm về phát triển tín dụng đối với hộ nông dân 83
4.1.2. Định hướng vay vốn tín dụng cho hộ nông dân 85
4.1.3. Mục tiêu cụ thể 85
4.2. Một số giải pháp chủ yếu về vốn tín dụng để phát triển sản xuất,

tăng thu nhập cho hộ nông dân 86
4.2.1. Giải pháp với hộ nông dân 86
4.2.2. Đối với Ngân hàng 91
4.3. Một số kiến nghị 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CP : Chính phủ
DVTM : Dịch vụ thương mại
HĐND : Hội đồng nhân dân.
HCCB : Hội Cựu chiến binh
HND : Hội Nông dân.
HPN : Hội phụ nữ.
HTX : Hợp tác xã
KS : Kiểm soát
NHCSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội.
NHTM : Ngân hàng Thương mại.
NSNN : Ngân sách Nhà nước.
SXKD : Sản xuất kinh doanh
UBND : Ủy ban nhân dân.
TD : Tín dụng
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp.

Tổ TK&VV : Tổ tiết kiệm và vay vốn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Danh sách số hộ đã chọn khảo sát ở 3 xã 40
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện 47
Biểu 3.2. Tình hình đi vay tín dụng ngân hàng để đầu tư sản xuất của
các hộ ND 54
Biểu 3.3. Tình hình đi vay của các hộ nông dân từ các Quỹ TDND 56
Bảng 3.4. Số hộ đi vay toàn huyện theo mục đích vay tại NH Nông
nghiệp năm 2013 56
Bảng 3.5. Thông tin chung về các hộ điều tra 58
Bảng 3.6. Số liệu về vay vốn TD chính thống của các hộ KS ở 3 xã năm 2013 60
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tình hình hộ ND vay vốn tín dụng phi chính thức 62
Bảng 3.8. Tổng hợp số vốn vay tín dụng chính thống và phi chinh
thống của hộ nông dân năm 2013 63
Bảng 3.9. Kết quả đầu tư vốn TD thâm canh ngô LVN25 tại huyện
Vĩnh Tường năm 2013 68
Bảng 3.10. Hiệu quả đầu tư vốn TD cho tăng qui mô đàn bò sữa của
hộ chăn nuôi 70
Bảng 3.11. Hiệu quả kinh tế sản xuất ở các nhóm hộ trồng trọt năm 2013 72
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế sản xuất ở các nhóm hộ TTCN năm 2013 73
Bảng 3.13. Thu nhập hỗn hợp ở các nhóm hộ KD tổng hợp năm 2013 73
Bảng 3.14. Tỷ lệ hoàn vốn vay và lãi đúng hạn tại ngân hàng 74
Bảng 3.15. Thu nhập hỗn hợp và sự thay đổi TNHH của hộ nông dân
vay vốn 77

Bảng 3.16. Tác động của lượng vốn tín dụng đến thu nhập 80
Bảng 3.17. Tác động của thời hạn vay vốn tín dụng đến thu nhập 81


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Nguyên lý tác động của vay vốn tín dụng đến thu nhập của hộ ND 25
Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu 40


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò to lớn
và vị trí quan trọng của vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Kinh
tế hộ gia đình ở nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế
xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn.Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ tạo ra lượng sản
phẩm hàng hóa đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập
cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp
sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Các hộ gia
đình ở nhiều nơi đã có một sức bật mạnh mẽ tận dụng các tiềm năng về vốn,

lao động, đất đai để sản xuất trong đó vốn là một yếu tố quan trọng, chiếm vị
trí quan trọng nhất đến sự tồn tại phát triển giàu mạnh của kinh tế đất nước
nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng.Trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưu thế và quy mô kinh
doanh phù hợp người nông dân cần có nhiều vốn để đầu tư. Ngoài nguồn vốn
tự có, các hộ nông dân cần có thêm các nguồn vốn khác, đặc biệt là nguồn
vốn vay tín dụng. Cơ chế chính sách vay vốn tín dụng cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh của hộ, thời gian vay và lãi suất vay ở mức độ nào có hiệu quả
nhất luôn quan tâm và cần có điều tra khảo sát cụ thể để trả lời. Bên cạnh đó
việc xác định các giải pháp cụ thể để nông dân sử dụng vốn tín dụng một cách
có hiệu quả và tăng thu nhập cao nhất? Đây cũng là vấn đề không những của
hộ nông dân mà cả các tổ chức cung cấp tín dụng, các đối tượng có liên quan
cần quan tâm để tạo điều kiện cung ứng vốn cho các hộ nông dân kịp thời,
đầy đủ và giúp họ có giải pháp sử dụng vốn mang lại thu nhập cao hơn nữa.
Vĩnh Tường là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
kinh tế nông nghiệp và phát triển nghề. Với những người dân sống bằng nghề
nông, thu nhập còn thấp và không ổn định nên thiếu vốn cho phát triển SX, do
đó nhu cầu về vốn để mở rộng, phát triển nông nghiệp rất cần thiết. Trong
thực tế giai đoạn vừa qua, để có đủ vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư chuyển dịch
và phát triển kinh tế hộ, các hộ nông dân ở khu vực nông thôn huyện Vĩnh
Tường đã được vay vốn từ hệ thống tín dụng chính thức (ngân hàng, quỹ tín
dụng ), ngoài ra các hộ nông dân còn huy động vốn từ nhiều nguồn tín dụng
phi chính thức như tham gia phường hội, vay mượn tư nhân, họ hàng, bạn
bè, Để có thể tham mưu đề xuất các giải pháp tạo điều kiện cho các hộ nông
thôn khai thác nguồn vốn vay tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh một cách hiệu quả nhất nhằm tăng thu nhập, nâng cao mức sống thì thì

triển khai nghiên cứu đánh giá hiệu quả đạt được một cách khoa học và cụ thể
là rất cần thiết và có ý nghĩa cả lý luận khoa học và thực tiễn.
Trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn đặt ra tại huyện Vĩnh tường, ta chọn
nghiên cứu đề tài “Tác động của tín dụng nông thôn đối với thu nhập của
hộ nông dân ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu
luận văn cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá tác động tín dụng đến thu nhập của hộ nông
dân ở huyện Vĩnh Tường, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường tác động của vốn vay và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn vay để phát triển SXKD góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông
dân ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của vốn tín dụng
nông thôn đến thu nhập của hộ nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
- Nghiên cứu thực trạng tình hình vay vốn tín dụng của hộ nông dân cho
phát triển SXKD, từ đó đánh giá tác động của vốn tín dụng đến thu nhập đối
với các hộ nông dân vay vốn tín dụng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt
tác động tích cực của vốn tín dụng đến phát triển SXKD và nâng cao thu nhập
cho hộ nông dân huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tín dụng và tác động của tín dụng đến thu nhập hộ nông dân

tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu
về hoạt động đi vay phục vụ sản xuất kinh doanh đối với hộ nông dân tại các
tổ chức tín dụng, từ nguồn phi chính thống, kết quả sử dụng vốn vay và tác
động của vốn vay tới thu nhập của hộ.
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Vĩnh
Tường, tập trung ở 3 xã là: xã Thượng Trưng, xã Tuân Chính và xã An Tường.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2013 đến
tháng 6/2014. Do đó các thông tin, số liệu phán ánh trong đề tài tập trung chủ
yếu trong khoảng thời gian từ đầu năm 2011 đến 2014 và đề xuất giải pháp từ
nay cho đến các năm tiếp theo.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Đây là luận văn nghiên cứu về tác động của hoạt động vay vốn trong hộ
nông dân thị xã huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài nghiên cứu về vấn
đề hộ nông dân vay vốn tín dụng nông thôn; Từ các phân tích thực trạng để
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị khắc phục. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
luận khoa học và giá trị thực tiễn, đề xuất kiến nghị phù hợp với tình hình
thực tế của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập từ hoạt động
tín dụng đối với hộ nông dân tại huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘ NÔNG DÂN
VAY VỐN TÍN DỤNG NÔNG THÔN
1.1. Lý luận về vốn tín dụng nông thôn
1.1.1. Bản chất và chức năng của tín dụng
1.1.1.1. Một số khái niệm về tín dụng
Quan điểm truyền thống về tín dụng nông thôn cho rằng cơ chế giá cả hay
lãi suất vẫn có chức năng tích cực ở thị trường tín dụng. Lãi suất thấp sẽ khuyến
khích nông dân vay mượn, tăng cường áp dụng kỹ thuật mới để đạt được sản
lượng và thu nhập cao. Lãi suất cao sẽ ngăn cản nông dân vay mượn.
Trên cơ sở lập luận đó, quan điểm truyền thống đề xuất sự can thiệp
mạnh của chính phủ ở thị trường tín dụng bằng sự duy trì lãi suất thấp và trợ
cấp tín dụng cho nông hộ (26). Quan điểm truyền thống giả định vốn tín dụng
là một đầu vào hay yếu tố sản xuất quan trọng, bởi vì thiếu vốn là trở ngại
chính đối với tăng trưởng kinh tế khu vực ở nông thôn (Wai, 22).Từ giả định
này có tác giả suy luận rằng nhu cầu tín dụng sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm
sản xuất của nông hộ vì vốn tín dụng là một bộ phận của yếu tố vốn không
được kết hợp với các yếu tố sản xuất khác trong quá trình SX (Adam, 24).
Tuy nhiên, thực tiễn can thiệp của Chính phủ vào thị trường tín dụng ở
các nước đang phát triển đã không đạt được những kết quả như kỳ vọng, do
vậy quan điểm truyền thống về tín nông thôn đã bị thách thức cả về mặt logic

lẫn thực tiễn.
Nhu cầu của vốn tín dụng của hộ nông dân xuất hiện do tương quan
giữa thu nhập (Y) và nguồn lực (R) với chỉ tiêu tiền tệ (E) được biểu thị qua
hàm cầu tín dung: B= f(Y,R,E).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
Nhu cầu về vốn tín dụng tăng khi chỉ tiêu tăng hay thu nhập giảm hoặc
nguồn lực thấp, khi các điều kiện khác không đổi. Thu nhập của hộ nông dân
chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ tiền công, tiền lương thu được
từ hoạt động ngoài nuôi gia cầm. Nguồn lực có thể dưới hình thức tài sản sản
xuất, bất động sản và tài sản khác (21). Chỉ tiêu có thể dưới hình thức chi phí
đầu tư hoặc tiêu dùng.
Tín dụng thương mại (Trade Credit) là một hình thức tín dụng trong đó
người bán (nhà cung cấp) đồng ý cho người mua trả chậm giá trị hàng hóa đã
mua trong một khoảng thời gian nhất định. Tín dụng thương mại là hình thức
tín dụng phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở các nước đang
phát triển cũng như các quốc gia phát triển. Vai trò của tín dụng thương mại
từ lâu đã là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
1.1.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế hộ nông dân
Nhu cầu đầu tư bao gồn đầu tư mới và đầu tư vào sản xuất hiện tại của
nông dân. Đầu tư mới của nông dân thường dưới hình thức mở rộng sản xuất của
nông dân hay thuê thêm đất đai, máy móc hoặc áp dụng kỹ thuật mới. Đầu tư
vào sản xuất hiện tại bao gồm các yếu tố đầu vào ngắn hạn như: con giống, phân
bón, nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào dài hạn như máy móc
Cơ cấu sản xuất của hộ nông dân cũng ảnh hưởng tới nhu cầu vốn tín
dụng khách nhau. Đầu tư dài hạn vào sản xuất mới và tài sản cố định đòi hỏi
vốn vay nhiều vào dài hạn. Vốn vay nhỏ và ngắn hạn chỉ thích hợp với các
yếu tố đầu vào ngắn hạn (Ray, 25). Thu nhập, tài sản sản xuất, bất động sản

và các tài sản khác ngoài nông hộ, chỉ đầu tư vào tiêu dùng và đặc tính sản
xuất có thể ảnh hưởng tới nhu cầu tín dụng và do đó ảnh hưởng tới quyết định
vay vốn chính thức của nông dân.
Tuy nhiên, có nhu cầu tín dụng không giải thích đầy đủ các yếu tố
quyết định sự tiếp cận tín dụng của nông dân. Donald (22) đã lập luận rặng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
địa vị chính trị xã hội của nông dân sẽ ảnh hưởng tới việc vay vốn chính thức
của họ, vì có mối quan hệ gần gũi với các nhân viên của ngân hàng, có kiến
thức và thông tinh về chương trình tín dụng nên họ dễ dàng xin vay vốn tín
dụng chính thức.
Theo lý thuyết về kinh tế hộ sản xuất của Kooreman (23), nhu cầu tín
dụng chính thức của hộ luôn bị hạn chế vì giới hạn của họ về kiến thức, kỹ
năng chuyên môn, của cải và thời gian. Trình độ văn hóa của các hộ nông dân
có ảnh hưởng tới sự tiếp cận tín dụng chính thức của họ, vì có được tín dụng
từ khu vực chính thức, các hộ nông dân phải trải qua các thủ tục về giấy tờ
đòi hỏi trình độ văn hóa nhất định. Hơn nữa, các hộ nông dân có văn hóa cao
sẽ có kế hoạch đầu tư tốt hơn và có nhiều khả năng xin vay vốn tín dụng
chính thức hơn. Tài sản của các hộ nông dân phản ánh khả năng tài chính của
họ và những hộ nông dân giàu hơn sẽ có ít nhu cầu vay vốn hơn.
Stiglitz, J.E and A.Weiss (21) và Floro (21) với giả định thị trường tín
dụng là không hoàn hảo lập luận rằng: phân phối tín dụng theo cơ chế phi giá
cả không chỉ là kết quả của sự can thiệp của chính phủ, mà còn từ hành vi của
người cho vay và người đi vay trong môi trường không cân xứng thông tin ở
thị trường tín dụng. Nhìn chung, lãi suất ở thị trường chính thức thường thấp
hơn mức cân bằng của thị trường (Adam, 24). Khi nhu cầu tín dụng vượt cung
tín dụng, những người cho vay chính thức kỳ vọng thu được lợi nhuận cao
hơn nhờ gia tăng lãi suất. Tuy nhiên, vì thông tin không cân xứng, lãi suất cao

hơn sẽ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức (27). Trước vấn đề
lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, những người cho vay chính thức có thể
giới hạn tín dụng theo cơ chế phi lãi suất. Trước khi chấp thuận một đơn xin
vay, họ thường đánh giá mức rủi ro của người đi vay, dựa vào những đặc tính
có thể quan sát được của người vay bao gồm diện tích đất đai, tình trạng nhà
cửa, nghề nghiệp chính của chủ hộ, trình độ văn hóa và danh tiếng của nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
họ (Martin Pertich, 24). Trên cơ sở những thôn tin này, người cho vay sẽ
quyết định kỳ hạn và điều kiện trong hợp đồng cho vay.
Lý thuyết về thu nhập theo chu kỳ sống cho rằng: các hộ nông dân trai
trẻ có nhiều con nhỏ có thể tiêu dùng nhiều hơn thu nhập, nên họ cần vay
mượn để tiêu dùng cho gia đình của họ.
Kết hợp quan điểm truyền thống về tín dụng nông thôn. Lý luận về nhu
cầu tín dụng của nông thôn, lý thuyết kinh tế hộ sản xuất và lý thuyết thu nhập
sản xuất theo chu kỳ sống cho thấy: thu nhập, tài sản sản xuất, bất động sản
và tài sản khác của nông hộ; đầu tư, chi tiêu và đặc tính sản xuất của nông trại
và những đặc tính quan trọng của chủ hộ như tuổi, trình độ văn hóa, kỹ năng
chuyên môn, địa vị chính trị xã hội có ảnh hưởng tới sự tiếp cận vốn tín
dụng chính thức và do đó tới nguồn tín dụng của nông trại.
1.1.1.3. Bản chất của tín dụng
Tín dụng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất khác nhau, nhưng ở
bất cứ phương thức nào tín dụng cũng biểu hiện ra bên ngoài như là sự vay
mượn tạm thời một vật hoặc một số vốn tiền tệ, nhờ vậy mà người ta có thể sử
dụng được giá trị của hàng hoá hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua trao
đổi. Để vạch rõ bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế
trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái
sản xuất.

* Sự vận động của tín dụng Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người
cho vay và người đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua vận
động giá trị vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá.
Quá trình vận động đó được thể hiện qua các giai đoạn sau:
+ Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn
này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ người cho vay
sang người đi vay. Như vậy khi cho vay, giá trị vốn tín dụng được chuyển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
sang người đi vay, đây là một đặc điểm cơ bản khác với việc mua bán hàng
hoá thôn thường. Các Mác viết “Trong việc cho vay, chỉ có một bên nhận
được giá trị, vì cũng chỉ có một bên nhượng đi giá trị mà thôi”.
+ Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất. Sau khi
nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng giá trị đó để
thoả mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên người đi vay không có quyền sở
hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định.
+ Thứ ba: Sự hoàn trả của tín dụng. Đây là giai đoạn kết thúc một vòng
tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản
xuất để trở về hình thái tiền tệ, thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho
vay. Như vậy sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận
động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù
kinh tế khác.
* Hoạt động của tín dụng trong phạm vi vĩ mô
Sau năm 1930 lý thuyết cho vay đã được thừa nhận và sử dụng để phân
tích hoạt động của tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trường. Quỹ cho
vay được hình thành và vận động giữa các chủ thể tham gia quá trình tái sản
xuất, bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông; các tổ
chức tài chính - tín dụng; Nhà nước và công dân.

1.1.1.4. Chức năng của tín dụng
a. Chức năng phân phối lại tài nguyên
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác.
Chính nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một
phần tài nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng. Phân phối
tín dụng được thực hiện bằng hai cách:
- Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng
thương mại và việc phát hành trái phiếu của Nhà nước và các công ty.
- Phân phối gián tiếp: Là việc phân phối được thực hiện thông qua các
tổ chức trung gian, như ngân hàng, HTX tín dụng, Công ty Tài chính,
Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các tổ chức trung gian
chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt các tổ chức trung gian tập trung vốn tiền
tệ của các doanh nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay. Mặt khác chúng
phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá
nhân và một phần cho kho bạc Nhà nước. Giữa phân phối qua tín dụng và phân
phối qua Ngân sách có những điểm khác nhau: Đối với tín dụng phân phối trên
cơ sở hoàn trả, phân phối vốn liên quan đến thu nhập quốc dân, và tổng sản
phẩm xã hội, phân phối chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong khi
ngân sách phân phối vốn mang tính chất cấp phát, phân phối chủ yếu liên quan
đến thu nhập quốc dân và phân phối chủ yếu cho lĩnh vực phi sản xuất.
b. Tạo cơ sở để lưu thông, là dấu hiệu giá trị trao đổi ngang bằng.
Trong thời kỳ đầu lưu thông là hoá tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng
phát triển, các giấy nợ đó thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi
dụng đặc điểm này, các ngân hàng đó bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu thông.

Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có dự trữ quí kim (vàng), nhưng dần dần
tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dự trữ vàng của ngân hàng.
Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ
cho sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hoá nhanh hơn và
do vậy, hàng hoá đi từ hình thức tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc
đẩy mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và
phát triển kinh tế.
1.1.2. Các hình thức tín dụng và cung ứng tín dụng nông thôn
1.1.2.1. Các hình thức tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

12
Tín dụng xuất phát từ Credit trong tiếng Anh - có nghĩa là lòng tin, sự
tin cậy, sự tín nhiệm. Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự
vay mượn. Căn cứ theo chủ thể trong quan hệ tín dụng. Các hình thức tín
dụng bao gồm: tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng là các hình thức tín
dụng chính thức, tín dụng thương mại là tín dụng phi chính thức.
1.1.2.2. Cung tín dụng và giới hạn của các tổ chức tín dụng chính thức
Trong các chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn ở các nước
đang phát triển, chính sách tín dụng không những là mối quan tâm lớn của các
nhà hoạch định chính sách mà còn là vấn đề thu hút sự chú ý rộng rãi của
nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Từ thực tiễn sinh động về chính
sách tín dụng ở các nước đang phát triển, các lý thuyết về tín dụng nông
nghiệp - nông thôn đã được hình thành và phát triển. Vấn đề trung tâm của
các nghiên cứu về tín dụng nông thôn là cung - cầu tín dụng và sự tiếp cận tín
dụng của hộ nông dân.
Thị trường vốn ở nông thôn các nước đang phát triển, cung tín dụng, đặc
biệt tín dụng chính thức thường nhỏ hơn nhu cầu, nên những người lao động

cho vay phải phân phối tín dụng có giới hạn giữa những người xin vay. Các tổ
chức tín dụng thường muốn cho vay những người có đủ thông tin, đánh tin cậy
và tin tưởng họ sử dụng vốn hiệu quả và hoàn trả được nợ. Thiếu thông tin là lý
do những người cho vay không đáp ứng nhu cầu của người vay (20).
Vai trò quan trọng của thông tin về người vay đối với quyết định chấp
thuận của người vay được (25) chỉ ra qua bước đánh giá mức độ tín nhiệm
của người xin vay. Để đánh giá mức độ tín nhiệm của người xin vay, người
cho vay phải nghiên cứu nhiều khía cạnh của người xin vay: mục đích sử
dụng tiền vay, khả năng sáng tạo ra thu nhập và khả năng tạo ra đủ tiền mặt từ
các nguồn thu nhập và tài sản (22).
Donal (20) qua phân tích hành vi của các tổ chức tín dụng chính thức cho
thấy lãi suất thấp thực sự có ảnh hưởng tới phân phối tín dụng của người cho
vay. Những người cho vay chính thức sẽ thiên về cho vay các nông hộ có địa vị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
chính trị xã hội. Lãi xuất thấp cũng làm cho người vay quá chú trọng tới tài sản
thế chấp để xử lý vấn đề rủi ro, do đó những nông hộ sở hữu nhiều đất đai sẽ dễ
dàng được các tổ chức tài chính chấp nhận vì họ có đủ tài sản thế chấp.
Khi nghiên cứu về vai trò của chi phí giao dịch cho vay trên thị trường
tín dụng nông thôn, bằng mô hình nghiên cứu hành vi của các định chế tín
dụng có giới hạn về phía một số người vay số lượng lớn hay những người có
địa vị kinh tế xã hội.
Những người vay có thể tập trung vào một khoản cho vay lớn hơn là
vào những người vay nhỏ vì thế tối thiểu hóa cho phí quản lý của họ. Donalt
(22) khi nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn cho rằng địa vị chính
trị xã hội của nông hộ sẽ ảnh hưởng tới mức độ tín nhiệm của họ đối với
người cho vay nên những nông hộ này sẽ dễ dàng tiếp cận tín dụng chính
thức hơn.

Lý thuyết về giới hạn tín dụng của Pariship Ghosh, Dilip Mookherjee
& Debraj Ray (25) Martin Petrick (24) cũng chứng minh rằng giới hạn tín
dụng chính thức không chỉ bị chi phối bởi tài sản thế chấp mà còn bị chi phối
bởi các đặc tính kinh tế - xã hội của nông hộ. Các đặc tính kinh tế - xã hội của
nông dân phản ánh uy tín của nông hộ đối với người cho vay và do đó quyết
định khả năng tiếp cận cũng như mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức của
nông hộ.
Kết hợp các quan điểm ký luận về cung tín dụng nông thôn và hành vi
tín dụng của nguồn cung tín dụng cho thấy các nhân tốc chủ yếu quyết định
tín dụng chính thức từ phía cung bao gồm: các đặc tính của nông hộ như trình
độ văn hóa, tuổi, giới tính, nghề nghiệp và địa vị chính trị xã hội, đất đai sở
hữu, lao động, vốn, các công cụ sản xuất khác, cơ cấu sản xuất và khả năng
tài chính của nông trại cũng như chi phí giao dịch và quy mô tiền vay. Như
vậy, các đặc điểm kinh tế xã hội của nông trại là những nhân tố ảnh hưởng tới
cung tín dụng và do đó tới nguồn tín dụng của nông trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
1.1.3. Nhu cầu vốn tín dụng và tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân
1.1.3.1. Lý thuyết về tín dụng thương mại
Lý thuyết về tín dụng thương mại được khởi xướng bởi Le Gof (24) và
sau đó được phát triển bởi nhiều học giả những năm gần đây (Schwart, 25).
Trong số các lý thuyết về tín dụng thương mại nổi lên 3 nhóm lý thuyết chính:
lý thuyết về lợi thế tài trợ, lý thuyết về phương tiện phân định giá và lý thuyết
về chi phí giao dịch.
a) Lý thuyết về lợi thế tài trợ (Financing Advantage of Trade Credits)
Do có sự am hiểu tường tận về lĩnh vực hoạt động, nhà cung cấp (người
bán) có thể tìm hiểu về mức độ tín nhiệm của khách hàng tốt hơn những
người cho vay khác. Hơn nữa, do có sự tiếp xúc thường xuyên với khách

hàng, nhà cung cấp có thể thu thập thông tin nhanh hơn và ít tốn kém hơn các
định chế tài chính. Các thông tin về người mua xuất hiện trong quá trình hoạt
động kinh doanh; hành động của người mua biểu lộ trực tiếp thông tin về tình
trạng tài chính của họ tới người bán. Theo Smith (1978) “tín dụng thương mại
được xem là phương thức hợp đồng để đối phó với thông tin không cân xứng
ở thị trường hàng hóa trung gian”.
b) Lợi thế điều khiển người mua
Nếu hàng hóa được cung cấp bởi một người cung cấp đặc quyền,
người cung cấp có thể đe dọa ngưng cung cấp khi khách hàng có hành vi sai
hẹn. Ở trường hợp này người cung cấp (người bán) có được lợi thế điều
khiển người mua.
c) Lợi thế thu hồi sản phẩm
Người cung cấp có khả năng thu hồi hàng hóa đã được cung cấp trong
trường hợp người mua bị phá sản. Mặc dù các tổ chức tín dụng có thể thu hồi
tài sản của khách hàng để trừ nợ cũng như những nhà cung cấp, những nhà
cung cấp do có mạng lưới hoạt động rộng khắp nên chi phí thu hồi và thanh lý
có thể thấp hơn. Lợi thế này phổ biến ở mọi lĩnh vực và mọi hàng hóa. Nhà
cung cấp còn có lợi thế hơn hẳn các tổ chức tín dụng ở chỗ: khối lượng hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
bán càng lớn thì càng ít hàng hóa bị sử dụng sai mục đích và do đó khả năng
thu hồi cao hơn nếu khách hàng sai hẹn hay phá sản.
1.1.3.2 Lý thuyết phương tiện phân định giá (Trade credit as means of price
dismination)
Schwart& Whitcomb (22) lập luận rằng tín dụng thương mại được sử
dụng khi công việc phân định giá công khai được luật pháp cho phép.
Brennan và các cộng sự (25) cho rằng một người độc quyền có thể sử dụng
các điều khoản tín dụng để phân định giá giữa các khách hàng mua và chịu trả

tiền mặt bằng cách ấn định các điều khoản tín dụng hấp dẫn thanh toán chậm
nhưng không quá trễ. Mô hình này được duy trì trong trường hợp cung của thị
trường cạnh tranh không hoàn hảo. Người cung cấp có thể sử dụng tín dụng
thương mại như một phương thức tài trợ cho khách hàng không vay được vốn
tà các định chế tài chính.
Tín dụng thương mại làm giảm chi phí đáng kể đối với những người
cho vay có chất lượng thấp, bởi vì các điều khoản cần độc lập với chất lượng
của khách hàng - ngược lại với tín dụng của ngân hàng. Lãi suất sau đó
thường phản ánh tất cả các đặc tính rủi ro sẽ ưa chuộng tín dụng thương mại
hơn các nguồn tài trợ khác. Biais & Goller (21) đã xây dựng một mô hình tín
dụng thương mại và kết luận rằng các doanh nghiệp khó khăn về tín dụng
ngân hàng thường sử dụng tín dụng thương mại nhiều hơn. Theo mô hình của
Brenan và các cộng sự (21) lợi nhuận khi sử dụng tín dụng thương mại hơn
hẳn lợi nhuận khi không sử dụng tín dụng thương mại.
1.1.3.3. Các lý thuyết về chi phí giao dịch (Transaction cots Theares)
Lý thuyết này được xây dựng với Schwart năm 1974 và Ferrs phát triển
năm 1981. Lý thuyết này lập luận rằng tín dụng thương mại bằng tiền mặt cho
mỗi lần cung cấp mà họ có thể dồn tích nghĩa vụ thanh toán để hoàn trả sau
đó theo định kỳ, do đó giảm được chi phí giao dịch.
Hơn nữa, nếu nhu càu các yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp có tính
thời vụ cao, doanh nghiệp bắt buộc phải dự trữ nhiều hàng tồn kho để đảm

×