Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo án bồi dưỡng học sinh dạy thêm Ngữ văn lớp 6 tham khảo (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.79 KB, 39 trang )

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
TUẦN 20 Ngày soạn: Ngày dạy:
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

A. MỤC TIÊU
Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã
học.
Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình.
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- G hướng dẫn H tóm tắt lại đoạn trích.
- H tóm tắt G nhận xét góp ý.
- G giới thiệu thêm về tác gỉa Tô Hoài và
các chương của tập truyện “Dế Mèn phiêu
lưu kí”.
* Xuất xứ: Không cam chịu cảnh sống đơn
điệu, tù túng và nạt nhẽo, Dế Mèn quyết
định ra đi với mục đích mở mang hiểu biết,
tìm ra ý nghĩa cho cuộc sống. Tính tình xốc
nổi, lại qúa tự tin, cuộc hành trình mạo
hiểm ấy Dế Mèn gặp rất nhiều khó khăn,
trải qua nhiều vấp váp, sai lầm…Nhưng
cuối cùng Dế Mèn đã thu được những bài
học bổ ích. Viết Dế Mèn phiêu lưu kí, nhà


văn Tô Hoài kể lại những cuộc phiêu lưu
đầy sóng gió của Dế Mèn.
- Củng cố lại nội dung bài học.
? Dế Mèn đã có bài học nào sau lần ở gần
nhà với Dế Choắt?
? Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế
nào?
I. Nội dung kiến thức
1. Tãm t¾t ®o¹n trÝch "Bµi häc ®êng
®êi…"
- Mèn là chàng Dế thanh niên cường tráng,
kiêu ngạo, xốc nổi.
- Mèn coi thường chê bai anh hàng xóm Dế
Choắt ốm yếu xấu xí.
- Một chiều Mèn trêu chị Cốc xong trốn
vào hang khiến chị hiểu lầm đánh Choắt
trọng thương.
- Trước khi chết Choắt khuyên Mèn bỏ thói
hung hăng bậy bạ.
- Mèn xót thương Choắt và ân hận vô cùng
về bài học đường đời đầu tiên.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế
Mèn:
- Dế Mèn khinh thường Dế Choắt, gây sự
với Cốc gây ra cái chết của Dế Choắt
* Dế Mèn đối với Dế Choắt:
- Gọi Dế Choắt là "chú mày" mặc dù chạc
tuổi với Choắt;
- Dưới con mắt của Dế Mèn Dế Choắt rất
yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh

- Rất kiêu căng
- Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
1
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
? Thấy chị Cốc, Mèn đã làm gì? Việc làm
đó đã gây ra hậu qủa gì?
? Lời nói của Mèn có ác ý gì không?
? Việc trêu chị Cốc có phải Mèn đang
chứng tỏ sự dũng cảm của mình không?
? Sau hậu qủa đó Mèn đã có tâm trạng như
thế nào?
? Từ đấy em có nhận xét gì về Dế Mèn?
? Dế Mèn đã có được bài học nào cho mình
trong lần này?
?Qua truyện chúng ta rút ra được bài học gì
cho bản thân?
? Em thấy tác gỉa đã dùng những câu văn
như thế nào để tạo nên sự thành công của
truyện?
- G hướng dẫn viết đọan vă miêu tả tâm
trạng của Dế Mèn.
- H thực hiện theo hướng dẫn.
- G nhận xét góp ý.
mình sắp đứng đầu thiên hạ.
* Dế Mèn khi trêu chị Cốc
- Qua câu hát ta thấy DM xấc xược, ác ý,
chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến
hậu quả.
- Việc trêu chị Cốc không phải dũng cảm

mà ngông cuồng vì nó gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho DC.
- Diễn biến tâm trạng của DM:
+ Sợ hãi khi nghe Cốc mổ DC: "Khiếp nằm
im thiêm thít"
+ Bàng hoàng, ngớ ngẩn vì hậu quả không
lường hết được.
+ Hốt hoảng lo sợ, bất ngờ vì cái chết và lời
khuyên của DC
+ Ân hận sám hối chân thành nghĩ về bài
học đường đời đầu tiên phải trả giá.⇒ DM
còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối
lỗi.
- Bài học đường đời đầu tiên:
Là bài học về tác hại của tính nghịch ranh,
ích kỉ, vô tình giết chết DC tội lỗi của
DM thật đáng phê phán nhưng dù sao anh
ta cũng nhận ra và hối hận chân thành.
- ý nghĩa: Bài học về sự ngu xuẩn của tính
kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tả
tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc.
II. Bài tập
Bài 1:(Trang 11SGK) Viết đoạn văn tả tâm
trạng Mèn
* Nội dung:
+ Cay đắng vì lỗi lầm
+ Xót thương Dế Choắt
+ Ăn năn về hành động tội lỗi
+ Lời hứa với người đã khuất: thay đổi

cách sống
(Chú ý khung cảnh xung quanh nấm mồ)
* Hình thức:
+ Đoạn văn 5 - 7 câu
+ Ngồi kể 1 - nhân vật Mèn xưng tôi
Bài 2: Đọc phân vai 3 nhân vật
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
2
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
- Hướng dẫn đọc phân vai 3 nhân vật, chú ý
ngữ điệu từng nhân vật để có giọng đọc phù
hợp.
- Hướng dẫn viết đoạn văn trình bày cảm
nhận về Dế Mèn.
- H thực hiện, đọc kết quả và nhận xét cho
nhau.
- G nhận xét bổ sung.
III- Bài tập bổ sung:
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em
về nhân vật Dế Mèn
* Ngoại hình:
- Nét đẹp, khoẻ mạnh
* Tính cách:
- Nét chưa đẹp; kiêu căng tự phụ
- Nét đẹp; yêu đời, tự tin - ân hận, sám hối
Củng cố
Nhắc lại các kiến thức về văn bản
Hướng dẫn: Học bài
Làm các bài tập vào vở
Xem trước phần TLV đã học.

Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
3
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
TUẦN 21 Ngày soạn:
Ngày dạy:
LUYỆN TẬP : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Giúp h/s nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trớc khi đi sâu vào một
số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản miêu tả
- Nhận diện đợc những đoạn văn, những bài văn miêu tả
- Hiểu đợc trong những tình huống nào ngời ta sử dụng văn miêu tả
- Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ miêu tả khi tạo lập văn bản
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy nhắc lại thế nào là miêu tả
3. Bài mới :G/v giới thiệu : Ở tiểu học và tiết học trước các em đã làm quen với thể
loại văn miêu tả như: tả người , tả đồ vật , tả vật, tả cảnh : Bài học hôm nay giúp các
em ôn lại khái niệm và phương pháp chung làm bài văn tả cảnh .
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
? Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”có
hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất
sinh động. Em hãy chỉ ra và đọc lại những đoạn
văn miêu tả đó ?
- Tả Dế Mèn : “Bởi tôi ăn uống ….vuốt râu”
- Tả Dế Choắt : “Cái anh…hang tôi”
* Hai đoạn giúp em nhận ra đặc điểm nổi bật của

hai chú dế
? Những chi tiết và hình ảnh nào giúp em nhận ra
đặc điểm đó ?
- Dế mèn :càng, chân, vuốt, râu ,đầu, cánh, răng
- Dế choắt :người, cánh ,râu…
? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng
trong các chi tiết trên?
- Chủ yếu là các từ gợi tả.
? Em hiểu thế nào là văn miêu tả ?
Một h/s phát biểu
G/v chốt lại
? Em thường gặp những dạng văn miêu tả nào?
Ví dụ?
- Tả bàn, cây bàng, con mèo, em bé, cô giáo
đang chấm bài, tâm trạng vui mừng của bạn khi
được học sinh giỏi, cánh đồng lúa, một buổi lao
động
I. Lí thuyết
*Tìm hiểu chung về văn miêu tả
1, Ví dụ
2, Kết luận
Miêu tả là giúp người đọc, người nghe
hình dung những đặc điểm, tính chất nổi
bật của một sự việc , con người, phong
cảnh…làm cho những cái đó như hiện
lên trước mắt người đọc , người nghe …
3.Các dạng văn miêu tả thường gặp
- Tả đồ vật, loài vật, cây cối.
- Tả người: Tả người nói chung, trong
trạng thái hoạt động, tâm trạng nhất định.

- Tả cảnh: Tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh
hoạt.
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
4
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
Cho h/s đọc 3 đoạn văn ?
? Mỗi đoạn văn tái hiện điều gì? Chỉ ra đặc điểm
nổi bật trong từng đoạn
a, Đặc tả chú Dế Mèn ở tuổi thanh niên cường
tráng
b, Hình ảnh chú bé Lượm
c, Cảnh vùng bãi ven hồ ao sau mưa
? Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông ?
? Em sẽ cảm nhận bắt đầu bằng hiện tượng nào?
Thời gian miêu tả? Cảnh vật tiêu biểu diểm cho
màu đông?
H/s thực hiện g/v theo dõi
Gọi 2 h/s trình bày , G/v hướng dẫn h/s nhận xét
bổ sung
G/v cho h/s đọc đoạn văn tham khảo : “Lá rụng”
của nhà văn Khái Hưng tr/17/sgk

Gợi ý :mái tóc, vầng trán, đôi lông mày, mắt,
sống mũi gò má ,miệng , …
H/s thực hiện giáo viên theo dõi .
? Con chó lông màu gì? Đầu, tai, bụng, chân,
đuôi ra sao? Em đặt tên cho nó không? Bao
nhiêu tháng tuổi?
- H thực hiện.
- G theo dõi, nhận xét góp ý.

II. Luyện tập
Bài 1/tr/16/ sgk
Bài 2/
Viết đoạn văn tả cảnh mùa đông
Mùa đông lại trở về trên quê hương
em. Buổi sáng, sương muối phủ trắng
cành cây. Xa xa, đám sương mù làm
cho bầu trời dường như thấp xuống.
Gío bấc hun hút thổi. Bước ra khỏi
phòng, từng cơn gió ùa vào, làm ngời
ta có cảm giác lạnh buốt.

Bài 3: Viết đoạn vănTả khuôn mặt mẹ
em
Em rất thích ngắm mẹ, mái tóc gọn
gàng để lộ gương mặt hơi dài với đôi
má cao. Nổi bật nhất trên khuôn mặt là
đôi mắt, đôi mắt đen đen với cái nhìn
hiền hậu rất dễ gần gủi, khi em đi học
được điểm cao, đôi mắt ấy ánh lên niềm
tự hào và nở nụ cười hiền như muốn
chia sẽ với em. Ôi! mẹ thật tuyệt.
Bài 4: Viết đọan văn
Tả con chó nhà em
Nhà em có một con chó nó tên là
Mi-Na, Mi-Na có lông màu vàng rơm.
Nó mới được ba tháng tuổi nên chỉ lớn
bằng trái bầu vừa vừa. Em ôm gọn nó
trong lòng. Cái đầu chú cún con nhỏ,
đôi tai vểnh và chiếc mồm đen ướt, cái

lưỡi hồng hồng. Mi-Na tuy nhỏ nhưng
thân hình rất cân đối. Đám lông trắng
ôm lấy cái ức nở, trông như chiếc yếu
trẻ con. Bụng nó thon, bốn chân cao và
có móng đeo. Cái đuôi xù uốn cong
thành một vòng tròn trên lưng nó.
4 .Củng cố- Hư ớng dẫn
Tập viết đoạn văn tả hình dáng mẹ
Gợi ý: Tả từ hình dáng đến khuôn mặt, trang phục …
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
5
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
TUẦN 22 Ngày soạn:
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU
Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về phó từ
Nắm khái niệm , các loại phó từ và chức năng ngữ pháp của phó từ
Nhận diện phó từ trong câu, đoạn văn
Rèn kĩ năng sử dụng phó từ khi nói và viết đoạn văn
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ bài Phó từ, làm trước BT
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
3. Bài mới
? Phó từ là gì? cho VD và đặt câu?
? Phó từ có khả năng làm thành phần
chính của câu khong?

? Phó từ thường giữ chức vụ gì?
? Người ta thường dùng phó từ để
phân biệt dt với đt, tt như thế nào?
? Phó từ gồm những loại nào?
? Hãy đặt câu với mỗi loại phó từ
đó?
G bổ sung thêm một số kiến thức
I, Lí thuyết
1, Khái niệm phó từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm và bổ sung
ý nghĩa cho đt, tt
VD: hãy, đừng, chớ…
Phó từ được coi là những từ chỉ có ý nghĩa
ngữ pháp, không có ý nghĩa từ vựng
2, Chức năng ngữ pháp
- Thường làm phụ ngữ trong cụm đt, cụm tt.
Chúng không có khả năng làm thành phần
chính của câu
- Dùng phó từ để phân biệt dt với đt, tt.Danh từ
không có khả năng kêt hợp với phó từ
VD: không thể nói: rất hét, đã trẻ hoặc đã áo
3, Các loại phó từ
- Phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ, đang, vừa, mới,
sắp, từng…
- Phó từ chỉ mức độ: rất, hơi, khá, quá, lắm, cực

- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự: đều, cùng,
vẫn, cứ, cũng, còn, nữa…
- Phó từ khẳng định, phủ định: không, chưa,
chẳng…

- Phó từ chỉ ý cầu khiến: hãy, đừng, chớ…
- Phó từ chỉ kết quả, hướng: được, ra, vào, lên,
xuống…
- Phó từ tần số: thường thường, ít, hiếm…
* Dựa vào vị trí đứng trước, sau đt,tt ta có thể
chia làm 2 nhóm:
+ Nhóm phó từ đứng trước động từ, tính từ bổ
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
6
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
mới.
G đưa đoạn văn lên bảng phụ:
“ Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng
cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột
dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con
cá kình giữa muôn nghìn lớp
sóng.Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm
tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc
dữ”
Học sinh đọc đoạn văn, xác định yêu
cầu, thảo luận nhóm, trình bày, nhận
xét, Giáo viên chốt
G đưa đoạn văn lên bảng phụ:
“ Thưa anh, em cũng muốn khôn
nhưng không khôn được. Đụng đến
việc là em thở rồi không còn hơi sức
đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em
cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này
là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức
quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy

tháng cũng không biết làm thế nào.
Hay là bây giờ em nghĩ thế này…”
Học sinh chơi trò chơi tiếp sức, thời
gian chuẩn bị 1 phút, trong thời gian
2 phút nhóm nào thay nhau viết
đúng, đủ các phó từ trong đoạn trích-
> chiến thắng
Sau khi thời gian kết thúc, Giáo
viên cho học sinh nhận xét, Giáo
viên chốt
Học sinh viết bài trong thời gian 10
phút, đọc, nhận xét, Giáo viên nhận
xét bổ sung.
G hướng dẫn H thực hiện. Yêu cầu H
dựa vào kiến thức G mới cung cấp
thêm.
sung ý các nghĩa sau: thời gian, mức độ, sự tiếp
diễn tương tự, sự khẳng định, phủ định, cầu
khiến…
+ Nhóm phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ
sung ý các nghĩa sau: mức độ, khả năng, kết
qủa, chỉ sự hoàn thành,chỉ tình huống, cách
thức…
II, Bài tập
Bài 1: Xác định phó từ và ý nghĩa của phó từ
đó
- Vẫn: chỉ sự tiếp diễn của thiên nhiên và sự
điềm tĩnh của thuyền trưởng Thắng-> tính cách
kiên định, không nao núng của người chỉ huy
Bài 2: Tìm phó từ trong đoạn trích sau và xác

định ý nghĩa của phó từ đó
- cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự
- không: chỉ ý phủ định
- được : chỉ kết quả
- không( còn đâu): chỉ ý phủ định
- cũng : chỉ sự tiếp diễn tương tự
- đã: chỉ quan hệ thời gian
- không( biết): chỉ ý phủ định
Bài 3: Đặt hai câu có phó từ đứng trước và hai
câu có phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ.
- Tôi sẽ còn đi nhiều nơi.
- Lúa sắp vàng rồi.
- Bạn có cái mũ đẹp quá!
- Cậu đi ngay nhé.
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
7
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
G hướng dẫn H viết đọan văn, gạch
chân các phó từ mà mình sử dụng.
- H sinh đọc đoạn văn mình viết, G
góp ý nhận xét.
Bài 3: Viết đoạn văn tả cảnh buổi sáng mùa hè
trên quê hương em trong đó có sử dụng phó từ.
4.Củng cố - Hướng dẫn:
Nhắc lại các kiến thức về phó từ?
Làm các bài tập vào vở
Xem trước phần văn bản đã học.

Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
8

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
TUẦN 23 Ngày soạn:
Ngày dạy:
Luyện tập văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
Mục tiêu
Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về nội dung, nghệ thuật văn bản đã
học.
Rèn kĩ năng cảm thụ văn bản miêu tả để vận dụng vào bài tập làm văn của mình.
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ văn bản “Sông nước Cà Mau”
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- G hướng dẫn H ôn tập lại kiến thức đã học
ở lớp.
? Cảnh sông nước Cà Mau được miêu tả
như thế nào qua đoạn trích?
? Để miêu tả tác giả sử dụng chủ yếu các
biện pháp nghệ thuật nào?
? Ý nghĩa chủ yếu được sử dụng trong văn
bản là gì?
- H thực hiện bài tập theo hướng dẫn.
? Em có cảm nhận gì về thiên nhiên nơi
đây? (Qua âm thanh, không gian, hệ thống
sông ngòi, đặc biệt là con sông Năm Căn,
rừng đước được mô tả như thế nào?)

I. Kiến thức chung
1. Tóm tắt văn bản:
 Bài văn miêu tả cảnh quan thiên
nhiên sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất
tận cùng phía Nam của Tổ quốc. Cảnh thiên
nhiên ở đây thật hoang sơ và hùnh vĩ, đặc
biệt là hình ảnh dòng sông và rừng đước.
Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc
đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở
vùng ấy.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể.
- Lựa chọn những từ ngữ chính xác; kết
hợp các phép tu từ.
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.
3. Ý nghĩa:
- Sông nước Cà Mau là đoạn trích độc
đáo và hấp dẫn, thể hiện sự am hiểu,tấm
lòng gắn bó của tác giả đối với thiên nhiên
và con người vùng đất Cà Mau.
II. Bài tập
Bài 1:(trang 23)
* Cảm nhận về vùng đất Cà Mau
- Cảm nhận về thiên nhiên vẻ đẹp hùng vĩ
đầy sức sống.
+ Không gian mênh mông trời nước cây lá
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
9
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II

? Hình ảnh chợ Năm Căn ra sao? Có nét gì
độc đáo?
- Dựa vào hướng dẫn H thực hiện đoạn văn
hoàn chỉnh, trình bày trước lớp.
- G nhận xét chốt ý.
- G hướng dẫn H thực hiện.
? Hãy chỉ các động từ mà tác giả sử dụng
trong câu?
? Có thể thay thế vị trí các động từ ấy
không? Vì sao?
? Nói “thoát qua” chứng tỏ con thuyên đã
vượt qua nơi như thế nào?
? Động từ “đổ ra” diễn tả con thuyền ra
sao?
? Với từ “xuôi về” em thấy con thuyền đi
với vận tốc như thế nào?
- H thực hiện bài tập củng cố.
?Đoạn trích Sông nước Cà Mau miêu tả
quang cảnh vùng nào?
? Trích từ tác phẩm nào?
? Ấn tượng chung của tác giả về thiên
nhiên Cà Mau như thế nào?
toàn màu xanh thơ mộng.
+ Âm thanh rì rào bất tận của tiếng sóng,
gió, rừng cây.
+ Sông ngòi kênh rạch chi chít: Rạch Mái
Giầm, kênh Ba Khía, kênh Bọ Mắt
+Dòng sông Năm Căn; rộng hơn ngàn
thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm, cá bơi
hàng đàn đen trũi.

+ Rừng đước cao ngất như bức trường
thành vô tận.
+ Chợ Năm Căn; trù phú, đông vui, tấp
nập, thuyền bè san sát, những đống gỗ cao
như núi, bến vận hà nhộn nhịp, những ngôi
nhà bè ánh đèn măng sông sáng rực.
+ Độc đáo; họp trên sông như khu phố nổi,
thuyền bán hàng len lỏi, tiếng nói, màu sắc
quần áo người bán hàng
Bài 2: Câu 4b (trang 22 SGK)
* Các động từ trong câu: thoát qua, đổ ra,
xuôi về
* Không thể thay đổi trình tự các động từ
ấy vì như thế sẽ làm sai lạc nội dung đặc
biệt là sự diễn tả trạng thái hoạt động của
con thuyền trong mỗi khung cảnh.
- Thoát qua; nói con thuyền vượt qua một
nơi khó khăn nguy hiểm.
- Đổ ra; diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ
đổ ra dòng sông lớn.
- Xuôi về; diễn tả con thuyền nhẹ nhàng
xuôi theo dòng nước ở nơi dòng sông êm ả.
Bài 3: Làm một số bài tập củng cố.
Câu 1: Đoạn trích Sông nước Cà Mau
miêu tả quang cảnh vùng cực nam Nam Bộ.
Câu 2: Trích từ tác phẩm Đất rừng phương
Nam.
Câu 3: Ấn tượng chung của tác gỉa về
quang cảnh sông nươc Cà Mau là: không
gian rộng lớn, sông ngòi kênh rạch chằng

Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
10
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
chịt, thuyên bè đi lại tấp nập.
4.Củng cố, Hướng dẫn:
Nhắc lại các kiến thức về văn bản
Làm các bài tập vào vở
Xem trước phần TLV đã học.
TUẦN 24 Ngày soạn: Ngày dạy:
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
11
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
LUYỆN TẬP BÀI: SO SÁNH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nắm chắc khái niệm so sánh .
- Hiểu và nhớ được tác dụng của so sánh . Biết phân tích ý nghĩa cũng như tác dụng của
so sánh.
- Rèn kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh.
- Giáo dục ý thức sử dụng các phép tu từ khi tạo lập văn bản
B. CHUẨN BỊ
-G/v: Đáp án và những tình huống
-H/s đọc kĩ bài So sánh, làm trước BT
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
- G gợi ý cho H nhắc lại các kiến thức đã
học.

? Thế nào là so sánh?
? Phép so sánh có cấu tạo như thế nào?
(Về mô hình đầy đủ và dạng biến đổi)
? Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ.
+ So sánh ngang bằng: Cao như núi, dài
như sông.
+ So sánh không ngang bằng: Bóng đá
quyến rũ tôi hơn những công thức hóa học.
I- Nội dung kiến thức
1. Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự
vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có
nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gợi
cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo của phép so sánh:
a. Mô hình cấu tạo dạng đầy đủ và điển
hình:
Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố
4
Vế A
(sự vật
được so
sánh)
Phương
diện so
sánh
Từ so
sánh
Vế
B(sự
vật

dùng
làm
chuẩn
so
sánh)
Mây
Ngôi
nhà sàn
trắng
dài
như
hơn cả
bông
tiếng
chiêng
b. Mô hình dạng biến đổi:
Từ ngữ so sánh lược bớt
Đảo vế B lên trước vế A
3. Các kiểu so sánh:
* Có hai kiẻu so sánh
- So sánh ngang bằng được thể hiện bằng
các từ so sánh: là, như, y như, tựa như,
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
12
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
? Nêu tác dụng của phép so sánh? Cho ví
dụ.
- Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.

(Lược bỏ yếu tố2,3)
- G chép bài tập lên bảng:
Bài 1: Tìm, nêu tác dụng phép so sánh
trong đoạn trích sau: “Dòng sông Năm Căn
mênh mông, nước ầm ầm đỗ ra biển ngày
đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen
trủi nhô lên hục xuống như người bơi ếch
giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi
giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước,
trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên như
hai dãy trường thành vô tận.”
Bài 2: Trong câu ca dao:
Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
- Từ bồi hổi bồi hồi là từ gì?
- Giải nghĩa từ bồi hổi bồi hồi?
- Phân tích cái hay của câu thơ do
phép so sánh đem lại?
Bài 3: Tìm và phân tích loại phép so sánh
a) Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển đông trước mặt
c) Đất nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép
- Tìm các biện pháp so sánh trong văn bản

giống như bao nhiêu-bấy nhiêu
So sánh hơn kém (không ngang bằng)
được thể hiện bằng các từ so sánh: hơn,
hơn là, kém, kém gì
4. Tác dụng của so sánh:
- Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh
động giúp người đọc, người nghe dễ hình
dung về sự vật, sự việc.
- Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp
người đọc dễ nắm bắt tư tưởng tình cảm tác
giả gửi gắm.
II. Bài tập
Bài 1:
- Đoạn trích trên có ba phép so sánh, dấu
hiệu của các phép so sánh là từ như.
- Tác dụng của các phép so sánh làm cho
đoạn văn có hìng ảnh cụ thể gợi cảm, nhờ
có phép so sánh để kích thích trí tưởng
tượng mà sông nước Cà Mau hiện lên trong
ta như một bức tranh có đầy đủ hình ảnh
trên bờ, dưới nước.
Bài 2:
- Đây là từ láy chỉ mức độ cao.
- Giải nghĩa: trạng thái có cảm xúc, ý nghĩ
cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người.
- Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được
bộc lộ bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể:
đứng đống lửa, ngồi đống than để người
khác hiểu được cái mình muốn nói một
cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất

phóng đại nên rất gợi cảm.
Bài 3:
* Phân tích tác dụng của phép so sánh
a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
So sánh không ngang bằng
b) Rắn như thép ngang bằng
Vững như đồng
Đội ngũ cao như núi, dài như
sông
→ ngang bằng
c) Đẹp như hoa hồng → ngang bằng
Cứng hơn sắt thép → không ngang bằng
Bài 4: Phép so sánh trong bài "Bài học đường
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
13
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
"Bài học đường đời đầu tiên" đời đầu tiên".
- Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao
vừa hạ qua.
- Hai cái răng đen nhánh n… như hai lưỡi
kiếm máy.
- Cái anh Dế Choắt… như gã nghiện.
- Đã thanh niên…như người cởi trần.
- Mỏ Cốc như cái dùi sắt.
- Chị mới trợn tròn mắt giương cánh lên như
sắp đánh nhau.
4.Củng cố hướng dẫn
- Xem lại các bài tập và lí thuyết.
- Tập lấy ví dụ các biện pháp so sánh.
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường

14
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
TUẦN 25 Ngày soạn:
Ngày dạy:
LUYỆN TẬP : QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Thấy được vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả.
- Biết cách vận dụng các yếu tố này trong khi viết bài văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố tưởng tượng so sánh nhận xét trong văn miêu tả
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu đất nước ,yêu con người ,yêu cuộc sống , yêu văn
học.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài, bảng phụ…
- Học sinh: Ôn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ-
? Thế nào là văn miêu tả?
? Yêu cầu đối với người víêt văn miêu tả?
3: Bài mới :
Giáo viên giới thiệu :
Yêu cầu quan trọng đối với người viết văn miêu tả là phải quan sát kĩ để tìm ra những
đặc điểm nổi bật của người, cảnh…Song bên cạnh năng lực quan sát, người viết văn miêu
tả cần phải biết tưởng tượng, so sánh và nhận xét.Để thực hiện tốt yêu cầu này chúng ta đi
vào nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt


HS đọc 3 đoạn trong SGK/ tr /27.
? Mỗi đoạn văn giúp em hình dung được những đặc điểm
nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả ?
- Đoạn 1: Tái hiện h/ả ốm yếu tội nghiệp của chú Dế
Choắt.
- Đoạn 2: Đặc tả quang cảnh vừa đẹp , thơ mộng, vừa
mênh mông, hùng vĩ của sông nước Cà Mau.
- Đoạn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức sống của cây gạo mùa
xuân.
GV: Những đoạn văn trên đều là văn miêu tả.
? Nhắc lại thế nào là văn miêu tả?
? Những đặc điểm nổi bật đó thể hiện ở những từ ngữ và
hình ảnh nào?
- Đoạn 1: người gầy gò , dài lêu nghêu,cánh ngắn củn,
hở,càng bè bè , nặng nề, xấu,…
I. Nội dung ôn luyện
1,Quan sát, tưởng tượng, so
sánh và nhận xét trong văn
miêu tả:
a, Ví dụ
- Giúp người đọc người
nghe hình dung đặc điểm
nổi bật của sự vật, sự việc
con người và phong cảnh
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
15
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
- Đoạn 2 :
+ Cảnh đẹp thơ mộng :từ đầu đoạn ->gió muối.
+Cảnh mênh mông hùng vĩ : Đoạn còn lại

- Đoạn 3 :
+ Cây gạo sừng sững như tháp đèn khổng lồ, hàng ngàn
bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp
nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, lóng lánh lung linh.
+ Chim:chào mào ,sáo sậu, sáo đen, ríu rít,đàn đàn lũ lũ
….trò chuyện ,trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn mà vui
? Nhận xét từ ngữ, hình ảnh được sử dụng?
? Để tả được người viết có những năng lực quan sát nào ?
.? Tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh trong
mỗi đoạn. Sự tưởng tượng, so sánh có gì độc đáo?
- Như gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo
gi lê
- Như mạng nhện, như tháp, như người bơi ếch
- Như tháp đèn, như ngọn nến xanh
. Các hình ảnh rất đặc sắc vì nó thể hiện đúng hơn, rõ hơn
về đối tượng và gây bất ngờ lí thú cho người đọc
* Cho h/s đọc đoạn văn của Đoàn Giỏi tr/28/mục 3/
sgk ?
? Tìm những từ bị lược bỏ và so sánh ?
- ầm ầm, như thác, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch ,
như hai dãy trường thành vô tận
- Những chữ đó làm nổi bật đặc điểm tiêu biểu của sự vật
giúp vật được miêu tả sinh động
- Đoạn văn không có những từ miêu tả, hình ảnh so sánh
chỉ là đoạn văn tự sự thông thường
GV: Chính nhờ sự tưởng tượng, so sánh độc đáo ấy mà
đặc điểm tiêu biểu của sự vật nổi bật hơn
?Văn miêu tả giúp ta hiểu điều gì?
? Để làm tốt bài văn miêu tả ta phải làm gì?
- Ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng,

tượng, ví von, so sánh…để làm nổi bật lên những đặc
điểm tiêu biểu của sự vật.
• H/s thực hiện ,g/v theo dõi
• Yêu cầu :
+ Ấn tượng ban đầu của t/g về vùng Cà Mau là không gian
rộng lớn mênh mông, sông ngòi kênh rặch bủa giăng chi
chít và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời nước,
của rừng cây.
+ Để làm nổi bật ấn tượng trên t/g đã tập trung miêu tả
- Từ ngữ chính xác, giàu
chất gợi. Hình ảnh chọn lọc,
tiêu biểu
- Quan sát tưởng tượng, so
sánh và nhận xét

b, Kết luận
àVăn miêu tả giúp ta hình
dung được đặc điểm nổi bật
của sự vật.
II. Luyện tập
Bài 1:Dựa vào văn bản
“Sông nước Cà Mau”. Hãy
tả lại cảnh sông nước Cà
Mau bằng lời văn của em
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
16
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
khung cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và
thính giác đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và
tiếng rì rào bất tận của rừng cây của sóng và gió.

+ Để thể hiện nội dung trên người viết phải có cái nhìn
tinh tế, có óc quan sát ,liên tưởng, tưởng tượng và đặc biệt
biết sử dụng tốt các biện pháp nghệ thuật như so sánh ,
dùng từ đặc tả, gợi tả ….
4.Củng cố – Hướng dẫn
? Muốn làm được bài văn miêu tả người ta phải làm gì?
- Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh :Tả cảnh sông nước Cà Mau bằng lời văn của em
TUẦN 26 Ngày soạn: Ngày dạy:
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
17
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
Ôn tập văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
VƯỢT THÁC
A. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Rèn kỹ năng cảm thụ văn bản truyện.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài, bảng phụ…
- Học sinh: Ôn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3: Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
- GV cho HS đọc chú thích
- GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn
bản
- GV yêu cầu HS nêu nội dung và
nghệ thuật.

- GV cho HS đọc chú thích
- GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn
bản
- GV yêu cầu HS nêu nội dung và
I- Nội dung kiến thức:
A. Bức tranh của em gái tôi:
1. Tóm tắt văn bản:
Em gái tôi tên là Kiều Phương nhưng tôi hay gọi
nó là Mèo. Mèo bí mật tự chế ra những lọ phẩm màu
để vẽ. Chú Tiến Lê, một họa sĩ đến chơi mới phát
hiện ra tranh của Mèo vẽ rất đẹp. Cả nhà vui mừng ,
tạo điều kiện cho Mèo phát triển tài năng , chỉ có tôi
là thầm ganh tị với nó.
Chú Tiến Lê giới thiệu cho Mèo tham gia trại vẽ
Quốc tế , Mèo đạt giải nhất. Tôi lại càng kém vui. Nó
rũ tôi cùng đi lãnh thưởng và xem bức tranh nó vẽ đạt
giải. Trong phòng tranh; tôi mới giật mình thì ra Mèo
đã vẽ tôi để tham gia cuộc thi. Trong tranh, tôi thật
hoàn hảo, với một gương mặt thật đáng yêu. Tôi xấu
hổ về sự ganh tị nhỏ nhen của mình.Tôi không dám
nhận mình là người trong tranh vì người trong tranh
không phải là tôi, mà chính là lòng nhân hậu và tâm
hồn trong sáng của em tôi.
2. Nghệ thuật:
- Kể theo ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho
chuyện.
- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân
vật.
3. Ý nghĩa:

- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng
lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.
B. Vượt thác:
1. Tóm tắt văn bản:
* Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và
cảnh hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
18
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
nghệ thuật.
- GV cho HS đọc chú thích
- GV cho HS đọc văn bản:
-Yêu câu học sinh tóm tắt văn
bản
- GV yêu cầu HS nêu nội dung và
nghệ thuật.
HDHS thực hành bài tập
*Học sinh làm bài tập trong
SGK
HS viết đoạn văn
qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng
lặng trước khi đến chân thác; đoạn sông có nhiều thác
dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung
vào cảnh vượt thác tác giả làm nổi bật vẻ hùng hùng
dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư
trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
2. Nghệ thuật:
- Phối hợp tả cảnh, tả người rất tự nhiên, sinh
động .
- Sử dụng nhân hóa, so sánh phong phú, có

hiệu quả.
- Các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi
nhiều liên tưởng.
3. Ý nghĩa:
- Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương,
về lao động; từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân
tộc của nhà văn.
II- Bài tập mẫu:
Bài tập 1: Thuật lại tâm trạng của người anh trong
truyện Bức tranh của em gái tôi.
Bài tập 2: Tìm những nét đặc sắc của phong cảnh
thiên nhiên được miêu tả ở bài "sông nước và trượt
thác"
1. Sông nước Cà Mau
- Sông ngòi dày đặc chi chít
- Bao trùm là màu xanh
- Tiếng rì rào bất tận của rừng cây sóng biển
→ Cảnh thơ mộng hoang sơ, đầy sức sống
2. Vượt thác
- Sông rộng bờ bãi ngút ngàn
- Thác ghềnh dữ hiểm trở
→ Thơ mộng, hùng vĩ
III- Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:Viết đoạn văn miêu tả lại hình ảnh hai
anh em Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em
gái tôi.
Bài tập 2: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về
nhân vật dượng Hương Thư.
4.Củng cố Hướng dẫn:

- GV cho HS thực hành lần lược các bài tập
- N m v ng n i dung b i h c; L m ho n ch nh b i t p.ắ ữ ộ à ọ à à ỉ à ậ
TUẦN 27 Ngày soạn: Ngày dạy:
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
19
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
LUYỆN TẬP KĨ NĂNG QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG SO SÁNH VÀ NHẬN
XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm chắc các kiến thức về văn miêu tả được sử dụng trong bài
luyện nói. biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể. Qua đó
nắm vững hơn kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả; Tích hợp với phần văn ở văn bản “Bức tranh của em gái tôi” với TV ở vận dụng
các phó từ trong văn miêu tả kể chuyện.
2. Kĩ năng: Thực hành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn
miêu tả; Luyện kỹ năng nhận xét cách nói của bạn; năng lập dàn ý và luyện nói trước tập
thể lớp
3. Thái độ: Ý thức tự giác làm bài, kiên trì cố gắng trong làm bài; giáo dục kĩ năng
sống cho HS: nhận thức, tự tin, hợp tác, tìm kiếm xử lí thông tin.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài, bảng phụ…
- Học sinh: Ôn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ-
? Thế nào là văn miêu tả?
? Yêu cầu đối với người víêt văn miêu tả?
3: Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến

thức
- Học sinh nhắc lại các yêu cầu kỹ
năng cần thiết trong văn miêu tả.
? Em hãy nêu vai trò cùa quan sát
trong văn miêu tả?
? Tưởng tượng, so sánh tác dụng
của gì?
? Vai trò của nhận xét là gì?
? Muốn miêu tả, người viết cần có
những thao tác nào? Công dụng
của những thao tác đó?
Thực hành bài tập
Không nhất thiết phải tiến hành
như trong sách, mà GV căn cứ vào
khả năng cũng như tình hình của
lớp để tiến hành, cốt sao đạt hiệu
quả cao nhất.
- GV cho các nhóm thảo luận 10’
I- Nội dung kiến thức:
- Quan sát: giúp chọn được những chi tiết nổi
bật của đối tượng được miêu tả.
- Tưởng tượng, so sánh: giúp người đọc hình
dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh
động, hấp dẫn.
- Nhận xét: giúp người đọc hiểu được tình cảm
của người viết.
* Muốn miêu tả được , trước hết người ta phải biết
quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng
tượng, ví von, so sánh, … để làm nổi bật lên những
đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

II- Bài tập mẫu:
BT 1:
Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu hai anh em Kiều Phương
trong truyện Bức tranh của em gái tôi. Nêu cảm
nghĩ khái quát.
2. Thân bài:
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
20
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
- Dãy 1 : BT1
- Dãy 2: BT 2
- Dãy 3: BT 3
- Dãy 4: BT 4
-CSBM lên HDHS giới thiệu, dãy
1 cử đại diện trình bày bài tập 1,
thư kí tổ viết đề bài lên bảng (các
nhóm khác hình thành tiến trình
tương tự)
Sau khi trình bày xong, các tổ
nhận xét cách trình bày của bạn.
Sau đó người trình bày đặt câu hỏi
cho các bạn thảo luận, bổ sung cho
bài làm thên hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, bổ sung, khuyến
khích.
Kết thúc khâu tập nói, GV nhận
xét chung, nêu ưu điểm cũng như
tồn tại của các tổ và sau đó cho
điểm một số em có hoạt động tốt

trong giờ học (chỉ cho HS tác dụng
về cách sử dụng phó từ trong khi
trình bày)
- GV dựa vào STK / 50 để hướng
dẫn cả lớp củng cố lại bài tập.
BT 2: Chú ý bằng quan sát so
sánh liên tưởng, tưởng tượng và
nhận xét, làm nổi bật những đặc
điểm chính trung thực, không tô vẽ.
a/ Nhân vật Kiều Phương:
- là cô bé khoảng 10 tuổi .
+ Hình dáng: Vóc người nhỏ nhắn, gầy, thanh
mảnh, cân đối.
- Khuôn mặt bầu bĩnh, mái tóc dài, thắt hai
bím , đôi mắt tròn to,sáng, mặt lọ lem, miệng
rộng, răng khểnh; quần áo luôn lấm lem.
- Cử chỉ và hành động: hiếu động, tự chế màu
vẽ, ham học vẽ.
+ Tính cách: hoạt bát, vui vẻ, chăm chỉ với
công việc sáng tác ; hồn nhiên, trong sáng, tài năng,
độ lượng và nhân hậu.
b/ Nhân vật người anh:
- Người anh khoảng 15 tuổi .
+ Hình dáng: Không tỏ rõ nhưng có thể suy ra
từ cô em gái chẳng hạn: Cũng gầy, cao, đẹp trai,
gương mặt tỏa sáng thể hiện sự thông minh
-Cử chỉ, hành động: Tò mò xem người em chế
màu vẽ, xem lén tranh của em, buồn cảm thấy
mình bất tài. Hay gắt gỏng với em . Khi đi xem
tranh của em vẽ thì ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ .

+ Tính cách: Lúc đầu coi thường em, khi phát
hiện tài năng của em thì cảm thấy mình thành kẻ
ngoài rìa, bị bỏ rơi, xa lánh em; khi xem tranh của
em thì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ à Ghen tị,
nhỏ nhen, mặc cảm, nhưng cũng rất trung thực, biết
ăn năn, hối lỗi.
Hình ảnh người anh thực và người anh trong
bức tranh xem kỹ thì không khác nhau. Hình ảnh
người anh trong bức tranh do người em gái vẽ thể
hiện bản chất tính cách người anh quan cái nhìn
trong sáng, nhân hậu của cô em gái.
3. Kết bài: Nhận xét, cảm nghĩ về hai anh em
Kiều Phương.
BT2: Trình bày về anh, chị hoặc em của mình.
Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu về anh (chị) hoặc em của
mình. Lúc nào? (Lúc còn đi học,….)
b. Thân bài:
* Hình dáng:
• Tả bao quát:
- Tuổi tác: trẻ măng như cô nữ sinh trung học.
(hoặc còn rất trẻ; trông chẳng kém gì những sinh
viên mới ra trường…)
- Tầm vóc: mảnh mai, nhỏ nhắn…
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
21
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
BT3: HS hoàn thành bằng cách
cụ thể hóa các gợi ý bằng những
nhận xét, quan sát và tưởng tượng

của bản thân.
BT4: (tổ 4): HS đọc yêu cầu và
nhiệm vụ giống như BT3, chỉ khác
đề tài.
- GV đọc văn bản tả mặt
Mặt trời mọc / SGV tr 43.
- Dáng điệu: đoan trang, thanh lịch…
- Cách ăn mặc: tà áo dài thướt tha
duyên dáng
• Tả chi tiết:
- Mái tóc mượt mà dài chấm ngang lưng…
- Khuôn mặt trái xoan, tươi tắn, má lúm đồng
tiền.
- Mắt to đen láy…
- Miệng nhỏ nhắn(bé) luôn nở nụ cười…
- Môi trái tim đỏ như thoa son, mỗi khi cười lộ
ra hai hàm răng trắng và đều như hạt bắp…
- Đôi bàn tay nhỏ nhắn, xinh xắn…
- * Tính tình:Hiền dịu( thể hiện qua lời nói:
giọng
- nói nhỏ nhẹ, trìu mến như dỗ dành….không
bao giờ lớn tiếng…
- Hành động: đi làm để kiếm tiền giúp đỡ ba
mẹ, nuôi em ăn học… thể hiện lòng hiếu thảo…
- Đi học thêm vào buổi tối để nâng cao trình
độ….
- Nhận xét.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về anh (chị) hoặc
em của mình.
- Suy nghĩ: hiểu được tấm lòng của anh(chị,

em)….
- Tình cảm: yêu quý anh(chị, em)….
Tiết 2:
BT3: Lập dàn ý nói về một đêm trăng.
Dàn ý
a. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đêm trăng
b. Thân bài:
Bầu trời đêm: Trong, cao…
- Vầng trăng: Treo lơ lửng như một chiếc mâm
bằng vàng giữa trời.
- Nhà cửa: Nhuốm một sắc vàng, bóng thì in
xuống đất như mảnh vải hoa…
- Nhà cửa: Nhấp nhô, núi thì từng mảng sáng
tối do ánh trăng soi vào.
- Đường làng: Chạy quanh co như một dải lụa
mềm.
- Trăng: Tròn, sáng, in rõ hình gốc đa và chú
Cuội.
-
Gió:
Từng cơn mát rượi, mang không khí dễ
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
22
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
Thảo luận xong, đại diện các
nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ
sung .
- GV củng cố và rèn kỹ năng
nói cho học sinh:

Chú ý nói lưu loát, tự tin . Trình
bày mạch lạc, rõ ràng. Khi nói cần
chú ý phát âm chuẩn, đúng giọng.
- Bắt đầu thực hiện luyện nói :
GV có thể cho HS yếu – kém
nói phần mở bài, kết bài và khuyến
khích cho điểm.
chịu của mùa thu, lùa vào tóc, vào mắt.
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng
quê hương.
BT4: Tả buổi bình minh trên biển.
Dàn ý
a. Mở bài : giới thiệu cảnh được tả : cảnh biển
buổi sáng, thật đẹp
b. Thân bài:
+ Bầu trời: Như vỏ trứng, như cái bát úp, như
một chiếc áo xanh khổng lồ những đám mây như
những bông hoa tuyết điểm tô cho chiếc áo.
+ Mặt biển: Phẳng lì như tờ giấy
+ Bãi cát: Mịn, chạy dọc theo bờ biển như một
thảm vàng.
+ Những con thuyền: Nhấp nhô theo sóng, thấp
thoáng phía xa.
c. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh biển
buổi sáng
BT5
Dàn ý
a. Mở bài: giới thiệu người dũng sĩ em thích.
(Thạch Sanh, ….)
b. Thân bài:

* Tả đôi nét về hình dáng: thân hình lực lưởng,
ngực nở nang, bắp thịt cuồn cuộn; đầu quấn khăn,
cởi trần, đóng khố….
* Tả, kể việc làm, hành động của nhân vật làm
nổi bật phẩm chất của người dũng sĩ.(kể những lần:
bị Lý Thông lừa canh miếu đánh nhau với chằn
tinh; xuống hang cứu công chúa diệt đại bàng….)
*
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người dũng sĩ ấy.
III- Bài tập vận dụng:
Trình bày miệng các dàn ý trên
4. Củng cố, Hướng dẫn:
- Nắm vững nội dung bài học;
- Làm hoàn chỉnh bài tập.
TUẦN 28 Ngày soạn: Ngày dạy:
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
23
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được phương pháp làm bài văn tả cảnh và bố cục, hình
thức một bài văn tả cảnh, biết dùng từ ngữ miêu tả.
2. Kĩ năng: rèn kỹ năng quan sát lựa chọn chi tiết, hình ảnh để trình bày; tích hợp với
“Vượt thác” và “So sánh, nhân hóa”.
3. Thái độ: Ý thức trong việc viết một bài vă tả cảnh; giáo dục kĩ năng sống cho HS:
nhận thức, tự tin, hợp tác, tìm kiếm xử lí thông tin.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, soạn bài, bảng phụ…
- Học sinh: Ôn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu đối với người víêt văn miêu tả?
3: Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học
Hoạt động1 : Hướng dẫn HS tìm
hiểu kiến thức
- Học sinh nhắc lại các yêu cầu kỹ
năng cần thiết trong văn miêu tả.
? Muốn bài văn tả cảnh sinh động
cần đòi hòi điều gì?
? Trình bày bố cục một bài văn tả
cảnh?
Hoạt động 2 : HDHS thực hành
bài tập
 HS đọc bài tập 1
? Nếu phải tả quang cảnh lớp học
trong giờ học thì em sẽ miêu tả
như thế nào?
a. Từ ngoài vào trong (không
gian)
b. Từ trống vào lớp đến khi
hết giờ (thời gian)
? Phần mở bài cần nêu điều gì?
(HS trả lời miệng giải quyết nhanh
gọn)
- Giới thiệu thời điểm (thứ,
tiết học)
I- Nội dung kiến thức:
- Xác định đối tượng miêu tả.

- Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một
thứ tự.( từ xa à gần hay từ gần à xa, từ trênà
dưới, từ dưới à trên, từ ngoài à trong, từ trong à
ngoài, theo trình tự thời gian, từ khái quát à cụ
thể)
* Bố cục đủ 3 phần:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh được
tả.
b. Thân bài: Tả cảnh vật chi tiết theo một
thứ tự.
c. Kết bài: Cảm nghĩ về cảnh được tả.
II- Bài tập mẫu:
BT1.
a. Những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu của lớp học
trong giờ viết bài tập làm văn:
- Thầy(cô) ra đề và nhắc nhở HS: đọc kĩ yêu đề
bài xác định yêu cầu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài
hoàn chỉnh, đọc lại sửa chữa, trình bày sạch đẹp.
- Lớp chuẩn bị viết bài.
- Cảnh cả lớp chăm chú làm bài. (tư thế, thái độ
HS)
- Thầy (cô) ngồi trên bục theo dõi HS làm bài.
- Quang cảnh chung của phòng học (bảng đen,
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
24
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 học kỳ II
- Tâm thế chờ đợi của các bạn
- Không khí lớp học nghiêm
trang, im lặng khác thường.

? Phần kết bài cần bộc lộ gì?
Phấn chấn vì đã hoàn thành bài
viết.
(GV có thể chấp nhận những chi
tiết khác mà không quá xa đề yêu
cầu)
Có thể đi đến kết luận cho HS
với hai nội dung cần thiết là:
GV cho HS nêu yêu cầu BT 2 (có
thể cho HS viết bảng phụ)
HS đọc. GV nêu các yêu cầu.
? Chọn thứ tự miêu tả theo thời
gian, em thử hình dung sân trường
như thế nào?
Chỉ trình bày những sự việc
hình ảnh thuộc phần thân bài của
bài viết.
- Phát vấn HS trả lời.
- GV đề xuất kết luận.
- HS viết vào bảng phụ:
Thử chọn một cảnh cụ thể để
viết.
- Gợi: HS lớp 6A với trò chơi
đá cầu, nhảy dây ….
→ HS viết với các chi tiết sau:
+ Chọn sân bãi, chia hai nhóm.
bốn bức tường, bàn ghế )
- Cảnh viết bài.
- Ngoài sân trường → tiếng trống → cảnh thu
bài.

b. Trình tự không gian:
Trình tự thời gian:
c. Viết phần mở bài và phần kết cho đề bài trên:
+ Phần mở bài: Giới thiệu buổi học, tiết học.
+ Phần kết bài: Cảm nhận tâm trạng, ước vọng và
thành quả của bài làm.
BT2: Tả quang cảnh sân trường lúc ra chơi.
a. Tả theo trình tự thời gian, không gian:
- Trống hết tiết 2 báo hiệu giờ ra chơi.
- HS các lớp cùng ra sân: ùa ra như bầy ong vở tổ.
- Tiếng trống tập trung tiết thể dục giữa giờ.
- Cảnh HS chơi đùa: góc phía đông góc bên
phải giữa sân
- Các trò chơi: cút bắt, đá cầu, nhảy dây
- Tiếng trống vào lớp, HS xếp hàng vào lớp. Sân
trường trở lại im ắng sau giờ ra chơi.
b. Viết đoạn:
BT 3 (về nhà)
Lập dàn ý chi tiết bài
“Biển đẹp” của Vũ Tú Nam
BT4: (về nhà)
Đề: Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Dàn ý
+ Mở bài: Trước khi ra chơi sân trường như thế
nào?
Tiếng trống báo hiệu giờ chơi (1,5đ)
+ Thân bài: (6đ)
a. Trong giờ ra chơi.
- Sân trường nhộn nhịp, tiếng nói tiếng cười
- Bầu trời trong xanh

- Anh nắng tỏa khắp sân trường. Có những hoạt
động ở sân trường: đá cầu, nhày dây, chơi tập thể,
đọc bài ….
b. Tiếng trống báo hiệu giờ học.
- Xếp hàng vào lớp.
- Sân trường trở lại vắng lặng.
+ Kết bài (1,5đ)
Cảm giác khoan khoái, nét mặt hớn hở hứa hẹn
Giáo viên: Hoàng Thọ Hữu Trường THCS TT Xuân Trường
25

×