Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần an bình, chi nhánh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 111 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG






PHẠM THỊ THU VÂN


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA


LUẬN VĂN THẠC SĨ




Khánh Hòa – 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG






PHẠM THỊ THU VÂN

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG KHOA SAU ðẠI HỌC


TS. TRẦN ðÌNH CHẤT
Khánh Hòa – 2015
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan bản luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu ñộc lập
của riêng tôi và ñược thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm Anh.
Các thông tin, số liệu nghiên cứu trong luận văn là chính xác, trung thực, nội

dung trích dẫn có nguồn gốc và ñã ñược nêu rõ.
Kết quả nghiên cứu ñược trình bày trong luận văn chưa từng ñược báo cáo,
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước ñây.
Tôi xin cam ñoan những vấn ñề nêu trên là hoàn toàn ñúng sự thật. Nếu sai, tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nha Trang, tháng 02 năm 2015
Người thực hiệVann



Phạm Thị Thu Vân
ii

LỜI CẢM ƠN

ðược trang bị những kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu khoa
học trong thời gian học tập tại trường ðại học Nha Trang, tác giả ñã hoàn thành Luận
văn: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình –
Chi nhánh Khánh Hòa”:
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giảng viên trường ðại học Nha
Trang ñã tạo ñiều kiện, hướng dẫn tận tình trong thời gian qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc ñến Tiến sĩ Nguyễn Thị
Trâm Anh ñã tận tình hướng dẫn, ñộng viên khích lệ, dành thời gian trao ñổi và ñịnh
hướng cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
ðể có ñược những thông tin và số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu ñề tài, tác
giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các chuyên gia, các cấp quản lý cùng
các anh, chị em ñồng nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, ñặc biệt là sự chia sẻ và quan
tâm của các anh, chị em ñồng nghiệp của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh
Khánh Hòa.
Cuối cùng, tác giả xin gửi tấm lòng ân tình tới gia ñình, người thân và bạn bè,

là nguồn ñộng viên và truyền nhiệt huyết ñể tác giả hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nha Trang, tháng 02 năm 2015
Người thực hiện



Phạm Thị Thu Vân
iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ðỒ viii
LỜI MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 6
1.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh 6
1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh 15
1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 18
1.2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại 18
1.2.2. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 19
1.2.3. Các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 20
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 25
1.3.1. Môi trường vĩ mô 25

1.3.2. Môi trường vi mô 27
1.4. Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của NHTM 30
1.4.1. Ma trận ñánh giá các yếu tố nội bộ 30
1.4.2. Ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngoài 30
1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
CHƯƠNG 2: ðÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ABBANK CHI
NHÁNH KHÁNH HÒA GIAI ðOẠN 2012 -2014 33
2.1. Tổng quan về ABBANK Khánh Hòa 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ABBANK - Chi nhánh Khánh Hòa 33
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 34
iv

2.2. Tình hình hoạt ñộng kinh doanh của ABBANK Khánh Hòa giai ñoạn 2012 -2014 36
2.2.1. Năng lực tài chính 36
2.2.2. Năng lực hoạt ñộng 39
2.2.3. Năng lực ñiều hành, quản trị 49
2.2.4. Năng lực công nghệ 52
2.2.5. Uy tín, thương hiệu và khả năng hợp tác 54
2.3. ðánh giá tác ñộng của các yếu tố ñến năng lực cạnh tranh của ABBANK chi
nhánh Khánh Hòa giai ñoạn 2012 - 2014 56
2.3.1. Môi trường vĩ mô 56
2.3.2. Môi trường vi mô 62
2.4. Khảo sát, ñánh giá năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
ABBANK CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ðẾN NĂM 2018 68
3.1. Cơ sở ñề xuất giải pháp 68
3.1.1. ðịnh hướng chung 68

3.1.2. Chiến lược phát triển của ABBANK 71
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa 72
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính 72
3.2.2. Nâng cao năng lực hoạt ñộng 75
3.2.3. Nâng cao năng lực quản trị - ñiều hành 79
3.2.4. Nâng cao năng lực công nghệ 82
3.2.5. Nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ 83
3.3. Kiến nghị 86
3.3.1. Kiến nghị ñối với Chính Phủ 86
3.3.2. Kiến nghị ñối với NHNN 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ABBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á
DATC : Công ty Mua bán nợ & Tài sản tồn ñọng của doanh nghiệp
DN : Doanh nghiệp
DOC : Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển ðông
EVN : Tập ñoàn ñiện lực Việt Nam
GDV : Giao dịch viên
HðQT : Hội ñồng quản trị
KH : Khách hàng

KHCN : Khách hàng cá nhân
KT - XH : Kinh tế xã hội
Nam A Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
OCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương ðông
QHKH : Quan hệ khách hàng
SCIC : Tổng công ty ðầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước
Seabank : Ngân hàng thương mại cổ phần ðông Nam Á
TCKT : Tổ chức kinh tế
TCTD : Tổ chức tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương
VP bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại quốc tế
vi


Tiếng Anh
ATM : Máy rút tiền tự ñộng (Automated teller machine)
EFE : Ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation
matrix)
FATCA : ðạo luật tuân thủ thuế tài khoản nước ngoài (Foreign Account Tax
Compliane Act)
HO : Hội sở (Head office)
IFE : Ma trận ñánh giá các yếu tố nội bộ (Internal Factor Evaluation matrix)
KPI : Chỉ số ñánh giá thực hiện công việc (Key performance indicator)
POS : ðiểm chấp nhận thẻ (Point of sale)
SME : Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium enterprise)

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt ñộng kinh doanh ABBANK Khánh Hòa năm 2012 -2014 37
Bảng 2.2: Trích lập quỹ dự phòng từ năm 2012 - 2014 39
Bảng 2.3: Tình hình huy ñộng vốn năm 2012 – 2014 40
Bảng 2.4: So sánh tình hình huy ñộng vốn giữa ABBank Khánh Hòa với 4 ñối thủ
cạnh tranh trên ñịa bàn tỉnh Khánh Hòa 42
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay quy ñổi năm 2012 – 2014 44
Bảng 2.6: Thị phần cho vay của ABBANK Khánh Hòa so với 4 ñối thủ cạnh tranh trên
ñịa bàn tỉnh Khánh Hòa 45
Bảng 2.7: Một số loại dịch vụ của ABBANK Khánh Hòa từ năm 2012 – 2014 47
Bảng 2.8: Tình hình nhân sự giai ñoạn 2012 – 2014 50
Bảng 2.9: Các cổ ñông của ABBANK 52
Bảng 2.10: Ma trận ñánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 60
Bảng 2.11: Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) 64
Bảng 2.12: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa 66






viii

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ðỒ
Hình 1.1: Mô hình CAMEL 21
Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter 27
Hình 2.1: Mô hình tổ chức của ABBANK Khánh Hòa 34
Hình 2.2: Biểu ñồ lợi nhuận của ABBANK Khánh Hòa năm 2012 - 2014 38

Hình 2.3: Biểu ñồ tình hình huy ñộng vốn cuả ABBANK Khánh Hòa năm 2012 -2014 40
Hình 2.4: Biểu ñồ thị phần huy ñộng vốn ABBANK so với ñối thủ cạnh tranh 42
Hình 2.5: Biểu ñồ dư nợ cho vay năm 2012 -2014 44
Hình 2.6: Biểu ñồ thị phần cho vay ABBANK Khánh Hòa các năm 2012 – 2013 so với
ñối thủ cạnh tranh 46
Hình 2.7: Biểu ñồ các loại hình dịch vụ tại ABBANK Khánh Hòa các năm 2012 -2014 47
Hình 2.8: Danh sách tài khoản hoạt ñộng trong ngày 53
Hình 2.9: Xuất dữ liệu sổ tiết kiệm trên T24 – GLOBUS 54
Hình 3.1: Xếp hạng ngân hàng 71
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức mới của ABBANK Khánh Hòa 76
Hình 3.3: Sơ ñồ tác nghiệp về tín dụng 76
Hình 3.4: Sơ ñồ tác nghiệp về giao dịch một cửa 77
Hình 3.5: Bộ nhận diện thương hiệu ABBANK Khánh Hòa 84



1

LỜI MỞ ðẦU
1. Sự cần thiết của ñề tài
Từ lâu, ngân hàng thương mại ñã thật sự ñóng vai trò quan trọng trong ñời sống
kinh tế quốc gia. Có thể nói chính ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, ñã, ñang và
sẽ ñóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội, ñảm nhận vai trò cung cấp
vốn cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện ñại hóa. Ngân hàng TMCP An Bình
chi nhánh Khánh Hòa cũng ñang chung tay, góp sức cùng với 38 tổ chức tín dụng khác
trên ñịa bàn tỉnh ñể xây dựng một nền kinh tế vững mạnh.
Tuy nhiên, với sự chênh lệch cung cầu như vậy, ñã vô tình tạo ra một môi
trường cạnh tranh khốc liệt cho các tổ chức tín dụng nói chung, cho ABBANK chi
nhánh Khánh Hòa nói riêng. Ra ñời vào năm 2009, ñến nay ABBANK Khánh Hòa ñã
xây dựng ñược một thị phần tương ñối ổn ñịnh, ñặc biệt là tạo ra ñược mối quan hệ

khắng khít với EVN Khánh Hòa, một trong những thế mạnh có tầm ảnh hưởng lớn ñến
vị thế của ABBANK trong tương lai. Bên cạnh ñó, khó khăn, thách thức và những
ñiểm yếu vẫn còn nhiều, luôn ñe dọa sự phát triển của chi nhánh, thương hiệu
ABBANK vẫn còn khá mới mẻ, chất lượng dịch vụ và sản phẩm cung cấp vẫn còn thô
sơ, không có sự khách biệt hóa so với các ngân hàng khác. Trước tình hình ñó, ban
lãnh ñạo vẫn chưa có một chiến lược kinh doanh cụ thể ñể nâng cao năng lực cạnh
tranh của ABBANK Khánh Hòa.
Chính vì vậy, chiến lược ñánh giá vị thế cạnh tranh của mỗi Ngân hàng cần
ñược nghiêm túc thực hiện và triển khai, từ ñó xây dựng các biện pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho tổ chức là việc hết sức cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của một
chiến lược kinh doanh cho những năm tiếp theo của chi nhánh, tác giả ñã chọn ñề tài:
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Khánh
Hòa”, qua quá trình nghiên cứu có thể phản ánh ñược thực trạng kinh doanh, ñánh giá
các nhân tố tác ñộng ñến năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa, ñúc kết
những thành tích ñạt ñược, cũng như những ñiểm yếu còn tồn tại, từ ñó ñề xuất các
chính sách tối ưu nhằm tận dụng cơ hội ñể phát huy hiệu quả những lợi thế hiện có của
ABBANK Khánh Hòa, nâng cao vị thế trong ngành, ñồng thời khắc phục ñiểm yếu và
né tránh các nguy cơ trong giai ñoạn phức tạp này.

2

2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu lý thuyết về quản trị chiến lược kinh doanh và nâng cao lợi thế,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường có thể tổng kết thành 03 trường
phái nghiên cứu với ba cách tiếp cận khác nhau ñó là:
(1) Trường phái nghiên cứu lợi thế cạnh tranh và ñịnh vị doanh nghiệp mà ñiển
hình là các nghiên cứu của Micheal Porter (1980, 1985,1986). Các nghiên cứu theo
trường phái này ñưa ra nhiều mô hình phân tích về lợi thế cạnh tranh và ñịnh vị doanh
nghiệp trên thị trường nhưng nhược ñiểm là không ñề cập ñến cách thức mà doanh

nghiệp cần phải làm, các kỹ năng cần phải có ñể ñạt ñược các lợi thế cạnh tranh.
(2) Các nghiên cứu của Barney (1991), Hamel and Prahalad (1994), Teece,
Pisano và Shuen (1997) tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên cơ sở coi nguồn lực của doanh nghiệp như là yếu tố sống còn trong cạnh
tranh. Các nghiên cứu theo trường phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai
thác nguồn lực doanh nghiệp ñể có ñược lợi thế cạnh tranh.
(3) Trường phái nghiên cứu quá trình hoạch ñịnh và triển khai chiến lược cạnh
tranh của các doanh nghiệp dựa trên cấu trúc doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp.
Trường phái này tập trung nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh, các phương
pháp xây dựng và hoạch ñịnh chiến lược kinh doanh chứ không ñề cập ñến ñịnh vị
doanh nghiệp và các hoạt ñộng thực thi chiến lược. ðiển hình các nghiên cứu của
trường phái này là các nghiên cứu của các học giả Ghosal và Barret(1997), Collins và
Porras(1994), Miller và Whitney(1999), Peters(1991).
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Năng lực cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là một chủ ñề nghiên cứu không
phải là mới. Nó ñã ñược nhiều cá nhân và tổ chức nghiên cứu, tuy nhiên, việc nghiên
cứu này ở mỗi thời kỳ khác nhau có ñóng góp khác nhau và có các ý nghĩa thực tiễn
khác nhau.
Là một ñề tài khá phổ biến, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Nha Trang” ñược tác giả Nguyễn Văn Dương
nghiên cứu vào năm 2012, cũng trong năm này, tác giả Nguyễn Mậu Trừ có luận văn
“Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
3

– Chi nhánh Khánh Hòa”, ñến năm 2013, luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Kiên Giang” của tác
giả Lưu Bá Hòa và “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Seabank tại tỉnh
Khánh Hòa” của tác giả Võ Phượng Vy một lần nữa khẳng ñịnh tính cấp thiết của việc
nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai ñoạn hiện nay. Các luận văn trên ñã hệ thống
hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM. Phương pháp nghiên

cứu chủ yếu là phân tích ñánh giá các tiêu chí như năng lực tài chính, năng lực hoạt
ñộng, trình ñộ quản lý, công nghệ và khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng. ðồng
thời, bằng phương pháp chuyên gia, các nghiên cứu ñã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh
tranh ñể ñánh giá, so sánh với các ngân hàng khác trên ñịa bàn.
Cũng với cách tiếp cận trên, nhưng luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Khánh Hòa” là một nghiên cứu về một
chi nhánh ngân hàng hoàn toàn mới, ñộc lập với các nghiên cứu trước ñây, thông qua
cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, tác giả thu thập số liệu, phân tích tình hình hoạt
ñộng kinh doanh của ABBANK chi nhánh Khánh Hòa, bằng phương pháp chuyên gia,
tác giả xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh, từ ñó ñề xuất các giải pháp ñể năng cao
năng lực cạnh tranh của ABBANK chi nhánh Khánh Hòa.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
ðánh giá năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa trong quan hệ so sánh
với những Ngân hàng khác trên ñịa bàn tỉnh Khánh Hòa; xác ñịnh ñược những lợi thế,
những thách thức ñặt ra cho ABBANK Khánh Hòa trước áp lực cạnh tranh với các
ngân hàng trên ñịa, từ ñó ñưa ra những giải pháp ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của
ABBANK Khánh Hòa.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- ðánh giá năng lực cạnh tranh của ABBANK chi nhánh Khánh Hòa
- ðề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu chính của ñề tài là năng lực cạnh tranh của ABBANK –
Chi nhánh Khánh Hòa.
4

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa giai ñoạn năm 2012 - 2014
- Trong phạm vi nghiên cứu của ñề tài, tác giả ñánh giá năng lực cạnh tranh của

ABBANK Khánh Hòa so với 04 Ngân hàng TMCP trên ñịa bàn: Ngân hàng TMCP
ðông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP ðại Dương (OCB), Ngân hàng TMCP
Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: ñược cung cấp bởi ABBANK, ABBANK Khánh Hòa, Ngân
hàng Nhà nước và một số Ngân hàng trên ñịa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Số liệu sơ cấp: ñược thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu vận dụng trong thực hiện luận văn gồm:
• Phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp, so sánh.
• Phương pháp chuyên gia.
Khi phân tích và ñánh giá năng lực cạnh tranh các vấn ñề khó ñịnh lượng bằng
các chỉ tiêu ñịnh lượng và mô hình toán học thì trong quá trình phân tích ñánh giá, các
nhà phân tích thường sử dụng phương pháp thu thập và lấy ý kiến chuyên gia thông
qua các hình thức ñiều tra phỏng vấn trực tiếp. Mặc dù phương pháp này có nhược
ñiểm dễ bị chi phối bởi ý kiến chủ quan của người ñược phỏng vấn và hỏi ý kiến cũng
như cách ñặt câu hỏi nhưng nó lại khắc phục ñược các nhược ñiểm của các phương
pháp ñịnh lượng khi ñịnh lượng các yếu tố vô hình trong ngành tài chính. Phương
pháp chuyên gia là phương pháp ñánh giá ñịnh tính và ñưa ra các phân tích ñánh giá
dựa trên việc xử lý có hệ thống ñánh giá của các chuyên gia.
Phương pháp này phải giải quyết ñược các vấn ñề chính sau ñây:
* Lựa chọn và nhóm chuyên gia ñánh giá
Nhóm chuyên gia ñánh giá sẽ ñưa ra những ñánh giá năng lực cạnh tranh về
ngân hàng cần ñánh giá. ðây là các chuyên gia có trình ñộ hiểu biết chung tương ñối
cao, có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực tài chính, có lập trường khoa học, bao
quát toàn diện về các hoạt ñộng và ñặc thù hoạt ñộng kinh doanh của ngành tài chính.
5

* Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia

Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia là một giai ñoạn của phương pháp chuyên
gia. Tùy theo ñặc ñiểm thu nhận và xử lý thông tin mà chọn những phương pháp trưng
cầu cơ bản như: trưng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân; trưng cầu vắng mặt và có mặt,
trưng cầu trực tiếp hay gián tiếp.
* Xử lý ý kiến chuyên gia:
Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, cần phải tiến hành một loạt các biện
pháp xử lý các ý kiến này. ðây là bước quan trọng ñể ñưa ra kết quả phân tích ñánh
giá. Nói chung có hai dạng vấn ñề cần giải quyết khi xử lý ý kiến chuyên gia:
- ðánh giá năng lực cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong và bên ngoài, thời
gian xuất hiện trong lĩnh vực hoạt ñộng tài chính.
- ðánh giá tầm quan trọng tương ñối giữa các yếu tố cấu thành năng lực của các
ngân hàng
Việc sử dụng các phương pháp trên có phân tích và so sánh sao cho phù hợp với
nội dung cần nghiên cứu của luận văn, ñặc biệt là kế thừa, sử dụng các kết quả nghiên cứu
của các công trình nghiên cứu, các tư liệu hiện có trong sách báo, tạp chí, Internet.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoải phần mở ñầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn
bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về năng lực cạnh tranh
Chương 2: ðánh giá năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa giai ñoạn
2012 - 2014
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK Khánh Hòa
ñến năm 2018
6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
1.1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1.1. Quan niệm truyền thống

Xuất hiện từ giữa thế kỷ 17 cho ñến những thập niên cuối cùng của thế kỷ 20
gắn liền với tên tuổi của các trường phái cạnh tranh cổ ñiển của các nhà kinh tế học
Adam Smith, David Ricacrdo, John Stuart Mill, K.Marx; trường phái cạnh tranh tân cổ
ñiển của W.S. Jevons, A. Marshal. L. Walras; trường phái cạnh tranh dựa vào lý luận
tổ chức ngành của E Chamberlin và J. Robinson; trường phái cạnh tranh Áo của C.
Menger, L. V. Mises, J Chumpeter và F. Hayek. Dưới những góc ñộ tiếp cận khác
nhau, hình thức biểu ñạt của những quan niệm này có những sự khác nhau nhất ñịnh:
Tiếp cận ở góc ñộ ñơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành ñộng
ganh ñua, ñấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục ñích giành
ñược sự tồn tại, sống còn; giành ñược lợi ích, ñịa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng
hay những thứ khác.
Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh ñua, ñấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những ñiều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
ñể thu ñược lợi nhuận siêu ngạch” [7]. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản
chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx ñã phát hiện ra quy luật cơ bản của
cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật ñiều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua
ñó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường.
Trong kinh tế học chính trị thì cạnh tranh là sự ganh ñua về kinh tế giữa những
chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những ñiều kiện thuận lợi trong
sản xuất tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa ñể từ ñó thu ñược lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với tiêu dùng, giữa người tiêu
dùng với nhau, giữa những người sản xuất.
Trong kinh tế, thuật ngữ cạnh tranh ñược nhà kinh tế học người Anh là Adam
Smith ñưa ra, cạnh tranh trong kinh tế liên quan ñến quyền sở hữu và ñây là ñiều kiện
ñể cạnh tranh kinh tế diễn ra.
Hai nhà kinh tế học Mỹ Paul A.Samuelson và William D.Nordhaus trong cuốn
kinh tế học (xuất bản lần thứ 12): Cạnh tranh (Competition) là sự kình ñịch giữa các
7

doanh nghiệp, cạnh tranh với nhau ñể giành khách hàng hoặc thị trường” [19]. Hai tác

giả này cho cạnh tranh ñồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo.
Ba tác giả người Mỹ khác là David Begg, Stanley Fischer và Rudiger
Dornbusch cũng cho cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này cho rằng: Cạnh
tranh hoàn hảo là ngành trong ñó mọi người ñều tin rằng hành ñộng của họ không gây
ảnh hưởng tới giá cả thị trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua [15].
Qua các quan niệm trên, một cách khái quát có thể hiểu: Cạnh tranh kinh tế là
một phạm trù phản ánh mối quan hệ ñối kháng diễn ra trên thị trường giữa những chủ
thể có cùng mục ñích là giành cho mình lợi ích nhiều hơn so với các chủ thể khác.
Cạnh tranh kinh tế thực chất là cuộc chiến diễn ra trên thương trường giữa các chủ thể
kinh tế. Theo Michael Porter thì “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh
tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận mà doanh nghiệp ñang có. Kết quả
của cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện
sâu dẫn ñến hệ quả giá bán có thể giảm ñi” [10]. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là
chiến lược của một doanh nghiệp với các ñối thủ trong cùng một ngành.
1.1.1.2. Quan niệm hiện ñại
Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm cho rằng: “Cạnh tranh trong thương trường
không phải là diệt trừ ñối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng
nhưng giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn ñể khách hàng lựa chọn mình chứ
không phải ñối thủ”
[10]
. Trên cơ sở ñó, ông cho rằng: “Trên thị trường, nếu doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững, thì không phải cứ khư khư nghĩ ñến cạnh tranh mà
còn phải nghĩ ñến việc liên kết” [11], trong ñó cạnh tranh là ñể mang ñến cho thị
trường và khách hàng giá trị gia tăng cao hơn các doanh nghiệp khác và liên kết với
các doanh nghiệp khác là ñể cùng nhau có ñược gia trị gia tăng cao hơn so với giá trị
gia tăng doanh nghiệp ñạt ñược nếu doanh nghiệp hoạt ñộng riêng lẻ. Nghĩa là trên
nguyên tắc “Win – Win” và “thương trường là chiến trường” không phải bao giờ cũng
phù hợp trong ñiều kiện kinh doanh hiện nay.
Thực tế những gì diễn ra trong môi trường cạnh tranh trong thập niên qua, từ sự
xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới ñến hiệu ứng “Domino” sáp nhập và hợp nhất

hoặc chuyển từ “Facilities management” (quản lý cơ sở sản xuất) sang “Outsourcing”
(ñược cung cấp từ bên ngoài doanh nghiệp) với khẩu hiệu “Speed and Flexibility”
(nhanh chóng và uyển chuyển) của các công ty và tập ñoàn công nghiệp hàng ñầu thế
8

giới ñã cho thấy, cạnh tranh không phải là “chiến tranh” và cũng không phải là “hòa
bình”. Cạnh tranh không còn là những ñộng thái của tình huống, không phải chỉ là
những hành ñộng mang tính thời ñiểm mà là cả tiến trình tiếp diễn không ngừng, các
doanh nghiệp ñều phải ñua nhau ñể phục vụ tốt nhất khách hàng, vì thế không có giá
trị gia tăng nào có thể giữ nguyên và trường tồn. Doanh nghiệp nào bằng lòng với vị
thế hiện tại trên thương trường sẽ nhanh chóng bị bỏ rơi vào tình trạng tụt hậu và bị
ñào thải trước một thế giới tiến với vận tốc khủng khiếp.
Tóm lại, những phân tích trên cho thấy, trong ñiền kiện mới của môi trường
cạnh tranh, tư duy cạnh tranh ñược chuyển từ cạnh tranh ñối ñầu sang cạnh tranh gắn
với liên kết, hợp tác và ở phương diện quốc gia là chuyển từ cạnh tranh dựa vào lợi thế
so sánh sang cạnh tranh dựa vào quy chế mậu dịch giữa các quốc gia với nhau, giữa
các quốc gia với các khu vực mậu dịch, giữa các doanh nghiệp với các chính phủ.
Cạnh tranh là tập hợp các hành vi của các chủ thể kinh tế nhằm thích ứng với môi
trường kinh doanh ñể tồn tại và phát triển.
1.1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, nếu quan hệ cung cầu là cốt vật chất, giá cả là
diện mạo thì cạnh tranh là linh hồn của thị trường. Nhờ có cạnh tranh, với sự thay ñổi
liên tục về nhu cầu và với bản tính tham lam của con người mà nền kinh tế thị trường
ñã ñem lại những bước phát triển nhảy vọt mà loài người chưa từng có ñược trong các
hình thái kinh tế trước ñó. Sự ham muốn không có ñiểm dừng ñối với lợi nhuận của
nhà kinh doanh sẽ mau chóng trở thành ñộng lực thúc ñẩy họ sáng tạo không mệt mỏi,
làm cho cạnh tranh trở thành ñộng lực của sự phát triển.
ðối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó ñào
thải không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có chất lượng
kém. Mặt khác, nó buộc tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng phấn ñấu ñể giảm

chi phí, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, dịch vụ ñồng thời tổ chức tốt khâu
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ñể tồn tại và phát triển trên thị trường. Cạnh tranh ñã buộc
các doanh nghiệp phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, ñồng thời thay ñổi
mối tương quan về thế và lực ñể tạo ra các ưu thế trong cạnh tranh. Do vậy, cạnh tranh
trong nền kinh tế thị trường có vai trò tích cực:
Thứ nhất, ñối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực buộc
họ phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức quản
9

lý kinh doanh, ñổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản
phẩm mới, tăng năng suất lao ñộng, hạ giá thành sản phẩm. Qua ñó nâng cao trình ñộ
của công nhân và các nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp. Mặt khác, cạnh tranh
sàng lọc khách quan ñội ngũ những người thực sự không có khả năng thích ứng với sự
thay ñổi của thị trường.
Thứ hai, ñối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra một áp lực liên tục ñối với
giá cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán ñể nhanh chóng bán ñược sản phẩm,
qua ñó người tiêu dùng ñược hưởng các lợi ích từ việc cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp
phải mở rộng sản xuất, ña dạng hóa về chủng loại, mẫu mã vì thế người tiêu dùng có
thể tự do lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của mình.
Thứ ba, ñối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống ñộng nền kinh tế, thúc ñẩy
tăng trưởng và tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, qua ñó góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế. Mặt khác,
cạnh tranh cũng tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải ñẩy nhanh tốc ñộ quay vòng
vốn, sử dụng lao ñộng có hiệu quả, tăng năng suất lao ñộng, góp phần thúc ñẩy tăng
trưởng nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, ñối với quan hệ ñối ngoại, cạnh tranh thúc ñẩy doanh nghiệp mở rộng
thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với các
doanh nghiệp nước ngoài, qua ñó tham gia sâu vào phân công lao ñộng và hợp tác
kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao ñộng, khoa học công nghệ với các nước

trên thế giới.
Bên cạnh các mặt tích cực của cạnh tranh, luôn tồn tại các mặt còn hạn chế,
những khó khăn trở ngại ñối với các doanh nghiệp mà không phải bất cứ doanh nghiệp
nào cũng có thể vượt qua. Trên lý thuyết, cạnh tranh sẽ mang ñến sự phát triển theo xu
thế lành mạnh của nền kinh tế thị trường. Song, trong một cuộc cạnh tranh bao giờ
cũng có “kẻ thắng, người thua”, không phải bao giờ “kẻ thua” cũng có thể ñứng dậy
ñược vì hiệu quả ñồng vốn khi về không ñúng ñích sẽ khó có thể khôi phục lại ñược.
ðó là một quy luật tất yếu và sắt ñá của thị trường mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng
biết, song lại không biết lúc nào và ở ñâu mình sẽ mất hoàn toàn ñồng vốn ấy.
Mặt trái của cạnh tranh còn thể hiện ở những ñiểm sau:
Thứ nhất, cạnh tranh tất yếu dẫn ñến tình trạng các doanh nghiệp yếu sẽ bị phá
10

sản, gây nên tổn thất chung cho tổng thể nền kinh tế. Mặt khác, sự phá sản của các
doanh nghiệp sẽ dẫn ñến hàng loạt người lao ñộng bị thất nghiệp, gây ra gánh nặng lớn
cho xã hội, buộc Nhà nước phải tăng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ việc làm… Bên cạnh
ñó, nó còn làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội khác.
Thứ hai, cạnh tranh tự do tạo nên một thị trường sôi ñộng, nhưng ngược lại
cũng dễ dàng gây nên một tình trạng lộn xộn, gây rối loạn nền KT-XH. ðiều này dễ
dàng dẫn ñến tình trạng ñể ñạt ñược mục ñích một số nhà kinh doanh có thể bất chấp
mọi thủ ñoạn “phi kinh tế”, “phi ñạo ñức kinh doanh”, bất chấp pháp luật và ñạo ñức
xã hội ñể ñánh bại ñối phương bằng mọi giá, gây hậu quả lớn về mặt KT-XH.
Với ý nghĩa là ñộng lực thúc ñẩy sự phát triển của nền kinh tế, cạnh tranh luôn
là ñối tượng ñược pháp luật và các chính sách kinh tế quan tâm. Sau vài thế kỷ thăng
trầm của của kinh tế thị trường và với sự chấm dứt của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung, con người ngày càng nhận thức ñúng ñắn hơn về bản chất và ý nghĩa của cạnh
tranh ñối với sự phát triển chung của ñời sống kinh tế. Do ñó, ñã có nhiều nỗ lực xây
dựng và tìm kiếm những cơ chế thích hợp ñể duy trì và bảo vệ cho cạnh tranh ñược
diễn ra theo ñúng chức năng của nó.
1.1.1.4. Nguồn gốc và bản chất của cạnh tranh

Các học thuyết về kinh tế thị trường hiện ñại ñều khẳng ñịnh: cạnh tranh là
ñộng lực phát triển nội tại của mỗi nền kinh tế, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại
trong ñiều kiện của kinh tế thị trường. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp tác ñộng
qua lại lẫn nhau trên thị trường ñể xác ñịnh ba vấn ñề trọng tâm: sản xuất cái gì? như
thế nào? và cho ai? Do ñó, người tiêu dùng giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế và là
ñối tượng hướng tới của mọi doanh nghiệp. Dưới sự tác ñộng của quy luật cung cầu và
quy luật giá trị, các chủ thể kinh doanh cạnh tranh với nhau ñể cung ứng sản phẩm cho
người tiêu dùng, tuy nhiên sản xuất không vượt khả năng kinh doanh. Dưới tác ñộng
của cạnh tranh, thị trường tự thân nó luôn giải quyết mâu thuẫn giữa sở thíchcủa người
tiêu dùng và năng lực sản xuất hạn chế, do ñó cạnh tranh là lực lượng ñiều tiết trong
hệ thống thị trường. Các áp lực liên tục của người tiêu dùng buộc các chủ thể kinh
doanh phải phản ứng, phù hợp với các mong muốn thay ñổi của người tiêu dùng. Cạnh
tranh thúc ñẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển, nâng cao NSLð, ñẩy nhanh quá
trình tích tụ và tập trung sản xuất trong ñiều kiện các yếu tố của sản xuất ñều và luôn
thiếu hụt. Cạnh tranh thực sự là một cuộc ñua tranh, khi các chủ thể kinh doanh có lợi
11

ích cơ bản là mâu thuẫn nhau. Do vậy, cạnh tranh chỉ xuất hiện trong ñiều kiện của
kinh tế thị trường, nơi mà cung cầu là “cốt vật chất”, giá cả là “diện mạo”, cạnh tranh
là “linh hồn sống” của thị trường.
Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế thị trường trong những ñiều kiện của
những tiền ñề pháp lý cụ thể. ðó là tự do thương mại mà theo ñó tự do kinh doanh, tự
do khế ước và quyền tự chủ của cá nhân ñược hình thành và bảo ñảm. Cạnh tranh xuất
hiện khi pháp luật thừa nhận và bảo vệ tính ña dạng của các loại hình sở hữu với tính
cách là nguồn gốc của cạnh tranh. Cạnh tranh hiện thân là ñộng lực phát triển của xã
hội; là nhân tố làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội khi Nhà nước bảo ñảm sự bình
ñẳng trước pháp luật của mọi thành phần kinh tế. Nhìn từ phía các chủ thể kinh doanh,
cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh
doanh với vai trò quyết ñịnh của người tiêu dùng. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh
là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu, do ñó là ñộng lực bên trong

thúc ñẩy nền kinh tế phát triển. Cùng với mục ñích tối ña hoá lợi nhuận, cạnh tranh ñã
thúc ñẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn diễn ra không ñều ở các ngành, lĩnh vực
kinh tế khác nhau. ðây là tiền ñề vật chất của các hình thái cạnh tranh.
Cạnh tranh còn là môi trường ñào thải các doanh nghiệp không thích nghi ñược
với các ñiều kiện của thị trường. Ở nghĩa này, cạnh tranh là nhân tố hiệu chỉnh bên
trong của thị trường. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục ñích vì lợi nhuận và
chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ ñạo ñức và uy tín của mỗi
chủ thể kinh doanh. Dưới tác ñộng ñiều tiết vĩ mô, sự cạnh tranh ở mỗi nước còn có
bản chất chính trị khác nhau.
Cạnh tranh khác về bản chất so với thi ñua XHCN. Phong trào thi ñua XHCN
nổi lên cùng với chế ñộ công hữu về tư liệu sản xuất, công cụ kế hoạch hoá như những
hiện tượng của ñộng lực thúc ñẩy và phát triển kinh tế. Hiện tượng này không mang
màu sắccủa “ñấu tranh” giành giật, bởi vì trong ñời sống kinh tế, chỉ tồn tại một nhà
ñầu tư duy nhất và ñồng thời là chủ nhân của quyền lực công cộng, ñó là Nhà nước. Vì
vậy, thi ñua không thể xuất hiện với tính cách là cuộc ñấu tranh và là ñộng lực thúc
ñẩy sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh khác với thi ñấu thể thao. Trong cơ chế thị
trường, con người ñược tự do và sáng tạo, không có luật chơi cụ thể riêng rẽ trong mọi
ñiều kiện. Trên thương trường, không thể áp dụng luật chơi và thước ño thành tích như
trong thi ñấu thể thao.
12

Hơn nữa, sự ñua tranh trong hoạt ñộng cạnh tranh cũng khác với cuộc ñua tranh
ñoạt một giải thưởng. Nếu ñua tranh ñể ñoạt một giải thưởng là cuộc ñua tranh một lần
thì cuộc ñua tranh trong kinh tế thị trường diễn ra liên tục. Người tham gia cạnh tranh
không ñược phép dừng lại, luôn phải tiến về phía trước ñể chiến thắng.
Tóm lại, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi có các ñiều kiện sau: một là, phải có ít
nhất hai chủ thể cùng tham gia cạnh tranh và các chủ thể có cùng mục ñích phải ñạt
ñược; hai là, việc cạnh tranh phải ñược diễn ra trong một môi trường cụ thể, ñó là các
ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia phải tuân thủ; ba là, cạnh tranh diễn ra trong
khoảng thời gian không cố ñịnh, hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá

trình tồn tại và hoạt ñộng của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh); bốn là, sự cạnh tranh
diễn ra trong không gian xác ñịnh hoặc hẹp (một tổ chức, một ngành, một ñịa phương),
hoặc rộng (một nước, giữa các nước).
1.1.1.5. Các loại hình cạnh tranh của doanh nghiệp
Dựa vào các tiêu chí ñánh giá khác nhau, cạnh tranh ñược phân ra làm nhiều loại:
Tiêu chí 1: Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, cạnh tranh ñược chia thành
3 loại sau:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo luật
mua rẻ bán ñắt. Người mua luôn muốn mua ñược rẻ, ngược lại người bán lại luôn
muốn ñược bán ñắt. Sự canh tranh này ñược thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối
cùng giá cả ñược hình thành và hành ñộng bán mua ñược thực hiện.
Cạnh tranh giữa người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu.
Khi một loại hàng hoá dịch vụ nào ñó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì
cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá ñó sẽ tăng. Kết quả cuối
cùng là người bán sẽ thu ñược lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền.
ðây là cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình.
Cạnh tranh giữa những người bán: ðây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt
nhất, nó có ý nghĩa sống còn ñối với bất kì một doanh nghiệp nào. Khi sản xuất hàng
hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh
nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của ñối thủ và
kết quả ñánh giá doanh nghiệp nào chiến thắng trong cạnh tranh này là việc tăng
doanh số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với ñó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng ñầu tư chiều
sâu và mở rộng sản xuất. Trong cuộc chạy ñua này những doanh nghiệp nào không có
chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng ñồng
13

thời nó lại mở rộng ñường cho doanh nghiệp nào nắm chắc ñược “ vũ khí ” cạnh tranh
và dám chấp nhận luật chơi phát triển.
Tiêu chí 2: Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế, chia cạnh tranh thành hai loại:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản

xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào ñó. Trong cuộc cạnh tranh này
có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt
ñộng của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh
doanh thậm chí phá sản.
Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong
các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh
tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành ñầu tư có lợi nhuận nên
ñã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự ñiều chuyển tự
nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất ñịnh sẽ hình thành nên
một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, ñể rồi kết quả cuối cùng là, các
chủ doanh nghiệp ñầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu
ñược như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.
Tiêu chí 3: Căn cứ vào mức ñộ, tính chất của cạnh tranh trên thị trường, chia
cạnh tranh thành ba loại:
Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều
người bán, người mua nhỏ, không ai trong số họ ñủ lớn ñể bằng hành ñộng của mình
ảnh hưởng ñến giá cả dịch vụ. ðiều ñó có nghĩa là không cần biết sản xuất ñược bao
nhiêu, họ ñều có thể bán ñược tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện
hành. Vì vậy một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì ñể bán
rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị
trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán ñược gì. Nhóm người tham gia vào thị trường
này chỉ có cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường ñược tự do
hình thành, giá cả theo thị trường quyết ñịnh, tức là ở mức số cầu thu hút ñược tất cả
số cung có thể cung cấp. ðối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện
tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy
trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tới mức chi phí sản xuất.
Cạnh tranh không hoàn hảo: Nếu một hãng có thể tác ñộng ñáng kể ñến giá cả
thị trường ñối với ñầu ra của hãng thì hãng ấy ñược liệt vào “ hãng cạnh tranh không
14


hoàn hảo” Như vậy cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không
ñồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi
loại nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự
khác biệt giữa các sản phẩm là không ñáng kể. Các ñiều kiện mua bán cũng rất khác
nhau. Những người bán có thể cạnh tranh với nhau nhằm lôi kéo khách hàng về phía
mình bằng nhiều cách như : quảng cáo, khuyến mại, những ưu ñãi về giá các dịch vụ
trước, trong và sau khi mua hàng. ðây là loại hình cạnh tranh rất phổ biến trong giai
ñoạn hiện nay.
Cạnh tranh ñộc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường mà ở ñó một số người bán
một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không ñồng
nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị
trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa ñộc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường
cạnh tranh ñộc quyền, ở ñây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà ñộc quyền. ðiều kiện ra
nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh ñộc quyền có nhiều trở ngại do vốn ñầu tư
lớn hoặc do ñộc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về
giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết ñịnh giá cả. Họ có thể ñịnh giá cao hơn
tuỳ thuộc vào ñặc ñiểm tiêu dùng của từng sản phẩm, cốt sao cuối cùng họ thu ñược
lợi nhuận tối ña. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp
nhận bán hàng theo giá của nhà ñộc quyền.
Trong thực tế có thể có tình trạng ñộc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào
thay thế sản phẩm ñộc quyền hoặc các nhà ñộc quyền liên kết với nhau. ðộc quyền
gây trở ngại cho sự phát triển sản xuất và làm phương hại ñến người tiêu dùng. Vì vậy
ở mỗi nước cần có luật chống ñộc quyền nhằm chống lại sự liên minh ñộc quyền giữa
các nhà kinh doanh.
Tiêu chí 4: Căn cứ vào thủ ñoạn sử dụng trong cạnh tranh, chia cạnh tranh
thành 2 loại sau:
Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh ñúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã
hội và ñược xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai.
Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái
với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, sản xuất hàng giả,

hàng nhái…)

15

1.1.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh gắn liền với hành vi của chủ thể như hành vi của doanh nghiệp kinh
doanh, của cá nhân kinh doanh và của một nền kinh tế. Trong quá trình cạnh tranh với
nhau, ñể giành lợi thế về phía mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện
pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể
hiện một sức mạnh nào ñó của chủ thể, ñược gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh
tranh hoặc khả năng cạnh tranh của chủ thể ñó. Khi muốn chỉ một sức mạnh, một khả
năng duy trì ñược vị trí của một hàng hóa nào ñó trên thị trường thì người ta dùng
thuật ngữ “sức cạnh tranh của hàng hóa” hoặc “năng lực cạnh tranh của hàng hóa”. ðó
cũng là chỉ mức ñộ hấp dẫn của hàng hóa ñó với khách hàng.
Hiện nay, các thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”, “sức cạnh tranh” và “khả năng
cạnh tranh” ñược sử dụng nhiều ở Việt Nam, trong khi thông dụng trong tiếng Anh
ñều ñược sử dụng là “competitiveness”, cho nên chúng cùng chung một nghĩa và có
thể dùng thay thế cho nhau. Một ñịnh nghĩa chính xác cho khái niệm này ñến nay là
vấn ñề gây nhiều tranh luận. Theo M. Porter, hiện chưa có một ñịnh nghĩa nào về năng
lực cạnh tranh ñược thừa nhận một cách phổ biến. Dưới ñây là một số ñịnh nghĩa về
năng lực cạnh tranh:
i) ðối với các lãnh ñạo doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có ñược.
ii) Trong Từ ñiển thuật ngữ chính sách thương mại: “Sức cạnh tranh là năng lực
của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác,
ngành khác ñánh bại về năng lực kinh tế” [16].
Nguyên nhân dẫn ñến nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh do
quan niệm khác nhau:
i) Theo M.Porter thì năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp ñộ

quốc gia là năng suất [18].

ii) Theo Krugman thì năng lực cạnh tranh ít nhiều chỉ phù hợp ở cấp ñộ doanh
nghiệp vì ranh giới cận dưới ở ñây rất rõ ràng, nếu công ty không bù ñắp nổi chi phí
thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản [17].
Do vậy, khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh người ta thường xem xét, phân biệt
năng lực cạnh tranh theo 4 cấp ñộ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh
ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Qua

×