Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè có lịch sử phát triển lâu đời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiều
năm qua, cây chè luôn được xác định là cây kinh tế mũi nhọn đối với các
huyện trong vùng sản xuất chè nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Chính vì
vậy phát triển cây chè là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của
tỉnh Phú Thọ. Ngành sản xuất và xuất khẩu chè đang ngày càng đóng vai trò
quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với
80% sản lượng chè của tỉnh được dành cho xuất khẩu. Lợi nhuận từ xuất khẩu
chè đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Không những thế, xuất khẩu chè và tạo thói quen uống chè cho người nước
ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc xây dựng và quảng
bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam nói chung và quê hương Đất
tổ nói riêng.
Tuy nhiên một thực tế cho thấy chè xuất khẩu của tỉnh chưa thực sự có
uy tín, chưa có chất lượng cao so với các nước trong khu vực và thế giới,
thậm chí ngay cả trong nước. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này nằm ngay
trong những khâu đầu của quy trình sản xuất, từ xây dựng vùng nguyên liệu,
chọn giống, công nghệ chế biến,… Hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất
khẩu chè đều gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá cả biến động,
sản xuất manh mún, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường. Mặc
dù phần lớn sản lượng chè của tỉnh sản xuất ra dành cho xuất khẩu song chủ
yếu dưới dạng nguyên liệu, chưa định vị được thương hiệu, giá thành thấp,
dẫn đến thu nhập của người trồng và sản xuất chè còn chưa cao. Ngành sản
xuất và xuất khẩu chè chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh, khẳng định là
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368


Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
Trong tiến trình hôi nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay,
với tư cách là ngành sản xuất và xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, ngành
chè cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tham gia vào thị trường chè thế giới
đòi hỏi chè của tỉnh Phú Thọ phải chủ động tìm biện pháp đẩy mạnh xuất
khẩu.
Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế” là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Đưa ra một số các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè
của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu.
Đánh giá thực trạng xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Thông qua những nghiên cứu đề ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu
sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê số liệu, đánh giá thực trạng xuất
khẩu chè của tỉnh Phú Thọ, kết hợp với biện pháp tổng hợp dữ liệu, phân tích
thị trường và dự báo từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
5. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ và tham khảo một số tỉnh lân cận.
Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2002 đến nay và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn tới.
6. Kết quả dự kiến đạt được
Về mặt lý luận: Đề tài làm rõ các vấn đề về xuất khẩu, hoạt động xuất
khẩu sản phẩm. Phân tích một cách tổng quát tình hình hoạt động sản xuất,
chế biến và xuất khẩu chè của Phú Thọ hiện nay và những cam kết và yêu cầu
của các thị trường chính đối với sản phẩm chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay.
Về mặt thực tiễn: Đề tài đi phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu sản
phẩm chè của tỉnh Phú Thọ
Về mặt giải pháp: Từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
chè của tỉnh Phú Thọ.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẨT KHẨU HÀNG HOÁ
1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu và xuất khẩu hàng hoá
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong
nước cho người nước ngoài. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất, xuất khẩu bao
gồm việc bán hàng hoá, dịch vụ cho người nước ngoài (một mặt là thương
mại hàng hoá) và xuất khẩu các yếu tố sản xuất.
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước ( từ
nước này sang nước khác) để bán, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh
toán ( tiền có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc

gia) hoặc trao đổi láy một hàng hoá khác có giá trị tương đương.
Theo điều 2, Nghị định số 57/1998 NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động
bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo
các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và
chuyển khẩu hàng hoá.
Theo khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: Xuất khẩu
hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa
vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu
hàng hoá nói riêng đều có những tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế-
xã hội của mỗi quốc gia.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau nhưng
nhìn chung có các hình thức chủ yếu sau:
Một là, xuất khẩu trực tiếp, Đây là hoạt động xuất khẩu các hàng hoá
dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc đặt mua từ các doanh nghiệp
sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này sang các quốc gia
khác với danh nghĩa là hàng của mình. Ưu điểm của hình thức này là giúp các
doanh nghiệp hay quốc gia khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế bởi
sự gắn kết giữa hàng hoá đó và thương hiệu của doanh nghiệp, quốc gia.
Đồng thời thu được lợi nhuận cao, giảm các chi phí trung gian tạo điều kiện
thâm nhập thị trường, chủ động trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy vậy, hình
thức này đòi hỏi một lượng vốn khá lớn và tiền ẩn nhiều rủi ro khó có thể báo
trước.

Hai là, xuất khẩu gia công uỷ thác. Đây là hình thức các doanh nghiệp
đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia
công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp
đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa đơn vị gia công và đơn vị uỷ thác.
Kết thúc hợp đồng doanh nghiệp được hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định theo
giá của lô hàng. Hình thức này không đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu
tư nhưng phần trăm thu được không nhiều.
Ba là, xuất khẩu uỷ thác. Đây là hình thức doanh nghiệp đóng vai trò
trung gian xuất khẩu, làm thay cho các doanh nghiệp có hàng những thủ tục
cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăn theo giá trị hàng xuất khẩu đã
được thoả thuận. Hình thức này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, không cần
vốn mua hàng nhưng lợi nhuận bị phân chia, mất sự liên hệ trực tiếp với thị
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
trường đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp phải có cán bộ kinh doanh có kinh
nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Bốn là, buôn bán đối lưu. Đây là phương thức giao dịch trao đổi hàng
hoá trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời
là người mua, lượng hàng giao dịch đi có giá trị tương ứng với lượng hàng
nhận về. Thực chất của hình thức này là sự mở rộng của phương thức giao
dịch hàng đổi hàng.
Năm là, xuất khẩu theo nghị định thư. Hình thức xuất khẩu này nhằm
mục đích thực hiện những thoả thuận đã được ký kết giữa chính phủ của các
quốc gia với nhau. Hình thức xuất khẩu nầy đảm bảo được khả năng thanh
toán là rất cao nhưng đi kèm với nó là liên quan đến uy tín, lợi ích của quốc
gia trên thị trường quốc tế mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp
ứng được.
Sáu là, xuất khẩu tại chỗ. Đây là hình thức mà hàng hoá và dịch vụ có

thể chưa vượt ra khỏi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó cũng
giống như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho
các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế,…Hoạt động xuất khẩu này đang
được phổ biến có nhiều ưu điểm như giảm được chi phí vận chuyển, độ rủi ro
thấp.
Bảy là, gia công xuất khẩu. Đây là một hình thức kinh doanh theo đó
một bên nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm từ bên đặt gia công sau đó
chế biến thành thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.Hình thức này
giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhận được
các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. tuy nhiên doanh nghiệp
sẽ bị động, chất lượng sản phẩm không đều.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
Tám là, tạm nhập tái xuất. Đây là việc xuất khẩu những hàng hoa trước
đây đi nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Mục
đích của việc tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hoá ở nước này sau đó bán đắt ở
nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra. Hàng hoá có thể đi từ nước
xuất khẩu đến nước tái xuất rồi sang nước thứ ba hoặc có thế đi thẳng từ nước
xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu:
a. Quy mô xuất khẩu
Xác định quy mô xuất khẩu một mặt hàng bao gồm việc xác định sản
lượng cũng như doanh thu của mặt hàng đó. Về mặt logic, sản phẩm có sức
cạnh tranh cao, dễ bán trên thị trường thì sẽ có doanh thu cao. Ngược lại, sức
cạnh tranh của sản phẩm thấp thì doanh thu thu được từ hoạt động thương mại
cũng nhỏ hơn. Việc xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu nói chung phụ thuộc
vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến động trên thị trường quốc
tế. Khi nhu cầu thị trường tăng lên, doanh thu xuất khẩu cao và tốc độ xuất

khẩu cũng tăng trưởng đều đặn với cùng xu hướng phản ánh khả năng thỏa
mãn nhu cầu và thị hiếu thị trường cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa so
với các đối thủ khác.
b. Chi phí sản xuất và giá sản phẩm xuất khẩu
Chi phí để tạo ra một hàng hóa là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm
có xem xét tương quan với chất lượng sản phẩm đó. Chi phí sản xuất hàng
hóa, đặc biệt là nông sản dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, khu vực.
Các nước có lợi thế so sánh trong hoạt động sản xuất nông sản, nhờ tích lũy
kinh nghiệm qua nhiều thế hệ, cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các
giống cây phát triển Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh nhằm giảm chi phí sản
xuất nông sản xuất khẩu không chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
kinh nghiệm trong sản xuất, mà phải dựa trên hiệu quả của tất cả các khâu:
sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng… Bên cạnh đó,
chi phí sản xuất chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để nâng cao sức cạnh tranh
cho hàng hóa xuất khẩu, vì nông sản xuất khẩu muốn cạnh tranh với các đối
thủ khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh,
marketing, quản trị xuất khẩu, khả năng dự báo và đối phó với những thay đổi
bất thường của thị trường quốc tế…
Giá cả của bất kỳ loại hàng hóa xuất khẩu nào cũng phục thuộc vào các
yếu tố như: chi phí, nhu cầu, mức độ cạnh tranh, các quy định về luật và thuế
xuất – nhập khẩu, khả năng thống trị thị trường của mặt hàng… Thông
thường, cùng một mặt hàng với cùng chất lượng, kiểu dáng bao bì… người
tiêu dùng sẽ chọn lựa dựa trên tiêu chuẩn về giá. Giá hàng hóa của hãng càng
rẻ càng có lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, giá cao cũng có tác dụng kích thích
người mua, vì nó hàm ý giá trị của hàng hóa cao hơn. Giá cả của nông sản đặc
biệt phụ thuộc vào công đoạn chế biến. Càng gia tăng công đoạn chế biến với

kỹ thuật hiện đại, giá trị nông sản càng cao dẫn đến giá bán cũng sẽ gia tăng.
c. Cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu
Chủng loại nông sản trên thế giới rất đa dạng, với nhiều kiểu, tên gọi và
chất lượng khác nhau. Hơn thế, nông sản mà mỗi vùng miền với đặc điểm khí
hậu, đất đai, nguồn nước, chế độ canh tác và giống lâu đời đã tạo nên rất
nhiều loại đặc sản của từng địa phương.
Việc xác định loại nông sản xuất khẩu chính phải dựa trên lợi thế so sánh
của mỗi quốc gia (lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về kinh nghiệm…)
cũng như yêu cầu của các thị trường tiềm năng.
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
d. Thị trường và thương hiệu nông sản xuất khẩu trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế
Việc xác định chỉ tiêu cho từng thị trường xuất khẩu nằm trong định
hướng xuất khẩu của các quốc gia dưới áp lực cạnh tranh toàn cầu. Định
hướng thị trường xuất khẩu không những giúp các quốc gia xác định lợi thế
so sánh và yêu cầu từ thị trường từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa
mà còn hỗ trợ các nhà quản lý xác định và dự báo được quy mô và chủng loại
nông sản xuất khẩu làm cơ sở để đề xuất kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo.
Do đó, định hướng thị trường xuất khẩu có tính quyết định tính khả thi của
chiến lược.
Xác định chỉ tiêu thị trường xuất khẩu bao gồm: dự báo nhu cầu gạo trên
thị trường quốc tế (các thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng),
xác định các yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh, các quy định kiểm tra, các
yêu cầu về thời gian số lượng.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
a. Quan hệ chính trị ngoại giao
Một quốc gia muốn phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu phải có

đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn
định lâu dài, có quan hệ ngoại giao cởi mở được thể hiện cụ thể cụ thể bằng
các hiệp định được ký kết và triển khai cụ thể cho từng thời kỳ. Việc thiết lập
quan hệ ngoại giao giữa các nước là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu và tìm thị trường đối tác.
b. Chính sách thương mại của Nhà nước
Chính sách mậu dịch tự do: một nước theo đuổi chính sách mậu dịch tự
do thì ở đó Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp và quá trình điều tiết ngoại
thương, Nhà nước sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá và
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chuyên đề Tốt nghiệp GVHD: Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân
vốn đầu tư tự do lưu thông và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế
tự do phát triển.
Chính sách bảo hộ mậu dịch: khi sử dụng chính sách này Nhà nước
thường áp dụng các công cụ, biện pháp thuế quan và phi thuế quan để tránh
cho hàng hoá và doanh nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh trực tiếp với hàng
hoá và doanh nghiệp nước ngoài.
c. Thuế quan
Thuế quan được hiểu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh.
Thuế xuất khẩu sẽ tác động đến giá cả của hàng hoá bán ra nước ngoài.
Nếu Nhà nước đánh thuế vào hàng xuất khẩu sẽ làm cho giá cả của mỗi đơn
vị hàng hoá xuất khẩu cao hơn so với khi không có thuế và sẽ làm giảm khả
năng cạnh tranh của hàng hoá trên trường quốc tế. Do vậy, để khuyến khích
hoạt động xuất khẩu, Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt, miễn giảm
thuế xuất khẩu cho các loại hàng hoá để mở rộng thị trường, tăng GDP cho
nền kinh tế.
d. Hạn ngạch xuất khẩu

Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng và giá trị của một loại
hàng hoá hoặc một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu. Đây là công cụ quan
trọng thứ hai sau thuế tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá.
Trên thực tế thì để khuyến khích xuất khẩu, cách tốt nhất là Nhà nước không
nên áp dụng hạn ngạch xuất khẩu trừ những trường hợp các mặt hàng có liên
quan đến an ninh quốc gia như lúa gạo hoặc các hàng hoá xuất khẩu sang
những thị trường mà tại đó có quy định hạn ngạch nhập khẩu.
e. Tỷ giá hối đoái
PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A
10

×