Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

LỊCH sử DESIGN ART DECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 17 trang )

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ART DECO 3
1.1. SƠ LƯỢC VỀ PHONG CÁCH ART DECO 3
1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH ART DECO 4
1.3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ART DECO VÀ ART NOUVEAU 6
1.4. NHỮNG TÊN TUỔI CHÓI CHANG 6
CHƯƠNG 2: ART DECO TRONG NỀN DESIGN THẾ GIỚI - ART DECO
INTERNATIONAL 7
2.1. ART DECO Ở MỸ 7
2.2. ART DECO TẠI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
PHỤ LỤC 13





2

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong quá trình kiếm tìm những hình thức kiến trúc mới đầu thế kỉ 20 nhằm
thoát ly khỏi Chủ nghĩa Cổ điển đã đã ngự trị kiến trúc thế giới trong suốt hơn 400
năm trước đó, chủ thuyết Art Deco đóng một vai trò quan trọng.
Mặc dù mang danh Art Deco và chịu nhiều ảnh hưởng của các trào lưu kiến


trúc trước đó như lập thể, trừu tượng, biểu hiện , kiến trúc Art Deco không tự giới
hạn mình vào các hình thức trang trí đơn thuần mà khẳng định tính tiên phong của
mình bằng những khối hình học kinh điển trong bố cục không gian. Những băng cửa
rộng chạy theo chiều ngang hay chiều dọc trên mặt đứng kết hợp với các hình thức
trang trí bằng thép uốn hay việc sử dụng màu sắc cũng là những phương cách biểu
hiện mới của Art Deco.
Không như những phong cách trước đó - đề cao tính thẫm mỹ nhưng ít tiện
dụng, ít công nghiệp và nhiều chi tiết phức tạp – Art Deco đặt nặng về hình thức và
chức năng. Đó chính là biểu hiện sớm nhất để phát triển thành Chủ nghĩa hình thức,
Chủ nghĩa công năng về sau.
Ảnh hưởng của Art Deco đã thoát ly ra khỏi phạm vi một quốc gia hay một
châu lục, những phương cách biểu hiện của Art Deco cũng không chỉ giới hạn ở những
công trình kiến trúc thông thường mà còn vươn tới những toà nhà chọc trời ở Mỹ, một
biểu tượng của công nghệ xây dựng mới nhất thời bấy giờ.
Art Deco chính là biểu hiện của vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch đầy quyến rũ nhưng
vẫn mang tính công năng và hiện đại. Mặc dù sự hưng thịnh của phong cách này đã
chấm dứt vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai nhưng những triết lý thiết kế của nó
vẫn còn giá trị cho đến ngày nay

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ART DECO
1.1. SƠ LƯỢC VỀ PHONG CÁCH ART DECO
1.1.1. Khái niệm:
Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung được bắt
đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập
niên 1930. Khái niệm "Art Deco" được nhắc đến rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1966
sau một cuộc triển lãm tại Paris mang tên 'Les Années 25', kỷ niệm Triển lãm thế giới

về công nghiệp hiện đại và mỹ nghệ năm 1925.
Art Deco là phong cách chiết trung kết hợp các họa tiết thủ công truyền thống với
hình ảnh và vật liệu máy móc. Một trường phái phản ứng lại sự lạm dụng phong cách
Art Nouveau.Với tiền đề từ phong cách Glassgow, và được truyền cảm hứng từ hình
dáng lập thể của phong cách Avant-Garde, Art Deco kết hợp các chi tiết mô phỏng từ
nghệ thuật nguyên thủy Aztec Mexico, châu Phi và Ai Cập.
1.1.2. Lịch sử phát triển:
Nguồn gốc của nó ở Paris trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20, hoạt động tích cực từ
khoảng năm 1910 cho đến khi sự bùng nổ của Thế chiến II và tên phong cách này đặt
trong thập niên 1960. Art Deco bị ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực thiết kế trong suốt
những năm 1920 và 30, bao gồm kiến trúc và thiết kế công nghiệp, cũng như các nghệ
thuật thị giác
Art Deco thoát khỏi nền tảng cơ bản,chấp nhận ảnh hưởng từ nhiều phong cách
khác nhau từ đầu thế kỷ 20, trong đó có tân cổ điển, tạo dựng, lập thể, hiện đại và chủ
nghĩa vị lai của nó đạt vị trí phổ biến ở Châu Âu và Mỹ trong suốt những năm 20 và
30 cho đến ngày nay. Nỗ lực lớn nhất của Art deco là sự chối bỏ những tàn tích, định
ước xưa cũ, những khuôn vàng thước ngọc của kiến trúc cổ điển. Đặt nền tảng cho
những bước phát triển không ngừng của kiến trúc hiện đại. Art deco chính là một cuộc
cách mạng.
4

Art deco là một sắp xếp hợp lý với phong cách hình học thường thấy là các mảnh
đồ nội thất với mặt cong, gương, những đường thẳng, phần cứng chrome và kính.
Phong cách này bắt đầu như một phản ứng đối lập với phong cách Art Nouveau đặc
trưng với những hình dạng tự nhiên và mềm mại. Sử dụng góc cạnh, hình dạng cân
bằng hình học giống như hình ảnh đường chân trời cổ điển của những năm 1930 mà
tòa nhà Chrisler và tòa nhà Empire stale là một trong những ví dụ điển hình.
Nghệ thuật phong cách Art deco đã được phát triển sau chiến tranh thế giới thứ
nhất, cung cấp cho mọi người một phong cách quyến rũ cho một kỉ nguyên mới. Sự lạc
quan của châu Âu và Mỹ sau chiến tranh hình thành cơ sở cho sự quyến rũ và thanh

lịch của phong cách này.
1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH ART DECO
1.2.1. Art Deco trong kiến trúc:
Đặc điểm: đặc trưng của phong cách Art Deco được dựa trên toán học và hình
học, hình dạng,sau đó bị phá vỡ bởi các đường cong trang trí. Nhưng mục đích luôn là
một hình khối cùng với các họa tiết trang trí áp dụng.
Vật liệu: bao gồm vữa, bê tông, đá trơn, và đất nung. Thép và nhôm thường
được sử dụng cùng với các khối kính và trang trí các tấm kính mờ đục (vitrolite).
Mái nhà: mái bằng với lan can, ngọn tháp, hoặc cấu trúc tháp giống như làm
nổi bật một góc hoặc lối vào. Chi tiết trang trí như ống khói đã được thêm vào để tăng
cường hơn nữa việc thiết kế. (Hình 1.2.1)
Cửa sổ: thường được thiết kế như lỗ thủng, hoặc là hình vuông hoặc hình tròn
(Hình 1.2.2). Lỗ tường đôi khi được lấp đầy với kính trang trí hoặc với các khối thủy
tinh.
Nhiều tòa nhà chung cư lớn đã thành công về thẩm mỹ với các tấm tường lửng
nổi trang trí được đặt bên dưới cửa sổ, là một ví dụ (Hình 1.2.3).
1.2.2. Art Deco trong thiết kế nội thất:
Vật liệu: Nhôm, dát gỗ, sơn mài, da đánh bóng, thép không gỉ, …
5

Màu sắc: Thường là những màu trung tính như màu be, nâu sẫm, vàng, nâu,
đen,xám bạc và trắng (Do tính chất trang trí nội thất tối giản).
Các màu nhấn như xanh lá cây, đỏ, nâu đỏ, xanh lam,vàng hay màu hoàng yến.
Sàn phòng: Sàn đá cẩm thạch trắng hoặc đen là điển hình trong nghệ thuật trang
trí nội thất này. Cũng có thể sàn được trang trí bằng gạch caro đen trắng,đá cẩm thạch
hay sàn gỗ cứng bóng. Nếu cần sử dụng thảm thì màu thảm thường có màu nâu đen
hoặc xám với họa tiết là thiết kế hình học.( Hình 1.2.4)
Ánh sáng:
Bao gồm đèn trần, đèn sàn, đèn bàn và Sconces tường.
 Đèn sàn bao gồm các tor chieres cao sắt hoặc chrome với kính thổi tay hoặc sắt

đen.
 Đèn bàn sáng với màu trắng rõ ràng hoặc mờ hoặc thủy tinh nhiều màu sắc.
 Sconces tường có thể là đồng, nhôm, thép, kim loại cơ bản mạ bạc với các gam
màu thủy tinh trắng đục hoặc nhiều màu sắc.
Kết cấu trong nghệ thuật trang trí nội thất:
Đồ nội thất có kiểu dáng đẹp, cao được tạo từ sơn mài hoặc các đường cong thanh lịch
tạo cảm giác thoải mái nhưng quyến rũ. (Hình 1.2.5)
Đồ gỗ nội thất có thể được làm từ gỗ hồng sắc, cây óc chó, gỗ thích, gỗ
tếch…Chrome, thép không gỉ, thủy tinh và nhựa vinyl có thể được kết hợp với
upholstery cao cấp như da hoặc in zebra.
Phụ kiện thiết kế trong nội thất:
Thiết kế nội thất Art Deco thường có thêm những phụ kiện trang trí hoặc nhấn nhá cho
ngôi nhà như một tấm gương bằng niken, crom hoặc bạc được trang trí với các họa tiết
đơn giản hoặc trang trí dạng hình học. (Hình 1.2.6)
Cũng có thể trong nội thất thường trang trí thêm một số các tác phẩm điêu khắc bằng
đông, radio và máy phát cổ điển, đồng hồ cổ hoặc bình gốm.
Cửa sổ thường được trang trí đơn giản nhưng hấp dẫn.
6


1.3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ART DECO VÀ ART NOUVEAU
Art Deco là sự kế thừa từ Art Nouveau và bản thân sự kế thừa đó đã đổi thay khác
biệt. Rõ ràng, Art Deco - một hệ quả gần như hoàn hảo của Art Nouveau - đã thực hiện
một bước tiến xa hơn.
Việc sử dụng hình dạng trang trí có lẽ là cách dễ dàng nhất để so sánh giữa Art
Nouveau và Art Deco. Nếu Art Nouveau sử dụng các đường cong, các hình thức tự
nhiên như tiên nữ, côn trùng và cỏ dại (Hình 1.3.1) (điển hình trên đèn Tiffany) thì Art
Deco ưa chuộng các đường thẳng ngang, đường tuyến tính đặt theo mọi cách sắp xếp.
Art Deco thanh mảnh, gọn ghẽ, có đối xứng với những motif như tam giác, đường
zig zag, hình bình hành… tượng trưng cho những bước tiến trong thương mại, tiến bộ

khoa học kĩ thuật và tốc độ. (Hình 1.3.2)
Kiến trúc điển hình của phong cách Art Nouveau là Eiffel Tower và Art Deco là
Chrysler Building. (Hình 1.3.3)
Các họa tiết trên kính màu khung cửa sổ và đèn trang trí cũng có sự khác biệt.
(Hình 1.3.4) (Hình 1.3.5)
Phong cách nghệ thuật Art Nouveau thiên về tính thẩm mỹ. Art Nouveau ít tiện
dụng, ít công nghiệp, nhiều chi tiết và phức tạp trong thiết kế và trang trí. Trong khi
đó, Art Deco là đặt nặng về hình thức và chức năng. Đây cũng là một biểu hiện sớm
nhất để phát triển thành Chủ nghĩa Hình thức, Chủ nghĩa Công năng về sau.
Art Deco đưa thép không gỉ, thủy tinh, kim loại, gỗ khảm và nhựa vào thiết kế, đặc
biệt bởi vẻ đẹp bóng loáng, bề mặt phẳng, thiết kế liền mạch và sắc nét. Về bản chất,
trong những năm 1920 và 1930, vật liệu có ý nghĩa biểu thị cho phong cách thiết kế
"thời đại"; nơi mà Art Nouveau mới là sự khởi đầu, còn Art Deco đã dần bước gần đến
đỉnh cao.
1.4. NHỮNG TÊN TUỔI CHÓI CHANG
Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều tên tuổi chói lọi của các
designer, các nghệ sĩ và nghệ nhân mỹ nghệ.
7

Một trong những designer đồ gỗ nổi danh và đáng giá nhất theo chủ nghĩa truyền
thống là J.E. Ruhmann đã cùng với R. Lalique và E. Brandt, những nhân vật tiên
phong trong Triển lãm Nghệ thuật trang trí năm 1925 tại Paris. Tên tuổi các nhà tạo
mẫu thời bấy giờ nổi danh như L. Sue và A. Mare – đại diện của phái xa hoa kiểu
cách, ngoài ra còn có P. Fallot, A. Legrain và A.A. Ralenau cũng thuộc nhóm này.
Bên cạnh đại diện của nghệ thuật trang trí (Art Deco) còn có các designer thuộc
trường phái truyền thống, tuy họ đứng bên lề của trường phái hiện đại nhưng sau cùng
họ đã chấp nhận chủ nghĩa hiện đại. Trong những designer đó có P. Chareau, E. Gray
và J. Prouvé.
Do nhận thức và trình độ dân trí ngày càng tăng – phụ nữ tham gia các ngành nghề,
các ngôi sao điện ành, vợ của các doanh nhân giàu có và những tỉ phú nhờ chiến tranh,

thời trang đã biến lĩnh vực design trở thành quan trọng. Trong đó cần kể đến các tên
tuổi như B.P. Poiret, C. Chanel, J. Lanvin và E. Schiaparelli nổi tiếng người Italia –
chính họ là những người dẫn đường cho nghệ thuật trang trí phát triển.
CHƯƠNG 2: ART DECO TRONG NỀN DESIGN THẾ GIỚI - ART DECO
INTERNATIONAL
Nguồn gốc của Art Deco xuất than từ nước Pháp, tuy vậy có thể bắt gặp các hình
dáng của ngôn ngữ nghệ thuật này trong thập niên 20 và 30 (thế kỷ XX) ở khắp châu
Âu và ở bên kia đại dương như châu Mỹ và nhiều nơi trên Thế giới.
Một trong những ví dụ về ảnh hưởng rộng lớn của Art Deco đó là việc xây dựng
lâu đài Maharadschas von Indore (Ấn Độ). Ngay ở Đức, Anh và Italia, người ta cũng
đề cao các hình dáng Art Deco và coi đó là biểu tượng của tinh thần hiện đại.
2.1. ART DECO Ở MỸ
Những năm 20 (thế kỷ XX), trường phái hiện đại ở Mỹ lúc đó chỉ là sự nhen nhóm
nhỏ trong một số ít kiến trúc sư có tinh thần đổi mới thuộc nhóm Bauhaus và một vài
trào lưu khác. Mặc dù tại Mỹ có sự hiện diện của Frank Lloyd Wright – một kiến trúc
sư tiên phong của nền kiến trúc hiện đại – và ở tại đây từ đầu thế kỷ người ta đã xây
dựng các tòa nhà chọc trời bằng kết cấu khung sắt thép.
8

Ngay cả đồ gỗ và các thiết bị nội thất cũng chịu ảnh hưởng của thị hiếu bảo thủ
thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Mảnh đất cho sự phát triển của tư tưởng hiện
đại được nảy mầm nhờ những học trò của Bauhaus, cũng như một số người khác ở
châu Âu trốn chạy khỏi chủ nghĩa quốc xã, lánh nạn sang Mỹ.
Art Deco với phong cách đa dạng về hoa văn, phát triển dễ dàng trong kiến trúc và
nghệ thuật không gian hơn phong cách hiện đại với tính công năng ở Mỹ. Những công
trình tiêu biểu của Art Deco – chủ yếu ở New York và Miami – là các cao ốc chọc trời
và các rạp chiếu bóng đồ sộ. Tiêu biểu của loại kiến trúc này thường được trang trí
bằng các hình dáng cho lan can, có các hình uốn cong và đá cẩm thạch được bọc bằng
đồng thau, thủy tinh màu, gạch lát sàn màu và hoa văn hình học đầy ấn tượng.
Từ những năm 30 (thế kỷ XX), nghệ thuật Art Deco với các hoa văn trang trí

phong phú đã phát triển sang một phong cách khác đầy tính Âu Mỹ với một vẻ khiêm
nhường và với chính sách tiết kiệm của chính phủ trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới. Phong cách này đã thích nghi với trào lưu mới của phương thức sản xuất rẻ và
chuẩn xác đơn giản.
Công trình tiêu biểu cho phong cách Art Deco ở Mỹ:
 Tòa nhà trung tâm thương mại Chrysler Building tại New York của KTS
William Van Alen
Chrysler Building là một nhà chọc trời Art Deco ở phía đông của Manhattan,
Thành phố New York, Hoa Kỳ, tại giao lộ của 42nd Street và Lexington Avenue. Tòa
nhà này có chiều cao 319 m với 77 tầng. Tòa nhà được xây dựng trong hai năm từ
1928 đến 1930, sử dụng thép không gỉ làm vật liệu chính và sơn phủ bằng những vật
liệu hiện đại nhất thời đó. Chrysler Building được dành cho một công ty sản xuất ôtô.
Điểm nhấn của tòa nhà chính là những góc cạnh được thể hiện khá mềm mại và không
có sự lặp lại.(Hình 2.1.1)
 Empire State building tại New York do KTS Shreve, Lamb và Harmon thiết kế
Tòa nhà Empire State là một tòa nhà 102 tầng tại giao điểm của Đại lộ 5 và Phố 34
Wall Street Thành phố New York, Hoa Kỳ. Tòa nhà được thiết kế bởi Shreve, Lamb
9

and Harmon. Ngày 22 tháng 1 năm 1930, Empire State được chính thức khởi công xây
dựng, nó được hoàn thành vào ngày 1 tháng 5 năm 1931.
Empire State được xem là một biểu tượng văn hóa của Hoa Kỳ. Nó được thiết
kế theo phong cách Art Deco và được mệnh danh là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện
đại theo American Society of Civil Engineers. Empire State Building biểu tượng cho
sức mạnh tài chính và sức sống của cả thành phố New York. Kiến trúc sư William
Lamb đã sử dụng hình khối rất đơn giản, từ sự mô phỏng một chiếc bút chì để lấy cảm
hứng cho thiết kế của mình.(Hình 2.1.2)
2.2. ART DECO TẠI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các hoạt động kinh tế trở nên nhộn nhịp hơn,
một làn sóng đầu tư của người Pháp, một phần nhỏ của người Hoa và người Việt diễn

ra ở Hà Nội. Một loạt trụ sở ngân hàng, công ty và nhiều biệt thự tư nhân được xây
dựng. Vì đây là các hoạt động đầu tư tư nhân nên chủ nhân của chúng cũng không cần
nhờ tới các kiến trúc sư "cung đình" như A-H. Vildieu nữa.Các kiến trúc sư có đầu óc
cách tân hơn được trọng dụng và từ đó một phong cách thiết kế hiện đại, giản dị và
thực dụng, phù hợp với xu hướng kiến trúc đang phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời
bấy giờ, phong cách Art Deco, được ứng dụng trong nhiều công trình ở Hà Nội.
Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt
mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thường
sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật
kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị.
Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng,
thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thô nặng của các khối chủ đạo.
Đây cũng là hình loại kiến trúc được nghiên cứu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự
hài hoà với khí hậu và cảnh quan Hà Nội.
Một số công trình tiêu biểu: Chi nhánh ngân hàng Đông Dương (Hình 2.2.1), nhà
in IDEO (24 Tràng Tiền), công ty AVIA (39 Trần Hưng Đạo), Bưu điện (6 Đinh Lễ),
các toà nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng và 31 Tràng Tiền, cùng rất nhiều biệt thự trải từ
quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.
10


KẾT LUẬN

Nghệ thuật trang trí (Art Deco) cũng như quá trình phát triển của chủ nghĩa hậu
hiện đại khai thác từ các hình mẫu của các nền văn hóa dị biệt của thiên nhiên và các
giai đoạn lịch sử khác nhau. Cội nguồn của Art Deco bộc lộ qua phong cách của nó, đó
là các hình thể chuyển động chịu ảnh hưởng nhiều của Chủ nghĩa lập thể, Chủ nghĩa
cấu trúc và Chủ nghĩa vị lai theo kiểu cách hình học-trừu tượng hòa lẫn những đường
ziczac mang tính biểu hiện cao cũng như các hình chuyển động nhịp nhàng. Sự phát
triển của Art Deco mang tính đa dạng và đa hướng: sang trọng – cổ điển, dị biệt – biểu

hiện và có cả những xu hướng hiện đại.
Thập niên 20 và 30 xủa thế kỷ XX là lúc nghệ thuật mới đạt tới đỉnh của nó. Một
giai đoạn chưa có sự tin tưởng vào design công nghiệp cũng là thời kỳ chiến thắng của
chủ nghĩa chiết trung khôn khéo của Art Deco, đã bỏ qua phần nào những hạn chế của
Phong cách trẻ và Nghệ thuật mới. Nổ lực lớn nhất của Art Deco là sự chối bỏ những
tàn tích, định ước xưa cũ, những khuôn vàng thước ngọc của kiến trúc cổ điển. Art
Deco chính là một cuộc cách mạng.
Art Deco ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực thiết kế trong suốt những năm 20 và 30,
bao gồm kiến trúc và thiết kế công nghiệp, cũng như các nghệ thuật thị giác như vẽ
tranh , các đồ họa nghệ thuật và phim ảnh. Và ngày nay, người ta vẫn thích phong cách
này bởi vẽ đẹp của nó mang lại là vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch, tôn lên giá trị của
người sử dụng.





11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Văn Bình, Lê Huy Văn (2005), Lịch sử Design, Nxb Xây Dựng, Hà Nội.
Tiếng Nước Ngoài
1. Ingrid Cranfield (2001), Art Deco House Style: An Architectual and Interior
Design Source Book (House Style Series), September 15th 2001.
2. Ross Thorne (2013), Art Deco Style: Will the Real (Australian) Art Deco Please
Stand Up?.
Tài liệu Internet
1. Bách khoa toàn thư mở (2011), Art Deco, link:


2. Design.vn, [Phong trào nghệ thuật] Art Nouveau và Art Deco, link:
/>deco_14997.html#.VTP9ESLupAZ
Tài liệu hình ảnh
1. Hình 1.2.1, homestyle art deco house2, truy cập: Chủ Nhật, 02:29’,20/04/2015,
link: />content/uploads/2011/09/homestyle-art-deco-house2.jpg
2. Hình 1.2.2, Door replacement 1 of 1, truy cập: Thứ Hai, 02:34’,20/04/2015,
link: />1-of-1.jpg
3. Hình 1.2.3, Kennedy Warren Apartment Building entrance, truy cập: Thứ Hai,
02:40’,20/04/2015, link:
/>Warren_Apartment_Building_-_entrance.jpg
4. Hình 1.2.4, modern décor for black Hallway, truy cập: Thứ Hai,
02:50’,20/04/2015, link: />content/uploads/2012/11/modern-decor-for-black-Hallway.jpg
12

5. Hình 1.2.5, Art deco furniture 6, truy cập: Thứ Hai, 02:57’,20/04/2015, link:
/>content/uploads/2014/11/Art_deco_furniture-6.jpg
6. Hình 1.2.6, large 01 08 hm 1, truy cập: Thứ Hai, 03:02’,20/04/2015, link:
/>1.jpg
7. Hình 1.3.1, Motif Art Nouveau, truy cập: Thứ Hai, 03:08’,20/04/2015, link:
/>nghe-thuat-art-nouveau-art-deco-la-gi-wiki-designs_vn1.jpg
8. Hình 1.3.2, Motif Art Deco, truy cập: Thứ Hai, 03:10’,20/04/2015, link:
/>nghe-thuat-art-nouveau-art-deco-la-gi-wiki-designs_vn16.png
9. Hình 1.3.3, Art Deco vs Art Nouveau, truy cập: Thứ Hai, 03:15’,20/04/2015,
link: />content/uploads/2013/03/Buildings2012_01_25.jpg
10. Hình 1.3.4, Art Nouveau, truy cập: Thứ Hai, 03:19’,20/04/2015, link:
/>nghe-thuat-art-nouveau-art-deco-la-gi-wiki-designs_vn26.jpg
11. Hình 1.3.5, Art Deco, truy cập: Thứ Hai, 03:21’,20/04/2015, link:
/>nghe-thuat-art-nouveau-art-deco-la-gi-wiki-designs_vn27.jpg
12. Hình 2.1.1, Chrysler Building Interior, truy cập: Thứ Hai, 03:45’,20/04/2015,
link:

13. Hình 2.1.2, Hall de l'Empire State Building, truy cập: Thứ Hai, 03:48’,
20/04/2015, link:
14. Hình 2.2.1, State Bank of Vietnam, truy cập: Thứ Hai, 03:53’, 20/04/2015, link:
/>JPG



13

PHỤ LỤC

Hình 1.2.1: Nhà theo phong cách Art Deco với mái bằng và lan can
Nguồn: TLTK 1

Hình 1.2.2: Cửa thường được thiết kế như lỗ thủng, hình vuông hoặc hình tròn
Nguồn: TLTK 2

Hình 1.2.3: The Kennedy-Warren Apartments
Nguồn: TLTK 3
14


Hình 1.2.4: Sàn được trang trí bằng gạch caro đen trắng,đá cẩm thạch hay sàn
gỗ cứng bóng. Nguồn: TLTK 4


Hình 1.2.5: Đồ nội thất có kiểu dáng đẹp, cao được tạo từ sơn mài hoặc các
đường cong thanh lịch. Nguồn: TLTK 5

Hình 1.2.6: Thiết kế nội thất Art Deco …trang trí dạng hình học.

Nguồn: TLTK 6
15


Hình 1.3.1: Art Nouveau sử dụng các đường cong, các hình thức tự nhiên như
tiên nữ, côn trùng và cỏ dại. Nguồn: TLTK 7

Hình 1.3.2: Art Deco thanh mảnh, gọn ghẽ, có đối xứng với những motif như
tam giác, đường zig zag, hình bình hành… Nguồn: TLTK 8
16


Hình 1.3.3: Kiến trúc điển hình của phong cách Art Nouveau là Eiffel Tower và
Art Deco là Chrysler Building. Nguồn: TLTK 9

Hình 1.3.4 Nguồn: TLTK 10

Hình 1.3.5: Các họa tiết trên kính màu khung cửa sổ và đèn trang trí cũng có sự
khác biệt. Nguồn: TLTK 11
17


Hình 2.1.1: Chrysler Building là một nhà chọc trời… không có sự lặp lại.
Nguồn: TLTK 12

Hình 2.1.2: Kiến trúc sư William Lamb đã … cho thiết kế của mình.
Nguồn: TLTK 13

Hình 2.2.1: Chi nhánh ngân hàng Đông Dương
Nguồn: TLTK 14

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×