Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

những nhân tố ảnh hưởng nuôi con bằng sữa mẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.79 KB, 5 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 33
1. Đặt vấn đề
Nuôi con bằng sữa mẹ đã được khẳng đònh là
phương cách tốt nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
1
.
Đặc biệt, trẻ em được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ
có xu thế phát triển cả về chiều cao và cân nặng
trong sáu tháng tuổi đầu tiên nhanh hơn so với
những trẻ được nuôi hoặc không được nuôi bằng
sữa mẹ
2
. Hơn nữa, nuôi con bằng sữa mẹ cũng
được xác đònh là một vấn đề rất quan trọng của
phụ nữ vì nó tạo quyền năng cho phụ nữ, góp phần
vào vấn đề công bằng giới và có nhiều lợi ích về
mặt y học ví dụ như làm giảm nguy cơ mắc ung thư
vú, thiếu máu
3
.
Ở Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và
các vấn đề khác liên quan đến nuôi con bằng sữa
mẹ đã được quan tâm đáng kể. Một số chính sách
và chương trình đã được thực hiện nhằm tăng cường
việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sáng kiến "Bệnh viện
thân thiện trẻ em" (bạn hữu) được bắt đầu thực hiện
từ năm 1992 theo khuyến cáo của UNICEF và
WHO. Hiện nay có khoảng70% các bệnh viện tỉnh
và trung ương đang thực hiện sáng kiến này
4


trong
cả nước. Năm 1994, nhà nước cũng đã ban hành
quyết đònh số 307 về việc quảng cáo và sử dụng các
loại thức ăn bổ sung sữa mẹ. "Chiến lược quốc gia
về dân số và phát triển", "Chiến lược quốc gia về
chăm sóc sức khoẻ", "Chiến lược quốc gia về chăm
sóc sức khoẻ sinh sản", đặc biệt "Chương trình nuôi
con bằng sữa mẹ 2001-2010" đều nhấn mạnh tầm
Nuôi con bằng sữa mẹ không những giúp cho trẻ phát triển cả về chiều cao và cân nặng trong 6
tháng tuổi đầu tiên nhanh hơn mà còn tạo quyền năng cho phụ nữ, góp phần vào thực hiện bình
đẳng nam nữ. Các tác giả đã kết hợp phỏng vấn bảng hỏi 400 phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ với phương
pháp quan sát và viết nhật ký. Những cản trở cho các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong
bốn đến sáu tháng đầu là phụ nữ phải gánh vác cả công việc sản xuất trong nông nghiệp và công
việc hàng ngày trong gia đình. Các bà mẹ có khả năng kinh tế khá hơn lại thích mua sữa ngoài cho
con ăn bổ sung. Mong muốn có bốn con, hai trai và hai gái vẫn còn và phổ biến trong nhiều gia
đình. Các tác giả đề nghò kết hợp các chương trình nâng cao nhận thức về giới và nuôi dưỡng trẻ
nhỏ với chương trình khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4 đến 6 tháng đầu tiên.
Breastfeeding not only creates favorable conditions for the physical development of infants during
their first 6 months of age but also empowers women and contributes to the gender equality. The
authors combined structured questionnaire for 400 child bearing age women with in-depth inter-
views, group discussions, home observation and keeping diary. The main barrier for exclusive breast-
feeding during the first four to six months after birth is that women are overloaded with both agri-
cultural production and daily housework. Well-to-do women prefer buying processed milk for sup-
plementary feeding. It is still a desire and even a common desire for many families to have two sons
and two daughters. A recommendation made by the authors is to combine various programs such as
a program for raising the awareness on gender equity and bringing up children with a program for
promoting the exclusive breastfeeding for all infants from 4 to 6 months after birth.
Những nhân tố ảnh hưởng đến nuôi con
bằng sữa mẹ ở huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An

Nguyễn Thò Hiệp, Vibeke Rasch,
Hanne Overgaard Mogensen
34 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với
chất lượng dân số và phát triển bền vững.
Một số nghiên cứu và các cuộc điều tra chỉ ra
là việc bắt đầu cho con bú muộn sau khi sinh, thời
gian nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ngắn đã đóng
vai trò quan trọng liên quan đến tỷ lệ suy dinh
dưỡng cao của trẻ em
6
. Trong khi đó, nếu so sánh
kết quả của cuộc tổng điều tra năm 1997 và năm
2000 ta thấy xu hướng nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ đang dần bò giảm đi và thay vào đó là bắt đầu
cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung sớm hơn. Cụ thể tỉ
lệ trẻ em dưới bốn tháng tuổi được nuôi hoàn toàn
bằng sữa mẹ đã giảm từ 27% trong năm 1997
xuống còn 20% trong năm 2002, trong khi đó tỷ lệ
trẻ em được ăn thức ăn bổ sung sữa mẹ lại tăng từ
39% trong năm 1997 lên 43% trong năm 2002
7
.
Với mục đích nhằm tìm hiểu sâu về các yếu tố
rào cản tác động đến nuôi con bằng sữa mẹ tại khu
vực nông thôn Việt Nam, trong bài viết này, dựa
trên quan điểm giới, tác giả sẽ tập trung vào tìm
hiểu và phân tích các yếu tố văn hoá, kinh tế và xã
hội ảnh hưởng đến nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với sự kết hợp
của phương pháp đònh lượng và phương pháp đònh
tính, tuy nhiên phương pháp đònh tính được thực
hiện vào năm 2004 là phương pháp chủ đạo của
nghiên cứu.
Phương pháp đònh lượng được sử dụng trong
nghiên cứu thông qua việc phân tích kết quả của
điều tra cơ bản với số liệu phỏng vấn bảng hỏi 400
phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ (15-49) về sức khoẻ sinh
sản trong đó có một số câu hỏi liên quan đến nuôi
con bằng sữa mẹ, được tiến hành vào mùa hè năm
2002, tại hai xã Quỳnh Bảng và Quỳnh Xuân trong
khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực nghiên cứu
về Dân số và Sức khoẻ sinh sản tại Việt Nam"
(ENRECA)*.
Phương pháp nghiên cứu đònh tính được tiến
hành trong thời gian tháng 4-5, năm 2004, bao gồm
thảo luận nhóm tập trung, phỏng vấn sâu và quan
sát hoà nhập và viết nhật ký. Ba thảo luận nhóm
được thực hiện với nhóm phụ nữ đang nuôi con
bằng sữa mẹ, nhóm người lớn tuổi (đã qua thời kỳ
nuôi con bằng sữa mẹ) và nhóm nam giới (có vợ
đang nuôi con bằng sữa mẹ). Hai mươi phỏng vấn
sâu được thực hiện với 20 bà mẹ (8 người theo
Công giáo) đang trong kỳ cho con bú, có độ tuổi từ
22 đến 43 tuổi và có số con từ 1 đến 9 con. Phương
pháp quan sát được thực hiện tại ba gia đình đang
nuôi con bằng sữa mẹ bao gồm một gia đình chỉ làm
nông nghiệp, một gia đình làm nông nghiệp và ngư

nghiệp, một gia đình chủ yếu làm ngư nghiệp và
buôn bán các sản phẩm ngư nghiệp. Mỗi quan sát
được tiến hành trong 4 ngày tại mỗi gia đình.
Phương pháp viết nhật ký được bốn bà mẹ đang
trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ có con từ 2 đến
6 tháng tuổi viết vào một quyển sổ do nghiên cứu
viên chuẩn bò trước với một số chủ đề gợi ý như:
thời gian cho con ăn (sữa mẹ hoặc các thức ăn
khác), các tình huống tác động đến việc cho con ăn,
cho con bú (liệt kê sẵn một số tình huống giả đònh),
sự tham gia của các thành viên khác trong gia đình
vào việc chăm sóc và cho con ăn, cảm nghó và ý
kiến của các bà mẹ sau mỗi ngày về các công việc,
các tình huống đã xảy ra đối với nuôi con bằng sữa
mẹ. Thời gian viết nhật ký là 5 ngày.
3. Kết quả và bàn luận
Nghiên cứu đã được thực hiện tại hai xã Quỳnh
Bảng và Quỳnh Xuân của huyện Quỳnh Lưu thuộc
tỉnh Nghệ An.
Quỳnh Xuân là một xã có cả khu vực đồng
bằng và miền núi trong huyện Quỳnh Lưu với tổng
số diện tích là 1582 ha, trong đó 669 ha được sử
dụng là đất nông nghiệp và 72 ha cho ngư nghiệp.
Một số dân cư của xã còn làm kinh doanh buôn bán
dòch vụ nhỏ. Ngoài ra, người dân Quỳnh Xuân còn
có nghề phụ là khai thác đá và nghiền đá (làm lèn)
tại khu vực núi quanh xã. Tổng số dân trong xã là
11.438 bao gồm 1161 dân theo Công giáo.
Quỳnh Bảng là một xã có nghề chính là nông
và ngư nghiệp, với tổng diện tích là 843ha, trong đó

567ha là đất canh tác nông nghiệp và 113ha diện
tích sử dụng trong ngư nghiệp. Vì là xã vùng biển
nên vấn đề sói mòn, đất ngấm mặn đã gây ra những
khó khăn trong nông nghiệp canh tác lúa và phần
lớn các gia đình sống nhờ vào nghề đánh bắt, nuôi
trồng thuỷ sản. Với tổng số dân là 9800 người, xã
Quỳnh Bảng hiện có khoảng 1561 người theo đạo
Thiên chúa giáo. So với xã Quỳnh Xuân, xã Quỳnh
Bảng có đời sống kinh tế thấp hơn, là một xã có tỷ
lệ nghèo đói cao trong huyện (15%).
Nuôi con bằng sữa mẹ - làm việc và thức ăn
bổ sung
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 35
Kết quả điều tra cơ bản cho thấy, nuôi con bằng
sữa mẹ gần như tuyệt đối: 99% phụ nữ được hỏi cho
biết họ đã cho đứa con cuối bú sữa mẹ; 70% các bà
mẹ cho con bú ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, không
có nhiều bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ từ
4 đến 6 tháng đầu: 36% các bà mẹ cho con ăn dặm
trước khi con 4 tháng tuổi.
"Hầu hết, cứ một tháng là cho ăn bột, ăn sữa để
còn đi làm, có người thậm chí chỉ sau vài ngày đã đi
làm. Lúc đầu thì còn về sớm, nhưng hắn không tiện,
dần dần thì nghiền bột cho ăn, có tiền thì mua sữa
cho con ăn" (Thảo luận nhóm phụ nữ cho con bú)
Làm việc sớm sau khi sinh là một trong những
khó khăn chính gây cản trở các bà mẹ nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian từ bốn đến
sáu tháng đầu. Các công việc ở đây bao gồm cả các

công việc hàng ngày trong gia đình như nấu nướng,
giặt giũ quần áo, chăm sóc con cái và các công việc
tạo thu nhập như chăn nuôi, làm nông và ngư
nghiệp, buôn bán. Các bà mẹ mới sinh có thể nghỉ
ngơi và không phải làm việc trong những ngày đầu
sau khi sinh, sau đó họ bắt đầu làm các công việc
trong gia đình. Hàng ngày, họ dậy từ 5-6 giờ sáng,
tranh thủ cho con bú và bắt đầu chuẩn bò bữa sáng
cho gia đình, sau đó là các công việc chăn nuôi như
"cho lợn gà ăn, cho bò ăn", giặt giũ áo quần là công
việc tiếp theo, và cứ như vậy người mẹ chỉ có thể
"tranh thủ cho con bú khi con khóc", nhưng nếu dở
việc thì công việc vẫn được ưu tiên hoàn thành
trước. Chính bản thân các bà mẹ cho rằng họ là
"phụ nữ" họ chính là người đảm đương mọi công
việc gia đình và công việc "đồng áng". Các bà mẹ
không thể yên tâm ở nhà chăm sóc con và nuôi con
bằng sữa mẹ thậm chí con còn rất nhỏ trong khi
chồng của họ "làm việc ngoài đồng hoặc làm việc
gì đó nuôi gia đình. Trong gia đình, dù mới sinh và
đang nuôi con bằng sữa mẹ thì các bà mẹ vẫn phải
hoàn thành nghóa vụ là một thành viên làm kinh tế.
"Là người đàn bà trong gia đình, mình làm sao
mà yên tâm ở nhà chăm con trong khi các ông ấy
làm việc. Vì là, có thể mình là phụ nữ mình biết
việc hơn, công việc đồng ruộng mình quen rồi,
mình không thể bỏ lâu được, các ông ấy cũng có
thể làm được nhưng mà làm sao làm bằng mình
được". (Thảo luận nhóm)
Nam giới ở đây, chủ yếu làm công việc khai

thác đá hoặc nuôi tôm, chính vì vậy công việc đồng
ruộng dường như được xem là công việc chính của
phụ nữ, bất kể họ mới sinh hay đang nuôi con nhỏ,
trong thời kỳ cho con bú - "nuôi con, cho con bú chỉ
là công việc riêng của phụ nữ, của các bà" (Thảo
luận nhóm nam giới).
Áp lực công việc, đặc biệt là những mong đợi
nghóa vụ trách nhiệm của người phụ nữ, của người
mẹ, đã khiến các bà mẹ quyết đònh sử dụng sữa bột
hoặc các loại thức ăn bổ sung khác thay thế sữa mẹ.
Mối quan hệ tỷ lệ nghòch giữa làm việc và thời
gian dành cho con bú đã được thể hiện rõ, kể cả
làm các công việc tại nhà. Nói cách khác, thời điểm
bắt đầu làm việc sau khi sinh của các bà mẹ càng
sớm, thì trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ càng ít
đi, và các bà mẹ làm việc càng nhiều thì họ càng
dành ít thời gian trong việc cho con bú. Xu thế này
diễn ra đối với tất cả các bà mẹ ở mọi trình độ và
vò thế kinh tế xã hội, không chỉ ở những phụ nữ có
kinh tế kém mà thậm chí đối với cả các bà mẹ có
nhiều điều kiện kinh tế thuận lợi.
Điều thú vò là các bà mẹ có kinh tế khá giả hơn
lại có xu hướng cho trẻ ăn dặm sớm hơn so với
những bà mẹ có kinh tế kém hơn (ở đây là các bà
mẹ không theo đạo và các bà mẹ theo đạo), [OR:
4,05; 95% CI: 1,78-9,55].
Các bà mẹ không theo đạo được coi là có kinh
tế khá hơn các bà mẹ theo đạo, nhưng số bà mẹ
không cho con bú lại ít hơn các bà mẹ theo đạo.
Các bà mẹ theo đạo ít có khả năng mua sữa bột

cho con ăn sớm, lại phải cố gắng cân bằng nhu cầu
giữa công việc và nuôi con bằng sữa mẹ. Trong
một số trường hợp, thậm chí họ phải chấp nhận
không cho con bú
8
. Còn các bà mẹ không theo đạo,
có khả năng về mặt kinh tế hơn và có thể mua sữa
ngoài cho con ăn bổ sung - loại thức ăn được ưa
chuộng và như một nhãn hiệu của sự khá giả của
các bà mẹ.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lý giải của
các bà mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ không đầy
đủ và hợp lý chủ yếu là do đi làm sớm sau khi sinh
9
.
Đặc biệt, cũng như nghiên cứu của Pinka Chatterji,
nghiên cứu này đã cho thấy làm việc trong thời kỳ
sinh nở có ảnh hưởng tiêu cực đến cả việc bắt đầu
cho con bú và thời gian cho con bú
10
.
Trương và cộng sự, trong một nghiên cứu được
thực hiện năm 1995 đã nêu rõ những trẻ em có mẹ
làm nông nghiệp thì được bú sữa mẹ lâu hơn những
trẻ có mẹ làm trong các ngành nghề khác
11
. Tuy
nhiên, như đã trình bày, các bà mẹ làm nông và ngư
36 Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

nghiệp lại có xu hướng cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng
tuổi và sớm hơn so với các bà mẹ làm ngành nghề
khác. Một thực tế rất rõ của Việt Nam là phụ nữ
tham gia làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao
(80%) và phụ nữ là lực lượng lao động chính với
cường độ làm việc hơn 50 giờ một tuần
12
. Hơn nữa,
phụ nữ nông thôn ngày nay còn phải đảm đương
công việc của chồng, của các thành viên khác khi
những người này làm những việc phi nông nghiệp
khác hoặc đi làm việc tại khu vực khác
13,14
. Người
phụ nữ nông thôn dường như đã thay thế nam giới
trong nhiều công việc, đặc biệt là trong nông
nghiệp, không giống như sự phân công lao động
nông nghiệp như câu tục ngữ: "Trên đồng cạn, dưới
đồng sâu. Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa". Và
rõ ràng trong bối cảnh điều kiện như vậy, các bà
mẹ đã lựa chọn các thức ăn bổ xung để thay thế cho
sữa mẹ sớm hơn thời gian mà các chuyên gia sức
khoẻ khuyến cáo
15
.
Gia đình lý tưởng - mong đợi trên cơ sở giới
Kết quả nghiên cứu đònh lượng cho thấy các bà
mẹ càng có nhiều con càng có xu hướng cho con
ăn dặm sớm hơn so với những bà mẹ có ít con hơn.
Cụ thể các bà mẹ có từ ba con trở lên có xu thế cho

con ăn dặm trước khi con bốn tháng tuổi nhiều hơn
so với các bà mẹ chỉ có từ một đến hai con. (OR:
2,50; 95% CI: 1,46-4,29) và (OR: 1,88; 95% CI:
1,01-3,51).
Trong khi đó, mô hình nhiều con, cụ thể là một
"gia đình lý tưởng" theo đúng mong đợi của cộng
đồng người dân đòa bàn nghiên cứu là mô hình bốn
con - hai con trai và hai con gái. "Phải có con trai"
là điều cần thiết của mọi gia đình. Quan niệm cần
có con trai để "nối dõi tông đường" là tư tưởng gắn
sâu vào mỗi người dân đòa phương: "Ai cũng thích
có con trai, ai cũng vậy, vì để sau này nối dõi, nhà
nào chưa có con trai thì cứ cố, bây giờ em có con
trai đầu là em yên tâm" (Chò Phương).
"Tôi thích có bốn con, hai trai hai gái, mỗi gia
đình là phải như vậy vì vừa có chò có em, có con gái
con trai. Ngoài ra đứa lớn nó còn trông đứa bé, chứ
không thì có ai mà trông để mình còn đi làm. Tất
nhiên là khó khăn hơn, mình không thể chăm như
có một hay hai đứa được, sẽ không thể cho bú lâu
được" (Chò Nhiên).
"Tôi có sáu con, cứ cách năm một đứa, hắn bé
lắm vì mẹ hắn nỏ có sữa, sáu bảy tháng là nỏ còn
sữa nữa, thế nó mới bé. Tại cái thằng anh, hắn cứ
bé và ốm yếu, sợ nó chết đi thì không còn thằng
nào hết, không còn thằng chống gậy nên cố thằng
này, " (Chò Ba).
Ba là một phụ nữ theo đạo, chò có sáu con, bốn
con gái và hai con trai, hiện con trai út được năm
tháng. Là một gia đình nghèo trong thôn, ngày hai

bữa cơm cũng không đủ, nhưng cũng vì lo hậu vận,
lo không có con trai nối dõi, nên vợ chồng Ba đã
sinh thêm con trai.
Sở thích của Nhiên cũng như sự "cố" của Ba bất
chấp những khó khăn các chò đã và đang đối mặt
đã phần nào phác hoạ đời sống sinh sản của bà con
cư dân nơi đây. Mặc dù các bà mẹ cũng nhận ra
những gì chính họ và con cái của họ gánh chòu,
nhưng họ không thể thắng nổi khát muốn bền bỉ có
con trai
16
.
Vì phải làm việc, các bà mẹ phải nhờ vào sự
giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình
chăm sóc con nhỏ. Ở một phạm vi nào đó, sự tiện
lợi của thức ăn bổ sung
17
khi cho trẻ ăn không chỉ
người mẹ mà bất cứ thành viên nào cũng có thể cho
trẻ ăn, đặc biệt các anh, chò lớn cũng có thể cho em
nhỏ ăn. Chính vì vậy, các bà mẹ đã quyết đònh cho
trẻ ăn dặm các thức ăn bổ sung rất sớm.
4. Kết luận
Những nhân tố ảnh hưởng đến nuôi con bằng
sữa mẹ ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là các
bà mẹ nghèo phải làm việc sớm sau khi sinh và
dành ít thời gian cho con bú. Các bà mẹ khá giả lại
có xu hướng cho trẻ ăn dặm sớm hơn vì có khả năng
mua sữa ngoài cho con ăn bổ sung. Các bà mẹ đông
con thường cho con ăn dặm sớm hơn vì những đứa

con lớn có thể cho những đứa nhỏ ăn cho mẹ đi làm.
Cần kết hợp các chương trình nâng cao nhận thức
về giới và nuôi dưỡng trẻ nhỏ với chương trình
khuyến khích các bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ trong 4 đến 6 tháng tuổi đầu tiên.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 4.2005, Số 3 (3) 37
Tác giả:
Ths. Nguyễn Thò Hiệp. Thạc só về sức khoẻ quốc tế (MIH);
Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong
phát triển. Đòa chỉ: 19 - A26 Nghóa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
E.mail:
Tài liệu tham khảo:
1. WABA (World Alliance for Breastfeeding Action).
Breastfeeding: Healthy mothers and healthy babies. 2002.
2. Hop LT, Gross R, Giay T, Sastroaqmibjojos, Schultink W,
Lang NT. Premature complementary feeding in association
with power growth of Vietnamese children, J Nutr. 2000;
130(11): 2683-90.
3. WABA & ARUGAAN. Breastfeeding, Women and
Work: Human rights and creative solutions. Report of the
WABA International Workshop; 1-5 June 1998; Quezon
City, Philippines.
4. Bộ Y tế (MOH). Báo cáo tại hội nghò quốc tế về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ; 11/2002; Hà Nội, Việt Nam.
5. Ibid.
6. Vietnam Inter-censual Demographic Survey 1994, Infant
Feeding Practices in Vietnam. Statistical Publishing House;
Hanoi. May 1996.
7. Vietnam Demographic and Health Survey, 2002. Infant

feeding, National Committee for Population, Family and
Children, Population and Family Health Project. Hanoi,
September 2003.
8. Yimyam S & Morrow M. Breastfeeding Practices among
employed Thai women in Chiang Mai. J Hum Lact. 1999
Sep; 15(3); 225-32
9. Saitha Chanthalangsay et al. Psychosocial Factors
Related to Practicing Exclusive Breastfeeding among
Mothers of Infants 4-12 months old in Huamuang district,
Houaphanh province, Laos. Journal of Public Health and
Development 2003; 1 (2), 31-39.
10. Pinka Chatterji & Kevin Frick, Does Returning to Work
after Childbirth affect breastfeeding practices. 2003 URL:

11. Truong SA et al. Infant Feeding Practices in Vietnam.
Asia Pac Popul J. 1995 Dec; 10(4): 3-22.
12. National Committee for the Advancement of Women in
Vietnam. Statistics on women and men in Vietnam 2002.
13. Le Thi Nham Tuyet, et al. Images of the Vietnamese
woman in the new millennium. The Gioi publisher, Hanoi
2002.
14. Jayne Werner and Daniele and Beslanger. Gender,
Household, State: Doi moi in Vietnam. Cornell University.
2002.
15. Kirk A.Dearden, Le Nga Quan. Work outside the home
is the primary barrier to exclusive breastfeeding in rural
Vietnam: Insights from mothers who exclusively breastfed
and worked. Báo cáo tại hội nghò quốc tế về nuôi dưỡng trẻ
nhỏ; 11/2002; Hà Nội, Việt Nam.
16. Hanne O. Mogensen, Tine Gammeltoft, Nguyễn Mỹ

Hương, Hoàng Kim Dung. Nhập đề về Nhân học xã hội
trong bối cảnh Việt Nam: Nghiên cứu về giới và sức khoẻ
sinh sản ở khu vực ven biển miền Bắc Trung bộ. Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam - Đại học
Copenhagen, Đan Mạch. 2004.
17. Tuttle CR and Dewey KG. Determinants of infant feed-
ing choices among Southeast Asian immigrants in northern
California. J Am Diet Assoc. 94(3): 282-6.
18. UNICEF Vietnam. Vietnam Children and Women: A
situation Analysis. 2000.

×