Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Hệ thống và nâng cao kiến thức phần sinh vật và môi trường bằng cách sử dụng sơ đồ bảng. THCS PHỔ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.8 KB, 26 trang )

PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bộ môn Sinh học, việc học sinh tự nắm bắt kiến thức ở sách giáo
khoa thông qua hướng dẫn của giáo viên đã là khó, nhưng việc mở rộng để nâng
cao kiến thức cho học sinh lại càng khó hơn nhiều. Đối tượng để giáo viên mở
rộng nâng cao kiến thức thường là đối tượng học sinh giỏi. Bên cạnh đó sinh học
là môn khoa học gắn liền với thực tế, vì vậy việc tìm tòi những kiến thức mới
liên quan đến thực tế nhưng không tách rời kiến thức trong trường phổ thông là
một vấn đề mà hiện nay giáo viên sinh học càng quan tâm hơn.
Sinh học 9 là một môn học khó, mang tính chất khái quát và trừu tượng cao, ở
cấp vi mô hoặc vĩ mô. Gồm 2 phần: phần “Di truyền và biến dị” và phần “Sinh
vật và môi trường”. Kiến thức phần “Sinh vật và môi trường” nghiên cứu về mối
quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường xung quanh
nó, là kiến thức sinh thái học cấu trúc hệ thống chặt chẽ vì nghiên cứu các hệ
thống sống ở các cấp độ khác nhau.
Trong quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải tìm phương pháp để
không những các học sinh giỏi mà ngay cả những em học sinh khá, trung bình…
cũng có khả năng tiếp thu kiến thức, sử dụng hệ thống những kiến thức cơ bản
và nâng cao để giải quyết các tình huống thực tiễn một cách khoa học và sáng
tạo. Chính vì những lí do đó mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Sử dụng sơ
đồ để hệ thống và nâng cao kiến thức phần sinh vật và môi trường cho học
sinh.
1.2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1
1.2.1. Mục đích của đề tài
Với đề tài nêu trên mục đích cuối cùng của tôi là giúp cho học sinh nắm được
những nội dung kiến thức cơ bản và nâng cao một cách hệ thống và giải quyết
tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra, yêu thích môn sinh học, nhất là phần sinh vật và
môi trường.
Ngoài việc giúp cho học sinh học tốt chương trình môn học, thông qua nội


dung môn học còn giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em qua từng tiết,
bài dạy.
1.2.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Nêu được cách sử dụng sơ đồ để giảng dạy và nâng cao kiến thức phần sinh
vật và môi trường, hình thành cho các em năng lực giải quyết các vấn đề từ thực
tiễn sao cho phù hợp.
- Từ các kiến thức về môi trường HS nêu ra các biện pháp và những việc làm
cụ thể để bảo vệ môi trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA
ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Là những học sinh lớp 9 trường
THCS Phổ Vinh năm học 2013 – 2014 và các học sinh khác trong huyện.
1.3.2. Phạm vi áp dụng của sáng kiến
Được áp dụng trong học sinh lớp 9 của Trường THCS Phổ Vinh và học sinh
lớp 9 của các trường THCS trong huyện Đức Phổ.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tôi dùng các phương pháp như điều tra, phân tích, đối
chiếu và so sánh lại các vấn đề đặt ra trước, trong và sau khi thực hiện
2
PHẦN 2
GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1. Các văn bản liên quan đến môi trường
- Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi cung
cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và
phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sinh hoạt sản xuất.
Cho nên môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người, đó
không chỉ nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển còn là nơi lao động và nghỉ ngơi,
hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ…
- Hiện nay việc bảo vệ môi trường không chỉ ở nước ta mà mang tính toàn

cầu, do vậy việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường là điều không thể thiếu ở
trường THCS. Vấn đề đó được thể hiện ở các nghị quyết, đề án của quốc gia, cụ
thể như: quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “ đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân”; nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004
của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1.2. Mục tiêu môn sinh học lớp 9
+ Cần phải nắm cơ sở vật chất di truyền như: ADN, ARN, NST; mối quan hệ
giữa GEN và tính trạng, sự phân bào, đột biến và thường biến.
+ Các định luật về di truyền như: các định luật di truyền của Men Đen, di
truyền trung gian, di truyền liên kết và di truyền giới tính.
3
+ Cơ thể với môi trường như: quần thể sinh vật, quần xã sinh vật và hệ sinh
thái
+ Một số ứng dụng của sinh học như: sinh học với sản xuất và tài nguyên, sinh
học với tương lai di truyền của con người.
+ Các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ảnh hưởng
của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm) đến sinh vật.
+ Các đặc điểm của quần thể người, từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực
hiện pháp lệnh về dân số.
+ Các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của
con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.
+ Hiểu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ
sự đa dạng sinh học, từ đó biết được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng
khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường
+ Thấy được những tác động tích cực, đặc biệt là các tác động tiêu cực của
con người đến sự suy thoái của môi trường, từ đó ý thức được trách nhiệm của
mọi người và bản thân đối với việc bảo vệ môi trường.
2.2. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU CỦA VẤN ĐỀ

2.2.1. Thực trạng của việc dạy học của bộ môn sinh học 9
Tâm lí chung của học sinh khi học môn sinh học là môn học lí thuyết chỉ cần
ghi bài và về nhà học thuộc là đủ.
Kiến thức phần “Sinh vật và môi trường” là kiến thức sinh thái học có cấu trúc
chặt chẽ vì nghiên cứu các hệ thống sống ở các cấp độ khác nhau. Do đó nếu sử
dụng phương pháp dạy cũ như giảng giải minh họa thì học sinh nhớ kiến thức
một cách máy móc, không sáng tạo trong giờ học, kiến thức thu được rời rạc
không hệ thống, khó vận dụng vào thực tế.
4
Qua điều tra, khảo sát tôi nhận thấy nếu kiểm tra khả năng nhận thức của các
em ở một hoặc số nội dung kiến thức độc lập thì các em hoàn thành nhiệm vụ
tương đối tốt, nhưng nếu kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh một cách hệ
thống, và khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn thì kết quả lại chưa cao, các em
chưa có khả năng hệ thống hóa, tìm mối liên hệ giữa các nội dung kiến thức và
vận dụng vào thực tiễn.
2.2.2. Kết quả việc kiểm tra khảo sát
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát khả năng nhận thức của HS ở một số nội dung
kiến thức độc lập
Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 28 3 10,7 7 25 14 50 4 14,3 /
9B 30 4 13,3 6 20 15 50 5 16,7 /
9C 32 4 12,5 7 21,9 17 53,1 4 12,5 /
9D 34 3 8,8 7 20,6 18 53 6 17,6
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát khả năng nhận thức của HS một cách hệ thống và
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém
5
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 28 2 7,2 4 14,3 16 57 4 14,3 2 7,2

9B 30 2 6,7 5 16,7 14 46,6 8 26,7 1 3,3
9C 32 1 3,1 5 15,6 19 59,4 6 18,8 1 3,1
9D 34 1 2,9 6 17,6 18 53 7 20,5 2 5,8
Bảng 2.3. Chỉ tiêu phấn đấu khả năng nhận thức của HS một cách hệ thống
Lớp SS Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 28 4 14,3 8 28,5 13 46,4 3 10,8 /
9B 30 3 10 8 26,7 15 50 4 13,3 /
9C 32 2 6,3 10 31,3 15 46,8 5 15,6 /
9D 34 3 8,8 9 26,5 18 53 4 11,7 /
2.3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Để hình thành kiến thức cho học sinh, và giúp các em vận dụng tốt kiến thức
vào thực tế, giáo viên cần tạo những tình huống có vấn đề để học sinh nhận thức
vấn đề cần giải quyết. Sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức
dưới dạng sơ đồ và vận dụng kiến thức giải quyết tình huống cụ thể. Có thể sử
dụng trong các kiểu bài lên lớp như: Phát hiện kiến thức, củng cố nội dung kiến
thức.
2.3.1. Dùng sơ đồ hình thành và nâng cao kiến thức
Tùy từng đối tượng học sinh mà có thể sử dụng sơ đồ phát hiện kiến thức ở
các mức độ khác nhau như: phân tích một sơ đồ cho sẵn, hoàn thiên sơ đồ cho
sẵn hoặc tự nghiên cứu phát hiện, xây dựng sơ đồ.
2.3.1.1. Hình thành và nâng cao kiến thức từ sơ đồ có sẵn
6
Ví dụ 1: Bài 47: Quần thể sinh vật (khái niệm quần thể)
* Hình thành kiến thức cơ bản
Giáo viên đưa tình huống trên trang báo khoa học và đời sống Nam đọc được
đoạn thông tin sau: hiện nay, tình trạng khai thác rừng không đúng quy định diễn
ra ở nhiều nơi. Hậu quả là làm rất nhiều quần thể sinh vật đang suy giảm trong
đó có một số quần thể sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.” Nam nghĩ, chúng ta
cần phải bảo vệ rừng, bảo vệ các quần thể sinh vật nhưng bạn còn một số thắc

mắc, em hãy trả lời giúp bạn:
+ Thế nào là quần thể sinh vật?
+ Làm thế nào để bảo vệ được sự đa dạng của quần thể?
Hình thành kiến thức cơ bản:
Để hình thành khái niệm quần thể cho học sinh giáo viên hướng dẫn HS cách
làm việc với sơ đồ để phát hiện nội dung kiến thức.
Sơ đồ 3.1. Dùng sơ đồ để hình thành kiến thức
7
A
Rắn
Cú mèo Gà
B
( Các cá thể 1,2,3… cùng loài)
Cá thể2
Cá thể1
Cá thể3
- GV hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề nhận thức bằng cách trả lời câu hỏi:
Hình nào trong sơ đồ trên là quần thể sinh vật? HS dự đoán
- GV hướng dẫn học sinh đề xuất các giả thiết về quần thể và phương án kiểm
chứng giả thiết. (HS nêu lên những hiểu biết của mình về quần thể và dựa vào
thông tin SGK để kiểm chứng những hiểu biết của mình). Từ những nghiên cứu,
rút ra kết luận về quần thể.
- Sau khi hình thành được khái niệm quần thể các em sẽ giải quyết được vấn
đề đặt ra.
* Nâng cao kiến thức cho học sinh
Từ sơ đồ 3.1, ta thay nội dung ở hình B:
Ví dụ: Cùng là heo con nhốt trong một giỏ đem ra chợ bán, cá thể 1: Heo
chuồng bà E, cá thể 2 chuồng bà N, cá thể 3: Heo chuồng bà K… (các cá thể này
cùng lứa tuổi), có phải là một quần thể không? Em hãy giải thích tại sao? (lúc
này câu hỏi trở thành nâng cao) – HS phải tư duy, suy nghĩ dựa trên khái niệm

quần thể trả lời.
Lưu ý cho HS thấy rằng: cùng loài, cùng lứa tuổi nhưng không cùng mẹ sinh
ra và không cùng nơi sinh sống…HS sẽ dễ dàng phân tích theo hướng gợi ý của
GV.
2.3.1.2. Hình thành và nâng cao kiến thức bằng cách hoàn chỉnh sơ đồ
* Hình thành kiến thức cơ bản
a. Dạng sơ đồ khuyết: Giáo viên sử dụng “sơ đồ khuyết” để học sinh hoàn
thành bài tập từ đó phát hiện nội dung kiến thức
Ví dụ 2: Khi dạy phần I: Môi trường sống của sinh vật ( thuộc bài 41: Môi
trường và các nhân tố sinh thái). GV tạo tình huống:
Bạn Hoa rất thích nuôi cá, nhân dịp sinh nhật lần thứ 13 của bạn, bố tặng Hoa
một chậu cá với con cá rất đẹp, hằng ngày bạn chăm sóc nó rất chu đáo. Một
8
hôm vì trễ học nên bạn thay nước cho cá nhưng quên cho nước vào đến trưa bạn
về thì con cá đã chết. Bố bạn nói mỗi loại sinh vật có một môi trường sống nhất
định, con quên đổ nước vào là lấy đi môi trường sống của nó rồi, lần sau phải
chú ý. Bạn đã biết nguyên nhân nhưng bạn cũng có một số thắc mắc sau, em hãy
giúp bạn:
• Môi trường là gì mà sao bố lại nói vậy?
• Cá thì sống ở môi trường nước, ngoài môi trường nước còn có
môi trường nào nữa không?
Hướng dẫn của giáo viên
- Trước hết GV yêu cầu học sinh dựa vào những hiểu biết của mình, liên hệ
thực tế, trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến của mình về vấn đề.
- HS đưa ra phương án kiểm tra ý kiến của mình (dựa vào thông tin và hình
vẽ SGK).
- GV yêu cầu học sinh trình bày nội dung kiến thức của mình bằng cách hoàn
thành sơ đồ.
9
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ điền khuyết

Sau khi lập sơ đồ khuyết thiếu trên, học sinh dựa vào đó để hình thành các
khái niệm về môi trường, và các loại môi trường sống.
- Khái niệm: Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những
gì bao quanh chúng.
- Các loại môi trường: + Môi trường nước.
+ Môi trường trên mặt đất - không khí
+ Môi trường trong lòng đất.
+ Môi trường sinh vật.
b. Dạng sơ đồ câm: Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ câm để hình thành kiến
thức cho học sinh.
Ví dụ 3: Khi dạy phần lưới thức ăn thuộc bài 50: Hệ sinh thái, GV đưa ra sơ
đồ kích thích tư duy của học sinh:
(1) (2) (3) (6)
(4) (5)
- GV yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ (HS thảo luận nhóm tìm cách hoàn
thành sơ đồ)
- Nếu học sinh không hoàn thành được GV hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi
• Để hoàn thành sơ đồ trên chúng ta phải làm gì? (Xác định tên sinh vật ở
các vị trí từ 1 -> 6)
• Khi xác định tên các sinh vật ta chú ý điều gì? (Loài đứng phía trước
mũi tên là thức ăn cho loài đứng sau nó)
10
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ câm
Đáp án (Sơ đồ 3.2.3) như sau: Học sinh có thể tự cho các tên của từng loại
sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2, … và sinh vật phân giải ở các vị
trí các số từ (1) đến (6) hoàn thành một dạng lưới thức ăn.
Có thể lấy lưới thức ăn ở biển khơi cũng với sơ đồ câm trên:
* Nâng cao kiến thức kiến thức cho học sinh:
11
Sơ đồ 3.4. Sơ đồ câm

Từ một sơ đồ chung ( ví dụ như một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng) giáo
viên có thể củng cố kiến thức cho HS, và cũng có thể nâng cao kiến thức cho học
sinh ( tùy theo câu hỏi GV đặt ra)
12
Sơ đồ 3.5. Sơ đồ một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng
• Ngoài cây xanh và vi khuẩn, trong các mắt xích còn lại hãy xác định các
mắt xích chung của lưới thức ăn và số lượng chuỗi thức ăn của mỗi mắt xích
chung đó và liệt kê.
Với câu hỏi này, HS khá giỏi có thể giải được như sau:
* Các mắt xích chung của chuỗi thức ăn:
Thỏ, chim cú, sói, chim ăn sâu, người.
* Số lượng chuỗi thức ăn của mỗi mắt xích chung và liệt kê:
+Thỏ là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn là:
Cây xanh Thỏ Chim cú Người Vi khuẩn
Cây xanh Thỏ Sói Người Vi khuẩn
+ Chim cú là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn
Cây xanh Thỏ Chim cú Người Vi khuẩn
Cây xanh Sâu Chim ăn Sâu Chim cú Người Vi khuẩn
+ Sói là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn
Cây xanh Thỏ Sói Người Vi khuẩn
Cây xanh Dê Sói Người Vi khuẩn
+ Chim ăn Sâu là mắt xích chung của 3 chuỗi thức ăn
Cây xanh Sâu Chim ăn Sâu Vi khuẩn
Cây xanh Sâu Chim ăn Sâu Chim cú Người Vi khuẩn
Cây xanh Sâu Chim ăn Sâu Người Vi khuẩn
+ Người là mắt xích chung của 5 chuỗi thức ăn
Cây xanh Sâu Chim ăn Sâu Chim cú Người Vi khuẩn
Cây xanh Sâu Chim ăn Sâu Người Vi khuẩn
Cây xanh Thỏ Chim cú Người Vi khuẩn
13

Cây xanh Thỏ Sói Người Vi khuẩn
Cây xanh Dê Sói Người Vi khuẩn
2.3.1.3. Hình thành và nâng cao kiến thức bằng cách xây dựng sơ đồ
Giáo viên tổ chức định hướng cho học sinh phát hiện kiến thức và tự xây dựng
sơ đồ. Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của
học sinh, tạo cho các em cơ hội xây dựng bài, khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú
học tập, học sinh dễ dàng tiếp thu và tiếp thu một cách tích cực khi thấy sơ đồ
được hình thành.
* Hình thành kiến thức cho học sinh
Ví dụ 5: Khi dạy mục II “ Các nhân tố sinh thái” của bài “Môi trường và các
nhân tố sinh thái” ( Bài 41)
Để xác định các nhân tố sinh thái, GV dùng một ví dụ thực tế “Môi trường
sống của cây hoa Hồng ở trong chậu” để học sinh tìm hiểu và xác định các nhân
tố sinh thái.
• Cây hoa hồng sống trong chậu chịu tác dụng của những yếu tố nào?
• Nhận xét đặc điểm và phân loại các nhân tố đó.
• Vẽ sơ đồ thể hiện sự tác động của các nhân tố sinh thái lên cây hoa
hồng
Học sinh: Trao đổi, thảo luận, liên hệ thực tế xác định các nhân tố sinh thái tác
động lên cây hoa hồng, nhận xét và phân loại các nhân tố, sau khi học sinh phân
loại được các nhân tố sẽ dễ dàng vẽ được sơ đồ.
Giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho các em giúp các em hoàn thành
nhiệm vụ.
14
* Nâng cao kiến thức cho học sinh
Cũng sơ đồ trên, nếu ta thêm một nhân tố nữa là khí Ni tơ.
• Nhân tố Ni tơ có trong không khí có phải là nhân tố vô sinh hay không?
Điều này HS động não nhiều hơn mới hoàn thành câu hỏi được. Bởi lẽ ngoài
việc HS nêu khái niệm về môi trường, khái niệm về nhân tố sinh thái để so sánh,
học sinh còn phải chú ý đến nhân tố nào không có tác động đến cơ thể sinh vật

thì nhân tố đó không là nhân tố sinh thái ( như khí Ni tơ có trong không khí với
số lượng lớn như không tác động đến cây trồng – kết luận khí Ni tơ không phải
là nhân tố sinh thái).
• Khái niệm nhân tố sinh thái và khái niệm môi trường khác nhau ở điểm
nào? ( câu hỏi nâng cao)
2.3.2. Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức
Đối với mỗi đơn vị kiến thức có nội dung dài thường được tiếp thu, tìm hiểu
ở nhiều thời điểm (nhiều tiết) khác nhau, để giúp các em hệ thống nội dung kiến
thức đầy đủ giáo viên thường yêu cầu học sinh lập sơ đồ hệ thống kiến thức. Tùy
15
Các nhân tố sinh thái
(tác động lên hoa hồng)
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
Đất trong chậu
Nước và MK hòa tan
Lượng O
2
trong đất
Ánh sáng, lượng CO
2

Giun trong đất
Vi sinh vật phân giải
Sâu hoa Hồng
Sơ đồ 3.7. Các nhân tố sinh thái tác động lên cây hoa hồng
vào từng điều kiện cụ thể mà có thể thực hiện ở các thời điểm khác nhau, dưới
các hình thức khác nhau.
2.3.2.1. Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức cơ bản
Ví dụ 6: Hệ thống hóa kiến thức phần ô nhiễm môi trường.

GV nêu tình huống: Chương trình thời sự VTV1 thường đưa tin môi trường
sống của chúng ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời
sống con người, bằng những kiến thức đã học của mình em hãy vẽ một sơ đồ
tổng quát thể hiện các nội dung kiến thức về ô nhiễm môi trường giúp cho mọi
người hiểu để phòng tránh những hành động gây ô nhiễm môi trường.
Ghi chú : Phần chữ nghiêng trong sơ đồ Sơ đồ 3.8. là các biện pháp phòng
tránh ô nhiễm môi trường.
16



17
Ô nhiễm
môi trường
Tác nhân
gây ô
nhiễm
Các khí thải
từ hoạt động
công nghiệp
và sinh hoạt
Hóa chất bảo vệ
thực vật và chất
gây độc
Do các chất phóng xạ
Hạn chế ô
nhiễm môi
trường
Khái niệm
Hoạt động giao

thông vận tải …
Hoạt động sản xuất
công nghiệp…
Quy hoạch khu công
nghiệp, khu dân cư…….
xây dựng các công viên,
vành đai xanh…
Do chất thải rắn
Do sinh vật gây bệnh
Hạn chế ô
nhiễm không
khí
Hạn chế ô
nhiễm nguồn
nước
Hạn chế ô
nhiễm do thuốc
bảo vệ thực vật
Hạn chế ô
nhiễm do chất
thải rắn
Hoạt động sinh
hoạt…
…………….
Xây dựng các hệ thống
cấp và thải nước…
Xây dựng hệ thống xử lí
nước thải…
Hạn chế sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật…

Tăng cường các biện
pháp cơ học, sinh học
Quản lí chất thải rắn…
Phát triển việc tái sử
dụng chất thải rắn
Sơ đồ 3.8. Ô nhiễm
môi trường và biện
pháp phòng tránh
- Ví dụ 7: Sau khi dạy bài môi trường và các nhân tố sinh thái giáo viên dùng
sơ đồ tư duy để hệ thống và củng cố bài học cho các em
Sơ đồ 3.9. Sơ đồ tư duy bài học môi trường và các nhân tố sinh thái
2.3.2.2. Sử dụng sơ đồ để hệ thống hóa kiến thức nâng cao
Ví dụ 8: Mở rộng và nâng cao kiến thức mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức
sống với các nhân tố sinh thái trong môi trường cho học sinh.
Yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ, thảo luận nhóm trình bày mối quan hệ giữa
các cấp độ tổ chức sống và các nhân tố sinh thái của môi trường.
- GV theo dõi, hướng dẫn các em ( chú ý chiều mũi tên của các cấp độ cơ thể
sống)
18
Ví dụ 8:
Sơ đồ 3.10:Tóm tắt mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường:
(phần nâng cao)
Giải thích mối quan hệ của sơ đồ trên
* Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể
hiện qua tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.
* Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ
lệ giới tính, thành phần tuổi … và chúng quan hệ với nhau đặc biệt là về mặt
sinh sản .
* Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định
tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ

dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
Ví dụ 9: Bài 48: Khi dạy mục III: Tăng dân số và phát triển xã hội của bài
Quần thể người.
19
Môi trường Các nhân tố sinh thái
Vô sinh Hữu sinh
Con người
Cá thể Quần
thể
Quần

Các cấp
độ tổ chức
sống
Tình huống: Trên trang đời sống và pháp luật đưa tin những khó khăn của gia
đình anh Hải đông con nhất thủ đô Hà Nội (trong vòng 25 năm sinh 14 người
con) có các ảnh sau:
Trả lời những câu hỏi sau:
• Tại sao gia đình anh Hải lại khó khăn như vây?
• Điều gì sẽ sảy ra nếu những hộ gia đình khác tại Hà Nội hay trên đất
nước Việt Nam đều sinh con đông như gia đình anh Hải?
• Phát biểu cảm nghĩ của mình trước sự tăng nhanh của dân số.
20
- Học sinh vận dụng kiến thức và hiều biết của mình (có thể hợp tác với bạn
để giải quyết vấn đề.
- GV lập sơ đồ để học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa những khó khăn sẽ gặp
phải khi dân số tăng nhanh. Từ đó giáo dục các em ý thức thực hiện kế hoạch
hóa gia đình và tuyên truyền cho mọi người cùng biết



Sơ đồ 3.11. Mối quan hệ giữa tăng dân số và phát triển xã hội
2.4. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Bản thân đã áp dụng SKKN này trong quá trình giảng dạy cho học sinh
trong những năm học 2012 - 2013 và 2013 – 2014. Trong quá trình giảng dạy tôi
nhận thấy: khi sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ để hệ thống và nâng cao kiến
thức vào giảng dạy đã lôi cuốn được nhiều đối tượng học sinh tham gia, các em
dễ hiểu bài, nắm được nội dung kiến thức. Đặc biệt các em có khả năng hệ thống
và vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề từ thực tiễn.
Sau khi sử dụng phương pháp này tôi kiểm tra khả năng hệ thống, nâng cao
kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn
kết quả cụ thể như sau:
21
DÂN SỐ
TĂNG NHANH
DỐT
NGHÈO
ĐÓI
ỐM YẾU
SẢN XUẤT
KÉM
Lớp SS
Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 28 3 10,7 9 32,1 13 46,4 3 10,8 /
9B 30 3 10 8 26,7 15 50 4 13,3 /
9C 32 4 12,5 9 28,1 14 43,8 5 15,6 /
9D 34 5 14,7 9 26,5 15 44,1 5 14,7 /
Bảng 2.4. Kết quả kiểm tra khả năng hệ thống kiến thức và khả năng giải
quyết tình huống thực tiễn
Qua đó tôi thấy, khi áp dụng phương pháp này kết quả của học sinh đã có

những chuyển biến tốt, so với kết quả khảo sát ban đầu số lượng học sinh khá
giỏi tăng, số lượng học sinh yếu giảm dần, đặc biệt không còn học sinh kém
Trong quá trình giảng dạy của mình, bản thân cũng rút ra được quy trình tiến
hành sử dụng sơ đồ theo giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực cho học
sinh gồm các bước sau:
Bước 1: Đưa câu hỏi, tình huống thực tiễn cần giải quyết:
Bước 2: Giải quyết tình huống đưa ra tùy vào trình độ nhận thức của học sinh
mà giáo viên có thể sử dụng sơ đồ cho sẵn ở các mức độ khác nhau hoặc học
sinh tự giải quyết tình huống, tự lập sơ đồ bằng cách:
22
+ Để phát huy tối đa khả năng của các em giáo viên để học sinh tự nghiên cứu
tìm tòi cách giải quyết (có thể độc lập hoặc hợp tác với bạn, nhóm để giải quyết),
giáo viên hướng dẫn khi các em gặp khó khăn.
+ Nếu học sinh chưa tự giải quyết được vấn đề, giáo viên hướng dẫn các em
cách giải quyết bằng hệ thống câu hỏi hoặc tình huống nhỏ để học sinh giải
quyết từng phần, sau đó giải quyết vấn đề tổng thể.
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nội dung bài học kênh hình
(có thể có) để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong từng phần, từng mục.
Bước 3: Học sinh thảo luận trước lớp về kết quả lập được.
Bước 4: Giáo viên chỉnh lí để có sơ đồ chính xác khoa học, có tính thẩm mĩ
cao.
23
PHẦN 3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN
Do khuôn khổ của đề tài có hạn, nên bản thân không nêu tất cả các ví dụ có
trong chương trình, mà chỉ nêu một phần nhỏ để GV tham khảo.
Qua các sơ đồ mà chúng tôi đã giới thiệu ở phần các biện pháp thực hiện, chắc
chắn rằng học sinh sẽ được trang bị:
- Những nội dung kiến thức trong phần sinh vật và môi trường bằng cách tự

khám phá dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Những tri thức phương pháp để biết cách nghiên cứu SGK, tài liệu học tập,
biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới,
- HS được tạo điều kiện để suy nghĩ và làm việc nhiều giúp các em cố gắng tự
lực học một cách độc lập và hợp tác chặt chẽ với bạn trong quá trình tiếp
cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới.
- Đặc biệt các em rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các
tình huống thực tiễn từ đó giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ cụ thể trong bối
cảnh nhất định. Từ đó:
+ Dần hình thành thói quen, năng lực chống ô nhiễm môi trường, giữ cân
bằng sinh thái
+ Tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo tồn và phát triển
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
+ Đấu tranh chống lại những hành vi phá hoại môi trường, có thái độ tôn
trọng thiên nhiên.
24
+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi
trường sống.
3.2. KIẾN NGHỊ
GV giảng dạy đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành tri thức và phát triển
năng lực cho học sinh để quá trình dạy học đạt kết quả cao kính mong các cấp
quản lí có thẩm quyền:
- Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo chuyên đề tạo điều kiện cho
giáo viên trao đổi và học hỏi kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
- Để có được kết quả cao trong việc dạy và học, địa phương, nhà trường cần
có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy để
thuận tiện trong việc dạy - học của giáo viên và học sinh.
- Giáo viên cần phải có kế hoạch khai thác sử dụng để đạt hiệu quả tối đa các
thiết bị dạy học đã được cấp phát.

Trên đây là những ý kiến và kinh nghiêm của tôi trong quá trình giảng dạy bộ
môn sinh học 9. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Hội đồng xét
duyệt SKKN cùng các đồng nghiệp.
Tuy nhiên, vẫn sẽ còn nhiều thiếu sót tôi chưa nhận thấy, tôi chân thành mong
nhận đựơc nhiều chia sẻ từ đồng nghiệp để tôi có thể trau dồi thêm vốn kinh
nghiệm và tầm hiểu biết của mình. Sự chia sẻ từ đồng nghiệp sẽ là niềm tin, là
động lực để tôi thiết kế được nhiều dạng bài tập mới, sinh động, bổ ích và hiệu
quả hơn cho HS của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
Xin trân trọng cám ơn Hội đồng và các bạn đồng nghiệp đã dành thời gian để
đọc bài viết này của tôi!
Người viết
Nguyễn Thị Ánh
25

×