ĐẶT VẤN ĐỀ
Trĩ là một hệ thống đám rối tĩnh mạch sinh lý bình thường nằm ở vùng hậu môn
trực tràng, do một nguyên nhân cơ hội nào đấy làm cho tĩnh mạch trĩ sa giãn không hồi
phục, khi đó gọi là bệnh trĩ. Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp, với tỷ lệ mắc cao trong
cộng đồng và là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng.
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bao gồm: điều trị nội khoa, điều
trị bằng thủ thuật, điều trị bằng phẫu thuật. Nhưng vẫn tuân theo một nguyên tắc cơ bản
là ưu tiên điều trị bảo tồn, chỉ khi nào không thể điều trị bảo tồn được nữa, hoặc bệnh
trĩ có kèm theo các bệnh lý khác thuộc hậu môn trực tràng, thì mới điều trị kết hợp với
thủ thuật hoặc phẫu thuật. Từ lâu, y học cổ truyền đã có rất nhiều phương pháp để điều
trị bệnh trĩ như; dùng thuốc uống trong và thuốc dùng ngoài, kết hợp với thủ thuật v.v.
Bệnh viện y học cổ truyền Thái Bình từ lâu đã tiếp nhận và áp dụng nhiều phương
pháp điều trị bệnh này và đã thu được nhiều kết quả. Trong đó, Bệnh viện đã sử dụng
Bài “Lục vị gia vị” là bài thuốc nghiệm phương được xây dựng dựa trên bài thuốc
“Lục vị địa hoàng hoàn” và gia thêm một số vị thuốc. Bài thuốc có tác dụng bổ can
thận âm, lương huyết, chỉ huyết, trên bệnh nhân trĩ có tăng huyết áp. Nhằm tăng
cường tác dụng điều trị triệu chứng viêm và chảy máu là hai triệu chứng lâm sàng
thường gặp trong bệnh trĩ, dựa trên kết hợp giữa lý luận của y học cổ truyền và trên các
cơ sở nghiên cứu khoa học về tác dụng dược lý của các vị thuốc theo y học hiện đại,
bài thuốc “Lục vị gia vị” trong nghiên cứu này được gia thêm các vị thuốc là Hòe hoa,
Xích thược, Hoàng bá, Chỉ xác, Mạch môn, Kinh giới sao đen là những vị thuốc có tác
dụng lương huyết, chỉ huyết, chống viêm để làm tăng hiệu quả trong điều trị trĩ nội độ
I, II xuất huyết có kết quả rất khả quan, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu đánh giá một
cách khoa học, đầy đủ về hiệu quả tác dụng của bài thuốc. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Bước đầu đánh giá tác dụng bài thuốc “Lục vị gia vị” trong
điều trị bệnh trĩ nội độ I, II xuất huyết” với 2 mục tiêu sau:
- Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Lục vị gia vị” điều trị bệnh trĩ nội độ I,
II xuất huyết
- Khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc.
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA TRĨ THEO Y HỌC
HIỆN ĐẠI
1.1.1. Nhắc lại giải phẫu và sinh lý ống hậu môn
1.1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn
Ống hậu môn hay còn gọi là đoạn trực tràng tầng sinh môn là phần trực tràng
đi ngang qua phần sau của tầng sinh môn. Được giới hạn ở trên bởi giải mu- trực
tràng của cơ nâng hậu môn, phía dưới là bó dưới da của cơ thắt ngoài. Ống hậu môn
hợp với phần thấp của trực tràng (bóng trực tràng) một góc 90
0
-100
0
chạy xuống
dưới ra sau và đổ ra da qua lỗ hậu môn ở tam giác đáy chậu sau. Ống hậu môn dài
3- 4 cm, đường kính khoảng 3 cm, đóng mở chủ động [18], [20], [47], [55], [60].Từ
ngoài vào trong ống hậu môn được cấu tạo bởi các lớp cơ, lớp niêm mạc và hệ
thống mạch máu thần kinh [18], [90], [97], [104].
Hình 1.1. Giải phẫu ống hậu môn
( Nguồn Atlas giải phẫu người Frank Neetter )
2
Cơ vùng hậu môn: Vùng hậu môn có nhiều cơ tạo thành hình thể ống hậu
môn và góp phần quan trọng trong hoạt động chức năng của hậu môn. Một số cơ
chính có tác dụng lớn với hoạt động của vùng hậu môn:
* Cơ thắt ngoài: Thuộc hệ cơ vân, hình ống và bao quanh bên ngoài cơ thắt
trong, vượt quá bờ dưới cơ thắt trong khi đi sâu xuống phía dưới tiến sát tới da rìa
hậu môn. Cơ thắt ngoài là cơ riêng của vùng này gồm có 3 phần: phần dưới da,
phần nông và phần sâu [18], [20], [55], [60].
- Phần dưới da: Nông nhất, ngay ở lỗ hậu môn. Xuyên qua phần này có các sợi
xơ - cơ của cơ dọc trực tràng chạy từ ngoài vào, từ trên xuống, bám vào da tạo nên
cơ nhăn da, làm cho da có các nếp nhăn. Các nếp nhăn này xếp theo hình nan quạt
mà tâm điểm là lỗ hậu môn [18], [20], [63].
- Phần nông: phần nông ở sâu hơn và ở phía ngoài hơn so với phần dưới da.
Phần nông là phần to nhất của cơ thắt ngoài. Phần này xuất phát từ sau chạy ra
trước, vòng quanh hai bên hậu môn, có một số sợi bám vào trung tâm cân đáy chậu
[18], [20].
- Phần sâu: nằm trên phần nông. Các thớ cơ của phần này hoà lẫn với các thớ
cơ của cơ nâng hậu môn [18], [20], hai bó này duy trì góc hậu môn trực tràng và có
chức năng đặc biệt trong tự chủ hậu môn.
* Cơ thắt trong: thuộc hệ cơ trơn, là phần dày lên của lớp cơ vòng hậu môn.
Cấu trúc hình ống dẹt, cao 4- 5 cm, dày 3- 6 mm, màu trắng ngà, co bóp tự động
[18], [20].
* Cơ nâng hậu môn: gồm hai phần là phần thắt và phần nâng.
- Phần thắt: xoè giống hình cái quạt gồm 3 bó (bó mu bám ở mặt sau xương
mu, bó ngồi bám ở gai hông, bó chậu bám vào cân cơ bịt trong), cả 3 bó đều tụm lại
chạy ở hai bên trực tràng, tới sau hậu môn đính với nhau, đính vào xương cụt hình
thành phên đan hậu môn- xương cụt [18], [20].
- Phần nâng: chỉ bám vào xương mu, ở phía trên phần thắt, bám tận bằng hai
bó ở phía trước và phía bên hậu môn. Hai bó ở hai bên đan vào nhau ở phía trước
của hậu môn. Bó bên của hai bên đan vào lớp cơ của thành trực tràng và bám vào
bó sâu của cơ thắt ngoài.
3
* Cơ dọc dài phức hợp: Tạo bởi các thớ cơ dọc của lớp cơ thành trực tràng.
Dải cơ dọc này chạy giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài, xuống phía dưới toả thành
hình nan quạt và tận cùng ở phần thấp của cơ thắt trong tạo nên các dây chằng Parks
cố định niêm mạc hậu môn vào mặt trong cơ thắt trong [18], [20], [47].
Lớp niêm mạc hậu môn: Lòng ống hậu môn được phủ bởi lớp biểu mô có 3
lớp từ trong ra ngoài, bắt đầu bằng lớp tế bào trụ đơn tiếp đến biểu mô vuông tầng,
lát tầng và kết thúc là biểu mô giả da ở đoạn cuối cùng của ống hậu môn. Bên cạnh
sự chuyển tiếp cấu trúc là sự thay đổi về chức năng sinh lý quan trọng trong lòng
ống hậu môn.
Đường lược: là mốc quan trọng trong phẫu thuật hậu môn trực tràng, cách rìa
hậu môn da khoảng 1,5- 2 cm, đường lược được tạo nên bởi sự tiếp nối các van hậu
môn, xen giữa là các cột trực tràng vì vậy nhìn đường lược có hình răng cưa [123].
Đường lược chia ống hậu môn làm hai phần trên van và dưới van mà sự
khác biệt mô học là rõ rệt. Phần trên van là biểu mô trụ đơn (niêm mạc lỏng lẻo có
màu đỏ thẫm). Lớp dưới niêm mạc có đám rối tĩnh mạch trĩ trong, gồm ba bó ở vị
trí 3h, 8h và 11h (bệnh nhân nằm ngửa) khi đám rối này bị giãn sẽ tạo ra trĩ nội.
Phần dưới van là biểu mô không sừng hoá, không có tuyến bã và nang lông gọi là
niêm mạc Herman, ở dưới có đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Phần dưới van lại chia
làm hai vùng: vùng lược và vùng da. Niêm mạc Herman có cấu trúc 3 - 6 lớp tế
bào, rất giàu các đầu mút thần kinh là các thụ thể cảm giác tự do (Meissner, Golgi,
Paccini, Krauss) để nhận cảm với các tác nhân đau, nóng, lạnh, áp lực và nhận biết
tính chất phân (rắn, lỏng, khí). Do vậy vùng niêm mạc này rất quan trọng trong
việc duy trì chức năng sinh lý của ống hậu môn. Ứng dụng trong lâm sàng việc
thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật điều trị trĩ: để không gây đau đớn cho người
bệnh, tất cả cần được thực hiện ở phần trên của ống hậu môn nghĩa là trên đường
lược ít nhất 0,5 cm.
Mạch máu của hậu môn – trực tràng.
* Động mạch: có ba động mạch cấp máu cho vùng này.
- Động mạch trực tràng trên (động mạch trĩ trên): là nhánh tận của động
mạch mạc treo tràng dưới. Động mạch này chia 3 nhánh: nhánh phải trước, nhánh
4
phải sau và nhánh trái bên (trùng với vị trí ba bó trĩ chính thường gặp trên lâm
sàng), 11h, 8h, 3h. [18], [60], [97], [115], [121]. Các nhánh này nối thông với nhau
và nối thông với các TM qua shunt.
- Động mạch trực tràng giữa (Động mạch trĩ giữa): Động mạch trực tràng
giữa bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch hạ vị, cấp máu cho phần dưới
bóng trực tràng và phần trên của ống hậu môn [20], [80], [97].
- Động mạch trực tràng dưới (động mạch trĩ dưới): Động mạch trực tràng
dưới bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch thẹn trong cấp máu cho hệ thống
cơ thắt, các nhánh tận cấp máu cho 1/3 dưới hậu môn và vùng da hậu môn.
* Tĩnh mạch: gồm đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài.
- Đám rối tĩnh mạch trĩ trong: máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong được dẫn
về tĩnh mạch trực tràng trên, đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng dưới (hệ cửa). Khi đám
rối tĩnh mạch trĩ trong giãn tạo nên trĩ nội.
5
- Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài: máu từ đám rối TM trĩ ngoài đổ vào tĩnh mạch
trực tràng giữa và dưới rồi đổ vào tĩnh mạch hạ vị (hệ chủ). Đám rối tĩnh mạch trĩ
ngoài giãn tạo ra trĩ ngoại. Hai đám rối này được phân cách nhau bởi dây chằng
Parks, khi dây chằng này thoái hoá mất độ bền chắc sẽ chùng ra, hai đám rối sát liền
nhau, trĩ nội sẽ liên kết với trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Khi trĩ hỗn hợp to ra có thể
không nằm riêng rẽ nữa mà liên kết nhau tạo nên trĩ vòng [18], [28].
- Các nối thông động - tĩnh mạch: Durett cho thấy có sự thông thương giữa
động - tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc của ống hậu môn và máu ở trĩ là máu động
mạch nên tác giả đưa ra lý thuyết thông động tĩnh mạch góp phần gây bệnh [47].
Thần kinh: Hậu môn trực tràng được chi phối bởi thần kinh sống và thần
kinh thực vật [18], [55], [60], [80]. Hoạt động bài tiết phân thực hiện được tự chủ
thông qua sự chi phối của hai hệ thần kinh này.
* Thần kinh sống: hệ thần kinh sống có dây thần kinh hậu môn, tách từ dây
cùng III và dây cùng IV. Dây này vận động cơ thắt hậu môn và cảm giác vùng
quanh lỗ hậu môn, phẫu thuật làm tổn thương dây này sẽ gây nên mất tự chủ khi
đại tiện.
* Thần kinh thực vật: hệ thần kinh thực vật có các sợi thần kinh tách từ
đám rối hạ vị. Các dây giao cảm từ các hạch giao cảm thắt lưng. Các sợi phó
giao cảm xuất phát từ hai nguồn. Các sợi tận cùng của dây thần kinh X đi qua
đám rối mạc treo tràng dưới, qua dây cùng trước và dây hạ vị đi xuống. Các
nhánh này vận động và chỉ huy việc tiết dịch trực tràng. Các dây cùng tách ra từ
đoạn cùng của tuỷ sống và mượn đường đi của rễ trước thần kinh cùng II, III, IV
tới đám rối hạ vị chi phối cho các tạng niệu dục, điều này giải thích cho việc rối
loạn tiểu tiện ở các bệnh nhân có phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng do sự chi
phối của thần kinh thực vật [94], [104].
1.1.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của trĩ theo y học hiện đại.
1.1.1.2. Nguyên nhân hay yếu tố thuận lợi
Nguyên nhân của bệnh hiện nay chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn.
Những yếu tố sau đây được coi như là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh.
* Tư thế đứng
6
Khi nghiên cứu về các áp lực tĩnh mạch trĩ ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ, người
ta thấy ở tư thế nằm áp lực của tĩnh mạch trĩ là 25cm nước, khi đứng tăng vọt lên là
75cm nước. Trên lâm sàng, bệnh trĩ thường gặp nhiều ở những người đứng nhiều,
ngồi lâu, ít đi lại như nhân viên bán hàng, thợ may, thư ký bàn giấy,
* Táo bón kinh niên
Bệnh nhân mắc táo bón khi đại tiện phải rặn nhiều. Khi rặn áp lực lên ống
hậu môn tăng gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần
dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài
* Hội chứng lỵ
Những bệnh nhân bị bệnh lỵ một ngày đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đi đại
tiện đau quặn bụng, bắt buộc phải rặn. Rặn làm áp lực ổ bụng tăng lên rất nhiều.
* Hội chứng ruột bị kích thích
Những năm gần đây hội chứng ruột bị kích thích (IBS: Irritable bowel
syndrome) được nhắc tới nhiều. Bệnh nhân mắc hội chứng này thường mỗi ngày có
nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện, khi đại tiện là phải rặn.
* Tăng áp lực ổ bụng
Bệnh nhân ho nhiều do viêm phế quản mãn tính, do giãn phế quản, bệnh
nhân suy tim, xơ gan và những người thường xuyên lao động nặng nhọc, áp lực ổ
bụng liên tục tăng lên, cản trở máu tĩnh mạch của vùng hậu môn trở về hệ thống
tuần hoàn chung.
* U bướu hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh
Thai nhiều tháng, ung thư trực tràng, ung thư tử cung, u xơ tử cung, các u vùng
tiểu khung, đáy chậu khi to có thể chèn ép, cản trở đường về máu của tĩnh mạch, làm
cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ
được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng. Về
phương thức điều trị, trĩ bệnh và trĩ triệu chứng rất khác nhau.
* Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: Ho mạn tính, rặn đái do u phì đại
tiền liệt tuyến, làm công việc nặng nhọc…
1.1.1.3. Cơ chế bệnh sinh
Có nhiều thuyết cắt nghĩa bệnh trĩ nhưng có 2 thuyết được nhiều người công
nhận [7], [21], [28], [35], [40], [54], [61], [90], để giải thích cơ chế bệnh sinh của
bệnh trĩ là thuyết cơ học và thuyết huyết động học.
7
Thuyết cơ học:
Các đám rối tĩnh mạch trĩ nằm ở lớp dưới niêm mạc được giữ nguyên tại chỗ
bởi các giải sợi cơ trun đàn hồi, lúc đầu các sợi này chắc, nhưng từ tuổi 20, có hiện
tượng thoái hóa keo, chúng nhẽo dần và chùng ra. Vì thế, trên lâm sàng ít thấy trĩ ở
trẻ em.
Khi đã có thoái hóa keo cộng thêm tình trạng tăng áp lực ổ bụng do táo bón
lâu ngày hay có rối loạn nhu động ruột trong viêm đại tràng, ruột bị kích thích dẫn
đến các đám tĩnh mạch sa dần xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn, các huyết quản
sẽ dãn ra,căng phồng lên tạo thành búi trĩ.
Thuyết huyết động học:
Thuyết huyết động học cho rằng trong lớp dưới niêm mạc ở phần thấp của
bóng trực tràng và ở ống hậu môn có rất nhiều khoang mạch. Vách các khoang
mạch này chỗ dầy, chỗ mỏng tạo thành các hang. Ở vùng này có sự thông nối giữa
động mạch và tĩnh mạch. Chảy máu trong bệnh trĩ do rối loạn tuần hoàn tại chỗ của
chính các mạch máu đó.
Nhận xét trên lâm sàng cho thấy máu chảy ra từ bệnh trĩ có màu đỏ tươi với
hàm lượng Oxy cao.
8
1.1.1.4. Bản chất của trĩ
Kết quả các công trình nghiên cứu về mạch máu và mô học cho thấy trĩ là
một cấu trúc mạng mạch bình thường được nhiều tác giả công nhận [17],[52],[80].
Thomson (1975) đã tìm ra lớp đệm hậu môn tại vị trí các búi trĩ, nó có độ dày
không đồng đều sắp xếp không đối xứng trong lòng ống hậu môn tại các vị trí 3h,
8h, 11h ( tư thế nằm ngửa). Sự sắp xếp trên là để lớp niêm mạc có thể thích nghi
được các kích thước luôn thay đổi của ống hậu môn [80], [121]. Như vậy các búi trĩ
không chỉ là cấu trúc bình thường mà còn có ích lợi.Khả năng phồng xẹp của các
khoang mạch máu ở lớp dưới niêm mạc ống hậu môn thể hiện chức năng điều hoà
lượng máu như một ngã tư đường của cả mạng tuần hoàn rộng lớn: phía trên là hệ
thống cửa, phía dưới là tĩnh mạch thuộc khối cơ chi dưới và tầng sinh môn, phía
trước là đám rối niệu- sinh dục, phía sau là khoang tĩnh mạch ở xung quanh và
trong ống tuỷ. Trong điều kiện bệnh lý nào đó một động mạch bị tắc nghẽn thì
mạng mạch sẽ đóng vai trò bù trừ mà bình thường tầm quan trọng của nó ít được
biết đến. Khi mất khả năng bù trừ sẽ nảy sinh ra bệnh trĩ và xuất hiện triệu chứng
chảy máu gặp trong bệnh trĩ [17], [80], [119], [120].
1.2 CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ THEO YHHĐ
1.2.1. Chẩn đoán
Biểu hiện lâm sàng: gồm 5 triệu chứng hay gặp nhất là [29], [111], [114], [116]:
* Đại tiện ra máu tươi: Là triệu chứng sớm và hay gặp nhất. Thường biểu
hiện ở các mức độ khác nhau như thành tia, nhỏ giọt hoặc dính vào giấy vệ sinh.
Mất máu kéo dài gây tình trạng thiếu máu mạn tính.
* Sa trĩ: Có sa từng búi hoặc cả vòng trĩ; búi trĩ sa nặng nhẹ tuỳ theo mức độ
có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy vào, có khi toàn bộ sa tụt hẳn ra ngoài lỗ
hậu môn. Sa trĩ ảnh hưởng tới lao động và sinh hoạt làm bệnh nhân rất khó chịu ,
đau rát hậu môn , rỉ dịch gây ẩm ướt, viêm loét hậu môn.
* Đau: Trĩ bình thường không gây đau trừ khi có biến chứng tụ máu, huyết
khối, viêm hoặc kèm theo các bệnh khác (nứt kẽ hậu môn).
* Ngứa: Thường gặp, gây trầy xước và chảy máu (sang thương bờ hậu môn
chiếm 50% trường hợp).
9
* Chảy dịch: Trong bệnh trĩ chất tiết là kết quả của quá trình viêm gồm chất lỏng
hoặc nhầy có thể bệnh nhân chỉ cảm thấy ẩm ướt ở bờ hậu môn hoặc chất tiết làm bẩn
quần lót. Chất tiết có thể gây ngứa và làm chảy máu do gãi.
Thăm và soi hậu môn
* Thăm khám: Nhìn có thể thấy trĩ ngoại (da thừa), sa búi trĩ - niêm mạc
hậu môn.
* Thăm trực tràng là động tác bắt buộc đối với bệnh nhân trĩ. Thăm trực
tràng bằng ngón tay trỏ để kiểm tra khả năng co thắt của cơ thắt vòng hậu môn,
xác định tổn thương của búi trĩ xem có hiện tượng tắc mạch không. Xác định tổn
thương đi cùng với bệnh trĩ như áp xe, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ung thư hậu
môn trực tràng
Soi trực tràng để đánh giá tổn thương của bệnh trĩ, qua soi hậu môn trực
tràng để phân độ trĩ nội và cho phép đánh giá các tổn thương khác như nứt kẽ, polip
hậu môn, viêm loét trực tràng và đặc biệt là phát hiện ra ung thư trực tràng về đại
thể. Những tổn thương viêm loét, ung thư trực tràng nhiều khi dễ nhầm với bệnh trĩ
do chúng cũng có biểu hiện đại tiện ra máu [35], [16], [80].
1.2.2. Phân loại trĩ theo YHHĐ
Giải phẫu bệnh học: Lấy đường lược làm mốc người ta phân chia ra:
* Trĩ nội: nằm ở dưới niêm mạc, phía trên đường lược, từ khoang cạnh hậu
môn dưới niêm mạc xuất phát từ đám rối trĩ trong. Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên
đường lược, càng về sau to dần ra, các mô nâng đỡ và dây chằng Park chùng ra thì
thấy búi trĩ sa xuống dưới và ra ngoài lỗ hậu môn.
* Trĩ ngoại: được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài
nằm dưới đường lược và bao bọc bởi da.
* Trĩ hỗn hợp: trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu
môn ngăn cách nhau bởi rãnh liên trĩ, khi dây chằng Park bị thoái hóa keo, nhão ra,
trĩ nội và trĩ ngoại hợp với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp ( rãnh liên trĩ bị xóa).
* Trĩ vòng: thường có 3 búi trĩ chính ở 3 vị trí phải trước, phải sau và trái
ngang. Khi các búi trĩ chính này to dần lên, giữa các búi trĩ chính lại xuất hiện các
10
búi trĩ phụ làm cho chúng liên kết với nhau tạo thành vòng tròn trĩ chiếm hầu hết
hoặc toàn bộ hoặc chu vi ống hậu môn.
Theo vị trí: bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa. Nếu coi ống hậu môn như mặt
kính đồng hồ thì sự phân bố thông thường nhất của các búi trĩ là ở vị trí 3 giờ, 8 giờ,
11 giờ. Một số trường hợp khác có thể có các búi trĩ ở các vị trí khác.
Theo mức độ: Hiện nay phân độ theo tiêu chuẩn của bệnh viện St Marks
(London) chỉ áp dụng cho trĩ nội.
Độ 1: Biểu hiện đại tiện ra máu tươi, không có triệu chứng gì quan trọng
thuộc vùng hậu môn trực tràng. Các búi trĩ nhô lên thấy cương tụ, không bị sa tụt
khi gắng rặn ỉa.
Độ 2: đại tiện ra máu tươi 2-3 đợt mỗi năm, búi trĩ lấp ló ở hậu môn nhưng
còn tự co lên được, trĩ độ 2 thường kèm tiết dịch gây ẩm ướt ngứa hậu môn.
Độ 3: Búi trĩ nội khá lớn, không còn ranh giới giữa búi trĩ nội và trĩ ngoại,
mặc dù có sa lồi nhưng do tổ chức sợi cơ bên trong còn giữ được phần nào tính đàn
hồi nên bùi trĩ hỗn hợp nội, ngoại vẫn ở bên trong lòng ống hậu môn chỉ sa ra ngoài
khi rặn và bệnh nhân phải lấy tay nhét bùi trĩ sa vào hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài dù chỉ một gắng sức nhẹ, chảy dịch
rất nhiều, trợt niêm mạc, đồng thời sự phù nề gây thắt nghẽn mạch làm đau đớn cho
bệnh nhân.
1.3 QUAN NIỆM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ TRĨ
Theo y văn cổ của y học cổ truyền bệnh trĩ được phát hiện trên 2000 năm,
qua các thời đại đã có nhiều nhà y học nghiên cứu viết sách hoặc lưu truyền trong
dân gian. Trong đó có y văn kinh điển như: Nội kinh, Y tông kim giám, Thần nông
bản thảo Đến năm 1400, Trần Thực Công là tác giả cuốn “ Ngoại khoa chính tông”
đã đúc kết lý luận và kinh nghiệm của người xưa và bản thân mình mới nêu lên phương
pháp điều trị toàn diện của YHCT về bệnh trĩ.
1.3.1. Nguyên nhân gây bệnh
* Trong Hoàng đế nội kinh Tố Vấn Bạch Thoại giải đã ghi chép nguyên
nhân sinh ra bệnh trĩ là do “cân mạch hoành giải trường tích thành trĩ” [132]. Ngoài
11
ra phát sinh bệnh trĩ còn do âm dương khí huyết không điều hòa, bên ngoài do lục
dâm, bên trong do thất tình gây nên [67].
* Trong Trung Y ngoại khoa học giảng nghĩa tóm tắt có các loại nguyên
nhân sau:
- Nguyên nhân về ăn uống: Ăn quá nóng, no đói thất thường, ăn đồ ăn sống
lạnh, uống nhiều rượu, ăn béo ngậy, ăn quá cay.
- Nguyên nhân khởi cư: Đứng lâu, ngồi lâu, vác nặng đi xa, phòng sự quá độ.
- Nguyên nghân khác: Ỉa chảy mạn, táo bón kéo dài, thể chất quá suy yếu,
mang thai nhiều lần [133].
* Các nguyên nhân trên có thể làm khí huyết hành lung tung, kinh lạc giao
cắt dẫn đến huyết ứ, trọc khí hạ trú hậu môn gây nên trĩ.
- Sau mắc các bệnh làm rối loạn chức năng của các tạng phủ như can, tâm,
tỳ, thận (can khắc tỳ, can tâm thận âm hư, tâm tỳ hư…) gây khí hư, huyết ứ làm
trung khí hư hạ hãm sinh ra trĩ.
* Trong Trung Quốc truyền thống Y học đề cập đến nguyên nhân gây ra trĩ
nội và trĩ ngoại:
- Nguyên nhân gây trĩ nội: Ăn uống không điều độ, đứng ngồi lâu, vác nặng,
đi xa mang thai nhiều lần, có thể làm nội sinh táo nhiệt hạ xuống đại tràng, kinh lạc
bị giao cắt tuần hoàn trở ngại uất tích thành trĩ.
- Nguyên nhân gây trĩ ngoại: Thấp nhiệt hạ chú, đi lị nhiều lần hoặc nứt hậu
môn độc tà xâm nhập, làm vận hành khí huyết bị trở ngại, kinh mạch bị tắc gây nên;
nhiệt làm tổn thương huyết lạc, ứ kết không tan gây nên [129].
* Hiện tượng chảy máu từ búi trĩ có thể do:
- Hạ trĩ thể khí huyết hư, trong đó do Tỳ hư không thống nhiếp huyết làm
huyết vọng hành, gây xuất huyết.
- Hạ trĩ thể huyết nhiệt và thấp nhiệt: do nhiệt bức huyết vong hành, gây
xuất huyết.
- Hạ trĩ do sang thương, phân táo kết rặn nhiều gây xuất huyết [67].
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRĨ
1.4.1 Các phương pháp điều trị trĩ theo y học hiện đại.
12
Mục tiêu chính của điều trị trĩ là giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu và
cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
1.4.1.1 Điều trị bảo tồn là sự lựa chọn ban đầu trong điều trị trĩ
Chế độ ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp phòng ngừa táo bón
và làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ [98], [107]. Khuyên bệnh nhân ăn nhiều chất
xơ, hoa quả mỗi ngày, uống nước nhiều đều đặn. Đại tiện ngày từ 1-2 lần. Tập thói
quen đi đại tiện hàng ngày đúng giờ giấc. Không cố đi đại tiện khi chưa mót rặn.
Chế độ sinh hoạt: Làm việc vừa sức, cố tránh những công việc nặng nhọc,
những động tác phải gắng sức nhiều làm áp lực ổ bụng tăng lên. Tránh những công
việc phải đứng lâu, phải ngồi nhiều. Tránh thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh.
Có thể dùng thuốc an thần, chống rối loạn thần kinh thực vật.
Chữa viêm đại tràng, táo bón làm bệnh nhân khi đi đại tiện phải rặn nhiều.
Có thể chữa viêm đại tràng bằng các thuốc trị amip cấp tính và mạn tính như Flagyl,
Entetric kết hợp với các kháng sinh và các thuốc chống co thắt, hoặc điều chỉnh
rối loạn ruột bằng Debridat,v.v.
Điều trị nội khoa: thông thường dùng các thuốc làm vững bền thành mạch,
thành phần chủ yếu của các thuốc này là: yếu tố P (Rutin), Flavonoide, Ginkgo
Biloba với các biệt dược Daflon, Ginkoproto, Ginko fort, Cyclo 3 fort Các thuốc
giảm đau chống viêm, chống phù nề như các loại thuốc mỡ Mydi, Protolog,
Mastu , thuốc nhuận tràng, chống táo bón, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm (sau khi
đi ngoài và ngâm hậu môn vào nước ấm 10- 15 phút 2- 3 lần trong ngày).
Điều trị ngoại khoa hoặc thủ thuật: Trong trường hợp trĩ có biến chứng
hoặc kèm theo các bệnh lý khác mà không thể điều trị bảo tồn được nữa, thì kết hợp
giữa nội khoa với ngoại khoa hoặc thủ thuật.
1.4.2 Các phương pháp điều trị trĩ theo Y học cổ truyền
Các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền cũng ngày càng được cải tiến
và phát triển hoàn thiện hơn. Điều trị trĩ theo y học cổ truyền chia thành các loại:
Trĩ nội thể huyết ứ (trĩ có xung huyết): búi trĩ không sa ra hậu môn, đại tiện
ra máu tươi, có thể có táo bón. Phép điều trị: Lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết khứ
ứ. Có thể dùng một trong số các bài thuốc sau:
13
- Bài 1: Hoạt huyết địa hoàng thang gia giảm, gồm Sinh địa 20g, Đương quy
12g, Địa du 12g, Hoè hoa sao đen 12g, Hoàng cầm 12g, Kinh giới sao đen 12g,
Xích thược 12g.
Sắc uống ngày 1 thang, uống 10 thang.
- Bài 2: Gồm các vị:
Hoè hoa sao đen 10g, Kinh giới sao đen 16g, Huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi sao
đen 16g, Trắc bách diệp sao đen 16g [2], [32].
Sắc uống ngày 1 thang, uống 10 thang.
- Bài 3: Chè trĩ số 9 của Viện Y học cổ truyền Việt Nam gồm: Trần bì, Mộc
hương, Hậu phác, Huyết giác, Hòe hoa sao, Cỏ nhọ nồi, Uất kim, Tô mộc, Lá móng
tay, Ý dĩ, Đại hoàng, Cam thảo có tác dụng: thanh nhiệt, nhuận táo, hoạt huyết,
hành khí, chỉ huyết [3], [75].
Trĩ nội thể thấp nhiệt (trĩ có bội nhiễm hoặc do viêm nhiễm gây nên): búi
trĩ sưng đỏ, loét nát, chảy mủ hoặc nước vàng, ngồi khó, có thể sốt, đại tiện táo,
nước tiểu vàng. Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết chỉ thống. Những bài
thuốc thường dùng:
- Bài 1: Hoè hoàn tán gia vị, gồm:
Hoè hoa 12g, Cam thảo 4g, Hoàng bá 12g, Địa du 12g, Sinh địa 16g, Kim
ngân 16g, Trắc bá diệp sao đen 12g, Xích thược 8g, Chỉ xác 8g, Kinh giới sao 16g,
Chi tử sao 12g, Hoàng cầm 12g.
Sắc uống ngày 1 thang, uống 10 thang.
- Bài 2: Chỉ thống thang gia giảm, gồm:
Hoàng bá 12g, Đương quy 12g, Hoàng liên 12g, Trạch tả 12g, Đào nhân 8g,
Sinh địa 16g, Xích thược 12g, Đại hoàng 6g.
Sắc uống ngày 1 thang, uống 10 thang.
- Bài 3: Chè trĩ số 8, của Viện Y học cổ truyền Việt Nam (gồm các vị: thổ
hoàng liên, rau má, kim ngân hoa, lá vông, kim tiền thảo, cỏ nhọ nồi, cam thảo
nam) có tác dụng thanh nhiệt lương huyết [3].
Trĩ nội thể nhiệt độc: trĩ ứ huyết lâu ngày nhiệt xâm phạm (giai đoạn đầu
của viêm nhiễm). Búi trĩ sưng nóng đỏ, đau rát hậu môn chảy ra máu tươi, chảy
14
mủ hoặc nước vàng. Phép điều trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, hoạt huyết,
chỉ huyết.
Dùng bài Giải độc thang gia vị, gồm:
Kim ngân 12g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 12g, Hạ khô thảo 12g, Đại hoàng
4g, Hoàng liên 12g, Hoàng cầm 12g, Xuyên khung 12g, Hoàng bá 12g, Sinh địa
16g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 10 thang.
Trĩ nội thể khí huyết hư: trĩ lâu ngày hoặc do các bệnh lâu ngày, toàn thân gây
nên trĩ sa ra ngoài, ra máu kéo dài, gày yếu mệt mỏi, hoa mắt ù tai, sắc mặt xanh xao,
đoản hơi, mạch trầm tế. Phép điều trị: Bổ khí huyết, chỉ huyết, thăng đề [2].
Dùng bài thuốc Bổ trung ích khí thang là bài thuốc cổ phương gồm: Hoàng kỳ 12g,
Bạch thược 12g, Đẳng sâm 16g, Sài hồ 12g, Trần bì 16g, Thăng ma 8g, Đương quy 8g,
Hòe hoa sao 8g, Cam thảo 4g có tác dụng bổ khí huyết thăng đề [57].
Sắc uống ngày 1 thang, uống 10 thang.
Các bài thuốc cổ phương đã phần nào giải quyết được các triệu chứng lâm
sàng của bệnh trĩ. Một số cây thuốc thường được sử dụng trong nhân dân để điều trị
trĩ: rau diếp cá, rau sam, hòe hoa…Hiện nay, để tăng tác dụng và hiệu quả điều trị,
các tác giả đã nghiên cứu được các thành phần hóa học của các vị thuốc và nhận
thấy rằng thực tế việc sử dụng bài thuốc cổ phương gia thêm các vị thuốc đem lại
hiệu quả cao hơn.
1.4.2.1 Điều trị kết hợp y học cổ truyền – y học hiện đại
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu điều trị trĩ kết hợp y học cổ truyền và y học
hiện đại [7]. Việc kết hợp nghiên cứu được tiến hành tại nhiều nơi trên thế giới, nhất
là những nước có có nền y học cổ truyền phát triển như Trung quốc, Việt nam
Trên thế giới:
Ở Trung Quốc đã nghiên cứu ứng dụng những kinh nghiệm điều trị trĩ của
Trung Y và kết hợp với y học hiện đại để chữa bệnh này. Trong tài liệu “Trung Tây
y kết hợp điều trị các bệnh trĩ” có viết: Bệnh nhân được sát trùng, gây tê, bộc lộ búi
trĩ, rạch da hình chữ V, bóc tách sát gốc búi trĩ, kẹp gốc búi trĩ, dùng chỉ tơ thắt gốc
búi, rồi cắt da và búi tĩnh mạch trĩ ngoại. Dùng “Chỉ huyết tán” rắc bôi lên vết mổ,
15
dùng gạc vaselin che băng lại. Chú ý bảo lưu da giữa các búi trĩ, làm vài cầu da để
tránh hẹp hậu môn. Thường sau 3 - 4 tuần vết mổ lành [7].
Trong nước:
Ở Việt Nam từ năm 1957, Viện Nghiên cứu đông y nay là Bệnh viện y học
cổ truyền Trung Ương đã thừa kế kinh nghiệm về y dược học cổ truyền kết hợp với
các phương pháp phẫu thuật của y học hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh trĩ.
Phác đồ điều trị kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong mổ thắt trĩ đã được
hình thành trong những năm 70-80 của thế kỷ XX tại Viện Nghiên cứu Đông y:
- Trước mổ thắt trĩ: dùng thuốc tiêu viêm và thông lợi đại tràng của y
học cổ truyền.
- Chuẩn bị trước mổ: như y học hiện đại.
- Mổ: Châm tê 30 phút, Thuốc tiền mê trước 15 phút, gây tê tại chỗ liều
hạn chế, mổ theo phương pháp cải tiến.
- Sau mổ: Chế độ ăn nhuận tràng, không gây táo bón; uống thuốc hành
huyết tiêu ứ thông lợi đại tràng (cao tiêu viêm, chè trĩ số 8 hoặc chè trĩ số 9, thuốc
bổ âm). Nếu cần, cho kháng sinh (y học hiện đại). Điện châm để giảm đau và chữa
bí tiểu tiện [75], [76].
- Tạ Văn Sang (2001) dùng kem “Bạch đồng nữ” điều trị cho bệnh nhân
sau mổ trĩ đạt kết quả tốt [61]
- Hà Thị Nga (2004), Hoàng Thị Ngọc (2004) dùng thuốc Bột ngâm trĩ
điều trị vết thương cho bệnh nhân sau mổ trĩ với kết quả tốt 87% [46], [48].
- Đỗ Quốc Hương (2005) dùng chè tan TVS kết hợp với thủ thuật thắt trĩ
trên bệnh nhân trĩ nội độ II, III cho kết quả tốt [26]
1.4.2.2 Phương pháp không dùng thuốc:
Chủ yếu dùng cho trĩ nội [38]. Chia các thể:
Trĩ nội thể huyết ứ: Châm các huyệt Trường cường, Bách hội, Thứ liêu,
Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Hợp cốc,
Thượng cự hư.
16
Trĩ nội thể thấp nhiệt: châm các huyệt: Trường cường, Bách hội, Thứ liêu,
Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Hợp cốc,
Thượng cự hư.
Trĩ nội thể nhiệt độc: Châm Trường cường, Bách hội, Thượng liêu, Quan
nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Tam âm giao.
Trĩ nội thể khí huyết hư: cứu là chủ yếu (Trường cường, Bách hội, Cao
hoang, Tỳ du, Quan nguyên, Khí hải).
Phương pháp châm cứu ở Trung quốc không chia theo thể mà đều châm các
huyệt: Bách hội, Trường cường, Thừa sơn, Thứ liêu [134].
1.5. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC "LỤC VỊ GIA VỊ"
Bài thuốc “Lục vị gia vị” là bài thuốc nghiệm phương được xây dựng dựa
trên bài thuốc “Lục vị địa hoàng hoàn” và gia thêm một số vị thuốc. Bài thuốc
có tác dụng bổ can thận âm, lương huyết, chỉ huyết, trên bệnh nhân trĩ có tăng
huyết áp. Bài thuốc đã được điều trị trên lâm sàng tại bệnh viện YHCT Thái
Bình, đã được sử dụng nhiều năm nay đối với các bệnh nhân mắc bệnh trĩ và cho
hiệu quả rất tốt.
Công thức bài thuốc
Sơn thù 10g
Xích thược 12g
Phục linh 12g
Hoài sơn 15g
Hòe hoa sao 10g
Thục địa 15g
Hoàng bá 10g
Chỉ xác 08g
Trạch tả 10g
Mạch môn 12g
Kinh giới sao đen 10g
Đan bì 10g
Tính chất dược lý của từng vị thuốc
17
1. Hoài sơn: là rễ cây củ mài (Dioscorea persimilis) họ Củ từ (Dioscoraceae).
Tên khoa học: Rhiroma Dioscoreae
Tính vị: ngọt, bình. Vào kinh tỳ, vị, phế, thận.
Tác dụng: bổ vị tỳ, bổ phế âm.
2. Chỉ xác: Thuộc họ cam quýt (Rutaceae).
Tên khoa học: Citrus aurantium L.
Tính vị: Đắng, chua, tính hơi hàn. Vào 2 kinh tỳ, vị.
Tác dụng: Phá khí, giáng đàm, tiêu thực.
3. Xích thược: Họ hoa lương ( Ranunculaceae).
Tên khoa học: Paeonia Liacliflora pall.
Tính vị: Đắng, hơi hàn. Vào 2 kinh can và tỳ.
Tác dụng:
+ Hoạt huyết, khứ ứ, phối hợp với đào nhân để giảm đau khi huyết ứ
sưng đau.
+ Giải độc, điều trị các bệnh mụn nhọt sưng đau.
4. Hòe hoa: Thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae).
Tên khoa học: Sophora japonica L.
Tính vị: Đắng, ngọt, bình. Vào 2 kinh tâm, can.
Tác dụng: Lương huyết, thanh nhiệt, chỉ huyết.
5. Sơn thù: Thuộc họ sơn thù (Cornaceae)
Tên khoa học: Cornus officinalis Sieb.
Tính vị: Chua, sáp, ấm. Vào 2 kinh can, thận.
Tác dụng: Bổ can thận, cố tinh, sáp niệu.
6. Phục linh: Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
Tên khoa học: Poria cocos Wolf.
Tính vị: Ngọt, bình. Vào kinh tâm, tỳ, phế, thận.
Tác dụng: lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ, an thần.
7. Trạch tả: Thuộc họ trạch tả (Alismataceae).
Tên khoa học: Alisma plantago – aquatica.
Tính vị: Ngọt, mặn, lạnh. Vào 2 kinh thận, bàng quang.
Tác dụng: Lợi thủy thẩm thấp, chữa di tinh do âm hư.
18
8. Hoàng bá: Thuộc họ cam quýt (Rutaceae).
Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr.
Tính vị: Đắng, lạnh. Vào kinh thận, bàng quang, đại trường.
Tác dụng: Thanh nhiệt táo thấp, giải độc tiêu viêm.
9. Kinh giới: Thuộc họ Hoa môi (Labiatae).
Tên khoa học: Elsholtzia cristata.
Tính vị: Cay, ấm. Vào 2 kinh phế, can.
Tác dụng: Phát tán phong hàn, tán ứ chỉ huyết.
10. Thục địa: Thuộc họ hoa mõm chó ( Scrophulariaceace).
Tên khoa học: Rehmannia glutinosa.
Tính vị: Ngọt, hơi ấm. Vào kinh tâm, can, thận.
Tác dụng: Bổ huyết, dưỡng âm.
11. Đan bì: Thuộc họ hoàng liên (Ranunculaceae)
Tên khoa học: Cortex Paeoniae Suffuticosae
Tính vị: Ngọt, đắng lạnh. Vào kinh tâm, can, thận.
Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết, hoạt huyết.
12. Mạch môn: Thuộc họ hành tỏi (Liliaceae).
Tên khoa học: Ophiopogon japonicus.
Tính vị: Ngọt, hơi đắng, hơi lạnh. Vào 2 kinh phế, vị.
Tác dụng: Hạ sốt, nhuận phế, sinh tân dịch.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1. Công thức bài thuốc “Lục vị gia vị”.
Sơn thù 10g. Xích thược 12g, Phục linh 12g, Hoài sơn 15g, Hòe hoa sao 10g,
Thục địa 15g, Hoàng bá 10g, Chỉ xác 08g, Trạch tả 10g, Mạch môn 12g, Kinh giới
sao đen 10g, Đan bì 10g
2.1.2. Dạng bào chế
- Dạng bào chế: thuốc thang đóng túi, thể tích 200ml/túi
- Nơi sản xuất: Khoa Dược Bệnh viện YHCT Thái Bình.
19
- Cách dùng: 200ml/lần x 2 lần/ngày, mỗi lần lấy 1 túi ngâm trong 1 bát
nước sôi để 10 phút rồi uống sau khi ăn no.
2.1.3. Thuốc đối chứng
Viên Daflon 500mg do hãng Les Laboratoires Servier (France) sản xuất dưới
dạng viên bao.
Cách dùng: Viên Daflon 500mg, điều trị trong 14 ngày
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả bệnh nhân không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, chỗ ở, được chẩn
đoán đợt cấp trĩ nội độ I, II tình nguyện tham gia nghiên cứu.
- Địa điểm: Nhận bệnh nhân tại bệnh viện YHCT Thái Bình.
- Thời gian: từ tháng 6/2014 – tháng 12/2014.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Bệnh nhân ung thư
- Bệnh nhân có mắc các bệnh cấp tính hoặc mạn tính nặng khác (viêm cầu
thận cấp, xơ gan mất bù )
- Bệnh nhân không tuân thủ theo các chế độ điều trị đã được phổ biến hoặc
tự động dùng phối hợp với các thuốc khác.
- Bệnh nhân mới dùng thuốc điều trị trĩ khác dưới 7 ngày.
- Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng so sánh kết quả trước và sau
điều trị.
2.3.1. Phương pháp chọn mẫu.
Nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên 60 bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp trĩ nội
độ I,II và chia làm 2 nhóm (Mỗi nhóm 30 bệnh nhân).
2.3.2 Các bước tiến hành nghiên cứu.
- Nhóm nghiên cứu : Dùng “Lục vị gia vị”
Cách dùng thuốc: 200ml/lần x 2 lần/ngày, uống sau khi ăn no.
Thời gian dùng: 14 ngày.
20
- Nhóm đối chứng: Daflon 500mg, ngày uống 6 viên chia 3 lần sau bữa ăn,
uống trong 14 ngày
- Trong thời gian uống thuốc BN kiêng không được ăn các chất cay, nóng,
hạn chế uống rượu, bia và không hút thuốc lá.
- Chế độ lao động trong thời gian điều trị: không lao động nặng như khuân
các nặng ,đứng lâu hoặc ngồi nhiều
- Loại trừ ra khỏi nhóm nghiên cứu các BN không tuân thủ theo đúng qui
định điều trị trong quá trình nghiên cứu.
2.3.3. Chỉ tiêu theo dõi
* Theo dõi trên lâm sàng:
- Chảy máu: Chia 3 mức độ.
Nhẹ : Khi đi ngoài máu bám vào phân hoặc giấy vệ sinh
Vừa : Khi đi ngoài máu chảy nhỏ giọt
Nặng: Khi đi ngoài máu chảy thành tia hoặc ngồi xổm chảy máu
- Mức độ của búi trĩ:
Nhẹ : Trĩ độ 1
Vừa : Trĩ độ 2
Nặng : Trĩ độ 3
- Đau: chia 3 mức độ
Nhẹ : Đau nhẹ, chỉ đau khi đi ngoài
Vừa : Đau vừa, nằm nghỉ đỡ đau
Nặng : Đau nhiều, nằm nghỉ không đỡ đau
Ngoài ra theo dõi một số triệu chứng phụ khác như:
- Chảy dịch: Chia 3 mức độ
Nhẹ : Ngày thay quần lót ≤ 2 lần
Vừa : Ngày thay quần lót 3 lần
Nặng : Ngày thay quần lót trên 3 lần
- Táo bón: chia 3 mức độ
Nhẹ : 2 ngày đi ngoài 1 lần.
Vừa : 3 ngày đi ngoài 1 lần.
Nặng : > 3 ngày đi ngoài 1 lần
* Theo dõi trên cận lâm sàng:
21
- XN Huyết học:
CTM: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
Thời gian máu chảy
Thời gian máu đông
- XN sinh hóa máu
XN chức phận gan: AST (GOT), ALT (GPT)
XN chức năng thận: Creatinin, Ure
XN tổng phân tích nước tiểu
- Soi hậu môn: Quan sát màu sắc, vị trí búi trĩ, phân độ trĩ.
Đánh giá kết quả cận lâm sàng: So sánh kết quả trước và sau khi điều trị.
Tác dụng không mong muốn của thuốc: Sau khi uống thuốc bệnh nhân có các
biểu hiện sau: Mệt, khó chịu, nôn hoặc buồn nôn, đau đầu, đau bụng, ỉa lỏng, tăng
huyết áp,ngứa, mẩn đỏ
2.3.4. Đánh giá kết quả: Sau 14 ngày điều trị đánh giá kết quả theo 3 mức độ:
+ A : tốt (2 điểm)
+ B : trung bình (1 điểm)
+ C : kém (0 điểm)
* Về tác dụng cầm máu:
A: Hết chảy máu trong 7 ngày uống thuốc đầu tiên. 2 điểm
B : Hết chảy máu trong 7 ngày uống thuốc tiếp theo. 1 điểm
C : Không hết chảy máu sau 14 ngày điều trị. 0 điểm
* Về tác dụng làm thu nhỏ búi trĩ:
A : Sau đợt điều trị búi trĩ mất đi hoặc thu nhỏ tới 2 độ. 2 điểm
B : Sau đợt điều trị từ độ lớn chuyển sang độ nhỏ hơn. 1 điểm
C : Sau đợt điều trị độ trĩ không thay đổi. 0 điểm
* Về tác dụng giảm đau:
A : Hết đau trong 7 ngày đầu uống thuốc. 2 điểm
B : Hết đau hậu môn trong 7 ngày uống thuốc tiếp theo. 1 điểm
C : Vẫn còn đau sau 14 ngày điều trị . 0 điểm
* Về tác dụng chống chảy dịch:
A : Ngày thay quần lót ≤ 2 lần 2 điểm
22
B : Ngày thay quần lót 3 lần 1 điểm
C : Ngày thay quần lót trên 3 lần 0 điểm
* Về tác dụng chống táo bón:
A: 1 hoặc 2 ngày đi ngoài 1 lần. 2 điểm
B : 3 ngày đi ngoài 1 lần. 1 điểm
C : > 3 ngày đi ngoài 1 lần 0 điểm
Đánh giá chung: Được đánh giá theo 3 mức độ
+ Tốt: Hết chảy máu, hết hoàn toàn các triệu chứng cơ năng, bệnh nhân thấy
hài lòng với phương pháp điều trị, nội soi các búi trĩ hết sung huyết, màu sắc trở lại
bình thường.
+ Trung bình: Hết chảy máu, còn một vài triều chứng cơ năng nhẹ, bệnh
chấp nhận với phương pháp điều trị, khi soi thấy búi trĩ đỡ sung huyết.
+ Không kết quả: Bệnh không thuyên giảm, vẫn còn chảy máu, bệnh nhân
không hài lòng với phương pháp điều trị, soi búi trĩ vẫn thấy sung huyết mạnh.
2.3.5. Khả năng dung nạp thuốc: chia 3 mức độ
- Khả năng dung nạp thuốc tốt : Bệnh nhân không có biểu hiện của các triệu
chứng không mong muốn liên quan đến thuốc.
- Khả năng dung nạp thuốc trung bình : Bệnh nhân có các biểu hiện một
số tác dụng không mong muốn của thuốc nhưng ở mức độ nhẹ không phải
ngừng thuốc.
- Không có khả năng dung nạp thuốc : Bệnh nhân có một trong các biến
chứng nặng phải ngừng thuốc.
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu được xử lý bằng chương trình Epi- Info 6.04 của Tổ chức Y tế thế giới.
Sử dụng 2 thuật toán:
-
So sánh trước sau, sử dụng test ghép cặp
-
So sánh 2 tỷ lệ sử dụng thuật toán χ
2
-
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi p > 0,05.
(p > 0.05) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
23
nd
dx
t
/
σ
=
Ci
CiOi
k
i
2
1
2
)(
X
−
=
Σ
=
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được sự cho phép của Hội đồng chấm đề cương nghiên cứu sinh
học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam.
Được sự đồng ý của Hội đồng khoa học Sở Y tế Thái Bình và bệnh viện
YHCT Thái Bình. Các bệnh nhân tự nguyện hợp tác nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm
mục đích cầm máu, tiêu viêm, giảm đau trên BN bị trĩ cấp tính góp phần nâng cao
sức khỏe cho BN.
Trong quá trình theo dõi nếu BN có biến chứng hoặc chảy máu nặng lên,
hoặc BN kết quả loại C chuyển BN sang khoa ngoại nếu có chỉ định mổ hoặc
chuyển sang loại thuốc điều trị khác có hiệu quả hơn.
24
CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của bài thuốc “ Lục vị gia
vị” và “Dafflon”
Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nhóm tuổi của 2 nhóm
Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo giới của 2 nhóm
Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo nghề nghiệp của 2 nhóm
Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo yếu tố nguy cơ của 2 nhóm
Bảng 3.5 Kết quả phân loại bệnh nhân theo độ trĩ của 2 nhóm.
Bảng 3.6 Phân loại bệnh trĩ theo YHCT của 2 nhóm.
3.2. Hiệu quả điều trị
Bảng 3.7 So sánh tác dụng chống chảy máu của 2 nhóm.
Bảng 3.8 So sánh tác dụng thu nhỏ búi trĩ của 2 nhóm.
Bảng 3.9 So sánh tác dụng chống chảy dịch hậu môn của 2 nhóm.
Bảng 3.10 So sánh tác dụng giảm đau của 2 nhóm.
Bảng 3.11 So sánh tác dụng chống táo bón của 2 nhóm.
Bảng 3.12 So sánh kết quả chung sau điều trị của 2 nhóm
Bảng 3.13 Kết quả chung sau điều trị của nhóm nghiên cứu theo YHCT
Bảng 3.14: Kết quả nghiên cứu sự thay đổi huyết áp trước và sau điều trị
của nhóm BN điều trị “Lục vị gia vị”
3.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc “ Lục vị gia vị” trên lâm sàng
và một số chỉ số cận lâm sàng.
Bảng 3.15. Tác dụng không mong muốn của “ Lục vị gia vị” biểu hiện
trên yếu tố máu đông, máu chảy, số lượng tiểu cầu.
Bảng 3.16. Tác dụng không mong muốn của “ Lục vị gia vị” biểu hiện
trên một số chỉ số huyết học.
Bảng 3.17. Tác dụng không mong muốn của “ Lục vị gia vị” biểu hiện
trên một số chỉ số sinh hóa máu.
Bảng 3.18. Tác dụng không mong muốn của “ Lục vị gia vị” biểu hiện
trên một số thành phần trong nước tiểu.
25