Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

KINH TẾ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.46 KB, 12 trang )

1
BÀI TẬP NHÓM 2
KINH TẾ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Danh sách nhóm 2:
1. Đặng Thị Hiền
2. Nguyễn Ngọc Lan Hương
3. Nguyễn Hoàng Bảo Khuyên
4. Nguyễn Thụy Bích Trâm
5. Nguyễn Trần Hoàng Yến
2
I. Nhận xét doanh thu :
Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty A ta có bảng doanh thu như sau:
Bảng 1: Phân tích doanh thu
Đơn vị tính: VND
Nhận xét chung:
Qua bảng phân tích số liệu doanh thu cho thấy: Tổng doanh thu của cty
năm nay: 68,637,509,034751VND, giảm so với năm trước 16,300,913,166
VNĐ, mức giảm tương ứng 19,19 %.
Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh năm nay của công ty không
hiệu quả bằng năm trước. Đặc biệt là doanh thu từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm nhiều nhất với mức giảm là : -16,445,514,218VNĐ
chiếm tỷ trọng 80,37% so với năm ngoái.Thứ hai là doanh thu từ hoạt động tài
chính giảm - 52,489,523VNĐ chiếm tỷ trọng 90,91% so với năm ngoái. Tuy
nhiên, năm nay công ty có được khoảng doanh thu từ các khoản doanh thu
khác nhiều hơn năm ngoái là 197,090,572 VNĐ chiếm tỷ trọng 133.33% so
với năm ngoái. Như vậy công ty cần khắc phục tình hình bán hàng, cung cấp
dịch vụ và hoạt động tải chính để năng cao doanh thu từ hoạt động này.
Doanh thu khác tuy góp phần vào việc cải thiện doanh thu của năm nay
nhưng doanh thu từ hoạt động này không ổn định và khó dự đoán cũng như


khó cải thiện nên không đầu tư, tập trung vào khoản doanh thu của hoạt động
này nhiều.
*Các nhân tố tác động đến tình hình doanh thu của DN:
Nguyên nhân chủ quan:
1. Năng lực đàm phán của nhân viên bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty không tốt.
2. Khả năng hoạch định, tổ chức, thực hiện các khâu trong hoạt động
bán hàng ngày càng yếu kém.
3. Sản phẩm của doanh nghiệp đã đến thởi kỳ bảo hòa và cần cải tiến
mẫu mã, tín năng…
4. Khả năng xúc tiến; thương mại và tiếp thị không tốt.
3
Nguyên nhân khách quan:
1. Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.
2. Ngành hàng của công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn từ bên ngoài.
3. Nguồn cung ứng không chất lượng ảnh hưởng đến đầu ra.
4. Cơ chế chính sách của chính phủ không hỗ trợ phát triển.
II. Nhận xét chi phí:
Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty A ta có bảng chi phí như sau:
Bảng 2: Phân tích chi phí của công ty
Đơn vị tính: VND
Nhận xét chung:

Qua bảng phân tích số liệu chi phí cho thấy:Tổng chi phí của cty năm nay
là:64.947.522.751VND,giảm so với năm trước 14.598.782.010 VNĐ,mức
giảm tương ứng 18,35%.Cụ thể như sau:
- Giá vốn hàng bán năm nay là 59.918.583.843 VNĐ,chiếm tỷ trọng
92,26%,giảm so với năm trước 11.185.717.035 VNĐ,mức giảm tương
ứng 15,73%.

- Chi phí QLDN năm nay là 3.504.709.517 VNĐ,chiếm tỷ trọng
5,4%,giảm so với năm trước 2.327.112.752 VNĐ,mức giảm tương ứng
60,1%.
- Chi phí khác năm nay là 711.657.993 VNĐ,chiếm tỷ trọng 1,1%,tang
so với năm trước 244.553.337 VNĐ,mức tang tương ứng 52,36%.
- Chi phí bán hàng năm nay là 472.797.442 VNĐ,chiếm tỷ trọng
0,73%,giảm so với năm trước 1.202.597.873 VNĐ,mức giảm tương
ứng 71,78%.
- Chi phí tài chính năm nay là 339.773.956 VNĐ,chiếm tỷ trọng
0,52%,giảm so với năm trước 127.907.697 VNĐ,mức giảm tương ứng
27,35%.
Thực tế doanh thu của công ty đã bị giảm sút một cách trầm trọng vì
lượng bán hàng ra ngày càng ít nên chi phí bán hàng giảm,giá vốn hàng bán
giảm chủ yếu do chi phí bán hàng và chi phí quản lí đều giảm nên kéo theo
giá vốn bán hàng giảm.
*Các nhân tố tác động đến tình hình chi phí KD của DN:
4
Nhân tố khách quan:
+ Giá cả nguyên,nhiên,vật liệu,xăng dầu giảm giá dẫn tới chi phí giảm
+ Được mùa nên giá hàng hóa giảm ,tác động đến chi phí giá vố của hàng
hóa giảm>
+ Chính sách tài chính ,ngân hàng thấp
+ Thuế,lệ phí,chính sách thương mại có nhiều ưu đãi
+ Cạnh tranh của sản phẩm,sản phẩm sạch,an toàn,thân thiện với môi trường
+ Cac thỏa thuận về song phương và đa phương về thương mại tác động đén
thể chế đến thủ tục hành chính có liên quan đến kinh doanh đơn giản hơn
Nhân tố chủ quan:
+ Trình độ quản lý của nhà quản trị, các chuyên viên và tay nghề công nhân
cao
+ Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao, đóng gói bằng máy móc

+ Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực
+ Khai thác các nguồn thông tin thị trường miễn phí từ bộ thương mại, thành
phố, từ hiệp hội ngành hàng
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt
+ Khả năng xúc tiến thương mại và tiếp thị: Lựa chọn phương thức tiếp thị tối
ưu, chuẩn bị tốt các cuộc xúc tiến thương mại
+ Có nguồn vốn lớn nên dự trữ được nhiều nguyên vật liệu
+ Đa dạng các mặt hàng, giá cả phải chăng
+ Xây dựng hệ thống kho bảo quản hàng hóa
+ Ý thức tiết kiệm của cán bộ, công nhân viên
+ Đầu tư phương tiện vận tải để tự tổ chức chuyên chở
III. Phân tích lợi nhuận của công ty :
Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty A
ta có bảng lợi nhuận như sau:
Bảng 3: Phân tích lợi nhuận của công ty
Đơn vị tính: VND
*Chú thích:
5
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ = Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán- chi phí bán hàng - chi phí quản lý
doanh nghiệp - ∑chi phí thuế.
Nhận xét chung:
Qua bảng phân tích trên ta thấy Tổng lợi nhuận thu được của công ty
năm nay chỉ đạt 58.62% thấp hơn so với năm trước ( giảm 41.48% tương
đương 1.875.469.314 VND).
Về cơ cấu lợi nhuận của công ty, ta nhận thấy:
+ Lợi nhuận chủ yếu của công ty là từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ chiếm hơn 90% trong tổng lợi nhuận. Ở chỉ tiêu này, công ty đã
không thực hiện tốt, lợi nhuận năm nay là 2.394.964.549 VND ( giảm
44.28 % tương đương 1.903.424.723 VND.

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty năm nay chiếm 6.97%
trong tổng lợi nhuận và tăng mạnh so với năm trước, tăng 68.75%
tương đương 75.418.174 VND chủ yếu là các khoản tiền lãi, cổ tức lợi
nhuận…v…v…
+Lợi nhuận từ các hoạt động khác như đòi nợ, thanh lý tài sản cố
định…chiếm tỷ trọng nhỏ gần bằng 3 % trong tổng lợi nhuận. Năm nay
giảm 38.22 % tương đương 47.462.675 VND
Tóm lại, lợi nhuận của công ty A trừ lợi nhuận từ hoạt động tài chính
tăng 68,75% so với năm trước thì các chỉ tiêu khác đều giảm mạnh so với
năm trước đặc biệt là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
*Các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của DN:
Nhân tố khách quan:
- Sự thay đổi cơ chế, chính sách có liên quan đến thuế và lệ phí, chính sách
thương mại làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
- Hiện nay tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la và đồng tiền Việt Nam tăng, có
nghĩa đồng Việt Nam mất giá làm cho hoạt động nhập khẩu của công ty gặp
nhiều khó khăn, giảm lợi nhuận.
- Giá cả thu mua đầu vào biến động theo chiều hướng bất lợi cho công ty làm
cho lợi nhuận giảm.
- Cạnh tranh cùng ngành gay gắt làm cho hàng hóa của công ty tiêu thụ
không tốt dẫn tới doanh thu của công ty giảm.
- Là Công ty với quy mô nhỏ, khả năng thanh toán lãi suất thấp nên khó tiếp
cận đến các nguồn vay vốn của ngân hàng để mở rộng qui mô sản xuất kinh
doanh.
Nhân tố chủ quan.
- Qua bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cho thấy doanh thu bán hàng của công ty giảm, giá vốn hàng hóa giảm
nhưng lượng tồn kho nhiều có nghĩa là mức lưu chuyển hàng hóa chậm
6
- Công ty chưa tổ chức tốt cho hoạt động bán hàng, năng lực đàm phán của

nhân viên chưa cao nên không ký kết được nhiều hợp đồng, chưa có chính
sách khuyến mãi, marketing phù hợp.
- Là công ty nhỏ nên trình độ kỹ thuật và công nghệ còn yếu kém, ít mẫu mã
sản phẩm lựa chọn.
- Năng lực sử dụng vốn của công ty khá tốt thể hiện qua năm nay hoạt động
từ tài chính tăng so với năm ngoái.
- Mức độ kiểm soát chi phí và trình độ quản lý của doanh nghiệp khá tốt trong
hoạt động bán hàng nhờ đó mà giảm bớt chi chí tăng lợi nhuận cho công ty.
IV. Phân tích tài sản :
Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty A ta có bảng tài sản như sau:
Bảng 4: Phân tích tài sản của công ty
(đvt: ngàn
đồng)
Chi tiêu Năm nay Năm trước
So sánh
Chênh lệch
Tỷ
lệ
%
Tài sản
Tài sản ngắn hạn
53,860,67
6,470
72,484,148,
961
(18,623,472,
491)
25.
69

Tiền và các khoản tương
đương tiền
31,678,64
9,967
46,416,369,
451
(14,737,719,
484)
31.
75
Các khoản phải thu ngắn
hạn
19,455,18
1,227
25,130,929,
718
(5,675,748,
491)
22.
58
Phải thu khách hàng
19,455,18
1,227
25,130,929,
718
(5,675,748,
491)
22.
58
Hàng tồn kho

713,70
4,824
700,099,
590
13,605,
234
1.9
4
Tài sản ngắn hạn khác
2,013,14
0,452
236,750,
202
1,776,390,
250
750
.32
Chi phí trả trước ngắn hạn
47,89
2,120
69,059,
385
(21,167,
265)
30.
65
Thuế GTGT được khấu trừ
1,965,24
8,332
167,690,

817
1,797,557,
515
1,0
71.
95
Tài sản dài hạn
36,057,55
0,000
15,041,880,
000
21,015,670,
000
139
.71
7
Tài sản cố định
36,057,55
0,000
15,041,880,
000
21,015,670,
000
139
.71
Tài sản cố định hữu hình
36,057,55
0,000
15,041,880,
000

21,015,670,
000
139
.71
Nguyên giá
45,729,20
0,000
22,779,200,
000
22,950,000,
000
100
.75
Giá trị hao mòn lũy kế
9,671,650,00
0
7,737,320,00
0
1,934,330,0
00
25.
00
Tổng tài sản
89,918,22
6,470
87,526,028,
961
2,392,197,
509
2.7

3
Nhận xét chung:
Nhìn chung tổng tài sản của công ty qua 2 năm đã có sự thay đổi đáng
kể theo chiều hướng tốt.
Tổng tài sản năm nay so với năm trước đã tăng 2.392.197.509 ngàn đồng,
tương ứng với tỷ lệ là 2.73%. Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt động
công ty đang tăng lên nhanh chóng.
+ Tài sản dài hạn: năm nay so với năm trước tăng rất nhiều
21,015,670,000 tương ứng với tỷ lệ 139.71%, chứng tỏ công ty đã đầu
tư mạnh hơn cho những kế hoạch về lâu dài,. Tài sản cố định hữu hình
đã chiếm toàn bộ chỉ tiêu tài sản dài hạn và đã tăng rất mạnh, chứng tỏ
công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng thêm các
công trình, nhà máy… để phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
+Tài sản ngắn hạn của công ty trong năm nay so với năm trước đã
giảm rất nhiều 18,623,472,491 tương ứng với tỷ lệ 25.69 %. Trong đó:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm nay so với năm
trước đã giảm 14,737,719,484 tương ứng với tỷ lệ 31.75 %. Qua số liệu
trên ta thấy công ty đã mạnh dạn dùng lượng tiền đem vào các hoạt
động đầu tư, kinh doanh mà không giũ tiền và các khoản tương đương
tiền quá nhiều
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: đối với chỉ tiêu này năm nay so với
năm trước đã giảm 5,675,748,491 tương ứng với tỷ lệ 22.58 %. Trong
đó nợ phải thu khách hàng chiếm toàn bộ Các khoản phải thu ngắn
hạn. chứng tỏ năm nay công ty đã giảm mạng lưới khách hàng, vì công
ty không bị chiếm dụng vốn nhiều, không bị ứ đọng về nguồn vốn,là
dấu hiệu tốt cho cty.
+ Tài sản ngắn hạn khác: năm nay so với năm trước tăng
1,776,390,250 tương ứng với tỷ lệ 750.32 %, Chi phí trả trước ngắn
hạn giảm 21,167,265 tương ứng với tỷ lệ 30.65 %. Đây là một biểu hiện

8
rất tốt cho công ty vì chi phí trả trước giảm thì công ty không phải bỏ ra
một khoản tiền lớn để đáp ứng cho các đơn vị
+ Hàng tồn kho: chỉ tiêu hàng tồn kho năm nay so với năm trước tăng
13,605,234 tương ứng với tỷ lệ 1.94 %. Điều này cho thấy công ty đã
gia tăng sản xuất.
V. Phân tích nguồn vốn :
Qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty A ta có bảng nguồn vốn như sau:
Bảng 5: Phân tích nguồn vốn của công ty
(đvt: ngàn đồng)
Chi tiêu Năm nay Năm trước
So sánh
Chênh lệch Tỷ lệ %
Nguồn vốn
Nợ phải trả
4,586,436,
348
2,639,965,
525
1,946,4
70,823 73.73
Nợ ngắn hạn
4,586,436,
348
2,639,965,
525
1,946,4
70,823 73.73
Phải trả người

bán
3,553,240,
190
1,780,107,
522
1,773,1
32,668 99.61
Thuế và các
khoản phải nộp
cho nhà nước
1,033,196,
158
859,858,
003
173,3
38,155 20.16
Vốn chủ sở hữu
85,331,790,
122
84,886,063,
436
445,7
26,686 0.53
Vốn chủ sở hữu
85,331,790,
122
84,886,063,
436
445,7
26,686 0.53

Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
82,675,000,
000
82,675,000,
000

- 0.00
Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối
2,656,790,
122
2,211,063,
436
445,7
26,686 20.16
Tổng cộng nguồn
vốn
89,918,226,
470
87,526,028,
961
2,392,1
97,509 2.73
Nhận xét:
Tổng nguồn vốn của công ty qua hai năm đã tăng 2,392,197,509 tương
ứng với tỷ lệ 2.73%. Qua số liệu trên cho thấy công ty đã có một sự tăng
trưởng nguồn vốn rất mạnh mẽ, đã huy động được vốn để mở rộng thêm sản
xuất

-Nợ phải trả năm nay so với năm trước tăng 1,946,470,823 tương ứng với tỷ
lệ 73.73%, cho thấy tình hình tài chính của công ty không tốt do các khỏan
phải nợ trả tăng rất nhiều.
9
-Vốn chủ sở hữu năm nay so với năm trước tăng 445,726,686 tương
ứng với tỷ lệ 0.53 %. Một tỷ lệ tăng rất nhỏ, bên cạnh vốn đầu tư chủ sở hữu
không tăng, không giảm qua 2 năm
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty năm nay đã tăng 445,726,686
tương tứng với tỷ lệ 20.16% so với năm trước. Cho thấy công ty vẫn hoạt
động và quản lý tài chính tốt, lợi nhuận tăng cao.
VI. Khả năng thanh toán:
1.Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định/ Tổng tài sản
2.Tỷ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
3.Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu /Tổng nguồn vốn
4. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Nguyên giá TSCĐ
5. Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
6. Tỷ suất thanh toán bằng tiền = Tiền và các khoản tương đương tiền /Tài
sản ngắn hạn
7. Tỷ suất thanh toán ngay = Tiền và các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn
hạn
8. Hệ số thanh toán chung = Tổng tài sản / Nợ phải trả
9. Tỷ trọng TSCĐ = Tổng TSCĐ/ Tổng Tài Sản
10. Doanh lợi vốn sở hữu = Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu
BẢNG CHỈ
TIÊU KẾT
CẤU VỐN VÀ
NGUỒN VỐN
STT
CÁC CHỈ
TIÊU NĂM NAY NĂM TRƯỚC

1
Tỷ suất đầu
tư 0.40 0.17
2 Tỷ số nợ 5.10 3.02
3
Tỷ suất tự tài
trợ 94.90 96.98
4
Tỷ suất tự tài
trợ TSCĐ 186.60 372.65
5
Hệ số thanh
toán bằng
tiền 0.59 0.64
6
Hệ số thanh
toán ngắn
hạn 11.74 27.46
7
Hệ số thanh
toán ngay 6.91 17.58
8
Hệ số thanh
toán chung 19.61 33.15
9
Tỷ trọng
TSCĐ 40.10 17.19
10
10
Doanh lợi vốn

chủ sở hữu 3.99 3.34
Nhận xét chung:
Tỷ suất tự tài trợ: ở năm nay : 94,9%, năm trước: 96,98% chứng tỏ
mức độ độc lập về tài chính của công ty là rất lớn
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
1-Tăng doanh thu:
- Chất lượng sản phẩm:
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra
giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty nhằm
đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra - giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo
tại mỗi bộ phận, phân xưởng phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống
kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục.
Tận dụng tối đa các nguồn lực đang có vào hoạt động chính của công
ty, tránh lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích.
- Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng:
Công ty nên có chiến lược phát triển hệ thống bán hàng phù hợp.
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua
các biện pháp ổn định giá cả, đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường và
tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và
mở rộng thị phần đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới.
Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư
vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi – cải thiện công tác
quản lý – công nghệ kịp thời duy trì lợi thế cạnh tranh.
Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất
lượng tốt nhằm tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh.
2-Giảm chi phí:
Công ty cần kiểm soát tốc độ tăng của chi phí tài chính, bằng cách
giảm hàng tồn kho và các khoản đẩu tư để có thể giảm khoản vay ngân
hàng, giảm chi phí lãi vay, tính toán nhu cầu vốn từng giai đoạn để có

kế hoạch sử dụng vốn vay có hiệu quả trong gian đoạn nền kinh tế lạm
phát cao
Cần đa dạng hóa nhà cung cấp để có sự cạnh tranh về giá và chất
lượng nguyên liệu đầu vào.
Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận,
phân xưởng với mục tiêu tối đa hóa nguồn lực hiện có giảm thiều chi
phí.
Có chính sách quản lý và kiểm soát các khoản chi phí hợp lý với
doanh thu và lợi nhuận có được từ việc gia tăng chi phí đó. Như chi phí
phải trả, trong đó điển hình là chi phí maketing và lương bộ phận bán
hàng tăng lên quá nhanh việc này tuy có thể làm tăng doanh thu nhưng
đồng thời cũng làm giảm lợi nhuận. Vì vậy công ty cần tận dụng tồi đa
các nguồn lực tránh trường hợp chi phí bỏ ra quá nhiều so với lợi
nhuận đạt được.
11
.Kiểm soát và sử dụng các phần tài sản cố định chưa được sử dụng hết
nhằm tiết kiệm chi phí tối đa.
Quản lý hàng tồn kho một cách hợp lý và hiệu quả giảm tối thiểu chi phí
lưu kho.
Có bộ phận thường xuyên rà soát và quản lý chặc chẽ quá trình vận
chuyển cũng như bảo quản hàng hóa giảm tối thiểu các hư hỏng, tổn
thất có thể xảy ra.
Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá
nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị
mình.
Công ty nên có chính sách đôn đốc cũng như nhanh chóng hoàn thành
dự án nhà máy và đi vào hoạt động ổn định nhẳm giảm thiểu các định
phí phải bỏ ra (như tiền thuê đất).
3-Quản lý các khoản phải trả:
Công ty nên điều chỉnh lại các khoản tài sản ngắn hạn cho hợp lý để có

thể vừa đảm bảo thanh toán được các khoản nợ vừa sử dụng vốn hiệu
quả hơn đồng thời tránh để hàng tồn kho ứ động lâu giảm phẩm chất
mất uy tín với khách hàng đồng thời đảm bảo được khả năng thanh
toán trong ngắn hạn.
Nếu trong điều kiện nền kinh tế ổn định thì công ty nên xem xét tận
dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính bằng việc tăng tỷ số nợ lên đến mức
an toàn nợ nhằm tận dụng tối đa nguồn nợ vay thay cho việc tự tài trợ
bằng vốn chủ sở hữu và tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ vay, gia tăng
thu nhập ròng.
Nếu trong điều kiện nền kinh tế lạm phát cao như hiện nay thì công ty
nên xem xét việc giảm tỷ số nợ dưới mức an toàn nợ.
Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể. Tạo điều kiện để
đội ngũ cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ. Để phát huy khả năng và hoàn thành các công việc được giao một
cách hiệu quả, công ty cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp
thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi bật trong quản lý cũng
như trong sản xuất
4-Quản lý các khoản phải thu:
Công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm
được điều đó, công ty phải thực hiện một số giải pháp sau:
Áp dụng các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh:
chiết khấu thanh toán.
Cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán
giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và
tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán với khối lượng
lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng
yếu kém thì không nên bán chịu.
Kiềm soát chặt chẽ việc theo dõi công nợ và thu nợ.
Đánh giá và trích lập các khoản dự phòng phải thu hợp lý cho các
khoản nợ khó đòi.

Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa,
chiếm dụng vốn của công ty.
KẾT LUẬN
12
Phân tích tình hình kinh doanh ngày càng trở thành nhu cầu của doanh
nghiệp nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Với tình hình công nghệ thông tin
phát triển và các doanh nghiệp đang dần tiếp cận với nền kinh tế thị trường
giao lưu với các nước khác cũng tiếp cận với cách kinh doanh hiện đại. Nhu
cầu tiếp cận với các công cụ vay vốn như sàn giao dịch chứng khoán, ngân
hàng nên việc công bố các chỉ số tài chính, lợi nhuận, chi phí cũng như doanh
thu của công ty càng được làm rõ
Để phân tích tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải
nhìn nhận từ tổng thể đến chi tiết của vấn đề mới có thể tổng hợp được các
thông tin và thấy được thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, đồng
thời có thể trả lời những câu hỏi liên quan đến tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp. Qua đó, các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn,
những chiến lược kịp thời để nâng cao tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp mình.

×