TR NG I H C KHOA HỌC TỰ NHIÊN ƯỜ ĐẠ Ọ
L P 08TTHỚ
MÔN : QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ RỦI RO BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ
GVHD: BÙI HỮU PHƯỚC
Tóm Tắt Nội Dung
I/ Khái quát về rủi ro biến động giá.
1.1/ Giá cả ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.
1.2/ Phân loại giá cả.
•
Giá cả hàng hóa thông thường
•
Giá cả hàng hóa đặt biệt.
II/ Các công cụ tài chính phái sinh.
2.1 Forward
2.2 Future
2.3 Option
2.4 Swap
III/Các giải pháp khác.
3.1 Sử dụng thị trường tiền tệ.
3.2 Sử dụng hợp đồng mua bán song hành.
I/ Khái Quát Về Rủi Ro Biến Động Giá
1.1/ Giá cả ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.
1.1.1/ khái niệm về rủi ro tỷ giá.
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình
trạng bất ổn. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không
chắc chắn nào củng là rủi ro. Chỉ những tình trạng
không chắc chắn nào có thể đo lường được thì mới
được gọi là rủi ro.
1.1.1/ khái niệm về rủi ro tỷ giá.
•
Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro phát sinh do sự biến động của
tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương
lai. Nói chung, bất cứ hoạt động nào mà dòng tiền
vào phát sinh bằng một loại đồng tiền mà dòng tiền ra
phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng rủi
ro tỷ giá. Nó thể hiện ở chổ khi tỷ giá thay đổi làm
cho dòng tiền vào và ra thay đổi theo.
1.1.2/ Đánh giá về rủi ro tỷ giá.
•
Rủi ro tỷ giá khá phức tạp và có thể phát
sinh trong nhiều loại hoạt động khác nhau
của khách hàng cũng như ngân hàng.
•
Rủi ro tỷ giá có ở khắp nơi. Trong các hoạt
động đầu tư, trong hoạt động xuất nhập
khẩu và trong các hoạt động tín dụng.
1.1.2.1/ Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư
•
Thường phát sinh đối với các công ty đa quốc gia, các
nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư trên nhiều
quốc gia. Đầu tư trực tiếp hay gián tiếp đều phải chịu
rủi ro tỷ giá.
1.1.2.2/ Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập
khẩu.
•
Là loại rủi ro tỷ giá giá thường xuyên gặp phải và
đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động
xuất nhập khẩu mạnh.
•
Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi
giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi bằng ngoại
tệ trong tương lai.
•
Trong xuất khẩu.
Vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do khác nên nhiều
doanh nghiệp phải bán hàng trả chậm. Ở thời điểm ký kết
hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ đã biết, nhưng thời điểm thanh
toán, tỷ giá chưa biết, nên tiềm ẩn rủi ro tỷ giá.
•
Trong nhập khẩu.
Ở VN thường do thiếu hụt vốn và vài lý do khác khiến doanh
nghiệp thường xuyên nhập khẩu hàng trả chậm trong khoảng thời
gian nhất định. ở thời điểm ký hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ đã biết,
nhưng lúc thanh toán thì chưa biết tỷ giá sẻ như thế nào (luôn có
sự tăng hoặc giảm, hiếm khi giữ nguyên) nên gần như chắc chắn
sẽ có rủi ro tỷ giá.
1.1.2.3 / Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng.
•
Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động có nguy cơ rủi
ro tỷ giá rất lớn. Nó được thể hiện rất rỏ trong hoạt
động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng
thương mại. Với các doanh nghiệp, việc vay vốn bằng
ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá.
•
VD:Cty A vay 3 triệu $ để mua nguyên liệu, do lãi suất
$ trên thị trường giảm nên NH đồng ý cho A vay với lãi
suất 7%/năm trong thời hạn 6 tháng. Thời điểm vay
vốn tỷ giá là 16.845vnd/$, sau khi đáo hạn, công ty
phải trả 3(1+0.07*6/12) là 3.105 triệu $, tỷ giá công ty
ước tính khi trả nợ là 16.845 vnd/$, vậy ước tính công
ty phải trả cho ngân hàng số tiền là 3.105* 16845 =
52303.725 triệu vào thời điểm đáo hạn. Nhưng tới khi
đáo hạn tỷ giá thực đã là 16.950 vnd/$ vậy công ty phải
trả cho ngân hàng đến 52.629,75 triệu vnd, tăng
326,025 triệu so với ước tính ban đầu.
•
Tóm lại: Trong bất kỳ hoạt động nào của doanh
nghiệp có liên quan đến ngoại tệ khiến cho dòng tiền
vào và ra không cùng một loại tiền tệ thì đều chứa
đựng rủi ro tỷ giá. Nó tác động tới doanh nghiệp ở
những khía cạnh sau:
•
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
•
Khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp.
•
Tác động của rủi ro tỷ giá:
•
Nói chung rủi ro tỷ giá tác động tới doanh nghiệp ở
những khía cạnh sau:
•
**1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
•
**2 Khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2.4/ Rủi ro tỷ giá đối với các ngân hàng thương
mại.
-
Hợp đồng với khách hàng nội địa liên quan đến tài sản Có,
tài sản Nợ và các giao dich ngoại bảng bằng ngoại tệ.
-
Hợp đồng với khách hàng nước ngoài liên quan đến tài sản
có, tài sản nợ và các giao dich ngoại bảng bằng ngoại tệ
hay nội tệ.
-
Mua và bán ngoại tệ (giao ngay và kỳ hạn) với khách hàng
hoặc cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho
khách hàng.
-
Giao dịch ngoại tệ trên tài khoản riêng của NHTM, chẳng
hạn như giao dịch kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng trên
thị trường quốc tế.
1.1.2.5/ Sự cần thiết phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
•
Rủi ro tỷ giá làm gia tăng rủi ro hoạt động của doanh
nghiệp nói chung và kết quả là làm giảm giá trị thị
trường của doanh nghiệp. Là một nhà quản lý doanh
nghiệp, mục tiêu là không ngừng làm gia tăng giá trị
của doanh nghiệp, vì vậy việc đo lường và ngăn ngừa
rủi ro tỷ giá là thực sự cần thiết.
•
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá là một quá trình theo đó một
doanh nghiệp áp dụng các giải pháp để bảo vệ mình
khỏi sự tác động của sự biến động tỷ giá. Quyết định có
nên phòng ngừa rủi ro hay không thực ra là một quyết
định đầu cơ. Nó phụ thuộc vào dự báo biến động tỷ giá
và thái độ của nhà quản lý đối với rủi ro tỷ giá.
1.2/ Phân loại giá cả
1.2.1/ Giá cả hàng hóa thông thường
Là các chi phí đầu vào của doanh nghiệp.
- Rủi ro giá cả hàng hóa thông thường: Sự thay đổi
giá cả làm thay đổi lợi suất các khoản đầu tư.
- Rủi ro về sức mua của thị trường: Thể hiện qua số
lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm, giá bán không bù
đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh.
1.2.2/ Giá cả hàng hóa đặc biệt:
Tiền tệ và sức lao động.
•
Tiền tệ:
- Rủi ro lãi suất: Sự thay đổi giá trị các khoản vay, hay
các khoản đầu tư có nguồn thu nhập cố định theo thời gian.
- Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh do sự biến động của
tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai.
Rủi ro tỷ giá:
•
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư.
•
Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập.
•
Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng bằng ngoại
tệ.
•
Sức lao động:
Sức lao động:sự thay đổi của vấn đề tiền lương chi trả
cho nhân viên.
•
1. Forward
•
2. Future
•
3. Option
•
4. Swap
II/ Các Công Cụ Tài Chính Phái Sinh
2.1/ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN (FORWARD)
2.1.1/ Tìm hiểu hợp đồng kỳ hạn.
2.1.1.1/ Tỷ giá và phương pháp yết giá
a. Tỷ giá: là giá cả của một đồng tiền được biểu thị
thông qua đồng tiền khác.
•
Ví dụ: 1 USD = 19.000 VND
•
Hay USD/VND = 19.000
•
Đồng tiền hàng hóa (cơ sở) là USD, đồng tiền định
giá ( đối ứng) là VND
b. Phương pháp yết giá:
Yết giá trực tiếp:
•
VD:
•
Tại Tokyo:
•
USD/JPY = 112,56
•
Tại Singapore:
•
CAD/SGD = 1,4560
Yết giá gián tiếp:
•
VD:
•
Tại London:
•
GBP/USD = 1,5897
•
Tại Newyork:
•
USD/JPY = 112,56
•
USD/SGD = 1,4560
Lưu ý:
•
GBP, AUD,NZD,EUR,SDR: yết giá gián tiếp.
•
USD yết giá gián tiếp với mọi đồng tiền trừ năm đồng
tiền trên.
•
Các đồng tiền khác đều yết giá trực tiếp.
2.1.1.2/ Tỷ giá chéo
Hai đồng tiền yết giá trực tiếp:
•
USD/Currency 1 = Bid 1/ Ask 1
•
USD/Currency 2 = Bid 2/ Ask 2
•
Currency 1/Currency 2 = (Bid 2/ Ask 1) / (Ask 2/ Bid 1)
•
VD:
•
USD/SGD = 1,8426/36
•
USD/CAD = 1,8423/30
•
SGD/CAD = (1,8623/1,8436) / (1,8630/1,8426)
Hai đồng tiền yết giá gián tiếp
•
Currency 1/USD = Bid 1/ Ask 1
•
Currency 2/USD = Bid 2/ Ask 2
•
Currency 1/Currency 2 = (Bid 1/ Ask 2) / (Ask 1/ Bid 2)
•
VD:
•
GBP/VND = 28.110/75
•
USD/VND = 20.230/90
•
GBP/USD = (28.110/20.290)/(28.175/20.230)
Hai đồng tiền yết giá khác nhau
•
Currency 1/USD = Bid 1/ Ask 1
•
USD/Currency 2 = Bid 2/ Ask 2
•
Currency 1/Currency 2 = Bid 1* Bid 2 / Ask 1* Ask 2
•
VD:
•
GBP/USD = 1,2463/80
•
USD/CAD = 1,3762/72
•
GBP/CAD=1,2463*1,3762/1,2480*1,3772