ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthrite Rhumatoide) là một bệnh đặc
trưng bởi viêm nhiều khớp có đối xứng, thường kèm theo cứng khớp buổi sáng
và sự có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh. VKDT là một bệnh mang
tính xã hội vì sự phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh nội khoa nói
riêng và các bệnh về khớp nói chung. Bệnh gặp khoảng 0,5 – 1% dân số ở một
số nước châu Âu và khoảng 0,17 – 0,3% ở các nước Châu Á [10 ]. Tỉ lệ này tại
miền bắc Việt Nam theo thống kê 2000 là 0,28%. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới
tuổi trung niên. Bệnh diễn biễn kéo dài xen kẽ là các đợt cấp tính, hậu quả dẫn
đến tàn phế,ảnh hưởng lớn đến lao động, sản xuất, sinh hoạt. Mục đích điều trị là
nhằm khống chế quá trình viêm khớp, hạn chế sự hủy hoại khớp để bệnh nhân
trở về với cuộc sống bình thường. Điều trị VKDT phải phối kết hợp nhiều
phương pháp: nội khoa, (YHHĐ, YHCT), vật lý trị liệu, phục hồi chức năng,
ngoại khoa. Trong các đợt viêm cấp tính thường phải dựng cỏc thuốc chống
viêm giảm đau như: mobic, diclofenac, aspirin, hoặc prednisolon…dựng kéo dài
thường gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày hành tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,
tổn thương chức năng gan thận.
Y học cổ truyền qui Viêm khớp dạng thấp là thuộc chứng tý, “tý là đóng
lại có nghĩa là bế tắc”[20] (Trương Cảnh Nhạc). Nguyên nhân của chứng này là
do ngoại tà phong, hàn, thấp nhân khi vệ khí suy yếu xâm nhập vào cõn, gân, cơ
nhục, kinh lạc làm cản trở sự lưu thông của khí huyết kinh lạc gây ra các chứng
sưng nóng, đau tại các khớp và vùng quanh khớp. Trong YHCT đã dùng nhiều
bài thuốc cổ phương để điều trị như Quế chi thược dược tri mẫu thang, Quyên tý
thang, Độc hoạt ký sinh thang. Bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương( Y
lược giải õm_Tạ Đỡnh Hải) gồm các vị thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc, hành
huyết, bổ thận đã được dùng từ rất lâu đời và cho hiệu quả giảm sưng giảm đau,
bổ thận mạnh gân cốt rất tốt nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá có hệ thống kết
quả mà nó đem lại. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tác
dụng của bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương điều trị bệnh viêm khớp
giai đoạn I và II”
Với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau chống viêm trong điều trị viêm khớp dạng
thấp giai đoạn 1 và 2 của bài thuốc Dưỡng huyết khứ phong phương.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của bài thuốc.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
1.1.1. Theo YHHD
1.1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu
VKDT là một bệnh khớp đã được biết từ lâu, theo nghiên cứu đặc điểm
một số bộ xương của người cổ, các nhà khoa học trên thế giới cho rằng nó có thể
tồn tại ở Bắc Mỹ cách đây khoảng 3000 năm. Năm 1819 Brondie đã mô tả bệnh
VKDT có điểm tiến triển chậm, ảnh hưởng đến nhiều khớp, gân, và dây chằng
[12]. Năm 1940, Waaler và 1947 Rose đã phát hiện ra yếu tố dạng thấp bằng
phản ứng ngưng kết hồng cầu cừu. Đến 1949 Steinbroker lần đầu tiên đưa ra tiêu
chuẩn đánh giá tổn thương VKDT trên XQ . Năm 1958 Hội Thấp khớp học Mỹ
(American College of Rheumatology – ACR) đưa ra 11 tiêu chuẩn chẩn đoán dựa
vào lâm sàng, XQ và mô bệnh học màng hoạt dịch và huyờt thanh [13]. Năm 1987
ACR đã thống nhất đưa đến 7 tiêu chuẩn chẩn đoán (ACR 1987) về VKDT mà cho
tới nay vẫn đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và cả Việt Nam.
1.1.1.2 Dịch tễ học
Bệnh VKDT gặp ở mọi nơi trên toàn thế giới, chiếm vào khoảng 1% dân số
Tại Việt Nam tỉ lệ này tại miền bắc theo thống kê 2000 là 0,28%. Bệnh
thường gặp ở nữ giới tuổi trung niên với tỷ lệ nữ/nam từ 2,5 đến 1. Theo nghiên
cứu mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp của bệnh viện Bạch Mai từ 1991-
2000 thì bệnh này chiếm tỷ lệ 21,94% trong đó nữa chiếm tới 92,3%, tuổi chiếm
đa số là từ 36-65 chiếm 72,6% [12]. Và một số trường hợp bệnh mang tính chất
gia đình.
1.1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
* Nguyên nhân
Trước đây nguyên nhân của VKDT chưa được biết rõ, gần đây người ta
coi VKDT là một bệnh tự miễn dịch với sự tham gia của nhiều yếu tố.
Có giả thuyết cho rằng: tên một cơ địa đang suy yếu, mệt mỏi, chấn
thương, phẫu thuật… có một số virus hay vi khuẩn phổ biến hoặc yếu tố môi
trường như lạnh ẩm kéo dài đã làm khởi phát VKDT [10], [11], [12].
Yếu tố di truyền: Bệnh VKDT có tính chất gia đình, có mối liên quan giữa
bệnh này với yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA DR4. Theo thống kê thì
khoảng 60-70% bệnh nhân VKDT mang yếu tố này [1] [2].
* Cơ chế bệnh sinh
Biểu hiện sớm nhất, cơ bản nhất của bệnh VKDT là tình trạng viờm khụng
đặc hiệu mạn tính của màng hoạt dịch khớp.
Dưới tác động của một tác nhân gây bệnh, đối với một thể địa dễ phát sinh
bệnh. Từ đó sinh ra một kháng thể tự sinh ( yếu tố dạng thấp). Kháng thể kết hợp
kháng nguyên tạo phức hợp miễn dịch. Và phức hợp miễn dịch sẽ kích thích cỏc
mụ ở khớp sinh ra các yếu tố gõy viờm và hấp dẫn sự tập trung bạch cầu đa
nhân, đại thực bào. Khi thực bào các phức hợp miễn dịch giải phóng ra men tiêu
thể, phá hủy cỏc mụ và gõy viờm. Cỏc lympho bào T ở màng hoạt dịch khớp tạo
ra một lượng lớn Lymphokin góp phần phá hủy mô và gõy viờm. Tình trạng
viờm khụng đặc hiệu của màng hoạt dịch khớp lúc đầu chỉ là phù nề, xung huyết,
thâm nhập nhiều tế bào viêm. Sau một thời gian thì xảy ra quá trình tăng sinh,
phì đại của cỏc hỡnh lụng và lớp liên bào phủ, chúng càng ngày càng lan rộng
lan đến phần đầu xương dưới sụn khớp gây nên các thương tổn tại đây. Sau một
thời gian, tổ chức xơ phát triển thay thế tổ chức viờm, gõy dớnh và biến dạng
khớp [11], [12]
Các biểu hiện ngoài khớp, cơ chế cũng là viêm và miễn dịch: các nghiên
cứu xác nhận có sự tồn tại của các u hạt tại tổ chức có biểu hiện triệu chứng cũng
như sự xuất hiện của các dấu ấn sinh học trong huyết thanh [12], [13].
1.1.1.4 Các dấu hiệu lâm sàng
* Triệu chứng tại khớp
Vị trí thường gặp theo thứ tự giảm dần: khớp cổ tay (90%), đốt ngón gần
(80%), bàn ngón tay (70%), gối (90%), cổ chân (70%), khuỷu (60%), bàn ngón
chân (60%). Các khớp khác hiếm gặp và thường xuất hiện muộn [12].
Viêm khớp mang tính đối xứng, với tính chất của viêm: sưng đau, ít nóng
đỏ, đau kiểu viêm (tăng lên về đêm và gần sáng). Thường kèm theo dấu hiệu
cứng khớp buổi sáng.
Diễn biến: Viêm khớp dạng thấp diễn biến từ từ tăng dần, sau nhiều đợt
viêm cấp tính và diễn biến mạn tính, các khớp nhanh chóng bị dính và gây biến
dạng, các di chứng thường gặp là bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón
tay hình thoi, ngón tay người thợ thùa khuyết, biến dạng ngón chân hình vuốt
thú.
* Triệu chứng ngoài khớp
Toàn thân: gầy sút, mệt mỏi, da xanh, ăn ngủ kộm…rối loạn thần kin thực
vật…
Hạt dưới da: 10-20% ( ở Việt Nam thường khoảng 5%) các trường hợp
Cơ: Teo cơ quanh khớp do thiếu vận động
Gõn: Viờm gõn thường gặp gân Achille
Dây chằng: Viêm co kéo
Bao khớp: Có thể bị kén màng hoạt dịch
Nội tạng: ít gặp, ảnh hưởng đến tim, phổi, hạch, lách to….
Có một số triệu chứng khác có thể kèm theo như Viêm mống mắt, rối
loạn thần kinh thực vật, thiếu máu nhược sắc, chèn ép thần kinh do viêm xơ dính
phần mềm quanh khớp.
1.1.1.5 Các dấu hiệu cận lâm sàng và Xquang
- Xét nghiệm biểu hiện phản ứng viêm:
+ Tốc độ máu lắng tăng
+ Protein C phản ứng tăng
+ Điện di Protein: Albumin giảm, gama globulin tăng
- Xét nghiệm miễn dịch
+ Yếu tố dạng thấp (RF- Rheumatoi Factor) huyết thanh bằng phản ứng
Waaler-Rose và hoặc latex dương tính.
+ Kháng thể anti-CCP (Cyclic Cirullinated Peptid) trong huyết thanh. Gần
đấy kháng thể này được sử dụng nhiều trong chẩn đoán sớm bệnh VKDT, có độ
nhậy thấp hơn RF nhưng có độ đặc hiệu cao hơn [14], [15].
- Xét nghiệm dịch khớp
+ Biểu hiện viêm: mất độ trong, độ nhớt giảm, màu vàng nhạt, test mucin
dương tính, bạch cầu tăng, chủ yếu đa nhân trung tính.
+ Biểu hiện tính chất miễn dịch: Phản ứng Waaler Rose dương tính, bổ thể
giảm, tế bào chùm nho trên 10% số tế bào dịch khớp.
- Sinh thiết màng hoạt dịch:
Thường chỉ định với khớp gối thể một khớp. Trong VKDT thường chỉ
thấy các tổn thương như: Tăng sinh hỡnh lụng và các tế bào phủ hỡnh lụng của
màng hoạt dịch, cũng như nhiều tổ chức tân tạo ở phần tổ chức đệm xuất hiện
những đám hoại tử giống tơ huyết, cùng với sự xâm nhập của nhiều tế bào viêm
quanh mạch máu mà chủ yếu là lypho bào và tương bào.
1.1.1.6 Triệu chứng Xquang
- Hình ảnh Xquang qui ước:
+ Giai đoạn sớm: hình ảnh mất chất khoáng đầu xương cạnh khớp, có thể
thấy hốc trong xương, hình bào mòn xương ( hình khuyết nhỏ) ở rìa xương, khe
khớp hẹp. Ngoài ra có thể thấy hình ảnh sưng phần mềm.
+ Giai đoạn muộn: hủy đầu xương dưới sụn, dính khớp, bán trật khớp,
lệch trục khớp [1], [2], [3].
- Hình ảnh cộng hưởng từ khớp cổ tay:
+ Từ năm 1996 người ta đã tiến hành chụp cộng hưởng từ khớp cổ tay ở
bệnh nhân viêm khớp dạng thấp để đánh giá tình trạng viêm màng hoạt dịch, phù
xương do hiện tượng viêm màng hoạt dịch gây sung huyết vùng xương và sự
xâm nhập của dịch rỉ viêm [3], [4].
1.1.1.7 Chẩn đoán xác định bệnh VKDT
Tiêu chuẩn ACR 1987[1], [6].
1. Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.
2. Sưng đau (viêm) ít nhất 3 trong số 14 vị trí khớp: ngón gần, bàn ngón, cổ
tay, khuỷu, gối, cổ chân, bàn ngón chân 2 bên.
3. Sưng đau (viêm) ít nhất 1 trong 3 vị trí khớp: ngón gần, bàn ngón, cổ tay.
4. Có tính chất đối xứng
5. Có hạt dưới da
6. Yếu tố dạng thấp huyết thanh dương tính
7. XQ điển hình
Thời gian diễn biến của bệnh từ 6 tuần trở lên
Chẩn đoán xác định VKDT khi có ít nhất 4/7 yếu tố
1.1.1.8 Chẩn đoán giai đoạn bệnh VKDT
Dựa vào chức năng vận động và tổn thương Xquang chia thành 4 giai
đoạn theo Steinbroker [1], [2], [3].
- Giai đoạn 1: thưa xương, chưa có biến đổi cấu trúc cuả khớp; không ảnh
hưởng đến chức năng vận động
- Giai đoạn 2: biến đổi một phần sụn khớp và đầu xương. Hẹp khe khớp
vừa, có một ổ khuyết xương; chức năng vận động giảm ít, vẫn sinh hoạt gần
như bình thường
- Giai đoạn 3: biến đổi rõ đầu xương, sụn khớp. Khuyết xương, hẹp khe
khớp nhiều, bán trật khớp, lệch trục; chức năng vận động giảm nặng, chỉ làm
được các động tác sinh hoạt phục vụ bả thân
- Giai đoạn 4: khuyết xương, hẹp khe khớp, dính khớp; chức năng vận
động giảm nặng, phải có người phục vụ.
1.1.1.9 Chẩn đoán đợt tiến triển của bệnh
- Đánh giá đợt tiến triểu theo lâm sàng ( theo hội thấp khớp học Châu Âu
EULAR) [7], [8], [9].
- Có ít nhất 3 khớp sưng và ít nhất 1 trong số 3 tiêu chí sau:
+ Chỉ số Ritchie từ 9 điểm trở lên
+ Cứng khớp buổi sáng ít nhất 45 phút.
+ Tốc độ máu lắng giờ đầu 28mm
( Chỉ số Ritchie được tính như sau: số điểm tại một khớp được xác định
khi thầy thuốc ấn ngón tay cái vào một khớp, nếu bệnh nhân không đau: 0 điểm;
đau nhẹ: 1 điểm; đau vừa (nhăn mặt): 2 điểm; đau nhiều (gạt tay thầy thuốc ra): 3
điểm. Chỉ số Ritchie là tổng điểm của các khớp trong cơ thể)
- Đánh giá đợt tiến triển của bệnh theo công thức DSA 28- Disease activity
score [24], [25].
Thang điểm đánh giá mức độ hoạt động bệnh được Van Riel sử dụng năm 1983
với 44 khớp. Năm 1995, Prevoo và cộng sự đã cải tiến, sử dụng 28 khớp. Nhiều
nghiên cứu tiếp đó cũng cho thấy DSA 28 có giá trị dự báo mức độ tàn tật và tổn
thương Xquang hủy khớp trên phim tốt hơn so với DSA cổ điển. Công thức:
DSA 28 = 0,52
DSA 28 < 2,9: Bệnh không hoạt động
2,9 ≤ DSA 28 ≤ 3,2: Hoạt động bệnh mức độ nhẹ
3,2 ≤ DSA 28 ≤ 5,1: Hoạt động bệnh mức độ trung bình
DSA 28 ≥ 5,1: Hoạt động mạnh
1.1.1.10 Điều trị
Sự ra đời của các thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARD’s
Disease Modifying Anti Rheumatis Druds ( thuốc chống thấp khớp có thể làm
chuyển biến bệnh) đã làm thay đổi tiên lượng cơ bản của bệnh viêm khớp dạng
thấp nói riêng và các bệnh khác nói chung. Đây là một nhóm thuốc có vai trò hết sức
quan trọng, có thể điều trị tận gốc bệnh viêm khớp dạng thấp và nhóm thuốc này được
gọi là các thuốc thay thế corticoid (steroid sparing drugs) [1], [2], [24], [25]
* Mục đích điều trị : là nhằm kiểm soát quá trình miễn dịch và quá trình
viêm khớp, phòng ngừa hủy khớp bảo vệ chức năng khớp, trỏnh cỏc biến chứng
của thuốc điều trị, giáo dục và tư vấn bệnh nhân, phục hồi chức năng vật lý trị
liệu cho bệnh nhân [1], [3], [25]
* Nguyên tắc điều trị:
- Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điêu trị triệu chứng (thuốc chống viêm,
thuốc giảm đau) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm – DMARD’s ngay từ
giai đoạn đầu của bệnh. Các thuốc điều trị phải duy trì nhiều năm thậm chí suốt
đời trên nguyên tắc số nhóm thuốc và liều thuốc tối thiểu có hiệu quả. Riêng
corticoid thường chỉ được dùng trong các đợt tiến triển.
Các thuốc điều trì triệu chứng có thể giảm liều hoặc ngừng hẳn theo thứ
tự: corticoid, thuốc chống viêm không steroid, giảm đau.
Phác đồ thường dùng có hiệu quả, ít tác dụng phụ, đơn giản, rẻ tiền nhất ở
nước ta là phối hợp methotrexat với chloroquin trong những năm đầu và sau đó
là methotrexate đơn độc [1], [2], [3].
* Điều trị nội khoa cụ thể:
1. Glucocorticoid:
- Chỉ định dùng corticoid: chờ thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm –
DMARD,s có hiệu quả; đợt tiến triển hoặc đã phụ thuộc corticoid
- Nguyên tắc điều trị chung là liều tấn công, ngắn ngày tránh hủy khớp và
tránh tác dụng phụ của thuốc. Đến khi đạt hiệu quả, giảm liều dần, thay thế bằng
thuốc chống viêm không steroid.
- Liều:
+ Đợt tiến triển nặng (có tổn thương nội tạng như tràn dịch màng tim,
màng phổi, sốt, viêm nhiều khớp…): thường dùng minibolus: truyền tĩnh mạch
80-125mg methyl prednisolon pha trong 250ml dung dịch sinh lý trong 3-5 ngày
liên tiếp. Sau liều này duy trì tiếp tục bằng đường uống với liều 1,5-2mg/kg/24h
tính theo prednisolon.
+ Đợt tiến triển thông thường: bắt đầu bằng liều 1-1,5mg/kg/ngày và giảm
liều theo nguyên tắc tránh suy thượng thận cấp. Thường sau 1, 2 tháng có thể
thay thế bằng chống viêm không steroid. Khi phụ thuộc corticoid duy trì 5-
7,5mg/24h, uống 1 lần duy nhất lúc 8h sau ăn nó [1], [2], [14].
2.Thuốc chống viêm không steroid
Chỉ định: giai đoạn khớp viêm mức độ vừa phải. Chỉ định ngay từ đầu hoặc
sau khi dùng corticoid. Có thể kéo dài nhiều năm khi còn triệu chứng viờm, cỏc
thuốc như: diclofenac( Voltaren: 100mg/ngày); piroxicam (Felden: 20mg/ngày;
meloxicam (Mobic 7,5mg/ngày; celecoxib (Celebrex: 200-400mg/ngày. Liều
dựa trên nguyên tắc liều tối thiểu hiệu quả
Nhóm thuốc này cú cỏc tác dụng phụ như loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu
hóa …[1], [2], [14]
3.Thuốc giảm đau:
Sử dụng kết hợp thuốc giảm đau theo sơ đồ bậc thang của WHO, đối với
viêm khớp dạng thấp thường dùng thuốc giảm đau bậc 1 và bậc 2. Dùng
Paracetamol: 2-3g/ngày, Efferallgan codein 4-6 viờn/ngày [1], [2].
4.Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm MARD’s
- Thuốc chống sốt rét tổng hợp.
+ Biệt dược: Hydrochloroqin (Plaquenil viờn nộn 200mg) liều 200-
600mg/ngày
- Methotrexate (Rheumatrex ): do methotrexate có cấu trúc tương tự acid
folic, cơ chế chính của thuốc là tranh chấp với vị trí hoạt động của acid folic
trong quá trình tổng hợp pyrimidin, dẫn đến giảm tổng hợp AND, ngoài ra
methotrexate có tính chất chống viêm và ức chế miễn dịch. Hiện nay là thuốc
chống thấp khớp tác dụng chậm hàng đầu được chỉ định đối với viêm khớp dạng
thấp và thấp khớp vẩy nến. Liều dùng khởi đầu bằng liều 10mg/tuần, thường
uống một lần cả liều vào một ngày cố định trong tuần. Tác dụng đạt được thường
sau 1-2 thỏng, nờn thường duy trì liều đã chọn trong 1-2 tháng rồi mới chỉnh
liều. Khi các triệu chứng đã thuyên giảm có thể giảm liều các thuốc kết hợp: lần
lượt giảm liều corticoid, thay bằng chống viêm không steroid, thuốc giảm đau
giảm cuối cùng. Thuốc này thường duy trì nhiều năm thậm chí suốt đời. Thuốc
kết hợp là chống sốt rét tổng hợp.
Tác dụng phụ của methotrexate là loét miệng, nôn độc tế bào gan
Chống chỉ định: hạ bạch cầu, suy gan, thận, tổn thương phổi mạn tính
Trước khi cho uống thuốc phải cho xét nghiệm chức năng gan thận, đo chỉ số
hô hấp, dừng thuốc khi bạch cầu giảm dưới 2000/mm3. Ngừng thuốc ít nhất 2
tháng nếu bệnh nhân là nữ muốn có thai. Cần bổ sung acid folic khi dùng thuốc
này nhằm giảm tác dụng phụ về máu [1], [2].
- Sulfasalazine
- Cyclosporin A
- Các tác nhân sinh học…
1.1.2 . Theo YHCT
Bệnh VKDT nằm trong chứng tý của YHCT. Ba thứ tà khí: phong, hàn,
thấp cùng xâm nhập, hỗn hợp với nhau mà thành bệnh tý. Nếu phong nặng hơn
thì gọi là hành tý, nếu hàn nặng hơn thì gọi là thống tý, thấp nặng hơn thì gọi là
trước tý (theo kinh văn 36) [15].
Hành tý: Đau nhức, không cố định , chạy từ chỗ này qua chỗ khác. Bởi vì:
“Tớnh của phong là hay chạy và hay biến đổi cho nên phong mà thắng thì thành
hành tý, các chứng đau nhức chạy khắp các khớp xương đếu là tính này”
Thống tý: Rất ít di động, đau nhiều “Khớ õm hàn khách vào khoảng da thịt
gân xương thì ngưng kết lại, dương khí không lưu hành được nên đau không thể
chịu nổi” (Trương Cảnh Nhạc)
Trước tý: Cảm giác nặng nề, đau âm ỉ “Trước tý là thân thể nặng nề,
không di động hoặc sinh đau nhức hoặc là tê dại, thấp tà theo thổ húa nờn
thường phát ra ở cơ nhục, chớ õm (thường gặp ở mùa trưởng hạ)” (Trương Cảnh
Nhạc)
Nhiệt tý: Là thể mà có thể gặp ở những người bẩm sinh dương mạnh hoặc
bên trong có ẩn nhiệt, khi gặp phải phong, hàn, thấp, tà dễ hóa nhiệt. Hoặc hành
tý, thống tý, trước tý lâu không khỏi, phong hàn thấp lưu lại ở kinh lạc uất lại mà
hóa nhiệt nên cũng được gọi là nhiệt tý.
1.1.2.1 Nguyên nhân gây bệnh
Theo Kinh văn 43, 44 [15] nói: Trong cơ thể con người ta, vinh vệ chính
là đường vận hành, tuần hoàn liên tục để nuôi dưỡng và bảo vệ cho cơ thể. Nhân
khi vinh vệ không điều hòa, lục dâm mà cụ thể là phong, hàn và thấp đi vào
trong cơ thể gây nên bệnh tý.
Khi cơ thể bị bệnh lâu ngày, hoặc sống trong môi trường ẩm thấp lâu
ngày, vệ khí bất cố, tà khí mới thừa cơ tấn công vào cơ thể, vào cân, cơ xương
khớp, hệ kinh lạc gây ra chứng tý.
Kinh văn số 44 nói: Lục phủ đều có du huyệt, tà khí phong hàn thấp tụ lại
ở ngoài du huyệt, còn bên trong cơ thể đang bị tổn thương do ăn uống, cùng một
lúc, bệnh ở bên trong, kết hợp với bệnh ở bên ngoài bệnh tà sẽ từ du huyệt đi vào
và tập hợp ở phủ của huyệt đó. Khi đú tựy bệnh nặng nhẹ, vị trí bị bệnh sẽ gây ra
hậu quả khác nhau.
Kinh văn 38 nói chứng trạng bệnh tý của ngũ tạng và phủ bàng quang và
trường vị:
Chứng trạng của tâm tý:
Huyết mạch khụng thụng, phiền thì dưới tim nháy động, khí bốc lên thì
suyễn, họng khô, chứng sợ hãi là do khớ đó nghịch lờn tõm.
Chứng trạng của tỳ tý: Cơ thể mỏi mệt, nôn ra nước trong, lồng ngực đầy tức
Chứng trạng của phế tý: suyễn là chính, suyễn thổ mà nôn, phiền tức
Chứng trạng của can tý: Bụng đầy chướng nhiều như có thai, đêm ngủ
hay giật mình, muốn uống nước, đi tiểu nhiều lần, đau bụng từ bụng trên lan
xuống dưới.
Chứng trạng của thận tý: Xương cốt yếu, không đi lại được, người còng,
bụng dễ đầy
Chứng trạng của trường vị tý: Tiểu tiện rất khó đi, còn đại tiện thì sống
phõn, luụn muốn uống nước.
Chứng trạng của bàng quang tý: Khi lấy tay đè vào bụng dưới thì có cảm
giác như tưới nước nóng vào, tiểu khụng thụng, chảy nước mũi trong.
1.1.2.2 Phân loại
Phân loại theo nguyên nhân gây bệnh
Viêm khớp dạng thấp được chia làm hai thể: [15], [16].
* Phong hàn thấp tý:
- Chứng trạng:
Vọng: Rêu lưỡi trắng, nhớt, chất lưỡi bình thường
Văn:
Vấn: Người, tứ chi đau mỏi, nặng nề.
Mỏi các khớp: bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, đầu gối, ít khi
sưng nóng
Cảm giác sợ gió, sợ lạnh, khớp đau sợ lạnh, chườm nóng đỡ đau.
Ăn lõu tiờu, đầy bụng
Thiết: Mạch huyền khẩn
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Phong hàn thấp xâm phạm vào cân mạch làm cho khí huyết vận hành khụng
thụng nờn gõy đau nhức mỏi các khớp và toàn thân. Thường các khớp ít sưng
nóng đỏ vì tà chưa hóa nhiệt. Phong, hàn, thấp thứ tà nào mạnh hơn sẽ gây ra các
chứng trạng đặc trưng cho từng loại và khi đó sẽ có phương pháp điều trị cho
phù hợp.
- Pháp điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc:
Phong thắng dùng bài Phòng phong thang
Hàn thắng dùng bài Ô đầu thang
Thấp thắng dùng bài Ý dĩ nhân thang
* Phong thấp nhiệt tý:
- Chứng trạng:
Vọng: Rêu lưỡi vàng, chất lưỡi bình đỏ
Văn:
Vấn:
Đau các khớp: bàn ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, cổ chân, đầu gối, sưng nóng
đỏ làm cho bệnh nhân khó vận động co duỗi.
Cảm giác sợ nóng, khớp đau gặp lạnh đỡ đau.
Toàn thân phát sốt, hỏo khỏt, tõm phiền bất an
Đại tiện táo, tiểu tiện đỏ
Thiết: Mạch hoạt sác.
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:
Phong thấp nhiệt cùng hợp đồng xâm phạm vào cân mạch làm cho khí
huyết vận hành khụng thụng nờn gõy đau các khớp. Khớp sưng nóng đỏ vì nhiệt
từ tà hóa ra.Nếu tà nhiệt mạnh thì toàn thân phát sốt, hỏo khỏt, tõm phiền bất an,
đại tiện táo, tiểu tiện đỏ.
- Pháp điều trị: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, hoạt huyết.
- Phương: Thạch cao tri mẫu quế chi thang.
Phân loại theo ngũ thể [15]:
Mùa đông bị bệnh tý goi là cốt tý
Mùa xuân bị bệnh tý goi là cân tý
Mùa hạ bị bệnh tý goi là mạch tý
Mùa trưởng hạ bị bệnh tý goi là cơ tý
Mùa thu bị bệnh tý goi là bì tý
Theo kinh văn số 37 giải thích sự liên quan giữa bệnh tý với ngũ tạng, ngũ
thể như sau: Ngũ tạng và ngũ thể là trong ngoài phối hợp với nhau. Tà khí lưu lại
lâu ngày ở phần biểu mà không giải được sẽ xâm nhập vào tạng phối hợp với nú,
nờn chứng cốt tý không khỏi, nếu lại bị cảm nhiễm tà khí nữa thì sẽ lưu lại ở thận.
Chứng mạch tý không khỏi, nếu lại bị cảm tà khí nữa thì sẽ lưu vào tâm. Chứng cơ
tý không khỏi, nếu lại bị cảm tà khí nữa thì sẽ lưu vào tỳ. Chứng bì tý không khỏi
nếu lại bị cảm tà khí nữa thì sẽ lưu vào phế. Cho nên người ta núi “Cỏc loại bệnh tý
là tùy theo thời tiết bị cảm lại các thứ tà khí phong, hàn, thấp mà gõy nờn”.
Phân loại theo tính chất gây bệnh
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ VKDT BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
1.2.1. Thế giới
1.2.2. Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về điều trị viêm
khớp dạng thấp bằng YHCT ở giai đoạn 1 và 2. Từ những năm 1960-1974 Viện
Y học cổ truyền Việt Nam đã bắt đầu điều trị cho các bệnh nhân bị bệnh khớp,
thời kỳ này chưa có phân loại rõ ràng mà chỉ gọi chung là thấp khớp. Cho đến
nay khoảng hơn 50 năm, tiếp theo thế hệ đi trước có nhiều công trình của các tác
giả khác nhau nhằm mục đích tìm ra phương cách điều trị bệnh VKDT một cách
hữu hiệu nhất.
1.3. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC DƯỠNG HUYẾT KHỦ PHONG PHƯƠNG
Bài thuốc này là bài cổ phương được chích trong Y lược giải õm_Tạ Đỡnh
Hải, được ứng dụng rất lâu đời ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam
1.3.1. Thành phần dược liệu
Kim ngân hoa 12g
Quế chi 6g
Đỗ trọng 10g
Kê huyết đằng 12g
Tùng tiết
Tục đoạn 12g
Tần giao 12g
Ngưu tất 12g
Đương qui 12g
Thục địa 20g
Bạch thược 12g
1.3.1.1. Kim ngân hoa [18], [19]
- Tên khoa học: Lonicera japonica Thumb, thuộc họ Cơm cháy
Caprifoliaceae
- Bộ phận dùng: hoa phơi hay sấy khô của cây Kim ngân
- Thành phần: inozit
- Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tiờu viờm, hạ sốt
- Tính vị qui kinh: vị ngọt tính lạnh vào kinh phế vị, tâm và tỳ
- Tác dụng dược lý: có tác dụng kháng sinh
- Liều dung: 12-80g/ngày
1.3.1.2. Quế chi [18], [19]
- Tên khoa học: Cinnamomum Loureirii Nees (Quế Thanh Hóa), hoặc
Cinnamomum cassia Blume (Quế Trung Quốc) thuộc họ Long não Louraceae
- Bộ phận dùng: Là cành quế nhỏ phơi khô.
- Thành phần hóa học: tinh dầu.
- Tính vị qui kinh: vị cay ngọt, tính ấm. Qui vào kinh phế tâm, phế, bàng quang
- Tác dụng: phỏt hón giải cơ, ụn thụng kinh dương.
- Liều lượng: 4-12g/ngày.
1.3.1.3. Đỗ trọng [18], [19]
- Tên khoa học: Eucommia uimoides Oliv, thuộc họ Eucommiaceae
- Bộ phận dùng: Vỏ thân phơi khô của cây đỗ trọng
- Thành phần hóa học:
- Tính vị qui kinh: vị hơi cay ngọt, tính ấm. Qui vào kinh can thận.
- Tỏc dụng: ôn bổ can thận làm khỏe mạnh gân xương, có tác dụng chữa
đau lưng và ngừa sảy thai
- Liều lượng: 8-10g/ngày.
1.3.1.4. Kê huyết đằng[18], [19]
- Tên khoa học: Sargentodoxa Oliv, thuộc Đậu (Fabaceae)
- Bộ phận dùng: thân dây leo cõy kờ huyết đằng.
- Thành phần hóa học:
- Tính vị qui kinh: vị đắng hơi ngọt, tớnh bỡnh. Qui vào kinh can thận.
- Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết thông lạc
- Liều lượng: 12-20g/ngày
1.3.1.5. Tùng tiết
- Tên khoa học:
- Bộ phận dùng:
- Thành phần hóa học:
- Tính vị qui kinh:
- Tác dụng:
- Liều dùng:
1.3.1.6. Ngưu tất [18], [19]
- Tên khoa học: Achyranches bidentata Blum, thuộc Dền
(Armaranthaceae)
- Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Ngưu tất
- Thành phần hóa học: Saponin
- Tính vị qui kinh: vị đắng chua, tớnh bình. Qui vào kinh can thận.
- Tác dụng: hoạt huyết (dùng sống), bổ can thận mạnh gân cốt (dựng
chớn)
- Liều lượng: 6-12g/ngày
1.3.1.7. Tục đoạn[18], [19]
- Tên khoa học: Dipsacus japonicus Miq, thuộc Tục đoạn (Dipsacaceae)
- Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây Tục đoạn.
- Thành phần hóa học: VitaminE
- Tính vị qui kinh: vị cay ngọt, tính ấm. Qui vào kinh can thận.
- Tác dụng: bổ can thận, làm liền gân xương và phòng tránh sẩy thai.
- Liều lượng: 10-15g/ngày
1.3.1.8. Tần giao [18], [19]
- Tên khoa học: Gentiana macrophylla Pall, thuộc Long đởm
(Gentianaceae)
- Bộ phận dùng: rễ phơi khô của cây tần giao
- Thành phần hóa học:
- Tính vị qui kinh: vị ngọt cay, tớnh bình hơi hàn. Qui vào kinh can, đởm,
vị.
- Tác dụng: thanh hư nhiệt, trừ phong thấp, hoạt lạc thư cân, chỉ thống.
- Liều lượng: 4-16g/ngày
1.3.1.9. Đương qui [18], [19]
- Tên khoa học: Angelica sinensis thuộc họ hoa tán apracea
- Qui là về, vị thuốc có tác dụng điều khớ nuụi huyết làm cho huyết đang
loạn xạ trở về chỗ cũ nên có tên như thế
- Bộ phận dùng: rễ phơi hay sấy khô của cây đương qui
- Thành phần chủ yếu: tinh dầu
- Công dụng: tùy theo bộ phận dùng
+ Qui đầu: chỉ huyết
+ Quy thân: bổ huyết
+ Qui vĩ: hoạt huyết
Qui dùng trong bài này là qui vĩ có tác dụng hành huyết, hoạt huyết.
- Liều dùng từ 4_12g
1.3.110. Thục địa [18], [19]
- Tên khoa học: Rhemannia glutinosa Gaertn, thuộc Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae)
- Bộ phận dùng: chế chế từ rễ sinh địa, người ta chọn các củ sinh địa to
ngâm nước, cạo sạch đất, lấy sinh địa vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm sinh địa
xong rồi đem đồ, đồ xong lại phơi khô, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy 9
lần (gọi là cửu chưng, cửu sái khi màu thục đen là được.
- Thành phần hóa học: alcaloid
- Tính vị qui kinh: vị ngọt, tính hơi ấm. Qui vào kinh can thận, tâm.
- Tác dụng: bổ huyết, dưỡng âm.
- Liều lượng: 8-16g/ngày.
1.3.1.11. Bạch thược [18], [19]
- Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall, thuộc họ Mao lương
(Ranunculaceae)
- Bộ phận dùng: rễ cạo vỏ ngoài của cây Thược dược
- Thành phần hóa học: acid benzoic
- Tính vị qui kinh: vị ngọt đắng chua, tính lạnh. Qui vào kinh can tỳ phế.
- Tác dụng: bổ huyết, liễm âm, cầm mồ hôi, chữa các cơn đau nội tạng.
- Liều lượng: 5-15g/ngày