Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 60 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
1
CHUYÊN ĐỀ
TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
TS. NGUYỄN THANH BÌNH
I. TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC
DOANH NGHIỆP
2
1. Khái niệm tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh
giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô
hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn
cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu
đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay
đổi.
Vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp thường được
đặt ra bởi các lý do sau:
3
-
Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên ngoài đế
thích nghi theo môi trường kinh doanh đã có những
biến đổi về cơ bản.
-
Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên trong để phù
hợp theo quy mô tăng trưởng, phát triển của doanh
nghiệp.
-
Tái cấu trúc xuất phát từ cả hai luồng áp lực bên
trong và bên ngoài - tức, để vừa chữa bệnh, vừa


phòng bệnh.
2. Tái cấu trúc doanh nghiệp bao gồm các
hoạt động chính sau
4
-
Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động: điều chỉnh cơ cấu
các mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh,
chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động
-
Điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy: tái phân bổ từ
phân công chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh
-
Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: điều chỉnh cơ cấu
đầu tư tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ sử dụng
các nguồn lực
3. Những phần hoạt động chính của doanh nghiệp
5

Marketing
Việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích… để hiểu được thị
trường mà doanh nghiệp tham gia sẽ là cơ sở cho các
quyết định quan trọng và các hoạt động tiếp theo.
Nghiên cứu thị trường có thể tiến hành cho nhiều sản
phẩm hoặc chỉ một sản phẩm.
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
6

R&D

Bao gồm thiết kế và sản xuất thử nghiệm, chủ yếu là tạo
ra yếu tố mới đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn,
hoặc cao siêu hơn là tạo ra nhu cầu mới. Đây là một
hoạt động đầy chất sáng tạo và gần gũi với các
nghiên cứu khoa học. R&D giúp doanh nghiệp tạo ra
những bước tiến, có thể là đột phá về lợi thế cạnh
tranh.
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
7

Tạo thương hiệu- Quảng bá

Thương hiệu sản phẩm hướng đến phục vụ nhóm đối
tượng khách hàng mục tiêu đã chọn trong hoạt động
nghiên cứu thị trường và R&D.

Thương hiệu tạo ra sự nhận biết, cá tính, sự khác
biệt, đẳng cấp… cho sản phẩm.

Thương hiệu phải được nghiên cứu quảng bá đến
nhóm đối tượng theo cách thức phù hợp nhất.
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
8

Mua- Cung ứng
Tất cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp cần được
cung ứng đúng số lượng, chủng loại, qui cách, chất
lượng yêu cầu, đúng lúc và đúng nơi, với các điều

kiện tốt nhất về giá cả, thanh toán,… bởi các nhà
cung cấp đáng tin cậy.
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
9

Tiếp vận (Logistics)
Điều phối, quản lý dòng vật chất từ nguyên liệu đến
thành phẩm, luân chuyển từ nhà cung cấp đến kho
nguyên liệu của doanh nghiệp, sau đó đến kho thành
phẩm, ra các nhà phân phối/ đại lý/ điểm bán, giao
hàng đến kho khách hàng,… bằng các loại phương
tiện phù hợp, sao cho vừa đáp ứng về thời gian và chi
phí, vừa đáp ứng về an toàn và chất lượng
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
10

Tạo sản phẩm

Sản phẩm ở đây được hiểu chung cho cả sản phẩm và
dịch vụ.

Với các yếu tố đầu vào và các nguồn lực, doanh
nghiệp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường
như kế hoạch đã định.
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
11


Phân phối

Đưa sản phẩm ra thị trường để khách hàng dễ thấy,
dễ mua là việc rất sáng tạo và thách thức, nhất là đối
với những sản phẩm có quá nhiều sự cạnh tranh
trong một hệ thống kênh phân phối chuyên ngành
giới hạn.

Doanh nghiệp có thể dùng kênh phân phối có sẵn
hoặc tự xây dựng hệ thống phân phối mới, tùy theo
tình hình bên trong bên ngoài, chủ trương và khả
năng của doanh nghiệp.
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
12

Bán sản phẩm

Bán hàng chủ yếu là giúp khách hàng tiềm năng
quyết định “móc hầu bao” mua sản phẩm của doanh
nghiệp. Tùy vào tình hình và điều kiện cụ thể của
từng doanh nghiệp và sản phẩm, doanh nghiệp sẽ
chọn cách thức phù hợp : Trực tiếp, qua thư từ bưu
điện, qua email, qua internet, qua truyền hình, qua
điện thoại, máy bán hàng

Bán sản phẩm gắn liền với hoạt động quảng cáo.
3. Những phần hoạt động chính của doanh
nghiệp (tiếp)
13


Dịch vụ khách hàng
Dịch vụ khách hàng hiện nay đã trở nên rất phong phú,
giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Có thể bao gồm các công việc bảo hành,
chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng, xử lý khiếu
nại, …
4. Cấu trúc của doanh nghiệp- phần nguồn lực
14

Con người (Nhân lực)
Con người thực hiện mọi hoạt động trong doanh
nghiệp. Con người là trí tuệ, sức lực, kinh nghiệm…
của doanh nghiệp. Con người giỏi, tốt thì doanh
nghiệp hoạt động tốt, và ngược lại
4. Cấu trúc của doanh nghiệp- phần nguồn lực
(tiếp)
15

Tiền của (Tài chính)

Hầu như mọi hoạt động của doanh nghiệp đều cần
đến tiền của : Mặt bằng, nhà xưởng, chạy máy móc,
thuê nhân lực, mua nguyên liệu, phân phối sản phẩm,


Ngoài tài sản, tiền mặt, … bên trong doanh nghiệp,
nguồn lực có thể nằm ngoài doanh nghiệp- ở các
khoản nợ, hàng tồn
4. Cấu trúc của doanh nghiệp- phần nguồn lực

(tiếp)
16

Công nghệ

Công nghệ bao gồm máy móc thiết bị (cả phần cứng
và phần mềm) và phương pháp tạo sản phẩm phù
hợp.

Công nghệ quyết định năng lực tạo sản phẩm- cả về
số lượng lẫn chất lượng, qua đó ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
4. Cấu trúc của doanh nghiệp- phần nguồn lực
(tiếp)
17

Thông tin

Nguồn lực thông tin cũng bao gồm các bí quyết, tài
sản trí tuệ của doanh nghiệp. Các mối quan hệ xã hội
cũng có thể xếp vào nguồn lực này.

Nếu thiếu thông tin, các quyết định của doanh nghiệp
sẽ khó chính xác để mang lại hiệu quả như mong
muốn.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
18
1. Khái quát thực trạng DNNN
19

Hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của DNNN còn
hạn chế:

DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng
doanh thu năm 2009, trong khi đó DN ngoài quốc
doanh chỉ cần 1,2 đồng vốn và DN FDI là 1,3 đồng
(mức trung bình của toàn bộ DN Việt Nam là 1,5
đồng); năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu các TĐKT, TCT mới đạt 16,5%

Trong 10 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên tổng nguồn
vốn của khu vực DNNN chưa năm nào vượt quá 6%,
trong khi các DN FDI luôn duy trì ở mức trên 10%
20

Các TĐKT, TCT nhà nước đã quá thiên về mở rộng
quy mô đầu tư, chưa chú trọng phát triển theo chiều
sâu nên hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh thấp.

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành,
lĩnh vực , sản phẩm và của từng TĐKT, TCT, DNNN
còn bất cập và yếu kém. Việc thực hiện sắp xếp, cổ
phần hóa DNNN còn chậm so với phương án được
duyệt.

Sự hạn chế trong phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong
quản lý, giám sát DNNN nhất là TĐKT, TCT nhà nước
21

Không tách bạch giữa chức năng điều tiết kinh tế hay

lợi nhuận kinh doanh nên không thể áp đặt kỷ luật kinh
tế cho các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn, tổng
công ty trong quá trình tái cấu trúc

Nghịch lý, khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) kinh
doanh thua lỗ nhưng người dân lại phải gánh lỗ.
VD : EVN, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Petrolimex, Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam
Vinacomin
22

Trong quản lý DNNN không nên để cho tư duy nhiệm
kỳ tồn tại, tư tưởng cục bộ hay lợi ích nhóm chi phối.

Đã đến lúc phải hoàn thiện cơ chế kiểm toán, kế toán
tại các tập đoàn, tổng công ty, thiết lập hệ thống thông
tin giám sát và quản lý DNNN
Tổng quan về sử dụng nguồn lực và
đóng góp của 3 khu vực kinh tế
23
Đơn vị tính: %
Nhà nước Dân doanh FDI
2001 -05 2006-10 2001-05 2006-10 2001-05 2006-10
Sử dụng nguồn lực
Vốn đầu tư
56,6 44,7 26,4 27,5 17,0 27,8
Tín dụng 36,6 30,9 - - - -
Đóng góp cho nền kinh tế
GDP
30,0 27,8 46,7 46,1 14,6 17,9

Tăng trưởng
GDP
32,9 19,0 44,6 54,2 14,5 17,4
Ngân sách (ngoài dầu thô) 19,6 17,6 6,7 10,3 6,6 10,5
Việc làm 43,5 23,1 40,1 54,8 16,3 22,0
Việc làm mới -4,1 -13,1 74,1 84,8 30,0 28,3
GTSXCN
28,9 25,5 28,3 34,3 42,7 40,1
Tăng trưởng
GTSXCN
28,5 11,6 34,0 42,9 37,4 45,5
Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam: Khởi
động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, Nhà xuất bản tri thức, 2012.
24

Các doanh nghiệp Nhà nước đóng góp một cách khiêm
tốn cho kim ngạch xuất khẩu. Sau khi trừ dầu thô, than
và khoáng sản thì các doanh nghiệp Nhà nước chỉ tạo
ra khoảng 15 – 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tính hệ số ICOR theo khu vực kinh tế
trong giai đoạn 10 năm
25
Giai đoạn
Toàn bộ nền
kinh tế
Kinh tế nhà
nước
Kinh tế
ngoài nhà
nước

Kinh tế có
vốn đầu tư
nước ngoài
2000 - 2005 4,89 6,94 2,93 5,20
2006 - 2010 7,43 9,68 4,01 15,71
Nguồn: Bùi Trinh và Nguyễn Việt Phong, Tính toán hiệu quả đầu
tư trong các thành phần kinh tế và hàm ý chính sách, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo, số 5, tháng 3/2012.

×