Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I MÔN TIN HỌC 11 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.21 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I MÔN TIN HỌC 11
I/ LÝ THUYẾT:
1. Chương 2
Bài 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Bài 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN.
Bài 5: KHAI BÁO BIẾN.
Bài 6: PHÉP TOÁN, BIỂU THỨC, CÂU LỆNH GÁN.(chú ý biểu thức logic)
Bài 7: CÁC THỦ TỤC VÀO RA ĐƠN GIẢN.
Bài 8: SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH.
2. Chương 3
Bài 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH.(chú ý: cú pháp và đọc hiểu đoạn chương)
Bài 10: CẤU TRÚC LẶP.(FOR - DO; WHILE – DO; chú ý: cú pháp và đọc hiểu đoạn chương)
Bài 11: KIỂU MẢNG MỘT CHIỀU(chú ý: khai báo, đọc hiểu đoạn chương trình)
Bài 12: KIỂU XÂU(chú ý: khai báo, đọc hiểu đoạn chương trình).
II/ BÀI TẬP: 1) MẢNG MỘT CHIỀU(sử dụng FOR – DO)
Chú ý: Tìm kiếm, sắp xếp theo điều kiện.
2) Bài tập sử dụng cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp.
ĐỀ THAM KHẢO THI HỌC KỲ 1
MÔN TIN HỌC LỚP 11
I- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1 : Để đưa thông tin ra màn hình ta sử dụng thủ tục nào?
A. Read B. Real C. Readln D. Writeln
Câu 2 : Hãy chọn phát biểu đúng về biến trong ngôn ngữ lập trình?
A. Biến là đại lượng có giá trị không đổi B. Biến phải được khai báo trước khi sử dụng
C. Tên biến được đặt tùy ý D. Tên biến có thể được bắt đầu bằng chữ số
Câu 3 : Để nhập dữ liệu vào từ bàn phím cho 2 biến a,b ta dùng lệnh?
A. Writeln(a,b); B. Readln(a,b); C. Write(a;b); D. Readln(a;b);
Câu 4 : Hãy chọn phát biểu đúng về hằng?
A. Không cần khai báo khi dùng B. Đại lượng không đổi trong quá trình thực
hiện chương trình
C. Đại lượng có thể thay đổi D. Khai báo bằng từ khóa VAR


Câu 5 : Đâu là câu lệnh gán đúng?
A. X:Y; B. X=Y; C. X;=Y; D. X:=Y;
Câu 6 : Trong Pascal để thực hiện chương trình ta nhấn các phím?
A. Ctrl + F9 B. Alt + F9 C. F9 D. Alt + F3
Câu 7 : Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Phần tên chương trình không nhất thiết phải có B. Phần khai báo có thể có hoặc không
C. Phần thân chương trình có thể có hoặc không D. Phần khai báo thư viện có thể có hoặc không
Câu 8 : Biểu thức ((25 mod 10) div 2) có kết quả là mấy?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 9 : Trong Pascal, khai báo hằng nào sau đây sai?
A. CONST Max=1000; B. CONST pi=3.1416;
C. CONST Lop=”Lop 11”; D. CONST Lop=’Lop 11’;
Câu 10 : Tên trong ngôn ngữ lập trình Turbo Pascal là một dãy liên tiếp không quá bao nhiêu kí tự?
A. 16 B. 127 C. 255 D. 64
Câu 11 : Trong cấu trúc chương trình Pascal phần thân chương trình bắt đầu bằng….và kết thúc bằng…?
A. BEGIN…END; B. BEGIN… END C. BEGIN… END, D. BEGIN… END.
Câu 12 : Kết qủa của biểu thức quan hệ trong ngôn ngữ lập trình sẽ trả về giá trị gì?
A. True/False B. 0/1 C. Đúng/Sai D. Yes/No
Câu 13 : Hãy chọn biểu diễn tên đúng trong Pascal?
A. AB_234 B. 100ngan C. Bai tap D. ‘*****’
Câu 14 : Kết quả của biểu thức sqr((ABS(25-30) mod 4) ) là?
A. 4 B. 2 C. 1 D. 8
Câu 15 : Kiểu nào sau đây có miền giá trị lớn nhất?
A. Byte B. Word C. Longint D. Integer
Câu 16 : Để khai báo biến, trong Pascal ta sử dụng từ khóa nào?
1
A. BEGIN B. VAR C. CONST D. USES
Câu 17 : Trong 1 chương trình, biến M có thể nhận các giá trị: 10, 15, 20, 30, 40, và biến N có thể nhận các giá trị:
1.0 , 1.5, 2.0, 2.5 , 3.0, khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?
A. Var M,N :Byte; B. Var M: Real; N: Word;

C. Var M, N: Longint; D. Var M: Word; N: Real;
Câu 18 : Trong các tên sau, đâu là tên dành riêng (từ khóa) trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
A. Baitap B. Program C. Real D. Vidu
Câu 19 : Biểu diễn hằng nào trong TP sau đây là sai?
A. 57,15 B. 1.03E-15 C. 3+9 D. ’TIN HOC’
Câu 20 : Với lệnh nào sau đây dùng để in giá trị M(M kiểu số thực) ra màn hình với độ rộng là 5 và có 2 chữ số
phần thập phân ?
A. Write(M:5); B. Writeln(M:2); C. Writeln(M:2:5); D. Write(M:5:2);
Câu 21 : Trong khai báo dưới đây bộ nhớ sẽ cấp phát cho các biến tổng cộng là bao nhiêu byte?
Var x,y,z : Integer; c,h: Char; ok: Boolean;
A. 9 byte B. 10 byte C. 11 byte D. 12 byte
Câu 22 : Khai báo 3 biến A,B,C nào sau đây đúng cú pháp trong Pascal?
A. VAR A; B; C: Byte; B. VAR A; B; C Byte
C. VAR A, B, C: Byte; D. VAR A B C : Byte;
Câu 23 :
Để biểu diễn
3
x
, ta có thể viết?
A. SQRT(x*x)*x B. SQR(x*x*x) C. SQR(SQRT(X)*X) D. SQRT(x*x*x)
Câu 24 : Điều kiện của cấu trúc câu lệnh rẽ nhánh là biểu thức
A. Số học B. Quan hệ C. Logic D. Quan hệ hoặc Logic
II - Phần tự luận (4 điểm):
Câu 1(2 đ): Xét chương trình Pascal sau:
Program Tinh_gtri_bthuc;
VAR x,y: Real; {1}
BEGIN
Write(‘Nhap gia tri cua X’); Readln(x); {2}
Y=(((x+2)*x+3)*x+4)*x+5; {3}
Writeln(‘Y= ‘,y); {4}

END.
1) Hãy chỉ ra vị trí lỗi trong chương trình trên và
sửa lại cho đúng?
2) Chương trình trên tính giá trị của biểu thức nào
trong các biểu thức sau?
a) y=x+2x+3x+4x+5
b) y=(x+2)(x+3)(x+4)+5
c) y=x
4
+2x
3
+3x
2
+4x+5
2
Câu 2(2 đ): Hãy viết chương trình tạo mảng một chiều chứa các phần tử là số nguyên.
a/ Hãy kiểm tra xem có bao nhiêu số chẵn, có bao nhiêu số lẻ?
b/ Tính tổng các số chẵn trong mảng.
Bài làm
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
I- Lý thuyết: Lưu ý: Đối với mỗi Câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn tương ứng
với phương án trả lời. Cách tô đúng : 
01 09

17
02 10

18
03 11


19
04 12

20
05 13

21
06 14

22
07 15

23
08 16

24
phiếu soi - đáp án (Dành cho giám khảo)
01 09 17
02 10 18
03 11 19
04 12 20
05 13 21
06 14 22
07 15 23
08 16 24
Chú ý: Đáp án đã bôi đen.

×