Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới thị trường thuốc việt nam từ năm 1996 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 55 trang )

BÔ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
HO VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM THỊ THU HẰNG - A2K51
TÊN ĐỂ TÀI
KHẢO SÁ T M ỘT SÔ YÊU TÔ Ả N H HƯỞNG TỚI TH Ị TRƯỜNG
THUỐC VIỆT N AM TỪ NĂ M 1996 ĐÊN N ĂM 2000
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ ĐẠI HỌC 1996-2001)
Người hướng dẫn:
Nơi thực hiện:
Thời gian thực hiện:
TS Lê Viết Hùng
Hà Nội
Tháng 3/2001 - tháng 5/2001
HÀ NÔI - THÁNG 5/2001
JIỜ3 ©cÁM ơ<Kl
Tôi xin tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Lê Viết Hùng đã tận tình chỉ
bảo, hướnq dẫn tôi thực hiện kìĩtìú luận tốt nqhiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Thư viện trường đại học Dược Hà Nội đã
giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp.
Tỏi xin trân trọng cảm ơn: Thạc sĩ Bùi Văn Đạm - phòng đăng kí thuốc,
Cục quản lí Dược, Bộ Y tế đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm khoá
luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi muốn gửi lời cám ơn tới bạn bè, người thân đã độnq viên,
khuyến khích tỏi, tạo điều kiện cho tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn
Phạm Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Chú giải chữ viết tắt


Phần 1 đ ặ t v ấ n đ ể 1
Phần 2 tổ n g q u a n 2
2.1. Một sô khái niệm cơ bản 2
2.1.1. Khái niệm về thị trường 2
2.1.2. Khái niệm cung và cầu 3
2.1.3. Môi trường của Marketing dược 5
2.2. Các yêu tô ảnh hưởng tói thị trường thuốc 6
2.2.1.'Các yếu tố vĩ mô 6
2.2.2. Các yếu tố vi mô 10
I
Phần 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT 13
3.1. Đối tượng, phương pháp, nội dung, thời gian nghiên cứu 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 13
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu 13
3.1.3. Nội dung nghiên cứu 14
3.2. Kết quả khảo sát 15
3.2.1. Yếu tố kinh tế 15
3.2.2. Yếu tố nhân khẩu 20
3.2.3. Yếu tố thuộc về cung ứng và phân phối 21
3.2.4. Yếu tô thuộc về hệ thống sử dụng thuốc 30
3.2.5. Yếu tố thuộc về lĩnh vực quản lý chất lượng thuốc 35
3.2.6. Yếu tố bệnh tật 36
3.2.7. Một số yếu tố khác 38
3.3. Bàn luận 42
Phán 4 Kết luận và đề xuất 45
4.1. Kết luận 45
4.2. Đề xuất 46
Tài liệu tham khảo 47
CHÚ GIẢI CHỬ VIẾT TẮT
1. BHYT

Bảo hiểm y tế
2. CSSK
Chăm sóc sức khoẻ
3. CTCP Công ty cổ phẩn
4. CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
5. ĐLBT
Đại lý bán thuốc
6.
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
7. HDI
Chỉ sô phát triển con người
8. HNDTN
Hành nghề Dược tư nhân
9.
NCKH Nghiên cứu khoa học
10. NGTKYT
Niên giám thống kê y tế
11.
NTTN
Nhà thuốc tư nhân
12. QLDVN
Quản lý dược Việt nam
13. TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
14.
TW
Trung ươrm
15. UNDP
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
16.
USD Đôla Mỹ

17. VND
Việt Nam đồng
18.
i
I
XNK Xuất nhập khẩu
PHẦN 1. ĐẶT VÂN ĐỂ
Trong những năm gần đây, nhờ sự mở cửa của nền kinh tế, thị trường
thuốc Việt Nam đã trở nên rất phong phú, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu
thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Một trong những quan điểm của Đảng về công tác y tế là: “thực hiện
tốt nhất việc chăm lo sức khoẻ cho nhân dân”. Sự phát triển của thị trường
thuốc Việt Nam cùng với sự phát triển của nền kinh tế là một nền tảng giúp
ngành Dược thực hiện tốt và hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao
cho.
Song bên cạnh đó, sự phức tạp của thị trường thuốc cũng đã gây không
ít khó khăn cho hoạt động cuả ngành Dược.
Để hiểu rõ hơn về thị trường thuốc Việt Nam, với mong muốn tìm ra
được những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghành Dược nói chung
và thị trường thuốc nói riêng, cũng như biết được mặt tiêu cực cuả thị trường
thuốc để hạn chế những mặt đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:" Khảo
sát một sô yếu tô ảnh hưởng tới thị trường thuốc Việt Nam từ năm 1996-
2000. ”
Đề tài nhằm 3 mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu, xác định một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới thị trường thuốc
Việt Nam (1996-2000).
2. Tiến hành khảo sát và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới thị trường
thuốc Việt Nam.
3. Đề xuất một số ý kiến tới các cấp quản lý, nhằm tạo ra một thị trường
thuốc tốt hơn, lành mạnh hơn.

PHẨN 2. TỔNG QUAN
2.1. Một sô khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm vê thị trường
2.1 .ỉ .1 .Thi trường hàng hoá nổi chung
Thị trường theo quan niệm cũ đơn giản là nơi mua bán trực tiếp như
chợ, quán. Nhưng ngày nay, khái niệm này rất rộng lớn, đó là nơi tập hợp tất
cả các người mua thực sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm, nói
cách khác “thị trường chứa tổns số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng cung
và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đấy”. [6]
Trong một xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết phải là một địa
điểm cụ thể, nơi mà những người mua và những người bán gặp nhau và thực
hiện các giao dịch. Khi có những phương tiện thông tin và giao thông hiện đại,
người bán và người mua không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau mà vẫn
thực hiện được mua bán, giao dịch. [23J
2.1.1.2. Thị trường thuốc
Thuốc được coi là một hàng hoá đặc biệt, do vậy, về cơ bản khái niệm
thị trường thuốc cũng không nằm ngoài khái niệm thị trường hàng hoá nói
chung, song nó còn mang một số đặc điểm riêng. Nhu cầu về thuốc không
phải do khách hàng là bệnh nhân quyết định mà được quyết định bởi thầy
thuốc, người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt. Nhu cầu thuốc được quyết định
bởi nhiều yếu tố: bệnh tật, kỹ thuật điều trị, trình độ nhân viên y tế (người kê
đơn, người bán thuốc), khả năne; chi trá của bệnh nhân. [6]
Thuốc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân, do vậy thị trường thuốc
phải được quản lý một cách chặt chẽ.
2
2.1.2. Khái niệm cung và cầu
2.1.2.1. Cầu
Ớ bất cứ thời điểm nào cũng tồn tại mối quan hệ nhất định giữa giá cả
thị trường của một mặt hàng và khối lượng nhu cầu về mặt hàng đó.
Cầu là lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn

sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, khi
các yếu tố khác giữ nguyên.
“Cầu” mô tả hành vi của người mua ở tất cả các mức giá. “Lượng cầu”
chỉ có ý nghĩa trong quan hệ với một mức giá cụ thể. [1]
2.1.22. Cung
Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán và có khả năng
bán ở mỗi mức giá chấp nhận được, với giả định các yếu tố khác không đổi.
Cung không phải là một lượng cụ thể mà là một sự mô tả toàn diện về
số lượng mà người bán muốn bán ở mỗi một mức giá chấp nhận được.
“Lượng cung” chỉ có ý nghĩa trong quan hệ với một mức giá cụ thể [1].
2.ỉ.2.3. Cung - cầu trong CSSK
Cung cầu trong CSSK khác hẳn với các loại hàng hoá khác, cung cầu
không tương tác theo quy ước. Tinh trạng thu nhập cao liên quan với yêu cầu
lớn hơn về CSSK, đặc biệt là với y học hiện đại. Giá cả giúp xác định yêu cầu
CSSK, giá tăng có thể làm giảm nhu cầu của nhóm thu nhập thấp hơn nhiều
nhóm thu nhập cao. Tình trạng vật chất nghèo nàn (làm tăng chi phí về thời
gian khi đến với y tế), sẽ làm giám cầu.
Việc thừa nhận hiệu quả và chất lượng chăm sóc ảnh hưởng quan trọng
đến quyết định yêu cầu chăm sóc đối với bất cứ dịch vụ nào. CSSK không phải
là sản phẩm đơn giản mà là một loại hàng hoá dịch vụ hướng về cùng một
mục tiêu là cải thiện sức khoẻ. Khi nghiên cứu về cung cầu của thị trường
thuốc, các nhà kinh tế đặt ra những câu hỏi:
3
• Thực chứng: CSSK được thực hiện như thế nào? Những nhà cung cấp tạo ra
sản phẩm như thế nào, bằng cách nào? Yếu tố đầu vào gồm những gì, hiệu
quả, mục tiêu là gì? Thành phần những nhà cung cấp gồm những ai? Mức
độ cung cấp hàng hoá của họ ảnh hưởng thế nào đến giá cả? Sự lựa chọn
những sản phẩm của họ ảnh hưởng thế nào đến giá cả và chi phí như thế
nào?
• Chuẩn tắc: Ai là người cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất? Khu vực công hay tư

nhân hoạt động hiệu quả hơn trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ hoặc
cung cấp các loại dịch vụ y tế? Những người cung cấp dịch vụ y tế được
chia làm ba loại. Động cơ và xu hướng mỗi loại là khác nhau, mặc dù thay
đổi rất nhiều ở hoàn cảnh khác nhau:
> Khu vực tư nhân vì lợi nhuận (thầy thuốc, bệnh viện tư và một số thầy
thuốc y học dân tộc):
Cung cấp dịch vụ hoàn toàn vi động cơ lợi nhuận. Trong tình hình có nhiều
người cung cấp cạnh tranh nhau, không ai làm ảnh hưởng tới giá cả, vì thế mọi
người cạnh tranh bằng cách giảm chi phí đến mức thấp nhất. Nếu chỉ có một
hay vài nhà cung cấp dịch vụ độc quyền sẽ cung cấp rất hạn chế và giá cả sẽ
tăng.
> Khu vực tư nhân không vì lợi nhuận (các tổ chức tự nguyện, nhân đạo,
các hội nhà thờ, tôn giáo và một số lương y)
Các tổ chức không đặt vấn đề lợi nhuận là mục đích hoạt động của mình.
Do phụ thuộc vào nguồn tài chính nên họ tập trung vào nhũng hoạt động
phòng bệnh không đắt tiền. Việc sử dụng quỹ tài chính thường là hiệu quả,
không lãng phí.
> Khu vực công cộng (bệnh viện, phòng khám công thuộc chính phủ):
Không lấy mục tiêu lợi nhuận làm nòng cốt. Dịch vụ y tế công cộng
thường do các tổ chức rất lớn cung cấp với số lượng lớn nhân viên, điều này có
thể dẫn tới kém hiệu quả trong quản lý [7],
4
2.1.3. Môi trường của Marketing Dược
Hình 1. Môi trường của Marketing Dược
Khách hàn 2 truns tâm là bệnh nhân mà những nỗ lực Marketing Dược
nhằm phục vụ họ. Bệnh nhân lại chịu sự chi phối của bác sĩ nên bác sĩ trở
thành khách hàng mục tiêu của công ty. Đó là theo quan niệm của những tài
liệu về Marketing Dược.
2.2. Các yếu tô ảnh hưởng tới thị trường thuốc
Thị trường thuốc tồn tại trong một môi trường chịu nhiều yếu tố ảnh

hưởng. Các yếu tố này không riêng rẽ độc lập mà ảnh hưởng lẫn nhau. Mỗi xã
hội có một nền văn hoá và chế độ chính trị tương ứng, có luật pháp để giữ
vững xã hội. Thay đổi xã hội một cách đặc thù dẫn tới thay đổi chính trị và
luật pháp. Sự phát triển chính trị cuốn theo thay đổi về kinh tế. Những cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật có thể đòi hỏi thay đổi về hệ thống phân phối
lưu thông.
2.2.1. Các yếu tô vĩ mô
Các yếu tố vĩ mô là các yếu tố nằm trong môi trường mà có ảnh hưởng tới tất
cả các lĩnh vực kinh doanh. Các yếu tố này gồm:
• Yếu tô kinh tế
• Yếu tố nhân khẩu
• Yếu tố văn hoá xã hội
• Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ
• Yếu tố chính trị và pháp luật
• Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Yếu tố kin h tế
Ngoài bản thân con người ra, sức mua của họ cũng rất quan trọng đối
với thị trường. Mức sức mua chung phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, giá
cả, số tiền tiết kiệm và khả năng vay nợ. Sự suy thoái kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp
cao, lãi suất vay tín dụng tăng đều ảnh hưởng đến sức mua. Nếu kinh tế phát
triển, mức thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu của nhân dân cũng tăng.
Đại diện cho nền kinh tế của một quốc gia phải kể đến GDP (Gross
Domestic Product). Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, có
6
sự mở cửa của nền kinh tế. Khi nền kinh tế mở cửa thì có lưồng hàng hoá đi
vào và đi ra khỏi lãnh thổ đất nước. Lượng sản phẩm sản xuất trên lãnh thổ đất
nước được bán ra nước ngoài gọi là lượng xuất khẩu (X), lượng sản phẩm sản
xuất ở nước ngoài được mua về trong nước gọi là lượng nhập khẩu (M). Cả X
và M đều được tính theo lãnh thổ, không cần biết do ai sản xuất hay ai là
người sở hữu chung. Ta có công thức tính GDP theo phương pháp chi tiêu.

Nếu không có X và M thì: GDP = c + I + G
C: Tiêu dùng (lượng tiền mù hộ gia đình dùng để mua hàng tiêu dùng)
I: Đẩu tư (Lượng tiền dùn<ị để mua sắm các loại tài sản tư bản mới)
G: Chi mua hàng hoá và dich vụ cứa chính phủ
Tổng số C+G+I là toàn bộ lượng tiền mà hộ gia đình, doanh nghiệp,
chính phủ dùng để mua toàn bộ lượng GDP đã được sản xuất ra.
Vì có X: lượng tiền đó chỉ mua được một phần GDP, còn một phần bán
cho nước ngoài, không nằm trong C+ỉ+G. Vì vậy nếu chỉ tính C+I+G thì sẽ
thiếu phần sản phẩm bán cho nước ngoài. Muốn không thiếu phải cộng thêm
X vào. Tuy nhiên lượng tiền C+I+G mà hộ gia đình, doanh nghiệp và chính
phủ mua sản phẩm trên thị trường lúc này được chia làm hai phần: một phần
mua hàng trong nước và một phần mua hàng nước ngoài. Phần mua hàng nước
ngoài bằng với giá trị hàng nhập khẩu là M, nếu cộng c, I, G lại thì thừa phần
tiền dùng để mua hàng nhập vì nó không thuộc GDP. Do đó phải trừ bỏ lượng
hàns nhập ra.
Như vậy: GDP = C+I+G+X-M [ 15]
2.2.1.2. Yếu tô nhân khẩu
Thị trường là do con người họp lại mà thành. Dân số thế giới đang tăng
lên với tốc độ chóng mặt. Năm 1981, dân số thế giới là 4,5 tỷ người, từ đó đến
nay dân số cứ tiếp tục tăng 2% hàng năm, và dân số thế giới hiện nay đã lên
tới 6 tỷ người.
7
Bùng nổ dân số đang là mối lo ngại của nhiều chính phủ và các nhóm
xã hội khác nhau trên toàn thế giới. Thứ nhất là nguồn tài nguyên của hành
tinh có thể sẽ không đủ duy trì cuộc sống của một lượng người lớn như vây,
đặc biệt cần chú ý là phần lớn trong sô họ lại ra sức đảm bảo cho mình một
mức sống cao. Thứ hai là dân số tăng với nhịp độ cao nhất ở những nước ít có
điều kiện cho phép điều đó nhất. [23]
Dân số tăng kéo theo nhu cầu của con người cũng tăng. Điều đó có
nghĩa là thị trường cũng tăng cùng với sức mua khá lớn. Như vậy, lượng hàng

hoá phải sản xuất ra nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của người dân. Thuốc cũng
phải được sản xuất ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho nhân
dân.
Tuổi thọ trung bình của con người đang ngày càng tăng, hiện tượng già
hoá dân CU' đang trở thành xu hướng của xã hội, vì vậy thuốc dùng để chăm
sóc sức khoẻ cho người già cần chú ý phát triển.
2.2.1.3. Yếu tố văn hoá xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ngày càng được nâng cao.
Văn hoá Việt Nam mở cửa đón nhận và tiếp xúc với nền văn hoá tiên tiến của
các nước phương Tây song văn hoá xã hội phát triển vẫn phải kết hợp giữ gìn
bản sắc dân tộc. Nhà nước ta chủ trương “hoà nhập chứ không hoà tan” với
những nền văn hoá tiên tiến. Đầu tư cho giáo dục là yếu tố quan trọng cho sự
phát triển xã hội. Ngày nay, phổ cập siáo dục cho trẻ em là chỉ tiêu quan
trọng, là nhiệm vụ của giáo dục.
Bên cạnh mặt tích cực của sự tiếp xúc với nền văn hoá các nước phương
Tây lại nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cho xã hội như: nghiện hút, mại dâm, tai
nạn, bạo lực, văn hoá đồi truỵ Tất cá những vấn đề này đang là mối quan
tâm của toàn xã hội, nhà nước cũng như nhân dân mong muốn đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, những tệ nạn mà gây không ít ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc
sống của nhân dân ta, tạo những nhu cầu mới cho thị trường thuốc.
8
2.2.ỉ .4. Yếu tố khoa hục kỹ thuật và có/lạ nghệ
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra
nền tảng cho sự phát triển của các ngành khác, trong đó không thể không kể
tới ngành Dược. Máy móc thiết bị hiện đại đã tạo ra được nhiều loại thuốc
ngày càng tốt hơn, phù hợp tiện lợi với người dùng thuốc, kể cả máy móc thiết
bị đê kiếm tra tiêu chuẩn chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng
thuốc. Nói chung, toàn bộ hệ thống máy móc dùng để nghiên cứu, sản xuất,
kiểm tra-kiểm nghiệm trong ngành Dược nói riêng và các ngành khác nói
chung ngày càng hiện đại và tiên tiến chính là kết quả của khoa học kỹ thuật

và công nghệ.
2.2.1.5. Yếu tô chính trị và pháp luật
Chúng ta tiến hành xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Đất nước ta đang trên con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, với chủ trương,
chính sách, đường lối đổi mới phù hợp với sự phát triển của toàn bộ xã hội,
Việt Nam đang tùng bước tiến lên, hội nhập với khu vực và thế giới. Chúng ta
được đánh giá là đất nước có tình hình chính trị ổn định nhất khu vực Đông
nam Á trong những năm gần đây. Nhờ vậy, kinh tế xã hội có nền tảng để phát
triển, trong đó tất yếu phải có sự phát triển của ngành Dược và thị trường
thuốc.
2.2.1.6. Điều kiện tự nhiên và môi trườiii>
Ngày nay, ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu. Nước và
không khí có thể tưởng như là những dạng tài nguyên thiên nhiên vô cùng tận,
nhưng một số nhóm bảo vệ môi trường đã nhìn thấy mối đe doạ đối với chúng
trong tương lai. Các nhóm này chủ trương cấm bán một số thuốc dưới dạng
binh xịt, bởi vì chúng có thể gay tổn hại cho tầng ôzôn của khí quyển. Còn đối
với nước thì ngày nay đã xuất hiện vấn đề ở một số vùng trên thế giới.
9
Việc sử dụng những nguồn tài nguyên có thể phục hồi được như rừng và
lương thực cũng đòi hỏi phải quan tâm. Vấn đề nghiêm trọng đang nảy sinh
do cạn kiệt những nguồn tài nguyên không phục hồi như dầu mỏ, than đá và
các loại khoáng sản khác [23],
Hoạt động công nghiệp gây tổn hại cho môi trường. Môi trường ngày
càng xấu đi ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của con người, ảnh hưởng tới mô
hình bệnh tật, ảnh hưởng tới nhu cầu thuốc, điều kiện bảo quản thuốc
2.2.2. Các yếu tố vi mô
Các yếu tố vi mô là các yếu tố nằm trong môi trường mà có tác động tới
một ngành nhất định, cụ thê ỏ' đây gồm các yếu tố chỉ ảnh hưởng tới ngành
Dược và thị trường thuốc. Các yếu tố vi mô phong phú và đa dạng, cụ thể hơn

các yếu tố vĩ mô, song không thể nằm ngoài các yếu tố vĩ mô mà chính các
yếu tố này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố vĩ mô. Sau đây là một vài nét
về môi trường vi mô ảnh hưởng tới thị trường thuốc.
2.22.1. Tình trạng bệnh tật, mô hình bệnh tật
Người ta quan niệm rằng bệnh tật là tình trạng mất cân bằng về thể xác
và tinh thần dưới tác động của một loạt các yếu tố ngoại môi và nội môi lên
con người. Như vậy nhu cầu về thuốc của một người bệnh phụ thuộc vào bệnh
tật, sức khoẻ của họ. Nhu cầu về thuốc của một cộng đồng sẽ phụ thuộc vào
tình trạng bệnh tật của cộng đồng. Việt Nam là nước có thu nhập thấp và đang
trong quá trình phát triển, do đó mô hình bệnh tật cũng thay đổi theo sự phát
triến kinh tế xã hội.
Với dân số hơn 76 triệu người, có thể thấy nhu cầu sử dụng thuốc ở Việt
Nam là rất lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên mô hình bệnh tật
phong phú. Mô hình bệnh tật nước ta có sự thay đổi từ các bệnh nhiễm trùng
là chủ yếu chuyển sang mô hình bệnh tật với các bệnh không nhiễm trùng như
bệnh hệ hô hấp, bệnh hệ tiêu hoá, bệnh tim mạch, bệnh cơ - xương - khớp tăng
nhanh. Do công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nên môi trường bị ô nhiễm
10
gây nên một số bệnh, chủ yếu là bệnh hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất. Một số
bệnh nghề nghiệp và bệnh của các nước phát triển cũng xuất hiện và ngày
càng gia tăng (bệnh tim mạch, bệnh đái đường, bệnh béo phì
2.22.2. Yếu tô kinh tếy tế
Tiền thuốc bình quân đầu người của nước ta còn thấp, chỉ bằng 1/10 so
với thế giới. Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu sử
dụng thuốc chữa bệnh của người dân tăng lên, ảnh hưởng khá lớn tới thị
trường thuốc Việt Nam.
2.2.2.3. Tình hình cung ứng và phân phối
Một trong hai mục tiêu cơ bản của “chính sách quốc gia về thuốc của
Việt Nam” giai đoạn 1996-2010 là: “bảo đảm cung ứng thuốc thường xuyên
và đủ thuốc có chất lượng đến người dân”. Nguồn thuốc cơ bản cung ứng cho

nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh chủ yếu do hai nguồn sản xuất trong nước và
nhập khẩu. Hai nguồn thuốc này đều được thực hiện bởi các doanh nghiệp
kinh doanh Dược phẩm.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc.
Từ tháng 5/ 1989, theo quyết định 112/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng,
chính phủ đã giao cho Bộ Y tế thống nhất quản lý xuất nhập khẩu thuốc,
nguyên phụ liệu làm thuốc chữa bệnh cho người. Bộ Y tế đã tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc.
Qua hơn 10 năm hoạt động xuất nhập khẩu thuốc, nguyên phụ liệu làm thuốc
các doanh nghiệp đã có nhiều thành tựu trong hoạt động, tác động tích cực tới
hoạt động của ngành, đặc biệt là tạo được thị trường thuốc sôi động đảm bảo
nhu cầu thuốc cho nhân dân.
Thuốc đến được tay người dùng là nhờ hệ thống phân phối thuốc, trong
đó có vai trò đáng kể của nhà thuốc, hiệu thuốc, đại lý bán thuốc. Song còn có
sự khác biệt giữa các vùng về số lượng điểm bán thuốc, chủng loại thuốc. Đây
là một điểm đáng chú ý cần khắc phục sự mất cân bằng giữa các vùng.
2.2.2.4. Thuốc, thầy thuốc và dịch vụ V tế
Thầy thuốc và dịch vụ là một phần của hệ thống sử dụng thuốc, về cơ
bản, yếu tố bệnh tật vẫn là yếu tố quyết định nhất tới nhu cầu thuốc, song thầy
thuốc lại là người chỉ định dùns thuốc. Trên thị trường tồn tại rất nhiều biệt
dược có cùng hoạt chất của nhiều nhà sản xuất khác nhau, gây sự phức tạp
trong cách chỉ định của thầy thuốc, đồng thời cũng gây sự phức tạp cho thị
trường.
Dịch vụ y tế phát triển phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người bệnh.
Thuốc thông qua dịch vụ y tế đến người sử dụng chiếm một lượng khá lớn, vì
vậy nguồn thuốc cung ứng cho dịch vụ y tế phải luôn được chú ý để đảm bảo
về số lượng, chất lượng, thời gian.
Hoạt động bảo hiểm y tế là một loại hình hoạt động cần phát triển, nếu
hoạt động tốt sẽ đảm bảo phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, tạo một

nhu cầu ổn định cho thị trường thuốc.
2.2.2.5. Thông tin và cạnh tranh
Ngày nay, nhờ phương tiện thông tin phát triển hiện đại, nên thông tin
về thuốc và y học thường thức được truyền đến nhân dân nhiều hơn, nâng cao
hiểu biết về thuốc và y học cho người dân. Những loại thuốc được phép quảng
cáo trên phương tiện thông tin đại chúng đã trở nên quen thuộc hơn với người
dân, nhiều loại thuốc đã trở thành thị hiếu của người dân.
Các công ty hoạt động Marketing hết sức mạnh mẽ, cạnh tranh sản
phẩm khiến một số loại thuốc bị dùng lạm dụng, không thích hợp. Đây là một
điểm cần khắc phục.
2.22.6. Tổ chức quản ì ý chất lượng thuốc
Hiện nay, nạn thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã giảm rất nhiều, song
cần nỗ lực hoạt động kiểm tra - kiểm nghiệm để khắc phục hoàn toàn việc vi
phạm chất lượng thuốc, bảo đảm an toàn cho người sử dụng, tạo một thị
trường thuốc lành mạnh.
12
PHẦN 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. Đối tượng, phương pháp, nội dung, thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
• Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2000, kế hoạch công tác Dược 2001
và giai đoạn 2001 - 2005.
• Các số liệu có liên quan tới ngành Dược được tổng kết tại Cục quản lý
Dược Việt Nam.
• Niên giám thống kê y tế hàng năm (1996, 1997, 1998, 1999)
• Các số liệu về kinh tế, xã hội, nhân khẩu, môi trường trên báo, tạp chí và
tại văn phòng UNDP (United Nations Development Program)
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu
3. Ị .2. I . Phươnq pháp nghiên cứu hồi cứu số liệu
• Thu thập các tài liệu, các văn bản có số liệu tổng kết về một số chỉ tiêu để
phân tích một số yếu tố ảnh hưởng lới thị trường thuốc Việt Nam.

• Xử lý, phân loại các tài liệu thu thập được,phântích nội dung, số liệu trong
tài liệu thu thập được, minh hoạ bằng các bảng, đồ thị, biểu đồ.
3.1.2.2. Phương pháp phân tích mức tăng trưởng (hay nhịp phát triển) sử dụnq
trong kho á luận [61
• Nhịp cơ sở (so sánh định gốc): lấy chỉ tiêu của một năm nào đó làm gốc
để so sánh tình hình thực hiện qua các năm. Phương pháp này cho biết xu
hướng phát triển của chỉ tiêu tăng hay giảm so với năm chọn làm gốc.
Bảng 1. Phương pháp so sánh theo nhịp cơ sở
Năm
1996
1997
1998 1999 2000
Chỉ tiêu thực hiện XI X2
X3 X4 X5
Nhịp cơ sở X (%)
Xl=100 X2.100/X1
X3.100/X1
X4.100/X1
X5.100/X1
13
• Nhịp mắt xích (so sánh liên hoàn): lấy chỉ tiêu thực hiện năm sau so sánh
với chỉ tiêu thực hiện năm ngay trước đó. Phương pháp này cho biết tốc độ
phát triển của năm sau so với năm ngay trước đó.
Bảng 2. Phương pháp so sánh theo nhịp mắt xích
Năm 1996 1997
1998 1999 2000
Chỉ tiêu thực hiện Y1 Y2 Y3
Y4 Y5
Nhịp mắt xích Y (%)
Yl=100 Y2.100/Y1

Y3.100/Y2 Y4.100/Y3
Y5.100/Y4
3.1.3. Nội dung nghiên cứu
Qua khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến thị trường thuốc Việt Nam, chúng
tôi tiến hành khảo sát phân tích sâu hơn một số yếu tố sau:
Yếu tố kinh tế gồm các chỉ tiêu:
'> Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người
y Tiền thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam
> Ngân sách cho ngành y tế ở Việt Nam
Yếu tố nhân khẩu gồm các chỉ tiêu:
V Tổng dân số Việt Nam
> Mật độ dân số
> Tỷ lệ nữ
> Tỷ lệ dân thành thị
> Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên
Yếu tố thuộc về cung ứng và phân phổi ị>Sm các chỉ tiêu:
> Tổng doanh nghiệp Dược ở Việt Nam
> Hệ thống HNDTN
> Số lượng thuốc đăng ký lưu hành trên thị trường
> Tổng giá trị sản lượng thuốc sản xuất trong nước
> Tổng giá trị xuất nhập khẩu thuốc ở Việt Nam
Yếu ì ố thuộc về hệ thông sử dụng thuốc, gồm các chỉ tiêu:
> Tham gia BHYT
14
'r Hoạt động BHYT
> Giường bệnh qua các năm
> Cơ sở y tế
> Cán bộ y tê
Yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý chất lượiĩiị thuốc, qồm các chỉ tiêu
r SỐ lô thuốc vi phạm chất lượng bị thu hồi

Tỷ lệ thuốc giả qua các năm
> Tinh hình vi phạm sở hữu công nghiệp
Yếu tố bệnh tật gồm các chỉ tiêu:
'> Mười nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Việt Nam
> Mười bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Việt Nam
Một số yếu tố khác:
> Điều kiện tự nhiên và môi trường
> Tinh hình giáo dục
y Tinh hình máy móc thiết bị công nghệ trong ngành công nghiệp Dược ở
Việt Nam
> Chỉ số phát triển nhân lực (HDI)
3.2. Kết quả khảo sát
3.2.1 Yếu tô kinh tế
Trên con đường phát triển đua đất nước tiến lên, sự phát triển về kinh tế
là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Việt Nam là nột nước kinh tế đang
phát triển, mức tăng trưởng GDP năm 2000 là 7,56% [19], hàng thứ 133/174
nước trên thế giới [9]. GDP Việt Nam đang có sự gia tăng. Nếu so sánh về độ
chênh lệch GDP bình quân đầu người của Việt Nam với một số nước trong
khu vực Châu Á, theo số liệu tổng kết năm 1993 và 1999 có thể thấy được sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
15
Bảng 3: Chênh lệch GDP/nguời so với Việt Nam
Đơn vị: Số lần
STT Tên nước
1993
1999
1 Nhật Bản
17,8
13,4
2 Hồng Kông

17,5 12,4
3
Singapore
17,1
15,8
4 Hàn Quốc 8,4
7,1
5 Malaysia 5,0
4,2
6
Thái Lan 4,4 3,4
7
Philippines 2,5
1,9
8 Indonesia
2,3
1,7
9
Việt Nam
1,0
1,0
Nguồn:

ỉ 61
Nhật Bản là nước có GDP/người chênh nhiều nhất so với Việt Nam
(năm 1993 gấp 17,8 lần, đến 1999 gấp 13,4 lần). Indonesia là nước có
GDP/người chênh ít nhất với Việt Nam (năm 1993 gấp 2,3 lần, đến 1999 gấp
1,7 lần).
Ngành y tế nói chung và ngành Dược nói riêng cũng đã có một số phát
triển đáng kể.

Bảng 4: GDP bình quân đầu người và tiền thuốc bình quân đầu người ở
Việt Nam qua các năm
Năm
1996 1997
1998 1999 2000
GDP bình quân đầu người/ năm
(1000VNĐ)
3.433
3.594 4.723
5.239 5.593
Tỷ lệ gia tăng so với 1996 (%) 100
104,69 137,58 152,61 162,91
Tiền thuốc bình quân đầu người/
năm (USD)
4,6 5,2
5,5 5,0
5,4
Tỷ lệ gia tăng so với 1996 (%) 100 113,04
119,56
108,69
117,39
Nguồn: Cục QLDVN
Từ bảng 4 ta thấy GDP hàng năm có sự gia tăng rõ rệt. Năm 1997 so với
1996, tiền thuốc bình quân đầu người tăng cao hơn so với GDP bình quân đầu
16
người (113,04% so với 104,69%), song các năm sau đó 1998, 1999, 2000,
GDP tăng một cách đáng kể, còn tiền thuốc bình quân đầu người/ năm tăng
chậm hơn, thậm chí tới năm 1999 còn giảm xuống, đến năm 2000 có tăng lên
song chỉ gần bằng năm 1998. Sự biến đổi đó thể hiện rõ hơn qua đồ thị sau:
• Giá trị gia tăng

GDP/ người/ năm
■ Giá trị gia tăng
tiền thuốc/ người/
năm
Nám
Hình 2: Biểu đồ so sánh tốc độ gia tăng GDP/ người/ năm
và tiền thuốc/ ngưòi/ năm
Ngân sách nhà nước dành cho y tế còn thấp (chiếm 5,31% trong tổng
chi ngân sách năm 1999) [bảng 6], chỉ đạt 3,5 USD/ người/ năm trong khi đó
tiền thuốc bình quân đầu người là 5,0 USD/ năm (1999) chứng lỏ người dân
phải bỏ tiền tư khá nhiều để mua thuốc, vì vậy tất yếu sẽ dẫn đến sự chênh
lệch trong chi tiêu về thuốc giữa các vùng do phụ thuộc vào mức độ thu nhập
của từng địa phương.
Tình hình ngân sách y tế phân theo lĩnh vực từ năm 1996 tới năm 1999
như sau:
l ĩ
/■
Ằồ.D^r
"v '
Bảng 5: Ngân sách y tế phân theo lĩnh vực
1996
1997
1998
1999
ỈTT
Lĩnh vực
Giá trị
(tỷ
đổng)
Tỷ

trọng
(%)
Giá
trị (tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá
trị (tỷ
đổng)
Tỷ
trọng
(%)
1.
Xây dựng cơ bản
tuyến TW
208,1 5,76
397,2
8,83 331,3
7,34
649,85 13,66
2.
Nghiên cứu khoa học

8,445 0,23
11,7
0,26 13,75
0,31 11,75 0,25
3.
Đào tạo
66,65 1,85 70
1,56
80,28 1,78
84,07 1,77
4.
Chi cho sự nghiệp y tế
3126,2
86,59
3820
84,91
3886,975
85,96 4.004,54 84,18
5. Quản lý hành chính +

lưcmg cho xã
201 5,57
200 4,44
207,975 4,61 6,54 0,14
6.
Tổng số chi
3.610,395 100,00
4.498,9 100,00 4.512,305 100,00
4.756,75 100,00
Nguồn: Niên giám thống kê y tế 1996, 1997, 1998, 1999

Có thể tóm tắt bảng 5 qua biểu đồ:
4500
4000
3500
3000
c
/.ft
' W
"5
2500
c
2000
\Q
1500
ĩ/ĩ
1000
500
0
La
■ Xây dựng cơ
bản tuyến TW
■ NCKH
□ Đào tạo
□ Chi cho sự
nghiệp y té
■ Quản lý hành
chính + lương
cho xã
1996 1997 1998 1999
Năm

Hình 3: Biểu đồ giá trị chi cho lĩnh vực y tê trong ngân sách nhà nước
ư
Qua biểu đồ ở hình 3 ta thấy rõ chi cho sự nghiệp y tế là chủ yếu, các
năm trung bình chi khoảng 85% ngân sách y tê và giá trị này tăng đều đặn
hàng năm. Cũng như tổng giá trị ngân sách nhà nước chi cho y tế tăng đều
hàng năm, xây dựng cơ bản tuyến TW được ngân sách chi cho tăng một cách
đáng kể (năm 1996 là 208,1 tỷ đồng, đến 1999 được chi 649,85 tỷ đồng, tãng
gấp 3,1 lần so với năm 1996). Trong khi đó, chi cho quản lý hành chính +
lương cho xã giảm qua các năm một cách rõ rệt (năm 1996 chi là 201 tỷ đồng
nhưng đến 1999 chỉ còn 6,54 tỷ đồng). Còn các lĩnh vực còn lại tăng không
đáng kể. Như vậy Nhà nước và Bộ Y tế đã giảm rất nhiều chi phí trong quản lý
hành chính để cho xây dựng cơ bản tuyến TW được nâng cao.
Mặc dù tổng giá trị ngân sách y tế tăng hàng năm, song tỷ lệ ngân sách
y tê chiếm trong tổng chi ngân sách lại không tăng hàng năm.
Bảng 6: Tỷ lệ ngân sách Y tế chiếm trong tổng chi ngân sách
Năm
Tổng chi ngân sách
nhà nước (tỷ đồng)
Ngân sách Y tế
(tỷ đồng)
Tỷ lệ ngân sách Y tế chiếm
trong tổng chi ngân sách (%)
1996
75.900 3610 4,76
1997 1
77.380
4499
5,81
1998
80.770 4512,3

5,59
1999
89.400 4750,2
'5,31
Nguồn: NGTKYT hàng năm
1996 1997 1998 1999
Năm
Hình 4: Biểuđồ tỷ lệ ngàn sách y tê chiếm trong tổng chi ngân
sách giai đoạn 1996-1999

9
Tỷ lệ ngân sách y tế chiếm trong tổng chi ngân sách giai đoạn 1996-
1999 có tỷ lệ cao nhất là 5,81% vào năm 1997, sau đó giảm dần vào năm
1998, 1999.
3.2.2 Yếu tố nhân khẩu
Dân sô Việt Nam đến nay vẫn đang tăng. Tình hình nhân khẩu trong
toàn xã hội từ năm 1996 tới 1999 có một số biến đổi.
Bảng 7. Một số chỉ tiêu dân số
ST
T
Chỉ tiêu
1996
1997 1998 1999
Tỷ lệ gia tàng
(%) 1999/1996
1.
Tổng số dân (triệu người)
75.355
76.709 78.059
76,327

9
101.3
2. Tỷ lệ nữ (%)
51,2 - 51.5
50,8
99.2
3.
Tỷ lệ thành thị (%)
20,2 -
21.1 23,5
116.3
4.
Mật độ dân số (ngưởi/ km2)
227 231
235 231
101.8
5.
Tốc độ phát triển dân số (%)
1.88 1.80
1.75 1.70
90.4
Nguồn: Niên giám thống kê V tế hàng năm
Qua bảng 7 ta thấy dân số tăng trong cả giai đoạn là 101,3%, tăng không đáng
kể, tỷ lệ nữ giảm song cũng không giảm đáng kể, số dân ở thành thị tăng dần
(tăng 116,3% cả giai đoạn), mật độ dân số nhìn chung là ổn định trong giai
đoạn này. Tốc độ phát triển dân số giảm dần từ năm 1996 tới 1999, thể hiện
qua biểu đồ sau:
1996 1997
1998 1999
Hình 5:Biểu đổ tốc độ phát triển dân sô từ 1996-1999

2.0

×