Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 128 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

i
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
MỤC LỤC

MỤC LỤC I

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V

MỞ ĐẦU 1

1. Xuất xứ của dự án: 1
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM: 2
3. Tổ chức thực hiện ĐTM: 3

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 4

1.1 TÊN DỰ ÁN 4
1.2 CHỦ DỰ ÁN 4
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 4
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 5
1.4.1 Tổng quan 5
1.4.2 Tuyến đường dây theo phương án chọn 6
1.5 THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT 16
1.5.1 Dây dẫn điện 16
1.5.2 Dây chống sét 17
1.5.3 Dây nối đất 18
1.5.4 Cách điện và phụ kiện 19


1.5.5 Nguồn cung cấp vật tư, thiết bị 21
1.5.6 Xe máy, thiết bị thi công 22
1.6 CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH 23
1.6.1 Các giải pháp cho kết cấu cột 23
1.6.2 Các giải pháp cho kết cấu móng 26
1.6.3 Công tác lắp dựng cột 26
1.7 BỒI THƯỜNG - GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 27
1.8 TỔ CHỨC THI CÔNG 27
1.8.1 Kho bãi – lán trại tạm 27
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

ii
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
1.8.2 Mặt bằng và đường tạm thi công 28
1.8.3 Công tác vận chuyển 28
1.8.4 Khối lượng đào, đắp, san gạt và các thiết bị liên quan 29
1.8.5 Nguồn điện nước thi công 31
1.8.6 Tiến độ xây dựng 31
1.8.7 Tổng vốn đầu tư của dự án 32

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ -
XÃ HỘI 34

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 34
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 34
2.1.2 Điều kiện về khí tượng - thuỷ văn 36
2.1.3 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 38
2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 44

2.2.1 Sơ bộ về tình hình kinh tế xã hội khu vực dự án 44
2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội của những hộ dân trong khu vực hành lang tuyến 48

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 49

3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG 49
3.2 ĐỐI TƯỢNG QUY MÔ BỊ TÁC ĐỘNG 53
3.2.1 Các tác động bởi chất thải 53
3.2.2 Các tác động không liên quan đến chất thải 60
3.2.3 Những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 67
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 68
3.3.1 Môi trường sinh thái 68
3.3.2 Tổng hợp các tác động 69
3.4 ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG 70
3.4.1 Phương pháp nhận dạng tác động 70
3.4.2 Phương pháp tiên đoán – đánh giá 71

CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 72

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

iii
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
4.1 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI 72

4.1.1 Không khí 72

4.1.2 Nước thải 73
4.1.3 Chất thải rắn 73
4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG
KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI 74

4.2.1 Giai đoạn tiền thi công 74
4.2.2 Giai đoạn thi công 75
4.2.3 Giai đoạn vận hành 82
4.3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ĐỐI VỚI RỦI RO SỰ CỐ VỀ MÔI
TRƯỜNG 86

4.3.1 Giai đoạn thi công 86
4.3.2 Giai đoạn vận hành 87
4.4 TÓM TẮT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG 88

CHƯƠNG 5: CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG 94

CHƯƠNG 6: CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 97

6.1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG 97
6.2 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 97
6.2.1 Chương trình quản lý môi trường 97
6.2.2 Chương trình giám sát môi trường 98
6.3 NHÂN LỰC GIÁM SÁT 104

CHƯƠNG 7: DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI
TRƯỜNG 106


7.1 KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG 106

7.2 KINH PHÍ CHO QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG 106

CHƯƠNG 8: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 108

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

iv
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
8.1 TỔNG QUAN 108
8.2 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ 109
8.3 Ý KIẾN CỦA UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC CẤP XÃ 110
8.4 TIẾP NHẬN SỰ PHẢN HỒI TỪ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 110

CHƯƠNG 9: CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ 117

9.1 NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU 117
9.1.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 117
9.1.2 Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ dự án tạo lập 117
9.2 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 118
9.2.1 Thu thập số liệu về môi trường tự nhiên, kinh tế -xã hội và kiểm tra thực
địa 118

9.2.2 Kiểm tra thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm 118
9.2.3 Các phương pháp về đánh giá tác động môi trường 118

9.3 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC
ĐÁNH GIÁ 118

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 120

PHỤ LỤC 121

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

v
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTN Bảo tồn thiên nhiên
BVMT Bảo vệ môi trường
BQL Ban Quản lý
CTR Chất thải rắn
ĐD Đường dây
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam
G1, G2… Góc lái số 1, số 2…
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế – xã hội
KV Kilo Volt
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
NMĐ Nhà máy điện
NMNĐ Nhà máy nhiệt điện
PECC 2 Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2

QCKT Quy chuẩn kỹ thuật
QHĐ Quy hoạch điện
TBA Trạm biến áp
TBK Tuocbin khí
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT Tài nguyên môi trường
TTĐL Trung tâm Điện lực
TP Thành phố
UBND Uỷ ban Nhân dân
UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
VITTEP Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường
VQG Vườn Quốc Gia

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

vi
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Lưới điện truyền tải đồng bộ TTĐL Vĩnh Tân 1
Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của 2 phương án lựa chọn thiết kế 6
Bảng 1.2 Mô tả tuyến Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây theo
phương án chọn 8

Bảng 1.3 Đặc tính kỹ thuật của dây dẫn điện 17
Bảng 1.4 Đặc tính kỹ thuật của các loại bát cách điện 20
Bảng 1.5 Đặc tính kỹ thuật của cách điện Composite yêu cầu 20
Bảng 1.6 Các loại chuỗi cách điện 21

Bảng 1.7 Nguồn cung cấp vật tư thiết bị 22
Bảng 1.8 Tổng hợp xe máy thiết bị thi công chính 22
Bảng 1.9 Khối lượng nguyên vật liệu, thiết bị phụ kiện chính cho xây lắp
Dự án 29

Bảng 1.10 Vốn đầu tư của dự án 32
Bảng 2.1 Mẫu nước mặt đo tại các điểm quan trắc 39
Bảng 2.2 Kết quả quan trắc không khí tại các điểm quan trắc 41
Bảng 2.3 Bảng thống kê lũ quét ở Bình Thuận và Đồng Nai (từ 1975-2005) 43
Bảng 3.1. Mối liên hệ giữa nguồn gây tác động và đối tượng chịu tác động 49
Bảng 3.2. Tóm tắt mô tả các nguồn gây tác động theo giai đoạn thực hiện
dự án. 50

Bảng 3.3 Khối lượng đào đắp, san gạt mặt bằng móng theo từng huyện 53
Bảng 3.4 Tổng lượng bụi phát sinh từ khối lượng đào đắp 54
Bảng 3.5. Hệ số ô nhiễm do các phương tiện giao thông sử dụng dầu DO
(kg/1000km) 55

Bảng 3.6 Dự báo khí thải từ các phương tiện vận chuyển 55
Bảng 3.7 Tính toán và dự báo ồn cho các khu vực xây dựng 56
Bảng 3.8 Tính toán lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình thi công 57
Bảng 3.9 Thành phần đặc trưng nước thải sinh hoạt 58
Bảng 3.10 Tính toán lượng rác thải sinh hoạt trong quá trình thi công. 59
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây

vii
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Bảng 3.11 Thống kê đất canh tác trong hành lang tuyến ĐD 500kV 62

Bảng 3.12 Thống kê thiệt hại nhà cửa, đất đai trong hành lang tuyến 64
Bảng 3.13 Thống kê số nhà cửa nằm trong phạm vi ảnh hưởng 100m 65
Bảng 3.14 Cường độ điện trường và giới hạn cho phép làm việc trong 1
ngày đêm 66

Bảng 3.15 Các cấp độ tác động lên hệ sinh vật 69
Bảng 3.16 Ma trận các tác động đến môi trường 69
Bảng 4.1 Thống kê ảnh hưởng đến đất và chính sách đền bù 79
Bảng 4.2 Tổ chức triển khai kế hoạch bồi thường – tái định cư 81
Bảng 4.3 Ma trận các biện pháp giảm thiểu 90
Bảng 6.1 Kế hoạch giám sát trong thời gian xây dựng và hoạt động 102
Bảng 7.1 Dự toán chi phí cho việc giám sát môi trường cho dự án 106
Bảng 8.1 Tóm tắt các ghi nhận phản hồi từ các cuộc họp tư vấn cộng đồng
Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây 111


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Cường độ điện trường cách mặt đất 1m của đường dây 500Kv
Sơn La - Hiệp Hoà 66

Hình 4.1 Kiểm tra phân bố điện từ trường cách mặt đất 1m khi điểm thấp
nhất của dây dẫn đến mặt đất là 12m 84

Hình 4.2 Kiểm tra phân bố điện từ trường cách mặt đất 1m khi điểm thấp
nhất của dây dẫn đến mặt đất là 14m 84

Hình 4.3 Kiểm tra phân bố điện từ trường cách mặt đất 1m khi điểm thấp
nhất của dây dẫn đến mặt đất là 16m 85



Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


1
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
Theo dự báo nhu cầu phụ tải điện toàn quốc và các miền, tiến độ các công
trình nguồn điện giai đoạn 2010-2025 và Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày 9/11/2005
của Thủ tướng Chính phủ, theo tính toán cân bằng công suất và năng lượng, trong
trường hợp không có nguồn công suất than Miền Nam và nguồn khí cấp cho Trung
tâm Điện lực Ô Môn được đưa vào đúng tiến độ thì miền Nam sẽ
thiếu điện sau
năm 2011 và phải nhận điện từ miền Bắc và Trung. Tuy nhiên, sau năm 2016 cả
nước sẽ thiếu điện trầm trọng.
Theo danh mục các nguồn điện trong Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia
giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (QHĐ VI.) đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định số: 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007, các trung tâm
nhiệt
điện than miền Nam lần lượt sẽ được xây dựng và đưa vào vận hành sau năm
2010, trong đó có Trung tâm Điện lực (TTĐL) than Vĩnh Tân - tỉnh Bình Thuận bao
gồm 3 nhà máy với tổng công suất 4400MW.
Căn cứ Quyết định số: 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt QHĐ VI.; Quyết định số: 1532/QĐ-BCN ngày
04/05/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việ
c phê duyệt Quy
hoạch tổng thể TTĐL Vĩnh Tân - tỉnh Bình Thuận, các nhà máy điện Vĩnh Tân 1, 2,

3 thuộc TTĐL Vĩnh Tân - tỉnh Bình Thuận với quy mô công suất, cấp điện áp đấu
nối sẽ được đưa vào vận hành năm 2011-2016.
Theo Báo cáo Phương án đấu nối Trung tâm điện lực Vĩnh Tân - tỉnh
Bình Thuận vào hệ thống điện Quốc Gia do Công ty CP TVXD Điện 2 lập đang
trình các c
ấp có thẩm quyền phê duyệt, các công trình lưới điện đấu nối dự kiến đưa
vào phù hợp với tiến độ các nhà máy điện thuộc TTĐL Vĩnh Tân như sau:
Bảng 1. Lưới điện truyền tải đồng bộ TTĐL Vĩnh Tân
Đường dây / trạm
Số
mạch
Tiết diện/
quy mô
Chiều
dài
Năm vận
hành
ĐD 500KV Vĩnh Tân - Sông Mây 2 4×ACSR400 240km 2011
Mở rộng ngăn tại trạm 500kV Sông Mây 2 ngăn 2011
ĐD 220KV Tháp Chàm-Vĩnh Tân–Phan Rí 2 2×ACSR500 80km 2013
ĐD 220KV Phan Rí - Phan Thiết 2 2×ACSR400 60km 2013
ĐD 220KV Phan Thiết - Hàm Tân 2 ACSR500 60km 2013
Mở rộng ngăn tại trạm 220kV Phan Thiết 4 ngăn 2013
Trạm biến áp 220/110kV Tháp Chàm 2×125MVA 2013
ĐD 220KV Hàm Tân - Bà Rịa 2 2×ACSR500 70km 2014
ĐD 500KV Vĩnh Tân-Rẽ Sông Mây_Tân Định 2 4×ACSR400 260km 2015
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây



2
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Trong đó, vai trò của đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây là truyền tải
công suất TTĐL Vĩnh Tân vào hệ thống điện Quốc gia, trước mắt cần phải được
triển khai khẩn trương và hoàn thành năm 2011 nhằm đảm bảo tiến độ phát điện nhà
máy điện Vĩnh Tân 1 - 2×600MW vào hệ thống điện miền Nam.
Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây dự kiến dài 236km đi qua địa phận
2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Theo Lu
ật bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày
28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, các Dự án xây dự
ng tuyến
đường dây tải điện cao áp có chiều dài lớn hơn 100km và nằm trên địa bàn 2 tỉnh
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và do Bộ Tài nguyên và Môi trường
thẩm định, phê duyệt. Cấu trúc báo cáo đánh giá tác động môi trường – ĐTM thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ TNMT.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:
Các văn bản pháp lý
- Luật đất
đai năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực ngày 01/7/2004.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

- Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai.
- Luật BVMT được ban hành theo quyết định của Chủ tịch nước
CHXHCNVN ngày 29/11/2005.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về Quy định
chi tiết và hướng d
ẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Chính phủ về
Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ
về Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


3
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
- Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính Phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Điện lực về bảo vệ an toàn công
trình lưới điện cao áp.
- Nghị định số 169/2003/NĐ-CP, của Chính phủ ra ngày 24/12/2003 về An
toàn điện
Các tiêu chuẩn môi trường áp dụng:
- Quyết định 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp d
ụng Tiêu chuẩn Môi
trường Việt Nam

- Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ban hành năm 1995, 1996, 2001, 2005.
Tài liệu kỹ thuật:
- Các số liệu điều tra, khảo sát Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây do
Xí nghiệp khảo sát tổng hợp Miền nam - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2
thực hiện - 2008
- Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây
do Công ty cổ phần Tư vấn xây dự
ng Điện 2 lập - 2008
- Niên giám thống kế năm 2006 của tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai.
- “Kết quả quan trắc môi trường không khí và môi trường nước dọc theo
tuyến đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây” do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo
vệ Môi trường thực hiện tháng 05/2008
- Đợt khảo sát hiện trạng môi trường dọc tuyến Đường dây 500kV Vĩnh Tân
– Sông Mây tháng 05/2008 do Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Đ
iện 2 và Viện
Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện
3. Tổ chức thực hiện ĐTM:
Báo cáo ĐTM do chủ đầu tư phối hợp với Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng
điện 2 và Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường lập, với sự tham gia của
các thành viên sau:
- Cơ quan chủ đầu tư: Tậ
p đoàn điện lực Việt Nam (EVN)
- Đại diện chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam
(AMN)
- Cơ quan thiết kế kỹ thuật và chủ trì lập báo cáo ĐTM: Công ty Cổ Phần Tư
vấn Xây dựng Điện 2.
- Cơ quan quan trắc môi trường nền: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi
trường.
(Danh sách các thành viên xem Phụ lục 1.2 – Danh sách tổ chức và cá nhân tham
gia lập báo cáo ĐTM)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


4
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN

CHƯƠNG 1:

MÔ TẢ
TÓM TẮT DỰ ÁN


1.1 TÊN DỰ ÁN
ĐƯỜNG DÂY 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây
1.2 CHỦ DỰ ÁN
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN
- Điều hành dự án: Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam
Địa chỉ liên hệ: Ông Nguyễn Tiến Hải - Trưởng Ban Ban Quản Lý Dự Án Các
công trình Điện miền Nam

Địa chỉ: 383 Bến Chương Dương Q1 – Tp.HCM
Số điện thoại: (08) 22100714; Số Fax: (08) 38361096
1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
- Điểm đầu (ĐĐ): Vị trí dự kiến Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (Xã Vĩnh Tân,
huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
- Điểm cuối (ĐC): Vị trí dự kiến xây dựng trạm biến áp 500kV Sông Mây (Xã
Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai).
Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đã được BTNMT phê duyệt báo cáo đánh giá tác

động môi trường theo quyết định số 133/QĐ-BTNMT ngày 22/01/2008.
Sân phân phối 500/220kV và TBA 500/220kV tại xã Vĩnh Tân - huyện Tuy
Phong - tỉnh Bình Thuận đã được UBND huyện Tuy Phong cấp Giấy phép xác nhận
đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường số 1485/UBND-KT, ngày 03/12/2008.
Tuyến đường dây 500kV có chiều dài khoảng 237km, đi qua địa phận hai tỉnh
Bình Thuận và tỉnh Đồng Nai. (xem Hình 1.1 Bản đồ mặt bằng tuyến trong Phụ lục
các hình vẽ)
Đoạn qua tỉnh Bình Thuận gồm huyện Tuy Phong (xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo,
Phú Lạc, Phong Phú), huyện Bắc Bình (xã Phan Hoà, Hải Ninh, Phan Thanh, Lương
Sơn, Sông Bình, Sông Luỹ, Bình Tân), huyện Hàm Thuận Bắc (xã Hồng Liêm,
Hồng Sơn, Thuận Hoà, Hàm Trí, Hàm Phú, Thuậ
n Minh, Hàm Chính, Hàm Liêm,
Hàm Hiệp), huyện Hàm Thuận Nam (xã Hàm Cần, Hàm Thạnh, Hàm Kiệm, Hàm
Cường, Hàm Minh, Tân Lập), huyện Hàm Tân (xã Sông Phan, Tân Phúc, Tân Đức)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


5
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Đoạn qua tỉnh Đồng Nai gồm huyện Xuân Lộc (xã Xuân Hoà, Xuân Hưng,
Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thành, Suối Cao, Xuân Thọ), thị xã Long
Khánh (xã Bảo Quang, Bảo Vinh, Bình Lộc, Suối Tre), huyện Thống Nhất (xã Xuân
Thạnh, Bàu Hàm 2, Quang Trung), huyện Trảng Bom (xã Bàu Hàm 1, Sông Thao,
Tây Hoà, Sông Trầu, Bắc Sơn), huyện Vĩnh Cửu (xã Vĩnh Tân).
Tuyến đường dây 500kV Vĩnh Tân - Sông Mây đi qua vùng địa hình tương
đối bằng phẳng, tuy nhiên cũng có nhiều đo
ạn tuyến cắt qua một số đồi núi có địa
hình phức tạp, có nhiều đá tảng (đoạn đi qua huyện Tuy Phong).

Hướng tuyến được chọn căn cứ vào các tiêu chí: chiều dài tuyến nhỏ nhất,
điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi; phù hợp với qui hoạch phát triển hệ thống
điện quốc gia; không ảnh hưởng nhiều đến các khu vực dân cư, khu qui hoạ
ch;
tránh các khu quân sự, di tích lịch sử - văn hóa, rừng quốc gia; không tác động xấu
đến môi trường, cảnh quan… đảm bảo được phương án tuyến chọn là hướng tuyến
khả thi nhất.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là rừng tạp, rừng trồng (cao su, bạch đàn, tràm ),
cây ăn trái (thanh long, nho, xoài, mãng cầu, điều, tiêu, nhãn…), hoa màu và lúa.
Điều kiện dân sinh kinh tế được phân bố khá đa dạng trên suốt chiều dài hành
lang tuyến đ
i qua, phụ thuộc vào điều kiện địa hình tại mỗi vùng. Dân cư sống thưa
thớt trên vùng sát chân đồi và đông đúc dưới đồng bằng, phần lớn là lao động nông
nghiệp theo mùa nên đời sống nhân dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn và phát
triển không đồng đều. Điều kiện giao thông trên tuyến tương đối thuận lợi, do tuyến
đường dây đi song song và gần với Quốc lộ 1, 28, 55, 20 và nhiều đường liên tỉnh,
liên xã cắt ngang tuyến.
Tuyến đường dây không đi qua các khu bảo tồn tự nhiên, dự trữ sinh quyển
(Hình 2.1 – phần Phụ lục).
1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Tổng quan
Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây được xây dựng nhằm các mục đích:
đấu nối Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân vào hệ thống điện quốc gia, cấp điện cho
khu vực vùng kinh tế trọng
điểm miền Nam, nâng cao khả năng tải điện liên tục và
đáp ứng nhu cầu phụ tải cho khu vực các tỉnh phía nam của đất nước. Ngoài ra,
trong tương lai đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây còn tham gia vào giải
phóng công suất của trung tâm Điện Hạt Nhân và khép vòng lưới điện 500kV trong
khu vực.
Tuyến đường dây được khảo sát theo 2 phương án với tổng chiều dài

299,92km. Trong đó phương án 1 dài 236,03km, phương án 2 dài 63,89km (đoạn
không
đi chung với phương án 1). Từ TBA - ĐĐ – G13 tuyến đi theo một phương
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


6
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
án duy nhất. Từ G13 – G22 tuyến đi theo 2 phương án riêng biệt. Từ G22 - ĐC, 2
phương án tuyến nhập lại làm một (xem Hình 1.1 Bản đồ mặt bằng tuyến trong Phụ
lục các hình vẽ).
Bảng 1.1 Ưu nhược điểm của 2 phương án lựa chọn thiết kế
Chỉ tiêu Phương án 1 (PA1) Phương án 2 (PA2)
Chiều dài tuyến
61.406m. 63.894m.
Số góc lái
08 11
Ưu điểm
-Giảm chiều dài tuyến, giảm số lượng
nhà cửa bị ảnh hưởng trong hành lang
-Đi qua khu vực dân cư rất thưa thớt,
tránh khu trung tâm huyện xã, rừng
phòng hộ đầu nguồn của khu vực.
 giảm các tác động đến môi trường
tự nhiên cũng như xã hội
-Địa hình bằng phẳng, giao thông
rất thuận lợi do bám theo Quốc lộ
1A và cách QL1A từ 500 - 5000m

 Thuận lợi cho công tác quản lý
vận hành.
Nhược điểm
-Tuyến chủ yếu đi qua khu vực đồi
núi thấp, rừng tạp. Địa hình khó khăn
hơn PA2
-Chiều dài lớn, tác động đến đất đai,
hoa màu, cây cối và nhà cửa trong
hành lang nhiều hơn để đảm bảo
hàng lang an toàn.
-Đi qua khu vực đông dân cư, chi
phí đền bù, tác động đến dân cư,
cộng đồng lớn.
Ở đây chỉ so sánh và chọn 2 phương án tuyến của đoạn tuyến không đi chung
Với các đặc điểm trên, sau khi so sánh 2 phương án (chỉ so sánh đoạn tuyến
chênh lệch) dựa trên các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và môi trường, tuyến đường dây
được UBND tỉnh Bình Thuận lựa chọn và đề xuất theo phương án 1 (dài 236,03km)
để thiết kế. Phương án này đã được sự đồng tình của các địa phương mà tuyến đi
qua và được cụ thể hóa bằng các văn bản thỏa thuận tuyế
n của các tỉnh và sở ban
ngành liên quan. (xem Phụ lục các văn bản pháp lý).
1.4.2 Tuyến đường dây theo phương án chọn
Các đặc điểm chính của phương án chọn:
Cấp điện áp : 500kV
Số mạch : 2 mạch
Chiều dài tuyến : 236,03 km.
Điểm đầu : Vị trí dự kiến TTĐL Vĩnh Tân (Xã Vĩnh Tân,
huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
Điểm cuối : Vị trí dự kiến xây dựng trạm biến áp 500kV
Sông Mây (Xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom,

Tỉnh Đồng Nai).
Số góc lái : 42 góc (không kể điểm đầu và điểm cuối).
Góc lái lớn nhất
: G38 - lái trái 
t
= 81
0
17’06’’
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


7
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Góc lái nhỏ nhất
: G34 – lái trái 
t
= 00
0
53’34’’
Cạnh dài nhất : G7 – G8 = 12893.0 m
Cạnh ngắn nhất : G40-ĐC = 590.0 m
Số lần cắt qua đường bộ, đường sắt
- Giao chéo với Quốc lộ 1
- Giao chéo với Quốc lộ 20
- Giao chéo với Quốc lộ 28
- Giao chéo với Quốc lộ 55
- Giao chéo với Đường sắt Bắc Nam
- Giao chéo với Đường sắt cao tốc

TP.HCM – Nha Trang (dự kiến XD)
- Giao chéo với các tỉnh lộ và đường khác
: 63 lần
: 01 lần
: 01 lần
: 01 lần
: 01 lần
: 03 lần
: 05 lần
: 51 lần
Số lần vượt sông lớn : 10 lần (sông Lòng Sông, sông Mao, sông Cà
Giây, sông Ma Hý, sông Lũy, sông Cái, sông
Kaoêt, sông Phan, sông Dinh, sông Giêng)
Số lần cắt qua đường dây điện
+ Cắt qua đường dây 110-220kV
+ Cắt qua đường dây 0,4kV-22kV.
+ Cắt qua đường dây thông tin
: 69 lần, trong đó:
: 06 lần.
: 67 lần.
: 07 lần
Số nhà bị ảnh hưởng trong hành lang
tuyến (hành lang tuyến = 30,45m)
: 276 nhà.
Số nhà ngoài hành lang tuyến bị ảnh
hưởng (từ hành lang ra mỗi phía 69,55m)
: 456 nhà.
Mô tả tuyến chọn theo từng địa phương mà tuyến đường dây đi qua được tóm
tắt trong Bảng 1.2. Hướng tuyến xem Hình 1. Bản đồ mặt bằng tuyến - Phần phụ
lục hình vẽ


Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


8
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Bảng 1.2 Mô tả tuyến Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây theo phương án chọn
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng
góc
Chiều
dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t

tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
A BÌNH THUẬN 158.576 85 157
I Huyện Tuy Phong 24.726 8 11
1 Xã Vĩnh Tân

ĐĐ – G1A
1.626
- ĐD trung thế 3 pha
- ĐD 110kV Tháp Chàm - Phan Thiết
- Quốc Lộ 1A
1 2
Đoạn đầu địa hình tương đối bằng
phẳng, giao thông đi lại thuận lợi;
Thực phủ chủ yếu cây tạp, cỏ dại,
bạch đàn, hoa màu xen lẫn bụi rậm.
2 Xã Vĩnh Hảo
G1A-G4
10.105
- Kênh xả Hồ Đá Bạc: 45m
- ĐD thông tin
- Đường sắt Bắc Nam
- Đường sắt cao tốc TPHCM - Nha
Trang (dự kiến): 02lần
- Đường nhựa vào đập Hồ Đá Bạc
1 1
Địa hình có độ dốc vừa phải, bề mặt
không bằng phẳng, lồi lõm bất thường
do bị chia cắt bởi các tảng đá lộ thiên;
giao thông đi lại tương đối khó kh
ăn
do cắt qua đường sắt Bắc Nam.
Thực phủ chủ yếu cây tạp, cỏ dại, xen
lẫn vườn cây ăn trái (mãng cầu, điều,
nho), xoan đào, ruộng lúa và bụi rậm.
3 Xã Phú Lạc

G4-G5
2.733 0 5
5 Xã Phong Phú
G5-G7
10.262
- Sông Lòng Sông: 80m
- Đập tràn hồ Thủy lợi
- ĐD trung thế 3 pha: 02 lần
- Đường sắt cao tốc TPHCM - Nha
Trang (dự kiến): 01 lần
- Đường bêtông/đường đất: 01/01 lần
- Đường đá liên xã: 02 lần
6 3
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại thuận lợi do có một số
đường đất, đá cắt ngang.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là hoa
màu, lúa, cây tạp, cỏ dại.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


9
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng
góc

Chiều
dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t

tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
II Huyện Bắc Bình 35.115 24 20
6 Xã Phan Hoà
G7-G9
19.433
- Sông Mao: 85m
- Sông Cà Giây: 110m
- ĐD trung thế 3 pha: 02 lần
- ĐD 110kV Đại Ninh - Phan Rí
- Đường nhựa vào xã Hải Ninh

0 0 Địa hình tuyến đoạn đầu tương đối
dốc, bề mặt không đồng nhất do nhiều
đá tảng, đoạn sau khá bằng phẳng.
Giao thông đi lại khó khăn do bị chia
cắt bởi các khe, suối nhỏ.
Thực phủ chủ yếu là cây màu, lúa,
xen lẫn cây điều, cây tạp, b

ụi rậm, cỏ
dại.
7 Xã Hải Ninh 7 5
8 Xã Phan Thanh
G9-G11
10.582 - Sông Ma Hý: 60m
1 2
Địa hình trên tuyến tương đối bằng
phẳng. Giao thông đi lại khó khăn do
bị chia cắt bởi các khe, sông, suối.
Thực phủ là xoan đào, điều, hoa màu,
bạch đàn, lúa, xen lẫn cây tạp, cỏ dại.
Xã Lương Sơn 5 6
9 Xã Sông Bình
G11-G12
5.100
- Sông Lũy: 100m
- ĐD thông tin
- ĐD trung thế 3 pha
- Đường nhựa vào xã Hải Ninh
0 0
10 Xã Sông Luỹ 10 7
11 Xã Bình Tân
G12-G13
1 0
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại thuận lợi.
Thực phủ chủ yếu là thanh long, bạch
đàn, xen lẫn cây tạp và cỏ dại.
III Huyện Hàm Thuận Bắc 38.909 32 61

12 Xã Hồng Liêm
G12-G13
11.060
- Sông Cây Mít: 40m
- Đường dây trung thế 3 pha
- Đường đất liên xã: 02 lần
3 24
13 Xã Hồng Sơn
G13-G14
8.611 - ĐD trung thế 1 pha/3 pha: 01/01 lần 0 0 Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


10
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng
góc
Chiều
dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t


tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
14 Xã Thuận Hoà - Đường nhựa ĐT 711
- Đường đất liên xã
1 0
thông đi lại tương đối thuận lợi do có
đường nhựa và nhiều đường đất nhỏ
cắt ngang.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là hoa
màu, lúa, cây ăn trái (thanh long,
xoài), vv…
15 Xã Hàm Trí 7 5
16 Xã Hàm Phú
G14-G15
6.307
- Sông Cái: 60m
- ĐD trung thế 1 pha/3 pha: 02/02 lần
- ĐD thông tin: 02 lần
- Quốc Lộ 28
- Đường nhựa ĐT 714
- Đường đất liên xã
9 7
17 Xã Thuận Minh
G15-G16
7.066
- Kênh Sông Quao: 30m
- ĐD hạ thế: 02 lần

- ĐD trung thế 1 pha/3pha: 02/01 lần
- ĐD 110kV Hàm Thuận - Phan Thiết
(hiện hữu)
- ĐD 220kV Hàm Thuận - Phan Thiết
(đang XD)
- Đường đất liên xã: 03 lần
5 23
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối thuận lợi do có
nhiều đường đất nhỏ cắt ngang.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là điều,
bạch đàn, lúa, xoài, cây tạp.
18 Xã Hàm Chính 3 2
19 Xã Hàm Liêm
G16-G17
5.865 - Đường đất liên xã
4 0
20 Xã Hàm Hiệp 0 0
IV Huyện Hàm Thuận Nam 33.557 11 35
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


11
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng

góc
Chiều
dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t

tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
21 Xã Hàm Cần
G17-G19
15.508
- ĐD trung thế 3 pha
- ĐD trung thế (đang XD)
- Đường đất liên xã: 02 lần
0 8
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối thuận lợi do có
nhiều đường đất nhỏ cắt ngang.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là điều,
bạch đàn, xoài, cây tạp.
22 Xã Hàm Thạnh
G19-G20
9.741
- Sông Kaoêt: 125m

- Sông Móng: 40m
- ĐD trung thế 1 pha/3 pha: 01/01 lần
- ĐD hạ thế
- ĐD thông tin đường sắt
- Đường sắt Bắc Nam
- Đường sắt cao tốc TPHCM - Nha
Trang (dự kiến)
- Đường đất liên xã
0 17
Địa hình trên tuyến tương đối bằng
phẳng. Giao thông đi lại tương đối
khó khăn do không có đường, tuyến
cắt qua 2 sông Kaoêt và sông Mông
và nhiều khe suối.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là cao
su, hoa màu, lúa, cây tạ
p vv
23 Xã Hàm Cường 8 7
24 Xã Hàm Minh
G20-G22
8.308
0 0 Địa hình: độ dốc lớn, bề mặt không
đồng nhất lồi lõm bất thường. Giao
thông đi lại khó khăn vì không có
đường và tuyến cắt qua, nhiều khe
suối.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là rừng
cây gỗ tạp và hoa màu.
25 Xã Tân Lập 3 3
V Huyện Hàm Tân 26.269 9 25

Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


12
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng
góc
Chiều
dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t

tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
26 Xã Sông Phan
G22-G23
7.731 - Sông Phan: 80m 2 13
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối khó khăn.

Thực phủ trên tuyến chủ yếu là điều,
bạch đàn - tràm, hoa màu và cây tạp.
27 Xã Tân Phúc
G23-G25
10.129
- Sông Dinh: 50m
- ĐD trung thế 3 pha
- Đường đất liên xã
4 4
Địa hình trên tuyến có độ dốc lớn.
Giao thông đi lại khó khăn.
Thực phủ chủ yếu: hoa màu, điều,
mía, bạch đàn, hoa màu và rừng cây
gỗ tạp.
28 Xã Tân Đức
G25-G26
8.409
- Sông Giêng: 50m
- ĐD trung thế 3 pha/ hạ thế: 01/02 lần
- Quốc lộ 55
- Đường nhựa/đất: 01/01 lần
3 8
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối khó khăn.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là cây ăn
trái, điều, hoa màu, cây tạp.
B ĐỒNG NAI

77.457 191 293
I Huyện Xuân Lộc 33.131 46 120

1 Xã Xuân Hoà
G26-G27
6.696
1 3 Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại khó khăn do tuyến cắt qua
nhiều khe suối nhỏ và suối Đá Lớn.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là bạch
đàn, điều, xen lẫn hoa màu, cây tạp.
2 Xã Xuân Hưng 3 4
3 Xã Xuân Tâm
G27-G28
9.672
- ĐD trung thế 3 pha
- Đường nhựa
8 14
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại khó khăn.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


13
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng
góc
Chiều

dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t

tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
4 Xã Xuân Trường
- ĐD Thông tin đường sắt
- Đường sắt Bắc Nam
3 5
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là điều,
cao su, càphê, hoa màu, cây tạp.
5 Xã Xuân Thành
G28-G29
7.043
- ĐD 220kV Đa Mi - Long Thành
- Đường đất: 02 lần
7 15
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối thuận lợi do có
nhiều đường đất nhỏ cắt ngang.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là điều,
bạch đàn, lúa, hoa màu, cây tạp.
- ĐD trung thế 3 pha: 02 lần

- TL766
6 Xã Suối Cao
G29-G30
6.269
- ĐD trung thế 3 pha: 02 lần
- ĐD hạ thế-Ấp Phượng Vĩ
- ĐD hạ thế-Ấp Cây Da
- Đường nội bộ Ấp Phượng Vĩ: 02 lần
- Đường Trung Trị - Suối Cao
9 23
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối thuận lợi do có
đường nhựa và nhiều đường đất nhỏ
cắt ngang
Thực phủ trên tuyế
n chủ yếu là hoa
màu, cây ăn trái, điều.
7 Xã Xuân Thọ
G30-G31
3.451 15 56
II Thị xã Long Khánh 15.253 34 92
8 Xã Bảo Quang
G31-G32
7.815
- ĐD hạ thế-Ấp Thọ Hòa: 02 lần
- ĐD trung thế 1 pha/3 pha: 01/02 lần
- Đường nội bộ Ấp Thọ Hòa: 02 lần
- TL 763
- Đường liên xã
15 36

Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối thuận lợi.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là lúa,
hoa màu, cây ăn trái, điều.
9 Xã Bảo Vinh
G32-G33
3.633
- ĐD trung thế 3 pha/hạ thế: 03/02 lần
- Đường liên xã: 03 lần
16 43
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


14
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng
góc
Chiều
dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t


tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
10 Xã Bình Lộc
G33-G34
3.805
- ĐD trung thế 1 pha/3 pha: 01/01 lần
- ĐD trung thế 35kV
- Đường Suối Chốn - Bàu Cối
- Đường Long Khánh-Bình Lộc
- Đường bờ lô cao su: 08 lần
- Đường Long Khánh - Suối Cao
0 0
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
thông đi lại tương đối thuận lợi.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là điều,
cao su, xen lẫn một ít cây ăn trái.
11 Xã Suối Tre 3 13
III
Huyện Thống
Nhất
6.279 3 2
12 Xã Xuân Thạnh
G34-G35
6.279
1 1 Địa hình tương đối dốc do vượt qua 2
khe suối và một quả đồi nhỏ. Giao
thông đi lại khó khăn. Thực phủ chủ

yếu là điều, cây ăn trái lâu năm.
13 Xã Bàu Hàm 2 1 0
14 Xã Quang Trung 1 1
IV Huyện Trảng Bom 15.092 83 58
15 Xã Bàu Hàm 1
G35-G36
5.163
- ĐD trung thế 3 pha-Quốc Lộ 20
- ĐD thông tin-Quốc Lộ 20
- ĐD trung thế 3 pha: 02 lần
- Đường Quang Trung - Bàu Hàm
- ĐD 220kV Đa Nhim - Long Bình
- Quốc Lộ 20 - Đường 30/4: 01/01 lần
9 11
Địa hình trên tuyến tương đối dốc.
Giao thông đi lại tương đối thuận lợi.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là cây ăn
trái, tiêu, điều, cao su.
16 Xã Sông Thao
G36-G37
6.385
- ĐD hạ thế: 02 lần
- ĐD trung thế 3 pha: 02 lần
11 18
Địa hình tương đối bằng phẳng. Giao
17 Xã Tây Hoà 3 1
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây



15
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
TT
Đơn vị hành
chính
Khoảng
góc
Chiều
dài
tuyến
(m)
Giao chéo Sông/Đường dây
điện/Đường giao thông
Nhà bị ảnh
hưởng giới hạn t

tim về mỗi phía
(m)
Thảm thực vật
0 -20 20-100
- Đường nhựa: 02 lần
thông đi lại tương đối thuận lợi.
Thực phủ trên tuyến chủ yếu là cây ăn
trái, cà phê, tiêu, điều, lúa, bạch đàn.
18 Xã Sông Trầu
G37-G38 7.702
- ĐD trung thế 3 pha: 02 lần
- ĐD trung thế 1 pha/hạ thế: 04/01 lần
- TL767 – TL762: 01/01 lần

31 28
V Huyện Vĩnh Cửu 25 21
19 Xã Vĩnh Tân 25 21

Huyện Trảng Bom

20 Xã Bắc Sơn
G38-
G40-ĐC
3.544
- Sông Mây: 40m
- ĐD trung thế 1 pha/hạ thế: 01/04 lần
- Đường nhựa
29 0
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


16
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Hành lang an toàn cho tuyến đường dây 500kV
Hành lang tuyến theo nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính
Phủ, đối với điện áp 500kV được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng song song
với đường dây có khoảng cách tới dây dẫn ngoài cùng là 7m cộng với chiều rộng
của cánh xà. Vậy chiều rộng hành lang trung bình cho toàn tuyến được xác định là
30,45m.
Do đó tổng diện tích bị ảnh hưởng trong hành lang là 719,02ha, trong đó diện
tích chiếm
đất vĩnh viễn để xây dựng các vị trí móng cột (469 vị trí) là 14,65ha.

Đối với cây cối, hoa màu: theo Điều 5 Nghị định 106 về cây trong và ngoài
hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
- Đối với đường dây trong thành phố, thị trấn, thị xã thì cây không được cao
hơn dây dẫn thấp nhất, trừ trường hợp đặc biệt phải có biện pháp kỹ thuật đảm bảo
an toàn và được UBND tỉ
nh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép. Khoảng
cách từ điểm bất kỳ của cây đến dây dẫn khi ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn 4,5m
- Đối với đường dây ngoài thành phố, thị xã, thị trấn thì khoảng cách từ điểm
cao nhất của cây theo chiều thẳng đứng đến độ cao của dây dẫn thấp nhất khi đang
ở trạng thái tĩnh không nhỏ hơn 6m
- Trường hợp cây
ở ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên
không và ngoài thành phố, thị xã thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây khi bị
đổ đến bộ phân bất kỳ của đường dây không nhỏ hơn 2m
- Đối với cây có khả năng phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn có
nguy cơ gây mất an toàn và những cây nếu phải chặt ngọn, tỉa cành sẽ không còn
hiệu quả kinh tế phải chặt bỏ và cấ
m trồng mới.
- Lúa, hoa màu và cây trồng chỉ được trồng cách mép móng cột điện, móng
néo ít nhất 0,5m.
Đối với nhà ở và các công trình: không cho phép nhà cửa tồn tại dưới tuyến
đường dây 500kV.
1.5 THIẾT BỊ, CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT
1.5.1 Dây dẫn điện
Dây dẫn lựa chọn đảm bảo khả năng tải trong các trường hợp bình thường và
sự cố nặng nề nhất, đáp ứ
ng được yêu cầu ổn định của hệ thống.
Dây dẫn được sử dụng cho đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây là loại
dây nhôm lõi thép phân pha 4×ACSR400.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


17
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Mặt khác, từ điểm đầu đến G9, tuyến đường dây cách bờ biển gần nhất nhỏ
hơn 15km, chịu tác động trực tiếp của gió biển. Do đó, dây dẫn được lựa chọn phải
có khả năng chống ăn mòn cao.
Tương ứng các loại dây này, loại dây dẫn lựa chọn là loại dây
ACSR795MCM riêng đoạn từ ĐĐ đến G9, sử dụng loại dây bọc mỡ trung tính ch
ịu
nhiệt loại ACSR/Mz 795MCM.
Các thông số kỹ thuật của dây ACSR 795MCM (tương đương dây 4xAC
400mm
2
) được cho trong Bảng 1.3.
Bảng 1.3 Đặc tính kỹ thuật của dây dẫn điện
Đặc tính kỹ thuật Đơn vị ACSR/Mz 795MCM ACSR795MCM
Tiêu chuẩn IEC 1089, ASTM
B232-92
IEC 1089, ASTM
B232-92
Mã hiệu Cuckoo Cuckoo
Cấu trúc 24×4,62+7×3,08 24×4,62+7×3,08
Tiết diện mm
2
455,03 455,03
+ Phần nhôm mm
2

402,84 402,84
+ Phần thép mm
2
52,19 52,19
Đường kính mm 27,74 27,74
Trọng lượng không tính mở kg/km 152,4 152,4
Trọng lượng mỡ kg/km 42,7 0
Điện trở dòng DC ở 20
o
C Ohm/km 0,06889 0,06889
Lực kéo đứt không nhỏ hơn daN 12.400 12.400
1.5.2 Dây chống sét
Để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp lên đường dây, trên toàn tuyến có treo 02
dây chống sét, trong đó 1 dây kết hợp với cáp quang phục vụ cho thông tin tín hiệu.
Dây chống sét là loại hợp kim nhôm lõi thép PHLOX116 có tiết diện toàn bộ là
116,2mm
2
(hợp kim nhôm: 56.55mm
2
; thép 59.69mm
2
) đảm bảo ổn định nhiệt khi
có ngắn mạch 1 pha, đồng thời chia sẻ dòng sét cũng như dòng ngắn mạch cho dây
OPGW đi cùng, đảm bảo cho dây OPGW không bị quá nhiệt. Dây cáp quang được
lựa chọn là loại OPGW 120, 24 sợi quang.
Thông số kỹ thuật của các dây chống sét như sau:
 Dây chống sét PHLOX 116:
o Cấu trúc : 18/2 + 19/2
o Tiết diện tổng : 116,24 mm
2


Thép : 59,69 mm
2
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Dự án Đường dây 500kV Vĩnh Tân – Sông Mây


18
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN
BQLDA các công trình Điện miền Nam - AMN
Hợp kim nhôm : 56,55 mm
2
o Đường kính ngoài : 14 mm
2

o Khối lượng đơn vị : 624 kg/km
o Lực kéo đứt : 10490 daN
o Điện trở 20
0
C : 0,59 W/km
o Hệ số dãn nở nhiệt : 14,2 x 10
-6
(1/
0
C)
o Mođun đàn hồi :12400 kg/mm
2

 Dây chống sét cáp quang OPGW 120:
o Tiết diện phần AS : 119,97 mm

2

o Đường kính dây : 14,6 mm
o Điện trở dòng DC ở 20
OC
: > 0,431 Ohm/km
o Dòng điện ngắn mạch : > 160kA
2
s
o Lực kéo đứt : 10850 daN
o Trọng lượng dây dẫn : 659 kg/m
o Hệ số dãn nở nhiệt : 14,5 x 10
-6
(1/
0
C)
o Mođun đàn hồi : 12530 kg/mm
2

1.5.3 Dây nối đất
Đường dây 500kV Vĩnh Tân - Sông Mây đi trên vùng địa hình, địa chất khác
nhau. Điện trở suất của đất trên tuyến thay đổi trong một dãi rộng tùy từng vùng,
từng mùa và theo cấu trúc địa tầng. Điện trở nối đất của các cột trên tuyến có ảnh
hưởng quyết định đến đặc tính chống sét của đường dây. Khi điện trở nối đất càng
lớn thì đ
iện áp giáng trên chuỗi cách điện khi đường dây bị sét đánh càng cao và dễ
dẫn tới sự cố ngắn mạch do phóng điện ngược. Do vậy việc thực hiện tiếp đất cột
tốt sẽ có tính chất quyết định vai trò tích cực của dây chống sét.
Theo kết quả đo khảo sát, giá trị điện trở suất đất khu vực tuyến đường dây
khá lớn từ 1000m

đến 5000m. Theo qui phạm trang bị điện hiện hành, giá trị
của điện trở nối đất cột được quy định như sau:
-Điện trở suất của đất (m) Điện trở nối đất cột()
-Đến 100 10
-Trên 100 đến 500 15
-Trên 500 đến 1000 20
-Trên 1000 đến 5000 30
-Trên 5000
6.10
-3


×