Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu sản xuất và tác dụng sinh học của chế phẩm nước thơm súc miệng dạng đậm đặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 42 trang )

Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
HOÀNG HỒNG HẢI
NGHIÊN cứu SẢN XUẤT VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA CHÊ PHẨM NƯỚC THƠM súc MIỆNG
DẠNG ĐẬM ĐẶC.
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 1996 - 2001)
Người hướng dẫn : GVC NGUYỄN DUY THIỆP
GVC NGUYỄN LỆ PHI
Nơi thực hiện : Bộ MÔN HOÁ SINH
BỌ MÔN VI SINH HỌC
Thời gian thực hiện: Từ 3-5/2001
Hà nội, 5-2001 „
L C t y / A ịọ.o^x
ị ■' -' * ' " \ r • . »
I '•> ■■■, í' L ? : ị
JLỜ2 & ẤM ƠQi
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Dược sỹ
Nguyễn Duy Thiệp, cô giáo Nguyễn Lệ Phi đã trực tiếp hướng dẫn và định
hướng cho em trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học để hoàn thành bản luận văn
tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Chủ nhiệm Bộ môn,
PGS, TS Nguyễn Xuân Thắng đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình
nghiên cứu đề tà i.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô phòng Kiểm nghiêm Đông Dược,
Viện Kiểm Nghiệm Bộ Y Tế đã giúp đỡ em hoàn thành thực nghiệm.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo và các cô kỹ thuật viên Bộ môn
Hoá Sinh và Bộ môn Vi Sinh Học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Đảng Uỷ Nhà
Trường , cùng toàn thể các thầy cô giáo, các phòng ban đã tận tình dìu dắt em


trong suốt năm năm học vừa qua.
Em xin kính chúc sức khoẻ các thầy cô,cùng toàn thể các cô chú Cán bộ
,công nhân viên trong toàn trường!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2001
Sinh viên
Hoàng Hồng Hải
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VÂN ĐỂ 1
PHẨN I TỔNG QUAN 3
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú ư VÀ KÊT QUẢ 13
THỰC NGHIỆM
A PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 13
1. Nghiên cứu sản xuất chê phẩm ”Nước thơm súc 13
miệng dạng đậm đặc "
1.1. Công thức 13
1.2. Đặc điểm thành phẩm
1.3. Công dụng và cách dùng 13
1.4. Đặc điểm nguyên liệu 14
1.5. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất 15
1.6. Trang thiết bị 15
1.7. Mô tả quy trình sản xuất 16
1.8. Tiêu chuẩn chất lượng 17
1.9. Phương pháp thử 17
1.10. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc 19
2. Nghiên cứu tác dụng sinh học của chê phẩm 20
"Nước thơm súc miệng"
2.1. Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm dạng pha loãng 20
đối với màng hồng cầu

2.2. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn 21
3. Thử sơ bộ trên lâm sàng 24
B KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 25
1. Nghiên cứu sản xuất chê phẩm "Nước thơm súc 25
miệng dạng đậm đặc"
1.1. Chất lượng thành phẩm 25
1.2. Độ trong 25
1.3. Thể tích 25
1.4. Định tính 25
1.5. Định lượng 28
1.6. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc 28
2. Nghiên cứu tác dụng sinh học 29
2.1. Nghiên cứu tác dụng của dạng chế phẩm pha loãng 29
với màng hồng cầu
2.2. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn 30
3. Thử sơ bộ trên lâm sàng 32
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 35
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỂ
c on người là tài sản vô giá, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
quốc gia.
Sức khỏe là vốn quý của con người. Việc chăm sóc sức khoẻ con người
chính là góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi đất
nước.
Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu là trách nhiệm của mọi cấp, mọi
ngành, mọi người và của toàn xã hội, trong đó ngành y tế là lực lượng chủ đạo
về chuyên môn kỹ thuật.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu phải từ nhận thức của mỗi người dân, hiểu
biết tự tạo ra, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mình, gia đình mình và cho

toàn xã hội.
Công tác chăm sóc răng miệng cũng là một trong những việc chăm sóc
sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.
Ngành y tế nói chung và ngành Răng - Hàm - Mặt (RHM) nói riêng
luôn giữ một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
Do bệnh về răng miệng rất phổ biến nên Tổ chức Y tế Thế giới(W.H.O)
đã xếp sâu răng vào hàng thứ ba các tai họa của loài người, sau bệnh tim mạch
và ung thư bởi bệnh mắc rất sớm, xảy ra phổ biến và chi phí cho điều trị bệnh
này khá tốn kém. Để ngăn chặn sự phát triển của các bệnh răng miệng tốt
nhất là dùng phương pháp dự phòng.
Phương hướng giải quyết các bệnh sâu răng, nha chu, ung thư bằng biện
pháp dự phòng là phương hướng đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế nước
ta hiện nay. Mặt khác nó còn phù hợp với phương hướng chung của ngành y tế
Việt Nam, lấy nền Ytế dự phòng là chính.
Một trong những biện pháp phòng các bệnh răng miệng thường xuyên
và dễ thực hiện nhất là dùng nước súc miệng hàng ngày.
1
Việc sử dụng nước súc miệng hàng ngày sẽ có lợi cho vệ sinh răng
miệng và tạo thành thói quen cho người sử dụng.
Xuất phát từ nhu cầu trên, đi từ các nguồn dược liệu sẵn có ở Việt Nam,
kết hợp với một số chất sát trùng thường được dùng trong điều trị bệnh răng
miệng, chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sản xuất và tác dụng sinh
học của chế phẩm nước thơm súc miệng dạng đậm đặc” với các nội dung chủ
yếu sau:
1. Nghiên cứu sàng lọc, xây dựng công thức, tiêu chuẩn kiểm nghiệm và
quy trình bào chế chế phẩm “ Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc
2. Nghiên cứu tác dụng sinh học của chê phẩm về khả năng sát khuẩn,
ổn định niêm mạc và vệ sinh răng miệng nhằm góp phần đưa chế phẩm
“Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc” vào sản xuất, phục vụ cho sự
nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

2
II. TỔNG QUAN
díDác bệnh về răng miệng rất phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tỷ lệ
mắc bệnh cao.
Việc chăm sóc, phòng bệnh răng miệng cho cộng đồng đặc biệt là cho
trẻ em đã được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực quan tâm.Tại Mỹ
người ta dùng íìuor để phòng bệnh sâu răng từ những năm của thập kỷ 40[30].
Từ đó cho đến nay, công tác chăm sóc, phòng bệnh răng miệng ngày càng
được quan tâm, phát triển và đã đem lại kết quả phòng bệnh to lớn cho nhân
loại.
Tại các nước công nghiệp phát triển như úc, Bắc Âu, Mỹ tình hình sâu
răng vĩnh viễn ở trẻ em trước đây rất trầm trọng. Năm 1969 trung bình mỗi trẻ
em trên 12 tuổi có 6,5 răng bị sâu vĩnh viễn ( DMFT > 6,5). Nhờ công tác
phòng bệnh với các nội dung như hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng
fluor, dùng kỹ thuật trám bít hố rãnh răng cho trẻ em nên bệnh sâu răng ở các
nước này giảm xuống rất nhiều. Năm 1994 chỉ số DMFT ở trẻ em 12 tuổi đã ở
dưới mức 3 và năm 1999 có nhiều nơi đã ở dưới mức 1. Kết quả này đã được
xem là một trong các thành công lớn trong công tác phòng bệnh của thế
kỷ.[ll;30]
ở các nước trong khu vực, công tác chăm sóc , phòng bệnh răng miệng
cũng rất được chú trọng .Tại Malaysia đã có nhiều dự án đưa nguồn fluor vào
nguồn nước ăn cho cộng đồng, xây dựng các phòng chăm sóc răng miệng cố
định tại các trường tiểu học có cán bộ và trang thiết bị nha khoa để chăm sóc
thường xuyên cho trẻ em. Ngoài ra còn có các hoạt động hướng dẫn chăm sóc
răng miệng cho phụ nữ có thai và cho con bú, chương trình hướng dẫn chăm
sóc răng miệng tại nhà( home visit): sử dụng các biện pháp thường xuyên như
kem đánh răng, thuốc súc miệng
3
Tại Singapore, những năm của thập kỷ 60 chỉ số DMFT ở trẻ em 12 tuổi
là trên 3 thì đến tháng 4 năm 1999 chỉ số này đã được giảm xuống 0,4. [11 ]

Tại Trung Quốc, một nước có nhiều đặc điểm giống nước ta, cũng rất
quan tâm đến các hoạt động phòng bệnh răng miệng. Đã thành lập Uỷ ban
Quốc gia về sức khỏe răng miệng với các hoạt động rất phong phú như chăm
sóc răng miệng tại cộng đồng, sử dụng fluor , các loại thuốc súc miệng, kem
đánh răng, dùng chất trám bít hố rãnh và đặc biệt là các chiến dịch phòng
bệnh với hàng ngàn bác sỹ tham gia , kéo dài hàng năm.[l 1]
Tại Việt Nam ngành Răng Hàm Mặt đứng đầu là Viện Răng Hàm Mặt
đẩ đặt công tác chăm sóc răng miệng ban đầu là nhiệm vụ chính của ngành,
phù hợp với chủ trương của Bộ y tế và của W.H.O. Từ năm 1990, công tác
phòng bệnh và chăm sóc răng miệng ban đầu đã được chuyển sang bước mới
với một quy mô rộng khắp. Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội đã chỉ đạo triển khai
chương trình nhằm phủ kín cấp quận, huyện và tiến tới phủ kín trong cả nước,
đặc biệt là công tác nha học đường - công tác chăm sóc răng miệng cho trẻ
em, các đối tượng chiếm tỷ lệ cao [27]. Nhờ đó mà đã giảm tỉ lệ sâu răng ở trẻ
em ( lứa tuổi 12 ) từ 87% năm 1989 xuống còn 63% năm 1993. Cho tới nay cả
nước đã có 1658 điểm nha học đường cố định tại trường học, chăm sóc răng
miệng thường xuyên , ổn định lâu dài cho khoảng 3,5 triệu học sinh tại
trường.[5;8;11] Còn tại cộng đồng việc hướng dẫn vệ sinh răng miệng là
thường xuyên: sử dụng các biện pháp phòng bệnh như đánh răng, dùng thuốc
súc miệng .
Như vậy hiệu quả của việc vệ sinh răng miệng, phòng bệnh là rõ ràng.
Do đó ta cần tìm hiểu về các nguyên nhân gây bệnh ở răng miệng và
các biện pháp phòng ngừa.
Vi khuẩn có vai trò rất lớn trong qúa trình hình thành sâu răng và nha
chu. Mặc dù chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh sâu răng
nhưng hầu hết các thuyết đều đề cập đến vi khuẩn.
4
Theo Gottlieb [6;29] thì sâu răng là qúa trình tiêu protein của vi khuẩn và các
tinh thể men bị bong ra.
Còn theo Davies [6;29] về phương diện thực hành cho rằng cơ chế sâu răng

như sau:
Men vi khuẩn : + glucid lên men
► Acid
Acid + răng

► Tiêu calci
Acid sinh ra từ sự lên men chất đường do vi khuẩn sẽ gây mất khoáng
của cấu trúc răng và gây sâu răng. Acid thấm qua mảng bám đến bề mặt răng
và làm hoà tan chất khoáng của hydroxy apatit. Trước khi có sự tạo lỗ sâu,
trên men răng xuất hiện một đốm trắng có bề mặt xốp chứa nhiều chất
khoáng. Tổn thương này có thể tái khoáng được bằng các dịch canxi hoá và
dịch miệng[15]. Sâu răng là một bệnh diễn biến theo một quá trình liên tiếp có
sự mất khoáng và tái tạo khoáng .
Sâu răng = Mất khoáng > Tái tạo khoáng .
Mảng bám cũng là nguyên nhân gây bệnh sâu răng và nha chu [6].
Gần đây người ta thấy rằng, mảng bám là do đám vi khuẩn dính vào nhau bởi
nước bọt và sau đó dính vào răng. Mảng bám răng dày là do vi khuẩn (liên cầu
khuẩn, các loại tụ cầu và một số vi khuẩn khác) và đường dextran. Vi khuẩn
chiếm 70% trọng lượng mảng bám răng. Nhiệt độ cơ thể thích hợp cho vi
khuẩn phát triển.
Từ khoảng ngày thứ 14 kể từ lúc có mảng bám răng thì calci đóng lại,
men vi khuẩn kết tủa pyprophosphat tạo thành cao răng gây sâu răng
Ngoài ra còn có ảnh hưởng của các yếu tố khác như vòng tròn chất nền
(substrate), nhấn mạnh vai trò của nước bọt (chất trung hoà - buffers) và pH
của dòng chảy môi trường xung quanh răng. pH vùng trao đổi quanh răng thấp
4,5^5 sẽ gây tổn thương dưới bề mặt, thiếu nước bọt hay nước bọt acid do
acid từ dạ dày tràn lên miệng làm giảm pH .[6]
5
Căn nguyên của sâu răng được thể hiện trong sơ đồ sau (9)
[Răng : độ tuổi, fluorid , dinh dưỡng , các vi tố (trace element ) ]

Nguyên nhân vi khuẩn ở đây là mật độ vi khuẩn chứ không phải đặc
tính của vi khuẩn[25]. Vì trong môi trường miệng luôn có vi khuẩn. Có nghĩa
là số lượng vi khuẩn trong miệng phải lên tới mức nào đó thì bệnh mới xuất
hiện. Số lượng vi khuẩn đủ để gây bệnh không giống nhau ở mỗi người mà tuỳ
thuộc vào sự đề kháng của từng người. Cùng với một lượng vi khuẩn là N, đối
với cá nhân A có bệnh mà cá nhân B lại không có bệnh. Cá nhân B chỉ mắc
bệnh khi có thêm một lượng vi khuẩn X nào đó. Do đó N gọi là ngưỡng đề
kháng của cá nhân B còn ngưỡng đề kháng của cá nhân A thấp hơn N (11).
Muốn cho bệnh sâu răng không xảy ra phải làm sao giảm được lượng vi
khuẩn xuống thấp hơn ngưỡng của mỗi cá nhân.
Nếu bệnh sâu răng làm hư răng rất sớm thì nha chu là nguyên nhân làm
rụng răng ở lứa tuổi 30-40 ( trừ thể bệnh nha chu ở thiếu niên ). Bệnh nha chu
cũng có nhiều nguyên nhân, nhưng đa số các bệnh nha chu bắt đầu từ viêm
lợi, do vi khuẩn và có liên quan chặt chẽ với mảng bám răng[6;8;30]. Có thể
dự phòng được bằng cách đánh răng, súc miệng loại trừ các mảng bám răng.
Những việc làm đơn giản ấy lại có hiệu quả rất lớn trong đa số các
trường hợp. Tuy bệnh ung thư miệng không gây tác hại cho nhiều người bằng
6
bệnh sâu răng và nha chu nhưng ung thư thường chỉ phát hiện ở giai đoạn rất
muộn, hết khả năng điều trị, những trường hợp còn có khả năng xử trí phẫu
thuật thì thường gây tàn phế và làm biến dạng vùng hàm mặt , trong khi đó
khả năng thoát khỏi rất mỏng manh [29].
Do vậy, những bệnh răng miệng mang tính dịch tễ học, để lại di chứng
cho sức khoẻ con người và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. [24]
Bên cạnh đó, những ổ nhiễm khuẩn khu trú có nguồn gốc từ răng miệng
đối với bệnh toàn thân ngày nay đã được hầu hết các tác giả xác nhận bằng
cách khi loại trừ ổ nhiễm khuẩn thì hội chứng bệnh lý toàn thân thuyên giảm
rõ rệt. Trong bệnh viêm nội tâm mạc bán cấp có nguồn gốc từ ổ nhiễm khuẩn
răng là không thể chối cãi : y học ngày nay đã kết luận rằng 27% bệnh tim
mạch Osler là do các ổ nhiễm trùng ở răng như viêm tuỷ răng ,viêm khớp

răng [12]. Nhiễm khuẩn răng miệng là cửa ngõ của vi khuẩn đi vào cơ thể
gây nên một số bệnh quan trọng khác: Một nghiên cứu mới đây ở Mỹ cho
thấy số tai biến mạch máu não không xuất huyết tăng gấp đôi ở những người
bị viêm hay nhiễm trùng nha chu. Trong vùng bị hư , kể cả răng bị hư, hình
thành một số chất tạo thuận lợi cho sự viêm nhiễm hay sự đông máu. Các chất
này được dòng máu chuyển đi đến não và tim và có thể gay tai biến ở đó.[7]
Ba yếu tố chính gây bệnh sâu răng là men răng, thực phẩm, vi khuẩn.
Muốn loại bỏ được bệnh sâu răng và các bệnh răng miệng khác, người ta
không thể giải quyết bằng phương pháp điều trị được vì con số bệnh nhân qúa
nhiều, đòi hỏi nhân lực chuyên môn lớn và rất tốn kém.
Chính vì vậy biện pháp phòng ngừa xoay quanh một trong ba mục tiêu sau
là phương hướng đúng đắn và hiệu qua. [30]
1. Tăng sức đề kháng của răng nhờ các loại Fluor
Fluor là một trong những nguyên tố vi lượng của men răng. Trước đây
người ta cho rằng fluor có tác dụng giảm sâu răng do sự hình thành các tinh
thể fluor apatit khiến cho răng đề kháng tốt hơn với vi khuẩn mảng bám.
7
Những năm gần đây, người ta đã chứng minh qua nghiên cứu, đó chỉ là một
trong những cơ chế tác dụng của fluor và có lẽ cũng không phải là cơ chế
chính. Fluor tham gia, hỗ trợ vào quy trình tái khoáng hoá là quy trình thay
thế khoáng chất bị mất bằng canxi và phosphat của nước bọt xảy ra ở pH trung
hoà . Từ lâu đã có những chứng cớ rất thuyết phục cho là fluor có ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình mất khoáng và tái khoáng của mô cứng răng và cản trở
sự tạo acid của vi khuẩn gây sâu răng. Khi có sự hiện diện của fluor ,tổn
thương sâu men sẽ ngưng hoạt động và có sự hình thành một lớp cứng ở bề
mặt men [15] . Như vậy tái khoáng hoá ở giai đoạn sớm sẽ làm ngưng sự tiến
triển của sâu răng và làm lành thương .
Hơn nữa fluor ức chế sự phát triển của vi khuẩn sinh sâu răng
Tóm lại fluor có tác dụng qua các cơ chế sau[20;21;30]:
- Tăng sức đề kháng của men răng.

- Tái khoáng hóa men xốp.
- Kháng khuẩn: diệt khuẩn (với nồng độ cao).
—» Giảm khả năng vi khuẩn bám dính vào nhau và vào răng.
—» ức chế tạo acid do vi khuẩn.
2. Giới hạn tác dụng sinh acid của các chất đuờng
Như đã nói ở trên vi khuẩn lên men các chất đường tạo thành acid gây
sâu răng.
Do đó có thể giới hạn tác dụng sinh acid của các chất đường bằng cách
thay đổi hoặc kiểm soát chế độ ăn uống : khuyên khích dùng thức ăn có ít
đường, giảm sử dụng chất chua, chất dính răng, vệ sinh răng miệng sau khi ăn,
thay thế các chất đường bằng các chất dịu vị không lên men acid (như
mannitol ,xilytol )[30].
8
3. ức chê tác dụng của vi khuẩn màng bám bằng các tác nhân hóa học, cơ học.
Thuốc súc miệng chứa các chất sát trùng góp phần sát trùng bề mặt nướu
răng, làm giảm số lượng vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên phương pháp này
không thay thế được phương pháp giảm màng bám trên răng bằng cơ học : sử
dụng dụng cụ làm sạch sẽ răng bằng gỗ, chỉ nha khoa, chải răng sau bữa ăn
đặc biệt là chải răng nhưng nó hỗ trợ đắc lực cho các biện pháp này.
Có nhiều tài liệu giới thiệu dung dịch acid boric là chất sát trùng dùng
ngoài. Acid boric là một acid vô cơ, có khả năng hoà tan trong dung môi cồn
[23;29]. Trong một số công thức, acid boric được dùng là hoạt chất chính sát
trùng ở da và niêm mạc. Trong một số thuốc dùng trong răng hàm mặt, acid
boric được xếp vào nhóm acid và kiềm có tính sát khuẩn ổn định. Dung dịch
này có đặc điểm là dùng với nồng độ thích hợp, không gây kích ứng mà tác
dụng sát trùng lại tốt. Kết hợp acid boric với các loại tinh dầu - chiết xuất từ
nguồn dược liệu sẵn có của Việt Nam có tác dụng sát trùng sát khuẩn đồng
thời làm hương liệu cho chế phẩm.
Menthol, thành phần chính của tinh dầu bạc hà chiết xuất từ cây Bạc hà
( Mentha arvensis Labiatae)[13]. Menthol có tính sát khuẩn và làm hương

liệu tạo mùi thơm cho dung dịch. Là chất có tác dụng tại chỗ, bốc hơi rất
nhanh, cây có cảm giác tê mát, tác dụng sát trùng mạnh được dùng nhiều
trong các chế phẩm chữa bệnh răng hàm mặt.
Các loại tinh dầu Quế, Hồi cũng có tác dụng sát trùng, sát khuẩn và
được sử dụng để điều hương.Tinh dầu Quế còn có tác dụng kháng nấm rất tố t,
đặc biệt là trên Aspergilus và Candida albican.[13;16;17]
Borneol hay Borneo - Camphor có nhiều trong cây Đại bi (Blumea
balsamifera Asteraceae) hay còn gọi là long não hương có tác dụng chữa đau
cổ họng, cấm khẩu, đau răng[ 13; 16; 17]
Tinh dầu Đinh hương (Aetheroleum Caryophylli) được chiết xuất từ cây
Đinh hương có chứa 80- 85% Eugenola được dùng làm thuốc chữa cam răng,
9
có tác dụng sát trùng mạnh. Tinh dầu Đinh hương còn được dùng trong nha
khoa để làm thuốc tê, và để diệt tủy răng. [13; 16; 17].
Đây là những loại tinh dầu quý mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước và
con người Việt Nam. Với tinh thần tự lực cánh sinh, việc khai thác triệt để
nguồn dược liệu này đưa vào sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong
nước, không bị phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, sẽ có
ý nghĩa lớn về chính trị, khoa học và kinh tế .
Nghiên cứu phối hợp các thành phần này trong một chế phẩm sẽ tạo nên
tác dụng hiệp đồng làm tăng tác dụng và hiệu quả điều trị của chế phẩm nước
súc miệng.
Trong phạm vi đề tà i, chúng tôi đi sâu vào cách phòng bệnh theo hướng
thứ ba.
4. Một sô công thức nước súc miệng dạng đậm đặc được sử dụng ở Việt Nam
( có sử dụng những thành phần như đã nêu trên ).
Chúng tôi xin giới thiệu một số công thức:
• Thuốc súc miệng BBM:[20]
Thành phần:
Natri borat

Natri hydrocarbonat
Menthol
250g
250g
3g
Công dụng: Dùng để súc miệng
Cách dùng: Hòa một thìa cà phê vào một cốc nước để súc miệng
• Thuốc súc miệng sát trùng:[20]
Thành phần:
Acid salixilic 5g
Saccharin 0,0 Ig
Glycerin 20g
10
Tinh dầu bạc hà 10 giọt
Cồn 60° 50g
Công dụng: Thuốc súc miệng sát trùng
Cách dùng: Cho một thìa café vào một cốc nước ấm để súc miệng.
• Meta - Cufrol:[3]
Thành phẩn:
-Đồng sulfat. 1 H20 490 mg
(ứng với 690 g muối đồng dược dụng chứa 5H20/viên)
-Carbonat monosodic dược dụng 220g
Acid boric 150g
Acid citric khan
190g
(ứng với loại dược dụng chứa 1 H20)
Công dụng: Sát khuẩn
Dạng bào chế: Viên sủi bọt, pha dùng ngoài.
Cách dùng: Hoà tan vào nước, dùng ngoài. Có tác dụng làm giảm nhất thời số
lượng vi sinh vật dùng trong sát khuẩn niêm mạc. Được sử dụng trong nha

khoa .
• Hexapray:[3]
Thành phẩn:
Biclotymol
Alcol benzylic
Tinh dầu hồi
Alcol 95°
Chế phẩm: Thuốc phun họng dạng khí nén
Tác dụng: Kháng khuẩn, kháng viêm.
Đây là những cơ sở ban đầu giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu xây
dựng công thức.
11
Việc tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân biết rằng bệnh sâu răng
và các bệnh răng miệng khác là cần thiết, có thể phòng và tránh được để tự
mình sử dụng những biện pháp phòng bệnh cho chính mình, cho gia đình và
cho cả cộng đồng. Tất cả chúng ta đều biết mục tiêu “Sức khoẻ cho mọi
người ” không chỉ được thực hiện bằng phương pháp điều trị, đối với bất cứ
bệnh nào, sức khoẻ răng miệng cũng vậy. Chúng ta bắt buộc phải nghĩ đến
phòng bệnh .
Như vậy, cách phòng bệnh sâu răng, nha chu bằng nước súc miệng là
phương pháp mang tính cộng đồng cao, hiệu quả về mặt kinh tế, góp phần
đáng kể giảm bớt được tỉ lệ người mắc các bệnh răng miệng.
12
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ ư VÀ KÊT QUẢ
THỰC NGHIỆM
A. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúu
1. NGHIÊN c ú u SẢN XUẤT CHẾ PHAM n ư ớ c t h ơ m sú c m iệ n g
DẠNG ĐẬM ĐẶC
Qua quá trình sàng lọc các công thức và nghiên cứu tác dụng của từng
hoạt chất. Chúng tôi đã xây dựng công thức “Nước thơm súc miệng dạng đậm

đặc
1.1. Công thức
Menthol
2,2g
Acid Boric
U g
Borneol
0,2g
Tinh dầu Quế
0,2ml
Tinh dầu Đinh hương
0,25ml
Tinh dầu Hồi 0,15ml
Tá dươc vừa đủ 20 ml
1.2. Đặc điểm thành phẩm
Nước thơm súc miệng đậm đặc là một dạng thuốc nước, sánh, trong,
dung dịch có màu chớm vàng đến vàng chanh, vị cay, có mùi thơm đặc trưng
của nước thơm súc miệng dạng đậm đặc.
1.3. Công dụng và cách dùng:
1.3.1. Công dụng:
Chống viêm, sát khuẩn răng, miệng và họng.
Ngừa chảy máu chân răng,
ỉ Phòng và chống sâu răng.
Khử mùi hôi và làm thơm miệng.
13
1.3.2. Cách dùng:
Cho 3 - 5 giọt nước súc miệng dạng đậm đặc vào một cốc chứa khoảng
30ml nước sạch, lắc đều, súc từ 1 đến 3 phút.
♦♦♦ Liều dùng: Ngày súc miệng từ 2 - 4 lần.
1.3.3. Chống chỉ định:

Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
1.3.4. Bảo quản:
Dùng xong vặn chặt nút lọ, để nơi khô ráo, thoáng, mát và tránh xa tầm
với của trẻ em.
1.4. Đặc điểm nguyên liệu
- Acid boric đạt TCVN 422 - 70, DĐVN I, tập I
Nguồn cung cấp: Công ty Dược phẩm Trung Ương I
- Menthol (Mentholum) đạt TCVN 708 - 70, DĐVN I, tập I
- Borneol (Borneo - Camphor) đạt TCVN - 70, DĐVN I, tập I
- Tinh dầu Quế (Aetherolum Cinamomi) đạt TCVN 892 - 70, DĐVNI, tập I
- Tinh dầu đinh hương (Aetherolum Caryophylli) đạt TCVN 887-70,
DĐVNI, tập I.
- Tinh dầu Hồi (Aetherolum Anisi Stellati) đạt TCVN 889 -70, DĐVN I,
tập I.
- Tá dược loại dược dụng
Các loại tá dược, tinh dầu được cung cấp bởi công ty Dược liệu Trung Ương I,
có phiếu kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn DĐVN. Nếu mua nguyên liệu từ các cơ
sở sản xuất (nông dân) thì phải tiến hành kiểm nghiệm từng nguyên liệu theo
TCDĐVN.
Những tinh dầu chưa đạt yêu cầu phải tinh chế lại như:
- Loại nước
- Kim loại nặng
- Xà phòng hoá tinh dầu
trước khi đưa vào sản xuất
14
1.5. Sơ đồ các giai đoạn sản xuất
Các tinh dầu
Acid boric/ cồn
M enthol
borneol

Hỗn hợp cồn - tinh dầu
acid boric
Cồn mùi
Khuấy

Tá dược
Lọ, nút (sạch, sấy khô)
Lọc

KN bán thành phẩm
Đóng lọ

Bao gói
Ậ — ► KN thành phẩm
Xuất xưởng
1.6. Trang thiết bị
Cân điện Sartorius GM- 312 lc
Tủ sấy Memmert lc
Máy khuấy Laboi
lc
Bình pha chế thuỷ tinh 1-100' 10c
Bình gạn 0,5-1'
2c
Cốc có mỏ 100- 1000 ml
10c
Bình định mức 50, 100, 200 ml
5c
15
Phễu lọc
Ống đong 10 -1000 ml

Bình Cassia 100 ml
5c
5c
10c
Bình nón, đũa thuỷ tinh, và các dụng cụ thuỷ tinh khác
1.7. Mô tả quy trình sản xuất
1.7.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Chuẩn bị nguyên liệu : Menthol, Bomeol, tinh dầu Đinh hương, Quế, Hồi, tá
dược đạt tiêu chuẩn như đã nêu trong mục 1.4
1.7.2. Tiến hành pha chê
- Cân Menthol, Bomeol ( loại dược chất rắn) vào thùng pha chế có dung tích
thích hợp, đánh đều cho chảy. Sau đó đóng tiếp dần dần lần lượt các loại
tinh dầu Đinh hương, Quế, Hồi, trộn đều cho tan hoàn toàn.
- Cho cồn mùi vào hỗn hợp tinh dầu trên, trộn đều.
- Cân Acid boric, đong cồn. Hoà tan acid boric trong cồn. Cho từ từ cồn này
vào hỗn hợp tinh dầu trên, khuấy đều thu được hỗn hợp cồn - tinh dầu.
- Chuẩn bị dung dịch tá dược.
- Cho từ từ hỗn hợp cồn - tinh dầu vào dung dịch tá dược, khuấy đều ta thu
được hỗn hợp nước súc miệng.
- Lọc nước súc miệng qua 2 lớp vải phin hay vải dù, kiểm soát độ trong,
kiểm tra bán thành phẩm và đóng vào lọ.
1.7.3. Đóng gói
Hiện nay, đại bộ phận các đơn vị trong ngành đang dùng phương pháp
đóng gói thủ công, dùng áp suất thuỷ tĩnh để đóng nước súc miệng vào lọ.
Đóng gói xong đều phải qua các khâu kiểm soát kiểm nghiệm các tiêu chuẩn
chất lượng. Nếu đạt yêu cầu, xúc tiến hoàn chỉnh việc đóng gói, bao bì để xuất
xưởng.
Mỗi lọ đóng gói 20ml nước súc miệng. Từng lọ đựng trong hộp giấy và có toa
hướng dẫn sử dụng.
1.7.4. Nhãn: đúng quy chế

lố
1.7.5. Bảo quản : nơi khô ráo, thoáng mát.
1.7.6. Thời gian sử dụng : 24 tháng kể tù’ ngày sản xuất
Thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở.
1.8 Tiêu chuẩn chất lượng (tiêu chuẩn cơ sở)
1.8.1. Chất lượng thành phẩm:
Màu sắc: có màu vàng nhạt đến vàng chanh.
Mùi vị: Mùi thơm đặc biệt của nước thơm súc miệng dạng đậm đặc, vị cay.
1.8.2. Độ trong: Trong, không vẩn đục.
1.8.3. T hể tích: Thể tích 18-ỉ-22ml [25]
1.8.4. Định tính : Chế phẩm phải cho phản ứng của acid boric, menthol,
bomeol, các tinh dầu q u ế, đinh hương , hồi.
1.8.5. Định lượng:
Hàm lượng tinh dầu toàn phần không dưới 10 phần trăm (tính theo thể
tích/thể tích)
1.9. Phương pháp thử
1.9.1. Chất lượng thành phẩm
Màu sắc, mùi vị: Thử bằng cảm quan chế phẩm phải đạt các yêu cầu đã nêu
trên.
1.9.2. Độ trong: Cho vào một ống nghiệm sạch, khô 10ml chế phẩm. Quan sát
ở ánh sáng tự nhiên, chế phẩm phải trong, không được có vẩn đục vật lạ.
1.9.3. T hể tích: theo 52 - TCN 107- 87.( Sai số cho phép về khối lượng , thể
tích, nồng độ, hàm lượng thuốc- Mục dung dịch - Xác định thể tích bằng bơm
tiêm.).
1.9.4. Định tính:
a. Phản ứng phát hiện acid boric
- Hoà tan 0,1 ml chế phẩm vào 5ml nước, thêm 3 giọt acid HC1 (TT)
Tẩm ướt giấy nghệ bằng dung dịch thử, để khô, màu của giấy nghệ sẽ chuyển
thành đỏ nâu. Hơ giấy nghệ đã khô đó trên miệng lọ dung dịch amoniac (TT)
màu đỏ nâu sẽ chuyển sang lục đen.

Ị ịAO.oV
17 I i :
ị o
ỉ 1
b. Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng[25]
♦♦♦ Lớp mỏng: Silicagen G (Viện Kiểm Nghiệm) hoạt hoá 120°c trong một
giờ, kích thước bản mỏng:,10 X 20cm, 5x 20cm.
*x* Dung môi khai triển : Benzen: Ethylacetat (95:5)
♦t* Thuốc hiện màu: Dung dịch vanilin sulfuric 2 phần trăm.
Dung dịch 2,4 dinitrophenyl hydrazin (TT) (2,4 DNPH)
*ĩ* Dung dịch mẫu đối chiếu:
+ Dung dịch menthol: 0,iml menthol hoà tan trong 5ml cloroform.
+ Dung dịch hồi: 0,1 ml tinh dầu hồi hoà tan trong 5ml cloroform.
+ Dung dịch tinh dầu đinh hương: 0,lml tinh dầu đinh hương hoà tan
trong 5 ml cloroform.
+ Dung dịch tinh dầu quế : 0,1 ml tinh dầu quế hoà tan trong 5ml
cloroform.
+ Dung dịch borneol: 0,lg bomeol hoà tan trong 5ml cloroform
❖ Dung dịch mẫu thử: 0,2ml chế phẩm thử hoà tan trong lml cloroform.
Triển khai sắc ký trên 2 bản. Để khô ở nhiệt độ phòng và phun thuốc hiện
màu:
Bản ỉ: Phun thuốc thử hiện màu vanilin trong acid sulfuric. Sấy khô bản
mỏng ở 110°c trong 5 phút.
Bản 2: Phun thuốc thử hiện màu 2,4 DNPH.
Kết quả mẫu thử có các vết cùng màu sắc và cùng Rf với mẫu đối chiếu.
1.9.5. Định lượng[l2b]:
ở đây , chúng tôi chỉ xác định hàm lượng tinh dầu toàn phần
Dùng pipet chính xác hút 5ml chế phẩm thử vào bình Cassia dung tích lOOml.
Cho vào bình 50ml nước muối bão hoà, lắc đều, thêm từ từ dung dịch nước
muối bão hoà để đẩy hỗn họ'p tinh dầu lên cổ bình và lắc nhẹ.

Để yên trong 2 - 3 giờ (thỉnh thoảng gõ nhẹ lên cổ bình)
Đọc thể tích Vml tinh dầu nổi lên trên cổ bình (đã chia vạch)
18
Hàm lượng tinh dầu toàn phần là:
— xl00%
5
Hàm lượng tinh dầu toàn phần trong nước súc miệng không được dưới 10
phần trăm( tính theo thể tích / thể tích).
1.10. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc
Tên thuốc: Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc
Dạng thuốc: Nước(dùng ngoài).
Tuổi thọ của thuốc: 24 tháng .
Nghiên cứu thử nghiệm trên 3 lô: 010198; 020298; 030398.
Mục đích: Theo dõi tuổi thọ thực tế của chế phẩm
Điều kiện bảo quản:
Nước thơm súc miệng dạng đậm đặc được đựng trong lọ thuỷ tinh, mỗi
lọ đựng 20 ml chế phẩm, mỗi lọ thuốc được đặt trong một hộp giấy, có kèm
theo đơn hướng dẫn sử dụng thuốc. Bảo quản trong điều kiện nhiệt độ bình
thường, nơi khô ráo , thoáng mát.
Tiêu chuẩn đánh giá độ ổn định: Tiêu chuẩn chất lượng( như mục 1.1.8)
Phương pháp nghiên cứu : Kiểm tra chất lượng của chế phẩm theo tiếu chuẩn
chất lượng sau từng thời gian: mới sản xuất, sau 6, 12, 18, 24, 30 tháng.
19
2. NGHIÊN c ú u TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CHẾ PHAM n ư ớ c t h ơ m
SÚC MIỆNG DẠNG ĐẬM ĐẶC
2.1. Nghiên cứu tác dụng của dạng chê phẩm pha loãng đối với màng
hồng cầu[4;27]
2.1.1. Nguyên liệu
Natri clorid TCVN - 723-70, DĐVN I, tập II
Dinatri phosphat TCVN - 723-70, DĐVN I, tập II

Heparin dùng trong y học
Máu người khoẻ mạnh
Nước cất
2.1.2. Dụng cụ
Máy ly tâm
Máy đo quang Trung quốc T22
Dụng cụ thuỷ tinh
2.1.3. Thuốc thử
Pha đệm nhược trương
Cân chính xác 3,21g NaCl và l,42g Na2HP04 ,thêm nước vừa đủ 1000ml nước
cất ta được 1 lít đệm nhược trương NaCl 55mM trong đệm phosphat lOmM,
pH=7.0.Điều chỉnh pH bằng NaOH IN và HC1 IN.
# Dung dịch thử: Hoà đều 4 giọt chế phẩm đậm đặc trong 30ml nước cất thu
được dung dịch thử.
V Nhũ dịch hồng cầu[18]:
Máu người khỏe mạnh đã được chống đông bằng heparin, ly tâm ở tốc
độ 3000 vòng/phút trong thời gian 30 phút. Loại bỏ huyết tương.
Rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý 9%0 3 lần để loại bỏ protein.
Sau mỗi lần rửa đều li tâm với tốc độ 3000 vòng/phút trong 15 phút. Hồng cầu
sau khi loại bỏ hết protein được tạo thành nhũ dịch bằng nước muối sinh lý
9%0. Chú v: Sau khi tạo thành nhũ dịch hồng cầu đem chia vào các lọ nhỏ,
bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi dùng cẩn lắc đều (nếu có mùi thối phải bỏ
đi).
20
2.1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật xác định
nồng độ Hemoglobin giải phóng ra từ hồng cầu[3;28;30]: 0,2ml hỗn dịch
hồng cầu đã được xử lý ở trên, ủ trong môi trường nhược trương 4,6ml NaCl
55mM trong đệm phosphat lOmM pH = 7,0 với sự vắng mặt và có mặt chất
thử tác dụng ở các nồng độ khác nhau. Để yên hỗn hợp này ở nhiệt độ phòng

trong 5 phút và 30 phút.
Sau đó ly tâm 2500 vòng/phút trong 5 phút.
Nồng độ Hemoglobin được đo ở bước sóng 530nm trên máy đo quang
Trung Quốc T22.
2.2. Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của chê phẩm.
2.2.1. Nguyên liệu.
❖ Thuốc thử
■ỉ^Dung dịch thử
- Chế phẩm dạng đậm đặc (1)
- Chế phẩm dạng pha loãng 2 lần (2)
- Chế phẩm dạng pha loãng 5 lần (3)
- Chế phẩm dạng pha loãng 10 lần (4)
- Chế phẩm dạng pha loãng 3 giọt/30ml (5)
- Dung dịch nước cất vô trùng (6)
$frMôi trường thạch dinh dưỡng
Pepton 6g
Cao thịt 4g
Cao men 3g
Glucose lg pH = 7,0 ± 0,2
Thạch 15g
Nước cất vđ 1000ml
Cách làm:
Đun chảy thạch, thêm các hoá chất khác và thêm nước đến đủ thể tích.
Đun cho hoá chất tan hoàn toàn.
Vớt bọt, điều chỉnh pH bằng dung dịch NaOH IN hoặc HC1 IN, lọc
qua gạc sạch.
21

×