Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN Giáo dục Lịch sử dân tộc Việt Nam thông qua chương trình phát thanh măng non.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.67 KB, 25 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON”
I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Mở đầu diễn ca năm 1942 Bác Hồ đã nhắc nhở: “Dân ta phải biết sử ta. Cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hơn ai hết Bác đã nhận thức sâu sắc sử học
có vai trò rất quan trọng đối với Quốc gia, Dân tộc. Không hiểu lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc là không hiểu văn hóa dân tộc. Một dân tộc không có bản
sắc văn hóa riêng thì khó lòng tồn tại. Những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch
sử không chỉ để giúp chúng ta tự hào mà còn để cho thế giới biết về chúng ta. Trần
Hưng Đạo, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Trỗi…, Điện Biên Phủ,
đại thắng mùa Xuân 1975…, là những tên tuổi, những địa danh không còn xa lạ
trên chính trường quốc tế.
Dân ta phải biết sử ta. Đó là một lẽ tất nhiên. Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới, việc giảng dạy lịch sử đều ít nhất có lịch sử cổ đại, trung đại, cận đại, hiện
đại, sử thế giới, và chắc chắn là sử dân tộc. Tại Việt Nam, việc giảng dạy lịch sử
bắt đầu ngay từ những năm tháng đầu tiên trẻ cắp sách đến trường, kéo dài trong
suốt 12 năm, và cả ở đại học (trong một số ngành). Vậy mà, dân Việt vẫn không
nhớ sử Việt, nhất là giới trẻ mà đặc biệt là đối tượng Học sinh THCS.
Chính vì vậy mà với vai trò là một Giáo viên - Tổng Phụ Trách Đội cách đây hơn
02 năm (2012 – 2013) tôi đã đề ra một kế hoạch hành động với tên gọi là: “GIÁO
DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH MĂNG NON” để góp phần cùng nhà trường và xã hội khắc phục
tình trạng đó trong học sinh THCS của nhà trường.

- -
1
2. Thực trạng:
Khi nói về thực trạng hiện nay - nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Lịch sử
mà ta đã và đang mang đến cho lớp trẻ hiện nay là một thứ “lịch sử vô nhân xưng”


nói về những biểu tượng, những khái niệm nhiều hơn là nói về những con người
và số phận của con người. Điều đó đã làm cho lịch sử trở nên xơ cứng, xa lạ và
giảm tính hấp dẫn”. Vấn đề này không có gì mới. Những cảnh báo trong thời gian
gần đây thực ra chỉ là sự bộc lộ tiếp theo của quá trình đã diễn ra từ rất nhiều năm
trước. Quả thật, việc học sử và sự hiểu biết lịch sử dân tộc của giới trẻ rất đáng
báo động và những hồi chuông đã gióng lên từ nhiều năm trước.
Qua một cuộc khảo sát với các câu hỏi được thực hiện vào năm 2012 trong
học sinh ngẫu nhiên của nhà trường Tôi thực sự có nhiều bất ngờ. Trong 100 học
sinh được hỏi có 62% chưa biết rõ Vua Hùng Vương, 87% không biết Nguyễn
Trung Trực, hơn 50% không biết Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng trong số đó có đến
79% biết rõ cả bố của Vua Càn Long là Khang Hy. Thật đáng buồn thay!
Mới đây ,nhằm giảm tải áp lực thi theo xu hướng đổi mới giáo dục,học sinh có thể
tự chọn môn thi tốt nghiệp THPT, số học sinh đăng kí môn Sử thấp đến mức báo
động.
a.Thuận lợi:
Có thể nói rằng, Đảng và Nhà nước, các bộ ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thúc đẩy việc học lịch sử dân tộc Việt Nam của giới trẻ bằng nhiều hình thức.
Ví như, Nhà xuất bản Giáo dục đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ đạo cải tiến
sách giáo khoa môn lịch sử bằng sự tranh thủ cộng tác với các giới chuyên môn
cùng các hội nghề nghiệp.
Nhiều nhà xuất bản khác như Kim Đồng, Tuổi Trẻ cũng đã đầu tư để làm
những bộ tranh truyện công phu và khá thành công. Truyền hình Việt Nam vừa
đưa ra một chương trình làm phim hoạt hình, các games sô truyền hình khai thác
đề tài lịch sử của dân tộc.
- -
2
Phim truyện lịch sử dẫu chưa thành công nhưng đã thể hiện sự khao khát và
lòng mong muốn của các nhà làm phim Việt Nam đối với đề tài này. Các sân chơi
có thưởng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã dành một sự quan tâm
đáng kể khi đưa vào nhiều câu hỏi về tri thức lịch sử Dân tộc.

Vào ngày 11/8/2005, Nhà xuất bản Giáo dục đã tổ chức phát động cuộc thi làm
sách tranh truyện lịch sử bổ trợ theo chương trình của sách giáo khoa. Đó là những
nỗ lực rất đáng được ghi nhận. tuy nhiên, cũng mới chỉ là những bước khởi động
tích cực trước một thực trạng đã và đang được báo động.
Đối với học sinh cũng rất thích đọc và tìm hiểu về lịch sử dân tộc mà qua cán bộ
thư viện thì có đến 75% học sinh xuống đọc sách là các loại truyện tranh và sách
có chủ đề lịch sử Dân tộc Việt Nam.
Đối với BGH nhà trường, cũng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục lịch sử dân
tộc Việt Nam cho học sinh của nhà trường. Do đó khi Tôi trình bày kế hoạch thực
hiện sáng kiến: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” lãnh đạo hết sức ủng hộ và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch.
Đồng thời các đồng nghiệp giảng dạy môn lịch sử hỗ trợ nhiệt tình về chuyên
môn tài liệu về lịch sử Dân tộc Việt Nam .
b. Khó khăn:
Với bộ nhớ đầy xáo trộn học sinh bây giờ nắm lịch sử một cách "lơ mơ" và
"lung tùng phèo" lắm - một người bạn dạy lịch sử đã nói với tôi. Nhiều người khác
cũng đã nói tương tự như vậy.
Lịch sử hiện nay đã và đang mang đến cho học sinh qua sách giáo khoa, qua
những giờ giảng dạy ở trên lớp, trong những đề thi và các cuộc chơi mang nặng
tính đánh đố trong khi đó ở thời đại công nghệ thông tin như hiện nay mọi tri thức
đều có thể trở nên “bội thực”.
Lịch sử hiện nay mang đến cho học sinh một thứ “Lịch sử vô nhân xưng” (nhà
sử học Dương Trung Quốc) nói về những biểu tượng, khái niệm, nhiều hơn là nói
những con người và số phận của mỗi con người, những mốc năm tháng và sự kiện.
- -
3
Tất cả những cái đó đã và đang làm cho lịch sử trở nên xơ cứng, xa lạ và giảm tính
hấp dẫn trong học sinh.
Với học sinh, đa số học sinh coi nhẹ việc học môn Lịch sử, quan niệm môn

Sử chỉ cần học thuộc không cần đầu tư suy nghĩ, học với hình thức đối phó, nên
chỉ đầu tư cho các môn khó như Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ… số đông các học sinh
có học lực trung bình nên việc làm bài tập các môn khó đã “choán” hết thời gian,
không còn “khoảng trống” cho môn Lịch sử.
Bên cạnh đó các tài liệu có liên quan đến việc dạy học môn Lịch sử còn hạn
chế vì vậy học sinh chưa nắm bắt được hệ thống Lịch sử nhất là lịch sử dân tộc. và
đặc biệt là đối với học sinh vùng sâu, vùng xa hầu như không có điều kiện để được
tiếp xúc với các di tích lịch sử của dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu:
3.1. Hệ thống hóa được những sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam .
3.2. Giúp cho học sinh khắc sâu được những kiến thức vể bộ môn lịch sử ở
cấp học của mình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
4.1. Đối tượng nghiên cứu :
Chương trình phát thanh măng non về vấn đề lịch sử dân tộc Việt Nam đối với
học sinh khối THCS trong nhà trường.
4.2. Phạm vi nghiên cứu :
Lịch sử dân tộc Việt Nam trong chương trình Sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 9.
5. Phương pháp nghiên cứu :
5.1.Nghiên cứu văn kiện, các tác phẩm kinh điển, nghiên cứu các công
trình khoa học của cá nhân và các tập thể nghiên cứu liên quan đến đề tài.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Điều tra cơ bản bằng phiếu hỏi, quan sát, khảo sát thực tế, tổng kết kinh
nghiệm, lấy ý kiến qua trao đổi tọa đàm.
5.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin.
Sử dụng thống kê toán học, sử dụng phần mềm tin học.
- -
4
5.4. Nghiên cứu các tài liệu ( sách ,báo,tạp chí ) về vấn đề dạy học môn
Lịch sử hiện nay trong nhà trường.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
6.1. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường THCS số 2 Bình Nguyên.
6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu :Nghiên cứu tìm hiểu các sự kiện lịch sử
dân tộc Việt Nam trong trường học.
6.3. Giới hạn đối tượng khảo sát: Trường THCS số 1 Bình Nguyên,
Trường THCS số 2 Bình Nguyên, THCS Bình Chánh, THCS Bình Khương.
II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Muốn tìm hiểu một Quốc gia, người ta thường thông qua cánh cửa mầu
nhiệm mang tên Lịch Sử. Lịch sử hun đúc cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân
tộc. Học lịch sử Việt Nam thì chúng ta mới hiểu được đạo lý của con người Việt
Nam, mới trân trọng những thành quả của cha ông ta trước kia, mới hiểu được
những thành tựu sáng tạo, những phẩm giá tinh thần truyền thống. Lịch sử dân tộc
không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản cần thiết cho thế hệ trẻ mà còn góp phần
hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt nam.
Nếu ở nhà trường, học sinh được giáo dục tốt, hiểu biết về lịch sử dân tộc
biết quý trọng những gì ông cha ta đã gầy dựng nên.Qua đó,hình thành nhân
cách,hun đúc lòng yêu nước, trách nhiệm công dân của các em sau này với đất
nước.
2. Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu:
a. Khảo sát thực trạng :
Trong trường THCS hiện nay môn Lịch sử được giảng dạy ngay ở đầu cấp
học (lớp 6) và kéo dài suốt cấp học (lớp 7,8) và đến hết cấp học (lớp 9). Chính vì
thế trong quá trình dạy học môn Lịch sử giáo viên cần chú trong đến việc dạy lịch
sử dân tộc Việt Nam cho học sinh, xác định được những mặt tích cực, mặt hạn chế
của học sinh để có những biện pháp và phương pháp thiết thực. Qua đó tìm ra các
phương pháp riêng phù hợp với đặc trưng của môn, phù hợp với đối tượng học
sinh trong quá trình giảng dạy.
- -
5

Còn bản thân với tư cách là Giáo viên - Tổng phụ trách Đội (cách đây 3
năm) trong nhà trường THCS thì giáo dục Lịch sử dân tộc là một công tác rất quan
trọng không thể thiếu trong công tác Đội. Nó chiếm một vai trò quan trọng trong
công tác giáo dục truyền thống Quê hương, Đất nước. Điều đặc biệt ở đây là công
tác giáo dục lịch sử qua các hoạt động ngoại khóa mà biện pháp thực hiện tốt nhất
và học sinh được tuyên truyền nhiều nhất là thông qua hoạt động, mà chương trình
phát thanh măng non đóng vai trò hết sức quan trọng.
b. Giải pháp thực hiện :
Để đạt được mục tiêu giáo dục học sinh có hiểu biết về lịch sử dân tộc,
truyền thống của quê hương đất nước. Điều trước hết đòi hỏi người GV – TPT Đội
phải xây dựng được một kế hoạch chi tiết, phải có vốn hiểu biết sâu về lịch sử dân
tộc. Phải luôn luôn tự học hỏi, tự sưu tầm các tài liệu lịch sử và phải biết sắp xếp
sao cho hợp lý và tổ chức chương trình phát thanh cho phù hợp.
3.1. Bước 1: Xây dựng kế hoạch. (Đây là bước đầu tiên để thực hiện sáng kiến).
Trong kế hoạch nội dung phải đảm bảo đầy đủ và theo đúng các trình tự sau:
* Về mục đích yêu cầu: Trong nội dung này cần nêu bật được sự cần thiết và nội
dung cần giáo dục là: Giáo dục lịch sử dân tộc Việt Nam cho đối tượng là học sinh
trong nhà trường.
* Về thời gian thực hiện: Đây là một mảng rất quan trọng trong công tác vì vậy
phải sắp xếp thời lượng và thời gian phát chuyên mục này chiếm tỉ lệ hợp lý trong
chương trình phát thanh học đường.
* Về đối tượng thực hiện: Tổ chức thi tuyển chọn các phát thanh viên cho Đội
tuyên truyền măng non phải đảm bảo các điều kiện: về học lực, hạnh kiểm và điều
không thể thiếu được là giọng nói và cách diễn đạt phải lôi cuốn, cuốn hút người
nghe.
* Về kinh phí tổ chức: Đây là điều kiện để tổ chức tốt chương trình phát thanh.
Do đó cần phải làm tờ trình xin kinh phí trang thiết bị phần âm thanh (kèm theo kế
hoạch là tờ trình cụ thể, chi tiết).
* Về nội dung phát thanh: Đây là điều cốt yếu mà người GV – TPT phải tự làm
bằng vốn hiểu biết của mình, sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, các tài liệu lịch sử

- -
6
dân tộc Việt Nam. Đồng thời phải sắp xếp tóm lược theo từng thời kỳ lịch sử, từng
sự kiện lịch sử, từng nhân vật lịch sử cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh.
Tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc giảng dạy lịch sử đều ít nhất có lịch sử
cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, sử thế giới, và chắc chắn là sử dân tộc. Qua
quá trình tự học hỏi, sưu tầm tài liệu và được sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tôi
tóm lược lịch sử dân tộc ta theo Niên biểu cụ thể gồm 14 mục như sau:
1. Nước Văn Lang – Họ Hồng Bàng. Kinh Dương Vương. Truyền thuyết Lạc
Long Quân – Âu Cơ. Hùng Vương.
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử, truyền thuyết
- Con rồng cháu tiên.
- Sự tích bánh trưng bánh dày.
- Sự tích quả dưa hấu.
- Đánh giặc Ân.
- Lạc Long Quân – Âu Cơ.
- Sơn Tinh – Thủy Tinh.
- Lang Liêu.
- Mai An Tiêm.
- Thánh Gióng.
2. Nhà Thục (208 – 179 TCN).
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử, truyền thuyết
- Đại phá quân Tần.
- Nước Âu Lạc ra đời.
- Xây thành Cổ Loa. Chế tạo nỏ thần.
- Thắng quân Triệu Đà.
- Nước Âu Lạc bị Triệu Đà tiêu diệt.
- Thục Phán.
- An Dương Vương.
- Thần Kim Quy, Cao lỗ.

- Cao Lỗ, Nồi Hầu.
- Trọng Thủy – Mỵ Châu.
3. Thời kỳ Bắc thuộc (gồm 3 thời kỳ).
a. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất: (170 TCN- 43). Giai đoạn này có cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng (Trưng Trắc – Trưng Nhị) năm 40 ở Mê Linh, vĩnh Phúc.
b. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 2: (43 – 542). Giai đoạn này có các sự kiện nổi bật
và các nhân vật lịch sử sau:
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử
- Khởi nghĩa Bà Triệu (248) - Triệu Thị Trinh với câu nói "Tôi muốn
cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ,
chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân
- -
7
- Khởi nghĩa Lý Bí (542) chống
quân lương.
- Thành lập Nhà nước Vạn xuân
(544).
- Cuộc kháng chiến chống quân
Lương ở Đầm Dạ Trạch (547 –
557)
Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ,
chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp
người"
- Lý Bí.
- Lý Bí xưng là Lý Nam Đế.
- Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương)
chỉ huy.
c. Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3: (603 - 938). Giai đoạn này có các sự kiện nổi bật
và các nhân vật lịch sử sau:
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử

- Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (722).
- Khởi nghĩa của Phùng Hưng (766-791)
- Họ Khúc xây dựng quyền tự chủ (907-923).
- Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán
(931)
- Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế).
- Phùng Hưng.
- Khúc Thừa Dụ.
- Dương Đình Nghệ.
4. Các Vương triều: Ngô - Đinh – Tiền Lê (939 – 1009).
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử
- Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng (939).
- Loạn 12 sứ quân.
- Dẹp loạn 12 sứ quân. Lập ra nhà Đinh đặt
tên nước là Đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư
(968).
- 980 Nhà tiền Lê thành lập, kháng chiến
chống quân Tống trên sông Bạch Đằng.
- Ngô Quyền.
- Đinh Bộ Lĩnh.
- Lê Hoàn.
5. Nhà Lý: (1009 – 1225). truyền được 9 đời vua
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử
- Chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và - Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ).
- -
8
đổi tên thành Thăng Long năm 1010.
- Đặt tên nước là Đại Việt năm 1054.
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-

1077) với bài thơ thần bản tuyên ngôn độc
lập đầu tiên của nước ta.
- Lý Thánh Tông
- Lý Thường Kiệt.
6. Nhà Trần: (1226-1400) truyền được 12 đời vua.
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử
- Chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà
Trần (11-12-1225).
- 3 lần kháng chiến chống quân Mông
Nguyên.
+ Lần thứ nhất: tháng 1 – 1258.
+ Lần thứ 2: kéo dài 4 tháng vào năm 1285.
* Hội nghị Diên Hồng.
* Bài “Hịch tướng sĩ”.
* Câu nói: “ Ta thà làm ma nước Nam, còn
hơn làm vương đất Bắc”.
* Không được dự Hội nghị Bình Than “Bóp
nát quả cam” và lá cờ thêu 6 chữ vàng: “Phá
cường địch, báo hoàng ân”.
* Bị đâm thủng đùi mà không biết vì lo nghĩ
chuyện đánh giặc.
+ Lần thứ 3: 1287- 1288 với chiến thắng trên
sông Bạch Đằng.
- Trần Thủ Độ.
- Vua: Trần Thái Tông, Trần
Nhân Tông, Trần Thánh Tông,
thái tử Trần Hoảng
* Các Bô lão.
* Tướng: Trần Quốc Tuấn
(Trần Hưng Đạo)

* Các tướng: Tướng Lê Phụ
Trần, Hà Bổng, Trần Quang
Khải, Trần Nhật Duật, Trần
Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã
Tượng, Nguyễn Thế Lộc,…
* Trần Bình Trọng.
* Trần Quốc Toản.
* Phạm Ngũ Lão.
- -
9
7. Nhà Hồ 1400 – 1407. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đặt tên nước là Đại Ngu
xây dựng kinh đô Tây Đô ở Thanh Hóa (Thành Nhà Hồ). Nhà Hồ chấm dứt khi
Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt.
8. Nhà Minh đô hộ 1407 – 1427. Khởi nghĩa Lam Sơn.
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử
- Khởi nghĩa Lam Sơn 1418 – 1427.
+ Núi Chí Linh liều mình cứu chúa.
+ Truyền thuyết về Hồ Gươm.
+ Trận chiến ải Chi Lăng (10 – 1427).
+ Bình Ngô Đại Cáo bản tuyên ngôn độc
lập thứ 2 của nước ta.
“Nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã phân
Phong tục Bắc, Nam cũng khác".
- Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai,
Nguyễn Chích, Trần Nguyên Hãn…
+ Lê Lai.
+ Lê Lợi.
+ Tướng liễu Thăng của quân Minh

bị chém đầu tại trận.
+ Nguyễn Trãi.
9. Nhà Hậu Lê: Kể từ ngày 29 tháng 4 năm 1248 Lê Lợi chính thức lên ngôi
Hoàng Đế (tức Lê Thái Tổ) lập ra triều Lê (Hậu lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt.
Triều Lê kéo dài 361 năm (1928 – 1789) và chia thành 2 thời kỳ:
* Thời kỳ thứ nhất: Lê sơ được tình từ khi Lê Lợi lên ngôi (1428) đến khi Mạc
Đăng Dung cướp ngôi (1527), gồm 11 đời vua, trong đó Lê Thái Tổ là người sáng
lập, Lê Thánh Tông là người đưa vương triều Lê đến giai đoạn thịnh trị nhất.
+ Nhà Mạc – Nam Bắc Triều (1527-1592).
* Thời kỳ hậu lê: (1583 – 1789)
+ Trịnh – Nguyễn phân tranh (1600 – 1777).
10. Nhà Tây Sơn: (1771- 1802) kéo dài 28 năm có 3 đời vua.
Các sự kiện nổi bật Các nhân vật lịch sử
- Khởi nghĩa Tây Sơn (1771).
- Chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm –
- Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ, Trần Quang Diệu, Bùi
- -
10
Xoài Mút (1785).
- Đại phá 20 vạn quân Thanh.
Thị Xuân,…
- Vua Quang Trung.
11. Nhà Nguyễn: (1802 – 1945). Là triệu đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử
Việt Nam, bắt đầu từ khi vua Gia Long lên ngôi sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và
chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm, quốc
hiệu Việt Nam (trừ Minh Mạng là Đại Nam) kinh đô: Huế.
Lịch sử triều Nguyễn có thể tạm chia làm hai giai đoạn chính. Giai đoạn
thứ nhất (1802-1884): triều Nguyễn tồn tại chủ yếu với tư cách là một vương triều
độc lập. Giai đoạn này thuộc khung lịch sử trung đại Việt Nam. Giai đoạn thứ hai

(1885-1945) triều Nguyễn tồn tại chủ yếu với tư cách một vương triều tay sai của
thực dân Pháp.Giai đoạn này thuộc khung lịch sử cận đại Việt Nam.
12. Thời Pháp thuộc: (1858 – 1945).
Năm 1858 hải quân Pháp đổ bộ vào cảng Đà Nẵng và sau đó xâm chiếm Sài
Gòn. Năm 1862, Tự Đức ký hiệp ước nhượng Sài Gòn và ba tỉnh lân cận cho
Pháp. Năm 1869, Pháp chiếm nốt ba tỉnh kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thực
dân Cochinchine (Nam kỳ). Đến năm 1885, Pháp xâm chiếm xong những phần
còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở miền Bắc. Pháp tuyên bố
là họ sẽ "bảo hộ" Bắc kỳ và Trung kỳ (nơi họ tiếp tục duy trì các hoàng đế bù nhìn
nhà Nguyễn).
Trong suốt thời kỳ từ khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam, đã có nhiều
cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp do vua, quan, hoặc nông dân tổ chức,
nhưng tất cả đều bị thất bại.
Năm 1927, những người Việt cấp tiến đã thành lập Việt Nam Quốc dân
đảng. Đến năm 1930, sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Việt Nam Quốc
dân đảng bị suy yếu nghiêm trọng. Cùng năm, những người Việt theo chủ nghĩa
Marx-Lenin thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, nhưng cũng mau chóng trở
thành mục tiêu tiêu diệt của Pháp mặc dù tổ chức của họ thân thiện với Mặt trận
Bình dân trong chính quyền Pháp.
- -
11
Đến ngày 3-2-1930 dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng
họp thống nhất 3 Đảng với tên gọi: Đảng cộng sản Việt Nam. Mở ra một trang
mới của lịch sử dân tộc.
Năm 1940, Nhật Bản tấn công Đông Dương và nhanh chóng thỏa thuận
được với chính quyền Vichy ở Pháp để Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Thực
dân Pháp chỉ tồn tại đến tháng 3 năm 1945 khi Nhật lật đổ Pháp trên toàn bộ Đông
Dương. Ngay sau đó, Nhật thiết lập một chính quyền Bảo Đại bù nhìn .
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) do Hồ Chí Minh
thành lập năm 1941 với vai trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập.

Tổ chức này do Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo, thu hút được sự tham gia
và ủng hộ của nhiều người Việt Nam và ngày càng lớn mạnh. Tháng 12 năm 1944,
đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng vũ trang của Việt Minh và
tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng.
Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã
làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt
dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn
đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có
khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này.
Việt Nam tuyên bố độc lập - Pháp quay trở lại Đông Dương
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, lực lượng Việt Minh đã
tổ chức thành công cuộc Cách mạng tháng Tám. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ
Chí Minh đọc bản tuyên ngôn tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên
gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Trong thời pháp thuộc đã có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa, các sự kiện lịch sử,
nhiều tấm gương tiêu biểu cho các trào lưu cách mạng, nhiều sự kiện quan trọng
nhất là sự kiện Đảng ra đời và các cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo.Nhiều
danh nhân, tướng lĩnh, anh hùng dân tộc tiêu biểu. (Có bản tóm tắt riêng)
13. Chiến tranh Đông Dương: 1945 – 1954.
Ngày 18 và 19-12-1946, thực dân Pháp đã liên tiếp gửi tối hậu thư đòi ta
phải phá bỏ công sự trong thành phố và đòi để chúng kiểm soát, giữ gìn trật tự Hà
- -
12
Nội. Chúng tuyên bố sẽ hành động bằng sức mạnh quân sự nếu ta không thực hiện
các yêu sách đó. Tình hình vô cùng khẩn cấp, đòi hỏi ta phải đứng lên.
Ngày 18,19 tháng 12-1946. Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp do Chủ
tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã nhận định tình hình và chỉ thị cho các địa phương "Tất
cả hãy sẵn sàng". Chiều 19-12, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ra lệnh
cho các đơn vị vũ trang sẵn sàng chiến đấu theo thời gian đã quy định.
20 giờ ngày 19-12-1946, mệnh lệnh chiến đấu bắt đầu. Quân dân Thủ đô đã

nổ súng mở đầu cuộc kháng chiến trong toàn quốc.
Ngay khi tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã truyền đi khắp cả nước. "Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến" cùng với những tư liệu khác như chỉ thị Toàn dân kháng
chiến, Kháng chiến nhất định thắng lợi đã nêu bật những vấn đề căn bản nhất về
đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 kết thúc thắng lợi 9 năm trường
kỳ kháng chiến chống thực dân pháp.
14. Việt Nam 1954 – 1975. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
* Xây dựng miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ-Diệm ở miền Nam (1954-1960).
* Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của Mỹ ở miền Nam (1961-1965).
* Chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đánh bại “Chiến tranh cục bộ”
của Mỹ ở miền Nam (1965-1968).
* Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh và “Đông Dương
hoá” chiến tranh của Mỹ (1969-1973).
* Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam: Họp từ
phiên đầu tiên (ngày 13-5-1968) đến khi đạt được giải pháp Hiệp định Pari (ngày
27-1-1973).
* Giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975). Kết thúc 20 năm kháng chiến
chống Mỹ và chế độ Ngụy quyền bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng
hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 30-4-1975.
- -
13
(*) Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đề quốc Mỹ đã có rất nhiều
tấm gương anh hùng, liệt sĩ đã xả thân vì Tổ Quốc (có các mẫu chuyện riêng).
“*” Lịch sử địa phương:
Ngoài ra còn một phần không thể thiếu được đó chính là lịch sử địa phương,
các tấm gương anh hùng, liệt sĩ tiểu biểu của tỉnh, huyện và xã nhà.
3.2- Bước 2: Duyệt kế hoạch.

Trước khi trình kế hoạch lên BGH, BCH Đoàn cơ sở cần tham khảo thêm ý
kiến của các đồng nghiệp nhất là các đồng chí giáo viên dạy môn Lịch sử để hoàn
thiện kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế của nhà trường và địa phương.
Tham mưu, báo cáo BGH, BCH đoàn cơ sở về kế hoạch thực hiện sáng kiến, tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ của BGH, BCH đoàn cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tổ chức chương trình. Đây cũng là thể hiện cách làm việc khoa học, thể hiện
tính phối hợp trong công tác.
Sau khi BGH, BCH đoàn cơ sở duyệt kế hoạch thì bắt tay vào việc thực
hiện chương trình phát thanh.
3.3- Bước 3: Thực hiện kế hoạch.
* Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho chương trình phát thanh học đường, xây
dựng góc phát thanh.
* Phối hợp cùng GVCN lớp, giáo viên bộ môn: Văn, Lịch sử tuyển chọn phát
thanh viên cho đội tuyên truyền măng non.
* Sắp xếp chương trình, thời lượng phát thanh chuyên mục: Theo dòng lịch sử
tìm hiểu lịch sử Dân tộc Việt Nam, kể chuyện các danh nhân, anh hùng, liệt sĩ.
- Về chương trình: phát chuyên mục này tuần 3 lần vào các thứ 3,5,7 (thứ 3, 7
phát mục tìm hiểu về lịch sử; thứ 5 phát mục kể chuyện danh nhân lịch sử) và tùy
theo tình hình thực tế của đơn vị để điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Về thời lượng phát cho chuyên mục từ 10 đến 15 phút mỗi buổi trước khi vào
sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
* Nội dung phát:
- Sơ lược lịch sử Dân tộc qua các thời kỳ theo thứ tự từ thời Vua Hùng dựng
nước cho đến hết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đồng thời phát các sự
- -
14
kiện lịch sử theo từng chủ điểm, thời điểm. Ví dụ: Với chủ điểm “ Mừng Đảng
QuangVinh” với sự kiện trọng đại ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 3-2-
1930, thì phát những nội dung liên quan như: sự ra đời của các tổ Đảng – sự hợp
nhất của thống nhất 3 tổ chức Đảng, sự lãnh đạo của Đảng với phong trào cách

mạng.
- Kể chuyện các danh nhân lịch sử gắn liền với các giai đoạn lịch sử của dân
tộc, đồng thời gắn liền với các sự kiện lịch sử. Qua đó làm nổi bật vai trò của họ
đối với lịch sử, đối với dân tộc.
Phần kết thúc bao giờ cũng có câu hỏi tìm hiểu có thưởng và tổng kết vào tiết
sinh hoạt sáng thứ 2 hàng tuần để khuyến khích động viên các các em. Các câu hỏi
đều tìm hiểu đều phải liên quan đến các sự kiện lịch sử hoặc danh nhân vừa phát
để các em học sinh tham gia trả lời qua đó khắc sâu trong tâm trí các em.
Tất cả các nội dung đều được phát trong một năm học, sang năm học mới lại
bắt đầu phát lại từ đầu. Do đó các em có thể được nghe lại nội dung về lịch sử dân
tộc được nhiều lần, theo phương pháp “mưa dầm thấm lâu” và các em sẽ có sự
hiểu biết thêm về lịch sử dân tộc.
3. Kết quả nghiên cứu :
3.1. Tiến hành thực nghiệm:
Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 8 năm học 2013-2014 và được
tuân thủ theo kế hoạch dạy học của trường THCS số 2 Bình Nguyên để đảm bảo
tính khách quan.
3.2 So sánh kết quả thực nghiệm:
3.2.1. Kết quả thực nghiệm:
- Sau khi áp dụng Sáng kiến “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT
NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON”
Qua bài kiểm tra khảo sát trong 198 học sinh ở 4 khối lớp của trường THCS
số 2 Bình Nguyên. Đề kiểm tra do tôi thực tiếp nghiên cứu thiết kế(bài kiểm
tra được trình bày ở phần phụ lục).
- -
15

Biểu đồ so sánh kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
- Kết quả cụ thể như sau:
Khối

lớp
Số học
sinh
Thời gian
(tháng) được
nghe chương
trình
Trước khi áp dụng
sáng kiến
(% trả lời đúng)
Sau khi áp dụng
sáng kiến
(% trả lời đúng)
9 50 22 68% 80%
8 43 22 58% 78%
7 59 22 56% 75%
6 46 6 55% 65%
3.2.2. Nhận định về kết quả thực hiện nghiên cứu:
Với việc thực hiện đề tài: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM
THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” nêu trên giúp
học sinh hiểu biết thêm và hoàn thiện kiến thức về lịch sử dân tộc. Điều này giúp
các em vừa giải trí vừa học tập một cách tự nhiên thoải mái, không gò bó, gượng
ép như trong giờ học môn Lịch sử. Đồng thời còn tạo ra sự hứng thú tìm hiểu lịch
sử dân tộc. Qua đó yêu thích môn học Lịch sử hơn.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIÊN NGHỊ
1. Kết luận:
Trên đây là những kết quả qua việc thực hiện đề tài: “GIÁO DỤC LỊCH
SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
- -
16

MĂNG NON” ở trường THCS mà tôi đã áp dụng hơn một năm qua trong công tác
giáo dục truyền thống cho học sinh, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế
trong nội dung và cách trình bày. Rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp và
quý lãnh đạo để đề tài: “GIÁO DỤC LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM THÔNG
QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON” ở trường THCS ngày
càng được hoàn thiện hơn.
2. Kiến nghị :
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để tổ chức
nhiều sân chơi bổ ích cho các em học sinh như: Các cuộc thi Tìm hiểu quê hương
đất nước con người,…
Đối vói giáo viên bộ môn : Cần có hệ thống các sự kiện lịch sử theo thời gian để
giúp các em dễ ghi nhớ,lồng ghép những hình ảnh minh họa ,hay những thước
phim tư liệu gắn với những sự kiện lịch sử, nhân vật…
Dành thời gian lồng ghép những tiết học ngoại khóa giúp các em có điều kiện tiếp
cận những di tích lịch sử, chiến trường xưa…để giờ học sinh động, hấp dẫn.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- -
17
Những điều cần biết của người làm công tác Đội, giáo trình huấn
liệu của Đoàn trường Lý Tự Trọng.
SGK môn Ngữ văn lớp 6 & 7.
SGK môn Lịch sử lớp 6, 7, 8 & 9…
Sách Lịch sử địa phương
Sách di tích lịch sử địa phương.
V. PHỤ LỤC:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHẢO SÁT LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM.
(Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng)
- -
18

Câu 1: Nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (Vĩnh Phú ngày nay) thuộc triều đại
các Vua:
a. Vua Trần. b. Vua Hùng. c. Vua Lê. d. Vua An Dương Vương.
Câu 2: Thời đại Vua Hùng Kéo dài được bao nhiêu đời:
a. 18 đời. b. 13 đời. c. 9 đời. d. 15đời
Câu 3: Thành Cổ Loa (Đông Anh–Hà Nội ngày nay) của nhà nước Âu Lạc do vị
Vua nào xây dựng:
a. Vua Lê Lợi. b. An Dương Vương (Thục Phán).
c. Hai Bà Trưng. d. Vua Trần Nhân Tông.
Câu 4: Dưới triều đại nước Âu Lạc nhân dân ta đã đánh thắng giặc ngoại xâm
nào:
a. Quân Nam Hán. b. Quân Triệu Đà. c. Quân Tống. d. Quân Minh.
Câu 5: Hai Bà Trưng Khởi nghĩa ở Mê Linh (Vĩnh Phúc) chống quân Hán vào:
a. Năm 40. b. Năm 43. c. Năm 248. d. Năm 542.
Câu 6: Ai nổi tiếng với câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng
dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô
lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người".
a. Bà Trưng Trắc. b. Bà Trưng Nhị.
c. Bà Triệu Thị Trinh. d. Bà Ỷ Lan.
Câu 7: Khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô năm 248 nổ ra ở:
a. Núi Nưa Thanh Hóa. b. Núi Ba Vì Tam Điệp.
c. Núi Hồng Lĩnh Nghệ An. d. Núi Hải Vân Đà Nẵng.
Câu 8: Khởi nghĩa Lý Bí (Lý Nam Đế) năm 542 thành công lập ra Nhà Nước:
a. Vạn Xuân. b. Đại Cồ Việt.
c. Đại Việt. d. Âu Lạc
Câu 9: Vị vua nào nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa ở Đầm Dạ Trạch:
a. Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương). b. Lý Phật Tử.
c. Lý Công Uẩn. d. Lê Lai
Câu 10: Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên cửa sông:
- -

19
a. Sông Cầu. b. Sông Hồng. c. Sông Bạch Đằng. d. Sông Như Nguyệt.
Câu 11: Người dẹp loạn 12 sứ quân đặt tên nước là Đại Cồ Việt và đóng đô ở Hoa Lư là:
a. Đinh Liễn. b. Đinh Bộ Lĩnh. c. Dương Đình Nghệ. d. Khúc Thừa Dụ.
Câu 12: Năm 980 Lê Hoàn lên ngôi vua xưng là Đại Hành Hoàng Đế (Lê Đại
Hành) đã đánh thắng quân xâm lược:
a. Tống. b. Nguyên. c. Nam Hán. d. Đường.
Câu 13: Vua Lý Thái Tổ tên thật là:
a. Lý Thường Kiệt. b. Lý Công Uẩn. c. Lý Nhân Tông. d. Lý Huệ Tông.
Câu 14: Vua Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên
thành Thăng Long (nay là Thủ đô Hà Nội) năm:
a. Năm 1009. b. Năm 1010. c. Năm 1011. d. Năm 1012.
Câu 15: Triều đại nhà lý kéo dài 216 năm với:
a. 8 đời vua. b. 9 đời vua. c. 10 đời vua. d. 11 đời vua.
Câu 16: Quân nhà Lý đánh thắng quân Tống trên phòng tuyến sông Như nguyệt vào năm:
a. 1075. b. 1076. c. 1077. d. 1078.
Câu 17: Người nổi tiếng với bài thơ thần bất hủ trên sông Như Nguyệt là:
a. Trần Hưng Đạo. b. Trần Quang Khải. c. Lý Thường Kiệt. d. Lý Công Uẩn.
Câu 18: Quyền hành chuyển từ nhà Lý sang nhà Trần năm 1226 do ai sắp đặt:
a. Trần Thủ Độ. b. Trần Liễu. c. Trần Quang Khải. d. Trần Cảnh.
Câu 19: Triều đại nhà Trần kéo dài 176 năm qua:
a. 10 đời vua.b. 11 đời vua.c. 12 đời vua. d. 13 đời vua
Câu 20: Quân và dân thời Trần đánh thắng quân Mông Nguyên:
a. 2 lần. b. 3 lần. c. 4 lần. d. 5 lần.
Câu 21: Tác giả của bài “ Hịch Tướng Sĩ” là:
a. Trần Hưng Đạo. b. Trần Quang Khải. c. Trần Quốc Tuấn. d. a&c đúng.
Câu 22: Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”của:
a. Trần Nhật Duật. b. Trần Bình Trọng. c.Trần Quốc Toản. d. Trần Quang Khải.
Câu 23: Lá cờ thêu sáu chữ vàng: “Phá cường địch, báo hoàng ân” của:
a. Trần Quốc Tuấn. b. Trần Nhật Duật. c. Trần Quang Khải. d. Trần Quốc Toản.

- -
20
Câu 24: Sau triều đại nhà Trần đến triều đại nhà:
a. Lê. b. Mạc. c. Hồ. d. Nguyễn.
Câu 25: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam sơn chống quân Minh Là:
a. Lê Lai. b. Lê Lợi. c. Nguyễn Trãi. d. Trần Quý Khoáng.
Câu 26: Tại ải Chi Lăng tướng giặc nào bị quân Lê Lợi chém đầu:
a. Mộc Thạnh. b. Vương Thông. c. Trương Phụ. d. Liễu Thăng.
Câu 27: Sau cuộc kháng chiến chống quân Minh Nguyễn Trãi viết Bài:
a. Bình Ngô Đại Cáo. b. Hịch tướng sĩ. c. Bài thơ thần. d. Tuyên ngôn độc lập.
Câu 28: Sau triều đại nhà Hậu Lê (Lê sơ) đến triều đại nhà:
a. Nguyễn. b. Trịnh. c. Mạc. d. Tây sơn.
Câu 29: Ba anh em Ngyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo nông dân khởi
nghĩa ở:
a. Tây sơn. b. Quy Nhơn. c. Rạch Gầm. d. Huế.
Câu 30: Vua Quang Trung tên thật là:
a. Nguyễn Nhạc. b. Nguyễn Huệ. c. Nguyễn Lữ. d. Trần Quang Diệu.
Câu 31: Vị vua đại phá 20 vạn quân Thanh là:
a. Lê Chiêu Thống. b. Quang Trung. c. Lê Tương Dực. d. Thái Đức.
Câu 32: Vua nhà Nguyễn nào “cõng rắn cắn gà nhà”:
a. Tự Đức. b. Minh Mạng. c. Nguyễn Ánh. d. Thiệu Trị.
Câu 33: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tain cửa biển Vân Đồn Đà Nẵng
năm:
a. 1856. b. 1857. c. 1858. d. 1859.
Câu 34: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ở:
a. Hương Cảng. b. Ma Cao. c. Quảng Tây. d. Quảng Đông.
Câu 35: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập:
a. 2-3-1930. b. 3-2-1930. c. 2-3-1931. d. 3-2-1931.
Câu 36: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng ngày:
a. 6-5-1911. b. 5-6-1911. c. 6-5-1910. d. 5-6-1910.

Câu 37: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình Hà Nội ngày:
- -
21
a. 3-2-1945. b. 9-2-1945. c. 19-8-1945. d. 2-9-1945.
Câu 38: Người làm bó đuốc sống để thiêu hủy kho xăng của giặc là:
a. Kim Đồng. b. Lê Văn Tám. c. Nguyễn Văn Hài. d. Lượm.
Câu 39: Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài bao nhiêu ngày đêm:
a. 54. b. 55. c. 56. d. 57.
Câu 40: Người lấy thân mình chèn bánh pháo là:
a. Phan Đình Giót. b. Tô Vĩnh Diện. c. Bế Văn Đàn. d. Trần Can.
Câu 41: Người lấy thân mình làm giá súng là:
a. Phan Đình Giót. b. Tô Vĩnh Diện. c. Bế Văn Đàn. d. Trần Can.
Câu 42: Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là:
a. Phan Đình Giót. b. Tô Vĩnh Diện. c. Bế Văn Đàn. d. Trần Can.
Câu 43: Chiến dịch điện biên phủ kết thúc vào ngày tháng năm:
a. 7-5-1954. b. 6-5-1954. c. 8-5-1954. d. 5-5-1954.
Câu 44: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi qua chiến dịch:
a. Chiến dịch Điện Biên Phủ. b. Chiến dịch Mậu Thân.
c. Chiến dịch Tây Nguyên. d. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 45: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi vào ngày tháng
năm:
a. 30-4-1972. b. 30-4-1973. c. 30-4-1974. d. 30-4-1975.
- -
22
Câu 46: Người thanh niên đặt bom ở cầu Công Lý để giết bộ trưởng quốc
phòng Mỹ:
a. Lý Tự Trọng. b. Trần Văn Ơn. c. Nguyễn Văn Trỗi. d.Nguyễn Viết Xuân.
Câu 47: Nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Tự Tân quê ở xã nào của huyện Bình Sơn?
a. Bình Hòa b. Bình Trị c. Bình Phước d. Bình Hải
Câu 48: Chứng tích “Gò Sỏi” thuộc xã nào của huyện Bình Sơn?

a. Bình An b. Bình Chương c. Bình Khương d. Bình Trung
Câu 49: Vụ thảm sát Sơn Mỹ xảy ra vào ngày tháng năm:
a. 18/06/1968 b. 16/08/1968 c. 18/08/1968 d. 16/06/1968
Câu 50: Mộ nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng nằm ở địa điểm nào?
a. Chùa Viên Giác b. Chùa Tổ Đình Thiên Ấn
c. Chùa Sắc tứ Diệu Giác d. Chùa Tổ Đình Viên Quang
23
Bình Sơn, ngày 8 tháng1 năm 2015
Người thực hiện
Ngô Thị Xuân Hồng
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
24
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD& ĐT BÌNH SƠN
25

×