Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát một số giải pháp liên quan đến công tác quản lý giá thuốc được ban hành từ năm 2000 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 61 trang )

B ộ Y TẾ
TRƯ ỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
ĐOẢ N THỊ THU Ý
KHẢO SÁT MỘT SỐ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIÁ THUỐC
ĐƯỢC BAN HÀNH TỪ NĂM 2000-2005
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ KHOÁ 2001-2006)
Người hướng dẫn : TS. NGUYÊN THANH BÌNH
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược
Trường ĐH Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: Từ tháng 3/2006- tháng 6/2006
HÀ NỘI, THÁNG 5/2006
Lời cảm ơn
Nhân dịp hoàn thành đề tài em xin được bày tỏ lòng biết ơn sáu sắc và
kính trọng tới:
TS. Nguyễn Thanh Bình- người thầy đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo
tận tình, mở ra các hướng đi của đề tài và hỗ trợ em nhiều trong quá trình
làm khoá luận tốt nghiệp
Ths. Nguyễn Tuấn Anh- người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp
đỡ em rất nhiều để em hoàn thành luận văn này
PGS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng và các thầy cô giáo trong bộ môn
quản lý và kinh tế dược đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn
Ths. Đinh Thị Thanh Thuỷ- thanh tra sở Y tế Hà Nội, Ths. Nguyễn
Minh Hoài- thanh tra Bộ Y tế đã giúp đỡ em trong quá trình làm luận vàn
Em cũng xỉn bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu nhà trường đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ và những
người thân trong gia đình đã động viên khích lệ em trong quá trình học tập
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2006
Sinh viên
Đoàn Thị Thuỷ


M ục lục
Đặt vấn đề 1
Phần 1: Tổng quan 3
1.1. Giá thuốc và quản lý giá thuốc trên thế giới
3
1.2. Giá thuốc và quản lý giá thuốc ở Việt Nam 10
1.3. Một số đề tài liên quan đến nội dung nghiên cứu 19
Phần 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
Phần 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

23
3.1. Kết quả nghiên cứu 23
3.1.1. Một số văn bản liên quan đến quản lý giá thuốc được ban hành từ năm
2000-2005

.

23
3.1.2. Đánh giá kết quả của một số giải pháp quản lý giá thuốc đã được triển
khai 33
a/ Giai đoạn 2000-2002 33
b/ Giai đoạn năm 2003 33
c/ Giai đoạn năm 2004 36
d/ Giai đoạn năm 2005 41
e/ Giai đoạn đầu năm 2006 45
3.2. Bàn luận 46
3.2.1. Tình hình quản lý giá thuốc của nước ta hiện nay 46
3.2.2. Tác động của các văn bản quản lý giá thuốc tới thị trường thuốc


49
Phần 4: Kết luận và đề xuất ý kiến 53
4.1. Kết luận 53
4.2. Đề xuất ý kiến 53
Tài liệu tham khảo
TT
TTLT
BYT
BTC
CQLDVN
CPI
DPYT
DPTW2-KD-XNK
sx
NL
TP
CTXNK
NKSS
TTBQĐN
SDK
UBND
DPNN
CSSK
Quy định chữ viết tắt
Thông tư
Thông tư liên tịch
Bộ Y tế
Bộ Tài chính
Cục quản lý Dược Việt Nam

Chỉ số giá tiêu dùng
Dược phẩm Y tế
Dược phẩm trung ương 2- kinh doanh- xuất nhập khẩu
Sản xuất
Nguyên liệu
Thành phẩm
Công ty xuất nhập khẩu
Nhập khẩu song song
Tiền thuốc bình quân đầu người
Số đăng ký
Uỷ ban nhân dân
Dược phẩm nước ngoài
Chăm sóc sức khoẻ
Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Số lượng kê toa trung bình và giá thuốc (USD)

4
Bảng 1.2 : So sánh giá thuốc giữa các nước

5
Bảng 1.3 : So sánh giá thuốc nhập và giá bán tại thị trường Việt Nam

11
Bảng 1.4: Số hoạt chất ‘mới” dự kiến đưa vào sản xuất từ năm 2001-2005
của Tổng Công ty Dược Việt Nam 12
Bảng 1.5 : So sánh giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại nhập tại Hà
Nội (tháng 3-2002) 13
Bảng 1.6: Tình hình tăng giá của 3 công ty trên



17
Bảng 1.7 : Kết quả điều chỉnh giá thuốc của công ty ZPV 18
Bảng 3.8 : Danh mục các văn bản liên quan đến quản lý giá thuốc được ban
hành từ năm 2000-2005 28
Bảng 3.9: Diễn biến thị trường thuốc đầu năm 2003 34
Bảng 3.10: so sánh giá nhập và giá bán của công ty nước ngoài 39
Bảng 3.11: Diễn biến thị trường thuốc nhập khẩu năm 2005

41
Bảng 3.12: Diễn biến thị trường thuốc 6 tháng cuối năm 2005
41
Danh mục các hình
Hình 1.1: Biểu đồ tiền thuốc bình quân đầu người (USD) theo các năm

11
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống cung ứng thuốc tại Việt Nam

15
Hình 3.3: Biểu đồ danh mục các văn bản quản lý giá thuốc theo các năm

33
<ĐẶ<r*ựrfk<&Ề
Dược phẩm về bản chất là một loại hàng hoá nên nó cũng mang những đặc
điểm của hàng hóa thông thường khác, chịu sự chi phối của thị trường bởi yếu tố
về giá cả, yếu tố cạnh tranh và yếu tố lợi nhuận, nhưng dược phẩm là một loại
hàng hoá đặc biệt nên ngoài những đặc điểm trên nó còn mang nhiều đặc điểm
riêng biệt khác: có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và các chính
sách xã hội của Đảng và Nhà nước; lợi nhuận cao và giá cả có xu hướng tăng do
chi phí khổng lồ cho nghiên cứu; người có vai trò quyết định trong việc mua
thuốc (thầy thuốc) không phải là người sử dụng thuốc (bệnh nhân); người sử

dụng thường không có quyền trả giá, không thể tự đánh giá hậu quả có thể xảy
ra nếu không sử dụng đúng thuốc cần thiết.
Những đặc thù trên đòi hỏi các nhà quản lý phải luôn chú trọng kiểm soát mặt
hàng này về mọi mặt trong đó có vấn đề giá thuốc. Hiện nay vấn đề kiểm soát
giá trên thị trường thuốc vẫn là vấn đề bức xúc của các nhà quản lý, bởi giá
thuốc càng ngày càng tăng cao mà đỉnh điểm là giai đoạn tháng 3 và tháng
10/2003. Trước những cơn “sốt” giá thuốc gây xôn xao dư luận, nhiều báo chí
phản ánh vấn đề này, nhiều cơ quan và bộ ngành đã vào cuộc. Các giải pháp từ
phía Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Cục quản lý Dược, nhằm bình ổn giá
thuốc được ban hành và một số giải pháp đã được triển khai. Đầu năm 2006 giá
thuốc lại bắt đầu tăng cao, nhiều công ty chưa được sự đồng ý của Cục quản lý
Dược đã tự ý tăng giá thuốc. Giá thuốc một lần nữa trở thành vấn đề thời sự trên
các báo, tạp chí. Phải chăng các giải pháp ban hành chỉ có hiệu quả trong một
khoảng thời gian nhất định. Đã có một số đề tài nghiên cứu nghiên cứu sự biến
động giá thuốc trên thị trường, nhưng chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu
sự tác động của các giải pháp quản lý giá thuốc đến thị trường thuốc. Nhằm tìm
hiểu tác động của một số giải pháp quản lý giá thuốc đã được ban hành và triển
khai tói giá thuốc trên thị trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
Khảo sát một số giải pháp liên quan đến công tác quản lý giá thuốc được ban
hành từ năm 2000-2005
1
2/Đánh giá kết quả của một sô giải pháp đã được triển khai
Với 2 mục tiêu:
n Tìm hiểu một số giải pháp quản lý giá thuốc được ban hành từ năm 2000-
2005
2
PHẦN 1: TổN G QUAN
1.1. Gỉá thuốc và quản lý gỉá thuốc trên thế giới
Có một thực trạng đã và đang không chỉ là nỗi lo của các nước đang phát
triển mà ngay cả những nước giàu có như Mỹ, Nhật, Canada, Đức đó là chi phí

chăm sóc y tế trong đó có việc mua thuốc điều trị đang tăng nhanh hàng năm,
mất công bằng về hưởng thụ các dịch vụ CSSK và thuốc ngày càng rõ rệt giữa
các quốc gia, khu vực và ngay giữa các tầng lớp dân cư trong từng quốc gia.
Trong khi đó toàn cầu hoá thương mại đang tạo thuận lợi cho các công ty dược
phẩm hàng đầu thế giới làm chủ một thị trường thuốc toàn cầu với những sản
phẩm mới ngày càng đắt tiền, vượt quá khả năng chi trả của nhân dân và ngân
sách của các nước đang phát triển. Nền công nghiệp dược phẩm non yếu sản
xuất các thuốc thiết yếu và thuốc generic giá rẻ của một số nước đang phát triển
chống chọi để tồn tại trước các công ty dược phẩm đa quốc gia hùng mạnh
trong khi hàng rào thuế quan và chính sách bảo hộ quốc gia ngày càng được
tháo bỏ. [15], [20]
Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi cho rằng dược phẩm là một ngành
công nghiệp mang lại lợi nhuận cao. Một số quốc gia thậm chí đã coi dược
phẩm là ngành mũi nhọn, là ưu tiên hàng đầu trong số các ngành công nghiệp
(Autralia, Trung Quốc, ). [15]
Các nhà sản xuất lý giải là họ phải đầu tư rất nhiều cho nghiên cứu và phát
triển. Để có một thuốc ra đòi phải mất khoảng 10 năm thử nghiệm và xin phép
và tốn khoảng 500-880 triệu USD, và trong số hàng ngàn các chất được nghiên
cứu thử nghiệm thì chỉ có một vài hoạt chất qua được 3 giai đoạn thử nghiệm để
đi vào sản xuất v.v. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của
công nghệ sinh học, công nghệ gene cùng với sự hỗ trợ của máy tính chọn lọc
cao hơn, nhanh chóng hơn, ít phải “mò mẫm “ hơn. Do đó chi phí cho nghiên
cứu có xu hướng giảm đi. Giá thuốc theo logic đó, đáng lẽ cũng phải giảm dần
nhưng ngược lại với sự mong đợi của người dân và các chính phủ, giá bán càng
ngày càng cao. Một thuốc mới ra đời thường có giá cao hơn rất nhiều so với các
3
thuốc cùng nhóm trị liệu. Một thuốc do các hãng nắm quyền sở hữu công
nghiệp bán có giá đắt hơn vài lần so với các thuốc generic khác có hiệu quả gần
tương đương [15]
Bảng 1.1: Số lượng kê toa trung bình và giá thuốc (USD)[15]

Thuốc
Số viên
trung bình
1 toa
Giá nhà sản
xuất generic
Giá bán lẻ
generic
Giá bán lẻ
chính hãng
phát minh
Acyclovir/Zovirax
400 mg viên nén
44 7,22 61,64
98,12
Cimetidine/tagamet
400 mg viên nén
57 2,85
37,09
90,63
Captopril/Capoten
25mg viên nén
79
1,46
24,49 66,36
Glipizide/Gluctrol
10 mg viên nén
76
3,76
25,80

52,44
Diazepam/V alium
5 mg viên nén
46 0,44 6,84 33,12
Haloperidol/Haldol
5 mg viên nén
52
0,62
18,08
82,16
Diltiazem/Cardizem
60 mg viên nén
88 3,08 31,61 66,00
Alprazolam/Xanax
0,5 mg viên nén
56 0,78 15,56 51,52
Atenolol/Tenormin
50 mg viên nén
43 0,62 14,68 43,00
Ghi chú: Giá và số viên thuốc dựa theo “đơn thuốc bán lẻ trung bình “ của
Scott-Levin, Mylan document, WSJ research
Qua bảng trên thấy rõ được sự chênh lệch “kinh khủng “ giữa giá sản xuất
4
và giá bán và cũng phần nào hình dung được lợi nhuận đem lại cho các hãng
dược phẩm.
Giá thuốc được các công ty lớn định mức rất khác nhau tuỳ theo từng nước
Bảng 1.2: So sánh giá thuốc giữa các nước
(Giá được chuyển đổi sang Rupees Ân Độ)
Thuốc Công
ty

Ấn Độ
Pakistan Indonesia Anh
Mỹ
Ranitidine/Zantac
300 mg X 10 viên
Glaxo
17,39
241,44
658,36
603,24
1200,80
Số lần đắt hơn
13,88
37,86
34,69
69,05
Dicofenac/Noveran
50mg X 10
Ciba-
Geigy
6,49
55,62
117,18 120,12 402,80
SỐ lần đắt hơn
8,57
27,30
18,51 62,06
Piroxicam/feldene
20 mg X 10
Pfizer 24,64 72,50

218,45
141,19
1064,80
Số lần đắt hơn
2,49 8,86 5,73 43,21
1 USD =40 Rs
Có thể thấy giá bản lẻ của các hãng phát minh được định ở mức mà thị
trường vẫn có thể chấp nhận hơn là được tính toán từ giá thành sản xuất hay do
một sự so sánh nhất định nào đó vói các nhà sản xuất generic khác. Đáng nói là
“mức thị trường chấp nhận được “ này, cũng là giá “tâm lý “và phụ thuộc rất
nhiều vào “hình ảnh công ty ’’quảng cáo” và tác động của nhiều yếu tố xúc
tiến bán hàng khác. [15]
Trên thế giới, việc quản lý giá thuốc ở các quốc gia cũng có nhiều hình
thức khác nhau. Để đảm bảo lợi ích của người bệnh và đảm bảo các yêu cầu xã
hội, chính phủ các nước đã thực thi những chính sách quản lý thích hợp nhằm
ổn định giá thuốc trên thị trường. Tại rất nhiều quốc gia, giá thuốc được xác
* định thông qua quá trình đàm phán. Việc so sánh giá thuốc giữa quốc gia này
5
với quốc gia khác là một khâu trong quá trình xác định giá thuốc. Ví dụ như ở
Canada, giá của bất kỳ thuốc mới nào cũng không được phép cao hơn giá của
thuốc đó ở Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ và Anh. Khi một công ty
đưa ra giá cao hơn thì giá đó phải được đưa ra công luận lấy ý kiến để điều
chỉnh giá. Các thuốc lưu hành ở Đan Mạch, mức giá không được cao hơn giá
trung bình của các thuốc đó ở Châu Âu. Tại Arập Xêut, giá thuốc được xác định
dựa trên giá tham khảo của 10 nước. Phần lớn các quốc gia cũng giới hạn giá
thuốc ở mức giá như quốc gia sản xuất ra sản phẩm đó [17].
Với các nước công nghiệp phát triển, việc quản lý giá thuốc và các chính
sách như kê đơn, sử dụng thuốc bằng tên gốc đã được khuyến khích và thực
hiện, đặc biệt là những nước trong khối Liên minh Châu Âu. Việc quản lý giá
thuốc đã được thực thi khá chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, và mang

lại khá nhiều thành công bằng cách áp dụng các chính sách qui định về giá
thuốc. Tại những quốc gia này hiện đang áp dụng bốn chính sách về quản lý giá
thuốc [17]:
a/ Chính sách kiểm soát giá dược phẩm được áp dụng phổ biến ở các nước như:
Pháp, Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Trong đó quy định về giá thuốc ở
Italy là một mô hình tiêu biểu cho dạng chính sách này. Tại điều luật số 537/93
về chính sách giá thuốc của Italy đã quy định các tiêu chí được sử dụng để điều
chỉnh và định giá các loại tân dược. Chẳng hạn, giá thuốc lưu hành trên thị
trường không được vượt quá giá trung bình thuốc đó ở châu Âu. Các nhà làm
luật đã nghiên cứu sự đa dạng trong hệ thống giá cả, thống nhất áp dụng hệ
thống dựa trên các phương tiện thông tin về giá thuốc ở châu Âu là cơ sở cho
việc định gía thuốc trong nước [7]. Tuy nhiên tuỳ vào đặc điểm riêng của từng
nước mà áp dụng mô hình này một cách linh hoạt. Như Pháp và Ý tuy cùng áp
dụng chính sách kiểm soát giá dược phẩm nhưng cách tiến hành khác nhau:
- Với hệ thống quản lý giá thuốc ở Pháp [17]: Giá thuốc được xét duyệt
thông qua việc xác định giá của tất cả các sản phẩm đã được đăng ký đưa vào
lưu hành. Ngoài ra tất cả các hãng còn phải thực hiện một thủ tục bắt buộc, đó
là việc trình bày sản phẩm cuả mình trước một Hội đồng đánh giá, Hội đồng
6
này bao gồm các nhà chuyên môn giỏi về thuốc và có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Hội đồng sẽ đánh giá khách quan quyết định thuốc này có phải là mới hay
không, nếu thực sự là mới sẽ được đưa vào danh mục thuốc và sẽ được bù giá
khi đưa vào thị trường.
Nếu thuốc được đưa vào danh mục, nhà sản xuất phải làm đề nghị qua hai
giai đoạn giám định độc lập của Hội đồng giá. Hội đồng này sẽ xác định ngoài
phần cứng của giá sẽ xác định phần trăm bù chi phí của quốc gia. Sau đó việc
xác định giá còn phụ thuộc vào mục đích trị liệu của thuốc và mục đích của bác
sỹ sử dụng thuốc đó trong điều trị.
Hội đồng giá sẽ đề đạt giá được thông qua của thuốc đã xét duyệt cho Bộ y
tế, Bộ tài chính và Bộ công nghiệp. Đề nghị giá đó có thể được nhà sản xuất

chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu nhà sản xuất chấp nhận, giá đó sẽ được
Bộ y tế công bố chính thức và được niêm yết tại tất cả các nơi cần thiết. Nếu
nhà sản xuất không đồng ý với quyết định giá của Hội đồng giá, việc thẩm định
lại được tiến hành từ đầu như các mặt hàng mới.
- Với hệ thống quản lý giá thuốc ở Italy [17]: Giá thuốc được đưa ra dựa
trên mức giá trung bình của Châu Âu với yêu cầu giá sản xuất không được vượt
quá giá trung bình đã được kiểm định hay giá tương tự được đưa ra ở 4 quốc gia
Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh. Giá trung bình này là có cơ sở khi có giá trị ở ít
nhất 2 trong 4 nước trên, nhưng ít nhất một nước phải là Pháp hoặc Tây Ban
Nha. Sự so sánh này dựa trên giá của một đơn vị đóng gói. Bất kỳ môt sự thay
đổi giá nào làm thay đổi giá trung bình phải trải qua giai đoạn 6 năm mới được
công nhận. Những giá thấp hơn giá trung bình đều phải được xem xét lại vì giá
thấp hơn có thể ngăn cản việc nhập khẩu.
Với các thuốc mới được đăng ký thì giá được quyết định thông qua thoả
thuận giữa các công ty phân phối và các nhà quản lý, dưạ vào các tiêu chí sau :
- Tỷ số lợi nhuận.
- Giá sản phẩm ở các nước khác.
- Giá dự kiến (bao gồm giá đăng ký bản quyền).
* - Số lượng bệnh nhân sử dụng thuốc.
7
- Các nhân tố tài chính,
b/ Chính sách giá tham khảo đang được áp dụng phổ biển trong ngành sản xuất
và kinh doanh dược phẩm ở Đức và Hà Lan. Tại các quốc gia này chính phủ đã
đưa ra những qui đinh làm cơ sở cho việc xây dựng và định giá cho các nhà sản
xuất và kinh doanh. Việc thực hiện các cuộc trao đổi mua bán dược phẩm trên
thị trường dựa trên giá tham khảo của thị trường quốc tế [7]. Để hiểu rõ hơn về
chính sách này chúng ta tìm hiểu về hệ thống quản lý giá của Cộng hoà liên
bang Đức:
Cùng một chế phẩm trong nước hay mua bản quyền của nước ngoài, thuốc
mang tên gốc hay tên biệt dược khác nhau dù tác dụng trị liệu như nhau nhưng

được bán ở hiệu thuốc với dải giá rất khác nhau. Quỹ đảm bảo sức khoẻ sẽ
thanh toán toàn bộ với dải giá đó. Nhưng ở một số nước, quỹ đảm bảo sức khoẻ
chỉ thanh toán cho những đơn thuốc không mất tiền và bảo hiểm y tế với chế
phẩm rẻ nhất. Bằng phương thức này những hiệu thuốc nào càng bán đắt càng
giảm khả năng thu được lợi nhuận từ ngân sách quốc gia thanh toán cho các
đơn thuốc không phải trả tiền. Đó là một sự cạnh tranh về quyền lợi giữa các
hiệu thuốc. Chính vì thế quỹ đảm bảo sức khoẻ quan tâm không chỉ tới phạm vi
giá mà còn lượng giá khác nhau để thanh toán phù hợp với giá thành trung bình.
Để tiêu chuẩn giá trung bình và giá đó trở thành chức năng của hiệu quả trị
liệu cần phải:
- Ghi chép toàn bộ đơn thuốc.
- Phân nhóm thuốc theo các nhóm cùng tác dụng với quan điểm thay thế.
- Thể chế hoá giới hạn tối đa để bù giá.
Nếu chỉ lựa chọn mức giá thấp nhất sẽ không thực tế và không thoả mãn
nhu cầu điều trị của người bệnh. Đối với bất kỳ một thuốc nào cần được thu
thập và xử lý hoàn chỉnh các thông tin về liều lượng, dạng thuốc, phân liều bao
gói khác nhau, mức giá, mức độ khối lượng sử dụng. Từ đó đưa ra khái niệm về
mức tiêu thụ cao nhất cho phép định mức tối đa bù giá. Đó là khả năng tại sao
trên 80% thuốc được bù giá. Bởi vì định hình giới hạn bù giá phụ thuộc rất lớn
vào mức độ tiêu thụ thuốc. Vì vậy để không mất vị trí của mình trên thị trường
8
thuốc, các hãng sản xuất và các hãng kinh doanh phải tiến tới giảm giá thuốc.
Hệ thống này còn được áp dụng ở Đan Mạch, Na Uy và một số nước khác ở
Châu Âu.
c/ Chính sách giá thuốc thông qua việc kiểm soát lợi nhuận đang được áp dụng
thực hiện ở Vương quốc Anh. Trong chính sách này, chính phủ đã quy định tỷ
lệ chênh lệch giữa giá xuất xưởng, giá nhập khẩu (CIF), giá bán buôn và giá
bán lẻ của thuốc [7]. Những nguyên tắc cơ bản là:
- Tự do cạnh tranh và chỉ khống chế giới hạn lãi của dược phẩm.
- Đối với các thuốc mang tên gốc có hệ thống khống chế tối đa thông qua

một bảng giá cố định. Bảng giá này được ấn định hàng tháng bởi Bộ y tế và
Hiệp hội dược sỹ bán lẻ thuốc.
Lương của các dược sỹ bán thuốc mang tên gốc cũng khác nhau nhiều. Bộ
y tế sẽ chi trả một phần lương cho chủ hiệu thuốc đối với những hiệu thuốc có
bán thuốc mang tên gốc và bán những thuốc mà bệnh nhân không phải trả tiền
thuốc. Phần lương được Bộ y tế trả phụ thuộc vào vị trí của hiệu thuốc.
Người mua thuốc phải trả lệ phí cho mỗi đơn thuốc không phải trả tiền với
mục đích đóng góp một phần nhỏ cho chi phí phục vụ. Qua thống kê người ta
thấy rằng ở Anh có tới 40% bệnh nhân được hưởng mua thuốc không phải trả
tiền, đó là thuốc cho người nuôi con nhỏ, trẻ em, thất nghiệp và hưu trí.
Các nhà sản xuất thuốc tên gốc được Chính phủ bù giá và có xem xét đến vị
trí của nhà sản xuất và khối lượng sản phẩm mà nhà sản xuất đưa vào thị
trường, sản phẩm tên gốc được chia làm 3 thứ hạng:
- Thuốc có nhiều cạnh tranh (nhiều nhà sản xuất cùng một thuốc tên gốc)
Nhà nước sẽ bù giá theo giá trị trung bình của các nhà sản xuất đưa ra .
- Thuốc có ít cạnh tranh (khoảng 2-3 nhà sản xuất) được định giá theo giá
trung bình của hãng và giá nhập.
- Thuốc duy nhất của một nhà sản xuất thì chấp nhận giá nhà sản xuất đưa
ra.
9
Hệ thống quản lý giá thuốc của Anh có nền tảng cơ bản và ý tưởng hệ
thống quản lý giá của Đức nhưng được tính đến tình huống cạnh tranh và một
số yếu tố của các nhà sản xuất và của xã hội [17].
Ngoài ra ở Anh còn có hệ thống thông tin ngược về giá trị kê đơn của các
bác sĩ. Cứ 3 tháng một lần, thông tin này sẽ được tập hợp từ các hiệu thuốc, có
trả tiền công thu nhập, sau đó sẽ gửi tói các bác sỹ và địa phương nơi bác sỹ
làm việc. Các thông tin này được các bác sỹ quan tâm để so sánh giữa các bác
sỹ trong khu vực và cả nước, đó là các thông tin giá trị kinh tế về trị liệu để các
bác sỹ thảo luận. Mặt khác, Bộ y tế cũng sử dụng thông tin này để đánh giá
trình độ của bác sỹ, của từng vùng. Trong trường hợp cần thiết các nhà dược lý,

dược lâm sàng sẽ phân tích các thông tin đó và có thể có đóng góp hoặc “nói
chuyện nghiêm túc “với các bác sỹ thường kê đơn quá cao so với “giới hạn kiểu
mẫu“ của quốc gia hoặc vùng. Trong một số trường hợp khác sẽ là chuẩn mực
trong tương lai [17].
d/ Chính sách tự do về giá cả đang được áp dụng ở Mỹ. Tại quốc gia này, chính
phủ không hoàn toàn kiểm soát giá cả cũng như lợi nhuận trong kinh doanh sản
xuất thuốc, nhưng với việc kiểm tra giám sát hệ thống sổ sách, hoá đơn và tài
chính công khai tạo ra một mặt bằng giá thuốc ổn định. Mặt khác, hệ thống
chăm sóc sức khoẻ của Mỹ đã được cải tổ với nhiều sự lựa chọn mang tính
chiến lược để hạn chế các chi phí trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
[7].
Đối với các nước đang phát triển, vấn đề quản lý giá thuốc dường như
chưa được chính phủ các nước này quan tâm đúng mức. Giá thuốc trên thị
trường bị thay đổi một cách tuỳ tiện không có sự kiêm soát của nhà nước [7].
1.2. Giá thuốc và quản lý giá thuốc ở Việt Nam
Thị trường dược phẩm là một thị trường đặc biệt trong đó việc tiêu dùng
phụ thuộc rất lớn vào lượng thông tin tiếp nhận. Giải Nobel kinh tế năm 2001
dành cho các giáo sư George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz đã kết
luận rằng các đối tác tham gia trao đổi trên thị trường không bao giờ nắm được
100% thông tin về giá trị trao đổi. Luôn luôn xảy ra hiện tượng đối tác này
10
chiếm ưu thế thông tin hơn so với đối tác kia, dẫn đến nhận thức sai lệch về giá
trị của đối tượng trao đổi. Điều đó tạo nên sự bất bình đẳng trên thị trường tự
do, làm cho người này bị thiệt trong khi người khác được lợi. Ở thị trường dược
phẩm Viêt Nam, điều này thể hiện rất rõ, người bệnh đã và đang bị thua thiệt do
lượng thông tin không đầy đủ, thậm chí chưa chính xác [14]. Qua bảng so sánh
giá thuốc nhập và giá bán tại thị trường Việt Nam chúng ta sẽ thấy rõ điều này.
Bảng 1.3: So sánh giá thuốc nhập và giá bán tại thị trường Việt Nam [10]
Tên thuốc/ hàm lượng
Giá mua tại

Châu Âu +thuế
NK(đ)
Giá bán của
công ty nước
ngoài tại VN(đ)
Chênh
lệch %
Augmentin lg hộp 12 viên
112.312/hộp
181.084/hộp
61,2
Augmentin 625g hộp 12 viên
78.093/hộp
120.280/hộp
54,0
Tegerol 200 mg hộp 50 viên 51.744/hộp
118- 190/hộp
128,41
Adalat 30mg hộp 50 viên
4.146/hộp 7.900/hộp
90,5
Rõ ràng là có sự chênh lệch rất lớn giữa giá bán và giá nhập, người dân
Việt Nam đang phải mua thuốc với giá rất cao, đang là mục tiêu “bị tác động
khai thác và “bóc lột” của các nhà cung cấp thuốc.
Nhu cầu thuốc của nước ta ngày càng tăng lên, thể hiện qua tiền thuốc
bình quân đầu (TTBQĐN) người tăng lên hàng năm.
9.8
8.3
5.4 6
b./


tÌỆIillllỊl



'

2000 2001 2002 2003 2004 2005
Hình 1.1: Biểu đồ tiền thuốc bình quân đầu người (USD) theo các năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
11
Trong khi đó sức sản xuất thuốc nội mới chỉ cung cấp được 30-40% tổng
giá trị nhu cầu thuốc của xã hội (bao gồm cả thuốc đông dược và tân dược, nếu
tính riêng thuốc tân dược thì thị phần trên thị trường Việt Nam còn thấp hơn
nhiều). Có thể nói thuốc Việt Nam đã và đang thua ngay trên sân nhà, chưa thê
cạnh tranh với thuốc ngoại nhập. Thị trường thuốc Việt Nam (khoảng 640 triệu
USD) đang bị các công ty dược phẩm nước ngoài làm chủ, chiếm 60-70% thị
phần [11].
Thuốc do ngành công nghiệp dược Việt Nam sản xuất chủ yếu là các loại
thuốc generic vói các hoạt chất đã hết bản quyền sở hữu trí tuệ từ lâu. Theo số
liệu của Tổng công ty dược Việt Nam, giá trị sản lượng của 10 dược chất (chủ
yếu là kháng sinh thông thường, thuốc hạ nhiệt và vitamin) đã chiếm trên 50%
doanh thu sản xuất của Tổng công ty trong 2001và 26% năm 2003. Trong danh
mục 10 sản phẩm có doanh số lớn hàng đầu của Tổng công ty dược Việt Nam
các năm từ 2001-2003 không có bất cứ một sản phẩm nào chứa các hoạt chất sẽ
hết bản quyền trong các năm 2002-2003 [19]. Ngay các sản phẩm được coi là
“sản phẩm mới” của các công ty thành viên của Tổng công ty dược Việt Nam
dự kiến đưa ra thị trường hàng năm cũng không cập nhật được với danh mục
các hoạt chất hết quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn tương ứng.
Bảng 1.4: Số hoạt chất ‘mói” dự kiến đưa vào sản xuất từ năm 2001-2005

của Tổng Công ty Dược Việt Nam [18]
Năm
Số hoạt chất “mới “ dự
kiến đưa vào sản xuất
Hoạt chất hết bản quyền
2001 50
Loratadin(2003)
2002 72
Loratadin(2003)
Fliticasone(2003)
2003 31
Loratadin(2003)
2004 17
Amlodipin(2006)
2005 25
Amlodipin(2006)
Tổng cộng 195
3 hoạt chất hết bản quyền (2003-2006)
12
Trong 5 năm qua chỉ có 3 hoạt chất trong khoảng 50 hoạt chất hết quyền
sở hữu trí tuệ giai đoạn 2002-2006 được các nhà sản xuất của Tổng Công ty
Dược Việt Nam sản xuất dưới dang generic, chiếm tỷ lệ 1,5% trong tổng số 195
hoạt chất “mới” có kế hoạch đưa vào thị trường của công ty [18].
Theo IMS thị trường dược phẩm các nước khối ASEAN có một đặc điểm
chung là thuốc generic chiếm thị phần bình quân khoảng 40% trong đó nước
thấp nhất là 9% (Singapore) và cao nhất là 70% (Việt Nam) [19]. Điều này nói
lên vấn đề là ngưòi dân Việt Nam ưu tiên lựa chọn generic mỗi khi cần sử dụng
thuốc. Thị trường thuốc generic là một thị trường tiềm năng của Việt Nam
nhưng dường như các doanh nghiệp Dược Việt Nam không tận dụng được lợi
thế này. Theo số liệu của IMS năm 2003 thị trường thuốc generic ở Việt Nam là

350 triệu USD, lớn hơn 1,5 lần lượng thuốc trong nước năm 2003 (220 triệu
USD). Như vậy có nghĩa là bên cạnh việc phải nhập nguyên liệu, Việt Nam còn
phải nhập khẩu trên 100 triệu USD thuốc generic từ các công ty nước ngoài,
trong đó chủ yếu là từ một số ít các nước Châu Âu và từ các nước Châu Á như
Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước trong khu vực [19]. Mà thuốc đã qua nhập khẩu
thì giá đội lên thấy rõ.
Bảng 1.5: So sánh giá thuốc sản xuất trong nước và thuốc ngoại nhập tại
Hà Nội (tháng 3-2002) [6]
Tên thuốc/hàm lượng Nước sản xuất
Giá (đồng) So sánh định
gốc
Ampicilin 500 mg
Việt Nam 5.000/vỉ lOv
100
Ampicilin 500 mg
Pháp
10.000/vỉ lOv
200
Paracetamol 300 mg
Việt Nam
400/vỉ lOv 100
Paracetamol 300 mg
Pháp 2.500/vỉ lOv
625
Penicillin V 400000UI Việt Nam
2.000/vỉ 100
Penicillin V 400000m
Pháp
6.500/vỉ
325

Penicillin V 400000m
An Độ
3.500/vỉ
175
13
Mô hình bệnh tật tại Việt Nam ngày càng phức tạp đan xen giữa mô hình
bệnh tật của cả các nước đang phát triển và các nước phát triển. Nếu trước kia
nhu cầu cao là các thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt, kháng viêm thì nay nhu
cầu các thuốc chuyên khoa đặc trị đang có xu hướng tăng lên. Những loại thuốc
này đa số là nhập khẩu, nước ta chỉ sản xuất được một số ít và chỉ có những
công ty nào đầu tư lớn vào trang thiết bị máy móc mới có khả năng để sản xuất,
vì vậy mà những thuốc này không hề rẻ chút nào. Nếu để ý đến các mặt hàng bị
“sốt “ cao nhất trong giai đoạn vừa qua thì chúng ta sẽ nhận thấy hầu hết trong
số đó là các thuốc chuyên khoa, biệt dược cần có chỉ định của bác sỹ như
Augmentin, Semprex, Ardia, Sandostatin, Aprovel, Không chỉ riêng các thuốc
kê toa, giá bán sỉ của phần lớn các thuốc kể cả nội và ngoại thường xuyên đặt ở
mức cao [21].
Các công ty dược phẩm thường dành lợi ích lớn cho các đơn vị bảo hiểm và
điều trị nhằm đưa hàng vào phác đồ điều trị và danh mục thuốc điều trị. Giá
thuốc càng cao thì phần lợi ích này càng hấp dẫn. Nhưng theo thời gian, lợi ích
này trở nên ít hấp dẫn hơn đối vói các nhà điều trị, thì các nhà kinh doanh lại
tìm cách đẩy mạnh các hoạt động marketing. Các bác sỹ vốn được xem là thận
trọng, ít bị ảnh hưởng của quảng cáo, khuyến mãi, nên các công ty kia lại phải
tăng thêm chi phí để thuyết phục họ [13].
Tình trạng lòng vòng của thuốc từ khâu sản xuất, nhập khẩu đến người
tiêu dùng đã được Bộ Y tế và báo chí đề cập đến nhiều. Kết quả là làm giá
thuốc tăng lên. Ví dụ: Thuốc nhập khẩu về qua các công ty Xuất nhập khẩu
(XNK) dược phẩm với chênh lệch giá thường là 5-10% so với giá nhập khẩu
chưa kể phí uỷ thác đối với công ty không có chức năng XNK dược phẩm dao
động từ 0,8 -1,2% (theo giá CIF). Giá bán lẻ ngoài thị trường tự do tại các nhà

thuốc phải cộng thêm bình quân từ 10-15% so với giá bán buôn. Giá thuốc sau
khi qua các công đoạn của quá trình phân phối từ lúc nhập khẩu đến lúc vào
bệnh viện đã tăng bình quân khoảng 20-25% so với giá nhập khẩu ban đầu. Đó
là chưa kể vấn đề tiêu cực khá phổ biến hiện nay như hoa hồng cho ngưởi kê toa
14
Giá thuốc đội lên do hệ thống phân phối thuốc ‘lòng vòng “ đó đã đổ lên đầu
người tiêu dùng [5]
Nhà sx nước L Nhà phân 1 (
CTXNK 1
sx trong
ngoài (SXNL,TP) 1 phối quốc tế 1 trong nước
II
nước
Các công ty phân
phối trong nước
Bệnh viện 1
Các hiệu Đại lý
thuốc Ị*
Người sử dụng
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống cung ứng thuốc tại Việt Nam [10]
Tình trạng cục bộ địa phương là rất phổ biến. Ví dụ: Công ty dược phẩm
tỉnh cung ứng đến hệ thống khám chữa bệnh trong địa bàn tỉnh, mức chênh lệch
theo quy định từng địa phương lại do Sở Tài chính vật giá tỉnh xây dựng và
quyết định trên cơ sở hoá đơn mua thuốc hợp pháp. Ví dụ tại Ninh Bình, chênh
lệch cho phép là 15%; tại Thanh Hoá là 11,5%; tai Bắc Ninh là 9%, tại Hoà
Bình là 10-15%. Trong bối cảnh thuốc nhập khẩu trên thị trường nước ta đi từ
khoảng 1000 nhà sản xuất lớn nhỏ và do 250 Công ty nước ngoài có đăng ký
kinh doanh thuốc ở Việt Nam nhập khẩu qua 60 doanh nghiệp trong nước làm
đầu mối XNK để cho 540 Công ty trong nước phân phối thì tình trạng cục bộ
này gây nên những phức tạp và bất cập trong việc quản lý chung toàn hệ thống

[5].
Các bác sĩ kê nhiều loại thuốc ngoại đắt tiền do trình dược viên giới
thiệu, bán thuốc cho bệnh nhân theo những thuốc mà họ có chứ không phải xuất
phát từ yêu cầu bệnh tật. Các trình dược viên đang coi các bệnh viện là thị
trường mà họ phải đeo bám để thuốc của hãng mà họ đang làm phải chiếm lĩnh
15
thị trường. Những chiến dịch khuyến mãi được tung ra nhằm vào các thầy thuốc
kê đơn và đã có sự mặc cả tỷ lệ hưởng phần trăm hoa hồng giữa các trình dược
viên hãng thuốc với bác sĩ. Giá thuốc cao vì phải phải gánh thêm những chi phí
tiếp thị không nhỏ. Trong khi bệnh nhân chỉ cần dùng những loại thuốc vitamin
do các doanh nghiệp dược trong nước sản xuất đảm bảo chất lượng mà lại rẻ
tiền thì các thầy thuốc lại kê những Laroscobin (biệt dược của vitamin nhóm C),
Becozyme (biệt dược của vitamin nhóm B) hay những viên nang mềm có giá
hàng nghìn đồng một viên; trong khi khoa dược đang có Amoxycillin
metronidazol thì thầy thuốc lại kê phải dùng Helicocin (biệt dược phối hợp của
2 loại thuốc đó) [16].
Từ lâu Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới giá thuốc. Trong cơ chế kề
hoạch hoá tập trung, giá cả được Nhà nước quản lý chặt chẽ. Ngay từ những
năm 1960-1963 Nhà nước đã qui định cách tính giá thành, mức lãi, giá bán
nguyên liệu và thuốc thành phẩm. Mỗi thuốc đều có một giá thống nhất trong
toàn quốc. Đơn vị buôn bán, phân phối thì được hưởng chiết khấu có nghĩa là
chi phí lưu thông được trừ lùi vào giá do công ty chủ quản giao hàng [13].
Do chuyển sang kinh tế thị trường, cuối năm 1987 Nhà nước cho áp dụng
chính sách 2 giá: giá cung cấp và giá bán lẻ kinh doanh. Giá bán lẻ kinh doanh
cao gấp 8-10 lần giá cung cấp [13].
Với sự phát triển của cơ chế thị trường, số lượng các doanh nghiệp tăng
nhanh và ngày càng ít phụ thuộc vào việc cấp vốn của Nhà nước. Theo nguyên
tắc “thuận mua, vừa bán “các doanh nghiệp dược đã sản xuất và nhập khẩu
ngày càng nhiều thuốc và bán với giá đảm bảo kinh doanh không bị lỗ. Từ thực
tiễn này Nhà nước thực chất đã để mất quyền kiểm soát và điều hành giá thuốc.

Nhà nước chỉ khu trú lại quản lý giá một số thuốc và dịch vụ chi từ nguồn ngân
sách Nhà nước [6].
Công tác quản lý dược từ năm 1993 dần dần được củng cố, việc đăng ký
thuốc và đăng ký các công ty nước ngoài kinh doanh thuốc tại Việt Nam, việc
quy hoạch lại các công ty xuất nhập khẩu thuốc, phát triển sản xuất nội địa
, đã góp phần ổn định trật tự thị trường thuốc. Giá thuốc cũng ổn định hơn.
16
Nhờ có cạnh tranh, nhiều công ty mất sự độc quyền nâng giá thuốc theo ý muốn
mà phải tuân thủ quy luật điều tiết của thị trường [13]. Tuy vậy với vấn đề giá
thuốc như hiện nay thì phải thú nhận rằng lâu nay cơ quan Quản lý Nhà nước đã
sao lãng việc quản lý giá thuốc và không kịp thời xây dựng chính sách giá
thuốc. Cho đến nghị định số 170/2003/NĐ-CP ban hành ngày 23/12/2003 cũng
chỉ mới quy định một số loại thuốc phòng chữa bệnh do Nhà nước định giá
[17].
Có thể nói rằng vấn đề quản lý giá thuốc trên thị trường Việt Nam đã
được đề cập tới nhưng chưa thật đúng mức. Các quy định liên quan và thực
trạng của việc triển khai vẫn chưa thể hiện được tác động rõ nét đến sự phát
triển của ngành công nghiệp đặc biệt này; đồng thời cũng chưa ngăn chặn tốt
các tiêu cực xã hội đang có xu hướng ngày càng khó kiểm soát do tính phức tạp
ngày càng tăng của các vấn đề ‘cung”, ”cầu” trên thị trường dược phẩm [21],
dẫn đến giá thuốc trên thị trường bị thay đổi một cách tuỳ tiện không có sự
kiểm soát của Nhà nước.
Qua cuộc khảo sát của Bộ Y tế (25/3-6/4/03) cho thấy các công ty nước ngoài
tham gia phân phối tại Việt Nam (cụ thể: Zuellig Pharma, Diethelm, Mega
products) đã liên tục tăng giá với những chủng loại quan trọng và mang tính
quyết định [10].
Bảng 1.6: Tình hình tăng giá của 3 công ty trên [10]
Công ty
Số mặt hàng tăng
Tỷ lệ (%)/tổng số với

mặt hàng cung cấp
Trị giá tăng
bình quân
Zuellig Pharma 423 (từ T10/01-T3/03) 69%
5,2%
Diethelm
123 (từT12/02-T3/03) 25%
7,26%
Mega products
43 (từ T12/02-T3/03) 100%
3%
Điển hình trong số này là công ty Zuellig Pharma Việt Nam với thế mạnh về tài
chính cùng với sự dày dặn trên thương trường đã thao túng thị trường. Theo kết
quả thanh tra của Bộ Y tế cho thấy từ 15/10/01 tới T10/03 công tỹ đã lìềh\tục
tăng giá ở nhiều mặt hàng và với tỷ lệ rất cao. ^ị Ị,ịc l
Bảng 1.7. Kết quả điều chỉnh giá thuốc của công ty ZPV T10/03[17]
STT
Khoảng tăng Số sản phẩm tăng
Tỷ lệ
1
60-79%
4 0,7%
2
40-59%
6
1,1%
3
30-49%
14 2,6%
4

20-29%
25
4,6%
5
15-19%
74
13,5%
6 10-14% 84
15,3%
7
5-9%
97 17,7%
8
<5% 100
18,2%
9
Giảm giá 23
4,2%
Vấn đề đặt ra “Nhà nước có cần quản lý giá thuốc không “ cũng đã gây
nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người khẳng định Nhà
nước cần quản lý, tránh để tình trạng giá thuốc tăng vọt như trong thời gian vừa
qua. Số khác cho rằng thuốc không thuộc danh mục hàng hoá quan trọng tới
quốc kế dân sinh, cứ để thị trường điều tiết [12]. Nếu Nhà nước quản lý giá
thuốc thì quản lý theo kiểu nào. Đã có một số loại hình quản lý giá thuốc được
nêu ra:
+ Quản lý chặt chẽ, toàn diện: hầu hết nhân dân có bảo hiểm y tế. Thuốc
được mua theo đơn là chủ yếu. Tiền thuốc mua được bồi hoàn. Giá thuốc cố
định do Nhà nước quy định và kiểm soát. Cơ sở sản xuất phải trình Nhà nước
các tài liệu về giá thành sản phẩm. Nhà nước quy đinh thặng số (từ 20-30%);
cộng vào giá thành, thành giá bán buôn. Đối với thuốc nhập khẩu thì là giá CIF

+ chi phí nhập +thặng số 20%. Giá bán lẻ ở các nhà thuốc =giá bán buôn +
thặng số bán lẻ (25-30%) [12].
+ Quản lý theo kiểu hỗn hợp, vừa có nhân tố kiểm soát của Nhà nước,
vừa có nhân tố của thị trường tự do: Nhà nước chỉ quản phần thuốc do Nhà nước
chi tiền, còn lại để thị trường tự điều tiết. Đối vói khâu bán buôn quy định thặng
số hoặc quy định giá bán lẻ rồi trừ triết khấu cho Nhà thuốc [12].
18
+ Thị trường tự do có sự giám sát của Nhà nước. Thị trường tự do chiếm
phần lớn. Nhà nước chỉ tập trung sự chú ý đối với cung cấp thuốc cho bệnh
viện, quy định thặng số bán buôn và bán lẻ và kiểm soát viêc thực hiện. Với thị
trường tự do chỉ khuyên cáo công bố giá trần. Khi nhà sản xuất hay hiệu thuốc
niêm yết giá nào thì không được bán cao hơn giá niêm yết [12].
Trong thời gian vừa qua một loạt các biện pháp được ban hành nhằm bình ổn
giá thuốc trên thị trường nhưng Nhà nước vẫn chưa định rõ theo mô hình nào.
Và mới đây ngày 17/2/2006, Bộ trưởng Bộ Y tế Trần Thị Trung Chiến đã ký
Quyết định số 10/2006/QD-BYT về việc giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc và
thành lập phòng quản lý giá thuốc thuộc Cục quản lý Dược Việt Nam. Như vậy
là giờ đây đã biết được khi giá thuốc tăng thì bộ nào chịu trách nhiệm.
1.3. Một số đề tài liên quan đến nội dung nghiên cứu
Đã có một số đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuốc trong
đó có chính sách quản lý giá thuốc của Nhà nước
- Đề tài: ’’Khảo sát sự biến động giá thuốc sản xuất trong nước trên thị
trường Hà Nội từ năm 2001 đến nay“ của Đào Thị Thanh Giang, tiến hành
nghiên cứu trên các giá bán lẻ của một số dược phẩm sản xuất trong nước và đi
đến kết luận: ”Nhà nước chưa có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh và
đồng bộ về quản lý giá thuốc, chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về
quản lý giá thuốc nên giá thuốc trên thị trường còn do doanh nghiệp tự quy
định. Các quy định về thanh kiểm tra việc thực hiện và các chế tài xử phạt vi
phạm chưa chặt chẽ.” [9]
- Đề tài: “Khảo sát và phân tích tình hình biến động giá thuốc trên địa

bàn Hà Nội giai đoạn 2000-2003” của Nguyễn Thu Hằng, tiến hành nghiên cứu
trên các đối tượng: chỉ số giá DPYT, giá bán lẻ của một số thuốc và tác giả đi
đến kết luận: một trong những nguyên nhân chủ quan làm tăng giá thuốc là tình
trạng yếu kém trong cơ chế quản lý của Nhà nước. [10]
- Đề tài: “Khảo sát sự biến động về giá của một số thuốc nhập ngoại trên
thị trường Hà Nội“ của Vũ Thị Kim Dung, tiến hành nghiên cứu giá bán lẻ của
v một số nhóm thuốc và kết luận: ”Hệ thống quản lý giá thuốc của Nhà nước còn
19
chưa đồng bộ, các chế tài xử lý vi phạm về giá thuốc trong quá trình cung ứng
nhập khẩu thuốc còn chưa đủ mạnh” là một trong những nguyên nhân chính
làm tăng giá thuốc. [8]
- Đề tài: “Phân tích tình hình biến động giá của một số loại thuốc trên địa
bàn Hà Nội“ của Đinh Thị Thanh Thuỷ, tiến hành nghiên cứu giá bán lẻ của
một số nhóm thuốc trên thị trường và kết luận: ”Hệ thống các văn bản pháp quy
về quản lý giá thuốc chưa hoàn chỉnh và đồng bộ” là một trong những nguyên
nhân chủ quan làm giá thuốc tăng. [17]
Các đề tài trên tác giả chỉ dừng lại ở sự phân tích các nguyên nhân làm
thuốc tăng giá, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Một trong nhữmg nguyên nhân chủ quan đó là sự bất cập của một số văn bản
pháp quy quản lý giá thuốc. Hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý giá
thuốc chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đánh giá hiệu
quả của các giải pháp quản lý giá thuốc đến việc bình ổn giá thuốc trên thị
trường Việt Nam, vì vậy mà đề tài chúng tôi tiến hành đi sâu vào vấn đề trên,
với đối tượng nghiên cứu là các văn bản liên quan đến quản lý giá thuốc.
20

×