Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.24 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Ở nước ta nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển, các doanh
nghiệp sản xuất nhất là doanh nghiệp quốc doanh, cần năng động để sớm
thích nghi với cơ chế mới. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đều phải thực hiện theo chế độ tự hạch toán kinh doanh, xoá bỏ cơ chế
quản lý quan liêu bao cấp. Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt
động của sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu thị
trường
Các doanh nghiệp phải tự nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của thị
trường. Chính vì lẽ đó mà công tác kế toán giữ một vai trò hết sức quan trọng
của công ty. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được
coi là một công cụ hữu hiệu nhất.
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản
lý tài chính doanh nghiệp, nó đảm bảo cung cấp những thông tin cần thiết, kịp
thời cho các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra giám sát vật tư, lao động, tiền
vốn. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là 2 quá
trình liên quan mật thiết với nhau.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế công tác kế toán tại Công ty
thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai, xuất phát từ vai trò và tầm quan
trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí đi sâu tìm hiểu và lựa chọn chuyên
đề: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai”.
Để hoàn thành báo cáo này, em đã nhận được sự giúp đỡ của cán bộ
phòng kế toán của công ty, sự cố gắng của bản thân, đặc biệt là sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang. Tuy nhiên do thời gian
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 1
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
thực tập không dài với phạm vi chuyên đề rộng, thời gian nghiên cứu có hạn,
nên trong báo cáo này không thể tránh khỏi sai sót và hạn chế nhất định. Vì


vậy, em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ sung, nhận xét của các
thầy cô giáo trong Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cán bộ
Phòng Kế toán - tài chính của Công ty cùng tất cả bạn bè, đồng nghiệp để bản
thân được nâng cao kiến thức nhằm phục vụ tốt hơn trong quá trình học tập,
nghiên cứu và công tác thực tế sau này.
Nội dung chuyên đề gồm 3 chương
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai.
Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai.
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai.
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 2
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG YÊN MAI
1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty
1.1.1. Danh mục sản phẩm của Công ty
Công ty thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai chuyên:
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
- Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hóa
- Thi công các công trình đường dây và trạm điện đến 35KV
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông
- Sản xuất đồ gỗ, trang trí nôi, ngoại thất
- Kinh doanh các mặt hàng ăn uống
- Sản xuất, mua bán thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao
- Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV đối với công
trình điện năng
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ

- Sản xuất thiết bị điện, cột điện bê tông
- Xây dựng thủy lợi và san lấp mặt bằng
- Tư vấn xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình)
- Khảo sát, giám sát, thi công, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ
mời thầu các công trình điện, đường dây và trạm biến áp đến 35KV
- Sản xuất, truyền tải và kinh doanh điện
- Phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu các công trình điện, đường dây và
trạm biến áp đến 35 KV
- Sản xuất, mua bán, lắp ráp ô tô
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành xe ô tô
- Mua bán, kí gửi xe ô tô đã qua sử dụng
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và
theo tuyến cố định
1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm Công ty
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 3
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sản phẩm xây dựng của Công ty là những công trình dân dụng như nhà
văn phòng, nhà trung cư, tập thể, trường học, và các công trình giao thông
như cầu, đường……. có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc,
thời gian xây dựng dài. Điều đó đòi hỏi phải có giá trị dự toán riêng cho từng
đơn vị khối lượng xây dựng để hạch toán chi phí và tính kết quả cho từng kỳ
kế toán .
Sản phẩm xây dựng cố định ở nơi sản xuất còn các điều kiện cần thiết
cho sản xuất thì phải di dời. Mặt khác, việc tiến hành xây dựng còn chịu rất
nhiều sự tác động của các yếu tố tự nhiên: địa chất công trình, vị trí địa lý, khí
hậu thời tiết, Vì vậy, quá trình thi công không ổn định, nó luôn biến động
theo đặc điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công của công trình.
Trong các doanh nghiệp xây dựng, ngoài bộ phận chính là tiến hành thi
công xây dựng các công trình, hạng mục công trình thì còn có thể có các bộ
phận sản xuất phụ khác.

Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta hiện nay
phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình,
các khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội,
xí nghiệp ). Trong giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các
chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận
khoán.
Các công trình thi công được tiến hành theo đơn đặt hàng cụ thể có
thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật riêng theo yêu cầu của khách hàng, khi thực hiện
hợp đồng theo đơn đặt hàng của khách hàng thì đơn vị xây dựng phải thi công
và bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế đảm bảo chất lượng kỹ thuật cũng như
mỹ thuật của công trình.
1.1.3. Tính chất sản phẩm của Công ty
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 4
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sản phẩm của Công ty là các Công trình xây dựng như nhà ở, văn
phòng hoặc công trình giao thông như cầu, đường sau khi nghiệm thu thì bàn
giao đưa vào sử dụng ngay, vì vậy Công ty không cần kho để bảo quản loại
sản phẩm này. Mặt khác, các công trình xây dựng này yêu cầu Công ty phải
kiểm soát chặt chẽ về chất lượng vì công trình không đảm bảo chất lượng sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sử dụng các công trình đó và gián tiếp ảnh
hưởng đến xung quanh.
1.1.4. Loại hình sản xuất của Công ty
Sản phẩm của Công ty sản xuất đơn chiếc và theo từng dự án như: 1 tòa
nhà, 1 trường học, 1 cây cầu……
1.1.5. Đặc điểm sản phẩm dở dang
Vì sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng nên sản phẩm dở
dang của Công ty thường là những công trình chưa hoàn thành vì vậy nó có
giá trị tương đối lớn.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của Công ty
Hoạt động xây dựng được diễn ra dưới điều kiện sản xuất thiếu tính ổn

định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Do vậy, doanh nghiệp
thường phải thay đổi, lựa chọn phương án tổ chức thi công thích hợp cả về mặt
thi công đến tiến độ.
Chu kỳ sản xuất kéo dài, dễ gặp những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian
như hao mòn vô hình, thiên tai… Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này cần tổ chức sản xuất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công là điều
kiện quan trọng để tránh những tổn thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tư
kinh doanh.
Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lượng công
nhân và vật liệu lớn. Đòi hỏi tổ chức công tác xây dựng phải có sự phối hợp
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 5
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ phận và giai đoạn công việc.
Sản xuất XDCB thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi
điều kiện môi trường, thiên nhiên. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi
ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các thiệt hại do ngừng
sản xuất hay do phải phá đi, làm lại, vì vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch
điều độ, phù hợp sao cho có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng ở nước ta phổ biến
là theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối
lượng hoặc các công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Trong
giá khoán gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu,
công cụ dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán. Việc giao
khoán trên sẽ giúp cho việc nâng cao trách nhiệm trong quản lý xây dựng của
các đội xây dựng, xí nghiệp tiết kiệm chi phí và đẩy nhanh tiến độ thi công.
1.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ dây chuyến sản xuất
- Thuyết minh sơ đồ dây chuyền sản xuất:
Quy trình trên đều do phòng quản lý kỹ thuật kết hợp với các đội thi công
thực hiện dưới sự giám sát của giám sát công trình 3 bên.

* Công tác trắc địa:
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 6
Công tác
trắc địa
Công tác cốp
pha, đà giáo
Công tác
cốt thép
Công tác chế
tạo bê tông
Công tác
xây tường
Công tác
hoàn thiện
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Công tác trắc địa do kỹ sư thuộc phòng quản lý kỹ thuật thực hiện có
những nhiệm vụ sau:
Bố trí trên thực địa các trục công trình, xác định độ cao các điểm của
công trình đó.
Bảo đảm khi thi công xây lắp, các kết cấu vào đúng vị trí thiết kế.
Đo vẽ hiện trạng các bộ phận công trình đã nghiệm thu, bàn giao.
Quan trắc biến dạng (lún) công trình phục vụ cho việc đánh giá độ ổn
định và dự báo biến dạng sau này.
* Bản thiết kế công tác trắc địa cho công trình:
Bản thiết kế công tác trắc địa cho công trình do kỹ sư thuộc phòng quản
lý kỹ thuật thực hiện. Việc thi công công trình được tiến hành dựa theo các
bản vẽ thi công chi tiết được thành lập trên cơ sở bản vẽ tổng thể và toàn diện
của công trình, các điều kiện kỹ thuật để xây dựng công trình, điều kiện thi
công, phương pháp và công nghệ thi công, tiến độ thi công.
Sơ đồ khống chế trắc địa, cách vẽ dấu mốc, thành quả toạ độ và độ cao

(kiểm tra tính ổn định của lưới cơ sở mặt bằng và độ cao trong quá trình thi
công, chu kỳ kiểm tra, chêm dày lưới hoặc bổ xung).
Chuyển trục chính của công trình ra thực địa (độ chính xác, phương
pháp đo kiểm tra, chôn mốc).
Bố trí chi tiết công trình (độ chính xác, phương pháp đo kiểm tra, qui
cách chôn mốc). Công tác trắc địa phục vụ lắp ráp các thiết bị công nghệ xây
dựng.
Đo vẽ hiện trạng (theo dõi tình hình thi công xây dựng), lập tổng bình
đồ hoàn công.
Quan trắc biến dạng công trình (yêu cầu kỹ thuật, nội dung công việc,
chu kỳ quan trắc và phương pháp sử lý số liệu).
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 7
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
* Công tác cốp pha và đà giáo:
Công tác cốp pha và đà giáo được giao cho đội thi công trực tiếp thực
hiện.
- Chế tạo, gia công và lắp dựng: Công tác cốp pha ván khuôn được
thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4453-95 và TCVN 5724-92, đảm bảo độ
cứng, ổn định dễ tháo lắp, không gây khó khăn khi đặt cốt thép và đổ bê tông.
Vật liệu làm ván khuôn dùng gỗ dán chịu nước có chiều dày không nhỏ hơn
12 mm. Ván khuôn được làm để đạt được bê tông chính xác theo các bản vẽ
thiết kế. Cốp pha được ghép kín, khít không làm mất nước xi măng khi đổ và
đầm bê tông đồng thời bảo vệ bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
Hệ thống giáo đỡ chủ yếu dùng giáo chống gỗ kết hợp với cột chống
bằng vật liệu địa phương. Cốp pha và đà giáo được chế tạo trong xưởng và
một phần tại hiện trường, gia công và lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng và
kích thước của kết cấu theo qui định của thiết kế.
Sau khi lắp dựng kỹ sư thi công kiểm tra các yếu tố: độ chính xác của
ván khuôn so với thiết kế, độ bền vững của nền, đà giáo chống đỡ và bản thân
ván khuôn, độ khít của ván khuôn để không mất nước xi măng gây rỗ bê tông.

Việc kiểm tra phải được tiến hành trong suốt quá trình thi công.
- Tháo dỡ cốp pha, đà giáo: Ván khuôn được tháo dỡ tuần tự, không
chấn động mạnh, không rung chuyển. Thời gian tháo dỡ ván khuôn theo tiêu
chuẩn TCVN 4453-95. Tháo dỡ cốp pha, đà giáo khi bê tông đạt cường độ
cần thiết theo qui phạm, không gây ứng suất đột ngột và va chạm mạnh làm
hư hại đến kết cấu bê tông cốt thép.
* Công tác cốt thép:
Công tác cốt thép cũng được giao cho đội thi công trực tiếp thực hiện.
- Yêu cầu cốt thép: Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 8
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn TCVN
5574-1991 “Kết cấu bê tông cốt thép”. Thép được thử nghiệm xác định cường
độ thực tế, các chỉ tiêu cơ lý theo tiêu chuẩn, vật liệu thép được bảo quản cẩn
thận trong kho kín, xếp theo lô, theo đường kính sao cho dễ nhận biết, dễ sử
dụng.
- Bảo quản cốt thép: Cốt thép được gia công tại xưởng và một phần tại
hiện trường, đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng
cần gia công. Trước khi gia công và trước khi đổ bê tông, cốt thép đảm bảo
phải sạch, không dính bùn, dầu mỡ, không có vảy sắt và lớp gỉ, không bẹp và
giảm tiết diện quá giới hạn cho phép 2%.
Cốt thép được cất giữ dưới mái che của kho thép và xếp thành đống
phân biệt theo số hiệu, đường kính, chiều dài và mã hiệu để tiện việc sử dụng.
Khi cần xếp cốt thép ở ngoài thì kê 1 đầu cao, 1 đầu thấp trên nền cứng không
có cỏ mọc. Thép kê cao hơn nền ít nhất 30 cm, không xếp cao quá 1,2m và rộng
quá 2m.
- Cắt và uốn thép: Theo phương pháp cơ học, phù hợp với hình dáng
và qui cách theo thiết kế. Sản phẩm cốt thép đã cắt và uốn được kiểm tra theo
từng lô với sai số cho phép đối với thép đã gia công không vượt quá chỉ số
qui định trong qui phạm.

- Nối, hàn cốt thép: Cốt thép đặt trong ván khuôn đúng vị trí thiết kế,
được hàn hoặc buộc theo đúng tiêu chuẩn TCVN 5724-93. Kiểm tra cốt thép,
cường độ thép, chiều cao hàn, chiều dài mối hàn, chiều dài nối được kỹ sư
giám sát hiện trường ghi chép cẩn thận và được nghiệm thu trước khi đổ bê
tông.
- Nghiệm thu cốt thép: Hồ sơ nghiệm thu cốt thép bao gồm: Bản vẽ
thiết kế (ghi đủ mọi thay đổi về cốt thép trong quá trình thi công), kết quả
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 9
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
kiểm tra mẫu thử và chất lượng mối hàn, chất lượng gia công thép, biên bản
nghiệm thu kỹ thuật.
* Công tác bê tông: Do đội thi công trực tiếp thực hiện
- Vật liệu: Vật liệu để sản xuất bê tông (Xi măng, cát, đá dăm và nước)
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng
yêu cầu thiết kế. Xi măng dùng cho bê tông sử dụng loại xi măng Pooc-lăng
thông thường, được vận chuyển và bảo quản theo tiêu chuẩn TCVN 2682-
1992. Phụ gia cho bê tông được sử dụng sau khi đã được kỹ sư giám sát đồng
ý.
Cốt liệu không chứa thành phần bất lợi như rác, đất, các chất thải hữu
cơ và đạt các yêu cầu về độ bền và chống cháy. Không sử dụng cát nghiền và
xỉ lò nung trong bê tông.
- Chế tạo bê tông: Trước khi thi công, bê tông được thiết kế và thí
nghiệm cấp phối thành phần bê tông, sử dụng đúng vật liệu, kích cỡ cốt liệu,
độ sụt của bê tông tương ứng với loại kết cấu có kể tới tổn thất độ sụt trong
thời gian lưu giữ và vận chuyển bê tông.
Xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi và các chất phụ gia lỏng để chế tạo hỗn
hợp bê tông được cân theo khối lượng. Nước và phụ gia cân đong theo thể
tích. Hỗn hợp bê tông được trộn bằng máy, thời gian trộn bê tông được xác
định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng để trộn.
- Vận chuyển hỗn hợp bê tông: Vận chuyển bê tông đến nơi đổ bằng

phương tiện hợp lý, không để xảy ra phân tầng, chảy nước xi măng hoặc mất
nước do nắng. Chỉ vận chuyển hỗn hợp bê tông bằng thủ công với cự ly
không xa quá 200 m. Nếu hỗn hợp bị phân tầng cần trộn lại trước khi đổ vào
cốp pha.
Khi vận chuyển bê tông lưu ý tới thành phần và độ sụt của hỗn hợp bê
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 10
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tông được thử nghiệm nhằm đảm bảo chất lượng bê tông, điều kiện thi công.
- Đổ và đầm bê tông: Được đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép,
vị trí cốp pha và chiều dầy lớp bảo vệ bê tông. Để tránh phân tầng, chiều cao
rơi tự do của hỗn hợp bê tông không vượt quá 1,5 m, nếu lớn hơn chiều cao
đó phải dùng mái nghiêng hoặc vòi voi có thiết bị chấn động.
Bê tông được đầm kỹ tới khi vữa xi măng nổi lên bề mặt và không còn
bọt khí nữa. Bê tông sau khi đầm phải đảm bảo không rỗ.
- Giám sát chất lượng bê tông: Cốp pha, đà giáo phải đảm bảo bền
vững, bê tông được tiến hành đổ theo từng lớp, bảo đảm đúng qui trình. Tại
những vị trí dày đặc cốt thép mới được đầm bằng tay.
Không để nước mưa rơi vào bê tông, không làm mất nước xi măng.
Ngừng bê tông theo đúng điểm dừng và đúng thời gian qui định. Quá thời
gian trên, bề mặt bê tông được đánh nhám, tưới nước xi măng rồi mới tiến
hành đổ bê tông mới để đảm bảo liên kết giữa bê tông cũ và bê tông mới.
- Đổ bê tông giằng móng: Tiến hành làm sạch, rồi tiến hành ghép cốp
pha, lắp dựng cốt thép giằng và đổ bê tông giằng móng. Cốt liệu chế tạo bê
tông giằng móng theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Bảo dưỡng bê tông: Sau khi bê tông đổ xong, tiến hành bảo dưỡng bê
tông theo tiêu chuẩn TCVN 5592 - 1991. Thời gian bảo dưỡng phụ thuộc vào
thời tiết. Trong thời gian bảo dưỡng bê tông cần chống các tác động cơ học
như rung động, lực xung kích, tải trọng và tác động khác có khả năng gây hư
hại tới việc phát triển cường độ của bê tông .
* Công tác xây tường: Do đội thi công trực tiếp thực hiện

- Yêu cầu về vật liệu: Công tác thi công khối xây phải đảm bảo theo qui
phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4085-85 và TCVN 4055-85 “Hướng dẫn
pha trộn và sử dụng vữa xây dựng”. Sử dụng gạch xây, cường độ tối thiểu đạt
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 11
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
mác 75 Kg/cm2, không có vết nứt, không cong vênh.
Vữa dùng trong khối xây có mác và chỉ tiêu kỹ thuật thoả mãn yêu cầu
thiết kế, được kiểm tra chất lượng theo từng đợt đảm bảo độ dẻo, đồng đều
theo thành phần và mầu sắc, có khả năng giữ nước cao.
- Dàn giáo ván khuôn: Trong thi công khối xây phải đảm bảo theo tiêu
chuẩn hiện hành, đảm bảo ổn định, bền vững, chịu được tác dụng do người,
gạch và vữa di chuyển trên dàn giáo khi xây.
- Thi công khối xây: Khi xây phải căng dây 2 mặt cho thẳng để sau trát
đảm bảo đúng chiều dày thiết kế, tuân theo kĩ thuật xây theo qui định. Gạch
xây phải tưới nước đủ độ ẩm, vữa dẻo để liên kết chắc chắn và gạch có mẫu
thí nghiệm đạt cường độ theo yêu cầu thiết kế. Khi thi công gặp mưa bão cần
tăng cường biện pháp gia cố. Các tường ngoài khi các viên gạch quay ngang
phải dùng gạch đặc để tránh thấm tường sau này.
- Công tác trát dựng vì kèo: Công tác trát dựng kèo thép được lắp đặt
bằng cẩu tự hành. Bu lông được đặt sẵn gắn liền bới bê tông giằng tường
(dầm đế kèo) được định vị đảm bảo chắc chắn bằng các cột chống và sau đó
được gắn chắc với nhau bằng hệ xà gồ và gắn với nhau bằng liên kết hàn và
gắn với tường xây đầu hồi. Đề nghị bên chủ đầu tư bổ xung giằng chéo cho
chắc chắn.
- Công tác lắp đặt xà gồ:
Xà gồ được đặt đúng vị trí và cân chỉnh đảm bảo máI phẳng và dốc,
được định vị chắc chắn vào các vì kèo bằng liên kết hàn. Sản xuất xà gồ đảm
bảo theo đúng quy cách thiết kế.
- Công tác lợp mái tôn: Tôn lợp mái được đặt theo đúng kích thước mái
và đảm bảo độ dày theo đúng quy định. Khi đặt tôn lên mái được định vị với

SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 12
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
xà gồ theo chiều dốc mái và đảm bảo vuông góc với xà gồ. Vít tôn xuống xà
gồ đảm bảo quy định theo tiêu chuẩn 4 vít/1m2.
- Công tác làm trần nhựa: Lắp đặt hệ thống khung sườn được đảm bảo
chắc chắn, khung sườn làm bằng thép U mạ kẽm và gắn chặt với mặt dưới của
thanh kèo ngang. Trần nhựa được gắn với hệ thống khung sườn bằng vít tôn
đảm bảo theo yêu cầu của thiết kế.
* Công tác hoàn thiện: Do đội thi công trực tiếp thực hiện
Công tác hoàn thiện bao gồm các công việc như trát, lát, láng và quét
vôi được tiến hành đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn hiện hành,
phù hợp với yêu cầu thiết kế.
- Trát: Lớp trát tốt có tác dụng bảo vệ công trình, chống các tác hại của
độ ẩm, hơi nước, chất ăn mòn, giảm độ dẫn nhiệt, chống ồn và làm tăng ánh
sáng cho các phòng. Bề mặt trát được làm sạch và nháp đảm bảo cho lớp vữa
bám chắc, mặt trát cứng, ổn định. Tiến hành trát khi tường đã khô, các lỗ rỗng
đã được lấp kín và vữa thừa trên tường được cạo sạch.
Chiều dày lớp vữa trát thực hiện theo thiết kế, khi yêu cầu dày 15 mm
thì trát thành 2 lớp và 30mm tiến hành trát theo 3 lớp, bề mặt lớp trát đảm bảo
theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Lát: Nền được lát theo đúng yêu cầu kỹ thuật của thiết kế. Trước khi
lát nền phải được tưới nước cho có độ ẩm thích hợp rồi tiến hành kiểm tra độ
cao và độ phẳng của nền, đặt các hàng gạch chuẩn sát tường đối diện nhau rồi
căng dây làm mức chuẩn. Tiến hành lát xong, chờ vữa lót khô rồi mới tiến
hành chèn mạch bằng cách rót nước xi măng vào mạch cho đầy, rắc xi măng
bột lên các mạch. Làm tới đâu sạch đến đó, vì để khô rất khó rửa sạch mặt
gạch.
- Thi công điện: Hệ thống điện được thi công và nghiệm thu. Toàn bộ
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 13
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

vật liệu và thiết bị điện được thống nhất nghiệm thu với chủ đầu tư trước khi
thi công tiếp.
- Công tác quét vôi: Trước khi quét vôi cần tiến hành công tác chuẩn
bị, bao gồm: Mặt trát đảm bảo khô, vệ sinh bề mặt tường, quét sạch bụi bẩn
trên tường, chuẩn bị dụng cụ, đà giáo.
Sau khi công việc chuẩn bị xong, tiến hành kiểm tra lại mặt tường. Lau
sạch bụi. Tiến hành quét vôi nước thứ nhất.
Khi lớp nước thứ nhất thật khô, trắng mới tiến hành quét vôi lớp thứ
hai. Lớp thứ hai và thứ ba theo qui trình như lớp thứ nhất.
Sau khi quét xong các nước, mặt tường phải đảm bảo mịn, không được
rỗ, không xước lớn.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty chia thành các đội Xây dựng.
Sơ đồ 1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty

Dưới sự điều hành trực tiếp của tổ trưởng các đội dưới sự chỉ đạo đôn
đốc về kỹ thuật tiến độ thi công, các đội 1, 2, 3 có nhiệm vụ tổ chức thi công
các công trình của Công ty theo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật đồng thời
sau khi bàn bạc, thống nhất, ký hợp đồng khoán nội bộ với công ty, các đội có
trách nhiệm quản lý các chi phí liên quan đến công trình trong phạm vi chi
phí đã nhận khoán. Trong đó các đội vẫn phải có trách nhiệm đảm bảo chất
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 14
Các đội thi công
Đội thi công
1
Đội thi công
2
Đội thi công
3
Đội thi công

4
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
lượng công trình theo thiết kế và đảm bảo đời sống ổn định cho người lao
động trong từng đội.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của Công ty
1.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Thương mại và dịch vụ xây dựng Yên Mai là một đơn vị kinh
doanh, xuất phát từ yêu cầu kinh doanh phải có hiệu quả và để quản lý tốt quá
trình kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được xây dựng
theo mô hình trực tuyến chức năng với bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý theo
chế độ một thủ trưởng.
Với mô hình tổ chức như trên, hoạt động của Công ty thống nhất từ
trên xuống dưới, Giám Đốc Công ty điều hành quá trình sản xuất kinh doanh
thông qua các văn bản, quyết định, nội quy… Còn các phòng ban, các đội xây
dựng có trách nhiệm thi hành các văn bản đó.
Đứng đầu mỗi phòng ban, đội xây dựng đều có các trưởng phòng đội
trưởng. Công việc của toàn Công ty được tiến hành một cách thuận lợi do đã
được phân chia ra thành các thành phần cụ thể và giao cho các bộ phận
chuyên trách khác nhau. Các trưởng phòng, đội trưởng sẽ thay mặt cho phòng
mình, đội mình nhận phần việc được giao, sau đó sắp xếp cho các nhân viên
của mình những công việc cụ thể tuỳ theo trình độ và khả năng của họ. Đồng
thời có trách nhiệm theo dõi giám sát và nắm bắt kết quả hoạt động.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 15
Giám đốc
Phòng Quản lý
kĩ thuật
Phòng
Kinh doanh
Phòng

Nhân sự
Phòng
Kế toán
Phòng Đầu tư
và quản lý dự án
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công tác quản lý chi
phí sản xuất.
Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm quản lý, điều
hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước
các cơ quan chức năng, trước các nhà đầu tư, và trước cán bộ công nhân viên
trong toàn công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ chính của Giám đốc:
+ Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm
bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
+ Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong việc
xây dựng và thực hiện: kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quí, năm;
thực hiện nghĩa vụ thu nộp theo quy định của pháp luật; kế hoạch phát triển
dài hạn; mua sắm và bảo quản, lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng
thiết bị, vật liệu xây dựng và các vật dụng khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất
và công tác; các quy chế, quy định của Công ty về quản lý nghiệp vụ kỹ thuật,
chất lượng, nội quy kỷ luật lao động, khen thưởng, đào tạo và tuyển dụng;
nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 16
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường; tổ chức và thực hiện hạch toán
sản xuất kinh doanh.
Phòng quản lý kỹ thuật
Có nhiệm vụ:
+ Quản lý kỹ thuật sản xuất: Nắm toàn bộ chất lượng nguyên liệu đầu

vào để đề xuất hướng sử dụng nguyên liệu và sản xuất. Xây dựng bổ sung
hoàn chỉnh các quy trình công nghệ hướng dẫn cho công nhân thực hiện, theo
dõi để xử lý các khó khăn phát sinh. Nắm diễn biến của chất lượng sản phẩm,
đặc biệt là que hàn theo từng ca sản xuất, từng loại đơn. Khi cần thiết thì điều
chỉnh đơn phối liệu để có chất lượng tốt hơn, ổn định dễ sản xuất.
+ Quản lý thiết bị máy móc, điện nước trong Công ty, kỹ thuật an toàn
sản xuất và vệ sinh công nghiệp.
+ Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Soạn và hoàn chỉnh các
tài liệu giảng dạy. Soạn đề thi và đáp án, phối hợp cùng phòng Tổ chức –
hành chính tổ chức thi cho công nhân.
+ Quản lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất (đầu vào): kiểm tra
phân loại nguyên liệu theo ký mã hiệu, kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu
mua về theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã quy định trước khi nhập vào kho.
+ Quản lý chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất ra theo tiêu chuẩn
chất lượng đã quy định. Tham gia giải quyết những khiếu nại về chất lượng
sản phẩm của khách hàng.
+ Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng tốt hơn.
Làm các thủ tục đăng ký chất lượng hàng hoá do Công ty sản xuất với các cơ
quan chức năng cấp trên.
Phòng kinh doanh
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 17
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm và các biện
pháp thực hiện, yêu cầu tương ứng về vật tư, máy móc, lao động. Lập phương
án giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất cho các phân xưởng, yêu cầu
tương ứng về nguyên liệu, nhiên liệu, điện, phụ tùng thay thế, huy động thiết
bị phục vụ cho kế hoạch hàng quý, năm. Theo dõi tình hình thực hiện kế
hoạch, báo cáo kịp thời cho giám đốc để điều hành nhằm hoàn thành tốt kế
hoạch. Phát hiện những khó khăn, đề xuất biện pháp khắc phục. Phối hợp với

các đơn vị giải quyết những vấn đề đột xuất phát sinh trong việc thực hiện kế
hoạch. Theo định kỳ phối hợp với phòng Tài vụ phân tích hoạt động kinh tế
của Công ty để tìm ra những mặt yếu.
Phòng đầu tư và quản lý dự án:
+Lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công, chi tiết theo từng
khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của Công ty, giao khoán cho
các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế.
+ Cung ứng vật tư phục vụ sản xuất kinh doanh.
Mua sắm các loại nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây
dựng phục vụ kịp thời cho sản xuất bảo đảm đúng chất lượng, đúng tiến độ, tổ
chức vận chuyển hàng về Công ty đảm bảo đúng thời gian. Tiếp nhận, sắp xếp
và bảo quản các mặt hàng ở kho theo đúng quy trình kỹ thuật. Cấp phát vật tư,
phụ tùng cho các đơn vị, theo dõi việc sử dụng và tồn kho tại các kho do
phòng quản lý và các kho thuộc các phân xưởng tránh tồn đọng gây lãng phí.
Phòng nhân sự:
Tham mưu cho Giám Đốc về vấn đề tổ chức lao động của công ty,
quản lý sử dụng lao động và tiền lương, thực hiện các chính sách xã hội đối
với người lao động, công tác bảo hộ lao động. Ngoài ra còn thực hiện các
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 18
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
công việc hành chính như mua văn phòng phẩm, văn thư, y tế, hội nghị tiếp
khách. Đồng thời là nơi nhận công văn, giấy tờ, giữ con dấu của công ty.
Phòng kế toán : Tham mưu về tài chính cho Giám đốc Công ty, thực
hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh
trung thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát
giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đội
sản xuất
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 19
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ XÂY DỰNG YÊN MAI
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.1.1.1. Nội dung
Để phục vụ sản xuất thi công các công trình, hàng tháng phòng KT-
VT-TB căn cứ vào khối lượng dự toán các công trình sẽ xây dựng, tiến độ thi
công từng công trình, hạng mục công trình, căn cứ vào tình hình sử dụng vật
liệu, để lập kế hoạch mua, dự trữ và cung cấp cho các đội đầy đủ, kịp thời;
đồng thời giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho các đội thi công. Các đội căn
cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công, nhu cầu vật liệu cho từng giai đoạn thi
công cụ thể để tính lượng vật tư cần phục vụ sản xuất và lập giấy yêu cầu cấp
vật tư. Nếu vật tư đã có sẵn trong kho dự trữ của Công ty thì sẽ được xuất kho
chuyển đến công trình, nếu không có thì phòng VT-KT-TB sẽ liên hệ mua và
chuyển đến chân công trình. Đối với vật liệu mua ngoài xuất thẳng tới chân
công trình thì giá thực tế vật liệu xuất dùng là giá mua ghi trên hóa đơn của
người bán, còn chi phí thu mua được hạch toán vào chi phí dịch vụ mua
ngoài, các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại được hưởng ngoài hóa đơn
được tính vào thu nhập bất thường và phản ánh ở TK 711.
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong Công ty là
TK 621. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí về nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp
cho sản xuất sản phẩm xây lắp như sắt thép, xi măng, cát, sỏi
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 20
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Bên Nợ : Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây
lắp trong kỳ hạch toán.
- Bên Có :
+ Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho

+ Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây
lắp trong kỳ vào tài khoản 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi
tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
2.1.1.3. Qui trình ghi sổ chi tiết
Hàng ngày căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu sản xuất
thực tế và định mức tiêu hao NVL, các đơn vị sản xuất tại các đội công trình
lập phiếu yêu cầu lĩnh vật liệu. Các phiếu này sẽ được đưa lên cho giám đốc
các đội công trình xem xét và ký duyệt nếu hợp lý, hợp lệ. Sau đó chúng sẽ
được chuyển đến bộ phận vật tư phòng kinh doanh, và các bộ phận liên quan
để lập phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập nhằm theo dõi số lượng NVL
xuất kho cho các bộ phận sử dụng làm căn cứ hạch toán chi phí sử dụng định
mức tiêu hao NVL (mẫu phiếu xuất kho biểu 2.1). Phiếu xuất kho được lập
thành 3 liên. Liên 1 giao cho đơn vị sử dụng giữ, còn 2 liên: Liên 2 và 3 giao
cho thủ kho, định kỳ thủ kho sẽ gửi lên cho kế toán 1 liên, thủ kho giữ 1 liên.
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 21
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu2.1: Phiếu xuất kho
Đơn vị:
PX Nguyên liệu PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 16 tháng 03 năm 2012
Mẫu số: 02–VT
Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC
Số: 08…………
Họ tên người nhận hàng: Trần Văn Sơn
Lý do xuất kho: xuất nguyên liệu cho sản xuất
Xuất tại kho: Phân xưởng nguyên liệu

S

TT
Tên, nhãn hiệ
u, quy
cách, phẩm chất, vật

số
Đơ
n
vị
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
1
2

Xuất kho xi măng
Xuất kho thép

Kg
Kg
20.000
1.195
Cộng:
Xuất, ngày 16 tháng 03 năm 2012
Định kỳ, kế toán đội lập phiếu giao nhận chứng từ và gửi các chứng từ

gốc và các bảng kê về phòng kế toán. Tại phòng kế toán sau khi nhận được
chứng từ kế toán do các đội gửi lên, kế toán sẽ phản ánh vào các nhật ký
chứng từ, lập bảng tổng hợp chi tiết TK 621, đồng thời lập bảng phân bổ vật
liệu, công cụ dụng cụ (bảng phân bổ số 2) cho các công trình. Bảng phân bổ
này dùng để phản ánh giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng theo
từng công trình, hạng mục công trình.
Biểu 2.2: Bảng tổng hợp chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 22
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tháng 3 năm 2012
Đơn vị: đồng
S
Tên công trình
Ghi có các TK đối ứng với nợ TK 621
Tổng cộng
152 111 112 331
1 Trường MN Trung Nghĩa 47.240.000 25.000.000 24.000.000 96.240.000
2 Hội trường Hòa Tiến 35.260.000 13.650.000 48.910.000
… … … … … … …
Tổng cộng 200.306.000 33.314.500 48.173.900 75.028.800 356.823.200
Số liệu của bảng tổng hợp chi tiết TK 621 được dùng làm căn cứ để ghi
vào “Bảng tổng hợp chi tiết” TK 154 đồng thời là căn cứ để kiểm tra, đối
chiếu với Chứng từ ghi sổ và sổ cái TK 621.
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 23
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu 2.3: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ
BẢNG PHÂN BỔ VẬT LIỆU, CÔNGCỤ DỤNG CỤ
Tháng 3 năm 2012

Đơn vị: đồng
Ghi có các
TK
Ghi nợ các TK
152 153
1 - TK 621 200.306.000
+ Trường MN Trung Nghĩa 47.240.000
+ Hội Trường Hòa Tiến 35.260.000
…………… ………….
2 - TK 627 13.785.100 7.415.200
+ Trường MN Trung Nghĩa 7.250.000 4.303.200
+ Hội Trường Hòa Tiến 6.535.100 3.112.000
…………… ………… …………
3 - TK 623 4.448.700 3.304.400
….
Tổng cộng 218.539.800 10.719.600
Đồng thời căn cứ vào các chứng từ kế toán như phiếu xuất kho, hóa
đơn mua nguyên vật liệu kế toán tiến hành cập nhật vào sổ chi tiết nguyên vật
liệu. Sổ này được mở chi tiết cho từng Công trình. Cụ thể căn cứ vào phiếu
xuất kho số 08 ngày 16/03/2012 kế toán vào sổ chi tiết TK 621 như sau:
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 24
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Biểu 2.4: Sổ chi tiết TK 621
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
Công trình trường mầm non Trung Nghĩa
Năm 2012 Đơn vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối

Số tiền
Số Ngày Nợ Có

08 16/03 Xuất xi măng, thép xây dựng 152
47.240.000
10 26/03 Xuất dầu, xăng không qua
kho
331 3.000.000
12 30/03 Xuất bạch đàn A đường bộ 152 4.500.000

31/03 Kết chuyển vào 154 154
22.720.000
Cộng cả tháng
222.720.000 222.720.000
2.1.1.4. Qui trình ghi sổ tổng hợp
Trên cơ sở của bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ và các nhật ký
chứng từ liên quan, kế toán giá thành sẽ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp theo từng công trình vào chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ vào sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái TK 621. Cụ thể ta có các chứng từ đó như
sau:
Biểu 2.5: Chứng từ ghi sổ chi phí NVLTT
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 03 năm 2012 Số: 108
Đơn vị tính: đồng
Ngày
ghi sổ
Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Ghi chú
SV: Nghiêm Thị Thúy - LT113258 Trang 25

×