Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu chiết xuất và tác dụng dược lý của bài thuốc chữa viêm da đa khớp dạng thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.48 MB, 126 trang )


BỘ Y TẾ










BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ


NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ TÁC DỤNG
DƯỢC LÝ CỦA BÀI THUỐC CHỮA VIÊM
ĐA KHỚP DẠNG THẤP





Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Bùi Thị Bằng
TS. Trịnh Thị Điệp
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu















8125



Năm 2010
BỘ Y TẾ








BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
CỦA BÀI THUỐC CHỮA VIÊM ĐA KHỚP DẠNG THẤP






Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Bùi Thị Bằng
TS. Trịnh Thị Điệp
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu
Cấp quản lý: Bộ Y tế
Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2007 đến tháng 5/2010
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 380 triệu đồng
Trong đó, kinh phí sự nghiệp khoa học: 380 triệu đồng


















Năm 2010
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ


1. Tên đề tài: Nghiên cứu chiết xuất và tác dụng dược lý của bài thuốc chữa viêm
đa khớp dạng thấp
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Bùi Thị Bằng
TS. Trịnh Thị Điệp
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu
4. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
5. Thư ký đề tài: TS. Trịnh Thị Điệp
6.
Danh sách những người thực hiện chính:
1. PGS. TS. Bùi Thị Bằng Viện Dược liệu
2. TS. Trịnh Thị Điệp Viện Dược liệu
3. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương Trung tâm Sâm và Dược liệu TP
Hồ Chí Minh (TT SDL TPHCM)
4. DS. Nguyễn Kim Phượng Viện Dược liệu
5. TS. Lê Kim Loan Viện Dược liệu
6. DS. CKI Nguyễn Kim Bích Viện Dược liệu
7. CN. Trương Vĩnh Phúc Viện Dược liệu
8. ThS. Nguyễn Thị Phương Viện Dược liệu
9. ThS. Nguyễn Thị Phượng Viện Dược liệu
10. ThS. Đỗ Thị Phương Viện Dược liệu
11. DS. Phan Thị Phượng Viện Dược liệu
12. CN. Đặng Ngọc Bích Viện Dược liệu
13. ThS. Nguyễn Thị Hồng Anh Viện Dược liệu
14. Th.S. Trần Mỹ Tiên TT SDL TPHCM
15. DS. Lương Kim Bích TT SDL TPHCM
16.
CN. Hồ Việt Anh TT SDL TPHCM
17. CN. Lê Minh Triết TT SDL TPHCM
18. DSTC. Nguyễn Thị Nụ Viện Dược liệu
19. DSTC. Trịnh Thị Nga Viện Dược liệu

20. DSTC. Nguyễn Thị Huyền Phương Viện Dược liệu
21. Lương y Phạm Quang Huy Cty CP Y Dược học dân tộc Hòa Bình
22. DS. Bùi Thị Thích Cty CP Y Dược học dân tộc Hòa Bình
7. Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2007 đến tháng 5/2010
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
13
C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân carbon 13
(Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy)
1
H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
(Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy)
ACR American College of Rheumatology
ALT Alanine aminotransaminase
AST Aspartate aminotransaminase
BP Dược điển Anh (British Pharmacopoeia)
BuOH Butanol
CMC Carboxy methyl cellulose
COX Cyclooxygenase
cs. Cộng sự
DĐVN Dược điển Việt Nam
DEPT Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer
DMARD Thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (Disease
Modifying AntiRheumatic Drugs)
DMSO Dimethylsulfoxyd
EC Ethyl cellulose
EtOAc Ethyl acetat
EtOH Ethanol
HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
Chromatography)
HPMC Hydroxypropylmethyl cellulose

IR Phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy)
KHCN Khoa học công nghệ
MeOH Methanol
MS Phổ khối lượng (Mass Spectrometry)
NSAID Thuốc chống viêm phi steroid (Non-steroidal anti-
inflammatory drugs)
PEG Polyethylen glycol
PG Prostaglandin
RP Pha đảo (Reversed phase)
SKC Sắc ký cột
SKLM Sắc ký lớp mỏng
TC Tiêu chuẩn
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở
TT Thuốc thử
UV Phổ tử ngoại (Ultraviolet Spectroscopy)
VĐKDT Viêm đa khớp dạng thấp
WHO Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
YHCT Y học cổ truyền
VKHCNVN Viện khoa học và công nghệ Việt Nam

MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1. TỔNG QUAN
3
1.1. Tổng quan về thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp
3
1.1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh viêm đa khớp dạng thấp 3

1.1.2. Thuốc điều trị bệnh VĐKDT 5
1.2. Một số thông tin chung về 17 vị thuốc trong bài thuốc
14
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.1. Đối tượng nghiên cứu
20
2.2. Phương pháp nghiên cứu
20
2.2.1. Ph
ương pháp nghiên cứu hóa học và chiết xuất
20
2.2.1.1. Phương pháp định tính các nhóm chất 20
2.2.1.2. Phương pháp phân lập và xác định cấu trúc các chất 23
2.2.1.3. Phương pháp định lượng 24
2.2.1.4. Phương pháp nghiên cứu chiết xuất bán thành phẩm 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý và độc tính
27
2.2.2.1. Mẫu thử 27
2.2.2.2. Động vật nghiên cứu 27
2.2.2.3. Phương pháp thử tác dụng chống viêm cấp 28
2.2.2.4. Phương pháp thử tác dụng chống viêm mạn 28
2.2.2.4. Phương pháp thử tác dụng giả
m đau 29
2.2.2.4.1. Thực nghiệm gây đau xoắn bụng bằng acid acetic 29
2.2.2.4.2. Thực nghiệm gây đau bằng tấm nóng 29
2.2.2.5. Phương pháp thử tác dụng hạ sốt 30
2.2.2.6. Phương pháp thử độc tính cấp 31
2.2.2.7. Phương pháp thử độc tính bán trường diễn 31
2.2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu 34

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu bào chế
34
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu tiêu chuẩn hóa bán thành phẩm và
thuốc
34
2.2.5. Phương pháp theo dõi độ ổn định
35
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
36
3.1. Nghiên cứu thành phần hóa học của bài thuốc
36
3.1.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất trong các dược liệu bằng phản ứng
hoá học đặc trưng
36
3.1.2. Phân tích thành phần hoá học của các dược liệu bằng sắc ký lớp
mỏng
38
3.1.3. Định lượng phân đoạn chất tan trong ethyl acetat và phân đoạn chất
tủa trong hỗn hợp aceton – diethylether (4:1)
40
3.1.4. Phân lập và xác định cấu trúc các chất trong vị thuốc hy thiêm 41
3.2. Nghiên c
ứu cải tiến phương pháp chiết xuất bài thuốc
43
3.2.1.Thiết kế nghiên cứu 44
3.2.2. Chiết xuất các sản phẩm để thử sàng lọc tác dụng chống viêm cấp
và giảm đau
45
3.2.3. Tác dụng chống viêm và giảm đau của các chế phẩm chiết xuất 46
3.2.3.1. Tác dụng chống viêm cấp của các chế phẩm chiết xuất 47

3.2.3.2. Tác dụng giảm đau của các chế phẩm chiết xuấ
t 49
3.2.4. Xây dựng quy trình chiết xuất cao bán thành phẩm từ bài thuốc 50
3.2.4.1. Xây dựng quy trình chiết xuất cao bán thành phẩm từ bài thuốc
quy mô phòng thí nghiệm
50
3.2.4.2. Triển khai quy trình chiết xuất cao bán thành phẩm từ bài thuốc
quy mô pilot
53
3.3. Nghiên cứu một số tác dụng dược lý của cao chữa thấp khớp và
sản phẩm chiết xuất mới từ bài thuốc
56
3.3.1. Kết quả thử tác dụng chống viêm cấp 56
3.3.2. Kết quả th
ử tác dụng chống viêm mạn 59
3.3.3. Kết quả thử tác dụng giảm đau 60
3.3.3.1. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau xoắn bụng bằng acid
acetic
60
3.3.3.2. Tác dụng giảm đau trên mô hình tấm nóng 61
3.3.4. Kết quả thử tác dụng hạ sốt 63
3.4. Nghiên cứu độc tính của cao bán thành phẩm Viên chữa thấp
khớp
66
3.4.1. Kết quả thử độc tính cấp 66
3.4.2. Kết quả thử độc tính bán trường diễ
n 67
3.4.2.1. Kết quả theo dõi cân nặng, các chỉ số sinh hóa và huyết học 67
3.4.2.2. Kết quả nghiên cứu mô học 70
3.5. Nghiên cứu bào chế Viên chữa thấp khớp

76
3.5.1 Nghiên cứu bào chế viên nén 76
3.5.1.1 Khảo sát ảnh hưởng của tá dược rã đến chất lượng viên nén 77
3.5.1.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ các tá dược rã đến chất lượng viên
nén
78
3.5.1.3. Áp dụng công thức lựa chọn vào sản xuất 78
3.5.2 Nghiên cứu viên bao đường 80
3.6. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn của bán thành phẩm và Viên
chữa thấp khớp
82
3.6.1. Xây dựng TCCS Cao bán thành ph
ẩm 82
3.6.2. Xây dựng TCCS Viên chữa thấp khớp 86
3.7. Theo dõi độ ổn định của Viên chữa thấp khớp
92
4. BÀN LUẬN
94
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
110
PHỤ LỤC


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh thường gặp trong các bệnh khớp
mạn tính. Đây là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh cao, diễn biến kéo

dài, hậu quả dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp, bệnh nhân có thể
trở nên tàn phế, mất khả năng vận động và lao động. Tỷ lệ mắc bệnh chung là
khoảng 0,5 -5% dân số người lớn trên th
ế giới, ở Việt Nam tỷ lệ này vào
khoảng 0,5 – 0,55% dân số [1], [39].
Hiện nay thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp trong y học hiện đại có
nhiều loại thuộc các nhóm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm phi steroid
(NSAID), corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch .… Các thuốc này đã và đang
có đóng góp đáng kể trong kiểm soát bệnh, cải thiện tình trạng sức khỏe của
bệ
nh nhân nhưng vẫn còn có nhiều tác dụng không mong muốn như gây loét dạ
dày, tá tràng, loãng xương, teo cơ và nhiều rối loạn ở các cơ quan khác. Một số
thuốc mới có ít tác dụng không mong muốn hơn nhưng giá thành còn rất cao.
Cho đến nay, mặc dù bệnh đã được quan tâm nghiên cứu nhiều, nhất là ở
các nước phát triển, nhưng viêm đa khớp dạng thấp vẫn là một căn bệnh mạn
tính và khó điều trị. Ng
ười bệnh phải kiên trì điều trị lâu dài và có xu hướng
tìm đến các thuốc có ít tác dụng phụ với giá cả hợp lý. Vì vậy, thuốc có nguồn
gốc từ thảo mộc đã và đang là lựa chọn của nhiều thầy thuốc và bệnh nhân.
Trong y học cổ truyền nhiều vị thuốc, bài thuốc đã được ông cha chúng ta sử
dụng từ ngàn xưa để chữa thấp khớp. Bài thuốc chữ
a thấp khớp do Công ty cổ
phần y dược học dân tộc Hòa Bình, mà tiền thân là Phòng nghiên cứu Đông y
Hòa Bình sưu tầm, là kết quả thừa kế những kinh nghiệm hay, bài thuốc quý
của các dân tộc tại tỉnh Hòa Bình. Lúc đầu bài thuốc chữa bệnh thấp khớp
được sử dụng dưới dạng thuốc thang đóng gói tổng hợp các loại dược liệu băm
thái và sau đó được nấu thành cao mềm. “Cao chữa thấ
p khớp” đã được Bộ Y
tế duyệt cấp số đăng ký và lưu hành trên toàn quốc từ năm 1989 đến nay.
Thuốc đã được sử dụng điều trị có kết quả tốt cho nhiều người bị bệnh thấp

khớp cấp và mạn tính. Tuy nhiên, dạng bào chế này không hoàn toàn thuận tiện
cho bệnh nhân, khối lượng thuốc phải uống mỗi ngày tương đối lớn, từ
15 đến
20 g cao mềm pha trong nước. Bài thuốc cũng chưa được kiểm chứng tác dụng
dược lý và độ an toàn bằng thực nghiệm khoa học.
Để có thể sử dụng bài thuốc hiệu quả, an toàn và tiện lợi hơn, được phép
của Bộ Y tế, Vụ KH-ĐT Bộ Y tế, Viện Dược liệu phối hợp với Công ty Cổ

2
phần Y Dược học dân tộc Hòa Bình tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
chiết xuất và tác dụng dược lý của bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng
thấp”.
Mục tiêu của đề tài:
Đề tài nhằm mục tiêu nghiên cứu chiết xuất và tác dụng dược lý của bài
thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp làm cho thuốc an toàn, hiệu quả và tiện lợi
hơn nhưng vẫ
n đảm bảo các nguyên tắc của Y học cổ truyền.
Nội dung nghiên cứu:
1. Phân tích thành phần hóa học của các vị thuốc chính trong bài thuốc và
trong “Cao chữa thấp khớp”.
2. Nghiên cứu cải tiến phương pháp chiết xuất bán thành phẩm từ bài thuốc.
3. Nghiên cứu một số tác dụng dược lý của “Cao chữa thấp khớp” và chế
phẩm chiết xuất mới so sánh với một số thu
ốc tham chiếu tương ứng:
 Tác dụng chống viêm cấp.
 Tác dụng chống viêm mạn.
 Tác dụng giảm đau (thực hiện trên 2 mô hình: gây đau bằng acid
acetic và gây đau bằng tấm nóng).
 Tác dụng hạ sốt.
4. Đánh giá độ an toàn của thuốc: Thử độc tính cấp và độc tính bán trường

diễn.
5. Nghiên cứu dạng bào chế và độ ổn định của viên thuốc ch
ữa thấp khớp.
6. Xây dựng tiêu chuẩn của bán thành phẩm và viên thuốc chữa thấp khớp.




3
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp
1.1.1. Tóm tắt đại cương về bệnh viêm đa khớp dạng thấp
*Theo Y học hiện đại :
Viêm đa khớp dạng thấp (VĐKDT) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở
người, dưới dạng viêm mạn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc
trưng: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài biểu
hi
ện chính tại khớp, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh
xao, sốt, gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác [1], [23], [31].
VĐKDT diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếu được phát hiện sớm và
chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể thuyên giảm tốt. Nếu bệnh đã chuyển
sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầ
u xương, người bệnh có
nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của
khớp.
Dịch tễ học [1], [9], [23], [31]
Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mang tính xã hội vì tỷ lệ mắc bệnh
cao, bệnh diễn biến kéo dài, hậu quả dẫn đến tàn phế.
Tỷ lệ mắc bệnh chung : khoảng 0,5 -5% dân số ng
ười lớn trên thế giới, ở Việt

Nam tỷ lệ này vào khoảng 0,5 – 0,55% dân số, còn ở một số nước phát triển tỷ lệ
này có thể tới 10%.
Số người mới mắc bệnh hàng năm : 25–30 người/100.000 dân/mỗi năm.
Khoảng 50 % bệnh nhân bị ảnh hưởng chức năng nặng nề và bị giảm tuổi thọ.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng th
ường gặp nhất là tuổi 30 – 60.
Bệnh gặp nhiều ở nữ, tỷ lệ Nữ/Nam là 3/1.Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ béo phì
cao gấp 5 lần so với những phụ nữ bình thường.
Sinh bệnh học
Những năm gần đây, đã có những hiểu biết sâu hơn về đáp ứng viêm và cơ
chế hủy hoại tổ chức của bệnh V
ĐKDT. Tuy nhiên nguyên nhân của bệnh, yếu tố
khởi phát và duy trì sự tồn tại lâu dài của bệnh vẫn còn là ẩn số. Gần đây người ta
cho rằng viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu
tố sau [1], [37]:

4
- Tác nhân gây bệnh: có thể là virus, vi khuẩn, dị nguyên nhưng chưa được xác
định chắc chắn.
- Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và
tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi).
- Yếu tố di truyền: VĐKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hóa
hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% bệnh nhân có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở
cộng đồng chỉ là 30%).
- Các yếu tố thuậ
n lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi,
nhiễm lạnh, phẫu thuật.
Quan niệm về điều trị:
Cho đến nay, bệnh VĐKDT vẫn là bệnh chưa có khả năng chữa khỏi. Mục
đích cao nhất của điều trị VĐKDT là làm giảm đau, giảm các khó chịu, ngăn chặn

các biến dạng và giữ gìn các chức n
ăng bình thường của khớp. Do các nguyên
nhân xác thực của bệnh vẫn chưa được biết rõ, việc điều trị hiện nay vẫn chỉ nhắm
vào các yếu tố trong quá trình viêm mạn. Các hậu quả của VĐKDT cấp tính và
mạn tính đều do viêm kéo dài, không điều khiển và kiểm soát được gây nên phá
hủy mô và mất chức năng của các khớp. Vì vậy nguyên tắc điều trị là phải kiểm
soát trọ
n vẹn, lâu dài và cơ bản quá trình viêm đó [31].
*Theo Y học cổ truyền :
Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm tất cả các bệnh có đau nhức ở khớp
xương, có sưng nóng đỏ hay chỉ tê, nặng ở tại khớp đều nằm trong phạm trù chứng
tý hay bệnh tý. Tý có nghĩa là tắc nghẽn không thông.
+ Viêm khớp dạng thấp tiến triển :
Đợt cấp của viêm khớp dạng thấp với
các triệu chứng các khớp sưng, nóng, đỏ, đau xuất hiện đối xứng, có tính chất tiến
triển (sưng, đau, nóng đỏ từ khớp này chuyển sang khớp khác, nhưng khớp ban
đầu bị vẫn sưng, đau nóng đỏ, xuất hiện ở các khớp cổ tay, khuỷu tay, cổ chân,
khớp gối đặc biệt là khớp bàn ngón chân và tay), cử động kh
ớp khó khăn, sốt, ra
mồ hôi, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, chất lưỡi đỏ, nước tiểu vàng, mạch hoạt sác,
theo Đông y gọi là thể phong thấp nhiệt tý.
+ Viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính cứng khớp,
Đông y gọi là thể đàm ứ ở kinh lạc.
Quan niệm về bệnh sinh:

5
- Do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đầy đủ, các yếu tố
gây bệnh là Phong – Hàn - Thấp cùng phối hợp tác động xâm phạm đến kinh lạc –
cơ – khớp, làm cho sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn không thông gây ra
sưng đau, hoặc không sưng mà chỉ đau tê mỏi nặng ở một khu vực khớp xương

hoặc toàn thân.
- Do chính khí hư suy vì mắ
c bệnh lâu ngày, hay do người già các chức năng
hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng
được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau.
Quan niệm về điều trị:
- Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi niệu, trừ thấp. Do quan niệm sưng
– đau khớp xương là do tắc nghẽn sự vận hành của khí huyết, và do chức năng
tạng phủ suy yế
u ảnh hưởng đến việc tạo ra khí huyết làm cho khí huyết giảm sút
không nuôi dưỡng cân mạch đầy đủ gây ra đau nhức khớp xương nên việc điều trị
nhằm vào mục tiêu giải tỏa sự tắc nghẽn, đưa các yếu tố gây bệnh (phong, hàn,
thấp, nhiệt) ra ngoài và bổ dưỡng khí huyết - mạnh gân xương, đề phòng sự tái
phát của bệnh.
- Các phương pháp điều trị bao gồm từ
không dùng thuốc như: tập luyện
vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu, đến việc dùng
thuốc và điều trị bên ngoài như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau đến uống trong,
sử dụng các loại thực vật, động vật và khoáng chất vào điều trị.
1.1.2. Thuốc điều trị bệnh VĐKDT
1.1.2.1.Thuốc tân dược
Có 3 nhóm thuốc thường
được dùng trong điều trị VĐKDT:
- Các thuốc chống viêm phi steroid (NSAID).
- Corticosteroid.
- Thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (DMARD).
*Các thuốc chống viêm phi steroid:
Tác dụng chính của các thuốc này là làm giảm triệu chứng bệnh (kháng
viêm, giảm đau, giảm cứng khớp), nhưng không thể làm thay đổi tiến triển của
bệnh cũng như không giúp phòng tránh biến dạng khớp.

Cơ chế của thuốc:

6
- Ức chế tổng hợp các prostaglandin (PG) do ức chế enzym cyclooxygenase
COX-1 và COX-2, làm giảm PG E2 và F1α là những chất trung gian hóa học của
phản ứng viêm.
- Làm bền vững màng tiêu thể ngăn cản giải phóng các men tiêu thể là những
yếu tố gây phản ứng viêm mạnh.
Tác dụng không mong muốn: thường liên quan đến tác dụng ức chế tổng hợp PG
- Loét dạ dày, ruột: PG, đặc biệt là PG E
2
có tác dụng làm tăng tạo chất nhầy.
Thuốc ức chế tổng hợp PG làm niêm mạc dạ dày bị mất lớp bảo vệ trước sự tấn
công của acid dịch vị.
- Làm kéo dài thời gian chảy máu do ngưng kết tiểu cầu.
- Với thận, PG có vai trò điều hòa tuần hoàn thận. Ức chế tổng hợp PG gây
hoại tử gan và sau là viêm thận kẽ mạn, giảm chức phận cầu thận.
- Dễ gây quái thai, rối loạn ở phổi, gây cơn hen giả, tăng nguy cơ tim mạch
Một số thuốc chống viêm phi steroid [1], [19], [31]:
- Dẫn xuất salicylat (aspirin, diflunisal).
- Dẫn xuất pyrazolon (phenylbutazon).
- Dẫn xuất acetic (indometacin, sulindac, diclofenac).
- Dẫn xuất oxicam (piroxicam, tenoxicam).
- Dẫn xuất propionic (ibuprofen, naproxen, fenoprofen, ketoprofen).
- Nhóm ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, nimesilide).
*Các thuốc nhóm corticosteroid:
Corticosteroid vừa có tác dụng chống viêm mạnh vừa có tác dụng ức chế
miễn dịch nên làm giảm các triệu chứng của VĐKDT rất nhanh chóng và rõ ràng.
Có thể dùng đường uống, tiêm ven, tiêm bắp hoặc tiêm tại chỗ.
Cơ chế tác dụng chống viêm: ức chế sản xuất kháng thể, ức chế khả năng di

chuyển và tập trung bạch cầu, cản trở thực bào, hạn chế việc gi
ải phóng và phát
huy tác dụng của các enzym tiêu thể, ức chế quá trình tổng hợp PG do ức chế
enzym phospholipase A2 [19] .
Tác dụng không mong muốn [1], [31] :
- Trên hệ miễn dịch: làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng nguy cơ nhiễm
trùng, nhiễm lao, nhiễm nấm, nhiễm virus và các nhiễm trùng cơ hội khác.

7
- Trên hệ cơ xương khớp: gây loãng xương, teo cơ, gây hoại tử vô khuẩn ở
các đầu xương, rối loạn phát triển xương.
- Trên hệ tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Trên hệ tim mạch: tăng huyết áp, gây phù do giữ nước và muối; làm mất
kali gây mệt mỏi, liệt nhẹ, rối loạn nhịp tim.
- Trên da và niêm mạc: trứng cá, rậm lông, teo da, rạn da, lâu liền sẹo.
- Trên mắt: đục thủ
y tinh thể, tăng nhãn áp
- Trên chuyển hóa: tăng đường huyết; rối loạn lipid máu, rối loạn phân bố mỡ
trong cơ thể, gây hội chứng cushing, rối loạn nước và điện giải.
- Trên hệ thần kinh, tâm thần: kích thích, mất ngủ, run, hoang tưởng, trầm
cảm, loạn cảm
- Tai biến do ngừng thuốc đột ngột: bệnh bột phát trở lại, suy thượng thận
cấp.
Một số thuốc corticosteroid thường dùng [1], [19], [31]: Cortison, hydrocortison,
prednison, prednisolon, methyl prednisolon, triamcinolon, betamethason,
dexamethason.
*Thuốc chống thấp khớp cải thiện được bệnh (Disease Modifying
antirheumatic Drugs - DMARD)
Các thuốc nhóm DMARD không có tác dụng giảm đau ngay và thường có
tác dụng rõ rệt trên lâm sàng sau hàng tháng điều trị. Chúng làm hạn chế quá trình

phát triển của bệnh, trong khi ấy vẫn tồn tại một mức độ viêm mạn tính nhất định
nên lúc đầu hoặc từng giai đoạn phải dùng kết hợp v
ới một thuốc kháng viêm. Các
thuốc thuộc nhóm này làm chậm được tiến triển của tổn thương ăn mòn khớp và
làm chậm sự lan rộng các tổn thương này. Tuy nhiên, thuốc phải được duy trì lâu
dài (suốt đời nếu không có tác dụng phụ buộc phải ngừng thuốc) vì bệnh thường
tái phát trở lại sau khi ngừng thuốc.
Một số thuốc chống thấp khớp cải thiện được bệnh [19], [31]:Methotrexat,
cloroquin và hydroxycloroquin, sulphasalazin, leflunomid, mu
ối vàng
Tóm lại, VĐKDT không đơn thuần là một bệnh lý tại khớp mà là một bệnh
lý tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, toàn thân, ngoài khớp ở nhiều mức
độ khác nhau, diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề, cần được điều trị tích cực
ngay từ đầu. Việc kiểm sóat sớm bệnh là điều kiệ
n chủ yếu để hạn chế tối đa

8
những tổn thương khớp không hồi phục và các hạn chế chức năng của khớp. Các
thuốc NSAID và corticosteroid chỉ giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Điều
trị sớm bằng các thuốc chống thấp khớp thay đổi được bệnh (DMARD) có thể giúp
tránh các tổn thương khớp không hồi phục. Xu thế của thế giới hiện nay là sử dụng
DMARD cổ điển đơ
n độc hoặc phối hợp với nhau hoặc phối hợp với các thuốc
mới và các biện pháp điều trị sinh học kháng TNF-α, kháng thụ thể interleukin 1
Tuy nhiên, các thuốc trên đều có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn.
1.1.2.2.Thuốc đông dược điều trị VĐKDT
Một số bài thuốc điều trị VĐKDT lưu hành trên thị trường:
Thị trường thuốc chữa các bệnh đ
au nhức xương, khớp và VĐKDT rất phong
phú và đa dạng. Nhu cầu của nhân dân về loại thuốc này cũng ngày càng gia tăng.

Hầu hết các công ty Dược và các cơ sở thuốc Đông dược đều sản xuất mặt hàng
thuốc này. Dưới đây là một số trong rất nhiều loại thuốc đông dược chữa các
chứng đau nhức xương, khớp và VĐKDT đang lưu hành trên thị trường.
Bảng 1.1. Một số thuốc chữa thấp khớp đang lưu hành trên thị trường
STT Tên thuốc Thành phần
Dạng bào
chế
Nhà sản xuất
1 Cao chữa
thấp khớp
Bạch mao căn, bạch hoa xà,
câu đằng, cốt khí, hy thiêm,
hoàng lực, tang chi, tất bát,
tầm gửi, sâm đại hành, mộc
miên, cát bối, vảy tê tê, thiên
niên kiện, thổ phục linh, kê
huyết đằng, tục đoạn
Cao mềm
10 gói x 10g;
4 gói x 25g
Công ty CP Y
Dược học dân
tộc Hòa Bình
2 Độc hoạt
tang ký sinh
-DIDICERA

Độc hoạt, tang ký sinh,
phòng phong, tần giao, tế
tân, quế chi, ngưu tất, đỗ

trọng, đương qui, bạch
thược, cam thảo, xuyên
khung, sinh địa, đảng sâm,
bạch linh.
Hoàn cứng
Hộp 10 túi x
5 gram
Công ty CP
Traphaco
3 Hoàn phong
thấp
Hy thiêm, ngưu tất, quế chi,
cẩu tích, ngũ gia bì, mật
ong, sinh địa, đường kính,
acid benzoic, acid citric
Hoàn mềm
10g - hộp
giấy 6 viên
Công ty CP
Dược phẩm
Nam Hà

9
4 Hy đan

Hy thiêm, ngũ gia bì chân
chim, mã tiền chế


Hoàn cứng Công ty CP

Dược - Vật tư
Y tế Thanh
Hóa
5 Phong tê
thấp Bà
Giằng
Mã tiền chế, đương quy, đỗ
trọng, ngưu tất, quế, thương
truật, độc hoạt, thổ phục linh
Hoàn cứng
Lọ 250 viên
(30g) hoặc
400 viên
(48g).

Cơ sở sản xuất
thuốc YHCT
bà Giằng
6 Phong tê
thấp
Hà thủ ô đỏ, thổ phục linh,
phòng kỷ, hy thiêm, thương
nhĩ tử, thiên niên kiện.

Thuốc nước
uống
Hộp 1 chai
80ml, hộp 1
chai 200ml


Công ty
TNHH Dược
phẩm Fito
Pharma
7 Thấp khớp
thuỷ
Độc hoạt, tang ký sinh, quế
tâm, thục địa, phòng phong,
đỗ trọng, đương quy, đẳng
sâm, tế tân, ngưu tất
Thuốc nước
Hộp 1 chai
270ml
Công ty CP
Dược Hậu
Giang
8 Trung thiên
cốt thống
thuỷ
Đương qui, quế, ngưu tất,
hồng hoa, tang ký sinh, độc
hoạt, trần bì, tục đoạn, ngũ
gia bì, cam thảo
Thuốc nước
uống
Hộp 1 chai x
260ml
Nhà thuốc
Trung Thiên
9 Truy phong

thấu cốt
hoàn
Độc hoạt, khương hoạt, tang
ký sinh, xuyên tần giao,
phòng phong, tế tân, đương
qui
Hoàn cứng
Hộp 1lọ x
60 viên
Vạn Xương
đường
10 Tuzamin Tục đoạn, phòng phong, hy
thiêm, độc hoạt, tần giao,
bạch thược, ngưu tất, thiên
niên kiện
Viên nang
Hộp 3 vỉ, 10
vỉ x 10
Công ty CP
Dược Trung
ương
Mediplantex
11 Vimatime Mã tiền chế, thương truật,
hương phụ, mộc hương, địa
liền và quế chi.

Viên nén bao
phim
Công ty Dược
khoa - Đại học

Dược Hà Nội

10
12 Viên phong
thấp
Fengshi-
OPC
Mã tiền chế, hy thiêm, ngũ
gia bì, tam thất
Viên nang
Hộp 5 vỉ x
10
Công ty CP
dược phẩm
OPC
13 Vương thảo
thấp khớp
hoàn
Tục đoạn, phòng phong, hy
thiêm, độc hoạt, tần giao,
bạch thược, ngưu tất, thiên
niên kiện
Hộp 10gói x
5gam hoàn
cứng
Công ty
TNHH dược
phẩm Thiên
Thảo
14 Yêu thống

hoàn
Đỗ trọng, tục đoạn, độc
hoạt, cẩu tích, cốt toái bổ,
sinh địa, đương qui, khương
hoạt, thiên ma, hà thủ ô đỏ,
đan sâm
Hộp 10 hoàn
mềm X 7 g
Cơ sở Đặng
Nguyên
Đường
Nhận xét:
- Các thuốc đông dược thường là các bài thuốc cổ phương, cổ phương gia
giảm, gồm nhiều vị thuốc. Các bài thuốc được lập trên cơ sở lý luận về chứng bệnh
đau nhức xương khớp của đông y: Huyết hư sinh phong, can thận hư sinh phong,
phong - hàn - thấp xâm nhập gây phong thấp. Thành phần gồm 2 nhóm chính:
+ Thuốc trị bệnh: với công năng trừ phong thấp, chỉ thống.
+ Thuốc bổ: Bổ huyết, bổ khí, bổ gan thận, mạnh gân cốt.
Ngoài ra, trong các bài thuốc còn có các vị thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Một nguyên lý phổ biến của y học cổ truyền được áp dụng trong các bài thuốc là:
công bổ kiêm trị, bổ chính để công tà, bổ khí huyết gan thận để trừ phong hàn thấp.
- Các vị thuốc thường gặp trong các bài thuốc chữa viêm khớp: hy thiêm,
độc hoạt, tang ký sinh, tục đo
ạn, quế chi, ngưu tất, đương qui, xuyên khung, thiên
niên kiện và mã tiền chế.
- Dạng bào chế đơn giản, phổ biến là dạng thuốc nước, viên hoàn cứng,
hoàn mềm, cao mềm. Một số ít thuốc được bào chế hiện đại hơn như viên nén bao
phim, viên nang.
- Hầu hết các bài thuốc được dùng theo kinh nghiệm, tác dụng và độ an toàn
chưa được chứng minh khoa học trên thực nghiệm hoặc trên lâm sàng. Tiêu chuẩn

chất lượng chư
a cao, chưa có các chỉ tiêu định lượng hoạt chất để kiểm soát chất
lượng và bảo đảm chất lượng ổn định trong sản xuất và lưu thông.
Các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng [35], [38], [85], [94]:

11
Gần đây người ta cho rằng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng có tác
dụng trong phòng và hỗ trợ điều trị VĐKDT.
-Những loại cá giàu acid béo hệ Omega-3 gồm: cá hồi, cá thu, các trích, cá
mòi, cá ngừ, cá trống [38].
-Acid béo hệ Omega-6 GLA (tức acid gamma-linolenic): có khả năng ngăn
chặn tiến trình sản sinh ra các chất prostaglandin gây chứng viêm [94].
-Các vitamin C, D, E, K và beta-carotene (có tác dụng chống oxy hóa) có
thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Vitamin C và D có khả năng
cải thiệ
n bệnh viêm xương- khớp.
Những nghiên cứu mới về các hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm
khớp:
Những năm gần đây các nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm và đẩy mạnh việc
nghiên cứu tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng
của VĐKDT. Kết quả thu được rất khả quan: dường như tất cả những chất có tác
dụng ch
ống viêm, chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch đều thể hiện tác dụng cải
thiện rõ rệt các chứng viêm, sưng, đau khớp và hệ thống miễn dịch ở chuột bị gây
VĐKDT tiến triển. Các hợp chất được phát hiện có tác dụng chống viêm khớp trên
thực nghiệm và một số chất đã được thử nghiệm trên lâm sàng rất phong phú về số
lượng và đa dạ
ng về cấu trúc hóa học, là những chất, nhóm chất rất phổ biến trong
thiên nhiên, như: saponin, flavonoid, glucosid, anthraquinon, terpenoid, lacton, dầu
nhựa v.v Kết quả này mở ra triển vọng sử dụng các hợp chất tự nhiên một cách

hiệu quả và ít độc hại trong điều trị các triệu chứng VĐKDT. Xu hướng chung
hiện nay là nghiên cứu sàng lọc, chiết xuất định hướng tìm các chất, nhóm chất
hoặc cao tinh chế tiêu chuẩn dùng làm thuố
c thay vì sử dụng cao toàn phần. Một
số thuốc thảo mộc cũng được thử nghiệm trên lâm sàng có kết quả khả quan. Dưới
đây là một số thí dụ:
Các hợp chất phenolic:
Catechin: Catechin với liều uống 60, 120mg/kg thể trọng đã ức chế viêm,
sưng bàn chân và chỉ số viêm đa khớp ở chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [70].
Flavonoid: Flavonoid toàn phần chiết xuất từ Turpinia arguta Seen vớ
i các
liều thử 80, 160, 320 mg/kg thể trọng đã giảm viêm, sưng và những thay đổi bệnh
lý ở bàn chân chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [68 ]. Flavonoid toàn phần

12
chiết xuất từ Litsea coreana Levl. với các liều thử 50, 100, 200 mg/kg đã ức chế
viêm khớp ở chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [107].
Astilbin: Cai và cs. (Trường Đại học Dược Nam Kinh Trung Quốc) đã nghiên
cứu tác dụng chống viêm khớp của astilbin - flavonoid chiết xuất từ thổ phục linh
(Rhizoma Smilacis glabrae) trên chuột gây viêm khớp bằng collagen so sánh với
cyclosporin A (CsA). Kết quả cho thấy astilbin và CsA đều ức chế sưng bàn chân
chu
ột và sự viêm khớp nhưng khác với CsA là astilbin không làm giảm trọng
lượng cơ thể chuột như CsA. Giải phẫu khớp cho thấy ở chuột không được điều trị
khớp bị sưng, tăng sinh hoạt dịch và sụn khớp bị phá hủy. Trong khi đó ở chuột
được điều trị bằng astilbin hoặc CsA khớp được bảo toàn. Các tác giả cho rằng
astilbin có thể là chất đi
ều trị viêm khớp có hiệu quả như CsA nhưng ít độc hơn
[44].
Epigallocatechin-3-gallate (EGCG): “Epigallocatechin-3-gallate - một hợp

chất trong trà xanh có thể trở thành phương thuốc hiệu nghiệm đối với những
người bị bệnh thấp khớp" là kết luận của các nhà nghiên cứu tại ĐH Sức khỏe
Michigan. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hợp chất chống viêm được chiết xuất từ
trà xanh và nhận thấy rằng hợp ch
ất có tên epigallocatechin-3-gallate có thể ức chế
khả năng sản xuất một số loại phân tử gây viêm và hủy hoại các khớp. Hợp chất
này trong trà xanh cũng được xem là có tác dụng tiêu viêm và giúp phục hồi các
khớp bị viêm [35]. Nhiều nghiên cứu khác cũng xác nhận tác dụng cải thiện viêm
khớp của EGCG trên chuột thực nghiệm [81].
Anthraquinon: Cho chuột uống anthraquinon toàn phần (60 và 120 mg/kg)
chiết xuất từ thiến thảo (Rubia cordifolia L.) đã làm giảm viêm, s
ưng khớp, giảm
mức interleukin 1, 2, 6 và yếu tố hoại tử (TNF) ở chuột bị gây viêm khớp bổ trợ
[103].

Glucosid
:
Paeoniflorin -

glucosid chiết xuất từ Radix Paeoniae albae với các liều 5,
10, 20 mg/kg thể trọng chuột x 14 - 20 ngày đã ức chế viêm khớp và khôi phục
trọng lượng các cơ quan miễn dịch ở chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm [120].
Cho chuột bị gây viêm khớp thực nghiệm uống glucosid toàn phần (50,100 mg/kg
thể trọng) chiết xuất từ mẫu đơn (Paeonia lactiflora Pall) đã ức chế viêm khớp tiến
triển ở chân chu
ột [109].


13
Glucosid toàn phần (30, 60, 120 mg/kg) chiết xuất từ mộc qua (Chaenomeles

speciosa) có tác dụng giảm viêm, sưng, đau và chỉ số viêm đa khớp trên toàn thân
chuột bị gây viêm đa khớp bằng nghiệm pháp bổ trợ [51].
Terpenoid:
Andrographolide: Viên Paractin® bào chế từ cao xuyên tâm liên
[Andrographis paniculata (Burm. f.) Wall ex Nees] có 30% các andrographolide
toàn phần đã được thử nghiệm lâm sàng trên 60 bệnh nhân VĐKDT tiến triển ở
Chilê. Kết qủa bước đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm các triệu chứ
ng như
viêm, sưng khớp, chỉ số thấp khớp, IgA Các tác giả cho rằng các andrographolide
có triển vọng trong điều trị các triệu chứng VĐKDT [43].
Artesunate: Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Mỹ và Trung
quốc cho thấy artesunate - dẫn xuất của artemisinin có tác dụng ức chế sự biểu
hiện của yếu tố sinh mạch máu trên nguyên bào sợi của hoạt dịch phân lập từ
người bệ
nh VĐKDT tiến triển. Vì vậy nhóm tác giả cho rằng artesunate có triển
vọng trong điều trị VĐKDT [110].
Saponin:

Saponin từ bồ kết (Gleditsia sinensis. Lam.): Cho chuột uống phân đoạn
saponin toàn phần chiết xuất từ cây bồ kết với các liều 50, 100 và 200 mg/kg thể
trọng đã làm giảm mức độ trầm trọng của viêm khớp bị gây bởi collagen II. Xét
nghiệm mô bệnh học khớp xương chuột
được điều trị bằng saponin cho thấy giảm
sự thâm nhiễm viêm của tế bào, giảm sự tăng sinh hoạt dịch ở khớp và giảm kháng
thể tự miễn kháng collagen II trong huyết thanh [59].

14
1.2. Một số thông tin chung về 17 vị thuốc trong bài thuốc – đối tượng nghiên cứu của đề tài
Bảng 1.2. Các thông tin về các vị thuốc trong bài thuốc
Stt Tên vị thuốc

Tính vị,
quy kinh
Công năng Chủ trị Thành phần hóa học chính
Tác dụng dược lý
1
Bạch mao
căn (Rhizoma
Imperatae
cylindricae)
Ngọt, lạnh.
Vào các
kinh phế, vị,
bàng quang.
[14], [15]
Thanh nhiệt
giải biểu,
khu phong
trừ thấp, lợi
thủy thông
lâm, tiêu
viêm. [14],
[15]
Cảm mạo phát sốt,
phong thấp đau
lưng, nhức xương,
viêm khớp, sưng
gối, kinh nguyệt
không đều, ứ huyết
trong bụng, hàn
thấp, chân tay co

quắp, bí tiểu tiện,
đái buốt. [14], [15]
Lignan gravinon A và B,
sesquiterpen cylindren,
arundoin, biphenyl ether
cylindol A và B, hợp chất
phenol imperanen [67], [75],
[76], [77], [84].

Dịch chiết nước rễ cỏ tranh có tác dụng
lợi tiểu, cầm máu, kháng khuẩn. Chất
coixol có trong thân rễ có tác dụng ức
chế sức co bóp của cơ vân. Imperanen
có tác dụng ức chế ngưng kết tiểu cầu
thỏ. Ngoài ra, rễ cỏ tranh còn có tác
dụng an thần, giải nhiệt, giảm đau [2],
[52].
2
Bạch hoa xà
(Herba
Plumbagonis
zeylanicae)
Vị đắng,
chát, tính
hơi ấm, có
độc
[15]
Khử phong,
giảm đau,
tán ứ, tiêu

thũng, giải
độc, sát
trùng [15]
Tràng nhạc, bạch
huyết, bế kinh, tăng
huyết áp [15]
Toàn cây bạch hoa xà có
flavonoid, hợp chất phenol,
triterpen, acid hữu cơ. Trong
rễ, thân, lá đều có plumbagin
[13], [22], [27], [28], [45],
[91].

Dịch chiết bạch hoa xà có tác dụng
chống viêm, chống đông máu, chống
oxy hóa, chống u. [2]. Nguyễn Thị Vân
Thái và cs. đã chứng minh bạch hoa xà
có tác dụng điều trị viêm quanh khớp
vai [30].
Plumbagin có tác dụng gây chết tế bào
theo chương trình ở nhiều dòng tế bào
ung thư và tác dụng kháng khuẩn mạnh
[13], [22], [27], [28], [45], [91].
3
Câu đằng
Ngọt, mát, Thanh nhiệt, Đau đầu, chóng Thành phần hóa học chính là Nước sắc câu đằng, alcaloid toàn phần

15

(Ramulus

cum Unco
Uncariae)
vào 2 kinh
can, tâm bào
[14], [15]
bình can, trừ
phong, trấn
kinh. [14],
[15]
mặt, hoa mắt, ù tai
do huyết áp cao, trẻ
em sốt cao kinh
giật, nổi ban, lên
sởi, sưng khớp
(phong nhiệt) [14],
[15]
alcaloid. Thân và rễ câu đằng
U. rhynchophyla chứa 0,041%
alcaloid toàn phần, trong đó
rhynchophylin chiếm 28,9%,
isorhynchophylin chiếm
14,7%.

của câu đằng, hoạt chất rhynchophylin
có tác dụng hạ huyết áp rất rõ rệt trên
động vật thực nghiệm. Ngoài ra, câu
đằng có tác dụng chống lo
ạn nhịp tim,
an thần, chống co thắt cơ trơn [2].
Uncaria tomentosa được đánh giá là

một trong những cây thuốc có hiệu quả
trong điều trị viêm đa khớp dạng thấp
[82], [95], [96].
4
Cốt khí
(Radix
Polygoni
cuspidati)
Hơi đắng,
hơi lạnh,
vào các kinh
can, đởm,
phế.
[14], [15]
Khu phong
lợi thấp, tán
ứ chỉ thống,
ngừng ho
tiêu đờm.
[14], [15]
Khớp xương tê đau,
hoàng đản do thấp
nhiệt, bụng báng,
ho có nhiều đờm,
bỏng nước, bỏng
lửa, ung thũng sang
độc (mụn lở, nhọt
độc), sưng đau do
sang chấn. [14],
[15]

Thành phần hóa h
ọc chủ yếu
trong cốt khí là các polyphenol
như flavonoid, anthranoid [92].
Hợp chất stilben có trong cốt
khí củ là resveratrol đã được
chứng minh là hoạt chất có tác
dụng chống oxy hóa, chống lão
hóa, chống ung thư, chống
viêm, kháng khuẩn và nhiều
tác dụng khác [65], [74], [78].
Cốt khí củ có tác dụng chống viêm trên
các mô hình gây viêm thực nghiệm: gây
phù chân chuột bằng kaolin và dextran,
gây rỉ dịch màng phổi bằng tinh dầu
thông, gây u hạt dưới da bằng amian,
gây viêm dị ứng và viêm đa khớp b
ằng
vaccin BCG, có tác dụng giảm đau trên
cả 2 mô hình mâm nóng và gây đau
xoắn bụng bằng acid acetic [2], [18].
5
Hy thiêm
(Herba
Siegesbeckiae
)
Cay, đắng,
lạnh; vào
các kinh
can, thận

[14], [15]
Khu phong
thấp, lợi
quan tiết
(khớp
xương), giải
độc [14],
[15]
Phong thấp tê đau
(thuộc nhiệt), gân
cốt mềm yếu, lưng
gối mỏi rời rã, tứ
chi tê buốt, bán
thân bất toại, phong
chẩn thấp sang
(thuộc nhiệt) [14],
[15]
Thành phần hóa học chủ yếu
trong hy thiêm là ent-pimarane
diterpenoid và
diterpenoid
glycosid
(darutigenol,
darutosid, hythiemosid A và
B, 7beta-hydroxydarutigenol,
9beta-hydroxydarutigenol, 16-
O-acetyldarutigenol, 15,16-di-
O-acetyldarutosid ) [24], [55],
[89], [116].
Lá hy thiêm có tác dụng ức chế khá

mạnh giai đoạn viêm cấp tính trong thí
nghiệm gây phù chân chuột cống trắng
bằng kaolin và ức chế nhẹ giai đoạn
viêm mạn tính [2]. Dịch chiết cồn hy
thiêm và các diterpenoid của hy thiêm
có tác dụng ức chế miễn dịch trên thực
nghiệm in vivo [99], [108]. Hợp chất
pubetalin phân lập từ hy thiêm có tác
dụng độc tế bào mạnh trên các dòng tế

16
bào ung thư B16 melanoma, A549,
L1210 với ED
50
tương ứng là 0,45,
0,79, 0,37µg/ml [83].
6
Hoàng lực
(Caulis
Zanthoxyli
nitidi)
Vị cay, tính
ấm, có độc;
vào 3 kinh
phế, tỳ và
thận [20]
Tán hàn,
trục thấp, ôn
trung, trị
hỏa, sát

trùng [20]
Chữa bụng lạnh
đau, thổ tả, tẩy giun
[20]
Alkaloid (nitidin chelerythin,
dihydrochelerythrin,
oxyavicin, 8-
methoxychelerythrin, 8-
hydroxydihydrochelerythrin) là
thành phần chính của hoàng
lực [47], [64], [66].

Các alcaloid nitidin và chelerythin có
tác dụng chống ung thư trên thực
nghiệm và cũng có tác dụng nhất định
trên lâm sàng đối với bệnh bạch cầu hạt
mạn tính. Ở Trung Quốc, đã có báo cáo
lâm sàng: dung dịch tiêm chế từ hoàng
lực liều tương đương 3g dược liệu/ngày
có tác dụng giảm đau trên 500 bệnh
nhân đau dây thần kinh, đau đầu, đau
phong thấp, đau dạ dày [3]. Các alkaloid
benzophenanthridin trong hoàng lực
nitidin, dihydrochelerythrin, oxyavicin,
8-methoxychelerythrin và 8-
hydroxydihydrochelerythrin có tác dụng
chống viêm và giảm đau như
hydrocortison [60].
7
Tang chi

(Ramulus
Mori albae)
Hơi đắng,
bình. Vào
kinh can
[14], [15]
Trừ phong
thấp, thông
lợi khớp.
[14], [15]
Khớp vai, khớp
cánh tay đau, tê bại
[14], [15]
Hầu hết các công bố tập trung
nghiên cứu trên lá, quả và vỏ
rễ, chưa tìm được những
nghiên cứu trên cành của dâu
tằm. Trong lá của cây dâu tằm
có chứa flavonoid, prenyloid,
benzofuran…[111].

Dịch chiết methanol của lá dâu tằm có
tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch
[48], [41].

17
8
Tất bát
(Fructus
Piperis longi)

Cay, nóng,
vào các kinh
vị, đại
trường
[14], [15]
Ôn trung,
tán hàn, hạ
khí, chỉ
thống [14],
[15]
Thượng vị đau
lạnh, nôn mửa, tiêu
chảy, thiên đầu
thống. Dùng ngoài
chữa đau răng [14],
[15]
Alkaloid khung piperidin,
phenolic amid và tinh dầu [71],
[72].

Cao chiết cồn và các alkaloid đã được
chứng minh có tác dụng chống kết tập
tiểu cầu in vitro [63], [86]. Tất bát có tác
dụng chống oxy hóa, bảo v
ệ tế bào thần
kinh, tim [98], [101], [106]. Rễ tất bát
đã được chứng minh có tác dụng giảm
đau trên thực nghiệm [86].
9
Tầm gửi

(Herba
Loranthi)
Đắng, bình;
vào hai kinh
can, thận
[14], [15]
Bổ gan thận,
mạnh gân
xương, an
thai, lợi sữa
[14], [15].
Gân cốt tê đau,
động thai, phụ nữ
sau khi đẻ ít sữa
[14], [15].
Thành phần chính trong các
loài tầm gửi là flavonoid như
quercetin, avicularin.

Tang ký sinh có tác dụng hạ huyết áp,
lợi niệu trên chó mèo ở liều 0,4-0,5g/kg
thể trọng, làm giãn mạch ngoại biên in
vitro và giảm trương lực cơ trơn và nhu
động ruột thỏ cô lập [17], [29]. Tang ký
sinh L. parasiticus được chứng minh là
có tác dụng giúp tăng mức độ hồi phục
xương bị tổn thương [112].
10
Thiên niên
kiện

(Rhizoma
Homalomena
e)
Đắng, cay,
ấm; Vào các
kinh can,
thận
[14], [15]
Trừ phong
thấp, mạnh
gân xương
[14], [15]
Phong hàn tê đau,
thắt lưng đầu gối
đau lạnh, chân co
rút tê bại [14], [15]
Serquiterpenoid, tinh dầu,
triterpenoid, acid béo [79],
[114].
Thân rễ thiên niên kiện có tác dụng ức
chế yếu phù bàn chân chuột gây bằng
kaolin, không ảnh hưởng trên u hạt thực
nghiệm gây bằng amian và gây thu teo
tuyến ức chuột cống đực non mức độ
y
ếu [3]. Serquiterpenoid của thiên niên
kiện có ảnh hưởng đến sự phát triển của
tế bào xương in vitro [117].
11
Tục đoạn

(Radix
Dipsaci)

Đắng, cay,
hơi ấm; vào
các kinh
can, thận
Bổ gan thận,
mạnh gân
xương, nối
chiết thương
(làm lành
Thắt lưng, đầu gối
mỏi yếu, phong
thấp tê đau, băng
huyết, rong huyết,
kinh nguyệt nhiều,
Saponin triterpen là thành phần
chính trong tục đoạn D. asper,
ngoài ra còn có các hợp chất
iridoid, bis-iridoid glycozid,
polysaccharid [32], [33], [61],
Trong tục đoạn có các ho
ạt chất có tác
dụng độc tế bào (saponin), chống oxy
hóa (dẫn xuất của acid caffeoyl quinic),
điều hòa miễn dịch (polysaccharid) [61],
[62], [119]. Dich chiết rễ tục đoạn có

×