Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN Chọn điểm đột phá và lồng ghép trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.63 KB, 14 trang )


MỤC LỤC:
A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chủ quan:
2. Lý do khách quan:
B.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan niệm mới mẻ về môn văn và dạy học tác phẩm văn chương.
2. Về cách hiểu: Chọn điểm đột phá và lồng ghép.
C.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
D. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Cách khai thác tránh cháy giáo án:
2. Cách chọn điểm đột phá ấn tượng, dễ hiểu.
3. Cách lồng ghép trong quá trình phân tích.
E. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ :
1.Tự kiểm tra đánh giá qua giờ dạy của bản thân :
2. Đánh giá qua việc dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp:
3.Bảng số liệu ghi chép đánh giá ( năm học 2007-2008)
a. Bảng số liệu đánh gía hiệu quả về mặt thời gian thực hiện dạy trên lớp
b.Bảng số liệu đánh giá kết quả học tập của học sinh
H. KẾT LUẬN
*DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :
*Chú thích: Về tên sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thực trạng và biện pháp thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi đã đưa ra
và nêu một số giải pháp đã thực hiện như :cách đặt câu hỏi , cách chuẩn bị
giáo án , cách dùng tranh minh họa , chọn điểm đột phá và lồng ghép … Nhưng
tôi ghi tên sáng kiến kinh nghiệm là : Chọn điểm đột phá và lồng ghép trong
quá trình phân tích tác phẩm văn chương bậc THCS để khắc phục tình
1
trạng thiếu giờ và giúp học sinh dễ hiểu bài. Vì tôi cho rằng “Chọn điểm đột
phá và lồng ghép” là cách làm chính của tôi khi thực hiện kinh nghiêm này .
Đề tài :


CHỌN ĐIỂM ĐỘT PHÁ VÀ LỒNG GHÉP TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH TÁC
PHẨM
VĂN CHƯƠNG BẬC THCS ĐỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU GIỜ
VÀ GIÚP HỌC SINH DỄ HIỂU BÀI.

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chủ quan:
Từ khi Bộ Giáo Dục - Đào Tạo tiến hành việc đổi mới phương pháp dạy
học và thí điểm để đi đến việc thay đổi sách giáo khoa trong nhà trường phổ
thông nói chung và bậc THCS nói riêng đã phần nào đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ
2
mới đối với việc nghiên cứu đặc biệt là việc giảng dạy theo phương pháp mới,
trong đó việc đổi mới giảng dạy môn ngữ văn không nằm trong ngoại lệ đó.
Trong quá trình thực hiện dạy học theo phương pháp mới trong nhà trường phổ
thông nói chung và môn ngữ văn nói riêng phải theo hướng “ Lấy người học
làm trung tâm” với mục đích nhằm phát huy chủ thể người học , phát huy tiềm
năng sáng tạo của người học qua đó giúp cá nhân từng bước tự phản ánh , tự
giáo dục , tự phát triển nhân cách ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường .
Đây là một quá trình thay đổi nguyên lý gốc trong quá trình dạy học nói
chung và dạy học ngữ văn THCS nói riêng , làm cho quá trình dạy học này
không còn là một hoạt động đơn phương từ phía thầy mà phải là một quá trình
tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh .Trong đó quá trình tự tiếp nhận ,
tự giáo dục phải trở thành động cơ chính , động cơ hạt nhân , vì việc học là việc
của cá nhân không thể làm thay. Vì vậy người dạy phải khơi gợi được ở người
học động cơ, tự ý thức ham muốn tìm hiểu văn bản, phải tổ chức cho học sinh
tiếp cận văn bản trong mối quan hệ đa phương, để từ đó học sinh từng bước tự
khám phá và chiếm lĩnh văn bản , tự phát triển năng lực, nhận thức, nhân cách
của mình.
Trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương muốn phát huy được tối đa
năng lực chủ quan, kinh nghiệm của học sinh để các em tự thâm nhập tác phẩm

theo hướng tích cực, sáng tạo dưới sự tổ chức của thầy. Để đạt được như vậy
giáo viên cần phải thiết kế giáo án làm sao, phải có phương án khai thác văn
bản, cách phân tích như thế nào, để có thể chuyển hóa một cách tối đa, có hiệu
quả mục tiêu trang giáo án, tác phẩm văn chương đến từng học sinh trong lớp
học (THCS).
2. Lý do khách quan:
Hiện nay ta thấy trình độ văn hóa, văn minh của xã hội luôn tiến bộ không
ngừng điều đó đã đặt ra cho nghành giáo dục một nhiệm vụ hết sức nặng nề là
phải đào tạo ra những con người toàn diện, thế hệ trẻ của chúng ta trong tương
3
lai không chỉ phải có đủ tài mà còn phải hoàn thiện về cả đức. Xuất phát từ chức
năng của môn ngữ văn là không chỉ có giúp cho học sinh nhận thức tốt mà còn
phải giáo dục cho các em về thẩm mỹ trong cuộc sống đó là lòng yêu quê
hương, đất nước, yêu thương con người, biết tự hào và góp phần tài trí của mình
để xây dựng và bảo vệ tổ quốc …Có thế mới đáp ứng được đòi hỏi của sự phát
triển của đất nước. Nhưng thực tế một số học sinh chưa thật mặn mà học môn
Ngữ Văn so với các môn học khác.Vì các em có tâm lý cho rằng đây không
phải là môn học “thời thượng” mà xã hội đang cần …
Là một giáo viên được trực tiếp dạy văn trong nhà trường THCS, được tiếp
cận đào tạo bồi dưỡng phương pháp dạy học mới .Để gieo vào tâm hồn các em
tình yêu văn học, để hoàn thành nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả, với
lòng yêu nghề, ý thức về công việc đã thôi thúc tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu.
B.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan niệm mới mẽ về môn văn và dạy học tác phẩm văn chương.
Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường được coi là nghành nghệ
thuật “ Trò diễn bằng ngôn từ” thể hiện cuộc sống tinh thần bằng hình tượng, mà
hình tường nghệ thuật lại được xây dựng từ cuộc sống . Khi phân tích tác phẩm
văn chương, giáo viên trên cơ sở kinh nghiệm cảm thụ phân tích của bản thân tổ
chức một cách khoa học và lôgíc để học sinh cảm thụ và nhìn nhận bài tác

phẩm một cách sáng tạo. Trong quá trình dạy học đó phải coi học sinh là chủ thể
hoạt động tích cực, sáng tạo “ Lấy học sinh làm trung tâm” để giáo viên từng
bước tổ chức cho học sinh tìm tòi , phân tích khái quát tác phẩm . Muốn vậy thì
giáo viên phải biết chọn cách phân tích sáng tạo nhất.
2. Về cách hiểu: Chọn điểm đột phá và lồng ghép
a. Chọn điểm đột phá.
4
Theo từ điển Tiếng Việt 1992 của Trung Tâm Từ Điển Ngôn Ngữ Hà Nội –
Việt Nam trang 353 thì: “đột phá” là chọc thủng, phá vỡ một số đoạn trong hệ
thống phòng ngự của đối phương để mở đường tiến quân .
Theo quan điểm của tôi thì cái khó của việc tìm cách khai thác văn bản làm
sao, để có phương án tổ chức hướng dẫn cho học sinh dễ tiếp thu tác phẩm,
có thái độ, động cơ học tập một cách tích cực, hăng say, có hiệu quả nhất Thì
người thầy biết chọn điểm đột phá trong quá trình phân tích tác phẩm văn
chương. Tôi nghĩ rằng là một người thầy đứng trên bục giảng thì ai cũng có đủ
trình độ về kỹ năng kiến thức để tổ chức cho học sinh khai thác, tìm hiểu một tác
phẩm văn chương trong chương trình THCS. Tuy nhiên không phải tất cả mọi
thầy cô giáo đều có cách khai thác mọi văn bản một cách tốt nhất. Bởi lẽ tác
phẩm văn chương nó thường mang tính đa nghĩa, những kiến thức của văn bản
mà ai cũng biết, cũng hiểu nó như phần nổi của một tảng băng trôi, vậy vẻ đẹp,
cái ý nghĩa sâu xa của nó một phần đang nằm dưới phần chìm kia, phần chìm đó
chỉ dành lại để làm phần quà xứng đáng cho những ai dày công nghiên cứu, tìm
hiểu để có phương án khai thác tốt nhất mà thôi. Vì lẽ đó theo quan điểm của tôi
nếu thầy cô giáo chúng ta muốn giúp học sinh và cả bản thân mình tìm phần quà
đó, thì trước hết thầy phải chọn một điểm đột phá tốt nhất.
b. Lồng ghép:
Theo quan điểm dạy học mới hiện nay là dạy học theo hướng tích hợp, từ
quan điểm dạy học đó, trong quá trình phân tích văn bản tôi vận dụng cách
lồng ghép các văn bản đã học ở bài trước , lớp dưới , cấp dưới có điểm tương
đồng để so sánh trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương nhằm giúp học

sinh hiểu những vấn đề trìu tượng của bài một cách dễ dàng hơn
C.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết giảng văn trước đây, đọc - hiểu văn bản ngày nay
thường bị thiếu giờ, đến nỗi nhiều đồng nghiệp coi đó là bệnh kinh niên! Trong
quá trình giảng dạy nói chung, cũng như dự giờ thao giảng nói riêng, hễ có lớp
5
nào ra muộn thì anh em lại nghĩ đó là giờ văn! Mà quả là đúng thế thật.Giờ văn (
đọc , hiểu văn bản ) người dạy “Khéo” thì cũng thiếu vài ba phút, những người
dạy “chưa khéo lắm” hoặc những người mới ra trường thì ít nhất cũng 5-7
phút là chuyện thường , đó là chưa kể có bài dạy 1 tiết kéo thành 2 tiết điều này
không phải là chuyện hiếm.Thiếu giờ thì chạy vội, chạy vàng. Bài giảng không
tránh khỏi: “đầu voi đuôi chuột”. Trống đánh rồi thì mới tổng kết thì dù thầy có
nghiêm khắc, mềm mỏng đến mấy thì cũng khác nào “dùng tay bốc nước”. Cái
phần chốt lại bài học, lẽ ra như đinh đóng cột lại hóa ra thành “Nước đổ lá
khoai”.Nguyên nhân làm cho chúng ta chưa đạt được mục đích như mong muốn
thì có nhiều.Nhưng cơ bản vẫn là ở thầy và trò.
Đến lớp trò không thuộc bài, không chuẩn bị bài, phần kiểm tra bài kéo
dài.Trình độ kỷ năng nghe, nói, đọc, viết, cảm thụ của học sinh còn yếu làm mất
nhiều thời gian. Mà lớp nào nhiều học sinh ngồi nhầm lớp thì tình trạng này
càng phổ biến.
Nhưng xét kỹ thì lỗi vấn là ở phía thầy.Lỗi bao trùm tất cả là thầy không chủ
động định lượng kiến thức,định hướng phát huy đối tượng cụ thể mà ra.
Trước hết là tật nói nhiều , giảng nhiều .
Những giáo viên mới ra trường kiến thức đang còn dồi dào, nóng hổi, nhiệt
tình sôi nổi, lại ít hiểu học trò nên cái gì cũng muốn giảng, không nói thì sợ
thiếu, sợ học sinh không hiểu. Bài giảng thì ào ào, thầy thì rát cổ họng mà trò
thì như “Gió qua miền tối sáng”.Kiến thức thì lỏm bỏm chẳng đâu ra đâu. Lâu
ngày thành thói quen nói theo cảm xúc của mình mà quên rằng nhiệm vụ của
thầy là phải: “Nói cho học trò tôi hiểu”.
Không ít giáo viên do không nắm được chương trình cả năm , cả cấp, rồi cấp

trên liền kề nên không biết cái gì các em đã học, sẽ học mà thiết kế bài giảng cứ
ôm đồm thừa thãi . Ví như dạy bài: Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận (Bài
dạy một tiết cho học sinh lớp 9 hiện nay) mà giáo viên không biết rằng các em
đã học bài Trên hồ Ba Bể của Hoàng Trung Thông từ hồi lớp 4 ( mục D tiếp
6
theo có trích bài này )để( lồng ghép ) gợi cho học trò so sánh với hai câu thơ của
Huy Cận :
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt gữa mây cao với biển bằng
thì đỡ tốn bao nhiêu là công sức phân tích giảng giải. Và các em lên cấp III sẽ
được học bài Tràng giang của Huy Cận thì cảm hứng vũ trụ và phong cách cổ
điển của ông chỉ cần lướt qua là học sinh sẽ hiểu, đỡ tốn thì giờ, công sức rất
nhiều. Vả lại bây giờ các em đang còn nhỏ, nếu cố ra sức mà giảng thì vốn kiến
thức nhỏ hẹp này làm sao đủ cho các em hiểu được điều ấy .
Cùng với giảng nhiều là hỏi nhiều:. Hỏi hay hỏi khéo là rất tốt, nhưng hỏi
đáp cũng có nhược điểm là mất thời gian nếu không liên kết, thâu tóm được thì
sẽ băm nát kiến thức. Giảng văn là giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tổng
thể của văn bản , ví như hình ảnh con ngựa đang phi, con chim đang hót , con
cá đang bơi , con công đang múa chứ đâu có phải giải phẩu sinh học đâu mà
mổ xẻ phanh phui.
Dùng tranh minh họa, ghi bảng nhiều cũng là nguyên nhân cháy giáo án
điều này tôi thường thấy trong quá trình dạy học. Trực quan là yêu cầu không
thể thiếu trong giảng dạy, nhất là đối với học trò nhỏ, mục đích cơ bản là giúp
cho học sinh hiểu theo quy luật nhận thức “ trăm nghe không bằng một
thấy”.Tuy nhiên mỗi bộ môn lại có đặc thù riêng không thể máy móc.Bản thân
thơ văn là trực quan sinh động. Nó là nhạc, là họa, là tình người …mà nhà văn,
nhà thơ bằng sự rung động, bằng sự tưởng tượng phong phú đã tái hiện cuộc
sống .Khó có một loại hình nghệ thuật nào nói rõ và hiểu hết ý đồ tác giả bằng
chính ngôn ngữ của nhà văn.Làm sao có thể đưa bức tranh tố nữ ra mà bảo đây
là sắc đẹp của nàng Kiều?Sắc đẹp của nàng Kiều chỉ có ngôn ngữ của văn

chương mới tạo ra được sự lung linh kỳ ảo trong cảm nhận của người đọc. Nếu
có ai đó tài giỏi lắm, có đào tạo trình độ nghệ thuật hội họa thì mới vẽ được
7
nàng kiều (sắc sảo - mặn mà ) và rồi cũng không bằng ngôn ngữ văn chương
chỉ cần đọc qua là hiểu ngay được :
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”.
Ngoài ra có một số thầy cô cứ hễ có tiết dự giờ là phải chuẩn bị ít ra cũng vài
ba đồ dùng bằng bảng phụ, thiết kế bảng và sử dụng hợp lý đó là cái hay, thế
nhưng tôi thấy rằng có những bảng không nên làm mà họ cũng cứ cố mà làm
cho được, rồi đến lúc sử dụng thì chẳng đâu vào đâu cả.Đó chẳng phải là phí
công vô ích hay sao. Còn ghi bảng cũng là một nghệ thuật cần phải trau dồi
thường xuyên vì việc ghi bảng không những thể hiện được trình độ kỷ năng của
thầy mà còn giúp cho học trò quan sát được những kiến thức cơ bản, hiểu được
đâu là ý chính, ý phụ từ đó mà học sinh hiểu bài hơn, thậm chí các em còn học
tập được cả cách trình bày của thầy cô.
Vấn đề cơ bản là có khắc phục được căn bệnh trầm kha này không? Theo tôi
thì có thể khắc phục được.
Đặc biệt khi dự giờ , thăm lớp tôi thấy một số thầy cô đang còn lúng túng
trong việc tìm ra phương án khai thác tốt nhất cho văn bản( Chọn điểm đột
phá ) và còn hạn chế trong việc lồng ghép các văn bản đã học ở bài trước ,
lớp dưới , cấp dưới trong quá trình phân tích tác phẩm văn học để giúp học
sinh dễ hiểu bài hơn
Tuy nhiên mỗi thầy cô giáo lại có một cách riêng của mình.Phần tôi, tôi xin
trình bày những việc đã làm được để tránh cháy giáo án mà vẫn đảm bảo hoàn
thành nội dung kiến thức bài học như sau: ( Biện pháp thực hiện)
E. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ :
1. Tự kiểm tra đánh giá qua giờ dạy của bản thân:
8
Qua quá trình giảng dạy của bản thân tôi thấy rằng trong quá trình giảng dạy

tác phẩm văn chương nói chung ta cần hạn chế “tật” nói nhiều, giảng nhiều, hỏi
nhiều và dùng tranh minh họa quá nhiều.Đặc biệt là phải chú ý tìm cách chọn
điểm đột phá và lồng ghép trong quá trình giảng dạy để tiết daỵ khỏe nhất
nhưng hiệu quả nhất (bày dạy : Đoàn thuyền đánh cá của tôi là một minh
chứng cụ thể. )
2. Đánh giá qua việc dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp:
Qua quá trình dự giờ của đồng nghiệp tôi thấy rằng những tiết dạy nào mà
thầy cô giáo hạn chế được “tật” nói nhiều , giảng quá nhiều , hỏi quá nhiều và
dùng tranh minh họa quá nhiều thì tiết dạy đó cơ bản là thành công. Một số thầy
cô giáo khi dạy những tác phẩm mới thì thường lúng túng, đặc biệt là các tác
phẩm thơ Đường hay văn học nước ngoài, vì thứ nhất những tác phẩm đó
thường khó (quá trừu tượng), nên chỉ thầy cô nào biết chọn điểm đột phá và
lồng ghép trong quá trình phân tích tác phẩm văn chương thì tiết dạy mới tốt.
Về cách dùng tranh minh họa, bảng phụ tôi cho rằng đây là điều cần lưu ý vì
không phải khi dạy chỉ có tranh, bảng phụ là được mà cần xem tác dụng của đồ
dùng đó như thế nào? Bên cạnh đó qua quan sát cách trình bày bảng của đồng
nghiệp tôi thấy những ai chú ý trình bày bảng tốt thì cuối tiết học sinh dễ dàng
rút ra kết luận cho bài học hơn. Còn những ai đó trình bày chưa khoa học thì đến
khâu này thầy không thể yêu cầu trò thực hiện được một cách suôn sẻ mà học
sinh thường phải cầu viện ở sự nhắc nhở của bạn hoặc nhìn qua ghi nhớ sách
giáo khoa.
3.Bảng số liệu ghi chép đánh giá ( năm học 2007-2008)
a. Bảng số liệu đánh gía hiệu quả về mặt thời gian thực hiện dạy trên lớp
Tự đánh giá giờ dạy của bản thân Đánh giá qua giờ dạy của đồng nghiệp
Số giờ chú
ý ghi chép
để đánh giá
Số giờ áp dụng đạt hiệu
quả
Số giờ chú

ý ghi chép
để đánh giá
Số giờ áp dụng đạt hiệu
quả
9
11 tiết 10 tiết
( Lý do 1 tiết không đạt
như mong muốn vì học
sinh học bài cũ chưa tốt )
17 tiết 15 tiết ( Lý do 2 tiết không
đạt hiệu quả về mặt thời
gian là vì 01 tiết giáo viên
sử dụng đồ dùng không tốt
và 01 tiết giáo viên chưa
biết tìm cách đột điểm
trong quá trình phân tích
thơ Đường )
b.Bảng số liệu đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học hai văn bản :
“ Nam quốc sơn hà ” của Lý Thường Kiệt và “ Đoàn thuyền đánh cá ”của Huy
Cận
*Văn bản : “ Nam quốc sơn hà ” của Lý Thường Kiệt
Lớp Số lượng học sinh Loại khá ,
giỏi
Loại trung
bình
Loại yếu ,
kém
7B2,4,6 129 32 = 24,8 % 80 = 62 % 17 =13.2%
*Văn bản :“ Đoàn thuyền đánh cá ”của Huy Cận
Lớp Số lượng học sinh Loại khá ,

giỏi
Loại trung
bình
Loại yếu ,
kém
9D2,3,4,6 154 41= 26,7 % 90 = 58,4 % 23 = 14,9 %
H. KẾT LUẬN :
Sáng kiến kinh nghiệm: “Chọn điểm đột phá và lồng ghép trong quá trình
phân tích tác phẩm văn chương bậc THCS để khắc phục tình trạng thiếu giờ
và giúp học sinh dễ hiểu bài ”.Trên đây của tôi. Trong quá trình dạy học ở
trường THCS Nam Đà thời gian qua tôi đã từng bước vận dụng có hiệu quả khi
10
dạy tác phẩm văn chương. Vậy khi viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi hi vọng
rằng quý đồng nghiệp coi đây là sáng kiến nhỏ giúp chúng ta có thể giảm bớt
được những hạn chế trong quá trình dạy học.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ban giám khảo, quý đồng nghiệp, để
đề tài hoàn thiện hơn và thực sự phát huy vai trò, hiệu quả .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện :
GV: Đinh Công Thuận
:
TT Tên tài liệu Tác giả
1 Phương pháp giảng dạy văn học - Đại Học
Huế
Phan Trọng Luận
2 Sách: Tìm hiểu vẽ đẹp của tác phẩm văn học
(Ngữ văn 7, (Ngữ văn 8) (Ngữ văn 9). Nhà
xuất bản giáo dục 2007
Lê Bảo

3 Văn học Việt Nam hiện đại ( 1945 -1975) Mã Giang Lân
4 Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
( theo loại thể )
Nguyễn Viết Chữ
5 Giáo trình: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X
đến giữa thế kỷ XVIII
Bùi Duy Tân
6 Sách giảng văn: văn học Việt Nam trong Trần Đăng Xuyền
11
chương trình THCS
7 Giáo trình : Ngôn ngữ thơ Trương Thị Tuyết
8 Sách giáo khoa - sách giáo viên Ngữ Văn 7
tập một hiện hành. Nhà xuất bản giáo dục
Nguyễn khắc Phi
9 Sách giáo khoa – sách giáo viên ngữ văn 8
Tập một hiện hành. Nhà xuất bản giáo dục
Nguyễn khắc Phi
10 Sách giáo khoa – sách giáo viên ngữ văn 9
Tập hai hiện hành. Nhà xuất bản giáo dục
Nguyễn khắc Phi
Trích nhận xét của hội đồng giám khảo nhà trường:
1/ Lý do chọn đề tài:
Giáo viên lựa chọn đề tài phù hợp với thực trạng chung của nhà trường và tình
hình học tập của học sinh.
2/ Cơ sở lý luận:
Đã đưa ra được những cơ sở lý luận khoa học chặt chẽ, đã tham khảo nhiều tài
liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu bộ môn.
3/ Thực trạng:
Giáo viên đã tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề để tìm ra biện pháp giải quyết.
4/ Biện pháp:

Giáo viên đã đưa ra các biện pháp phù hợp với thực trạng và nguyên nhân đã
nêu ở trên.
5/ Kết quả đạt được :
Đề tài đã được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS
Nam Đà( Năm học 2007-2008), bước đầu mang tính khả thi và có hiệu quả .
Nam Đà, ngày 20 tháng 02 năm 2008
12
TM.HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO NHÀ
TRƯỜNG
Hiệu trưởng:
Nguyễn Đình Văn
13
14

×