Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.48 KB, 18 trang )

BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN CHỦ
NHIỆM TRONG TRƯỜNG
TRUNG HỌC



NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BỒI DƯỠNG
1. Chức năng, nhiệm vụ của GVCN trong trường trung
học
2. Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lý học sinh trung học;
3. Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm;
4. Kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp;
5. Kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh;
6. Kỹ năng giải quyết các tình huống giáo dục;
7. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
của bản thân.
CHUYÊN ĐỀ 1: CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN
CHỦ NHIỆM TRONG TRƯỜNG
TRUNG HỌC

I. Một số vấn đề về công tác GVCN
1. Vị trí, vai trò của GVCN:
- Trong nhà trường: GVCN là thành viên của tập thể SP
và HĐ sư phạm, là người thay mặt HT, HĐ nhà trường và
CMHS quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục
toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện
chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
- Đối với HS và tập thể lớp: Là nhà giáo dục và là người
lãnh đạo gần gũi nhất, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn
diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm


vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản là cán bộ
lớp, CB đoàn và tính tự giác của mọi HS trong lớp.

- GVCN là người cố vấn cho công tác Đội và công
tác Đoàn ở lớp chủ nhiệm

- GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành,
phát triển nhân cách học sinh; là cầu nối giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
2. Nhiệm vụ của GVCN.
Được quy định tại Điều 31- Điều lệ trường
Trung học (Ban hành kèm TT 12, có hiệu lực
từ 15/5/2011): Nhiệm vụ của giáo viên trường
trung học.
*. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ theo
quy định của giáo viên bộ môn, còn có những
nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục
thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp
giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với
đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện
thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và
của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo
kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh,
với các giáo viên bộ môn, ĐTNCS Hồ Chí

Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh, các tổ chức xã hội có liên quan
trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập,
rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp
mình chủ nhiệm và góp phần huy động các
nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà
trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học
sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề
nghị danh sách học sinh được lên lớp
thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện
thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè,
phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ
điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về
tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
ĐÁNH GIÁ KQGD VÀ HỌC TẬP CỦA HS LCN
CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC ND, HĐGD TD
TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CBL VÀ XÂY DỰNG TTHS LCN
TÌM HIỂU THÔNG TIN, PHÂN LOẠI HS LỚP CHỦ NHIỆM
Những
CV
GVCN
phải
làm
trong
thực tế

LIÊN KẾT CÁC LLGD TRONG, NGOÀI NT
QUẢN LÝ, GIÁM SÁT VIỆC GHI CHÉP, BẢO QUẢN CÁC LOẠI
HỒ SƠ CỦA HS
LẬP KH NĂM HỌC DỰA TRÊN KH, NHIỆM VỤ GD, DH CỦA NT
3. Quyền của GVCN

Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định chung
của giáo viên, còn có những quyền sau đây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của
học sinh lớp mình;

b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng
và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có
liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về
công tác chủ nhiệm;

d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học
không quá 3 ngày liên tục;

đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi
làm chủ nhiệm lớp.
Một số lưu ý:

1. GVCN cần thực hiện đúng những nhiệm vụ
của mình theo quy định.

2. GVCN không làm thay những việc của giáo

viên bộ môn liên quan tới hồ sơ lớp chủ nhiệm:

- Không ký SĐB thay GVBM

- Không ghi điểm vào sổ điểm lớp những môn
GVCN không dạy

- Không ghi kết quả học tập của tất cả các môn
vào HB thay GVBM.
CHUYÊN ĐỀ 2: KỸ NĂNG XÂY
DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM LỚP
NỘI DUNG
- Một số khái niệm cơ bản: Kế hoạch chủ
nhiệm; quy trình xây dựng kế hoạch chủ
nhiệm.
- Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm.
- Cách xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm theo loại
Kế hoạch công tác năm, tháng, tuần, hoạt động
- Vận dụng vào việc xây dựng kế hoạch năm
học 2011 - 2012.
14
1. Các loại kế hoạch chủ nhiệm
15

Kế hoạch năm học của lớp;

Kế hoạch công tác của học kỳ;


Kế hoạch hàng tháng;

Kế hoạch cho từng loại hoạt động…
(KH hội trại; kế hoạch dự giờ; KH bồi dưỡng HS giỏi,
phụ đạo HS yếu kém; KH tổ chức hoạt động ngoại
khóa; KH tham quan …)
1. Những vấn đề chung về xây dựng kế hoạch
chủ nhiệm:

Xây dựng kế hoạch

Kế hoạch chủ nhiệm

Kế hoạch
Kế hoạch là sự thể hiện ý đồ
của chủ thể quản lý về sự phát
triển trong tương lai của đối
tượng quản lý thể hiện qua hệ
thống mục tiêu và các biện
pháp, nguồn lực để thực hiện
mục tiêu đó.
Kế hoạch (bản kế hoạch) là
“toàn bộ những điều vạch ra
một cách có hệ thống về
những công việc dự định làm
trong một thời hạn nhất định,
với mục tiêu, cách thức, trình
tự, thời hạn tiến hành” (Từ
điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ
học, Nhà xuất bản Khoa học

xã hội - 1988).
1.1. Các khái niệm cơ bản:
Xây dựng kế hoạch (còn gọi
là lập kế hoạch) là xác định
các mục tiêu, các hoạt động
và nguồn lực cần thiết để đạt
tới mục tiêu một cách phù
hợp với tình hình thực tiễn
trong khoảng thời gian xác
định.
Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4
câu hỏi quan trọng:
1.Chúng ta là ai và đang ở đâu?
2.Chúng ta muốn đi đến đâu?
3.Chúng ta làm gì? Làm thế nào?
Bằng phương tiện/công cụ gì? để
đến được vị trí mong muốn?
4.Làm thế nào để biết chúng ta tới
đích?
Kế hoạch chủ nhiệm là
chương trình hành động trong
tương lai của lớp chủ nhiệm,
nhằm xác định một cách
chính xác lớp chúng ta (A, B)
muốn đi đến đâu và cần phải
làm gì, làm như thế nào để đạt
được điều đó.
- KH công tác chủ nhiệm
được GVCN xây dựng xong
trước 5.9 hàng năm và trình

Hiệu trưởng duyệt trước khi
thực hiện
16
CẤU TRÚC NỘI DUNG BẢN KH CHỦ NHIỆM

Thông thường có 6 phần
1. Đặc điểm tình hình:
- Đặc điểm chủ quan: Khó khăn, thuận lợi;
- Đặc điểm khách quan: Cơ hội, thách thức
2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và
các danh hiệu phấn đấu.
a. Những yêu cầu cần đạt được trong năm học về
GD đạo đức, văn hóa, lao động hướng nghiệp và
các mặt GD toàn diện khác;
b. Các chỉ tiêu phấn đấu;
c. Các danh hiệu phấn đấu.
3. Các biện pháp chính
4. Những chuyên đề đi sâu để rút kinh
nghiệm
5. Điều chỉnh kế hoạch
6. Kế hoạch từng tháng (Từ tháng 8 năm
trước đến tháng 5 năm sau)
Dự kiến:
-
Nội dung hoạt động;
-
Phân công công việc;
-
Thời gian.

×