Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thực Trạng Thẩm Định Dự Án Đầu Tư Bất Động Sản Tại Ngân Hàng Habuban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.83 KB, 2 trang )

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, khi nước ta bước vào hội nhập thì việc thiếu vốn để đầu tư đang ngày
càng trở nên cấp bách. Các dự án đầu tư cần rất nhiều vốn mà bản thân các chủ đầu
tư chưa có đủ vốn để kinh doanh. Vì vậy việc vay vốn là một điều tất yếu trong nền
kinh tế của nước ta hiện nay.
Việc hội nhập vào WTO thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế tăng cường, thị
trường được mở rộng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện vì vậy nhu
cầu về sản phẩm của thị trường cũng ngày càng lớn hơn. Các doanh nghiệp phải mở
rộng đầu tư, và tích cực tìm ra các sản phẩm mới để đầu tư đáp ứng được nhu cầu của
thị trường. Điều này cũng cần rất nhiều vốn. Việc vay vốn các Ngân hàng thương
mại để đầu tư là một giải pháp quan trọng để có đủ tổng vốn đầu tư cho dự án.
Các ngân hàng vì thế cũng cần tăng cường việc cho vay vốn, và muốn việc cho
vay vốn được hiệu quả các ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu
tư của Ngân hàng mình. Điều này giúp các Ngân hàng đầu tư vào các dự án đem lại
lợi nhuận cho cả doanh nghiệp và cho cả Ngân hàng. Thẩm định ngày càng có một
vai trò quan trọng. Các Ngân hàng luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng thẩm
định dự án đầu tư nhằm tránh những khoản đầu tư không hợp lý gây thiệt hại cho
Ngân hàng.
Bất động sản là một lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn, nguồn vốn huy động lớn, thời
gian xây dựng lâu, nhưng nguồn lợi nhuận của nó đem lại cũng không phải là nhỏ, vì
thế các Ngân hàng cũng rất chú trọng trong việc cho vay các dự án này. Ở trong bài
chuyên đề này em muốn đề cập đến vấn đề thẩm định dự án bất động sản tại Ngân
hàng và một số giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm định đối với dự án đầu tư bất
động sản.
Sinh viên Bùi Thanh Hà –Lớp: Đầu tư 46A
1
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT
ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG HABUBANK
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng HaBuBank


1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng HaBuBank
- Hình thành và hoạt động
Trụ sở chính của Ngân hàng HABUBANK nằm tại B7, Giảng Võ, Ba Đình, Hà
Nội, Việt Nam.
Vào ngày 31/12/2006 ngân hàng có 1 trụ sở chính, 1 sở giao dịch, 10 chi nhánh
ở Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; tám phòng
giao dịch và một công ty con.
Ngân hàng HABUBANK là một ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy phép
hoạt động số 20/NH-GP có hiệu lực từ ngày 6/6/1992 trong thời hạn 99 năm.
Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận
tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tùy theo tính chất và khả năng nguồn vốn
của Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, chiết khấu thương
phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá, cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng; và
các dịch vụ ngân hàng khác khi được NHNN cho phép.
Vốn điều lệ: Tính đến năm 2006 vốn điều lệ của Ngân hàng là 300 tỷ đồng.
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu tài chính tổng hợp của Ngân hàng trong thời gian qua
Đơn vị: triệu đồng
Tại thời điểm cuối
năm 31/12/2006
2006 2005 2004 2003
Tổng tài sản có 11.685.318 5.524.791 3.728.305 2.686.147
Tổng dư nợ 5.983.267 3.330.218 2.362.641 1.596.105
Tổng tài sản Nợ 9.928.937 5.133.327 3.474.758 2.535.179
Tổng huy động 9.735.102 4.949.003 3.397.386 2.486.552
Vốn điều lệ 1.000.000 300.000 200.000 120.000
Tổng vốn cổ đông 1.756.381 391.464 253.547 150.968
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng HABUBANK năm 2006)
Vốn điều lệ tính đến thời điểm hiện nay (2008) là 2000 tỉ, dự kiến từ giờ cho đến
cuối năm là 3000 tỉ.

Sinh viên Bùi Thanh Hà –Lớp: Đầu tư 46A
2

×