Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Không gian thời gian trong ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.75 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao Việt Nam được xem là tấm gương phản ánh trung thực hình
ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Đó là kho tài liệu phong
phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực vật chất, tinh thần của nhân
dân lao động.
Trong những sáng tác dân gian, ca dao là một thể loại khá tiêu biểu và có
một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tìm hiểu và nghiên cứu ca
dao, ta sẽ thấy cách thể hiện độc đáo và sâu sắc về đời sống tâm hồn con
người Việt Nam qua bao thế hệ.
Trong tiến trình lịch sử, thể loại ca dao đã có sự vận động rõ rệt từ bộ
phận ca dao truyền thống đến bộ phận ca dao hiện đại. Đặc biệt là mảng
không gian và thời gian trong ca dao. Đây thực sự là một “chân trời mới
lạ” nên có nhiều điều để khám phá.
Nghiên cứu ca dao theo hướng tiếp cận thi pháp, người ta có thể tìm
hiểu ở các phương diện đề tài, cảm hứng sáng tác, nhân vật trữ tình,
không gian - thời gian nghệ thuật, hình thức diễn xướng Trong đó không
gian và thời gian nghệ thuật được coi là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng trong việc thể hiện nội dung và ý đồ nghệ thuật của tác phẩm. Nền
văn học Luận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Văn Học dân gian Việt Nam Thư
Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam rất nổi bật với sự kết hợp nhiều thể
loại như truyền thuyết ,truyện cổ tích ,thần thoại ,sử thi và một bộ phận
không thể thiếu đó là ca dao. Ca dao là một thể loại khá tiêu biểu và có
một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Luận Văn - Đề Án - Tiểu
Luận Xã Hội. Nội dung ca dao phản ánh cuộc sống của người dân lao
1
động Luận Văn - Đề Án - Tiểu Luận Lao Động, tình cảm gia đình, tình
yêu quê hương đất nước
Khi nghiên cứu về ca dao đã có không ít nhà nghiên cứu tìm hiểu
nhân vật trong ca dao hay cấu trúc ca dao Theo chân của một số nhà
nghiên cứu như Trần Thị An , GS Nguyên Xuân Kính , ThS Trần Tùng


Chinh. Tôi đi vào tìm hiểu đề tài “thời gian và không gian trong ca
dao” ,qua đó thấy được sự quan trọng của không gian, thời gian trong ca
dao đồng thời thấy được những sáng tạo về không gian, thời gian trong
ca dao tạo sự độc đáo và sâu sắc về đời sống tâm hồn người Việt Nam
qua bao thế hệ
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây, việc tìm hiểu ca dao nói chung và mảng không gian thời
gian trong ca dao nói riêng chỉ tập trung chủ yếu vào việc sưu tầm ca dao
và miêu tả những hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Các nhà Nho biên
soạn ca dao với mục đích cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu lịch sử
thơ ca dân gian như:
Vương Trịnh Duy (1903) soạn Thanh Hóa quan phong;
Nguyễn Văn Mại (1914) soạộc đã quan tâm Việt Nam phong sử…
Các nhà tri thức Tây học, với ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tâm đến
việc sưu tầm, miêu tả ca dao như:
Nguyễn Văn Ngọc (1928) với Tục ngữ phong dao có giá trị cao về mặt
sưu tầm tuyển chọn.
Những năm gần đây, việc nghiên cứu ca dao đã có phần phát triển vượt
bậc. Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều lĩnh vực của ca dao như thi
2
pháp, thể thơ, kết cấu, lời, thời gian và không gian nghệ thuật, hình ảnh
biểu tượng, đặc điểm ngôn ngữ,…
Nhìn chung, công trìh nghiên cứu ca dao có khá nhiều. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu chưa quan tâm đi vào một cách có hệ thống. Chỉ mang tính
khái quát, không đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt.
Một số công trình giá trị như: Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan;
Kho tàng ca dao người Việt của Vũ Xuân Kính, Phan Đăng Nhật(chủ
biên) và Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính,…
Cùng với nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cũng như tài liệu thống
kê của các cơ quan tổ chức là tài liệu giúp em hoàn thành bài tiểu luận về

đề tài: “Không gian thời gian trong ca dao”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khảo sát vấn đề không gian và thời gian trong ca dao, bài tiểu luận tập
trung vào những vấn đề sau:
Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan, được
phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn
xướng.
Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau.
Do đó, bài tiểu luận đi sâu vào tìm hiểu vấn đề không gian, thời gian và
các phương thức, phương tiện miêu tả thời gian ca dao được rút ra từ các
công trình sưu tầm và tuyển chọn ca dao của các nhà nghiên cứu văn học
dân gian như: Vũ Ngọc Phan, Phan Đang Nhật, Nguyễn Xuân Kính,…
3
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành bài tiểu luận này em đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Thu nhập và xử lí tài liệu
- Phân tích và tổng hợp
- Nhận định đánh giá
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bài tiểu luận còn có hai chương:
Chương I : Những vấn đề chung
Chương II: Không gian thời gian trong ca dao
4
NỘI DUNG
Chương I: Những vấn đề chung
1.1. Khái niệm ca dao
Ca dao là lời ca dân gian. Lời ca là lời của làn điệu dân ca và các sáng

tác ngâm vịnh của các nhà Nho được hòa vào dòng chảy dân gian. Khái
niệm ca dao được xem là phần lời của những câu hát trữ tình truyền
thống. Bộ phận là lời đơn bắt nguồn từ các loại Dân ca nghi lễ, Dân ca
lao động, Dân ca sinh hoạt như ru con,…là những loại Dân ca không có
hình thức đối đáp và các sáng tác ngâm vịnh của các cá nhân đước hòa
vào dòng chảy Ca dao. Bộ phận lời đôi hình thành từ Dân ca giao duyên
là loại Dân ca có hình thức đối đáp nên một lời bao gồm một chỉnh thể
các vế đối đáp.
1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật trong ca dao
Không gian nghệ thuật trong ca dao là môi trường hoạt động của nhân
vật. Trong văn học có không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian
tĩnh, không gian động, không gian công cộng, không gian đời tư,…Trong
mỗi giai đoạn văn học hoặc ở từng tác giả lớn, không gian nghệ thuật có
đặc điểm riêng. Chẳng hạn, trong thơ trữ tình bác học, không gian vũ trụ
lấn át không gian xã hội; còn trong thơ trữ tình hiện đại, không gian xã
hội chiếm ưu thế.
1.3.Khái niệm thời gian nghệ thuật trong ca dao
Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại và thời gian
diễn xướng. Không ít trường hợp trong đó thời gian được miêu tả có tính
chất công thức, ước lệ; thời gian khách quan, thời gian cá thể của “cái
5
tôi” tác giả, thời gian xã hội bị mờ nhạt. Đã xuất hiện cảm giác về sự thay
đổi, vận động của dòng thời gian.
1.3. Mối quan hệ giữa không gian và thời gian trong ca dao
Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan , được
phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương
diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tác cơ bản của việc tổ chức tác phẩm
của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật. Mối quan hệ giữu
thời gian, không gian và việc tổ chức thời gian, không gian trong tác phẩm là

nội dung của vấn đề thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật.
Khác với thời gian của hiện thực khách quan, có khi thời gian nghệ
thuật mang tính chủ quan của con người “Trăm năm là ngắn, một ngày dài
ghê”. Thời gian có thể thong thả mà cũng có thể trôi nhanh như bóng con
ngựa phi qua cửa. Một khoảnh khắc có thể dừng lại, nhưng một thời đại có
thể vụt qua. Tuy nhiên, tác phẩm văn học cũng sử dụng cả thời gian khách
quan, có khi nó tuân thủ triệt để nguyên tác thống nhất giữa thời gian được
phản ánh và thời gian của người xem như kịch cổ điển Pháp.
Trong văn học, thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật có mốt
liên hệ chặt chẽ. Mỗi thời kì văn học, mỗi dòng văn học, mỗi thể loại văn
học,…đều thể hiện mối liên hệ đó theo phong cách của mình. Chẳng hạn,
trong các tác phẩm bi kịch của văn học cổ đại Hi Lạp, thời gian đột biến
(không có liên hệ với thời gian sinh hoạt và thời gian lịch sử) thường đi liền
với không gian trừu tượng (không xác định về địa lí, xã hội). Còn kịch cổ
điển Pháp (thế kỉ XVII), hành động kịch chỉ được xảy ra tại một thời điểm
và chỉ được diễn ra trong vòng 24 tiếng. Trong ca dao cổ truyền, chúng ta
6
cũng nhận thấy mối liên hệ giưa các phạm trù đó. Chẳng hạn trong các lời ca
dao đượm buồn thì không gian vật lí, không gian xã hội thường đi liền với
thời gian là lúc ban đêm:
+ Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...
+ Đêm qua nguyệt lặn về Tây
Sự tình kẻ đấy người đây còn dài...
Để thể hiện tâm trạng buồn, nếu miêu tả không gian và con người
không phải vào lúc ban đêm thì tác giả dân gian cũng sẽ không chọn các
công thức sáng ngày, rạng ngày, trưa hè trong thi liệu dân gian truyền thống
mà sẽ sử dụng công thức thời gian khác:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu

Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.
Bến Văn Lâu, con đò Đông Ba, dòng sông Tô Lịch, phong cảnh Cầu
Quan,...là những không gian có tên gọi cụ thể. Song trong ca dao, những
trường hợp như thế không nhiều.
7
Chương II: Không gian và thời gian trong ca dao
2.1. Vấn đề nghiên cứu không gian nghệ thuật trong ca dao
Không gian trong ca dao cũng mang tính hai mặt: vừa là không gian
thực tại khách quan như nó vốn tồn tại, vừa là không gian chỉ có trong hư
cấu, tưởng tượng của nhân vật trữ tình.
Ca dao là tiếng nói chân thật của tình cảm những người dân lao động, là
cây đàn muôn điệu, là dòng sữa trong lành đã nuôi ta khôn lớn. Là người
Việt Nam, ai chẳng từng lớn lên bên vành nôi cánh võng với lời ru của bà
của mẹ. Trong lời ru, ta bắt gặp hình ảnh của con cò, của dòng sông, của
“thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông” (Nguyễn Khoa Điềm).
Không gian trong ca dao không còn yếu tố hư ảo như các thể loại trước
đó, mà thay vào đó là không gian sinh hoạt, không gian lao động của con
người:
Bao giờ cho đến tháng hai
Con gái làm cỏ, con trai be bờ
Qua những bài ca dao đó, chúng ta thấy được những sắc thái, những cung
bậc tình cảm khác nhau của người lao động.
2.1.1. Không gian vật lí
Khi không gian là đối tượng phản ánh trực tiếp thì đó sẽ là không gian
được tái hiện đúng như ngoài thực tại. Dó là những “xứ Huế”, xứ Nghệ”,
xứ Quảng’, là “nước non Cao bằng”, là “núi Nùng – sông Nhị”, là “sông

Hương- núi Ngự”…Trong ca dao những địa danh đó vanglên như những
“m thanh của đất” gợi nhớ đến các miền quê với những đặc điểm điển
hình về phong thổ, cảnh vật, sản vật, những nghề truyền thống nổi tiếng.
8
Nói chung, trong ca dao, “những không gian vật lí” ấy “là những không
gian bình dị của làng quê” với cây đa, giếng nước, sân đình, ngõ chùa, ao
sen, cánh đồng, lũy tre…tất cả hợp thành những “hoàn cảnh điển hình”,
những bối cảnh không gian trữ tình cho sự nảy sinh cảm xúc- tâm lí của
con ngừoi lao động chân chất, cần cù, giàu tình cảm cộng đồng.
Dòng sông, con thuyền, cái cầu, bờ ao, cây đa, mái đình, ngôi chùa,
mảnh vườn, cánh đồng, con đường, trong nhà, ngoài sân, bên khung cửi,
trong ngõ nhỏ,…là những không gian vật lí thường gặp trong ca dao. Ở
đó, người bình dân (chủ yếu là những chàng trai làng và các cô thôn nữ)
sinh sống, làm lụng, tình tự và than thở:
+ Nước chảy xuôi, thuyền anh trôi ngược
Anh chống không được, anh bỏ sào xuôi
Sào xuôi, thuyền cũng trôi xuôi
Khúc sông bỏ vắng để người sầu riêng…
+ Qua sông em đứng em chờ
Qua cầu e đứng ngẩn ngơ vì cầu
+ Gặp nhau giữa đường vắng thì chào
Gặp nhau giữu chợ lao xao thì đừng.
Trong ca dao cũng có những cảnh “Hải Vân bát ngát nghìn trùng”,
“non cao, cao mấy từng mây”, cũng có khi người bình dân “ ngó hoài ra
tận biển Đông”, thậm chí đã “chèo thuyền giữu biển”, đã có khi họ quan
niệm:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.
9

×