Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tổng hợp bài tập kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.51 KB, 59 trang )

1
MÔN : Kinh Tế và Phân tích Hoạt động Kinh doanh thương mại
Lớp : NT001VB2K16
Nhóm 1:
1. MAI BẢO TRÂN
2. NGUYỄN THỊ HÀ THU
3. VŨ THỊ PHƯỢNG
4. PHAN THỊ YẾN NGỌC
5. VÕ THỊ THÙY TRANG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
• Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý
sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
• Đề đánh giá một hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp
đạt được vào cuối kỳ kinh doanh.
• Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến
động tương đối. Trong đó:
 Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai thời
kỳ đó là thời kỳ phân tích và kỳ giá gốc hay chung hơn so sánh số phân tích và kỳ gốc.
 Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều
chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu
phân tích.
• Mặt khác để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả người ta còn xem xét một số chỉ tiêu
về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Các chỉ số về khả năng sinh lời được các
nhà quản trị các nhà đầu tư các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở đánh giá kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời bao gồm:
 Tỷ suất lợi nhuận, doanh thu: Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang
lại bao nhiêu % lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số của năm trước hay
so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của


các chủ sở hữu. Tỷ số này chó thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
 Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản: Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất thì
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
 Ngoài ra còn dùng chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá tổng quát về hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
• Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm vì nó là căn cứ để
các nhà quản trị đưa ra quyết định các nhà đầu tư hay các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư
hay không. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh các DN cần phải xác định
phương hướng và mục tiêu đầu tư và cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng
tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh.
1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền giá trị mọi tài sản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
công ty.
2
1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Bảng số liệu:
Chỉ tiêu Năm nay Năm trước Chênh lệch Tỷ lệ (%)
Lợi nhuận sau thuế
2.656.790.122 4.532.259.436 1.875.469.314 41.38
Doanh thu thuần
67.324.251.509 83.769.765.727
16.445.514.218
19.63
Chỉ tiêu Đvt Năm nay Năm trước
Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.656.790.122 4.532.259.436
Doanh thu thuần Đồng 67.324.251.509 83.769.765.727
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 3.95 5.41
- Qua số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty có xu hướng giảm. Doanh
thu năm nay của doanh nghiệp cũng thấp hơn so với năm trước 16.445.514.218 tương đương

giảm 19.63 %. Lơi nhuận sau thuế cũng giảm 1.875.469.314 tương đương giảm 41.38 %.
- Đây là kết quả chưa tốt vì cả doanh thu và lợi nhuận của CT đều giảm so với năm trước chứng
tỏ CT hoạt động chưa hiệu quả. Với kết quả như vậy đỏi hỏi CT phải phát huy hơn nữa để tạo
lợi nhuận cho công ty tốt hơn qua những năm sau.
- Qua năm nay chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán đều giảm. Điều
đó chứng tỏ doanh số bán hàng của công ty đã giảm dẫn đến lợi nhận và doanh thu cũng giảm
theo.
- Tóm lại: qua năm nay nguyên nhân chính làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm là do lợi
nhuận sau giảm nhiều hơn so với doanh thu (lợi nhuận giảm 24,9 % trong khi đó doanh thu giảm
19,63 %). Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong kinh công ty cần có những biện pháp kinh doanh
thích hợp để tăng doanh số bán hàng, giảm chi phí nhẳm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân:
Bảng số liệu:
Chỉ Tiêu Năm nay Năm trước Theo quy mô
So
sánh
chênh
lệch

Năm nay Năm trước
Nguồn vốn % % %
Nợ ngắn hạn 4.586.436.348 2.639.965.525 5,10 3,02 2,084
phải trả người bán 3.553.240.190 1.780.107.522 3,95 2,03 1,918
Thuế và các khoản phải
trả cho nhà nước
1.033.196.158 859.858.003 1,15 0,98 0,167
Vốn chủ sở hữu 85.331.790.122 84.886.063.436 94,90 96,98 -2,084
Vốn đầu tư chủ sở hữu 82.675.000.000 82.675.000.000 91,94 94,46 -2,513
Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối

2.656.790.122 2.211.063.436 2,95 2,53 0,428
Tổng cộng nguồn vốn 89.918.226.470 87.526.028.961 100 100
3
Chỉ tiêu Đvt Năm nay Năm trước
Lợi nhuận sau thuế Đồng 2.656.790.122 4.532.259.436
Vốn kinh doanh bình quân Đồng 89.918.226.470 87.526.028.961
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh
doanh
% 2.95 5.18
- Qua số liệu phân tích trên ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân của công ty có
xu hướng giảm. điều đó nói lên rằng trong năm nay công ty đã sử dụng vốn kinh doanh chưa
hiệu quả.
- Nguồn vốn kinh doanh tăng 2.392.197.510 (tương đương tăng 2,73 %) so với năm trước. Lợi
nhuận sau thuế giảm 1.875.469.314 tương đương giảm 24.9 % so với năm trước. Đây chính là
hai nguyên nhân dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân giảm. Mặc dù nguồn
vốn kinh doanh năm nay đã được bổ sung tuy nhiên công ty chưa phát huy hết hiệu quả của nó
vì kết quả kinh doanh lại bị giảm so với năm trước.
- Nhìn chung công ty cũng đã có nhiều cố găng trong việc sử dụng và quản lý vốn của mình. Tuy
nhiên hiệu quả hoạt động chưa tốt, công ty cần phải chủ động nguồn vốn hơn trong năm kinh
doanh tiếp theo. Mặc dù công ty chưa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng đồng vốn kinh doanh
nhưng mức doanh thu thu được từ một đồng vốn kinh doanh như thế nào sẽ được đề cấp trong
chỉ tiêu sức sản xuất của một đồng vốn.
1.3. Sức sản xuất của một đồng vốn:
Chỉ tiêu Đvt Năm nay Năm trước
Doanh thu thuần Đồng 67.324.251.509 83.769.765.727
Vốn kinh doanh bình quân Đồng 89.918.226.470 87.526.028.961
Sức sản xuất của một đồng vốn Lần 0.75 0.96
- Năm nay cứ một đồng vốn tạo ra 0,75 đồng doanh thu. Năm trước cứ một đồng vốn tạo ra 0.96
đồng doanh thu. Từ kết quả trên ta thấy công ty sử dụng vốn chưa hiệu quả.
- Vốn kinh doanh bình quân qua các năm tăng 2.392.197.510 (tương đương tăng 2,73 %), tuy

nhiên doanh thu hàng năm giảm liên tục 16.445.514.218 (tương đương giảm 19.63 %), giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm điều đó chứng tỏ doanh
số bán hàng của công ty bị giảm đáng kể. Điều này làm cho sức sản xuất của một đồng vốn của
công ty bị giảm. Vì vậy công ty cần phát huy hơn nũa để nâng cao sức sản xuất của một đồng
vốn.
1.4. Tỷ suất chi phí trên doanh thu:
Bảng số liệu:
4
Chỉ tiêu Đvt Năm nay Năm trước
Chi phí Đồng
64.947.522.751
79.546.304.761
Doanh thu Đồng 67.324.251.509 83.769.765.727
Tỷ suất chi phí trên
doanh thu
%
96.47 94.96
- Từ số liệu phân tích ta thấy tỷ suất chi phí trên doanh thu năm nay tăng so với năm trước là
1.51%. Điều này chứng tỏ công ty đã quản lý chưa tốt chi phí trong quá trình bán hàng
- Chi phí năm nay giảm hơn so với năm trước là 14.598.782.010 đồng tương đương 18.35 %.
Doanh thu ở năm nay giảm 16.445.514.218 (tương đương giảm 19.63 %) đồng so với năm trước
- Chi phí tăng và doanh thu giảm so với năm trước đã dẫn đến tỷ suất chi phí trên doanh thu tăng.
2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
- Quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động của DN. Hiệu quả của mỗi quốc gia
và doanh nghiệp phụ thuốc lớn vào trình độ văn hóa, chuyên môn tay nghề kỹ thuật năng lực
của đội ngũ lao động. vì vậy phải thường xuyên đào tạo cho người lao động nâng cao tay nghề
kích thích tinh thần sáng tạo và tính tích cực trong công việc.
- Nâng cao và sử dụng hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy
đủ kịp thời và sử dụng vốn có hiệu quả sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh
doanh của DN. Vì vậy DN cần có kế hoạch sủ dụng vốn hiệu quả và phải có những biện pháp

phòng chống rủi ro phải xác định cơ cấu vốn hợp lý chặt chẽ thích ứng với quy mô doanh
nghiệp tránh không lạm dụng vốn quá mức đặc biệt là vốn ngắn hạn.
- Vận dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh. Để đạt hiệu quả kinh
doanh để giảm thiểu chi phí đồng thời để thị trường chấp nhận sản phẩm đòi hỏi sản phẩm phải
đạt các tiêu chuẩn đạt chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần phải tiếp cận với KHKT áp dụng vào sản
xuất.

Khoản
mục

Năm trước Năm nay Nay/trước
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị %
1 2 3 4 (3)-(1) (3)/(1)
Giá vốn
hàng bán
71.104.300.868 89,39% 59.918.583.843 92,26% -11.185.717.025 84,27%
Chi phí tài
chính
467.681.653 0,59% 339.773.956 0,52% -127.907.697 72,65%
Chi phí
bán hàng
1.675.395.315 2,11% 472.797.442 0,73% -1.202.597.873 28,22%
Chi phí
quản lý
5.831.822.269 7,33% 3.504.709.517 5,40% -2.327.112.752 60,10%
Chi phí
khác
467.104.656 0,59% 711.657.993 1,10% 244.553.337 152,36%
Tổng cộng 79.546.304.761
100,00

%
64.947.522.751
100,00
%
-14.598.782.010 81,65%
5
- Cần thu thập thông tin dự đoán những thay đổi bất chắc của môi trường trong và ngoài nước đưa
ra những biện pháp nhằm đối phó kịp thời để giảm bớt những tác động đó.
- Xây dựng hệ thống trao đổi và sử lý thông tin trong doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh của DN
phụ thuộc vào hệ thống trao đổi và xử lý thông tin. Điều này đòi hỏi cần phải hiên đại hóa hệ
thống để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Danh sách nhóm 8
Trần Ly Ly
Lường Vĩnh Mỹ
Huỳnh Thị Hằng Ny
Nguyễn Thị Thanh Diệu
Trần thị Nguyệt Minh
Bài Tập Hiệu Suất Hoạt Động Kinh Doanh

Năm nay Năm trước
Chênh lệch
Năm nay-năm
trước Năm nay/năm trước
Tỷ
suất
lợi
nhuận
T1=ΣLN/ΣDT 0.0537 0.0629 -0.0092 85.34%
T2=ΣLN/ΣCPKD 0.0565 0.0670 -0.0105 84.39%
T3=ΣLN/ΣVCSH

0.0423 0.0621 -0.0197 68.23%
Sức
sản
xuất
của
vốn
kinh
doanh
S4=ΣDT/ΣVCSH 0.7890 0.9868 -0.1979 79.95%
Hiệu
suất

dụng
chi
phí
H=ΣDT/ΣCPKD 1.0537 1.0656 -0.0120 98.88%
Vòng
vay
vốn
V2=ΣDT/ΣVLĐ 1.3663 1.1994 0.1669 113.92%
I. NHẬN XÉT
1. Tỷ suất lợi nhuận
Nếu tính toán dựa trên T1=ΣLN/ΣDT ta thấy:
Tỷ suất lợi nhuận ở năm nay thấp hơn so với năm trước 0.0092 tương đương chỉ bằng 85.34%
so với năm trước. Dựa vào số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận giảm là do lợi nhuận giảm và doanh
thu giảm nhưng lợi nhuận giảm nhiều hơn doanh thu.
Nếu tính toán dựa trên T2=ΣLN/ΣCPKD ta thấy:
6
Tỷ suất lợi nhuận ở năm nay thấp hơn so với năm trước 0.0105 tương đương chỉ bằng 84.39%
so với năm trước. Dựa vào số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận giảm là do lợi nhuận giảm và chi phí

giảm nhưng lợi nhuận giảm nhiều hơn chi phí.
Nếu tính toán dựa trên T3=ΣLN/ΣVCSH ta thấy:
Tỷ suất lợi nhuận ở năm nay thấp hơn so với năm trước 0.0197 tương đương chỉ bằng 68.23%
so với năm trước. Dựa vào số liệu ta thấy tỷ suất lợi nhuận giảm là do lợi nhuận giảm và vốn
chủ sở hữu tăng.
2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh
Sức sản xuất của vốn kinh doanh năm nay giảm 0.1979 tương đương chỉ bằng 79.95% so với
năm trước. Sức sản xuất của vốn kinh doanh giảm là do doanh thu giảm và vốn chủ sở hữu tăng.
3. Hiệu suất sử dụng chi phí
Hiệu suất sử dụng chi phí năm nay giảm 0.012 tương đương chỉ bằng 98.88% so với năm
trước.Hiệu suất sử dụng chi phí giảm là do doanh thu giảm và chi phí giảm nhưng doanh thu
giảm nhiều hơn chi phí.
4. Vòng vay vốn
Vòng vay vốn năm nay tăng 0.1669 tương đương tăng 13.92% so với năm trước.Vòng vay vốn
tăng là do vốn lưu động giảm và doanh thu giảm nhưng vốn lưu động giảm nhiều hơn doanh
thu.
 Qua phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty ta rút ra một số nhận xét sau:
- Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của công ty thể hiện qua tỷ suất lợi nhuận, sức sản xuất
của vốn kinh doanh và hiệu suất sử dụng chi phí đều cho thấy công ty kinh doanh kém
hiệu quả so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu giảm, chi phí giảm
trong khi vốn chủ sở hữu tăng.
- Tuy nhiên, nếu xét về vòng vay vốn ta thấy vòng vay vốn công ty tăng cho thấy việc sử
dụng vốn hiệu quả của công ty.
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
1. Nguyên nhân khách quan
- Nhu cầu của thị trường đang trong tình trạng bão hòa đối với mặt hàng công ty cung cấp
- Cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ mạnh trong ngành và ngoài ngành
- Thiếu các chính sách thu hút phát triển ngành từ chính phủ.
2. Nguyên nhân chủ quan
- Năng lực đàm phán, kí kết hợp đồng với các đối tác lớn còn hạn chế.

- Chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của công ty chưa hợp lý.
7
- Chưa nắm bắt được xu hướng phát triển cơ cấu của các mặt hàng kinh doanh dẫn đến kế
hoạch kinh doanh không hợp lý.
- Trình độ, năng lực của đội ngũ sale còn hạn chế nên không giữ vững được mức doanh thu
thậm chí còn giảm so với năm trước.
- Khả năng thanh khoản các hợp đồng của công ty thấp cho vốn lưu động giảm: phải thu
khách hàng tăng, hàng tồn kho tăng.
III. GIẢI PHÁP
- Nâng cao năng lực của đội ngũ sale, nhân viên đàm phán ký kết hợp đồng
- Khai thác các phương thức thanh toán hợp lý nâng cao tính thanh khoản của các hợp
đồng củ công ty.
BÀI TẬP NHÓM
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Môn học: Kinh tế & Phân tích HĐ Kinh doanh XNK
Lớp: VB2K16NT001
Nhóm: 10
Thành viên nhóm:
1. Khúc Thanh Huyền
2. Huỳnh Ngô Mỹ Linh
3. Ngô Thị Nhật Minh
4. Nguyễn Xuân Trung Thu
5. Nguyễn Thị Vân.
BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (2)
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Mã số thuế:
Người nộp thuế:
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước

(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 01 VI.25 67,324,251,509 83,769,765,727
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - -
3
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 -
02) 10 67,324,251,509 83,769,765,727
4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 59,918,583,843 71,104,300,868
8
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 7,405,667,666 12,665,464,859
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 524,895,233 577,384,756
7 Chi phí tài chính 22 VI.28 339,773,956 467,681,653
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - -
8 Chi phí bán hàng 24 472,797,442 1,675,395,315
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3,504,709,517 5,831,822,269
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22)
- (24 + 25)) 30 3,613,281,984 5,267,950,378
11 Thu nhập khác 31 788,362,289 591,271,717
12 Chi phí khác 32 711,657,993 467,104,656
13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 76,704,296 124,167,061
14
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế (50 = 30 + 40) 50 3,689,986,280 5,392,117,439
15

Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành 51 VI.30 1,033,196,158 859,858,003
16
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hoãn lại 52 VI.30 - -
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp (60 = 50 - 51 -
52) 60 2,656,790,122 4,532,259,436
18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 - -
1. Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
So sánh năm nay/năm trước
Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu 84,938,422,200
68,637,509,03
1 -16,300,913,169 80.81%
Lợi nhuận 5,392,117,439 3,689,986,280 -1,702,131,159 68.43%
Chi phí
80,406,162,76
4
65,980,718,90
9 -14,425,443,855 82.06%
Vốn chủ sở hữu
84,886,063,43
6
85,331,790,12
2 445,726,686 100.53%
Lợi nhuận/Doanh thu 0.063 0.054 -0.010 84.69%
Lợi nhuận/Chi phí 0.067 0.056 -0.011 83.39%

Lợi nhuận/Vốn chủ sở
hữu 0.064 0.043 -0.020 68.08%
9
Qua bảng tỷ suất lợi nhuận ta thấy: năm ngoái doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng doanh thu, thì thu được 0.063 đồng
lợi nhuận, năm nay bỏ ra 1 đồng doanh thu chỉ thu được 0.054 đồng lợi nhuận, giảm đi 0.01 đồng. Tương tự,
năm ngoái bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 0.067 đồng lợi nhuận, năm nay cũng bỏ ra 1 đồng chi phí nhưng chỉ
thu được 0.056 đồng lợi nhuận, giảm 0.011 đồng.
Về Vốn chủ sở hữu, năm ngoái bỏ 1 đồng vốn ra thì thu được 0.064 đồng lợi nhuận, nhưng năm nay chỉ thu về
0.043 đồng lợi nhuận, girm 0.02 đồng so với năm ngoái. Năm ngoái tỷ suất lợi nhuận là 0.064 có thể coi là
tương đối tốt, vì cao hơn so với lãi suất tiền gửi Ngân hàng. Tuy nhiên do tình hình kinh doanh của công ty
không được khả quan, nên tỷ suất đó giảm vào năm nay.
Nhìn chung tỷ suất lợi nhuận của năm nay đều giảm mạnh, trong đó tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu là giảm
mạnh nhất, nguyên nhân là do lợi nhuận thu được trong năm nay giảm, cụ thể là lợi nhuận từ hoạt động bán
hàng giảm mạnh.
2. Sức sản xuất của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
So sánh năm nay/năm trước
Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu/ vốn chủ sở
hữu 1.00 0.80 -0.20 80.39%
Từ bảng tính ta thấy: năm ngoái, khi bỏ ra 1 đồng vốn thì thu được 1 đồng doanh thu, năm nay giảm 0.2
đồng, chỉ thu được 0.8 đồng. Như vậy sức sản xuất của vốn đang có dấu hiệu xuống dốc, doanh thu không
có dấu hiệu tăng cho thấy công ty kinh doanh không có hiệu quả.
3. Hiệu suất sử dụng chi phí
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
So sánh năm nay/năm trước
Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu/ Chi phí
kinh doanh 1.06 1.04 -0.02 98.48%
Từ bảng tính ta thấy, năm ngoái cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1.06 đồng doanh thu, năm nay chỉ

thu được 1.04 đồng doanh thu, giảm đi 0.02 đồng doanh thu. Từ kết quả trên, ta có thể đánh giá việc quản
lý chi phí của công ty là hợp lý và không có sự biến động lớn đến doanh thu. Chi phí chủ yếu của công ty
năm ngoái là chi phí giá vốn hàng bán (90,81%), nhưng sang năm nay, công ty cắt giảm tất cả các hoạt
10
động từ giá vốn hàng bán, quản lý doanh nghiệp, bán hàng và tài chính, nên doanh thu có sự giảm nhẹ
0.02 đồng tỷ suất như trên.
4. Vòng quay của vốn
Chỉ tiêu Năm trước Năm nay
So sánh năm nay/năm trước
Tuyệt đối Tương đối
Doanh thu/VKD trung
bình 1.00 0.81 -0.19 80.81%
Ta thấy, sô vòng quay của vốn năm trước là 1 vòng, trong khi năm nay giảm 0.19 vòng, chỉ còn 0,81
vòng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu năm nay giảm nhanh, giảm nhanh hơn so với mức tăng của
của vốn kinh doanh. Doanh thu năm nay giảm 19.19% so với năm ngoái, trong khi vốn lưu động chỉ tăng
0.53% so với năm ngoái.
Nhận xét chung: Qua đánh giá các chỉ tiêu, ta thấy công ty hoạt động không có hiệu quả, mặc dù qua
các năm đều vẫn có lợi nhuận, nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, vòng quay của vốn thấp cho thấy công ty
chưa chủ động được khả năng tài chính của mình.
11
MÔN HỌC: KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK
LỚP: NGOẠI THƯƠNG 1- VB2 - K16
NHÓM 16
Nguyễn Song Bảo Trâm

Trịnh Đỗ Thanh Thái

BÀI TẬP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(TIẾP THEO)
Bảng số liệu cho trước:

12
Bảng xử lý số liệu:
1. Phân tích nhận xét:
Tỷ suất chi phí:
- Dựa vào bảng xử lý số liệu cho ta thấy tỷ suất chi phí tổng chi phí kinh doanh đối với tổng
doanh thu năm 2013 là 0,94 ,năm 2014 là 0.95.So với năm trước thì tỷ suất chi phí của năm
2014 tăng lên 0.01 tương đương 1,04%. Để có 1 đồng doanh thu thì năm 2013 công ty phải tốn
hết 0.94 đồng chi phí,và năm 2014 là 0.95 đồng. Điều này cho ta thấy chi phí mà công ty tiêu
tốn để thu về 1 đồng doanh thu năm 2014 tăng cao hơn năm 2013.
- Tỷ suất chi phí dựa trên tổng chi phí đối với lợi nhuận năm 2013 là 14.752 so với năm 2014 là
17.601, năm 2014 tỷ suất này tăng lên 2,85 tương đương 19,31%. Ta có thể thấy rằng để có 1
đồng lợi nhuận thì công ty phải bỏ ra tới 14.75 trong năm 2013 và 17.6 trong năm 2014, chi phí
trong năm 2014 mà công ty phải bỏ ra để thu lợi nhuận nhiều hơn so với năm trước.
- Tỷ suất chi phí tăng trong năm 2014 không có nghĩa là tổng chi phí của năm 2014 sẽ lớn hơn
năm nay 2013, mà sự tăng tỷ suất chi phí này có thể cho ta biết được quản lí chi phí sản xuất, chi
phí kinh doanh của doanh nghiệp. Sự gia tăng tỷ suất chi phí trong năm 2014 cũng có khả năng
13
là do doanh thu trong năm 2014 của công ty giảm nhiều hơn sự giảm chi phí so với năm trước,
hoặc tăng ít hơn so với sự tăng chi phí so với năm trước. Từ chỉ số tỷ suất chi phí này cho ta
thấy hiệu quả trong quản lí chi phí sản xuất và kinh doanh của công ty chưa hiệu quả, công ty
cần thay đổi nổ lực để tăng doanh thu, lợi nhuận và giảm chi phí để có được tỷ suất chi phí trong
kinh doanh tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận: Nhìn vào bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận chủ công ty đều giảm. Cụ thể:
- Tỷ suất lợi nhuận (T1): tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng lợi nhuận trên tổng doanh thu của công
ty trong năm 2014 là 0.054 giảm 0.01 tương đương 15,31%.Điều này cho ta thấy trong năm
2013 cứ 1 đồng doanh thu thì lợi nhuận của công ty là 0,06 đồng, trong khi đó năm 2014 thì 1
đồng doanh thu chỉ thu được lợi nhuận 0,05 đồng.
- Tỷ suất lợi nhuận (T2): tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng lợi nhuận trên tổng chi phí kinh doanh
cũng giảm so với năm 2013, cụ thể trong năm 2013 tỷ suất lợi nhuận T2 của công ty là 0,07
trong khi đó năm 2014 chỉ là 0,06 giảm 0,01 tương đương 16,18% so với năm trước. Để có được

0,7 đồng lợi nhuận thì công ty bỏ ra 1 đồng chi phí trong năm 2013, trong khi đó năm 2014 là
0,6 đồng lợi nhuận trên 1 đồng chi phí.
- Nhận xét : Tỷ suất lợi nhuận T1 và T2 cho ta thấy lợi nhuận mà công ty có được trên 1 đồng chi
phí và doanh thu giảm so với năm trước, lí do giảm có thể cũng liên quan đến tỷ suất chi phí của
công ty tăng làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận T1, T2 của công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận T3,T4: tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh
bình quân (T3) của công ty trong năm 2013 là 0.06 trong khi đó năm 2014 là 0.04 giảm 0.02
tương đương 31,57% so với năm trước. Tương tự như vậy, tỷ suất lợi nhuận tính theo tổng lợi
nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (T4)của công ty trong năm 2013 la 0.06, qua năm
2014 chỉ còn 0.04 giảm 0.02(31,57%) so với năm trước.
- Nhận xét : Hai tỷ suất lợi nhuận T3 và T4 cho biết khả năng sử dụng nguồn vốn để thu lại lợi
nhuận của công ty không cao, chưa có hiệu quả so với năm 2013. Cụ thể trong năm 2013 cứ 1
đồng vốn kinh doanh, vốn chủ sở hữu thì công ty thu được 0,06 đồng lợi nhuận, trong khi đó
trong năm 2014 chỉ là 0.04 đồng.
Sức sản xuất của vốn kinh doanh:
- Sức sản xuất của vốn kinh doanh (S1): được tính trên cơ sở tổng Doanh thu so với tổng vốn
kinh doanh bình quân,sức sản xuất của vốn kinh doanh trong năm 2014 là 0.77 so với năm 2013
là 0.96 giảm 0,18 tương đương 19,19% .ta có thể hiểu trong năm 2014 1 đồng vốn kinh doanh
bình quân của công ty thu được 0,96 đồng doanh thu,trong khi đó trong năm 2014 là 0,77 đồng.
14
- Tương tự sức sản xuất của vốn kinh doanh (S4) dựa trên cơ sở tổng doanh thu đối với tổng vốn
chủ sở hữu bình quân trong năm 2013 vẫn cao hơn 2014.Cụ thể trong năm 2014 sức sản xuất
của vốn kinh doanh là 0,81 trong khi đó năm 2013 là 1,giảm 0,19 tương đương 19,19%. Có
nghĩa là 1 đồng vốn kinh doanh binh quân của công ty trong năm 2013 thì thu được 1 đồng
doanh thu ,trong khi đó năm 2014 chỉ là 0,81 đồng.
- Nhận xét : sức sản xuất của vốn kinh doanh của công ty trong năm 2014 so với năm 2013 cho ta
thấy doanh thu của công ty đã giãm đi trong năm 2014, ta có thể nói ngược lại rằng để có được
doanh thu thì công ty cần nhiều đồng vốn hơn,nói như vậy để cho thấy khả năng sữ dụng vốn
trong kinh doanh của công ty chưa đạt doanh thu cao.
- Nhìn vào bảng xử lý số liệu về tỷ suất ta có thể thấy công ty kinh doanh chưa có hiệu quả trong

năm 2014,khả năng quản lí tài chính, chi phí cũng như doanh thu lợi nhuận công ty chưa có hiệu
quả.
2. Nhân tố tác động:
Như đã nói ở trên, tỷ suất chi phí tăng không có nghĩa là chi phí trong năm 2014 của công ty
tăng. Theo bảng cân đối kế toán thì chi phí trong năm 2014 của công ty giảm so với năm trước.
Nguyên nhân để cho tỷ suất chi phí công ty tăng cũng như tỷ suất lợi nhuận, sức sản xuất của
vốn kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố, mà yếu tố quan trong nhất là do khả năng và hiệu quả
kinh doanh của công ty trong năm 2014 không tốt bằng năm trước, bằng chứng là theo bảng cân
đối kế toán doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng giảm. Những tỷ suất trên cho thấy quá rõ
hiệu quả kinh doanh của công ty không tốt là do 2 nguyên nhân tác động:
* Nguyên nhân khách quan:
- Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế ở Việt Nam vẫn
chưa được gọi là tốt bằng chứng là xếp hạng môi trường kinh doanh ở Việt Nam giảm so với các
nước trong khu vực.
- Các đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều, cụ thể trong quá trình hôi nhập của Việt
Nam, sản phẩm từ bên ngoài vào có chất lượng tốt hơn sản phẩm của công ty và xu hướng
hướng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt.
* Nguyên nhân chủ quan: Nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có thể cho rằng công ty
đang mở rộng quy mô sản xuất, đây cũng có thể là nguyên nhân công ty đang trong giai đoạn
củng cố để phát triển mạnh hơn trong tương lại, giảm một số mặt hàng để nâng cao mặt hàng
chủ lực nên tỷ suất chi phí sẽ cao hơn, tỷ suất lợi nhuận và sức sản xuất của công ty giảm do
doanh thu ,lợi nhuận giảm.
15
- Khả năng sử dụng nguồn vốn của công ty chưa có hiệu quả,đội ngũ quản lý của công ty chưa
tốt, sản phẩm chưa chất lượng hoặc là công ty đang trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới nên
muốn quảng bá sản phẩm và thu lợi ít.
3. Giải pháp:
- Thực hiện tốt công tác quản lý vốn, doanh nghiệp phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc về quản
lý vốn: chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tín dụng và ngoại hối của Nhà nước,
kết hợp chặt chẽ sự vận động của tiền và hàng hóa trong bán hàng, thưởng phạt nghiêm minh

đối với công tác quản lý vốn, mỗi khi bỏ vốn ra mở rộng kinh doanh hay đầu tư doanh nghiệp
phải xây dựng phương án kinh doanh để thấy được trước khả năng lời lỗ, rủi ro để có biện pháp
phòng ngừa xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định:
+ Tăng khối lượng hàng hóa sản xuất để mở rộng kinh doanh phải hợp lý và phù hợp với nguồn
lực của công ty để khai thác hết công suất tài sản cố định, góp phần làm giảm chi phí trên một
đơn vị hàng hóa kinh doanh và có thể giảm giá bán tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
+ Xây dựng kết cấu tài sản cố định hợp lý: đối với doanh nghiệp sản xuất, tỷ trọng tài sản cố
định phải lớn hơn tỷ trọng vốn lưu động, ngược lại với đơn vị thương mại xuất nhập khẩu, tỷ
trọng tài sản cố định phải thấp hơn lưu động. Tỷ trọng giá trị tài sản cố định đang sử dụng trong
kinh doanh phải chiếm tỷ trọng lớn hơn giá trị ngoài kinh doanh. Tỷ trọng giá trị tài sản phục vụ
trực tiếp cho kinh doanh phải lớn hơn tài sản phục vụ gián tiếp.
+ Sử dụng hợp lý quỹ khấu hao tài sản cố định
+ Lập phương án sử dụng hoặc thanh lý, tập trung phát triển tài sản hoạt động tốt và có kế hoạch
thanh lý tài sản không hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
+ Tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa
+ Lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với yêu cầu thị trường, thị hiếu, mẫu mã, chất lượng
và giá cả.
+ Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng bị bạn hàng nước ngoài
từ chối thanh tóan hoặc dây dưa trong thanh toán tiền hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Quản lý vốn nằm ở các đại lý, tránh bị chiếm dụng vốn.
+ Theo dõi và quản lý tốt hàng hóa, nguyên vật liệu tồn kho, phần loại hàng tồn kho để kip thời
tổ chức thanh lý hàng tồn kho ý động, kém phẩm chất để giải phóng vốn.
+ Tổ chức theo dõi và đôn đốc thu hồi công nợ.
- Phát triển sản phẩm chất lượng, nâng cao trình độ kĩ thuật để xây dựng thương hiệu mạnh, đủ
sức cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.
- Thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh.
Tình hình lợi nhuận của Công ty
16

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, kết quả kinh doanh của công ty năm 2014 hoạt động không hiệu quả bằng
năm 2013, giảm sút so với năm trước, dù hoạt động kinh doanh của công ty có đem lại lợi nhuận trong năm
2014. Cụ thể như sau:
- Lợi nhuận trước thuế vào năm 2014 chỉ thu được 3.689.986.280 đồng, giảm 1.702.131.159 đồng so với năm
2013 là 5.392.117.439 đồng tương ứng giảm 31,57%.
- Trong khi đó, lợi nhuận của công ty thu được hoàn toàn là dựa vào Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ, nhưng lợi nhuận này cũng giảm sút gần một nửa so với năm trước, năm 2014 chỉ đạt 7.405.667.666
đồng, trong khi năm 2013 đã đạt 12.665.859.000 đồng, giảm 5.259.797.193 đồng. Mặt khác, do chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 cũng giảm mạnh so với năm 2013, nên Lợi nhuận từ hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2014 chiếm tỷ trọng cao nhất 92,90% trong tổng lợi nhuận kinh
doanh của công ty, nhưng cũng giảm so với năm 2013 là 1.730.086.568 đồng, tương ứng giảm 33,54%
- Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty trong năm 2014 khả quan hơn khi tăng 75.418.174
đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 68,75%, nhưng khoản mục lợi nhuận này lại chiếm tỷ trọng thứ 2 trong
tổng lợi nhuận kinh doanh (trước thuế) của công ty, nhưng thấp hơn rất nhiều so với lợi nhuận từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Chính vì thế, dù tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính nhưng vẫn không đủ bù dắp để
tăng trưởng ợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này đã làm lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh (chiếm 97,92% trong tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty) giảm mạnh, chỉ đạt
3.613.281.984 đồng năm 2014, trong khi năm 2013 là 5.267.950.379 đồng, giảm 1.654.668.394 đồng, tương
ứng giảm 31,41%.
- Lợi nhuận khác chỉ chiếm phần nhỏ (2,08% trong tổng lợi nhuận kinh doanh trước thuế của công ty năm
2014) nhưng cũng giảm sút đáng kể, lợi nhuận khác 2014 chỉ đạt 76.704.296 đồng, giảm 47.462.765 đồng,
tương ứng giảm 38,22% so với năm 2013.
Như vậy qua hai năm tổng lợi nhuận giảm, đây là tín hiệu rất đáng lo về sự tăng trưởng của công ty cho thấy
công ty đang làm ăn không tốt trong việc quản lý và điều hành công việc sản xuất kinh doanh. Vì vậy công ty
cần xem xét và điều chỉnh việc kinh doanh của công ty.
I. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY
Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận:
1. Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu:
Chỉ tiêu
Đơn vị

tính 2014 2013
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch
vụ ĐVN 67,324,251,509 83,769,765,727
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ĐVN 2,656,790,122 4,532,259,436
Tỷ suất lợi nhuận % 3.95 5.41
Tỷ suất này cho biết hiệu quả của 1 đồng thu nhập trong việc tạo ra lợi nhuận, tức là cứ 100 đồng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra 3.95 đồng lợi nhuận năm 2014 và năm 2013 là 5.41 đồng lợi nhuận. như vậy
lợi nhuận so với doanh thu là dương nhưng giảm từ năm 2013 đến năm 2014.
2. Tỷ suất lợi nhuận so với vốn kinh doanh bình quân trong kỳ:
17
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2014 2013
Tổng nguồn vốn kinh doanh ĐVN 89,918,226,470 87,526,028,961
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp ĐVN 2,656,790,122 4,532,259,436
Tỷ suất lợi nhuận % 2,99
Tỷ suất này cho biết hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh trong việc tạo ra lợi nhuận, tức là trong kỳ kinh
doanh doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được 2.99 đồng lợi nhuận.
3. Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2014 2013
Giá vốn hàng bán
ĐVN
59,918,583,843 71,104,300,868
Chi phí tài chính
ĐVN
339,773,956 467,681,653
Chi phí bán hàng
ĐVN
472,797,442 1,675,395,315

Chi phí quản lý doanh nghiệp
ĐVN
3,504,709,517 5,831,822,269
Chi phí khác
ĐVN
711,657,993 467,104,656
Tổng
ĐVN
64,947,522,751 79,546,304,761
Lợi nhuận sau thuế
ĐVN
2,656,790,122 4,532,259,436
Tỷ suất lợi
%
4.09 5.70
Tỷ suất này cho biết hiệu quả của một đồng chi phí trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tức là doanh
nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí thì trong năm 2014 tạo ra được 4.09 đồng lợi nhuận và năm 3013 là 5.7 đồng lợi
nhuận.
Nhận xét
Như vậy, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty là thấp và có xu hướng sụt giảm.
Nhân tố tác động:
Nhân tố khách quan:
- Ngân hàng Nhà Nước giảm lãi suất trần làm cho lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại giảm, các
doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn, các đối thủ cạnh tranh của công ty cũng nắm được lợi thế này, làm cho môi
trường kinh doanh khó khăn hơn, dẫn đến công ty bị mất thị phần và phải giảm lượng hàng hóa bán ra.
- Năm 2014 việc giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình khi tham gia khối Cộng đồng Kinh Tế ASEAN đã gây áp
lực cạnh tranh cao hơn giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa từ các nước trong
Khối ASEAN làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bán hàng/ xuất khẩu, hàng hóa bán ra không
được, trong khi công ty không ký được thêm nhiều hợp đồng mới trong năm 2014.
- Tỷ giá năm 2014 tăng gây áp lực cho các Công ty khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, điều này ảnh hưởng

đến nguồn cung ứng của công ty và làm cho khả năng cạnh tranh của công ty ngay tại thị trường nội địa, chính
vì thế mà lượng hàng mua vào của công ty giảm mạnh tác động tới khoản mục chi phí giá vốn của công ty.
- Mặt khác, thị trường biến động thất thường cũng làm cho nguồn cung ứng của công ty gặp nhiều khó khăn.
Nhà cung cấp gây sức ép tăng giá thành, công ty phải cân đối lợi nhuận thu về từ việc bán hàng, vì thấy không
có lợi nhuận khi nhập hàng vơi giá vốn cao nên công ty phải giảm sản lượng hàng hóa mua vào nhằm ổn định
nguốn vốn.
- Thương mại thế giới hiện nay vận động trong bối cảnh toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra rất nhanh
chóng và sâu sắc, khái niệm, ranh giới giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài đã bị thu hẹp. Các
chiến lược phát triển hướng vào xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu không còn giữ nguyên ý nghĩa cổ điển của nó
nữa, bởi vì thị trường của mỗi quốc gia đều phải “mở cửa” thông qua việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi
thuế quan. Cuộc chiến giành giật thị trường giữa hàng nội và hàng ngoại trở nên quyết liệt.
- Giá xăng dầu, điện, nước tăng cao trong hai năm từ năm 2013 và 2014, dẫn đến giá nguyên vật liệu và chi phí
sản xuất tăng làm cho chi phí tăng, lợi nhuận giảm.
18
- Tình hình kinh tế khó khăn khiến cho sức mua hàng hóa của người tiêu dùng trên thị trường giảm xuống.
Nhân tố chủ quan:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính 2014 2013
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ĐVN 3,689,986,280 5,392,117,439
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ĐVN 1,033,196,158 859,858,003
Thuế suất % 28 15.94
Số liệu trên cho thấy chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2014 tăng 12.06 % so với năm 2013.
Do đó, thế thu nhập doanh nghiệp là một nhân tố tác động lớn đến lợi nhuận sau thuế của công ty.
- Qua bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy doanh thu bán hàng của
công ty giảm, giá vốn hàng hóa giảm nhưng lượng tồn kho nhiều có nghĩa là mức lưu chuyển hàng hóa chậm,
giảm doanh số bán ra làm lợi nhuận giảm.
- Trong kỳ công ty đầu tư mạnh vào tài sản dài hạn (tăng 140%) cụ thể là đầu tư vào tài sản cố định, cho thấy
công ty đang mở rộng quy mô hoạt động nhưng chưa mang lại doanh thu, điều này làm cho lợi nhuận của công

ty sụt giảm.
công ty lại chưa đầu tư nhiều vào các khâu tiếp thị sản phẩm, các chương trình khuyến mại, dẫn đến tình trạng
khó khăn trong quá trình bán hàng do không thu hút được các khách hàng tiềm năng, hoạt động bán hàng giảm
thì chi phí cho hoạt động đó cũng giảm là điều tất yếu.
- Bộ phận quản lý của doanh nghiệp làm việc hiệu quả và có kinh nghiệm nên làm giảm chi phí quản lý xuống
mức đáng kể, tuy nhiên một phần cũng vì công ty có đợt tái cấu trúc nhân viên bán hàng, với đội ngũ mới công
ty trả lương thấp hơn trong giai đoạn thử việc, nên các khoản chi cho chi phí này được giảm xuống đáng kể so
với năm 2013.
- Công ty chưa chú trọng đầu tư trong lĩnh vực tài chính, hơn nữa, trong năm 2014 do tình hình của thị trường
chứng khoán có biến động hơn năm 2013 nên Công ty không dám mạnh dạn đầu tư nhiều, chi phí bỏ ra dè dặt
hơn năm 2013, nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho công ty.
Giải pháp:
- Công ty cần tìm được nhà cung cấp, nguồn cung ứng lâu dài và giá thành hợp lý nhằm tối ưu hóa khả năng
mua nguyên vật liệu giúp cho tình hình mua hàng được ổn định.
- Hợp lý hóa quy trình sản xuất, lưu thông hàng hóa nhằm khai thác tốt tài sản đầu tư và giảm chi phí sản xuất,
kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm
- Mời chào doanh nghiệp khác đặt gia công, nếu chưa khai thác hết công suất của tài sản cố định đầu tư
- Công ty cần tận dụng tốt các chính sách, hỗ trợ của Nhà Nước để phát triển, đồng thời tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì thị phần cũ và mở rộng thị trường trong năm
tới.
- Kiến nghị cơ quan thuế giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp về mức thuế suất chung là 22%
- Đẩy mạnh hoạt động phân phối, xúc tiến để tăng doanh số bán ra, đồng thời kiểm soát chi phí để tăng lợi
nhuận
Tìm kiếm thêm nhà cung cấp, tổ chức đấu thầu nhằm tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp để giảm chi phí
giá vốn và tăng lợi nhuận
- Việc Vệt Nam mở cửa hội nhập với thế giới trong những năm qua là cơ hội tốt cho Công ty để nâng cao năng
lực cạnh tranh trong và ngoài nước ngày càng mạnh mẽ, do đó ban lãnh đạo công ty phải nắm bắt thời cơ, nâng
cao năng lực đàm phán để ký kết thêm nhiều hợp đồng có giá trị cao cho công ty.
- Công ty cần đầu tư hơn nữa cho các khâu bán hàng, marketing để tăng khả năng tiêu thụ của sản phẩm trên thị
trường vì sự cạnh tranh hiện nay rất gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng như các ngành thay thế.

19
- Mạnh dạn đầu tư vào thị trường tài chính để tìm kiếm thêm nhiều lợi nhuận cho công ty, nâng tầm quy mô của
công ty lên cao hơn, cũng như vị thế của công ty trong nhiều lĩnh vực kinh doanh.
- tham gia các hội chợ triễn lãm v.v
Nhóm 19:
Đào Thị Ngọc Hạnh
Nguyễn Minh Ngọc
Nguyễn Thị Ngọc Duyên
Lương Văn Huy
Đào Hữu Hoàng
BÀI TẬP HIỆU QUẢ KINH DOANH
1. PHÂN TÍCH TỶ SUẤT CHI PHÍ KINH DOANH
1.1 Nhận xét chung:
Kết cấu chi phí
của công ty
Năm nay
Tỷ
trọng
Năm trước
Tỷ
trọng
So sánh năm nay với năm trước
Tuyệt đối Tương đối
1 2 (3)=(1)-(2) (4)=(1)/(2)
Giá vốn hàng
bán
59,918,58
3,843 92.26% 71,104,300,868 89.39% (11,185,717,025) 84.26857885
Chi phí tài chính
339,77

3,956 0.52% 467,681,653 0.59% (127,907,697) 72.65069173
Chi phí bán hàng
472,79
7,442 0.73% 1,675,395,315 2.11% (1,202,597,873) 28.22005277
Chi phí quản lý
3,504,70
9,517 5.40% 5,831,822,269 7.33% (2,327,112,752) 60.0963019
Chi phí khác
711,65
7,993 1.10% 467,104,656 0.59% 244,553,337 152.3551487
Tổng chi phí
64,947,52
2,751 100.00% 79,546,304,761 100.00% (14,598,782,010) 81.64744163
Tỷ suất chi phí Năm nay Năm trước
T1=Tổng CPKD/Tổng DT 0.95 0.94
T2= Tổng CPKD/Tổng LN 17.60 14.75
Nhìn chung dựa vào bảng tỷ suất chi phí kinh doanh ta thấy rằng tỷ suất chi phí kinh doanh của
công ty năm nay tăng cao hơn năm trước, cụ thể là:
 Theo T1:
20
• Tỷ suất chi phí kinh doanh của năm nay là 0.95, có nghĩa là để bán 1 đồng hàng
hóa thì công ty phải bỏ ra 0.95 đồng chi phí.
• Tỷ suất chi phí kinh doanh của năm trước là 0.94, có nghĩa là để bán 1 đồng hàng
hóa thì công ty phải bỏ ra 0.94 đông chi phí.
 Tỷ suất chi phí kinh doanh năm nay so với năm trước tăng không đáng kể, tăng
0.01 so với năm trước, nghĩa là để bán 1 đồng hàng hóa thì năm nay công ty phải
bỏ ra nhiều hơn năm trước 0.1 đồng chi phí.
 Theo T2:
• Tỷ suất chi phí kinh doanh của năm nay là 17.60, có nghĩa là để thu được 1 đồng
lợi nhuận thì công ty phải bỏ ra 17.60 đồng chi phí.

• Tỷ suất chi phí kinh doanh của năm trước là 14.75, có nghĩa là để thu được 1 đồng
lợi nhuận thì công ty phải bỏ ra 14.75 đồng chi phí.
 Tỷ suất chi phí kinh doanh năm nay của công ty so với năm trước tăng cao, tăng
2.85 so với năm trước, nghĩa là để thu được 1 đồng lợi nhuận thì năm nay công ty
phải bỏ ra nhiều hơn năm trước 2.85 đồng chi phí.
Tóm lại, theo 2 tiêu chí đánh giá T1 và T2 thì tỷ suất chi phí kinh doanh của công ty năm nay
luôn cao hơn năm trước, chứng tỏ rằng tình hình kinh doanh của công ty dang trên đà tuột dốc
nghiêm trọng, do đó công ty cần có giải pháp để giảm chi phí kinh doanh để nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc trong thời gian tới.
1.2 Các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh doanh của Doanh Nghiệp
Nhân tố khách quan:
- Cơ chế chính sách của chính phủ thay đổi theo chiều hướng khắc khe: chính sách
về thuế, lệ phí…của chính phủ thời điểm này tăng hơn năm trước, chính sách thương
mại cũng không ưu đãi, đòi hỏi quá nhiều thủ tục giấy tờ…công ty đóng quá nhiều
loại thuế, tốn nhiều chi phí cho mục này.
- Nguồn nguyên vật liệu thô khan hiếm, số lượng nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất
hạn hẹp làm cho doanh nghiệp có ít sự lựa chọn trong khâu thu mua nguyên vật liệu
đầu vào, giá cả nguyên vật liệu thì quá cao so với lúc trước, xăng dầu thì tăng giá mà
công ty thì tự túc trong khâu vận chuyển nguyên vật liệu này, do đó công ty lại tốn
thêm một khoản tiền không nhỏ cho khâu vận chuyển.
- Chính sách tài chính của công ty: công ty không vay vốn của ngân hàng cho nên
không phụ thuộc vào biến động của lãi suất của thị trường, giai đoạn này công ty hạn
chế bán hàng ra nước ngoài nhưng vì có vài nguồn nguyên vật liệu đầu vào phải nhập
khẩu từ nước ngoài, do đó vào thời điểm này công ty chỉ bị ảnh hưởng bởi sự biên
động của tỉ giá hối đoái của thị trường ngoại tệ, tỉ giá hối đoái vào giai đoạn này đang
tăng mạnh góp phần làm tăng chi phí mua hàng cho công ty.
- Năm nay công ty đang có kế hoạch mở rộng thị trường nên vào đợt gần cuối năm
này bộ phận bán hàng đã tăng cường tiếp cận những khách hàng mới để giới thiệu sản
phẩm, tặng quà…để tạo mối quan hệ sẵn sàng cho kế hoach bán hàng năm sau.
21

Nhân tố chủ quan:
- Do yêu cầu cầu thị trường về chất lượng mẫu mã hàng hóa ngày càng cao, các quy
định về ISO, HCCAP…đối với doanh nghiệp rất gay gắt. Do đó những mặt hàng
không đủ quy cách đều bị loại bỏ, công ty phải bán lỗ những mặt hàng này.
- Công ty chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí ở các khâu: khâu thu mua
nguyên vật liệu đầu vào, bán ra, vận chuyển…chưa kiểm soát được chi phí, chưa có
biện pháp tiết kiệm chi phí do đó chi phí công ty ngày càng tăng là khó tránh khỏi.
- Trình độ kỹ thuật của bộ phận sản xuất còn yếu kém, quy trình công nghệ sản xuất,
máy móc thiết bị vẫn còn lạc hậu không thể đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay,
do đó công ty đã tiến hành cải cách lại toàn bộ nhân lực bộ phận sản xuất, một số
được tài trợ cho đi học để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực tế và tuyển một số nhân
lực giỏi từ bên ngoài về với mức lương cao; mua dây chuyền sản xuất hiện đại bên
nước ngoài về; những máy móc không còn thích hợp với yêu cầu hiện nay sẽ được
bán với giá rẻ, những máy móc nào có thể nâng cấp sẽ được đưa đi nâng cấp…điều
này làm cho chí phí công ty thời điểm này tăng lên rất nhiều.
- Khả năng sử dụng vốn của công ty chưa tốt: tất cả các đơn hàng đầu vào thì công
ty phải thanh toán đủ khi nhận hàng, có vài mặt hàng công ty không thể tự sản xuất
được thì công ty thậm chí phải ứng trước cho người bán để họ có vốn sản xuất. Trong
khi đó, khi bán cho người mua thì công ty lại cho đối tác trả chậm khoảng 15 đến 30
ngày, điều này làm cho vòng quay vốn của công ty bị ứ đọng.
•Ngoài những nhân tố trên, chi phí về vận tải và bốc dỡ, chi phí bảo quản hàng hóa, chi
phí liên quan đến thanh toán quốc tế, chi phí liên quan đến thủ tục kinh doanh thương
mại, chi phí đóng bao bì… năm nay cũng tăng cao hơn so với năm trước.
2. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN
2.1 Nhận xét
Tỷ suất lợi nhuận Năm nay Năm trước
T
1
=tổng LN/tổng DT 0.038707555 0.053359355
T

2
=tổng LN/tổng CP 0.04090672 0.056976367
T
3
=tổng LN/tổng VKD bq 0.029945068 0.051083755
T
3
=tổng LN/tổng VCSH bq 0.031216351 0.053252457
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm trước là 0.053, năm nay là 0.038. Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cứ
một đồng doanh thu năm nay thì sẽ mang lại 0.038 đồng lợi nhuận; cho thấy tỷ suất lợi nhuận
năm nay không bằng năm trước chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không đạt
22
hiệu quả bằng năm truóc, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không
hợp lệ, chứng tỏ doanh nghiệp đang bán với giá thấp nên không đem lại lợi nhuận cao
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của năm trước là 0.057, năm nay là 0.040. Là chỉ tiêu
tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và tổng chi phí kinh doanh trong kỳ. Chỉ
tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong năm nay thì thu được bao 0.040 đồng lợi
nhuận, năm nay chỉ tiêu này nhỏ hơn năm truóc, chứng tỏ với một mức chi phí cao nhưng cũng
không mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của năm trước là 0.051, năm nay là 0.029. Là quan hệ tỷ lệ
giữa số lợi nhuận đạt được trong kỳ so với số vốn bình quân sử dụng trong kỳ bao gồm vốn cố
định và vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của doanh
nghiệp, hay nói cách khác phản ánh mức sinh lời của vốn kinh doanh, tức là cứ một đồng vốn
kinh doanh bỏ ra trong năm nay sẽ thu được 0.029 đồng lợi nhuận; điều này cho thấy tỷ suất lợi
nhuận trên vốn năm nay không cao bằng năm trước chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp trong năm nay không tốt.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Nhân tố khách quan
Hoạt động của các doanh nghiệp ngoài việc bị chi phối bởi các quy luật thị trường, các
doanh nghiệp còn bị chi phối bởi những chính sách kinh tế Nhà nước (chính sách thuế, chính
sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái ). Vì chính sách thuế thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của doanh nghiệp, hoặc chính sách tiền tệ thay đổi làm mức lãi giảm đi hay tăng lên ảnh hưởng
trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp phải đóng góp thuế đầy đủ cho
nhà nước nhưng với mức thuế càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm
Thị trường hàng hoá rất đa dạng và phong phú, sự biến động trên thị trường có ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu hàng hoá và dịch vụ lớn
trên thị trường cho phép các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh để đảm bảo
cung lớn do đó thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt.
Nhân tố chủ quan
Khi các nhân tố khác không biến đổi (nhân tố về giá cả giá thành sản phẩm, thuế ) thì
sản lượng tiêu thụ tăng giảm bao nhiêu thì số lợi nhuận tiêu thụ cũng tăng giảm bấy nhiêu. Việc
giảm sản lượng tiêu thụ phản ánh kết quả không tốt của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến
khâu tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho giá bán giảm nhiều do đó doanh thu
thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm ảnh hưởng mạnh đến lọi nhuận của công
23
ty. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều giảm nhưng lọi nhuận không tăng mà
vẫn giảm. diều này cho thấy giá bán thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận giảm
Việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ liên quan tới mức lỗ lãi khác nhau, do giảm tỷ
trọng những mặt hàng có mức lãi cao, tăng những mặt hàng có mức lãi thấp làm cho tổng lợi
nhuận giảm.
Sau khi doanh nghiệp sản xuất được sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thì khâu tiếp theo sẽ
là tổ chức bán hàng nhưng do khâu này thực hiện không nhanh làm cho quá trình tái sản xuất
mở rộng tiếp bị trì trệ.
Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Quá trình này chưa nâng cao chất lượng sản phẩm

3. SỨC SẢN XUẤT CỦA VỐN KINH DOANH
3.1 Nhận xét
Sức sản xuất của vốn kinh doanh Năm trước thời gian quay
vòng
t= T/S (ngày)
Năm nay thời gian quay
vòng
t= T/S (ngày)
S
1
= tổng DT/tổng VKD bq

0,96 381,26

0,77 471,81
S
2
=tổng DT/ tổng VLD bq

1,34 271,47

1,09 335,94
S
3
=tổng DT/tổng VCĐ bq

3,32 109,79

2,69 135,87
S

4
=tổng DT/tổng VCSH bq

1,00 365,73

0,81 452,59
Về tổng thể thời gian quay vòng vốn có biểu hiện tăng ở tất cả các chỉ tiêu đang xét S
1
-> S
4
so
với năm liền trước cho thấy khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
S
1
= 0,96 -> 0,77 làm tăng thời gian quay vòng vốn kinh doanh theo doanh thu từ 381
ngày lên 471 ngày cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty mang lại doanh thu nhỏ hơn 1 và
thấp hơn năm trước.
S
2
= 1,34->1,09 làm tăng thời gian quay vòng vốn lưu động theo doanh thu từ mức 271
ngày lên 335 ngày cho thấy vốn lưu động của doanh nghiệp mặc dù đem lại doanh thu >1
nhưng lại đang giảm hiệu quả, có thể đo tồn kho tăng hoặc doanh thu sụt giảm. Cụ thể theo biểu
là cả hai.
S
3
=3,32->2,69 làm cho thời gian quay vòng của doanh thu theo vốn cố định là khá thấp
109 ngày nhưng vẫn tăng lên 135 ngày ở năm nay. Mức tăng không nhỏ, cho thấy có khả năng
doanh nghiệp tăng lượng vốn cố định so với năm liền trước.
S
4

=1->0,81 cho thấy công ty có thu được 1 đồng doanh thu trên mỗi đồng vốn chủ sở
hữu và đang xuống mức 0,81 đồng năm nay. Điều này làm cho thời gian quay vòng vốn kinh
24
doanh chủ sờ hữu theo doanh thu đã tăng lến từ 365 ngày lên đền 452 ngày giảm khả năng sinh
lợi của doanh nghiệp.
Vậy Sức sản xuất của vốn kinh doanh giảm ở kỳ kinh doanh đang xét so với kỳ liền trước.
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng
Về khách quan:
- Trong năm qua do sự sụt giảm nhu cầu với các sản phẩm dịch vụ của công ty đã trực tiếp
ảnh hưởng lớn đến nguồn doanh thu.
- Mặc dù thị trường tài chính đang điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của đất
nước nhưng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp còn hạn chế, sức mạnh vốn đang là vấn
đề chung cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt ngay cả trên sân nhà.
- Lộ trình hội nhập của đất nước giảm mạnh các thuế với hàng ngoại nhập gia tăng sức ép
với doanh nghiệp ở thị trường nội địa.
- Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng ngày càng nhanh chóng sẽ gây khó khăn cho công ty
giải phóng hàng tồn kho làm cho doanh nghiệp không thể rút ngắn thời gian kinh doanh
trên vốn lưu động.
Về chủ quan
- Sức cạnh tranh doanh nghiệp bị giảm khi không kiểm soát tốt các yếu tố đầu vào, không
hạ giá thành nhanh hơn đối thủ cạnh tranh được nên đánh mất thị phần vào tay đối thủ.
- Khả năng điều chỉnh cải tiến sản phẩm của công ty theo xu hướng tiêu dùng còn chậm và
chưa hiệu quả cũng đã đẩy tình trạng tồn kho tăng cao, lợi nhuận giảm nhanh hơn doanh
thu.
- Trình độ quản lý khai thác cả công ty bộc lộ điểm yếu khi gặp trở ngại về đầu ra trong
năm kinh doanh khó khăn. Doanh thu chủ yếu đến từ vốn chủ sở hữu và chu kỳ bị kéo dài
từ 371 ngày lên 461 ngày cảnh báo hiệu quả hoạt động lâu dài ổn định của công ty đang
chịu rủi ro.
- Nhu cầu thay đổi cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp sang hướng tự sản xuất thúc đẩy
sự trang bị các tài sản cố định dài hạn nhằm nâng cao trình độ trang bị kỹ thuật của công

ty.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
Qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt kinh doanh ta có thể thấy rằng tình hình hoạt
động kinh doanh của công ty năm nay có xu hướng giảm so với năm ngoái. Doanh thu năm nay
giảm so với năm ngoái là do hoạt động bán hàng chưa hiệu quả, chưa đạt được mục tiêu, chưa
tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng mới. Mặc dù chi phí năm nay giảm so với năm trước
nhưng tỷ suất chi phí lại tăng so với năm trước cho thấy rằng việc quản lý chí phí vẫn chưa hiệu
quả. Ngoài ra, tổng tài sản và nguồn vốn năm nay tăng hơn so với năm ngoái nhưng tỷ suất lợi
nhuận, tỷ suất sản xuất của vốn kinh doanh lại giảm so với năm trước. Điều này cho thấy rằng
việc đầu tư của công ty chưa được hiệu quả đã góp thêm phần làm giảm hiệu quả kinh doanh
năm nay.
Vì vậy giải pháp đề ra để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty là cần phải khắc phục các
vấn đề nêu trên cụ thể như sau:
25
Thứ nhất, xúc tiến bán hàng tăng doanh thu với khách hàng sẵn có song song với việc đẩy mạnh
hoạt động marketing quảng bá sản phẩm để tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới.Thứ hai, giảm
thời gian công nợ đối với khách hàng để cải thiện tốc độ lưu chuyển nguồn vốn từ đó chủ động
trong hoạt kinh doanh và thanh toán. Bên cạnh đó, tìm kiếm thêm các nguồn cung ứng để giảm
chi phí giá vốn tăng sức cạnh tranh về giá thành sản phẩm.
Thứ ba, cải thiện khả năng đàm phán thương thảo với nhà cung ứng để có được hình thức thanh
toán tốt nhất.Thứ tư, cân nhắc kỹ lưỡng về việc đầu tư tài sản cố định, nên chú trọng vào việc
đầu tư khâu mang lại hiệu quả tránh đầu tư tràn lan. Thứ năm, cải thiện quy trình kiểm soát chi
phí, tăng cường hoạt động giám sát và quản lý chéo trong nội bộ để tránh thất thoát và lãng phí.
Ngoài ra, công ty cần thực hiện các mục tiêu nhanh, quyết tâm thay đổi thông qua các biện pháp
như sau:
- Tìm kiếm sự đồng thuận từ các đối tác với các quyết sách của nhà nước giảm chịu ảnh
hưởng của bản thân trong hoàn cảnh môi trường kinh doanh biến động quá nhanh về
chính sách pháp luật.
- Tăng cường hợp tác đầu tư nghiên cứu cùng các đối tác đối với các nhu cầu thị hiếu
người tiêu dùng.

- Tham gia hoạt động quảng bá cộng đồng, phong trào có sức lan tỏa trong xã hội, gia tăng
sự hiện diện của thương hiệu.
- Tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở thị trường ngách, tập trung thế mạnh để giảm sức ép cạnh
tranh và nâng cao sức cạnh tranh.
- Ban lãnh đạo phải có định hướng đào tạo thế hệ kế cận và lựa chọn nhân tố mang tính dài
hơi và phù hợp chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự, chất lượng cán bộ quản lý bằng môi trường kinh
doanh thu hút như áp lực và đãi ngộ, cống hiến và vinh danh, cam kết tương lai bền vững,
biểu hiện văn hóa doanh nghiệp văn minh cấp tiến.
- Tiếp cận nguồn vốn vay, vốn cổ phần nhanh chóng và hiệu quả để có thể đáp ứng nhu
cầu vốn trong nâng cao trình độ trang bị nhanh chóng để chớp cơ hội người đi đầu trong
thị trường mới.
- Duy trì hình ảnh vị thế doanh nghiệp bền vững ổn định và là doanh nghiệp có tính cộng
đồng.
- Phấn đấu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa mẫu mã sản phẩm tiêu thụ giá
cả phù hợp với người tiêu dùng.
- Tăng cường tiêu thụ những sản phẩm có lợi nhuận cao.
- Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và chi phí khác nhằm tăng lợi nhuận.
- Cải tiến định mức tiêu hao, cải tiến phương pháp công nghệ, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm
chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản và tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Cải tiến công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
nâng cao trình độ người lao động, có chế độ khuyến khích người lao động tăng năng suất
lao động.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

×