Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Thi kể chuyện về Bác Hồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.99 KB, 4 trang )

Phần thuyết trình của Nhung, Long
 Long: Xin chào quý thầy cô và các bạn! Mình xin giới thiệu thành viên đại diện tập thể lớp 9B1 lên thuyết
trình ngày hôm nay, cũng là lớp trưởng lớp 9B1, bạn Nguyễn Hồng Nhung
 Nhung: Xin cám ơn! Xin gửi lời chào đến thầy cô và các bạn. Chúc các bạn ngày cuối tuần thật vui. Chúc
cuộc thi của trung tâm thành công và thật nhiều ý nghĩa.
 Long: Chào bạn! Hôm nay bạn mặc áo dài trông thật dịu dàng quá! Tâm trạng bạn hiện nay thế nào? Bạn đã
sẵn sàng chưa?
 Nhung: Mình cảm thấy rất căng thẳng. Bạn có cách nào giúp mình không?
 Long: Ồ! Giúp thế nào?
 Nhung: Thuyết trình giùm mình đi.
 Long: Làm sao mình làm được?
 Nhung: Tự nhiên giờ mình quên hết rồi.
 Long: Bình tĩnh nào! Ngồi xuống đây đã. Thế hôm nay bạn định thuyết trình về vấn đề nào?
 Nhung: À! Về Bác Hồ
 Long: Ai mà chẳng biết. Í mình là bạn muốn kể câu chuyện gì về Bác?
 Nhung: Mình sẽ kể về thời trẻ của Bác. Thời của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành.
 Long: Tại sao lại là thời trẻ?
 Nhung: Khi mình tìm hiểu về Bác, mình đã luôn thắc mắc: Vì sao khi chỉ mới 21 tuổi, trẻ như chúng ta đây,
chàng thanh niên ấy lại có thể một mình vượt đại dương đi thẳng về phía kẻ thù của chính dân tộc mình để tìm con
đường cứu nước? Vì sao những khó khăn gian khổ trên hành trình bôn ba vẫn không chùn bước? Không làm lay
chuyển được sự quyết tâm và lập trường kiên định của Người? Mình muốn học tập ý chí, nghị lực ấy để có thể đối mặt
với những khó khăn trong cuộc sống.
 Long: Đề tài hay quá! Mình cũng muốn biết.
 Nhung: Đúng vậy! Bạn biết không: trước khi Nguyễn Tất Thành rời Bến Nhà Rồng đến Pháp năm 1911, cậu
rủ một người bạn đi cùng. Người bạn đã hỏi:Lấy đâu ra tiền mà đi?
 Long: À! Mình biết chuyện này. Người bạn ấy là bác Lê? Và Bác đã trả lời bằng cách đưa hai bàn tay ra và
khẳng định: “Đây, Tiền đây! Chúng ta đều khỏe mạnh, chúng ta sẽ làm việc, làm bất cứ việc gì để sống và để đi”.
 Nhung: "Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền / Đào núi và lấp biển / Quyết chí ắt làm nên".
 Long: Nói thì dễ! Nhưng hành trình của Bác khởi đầu đã thấy quá gian nan rồi.
 Nhung: Đúng vậy! Điều đó đã cho thấy nghị lực và ý chí quyết tâm của Người. Rời bến Nhà Rồng, Người
xuống làm phụ bếp trên con tàu của Pháp với một tên mới là Ba. Hàng ngày, anh Ba phải làm việc từ 4 giờ sáng, công


việc vất vả suốt cả ngày, đến 9 giờ tối mới xong. Sau khi làm xong mọi việc, anh tranh thủ học tập, đọc hoặc viết đến
khuya.
 Long: Và đó chỉ mới là khởi đầu cho những tháng ngày lao động gian khổ tìm con đường cứu nước.
 Nhung: anh làm chân quét tuyết, làm đốt lò, làm thuê cho khách sạn, nghề in phóng ảnh, vẽ quạt, lọ hoa vừa
lao động vừa học tập, hoạt động chính trị. Đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Mùa đông, anh không có đủ quần áo ấm
để mặc. Những ngày ấy, buổi sáng trước khi đi làm, anh để một viên gạch cạnh bếp lò, chiều về, anh lấy viên gạch ra,
bọc vào tờ báo cũ lót xuống giường nằm cho đỡ lạnh.
 Long: “Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Bale. Một viên gạch hồng người chống cả trời đông giá lạnh”. Giờ
mình mới hiểu ý nghĩa của câu thơ này.
 Nhung: Không chỉ gặp khó khăn, thiếu thốn về vật chất trong cuộc sống, mà trong suốt cuộc hành trình ấy,
anh luôn bị kẻ thù rình rập, theo dõi, giám sát, hăm doạ và tìm mọi thủ đoạn hãm hại. Nhiều lần bị bắt, bị giam cầm,
kẻ địch đã đối xử hết sức tàn bạo, có những lúc cái chết cận kề nhưng anh vẫn bình tĩnh tự tin, mưu trí đấu tranh thoát
khỏi được nanh vuốt của kẻ thù.
 Long: À! Có lần Bác bị bắt giam. Và Bác đã viết “Nhật kí trong tù”.
 Nhung: Bác bị bắt nhiều lần lắm. “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao, muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh
thần càng phải cao”. Bạn thấy không: càng khó khăn, thử thách thì con người càng trở nên mạnh mẽ hơn.
 Long: Hành trình của Bác mất bao lâu?
 Nhung: 30 năm. Và sau đó, Bác lại cùng với nhân dân tiếp tục vượt qua những khó khăn thử thách mới. Bạn
có nhớ bài thơ: “Sáng ra bờ suối tối vào hang / Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng / Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng /
Cuộc đời cách mạng thế là sang” Dù khó khăn thế nào, Bác vẫn luôn lạc quan, tin tưởng. Tấm gương của Bác được
thể hiện từ những cử chỉ, hành động thật nhỏ, thật đời thường. Nhưng tấm gương ấy không phải chỉ để soi cho thấy, để
nhìn cho biết mà còn phải học tập và làm theo.
 Long: Thật khâm phục Bác. Người ta hay nói: “Thời thế tạo anh hùng”. Bố mẹ mình suốt ngày nói: chúng
mình bây giờ sướng quá rồi! Hòa bình, cuộc sống đầy đủ. Có khó khăn gì đâu. Bài học về nghị lực này có thiết thực?
 Nhung: Không có khó khăn? Khó khăn mỗi thời mỗi khác chứ.
 Long: Ừ! Chuyện đó nói sau. Giờ bạn bình tĩnh chưa? Bắt đầu thuyết trình đi.
 Nhung: Nãy giờ nói hết rồi còn đâu.
 Long: Ủa? Xong hồi nào?
 Nhung: Thì kể chuyện về Bác xong rồi.
 Long: Ờ ha!

 Nhung: Còn 1 truyện nữa. Nhưng mà truyện đó là về 1 thanh niên khác. Chàng thanh niên ấy đang ở lứa tuổi
22, cũng ở lứa tuổi khi Bác rời Bến Nhà Rồng.
 Long: Anh ấy có gì đặc biệt?
 Nhung: Đây là câu chuyện về ý chí và nghị lực của chàng trai đối mặt với những khó khăn thời nay.
 Long: Vậy bạn kể đi.
 Nhung: Không. Chúng ta cùng xem nhé!
(Phần diễn kịch của Hoàng và Trung)
Chú Tâm đang ngồi sửa xe thì thấy Hoàng Anh đang đứng nhìn chiếc xe trong tiệm.
 Chú Tâm: Ê! Nhóc! Lại đây coi!
H.A tiến lại
 Chú Tâm: Nhà cháu ở đâu? Sao thấy mặt lạ hoắc vậy?
 H.A: Chẳng ai quan tâm đến cháu cả. Cháu lên thành phố tự kiếm sống.
 Chú Tâm: Còn nhỏ vậy mà… Ba mẹ đâu rồi?
 H.A: Cháu mồ côi mẹ từ nhỏ. Ba chạy xe ôm. Anh, chị cũng đi làm thuê. Lớn rồi thì phải tự lo kiếm ăn chứ.
 Chú Tâm: Nhà khó khăn chứ có phải không ai quan tâm đâu. Cháu bao nhiêu tuổi? Giờ cháu đang làm gì?
 H.A: Cháu 13 tuổi rồi. Cháu làm thợ hồ, phụ quán ăn. Giờ cháu đang phụ sửa xe. Nhưng chắc bỏ quá. Chủ ở
đó bóc lột lắm.
 Chú Tâm: Thì cháu còn nhỏ mà. Nếu thích học nghề thì mai mang đồ qua đây ở với chú. Chú bao ăn ở, có trả
lương nữa.
 H.A: Thiệt hả chú?
 Chú Tâm: Ừ!
Hơn 6 năm sau, giờ Hoàng Anh đã 22 tuổi. Anh đã trở thành một thợ sửa xe chuyên nghiệp và có thể trang trải được
cuộc sống từ nghề này nhưng bí mật của anh dần hé lộ.
 Chú Tâm: Ê! Đi lấy hàng cho chú đi.
 H.A: Lấy gì? Ở đâu chú?
 Chú Tâm: Lấy thêm keo vá, vỏ xe ở “Minh Trí” trên đường Lý Thường Kiệt đó.
 H.A: (lúng túng) Ủa? Chỗ khác hả chú?
 Chú Tâm: Ừ! Cái chỗ cũ nó đổi chủ rồi. Giờ lấy giá cao quá!
 H.A: (Lấy giấy bút đưa) Chú ghi địa chỉ cho cháu đi.
 Chú Tâm: Chạy thẳng Cách Mạng Tháng 8 rồi rẽ Lý Thường Kiệt. Đi khoảng 500m, bên tay trái ấy.

 H.A: (lúng túng) Dạ! Nhưng mà chỗ Lý Thường Kiệt có cái tiệm hay biển hiệu gì đặc biệt không chú?
 Chú Tâm: Ai mà để ý. Ngó cái bảng tên đường ấy.
 H.A: (gãi đầu) Dạ… Nhưng mà cháu không biết đọc.
 Chú Tâm: Cái gì? Sao đó giờ tao không biết? Hồi đó nhà khó khăn thì còn thông cảm. Bây giờ ở với chú rồi,
nói một tiếng là chú cho mày đi học mà.
 H.A: Xấu hổ lắm chú. Già đầu rồi mà không biết chữ người ta cười cho.
 Chú Tâm: Cười 1, 2 lần chứ cười mãi à? Mà dốt không học thì dốt hoài.
 H.A: Thôi! 22 tuổi rồi chú. Cháu có nghề rồi. Học làm gì?
 Chú Tâm: Mày làm công cho tao hoài được sao? Rồi còn phải lập gia đình chớ. Giờ có việc tìm đường mà
cũng không biết kìa.
 H.A: Rồi! rồi! Cháu đi học là được chứ gì! Giờ cháu đi hỏi đường, đi 1 lần là nhớ chứ khó gì.
(Hoàng Anh phẩy tay, bỏ đi)
 Chú Tâm: (nói với theo) Nhớ đăng kí học nhe cháu!
(Chú Tâm đang ngồi đọc báo, Hoàng Anh lại gần, ngượng ngùng đưa điện thoại cho chú)
 H.A: Chú! Đọc giùm cháu!
 Chú Tâm: Nữa hả? Lại tin bạn gái hả?
 H.A: (Gãi đầu, cười) Dạ!
 Chú Tâm: Sao mày đi học 1 tuần rồi mà còn bảo tao đọc giùm tin nhắn?
 H.A: Mới 1 tuần sao biết đọc liền được chú.
 Chú Tâm: (Đọc tin nhắn) “Anh về chưa? Mai lại trốn chú đi chơi nữa nhe!”
H.A: (Lo lắng)
 Chú Tâm: Thiệt! Mày có đi học không vậy?
 H.A: Dạ! Từ từ chú…
 Chú Tâm: (La lớn) Bạn gái mày là sinh viên đó. Còn mày chưa học đến cả lớp 1. Mày thấy có xứng không?
Nó không biết mày dốt, chứ biết thì đã bỏ mày rồi.
 H.A: Người ta thương mình đâu phải do biết chữ hay không đâu chú
 Chú Tâm: Cái đó là trước mắt thôi. Lâu dài thì sao? Hôm rồi có đi làm cái chứng minh mà cũng phải tao theo
làm giùm.
H.A: (Im lặng, suy nghĩ)
 Chú Tâm: (Chỉ cái bảng bên đường) Chừng nào mày đọc được cái bảng bên đường thì hãy nói chuyện với

tao. Ở đây tao còn cho mày học chứ chỗ khác biết mày dốt là cho mày dốt luôn nghe chưa.
 H.A: Dạ! Cháu đi học!
(Đứng dậy, mặc áo trắng vào, nhét khăn quàng vào túi, xách cặp đi học)
(Lớp học: Học sinh đang ngồi nói chuyện, Hoàng Anh bước vào. Tất cả đồng loạt đứng lên)
 Cả lớp: Chúng em chào thầy ạ!
 H.A: (Lúng túng, rút khăn quàng ra đeo vào, rồi ngồi vào 1 bàn học)
 Cả lớp: (Nhao nhao bàn tàn, chỉ chỏ) Anh này cũng là học sinh à? Ảnh to con ghê!
 Một bạn học: Không biết anh này ở lại lớp bao nhiêu lần rồi ha!
 Cả lớp: (cùng cười to)
 H.A: (Đứng dậy) Mày không biết gì thì đừng có láo!
(Hoàng Anh giơ nắm đấm về phía bạn, dằn mặt, rồi bỏ về)
 H.A: Cháu không học được. Bọn nhóc đó láo lắm!
 Chú Tâm: lớn rồi đừng vì những lới nói không đâu mà bỏ học, nghe không? Hãy nghĩ lại những khó khăn khi
mình không biết chữ đi. Chuyện nhỏ này có đáng bỏ học không?
(H.A suy nghĩ, rồi quay lại lớp học. Hoàng Anh và bạn bắt tay hòa giải. Cả lớp cùng tập trung học)
Phần kết
 Long: Sau đó bạn Hoàng Anh vẫn đi học chứ?
 Nhung: Từ đó bạn ấy đi học rất đều, không bỏ bữa nào. Bạn ấy học rất chăm. Ngoài thời gian lên lớp Hoàng
Anh tranh thủ những lúc rảnh rổi để xem lại bài vở. Sau hơn 3 tháng đi học Hoàng Anh khoe đã biết đọc, biết viết khá
nhiều chữ, những đoạn văn ngắn bạn đã có thể tự đánh vần để đọc lấy. Bạn ấy cũng biết làm toán chứ không đếm tiền
theo bản năng nữa.
 Long: Ừ! Thật khâm phục bạn ấy. Vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình, vượt qua áp lực của bản thân
mà dám đi học.
 Nhung: Bạn ấy 22 tuổi, học lớp 1. Là học sinh lớp 1 lớn nhất đó.
 Long: Thật ra mình hơi bực cái bạn học sinh cùng lớp trêu chọc bạn Hoàng Anh. Lời nói vô tình có thể làm
người ta nhụt chí. Nếu không có chú Tâm bảo ban có khi bạn ấy bỏ học rồi.
 Nhung: Mình nghĩ không đâu. Bạn ấy có ý chí và nghị lực thì sẽ vượt qua thôi. Vả lại chuyện 22 tuổi rồi mới
học lớp 1 ai chẳng thấy lạ. Người ta cười lúc đầu thôi. Khi hiểu chuyện thì ai cũng hết lòng giúp đỡ bạn ấy trong việc
học cả.
 Long: Câu chuyện này quả là bài học cho các bạn học lớp mình và cả trường mình. Các bạn đầu đã từng bỏ

học, nghỉ học vì nhiều lý do, việc quyết định đi học lại đã là khó khăn rất lớn rồi. Nhưng mình thấy các bạn đi học rồi
lại dễ nản, dễ bỏ cuộc, chẳng chịu học hành gì cả.
 Nhung: Lớp chúng ta có bạn vừa học vừa làm, có bạn sức khỏe không tốt phải nghỉ học 1 thời gian dài, có bạn
sức học quá yếu nên dễ nản chí… còn vì gia đình thì chắc là có nhưng không phải ai cũng nói ra. Các bạn có mặc cảm,
tự ti rất lớn. Nhưng nghĩ lại thì thấy đó đều là khó khăn do các bạn tự dựng lên, tự tạo áp lực cho mình. Bạn thấy đó,
đi học rồi cũng có dễ dàng đâu, nghỉ học càng lâu thì việc học càng khó khăn hơn. Phải cố gắng đối mặt và vượt qua
chứ đâu thể cứ suốt ngày nói nói lý do này, lý do nọ mà bỏ cuộc được. Cuộc sống là thế mà.
 Long: Đúng là vậy. Nhưng đâu phải ai cũng có ý chí và nghị lực để đối mặt đâu.
 Nhung: Vì vậy, mình kể câu chuyện về chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành và chàng thanh niên Hoàng Anh
ấy để các bạn học tập. Ý chí và nghị lực không phải tự nhiên mà có được. Bạn phải dũng cảm, phải quyết tâm. Đừng
nghĩ là vượt qua được khó khăn này rồi thì sau đó cuộc sống dễ dàng hơn. Hết khó khăn này sẽ đến khó khăn khác
thôi. Nhưng lúc nào cũng vậy cả. Vượt qua được nó bản thân bạn sẽ mạnh mẽ hơn, sẽ học tập được nhiều điều để có
thể đối mặt với cả cuộc sống bên ngoài nhà trường nữa.
 Long: Người ta có thể thông cảm cho bạn vì những khó khăn ban đầu. nhưng chẳng ai thông cảm với kẻ bỏ
cuộc cả. Nếu bạn đối mặt, cố gắng vượt qua, thầy cô và gia đình, những người quan tâm, yêu thương bạn sẽ hỗ trợ,
giúp đỡ bạn. Nhưng nếu bạn bỏ cuộc thì sẽ còn ai tin tưởng bạn nữa? Đừng ngại khó ngại khổ, chạy theo vật chất tầm
thường, sống ích kỉ hẹp hòi, chỉ đòi hỏi được hưởng thụ mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ. Tuổi trẻ sẽ qua
đi khi bạn bỏ rơi chính mình.
 Nhung: Bài học về nghị lực và ý chí quyết tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hành trình tìm đường cứu
nước vẫn còn nguyên giá trị đối với tuổi trẻ Việt Nam hôm nay. Bài học ấy nhắc nhở tuổi trẻ rằng, để xây dựng thành
công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, còn phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đòi hỏi thanh niên
phải phát huy tốt vai trò xung kích, ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; có được nghị lực và
ý chí quyết tâm, không ngừng nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng, để "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh
niên"; hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất
nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×