Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN GIÚP HS ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN NGỮ VĂN QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI NGẮN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.85 KB, 28 trang )

SKKN:GIÚP HS ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN MÔN NGỮ
VĂN QUA HỆ THỐNG CÂU HỎI NGẮN
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học
tập, trước hết nhằm đánh giá trình độ năng lực của học sinhvào những thời điểm cụ
thể, theo mục tiêu của chương trình môn học, sau đó giúp việc ôn tập kiến thức cơ bản
của học sinh được dễ dàng, thuận tiện.Vì vậy chúng ta cần lựa chọn một hình thức
kiểm tra sao cho phù hợp để vừa giúp học sinh ôn tập được kiến thức cơ bản mà vẫn
tạo cho các em cảm giác mới mẻ.
Mặt khác văn bản chương trình giáo dục cấp THPT điều 27, mục 2, chương II
Luật giáo dục 2005 có qui định: “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục THCS hoàn thiện học vấn phổ thông”. Như vậy,
mục đích cuối cùng của việc dạy học là giúp học sinh củng cố và hoàn thiện được
kiến thức.
Trên thực tế chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 đã thực hiện sự đổi mới
theo hướng trên. Đó là sự tiếp tục và thống nhất với chương trình Sách giáo khoa Ngữ
văn ở cấp THCS. Tuy nhiên, vẫn còn một vài điều bất cập.Trong khi các tiết luyện tập
củng cố kiến thức chủ yếu là rèn luyện cách dùng từ, lựa chọn biện pháp tu từ, lập dàn
ý trong bài văn nghị luận ….thì việc kiểm tra lại tập trung vào các dạng văn bản như :
thuyết minh, biểu cảm. Như vậy việc ôn tập kiến thức cơ bản của học sinh cũng như
việc diễn đạt triển khai suy nghĩ của bản thân là rất khó khăn.
Trong khi đó, hình thức ra đề kiểm tra hiện nay: 30% trắc nghiệm, 70% tự luận
cho thấy mặc dù có thể đề cập đến nhiều mảng kiến thức và kỹ năng khác nhau của
chương trình sách giáo khoa, nhưng lại khó có thể đánh giá được khả năng tư duy và
trình độ diễn đạt của học sinh. Cũng khó phân loại được khả năng cảm thụ nghệ thuật
của các em.
1
Trên cơ sở đó, để có thể giúp các em học sinh ôn tập được kiến thức cơ bản mà
vẫn tạo cho các em cảm giác mới mẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp kiểm tra
ôn tập mới, thay việc kiểm tra như hiện nay bằng việc “ giúp học sinh ôn tập kiến thức


cơ bản môn Ngữ Văn qua hệ thống câu hỏi kiểm tra ngắn”.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1.Mục đích:
Nhằm tìm ra một phương pháp ôn tập kiểm tra mới khác với các phương pháp
khác để vừa giúp học sinh ôn tập kiến thức cơ bản vừa rèn luyện cho các em cách
diễn đạt, lựa chọn từ ngữ.
Góp phần vào việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mà
trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá.
2. Nhiệm vụ:
Bước đầu khảo sát hệ thống các đề kiểm tra trước đây và hiện nay, so sánh đối
chiếu với đề kiểm tra mới để tìm ra một phương pháp ôn tập kiểm tra thích hợp với
học sinh.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng:
Với đề tài này, tôi dừng ở góc độ tìm hiểu các đề kiểm tra
2. Phạm vi nghiên cứu
Sách giáo khoa chương trình Ngữ Văn 10 chuẩn và nâng cao- NXB Giáo Dục
năm 2007.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp khảo sát thống kê
2. Phương pháp đối chiếu so sánh
2
3
B. PHẦN NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Nội dung
1. Nhìn nhận về các dạng đề kiểm tra
Những năm vừa qua, chúng ta đã có những điều chỉnh nhất định ở khâu kiểm
tra đánh giá. Chẳng hạn như phối hợp các hình thức kiểm tra như kiểm tra miệng,
kiểm tra viết, kiểm tra phối hợp vừa đòi hỏi học sinh trả lời câu hỏi một cách ngắn
gọn vừa yêu cầu làm bài nghị luận trọn vẹn:

Ví dụ:
Câu 1: ( 2 điểm ) Đặc trưng nghệ thuật của ca dao yêu thương tình nghĩa.
Câu 2: ( 8 điểm ) Phân tích giá trị đặc sắc của tiếng cười trong truyện “
nhưng nó phải bằng hai mày”.
Hay phối hợp giữa nghị luận Văn học và nghị luận chính trị xã hội .
Ví dụ: Nhà văn Nga Ê-li-a Ê- ren- bua có nói: “ dòng suối đổ vào sông, sông đổ
vào đại trường giang Vôn- Ga. Con sông Vôn-Ga đi ra biển. Lòng yêu làng xóm yêu
miền quê trở thành lòng yêu tổ quốc”. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng các bài ca
dao mà em đã học và đã đọc.
Có thể thấy một số đề kiểm tra trên đã rèn luyện cho học sinh khả năng diễn đạt
nhưng phần kiến thức mà học sinh tiếp nhận được mới chỉ dừng ở một số bài, một số
vấn đề cơ bản. Đôi khi do hạn chế của chương trình nên trong kiểm tra đánh giá có
lúc lại quá thiên về nghị luận chính trị xã hội, khi lại thiên về nghị luận Văn học.
Ví dụ 1 : Đề bài về nghị luận chính trị xã hội
Cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả.Anh (chị) nghĩ như thế nào về mối
quan hệ đó?
4
Ví du 2 : Đề bài nghị luận Văn học
Có ý kiến cho rằng: “ chủ nghĩa yêu nước là nội dung cơ bản xuyên suốt quá
trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam”. Hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên.
Hiện nay, theo yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở tất cả các
môn học, ở tất cả các cấp học, việc đổi mới ra đề kiểm tra cũng được đặt lên hàng
đầu. Dạng đề được áp dụng nhiều nhất hiện nay là kết hợp giữa trắc nghiệm và tự
luận. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy có những bất cập. Với cấu trúc đề 30% trắc
nghiêm, 7% tự luận thì ít nhất học sinh sẽ có đến 3 điểm cho một bài viết mà không
cần tư duy hay vận dụng khả năng diễn đạt, lựa chọn từ ngữ. Mặt khác, đề tự luận
thường khó có thể bao quát được nhiều bài, nhiều phần của chương trình. Vì thế, học
sinh dễ học lệch, dễ chép bài mẫu ( theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên- thực hiện
chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Ngữ Văn, NXB Giáo Dục- 2006 ).

Chính vì vậy, sáng kiến tôi đưa ra ở đây mong tìm đến một phương pháp kiểm
tra mới vừa giúp học sinh luyện tập được các diễn đạt, lại vừa có thể ôn tập toàn bộ
kiến thức đã có về tất cả các phần: làm văn, tiếng Việt, đọc hiểu văn bản theo đúng
yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa.
2. Ra đề theo hệ thống câu hỏi ngắn
a. Ưu điểm:
Trong thời kì ôn tập mục tiêu cần đặt ra với tất cả giáo viên và học sinh là làm
thế nào trong thời gian ngắn, củng cố được nhiều nội dung kiến thức cơ bản nhất và
kích thích tư duy của học sinh mạnh nhất để chuẩn bị cho các em tâm thế đối mặt với
các đề thi. Nếu dùng hình thức kiểm tra truyền thống ( viết bài trong 15 phút hoặc 180
phút ) hoặc hình thức kiểm tra trắc nghiệm kết hợp tự luận sẽ không thích hợp vì mỗi
lần chỉ kiểm tra một vài vấn đề thậm chí một vài khía cạnh của vấn đề. Như vậy, cho
dù có dùng tất cả thời gian trên lớp vào việc kiểm tra cũng không thể bao quát hết
chương trình.
Phương pháp kiểm tra mới theo hệ thống câu hỏi ngắn sẽ hoàn chỉnh những
thiếu sót đó. Trong vòng hai tiết học, học sinh sẽ làm được khoảng từ 10 đến 20 câu
5
hỏi tuỳ theo độ khó dễ. Mỗi câu chỉ để khoảng từ 10 đến 20 dòng để học sinh viết câu
trả lời. Với số lượng câu hỏi lớn, học sinh buộc phải nghĩ nhanh. Với số dòng giới
hạn, học sinh buộc phải tự điều chỉnh cách diễn đạt sao cho gọn gàng nhất. Như vậy
cùng một lúc, học sinh vừa phải làm sống dậy kiến thức trong trí não, vừa phải trải
qua thao tác lựa chọn phần kiến thức thích hợp đáp ứng yêu cầu câu hỏi, vừa tự rèn
cách diễn đạt, lựa chọn từ ngữ sao cho thích hợp nhất. Nói cách khác, phương pháp
này sẽ giúp học sinh ôn tập được kiến thức cơ bản mà vẫn tạo cho các em cảm giác
mới mẻ.
Ngoài ra phương pháp này còn giúp cho học sinh hình thành được dàn ý cơ bản
cho mỗi đề văn nghị luận từ đó triển khai rộng thành bài viết. Mặt khác còn giúp rèn
luyện cho học sinh viết đoạn văn nghị luận, theo yêu cầu của môn học.
b. Yêu cầu của hệ thống câu hỏi
Giáo viên phải hết sức chú ý đến hệ thống câu hỏi đưa ra cho học sinh đảm bảo

làm sao trong thời gian từ 1 đến 2 tiết học sinh có thể trả lời gọn từ 10 đến 20 câu hỏi
trong giới hạn từ 10 đến 20 dòng. Muốn vậy câu hỏi phảI đảm bảo theo các yêu cầu
sau:
* Câu hỏi phải mang tính khái quát cao, không được quá chi tiết vụn vặt gây
khó khăn cho học sinh trong việc lựa chọn phần kiến thức để trả lời:
Ví dụ:
Tư tưởng chiến lược xuyên suốt tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
Học sinh phải trả lời được hai vấn đề:
- Đối với dân thể hiện qua hai câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Đối với kẻ thù thể hiện qua hai câu: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Từ đó rút ra kết luận tư tưởng chiến lược xuyên suốt Bình Ngô Đại Cáo chính
là tư tướng nhân nghĩa.
* Câu hỏi không được quá khó hoặc quá dễ. Cần lưu ý vào các vấn đề kiến thức
trọng tâm của bài học để học sinh nắm được nét cơ bản của bài học đó.
6
Ví dụ: Trọng tâm của văn bản: “ thư dụ Vương Thông lần nữa- Nguyễn Trãi”
( SGK Ngữ văn 10 nâng cao- NXB Giáo Dục 2007 )là: Chiến lược mưu phạt tâm
công và nghệ thuật lập luận chặt chẽ của Nguyễn Trãi. Vì thế giáo viên có thể ra đề
vào một trong hai vấn đề đó. Cụ thể: “ chiến lược mưu phạt tâm công của Nguyễn
TrãI trong thư dụ Vương Thông lần nữa.” từ đó học sinh phải huy động kiến thức về
phần nội dung của văn bản để trả lời.
* Câu hỏi cần phải giúp học sinh vận dụng được các thao tác lập luận khác
nhauđể giảI quyết vấn đề.
Ví dụ 1: Đọc đoạn thơ sau đây trong Truyện Kiều (từ câu 107 đến câu 110)và
chỉ ra điểm tương đồng với Đọc Tiểu Thanh ký:
Rằng hang nhan tự thuở xưa,
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu
Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?
(Sách giáo khoa Ngữ văn 10- cơ bản, NXB giáo dục 2007)
Với câu hỏi này yêu cầu học sinh phải vận dụng thao tác lập luận so sánh và
thao tác giải thích để làm rõ vấn đề
Ví dụ 2: Tiếng khóc trong Đọc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du
Học sinh cần phải vận dụng thao tác phân tích và chứng minh
Từ sự phân tích trên có thể thấy phương pháp kiểm tra theo hệ thống câu hỏi có
những thuận lợi trong việc rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tổng hợp. Điều đó
đòi hỏi người giáo viên cần nắm chắc một số các yêu cầu cơ bản để hệ thống câu hỏi
phù hợp với trình độ và năng lực của học sinh.
c. Giáo án thể nghiệm
Ở đây tôi đưa ra ba giáo án thể nghiệm một của chương trình cơ bản và một của
chương trình nâng cao và một của chương trình bám sát.Ba giáo án này là hệ thống
câu hỏi tôi đã thực hiện tại hai lớp: 10a14(học theo chương trình cơ bản) và lớp
10cc8(học theo chương trình nâng cao) của trường THPT Cẩm Thuỷ I.
7
Giáo án 1: Đề kiểm tra số 5
Môn: Ngữ Văn 10- Cơ bản
Thời gian: 2 tiết
Họ và tên:…………………………… Lớp:…………………….
Hãy trả lời mỗi câu hỏi dưới đây trong khoảng từ 10 đến 20 dòng
Câu 1: Niềm tự hào dân tộc của Trương Hán Siêu qua bài “Phú sông Bạch Đằng”
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
8
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 3: Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và chất văn chương trong Bình Ngô
đại cáo của Nguyễn Trãi
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 4: Ý thức dân tộc và tư tưởng thân dân trong Bình Ngô đại cáo
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
9
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 5: Vì sao có thể nói “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương đã thể hiện niềm
tự hào,sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Câu 6: Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là người mở đường cho sự phát triển của thơ ca
Tiếng Việt?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
10
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 7: Ý nghĩa lời ca của nhân vật khách kết thúc bài “Phú sông Bạch Đằng” của
Trương Hán Siêu.
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
11
Câu 8:Cơ sở nào để dẫn đến nhận xét “Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật
của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam”?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 9: Phân tích kết cấu phần tiểu dẫn của văn bản Bình Ngô Đại Cáo
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
12
Câu 10: Phân tích biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Xưa phù du mà nay đã phù sa
Xưa bay đi mà nay không trôi mất
( Nay đã phù sa-Chế Lan Viên )
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Giáo án 2: Đề kiểm tra văn học
Môn: Ngữ văn 10-nâng cao
Thời gian: 1 tiết
Họ và tên:…………………………… Lớp:…………………….
Hãy trả lời mỗi câu hỏi dưới đây trong khoảng từ 10 đến 20 dòng
Câu 1: Triết lý của Trương Hán Siêu về chiến thắng lịch sử trên sông Bạch Đằng qua
phú sông Bạch Đằng.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
13
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Nghệ thuật lập luận trong “Thư dụ Vương Thông lần nữa” (Nguyễn Trãi)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 3: Tư tưởng chiến lược xuyên suốt tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
là tư tưởng gì?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
14
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………
Câu 4: Tại sao nói Nguyễn Trãi là người mở đường cho sự phát triển của thơ ca Tiếng
Việt?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 5: Yếu tố truyền kỳ trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn
Trãi.Ý nghĩa của những yếu tố đó?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
15
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Giáo án 3: Đề kiểm tra văn học
Môn: Ngữ văn 10 nâng cao- chưong trình bám sát
Thời gian: 1 tiết
Họ và tên:…………………………… Lớp:…………………….
Hãy trả lời mỗi câu hỏi dưới đây trong khoảng từ 10 đến 20 dòng
Câu 1: Giá trị cơ bản của văn học dân gian với sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân
dân ta xưa và nay?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
16
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 2: Nêu khái quát điều kiện, hoàn cảnh lịch sử-xã hội-văn hoá chi phối sự ra đời
và định hình những đặc điểm cơ bản của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn
học trung đại Việt Nam.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn quan sát cảnh trăng lên.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
17
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 4: Hãy xây dựng hệ thống luận điểm cho luận đề: Truyện ngụ ngôn “Đẽo cày
giữa đường” cho ta bài học bổ ích về cách tiếp thu ý kiến của người khác.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 5: Yếu tố phật giáo trong “Cáo bệnh bảo mọi người” của Mãn Giác thiền sư?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
18
Lưu ý: Các đề kiểm tra này vẫn có thể thực hiện theo ma trận,chỉ cần thay các câu hỏi
trắc nghiệm bằng hệ thống câu hỏi như tôI đã thực hiện ở đây.
d. Đáp án và hướng dẫn chấm
Giáo án 1: Đề kiểm tra số 5
Môn: Ngữ Văn 10- Cơ bản
Thời gian: 2 tiết
Mỗi câu trả lời chính xác, diễn đạt rõ ràng giáo viên cho 1 điểm.
Câu 1: Học sinh chỉ ra được hai phương diện sau:

- Tự hào về chiến công lịch sử hào hùng thể hiện qua lời kể say mê của
khách(Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều…) và lời kể hào hứng sôi nổi của
các bô lão khi nói về chiến công trên sông Bạch Đằng trong quá khứ.
- Tự hào về truyền thống nhân nghĩa: Qua lời kể của các bô lão tác giả khẳng
định một chân lý: bất nghĩa (như Lưu Cung) thì bại vong; anh hùng đại nghĩa,chí
nhân(như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo)thì “tiếng thơm còn mãi bia miệng không
mòn”.
Câu 2: Học sinh cần trả lời được những ý sau:
- Giá trị về mặt nội dung:
+ Mang tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc,vì đạo lý và chính nghĩa.
+ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: đó là sự kết hợp hài hoàgiữa người anh
hùng vĩ đại và “con người trần thế nhất trần gian”, đau nỗi đau con người,yêu
tình yêu con người.
- Giá trị về mặt nghệ thuật: là thành tựu nghệ thuật kết tinh trên hai bình diện
thể loại và ngôn ngữ.
+ Thể loại: Việt hoá thể thơ Đường luật, sáng tạo ra thể thơ mới thất
ngôn xen lục ngôn.
+ Ngôn ngữ: Sử dụng nhiều từ thuần Việt, vận dụng thành công tục ngữ
và ca dao, lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
Câu 3: Yếu tố chính luận và chất văn chương trong đại cáo Bình Ngô
19
- Kết cấu: Nêu tiền đề có tính chân lý làm cơ sở để lập luận .Tiếp đến soi sáng
tiền đề vào thực tiễn, chỉ rõ đâu là phi nghĩa để lên án tố cáo, đâu là chính nghĩa để
khẳng định ngợi ca. Cuối cùng rút ra kết luận chính nghĩa chiến thắng.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: liệt kê, đối lập, so sánh tương phản làm câu
văn thuật kể giàu hình ảnh, nhạc điệu. Nhịp điệu câu văn dài ngắn khác nhau(Miêu tả
thất bại của giặc thì kéo dài nhịp điệu; Miêu tả chiến thắng của quân ta ngắn gọn,
đanh thép, nhịp nhanh mạnh thể hiện khí thế mãnh liệt).
- Lời văn biến hoá linh hoạt: vừa hào hùng mạnh mẽ vừa gợi cảm, vừa khắc
hoạ khí thế rung trời chuyển đất của nghĩa quân vừa khắc hoạ sự tan tác tơi bời của

quân giặc.
Câu 4: Ý thức dân tộc và tư tưởng thân dân trong Đại cáo Bình Ngô:
* Ý thức dân tộc: Có bước phát triển mới, được quan niệm toàn diện hơn không
phải chỉ có lãnh thổ và chủ quyền như ở “Nam quốc sơn hà”(Lý Thường Kiệt), mà
còn có các yếu tố văn hiến(Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán( Phong
tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử( Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây
nền độc lập).
* Tư tưởng thân dân:
- Lòng thương dân: qua hình ảnh đau thương của người dân vô tội
Nướng dân đen trên ngọn lủa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
- Vai trò và sức mạnh của dân:
Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Câu 5: Thể hiện qua tình cảm thái độ của Hoàng Đức Lương khi biên soạn Trích
Diễm thi tập.
- Xót xa, trăn trở trước cảnh thiếu vắng sách vở tra cứu thơ văn nước ta “còn
như thơ văn Lý Trần thì không khảo cứu vào đâu được”.
- Xót xa khi nghĩ đến di sản thơ văn của dân tộc mình không được lưu giữ “
Than ôi!một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm chẳng lẽ không có quyển sách
20
nào có thể làm căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế
chả đáng thương xót lắm sao!”
Câu 6:
- Tập Quốc âm thi tập là tập thơ nôm xuất hiện sớm nhất đặt nền móng cho thơ
nôm Việt Nam. Điều đó thể hiện Tiếng Việt cũng làm được thơ luật với những yêu
cầu khẵt khe có niêm, đối….
- Vận dụng thể thơ Đường luật, việt hoá nó trở thành thể thơ thất ngôn xen lục
ngôn.
- Thơ nôm của Nguyễn Trãi là những bài thơ đẹp, trau chuốt. Điều đó thể hiện
Tiếng Việt có thể làm thơ.

- Thơ nôm Nguyễn Trãi sử dụng những chất liệu dân gian như tục ngữ, lời ăn
tiếng nói của nhân dân, tiếp thu và việt hoá ngôn ngữ thơ Đường.
Câu 7: Ý nghiã lời ca của nhân vật khách kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng.
- Ca ngợi công đức của hai vua Trần:
Anh minh hai vị thánh quân
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
- Nêu cao vai trò vị trí của con người trong chiến thắng:
Giặc tan muôn thuở thăng bình
Bởi đâu đát hiểm cốt mình đức cao
Câu 8: Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung
đại Việt Nam: cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình
tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát,
triết lý, ngôn từ vừa trang trọng hào sảng, vừa lắng đọng gợi cảm.
Câu 9: Kết cấu phần tiểu dẫn bài Đại cáo Bình Ngô
Kết cấu theo trình tự hỗn hợp.Từ đầu giới thiệu hoàn cảnh ra đời của văn bản
rồi đến ý nghĩa của văn bản tiếp đến là giới thiệu về thể cáo.Thứ tự này là thuyết minh
theo trình tự logíc.Phần kết của tiểu dẫn quay trở lại bài cáo rồi đến bố cục của nó là
thuyết minh theo trình tự không gian.
Câu 10: Biện pháp tu từ ẩn dụ.
21
- Phù du: trôi nổi bấp bênh
- Phù sa: Sự màu mỡ, tươi tốt
ẩn dụ cho cuộc đời con ngưòi có sự thay đổi đi từ khổ đau bất hạnh đến tươi vui hạnh
phúc.
Giáo án 2:
Đề kiểm tra văn học
Môn: Ngữ văn 10-nâng cao
Thời gian: 1 tiết
Mỗi câu trả lời chính xác, diễn đạt rõ ràng giáo viên cho 2 điểm.
Câu 1: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng được tác giả nhìn nhận trên hai góc độ:

- Lời ca của các bô lão khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của dòng sông và những
chiến công hiển hách ở đây, đồng thời khẳng định chân lý lịch sử: bất nghĩa bại vong,
anh hùng lưu danh thiên cổ.
- Lời ca của khách cũng tiếp nối niềm tự hào về non sông hùng vĩ, nhưng quan
niệm nhân tố quyết định trong công cuộc đánh giặc giữ nước không chỉ ở địa thế hiểm
yếu mà quan trọng là vai trò của con người trước hết là người lãnh đạo.
Câu 2: Bức thư có tính mục đích rất rõ ràng. Toàn bộ lí lẽ của bức thư đều nhằm thực
hiện mục đích “ đánh vào ý chí” của giặc, làm cho chúng lung lay.
Mở đầu là đòn phủ đầu, mắng chúng ngu xuẩn, không đáng để bàn việc binh.
đoạn chuyển tiếp tố cáo giặc Minh mưu gian chước dối, để thấy được âm mưu của
chúng không giấu được ai. Tiếp theo phân tích tình thế của giặc điều mà chúng cũng
biết nhưng muốn chia đậy, vạch rõ sáu cớ bại vong không thể chối cãi. đồng thời mở
lối rút lui bảo toàn tính mệnh, khôi phục hoà hiếu. Kết thúc bằng cách gây áp lực:
Thách đánh và sỉ nhục quân giặc.
Các ý nối tiếp nhau rất chặt chẽ, dồn giặc vào thế bí, chí cùng lực kiệt, cuối
cùng buộc giặc phải đầu hàng, rút quân về nước.
Câu 3: Tư tưởng chiến lược xuyên suốt Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi là tư
tưởng nhân nghĩa thể hiện trên hai phương diện:
22
- Đối với dân: nhân nghĩa trước hết là đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, đồng
thời bảo vệ độc lập chủ quyền và hạnh phúc của dân. Vì vậy phải chiến đấu đánh đuổi
kẻ thù.
- Đối với kẻ thù: nhân nghĩa thể hiện ở quan điểm đánh giặc bằng chiến lược
mưu phạt tâm công. Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận không gây thù oán để
hậu hoạ về sau.
Câu 4: Nguyễn Trãi đống vai trò nền móng cho thơ tiếng Việt ghi bằng chữ nôm.
- Tập Quốc Âm Thi Tập là tập thơ nôm xuất hiệ sớm nhất đặt nền móng cho
thơ nôm Việt Nam. Nó chứng tỏ tiếng Việt cũng làm được theo luật với những yêu
cầu khắt khe về niêm, đối, luật, điển cố
- Vận dụng thể thơ Đường luật, việt hoá nó trở thành thể thơ thất ngôn xen lục

ngôn.
- Thơ nôm của Nguyễn Trãi là những bài thơ đẹp, trau chuốt. Điều đó thể hiện
Tiếng Việt có thể làm thơ.
- Thơ nôm Nguyễn Trãi sử dụng những chất liệu dân gian như tục ngữ, lời ăn
tiếng nói của nhân dân, tiếp thu và việt hoá ngôn ngữ thơ Đường.
Câu 5: Yếu tố truyền kì trong “ chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
Câu chuyện đầy tính chất li kỳ bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những
hồn ma, bóng quỷ, với những cảnhvật khác thường, với chuyện người chết đI sống lại
từ dương gian xuống địa phủ, từ cõi âm về lại cõi trần. Yếu tố kì ảo là biện pháp nghệ
thuật làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện làm cho câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc.
Giáo án 3:
Đề kiểm tra văn học
Môn: Ngữ văn 10 nâng cao- chưong trình bám sát
Thời gian: 1 tiết
Mỗi câu trả lời chính xác, diễn đạt rõ ràng giáo viên cho 2 điểm.
Câu 1: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản
phẩm của quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh
23
hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Chính vì vậy văn học dân gian có vai trò
rất quan trọng trong đời sống con người. Nó lưu giữ những sinh hoạt văn hoá dân gian
đặc sắc. Đồng thời văn học đan gian cũng lưu giữ ngững truyền thống quý báu của
dân tộc là kho tri thức vô cùng phong phú của đời sống cộng đồng.
Câu 2: Trải qua trường kì lịch sử, nền văn học trung đại đã định hình những đặc điểm
và truyền thống cơ bản như gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người, luôn
hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian, từng bước tiếp thu văn học Trung Hoa trên cơ
sở tinh thần và bản lĩnh dân tộc. Những đặc điểm trên cho thấy nội dung yêu nước và
nhân đạo là nội dung xuyên suốt quá trình phát triển của văn học trung đại dựu theo
điều kiện lịch sử và hoàn cảnh xã hội mà trở thành tiếng nói chủ đạo vượt trội ở từng
giai đoạn cụ thể.
Câu 3: Yêu cầu học sinh viết được đoạn văn ngắn vận dụng tốt phương pháp quan

sát.
Câu 4: Xây dựng hệ thống luận điểm cho luận đề: Truyện ngụ ngôn “ đẽo cày giữa
đường” cho ta bài học bổ ích về cách tiếp thu ý kiến của người khác.
- Trong cuộc sống, do quan hệ, mỗi người không tránh khỏi sự tác động của
những quan điểm, những ý kiến của người khác.
- Những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về một vấn đè xuất phát từ
động cơ, quan điểm, trình độ khác nhau của người đề xuất.
- Làm việc hay suy nghĩ điều gì đều phảI có chủ kiến: trước những ý kiến của
người khác cần bình tĩnh phân tích thấu đáo, gạn lọc để tiếp thu.
Câu 5: Yếu tố phật giáo trong “Cáo bệnh bảo mọi người” (Mãn Giác thiền sư).
Bài thơ thể hiện sự bừng ngộ về tâm phật, dùng để ngộ giải cho đệ tử. Bài thơ
vừa khẳng định sự trường tồn của bản thể, của vạn pháp trước những thay đổi của
thiên nhiên , của cuộc đời, vừa chan chứa cảm xúc, sâu đậm tình người, có ý nghĩa
khẳng định và ngợi ca sức sống mạnh mẽ, niềm lạc quan tin tưởng và yêu đời của con
người vượt lên trên mọi hoàn cảnh sống dù hết sức ngặt nghèo.
2. Kết quả.
24
Trong năm học 2007-2008, tôi đã tiến hành phương pháp kiểm tra theo hệ
thống câu hỏi tại hai lớp 10A14( học theo chương trình cơ bản ) và 10CC8 ( học theo
chương trình nâng cao, có tiết bám sát ) của trường THPT Cẩm ThuỷI. Kết quả đạt
được như sau:
- Học sinh có khả năng kể tên tất cả các văn bản được học trong chương trình
ngữ văn 10 nhờ được rà soát kiến thức qua hệ thống câu hỏi kiểm tra.
- Rèn luyện được cách viết đoạn văn nghị luận theo các thao tác khác nhau.
- Có khả năng nhận biết và nhạy bén với các yêu cầu khác nhau của đề bài.
Kết quả cụ thể:
Lớp Kết quả HKI Kết quả HKII
Điểm thi HK TBM học kỳ Điểm thi HK TBM học kỳ
10A14
sĩ số 51

40 học sinh đạt
điểm TB trở lên
( chiếm 78%)
40 học sinh đạt
điểm TBM từ
TB trở lên
( chiếm78%)
51 học sinh đạt
điểm TB trở lên
( chiếm100%)
51 học sinh đạt
điểm TBM từ
TB trở lên
( chiếm 100%)
10CC8
sĩ số 46
38 học sinh đạt
điểm TB trở lên
( chiếm83%)
40 học sinh đạt
điểm TBM từ
TB trở lên
( chiếm 87%)
46 học sinh đạt
điểm TB trở lên
( chiếm100%)
46 học sinh đạt
điểm TBM từ
TB trở lên
( chiếm 100%)

So sánh kết quả này với kết quả của lớp 10A15 thực hiện theo phương pháp
kiểm
tra trắc nghiệm kết hợp tự luận
Lớp Kết quả HKI Kết quả HKII
Điểm thi HK TBM học kỳ Điểm thi HK TBM học kỳ
10A14
sĩ số 51
40 học sinh đạt
điểm TB trở lên
( chiếm78%)
40 học sinh đạt
điểm TBM từ
TB trở lên
( chiếm 78%)
51 học sinh đạt
điểm TB trở lên
( chiếm100%)
51 học sinh đạt
điểm TBM từ
TB trở lên
( chiếm 100%)
25

×