Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Vận dụng giá trị hợp lý để trình bày thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 118 trang )


TRNG I HC KINH T TP HCM
KHOA K TOÁN – KIM TOÁN









LÊ TH KIM DNG


VN DNG GIÁ TR HP LÝ  TRÌNH BÀY
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CA
CÁC DOANH NGHIP VIT NAM












LUN VN THC S KINH T









TP. H CHÍ MINH – NM 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN















LÊ THỊ KIM DƯƠNG


VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY

THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 60340301



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VÕ VĂN NHỊ





TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013



LỜI CẢM ƠN









Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS.TS Võ Văn Nhị ñã tận tình hướng
dẫn và giúp ñỡ tôi thực hiện tốt luận văn này cũng như hoàn thiện kiến thức chuyên
môn của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả thầy cô trong chương trình ñào tạo Thạc sĩ của
Khoa Kế Toán-Kiểm Toán trường ñại học kinh tế TP.HCM ñã nhiệt tình truyền ñạt
cho tôi những kiến thức quý báu.

Tôi xin cảm ơn Khoa Kế Toán-Kiểm Toán, Viện ñào tạo sau ñại học trường
Đại Học Kinh Tế TP.HCM ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.








Tác giả







Lê Thị Kim Dương





LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các phân tích, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng.







Tác giả




Lê Thị Kim Dương





DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



BCTC Báo cáo tài chính
FASB Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ.
GTHL Giá trị hợp lý.
IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế.
IASB Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế.
IFRS Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính.
QĐ Quyết định
TT Thông tư
VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ VIỆC SỬ DỤNG
GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH. 4
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁ TRỊ HỢP LÝ 4
1.2 GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 8
1.2.1. Quan ñiểm về giá trị hợp lý 8
1.2.2. Phạm vi sử dụng giá trị hợp lý 9
1.2.3. Xác ñịnh giá trị hợp lý 16
1.3 SỰ HỮU ÍCH CỦA GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG VIỆC CUNG CẤP THÔNG
TIN QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 18
1.3.1. Tác dụng và ñặc ñiểm chất lượng của báo cáo tài chính 18
1.3.2. Các cơ sở ño lường mới áp dụng trong việc ñịnh giá ñáp ứng nhu cầu
thông tin của người sử dụng 21
1.3.3. Sự hữu ích của giá trị hợp lý 22

Kết luận chương 1 26
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH GHI NHẬN VÀ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY. 27
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐANG
ÁP DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 27
2.1.1. Các quy ñịnh pháp lý về báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp 27
2.1.2. Nguyên tắc và yêu cầu lập và trình bày 30
2.1.3. Nội dung hệ thống báo cáo tài chính 34
2.2. KHẢO SÁT VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 46
2.2.1. Đối tượng, phạm vi khảo sát 46
2.2.2. Nội dung khảo sát 48
2.2.3. Phương pháp khảo sát 49
2.2.4. Kết quả khảo sát 49
2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 53
2.3.1. Ưu điểm 53
2.3.2. Hạn chế về thông tin cung cấp 53
2.3.3. Nguyên nhân 60
2.3.3.a Phương pháp giá gốc không khắc phục được nhược điểm trong
nền kinh tế lạm phá 60
2.3.3.b Thông tin tin trong nền kinh tế vẫn còn tình trạng “thông tin bất
cân xứng” 60
2.3.3.c Giớ hạn về khả năng hiểu biết về thông tin trên báo cáo tài
chính trong trường hợp muốn đánh giá lại thông tin 60
2.3.3.d Sự khác biệt giữa hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và
chuẩn mực kế toán quốc tế 61
2.3.3.e Sự tác động chi phối từ nền kinh tế vào kế toán từ đặc điểm của
phương pháp giá gốc 61
Kết luận chương hai 64


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 65
3.1. QUAN ĐIỂM VẬN DỤNG 65
3.1.1. Giá trị hợp lý không thể sử dụng cùng lúc cho tất cả các khoản mục, phải
có lộ trình áp dụng từng khoản mục một phù hợp với tình hình thực tế 65
3.1.2. Không thể áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam,
chỉ áp dụng cho các DN có quy mô lớn, có nhu cầu, niêm yết 68
3.2. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG 70
3.2.1. Kết hợp Giá trị hợp lý và giá gốc 70
3.2.2. Từng bước tiếp cận chuẩn mực kế toán Việt Nam theo IAS 40 và IFRS 9
trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho doanh nghiệp lớn và
niêm yết 73
3.2.3. Các ñối tượng cần sử dụng giá trị hợp lý ñể ñịnh giá và trình bày thông
tin trên báo cáo tài chính 77
3.2.3.a. Các ñối tượng cần sử dụng giá trị hợp lý 77
3.2.3.b. Phương pháp ñịnh giá 78
3.2.3.c. Phương pháp ghi nhận 79
3.3. KIẾN NGHỊ 80
3.3.1. Nhà Nước, Quốc hội sửa luật, Bộ Tài Chính sửa đổi những chuẩn mực
chưa phù hợp, xây dựng chế độ kiểm soát 80
3.3.1.a. Điều chỉnh các khái niệm giá gốc thành giá trị hợp lý trong luật
kế toán 81
3.3.1.b. Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hòa hợp với
chuẩn mực kế toán quốc tế 81

3.3.1.c. Điều chỉnh các khái niệm giá gốc thành giá trị hợp lý trong
VAS, đặc biệt là các chuẩn mực chung, chuẩn mực về bấ động
sản đầu tư và đầu tư tài chính 85


3.3.1.d. Quy định cụ thể trong Chuẩn mực về trình bày báo cáo tài chính
những khoản mục bất động sản đầu tư, Đầu tư tài chính trình
bày theo giá trị hợp lý (VAS 21) 86

3.3.1.e. Ban hành quy định về thẩm định giá cho các công ty thẩm định
giá 87
3.3.1.f. Xây dựng chế độ kiểm soát thông tin 88
3.3.2. Đối với doanh nghiệp 88
3.3.3. Hội nghề nghiệp 90
Kết luận chương 3 92

KẾT LUẬN CHUNG 93
PH
Ụ LỤC
Phụ lục 01: Bảng câu hỏi khảo sát.
Phụ lục 02: Ví dụ về cách ghi nhận định giá theo giá trị hợp lý
Phụ lục 03: Danh sách các đối tượng khảo sát.
1

LỜI MỞ ĐẦU

 Lý do chọn ñề tài:
 Nền kinh tế thị trường ngày càng biến ñộng theo nhiều hình thức và phương
hướng phát triển khác nhau, tính phức tạp trong các nghiệp vụ kinh tế và sự biến
ñộng giá làm cho phương pháp kế toán theo giá gốc bộc lộ những nhược ñiểm của
nó.
 Thông tin trên báo cáo tài chính là kết quả cuối cùng của kế toán. Người sử
dụng báo cáo tài chính chỉ có thể thông qua Báo cáo tài chính ñể có thể nhận ñịnh
về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, các luồng lưu chuyển tiền tệ…ñối với
doanh nghiệp. Từ ñó người sử dụng báo cáo tài chính ñưa ra quyết ñịnh thích hợp

với mục ñích của mình.
 Một câu hỏi ñặt ra thông tin Báo cáo tài chính ñã thực sự cung cấp một bức
tranh tổng thể, thực tế và ñầy ñủ về doanh nghiệp hay chưa? Trong ñó phương
pháp kế toán theo giá gốc ñã thể hiện ñược tình hình thực tế của doanh nghiệp hay
không? Có rất nhiều cơ sở ño lường mới xuất hiện ñể giải quyết vấn ñề này.
Phương pháp giá trị hợp lý ñược xem xét ñể giải quyết vấn ñề về biến ñộng giá và
sự biến ñổi phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế, có thể cung cấp một tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh, cũng như các luồng lưu chuyển tiền tệ sát với thực tế
hiện tại.
2

 Mục tiêu ñề tài:
 Trình bày những tính hữu ích mà Báo cáo tài chính có thể cung cấp cho
người sử dụng. Thông tin ñược xem là hữu ích khi nó ñáp ứng ñược nhu cầu của
người sử dụng Báo cáo tài chính.
 Trình bày những nhược ñiểm mà Báo cáo tài chính chưa giải quyết ñược khi
sử dụng phương pháp kế toán giá gốc. Nhược ñiểm của phương pháp giá gốc là
phương pháp chưa ñáp ứng ñược nhu cầu thông tin của người sử dụng Báo cáo tài
chính.
 Trình bày những ưu ñiểm của Giá trị hợp lý khi ñược sử dụng ñể trình bày
Báo cáo tài chính ñang ñược áp dụng trên quốc tế. Từ ñó, ñề xuất chuẩn mực kế
toán Việt Nam nên có những ñiều chỉnh cho phù hợp với chuẩn mực kế toán Quốc
tế về trình bày Báo cáo tài chính có sử dụng giá trị hợp lý.
 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu:
- Báo cáo tài chính theo phương pháp giá gốc.
- Chuẩn mực liên quan ñến Giá trị hợp lý ñược sử dụng trình bày lên báo
cáo tài chính.
- Một số khoản mục trên Báo cáo tài chính như: Tài sản cố ñịnh, bất ñộng
sản ñầu tư, ñầu tư tài chính trên Báo cáo tài chính của công ty khảo sát có niêm yết.

 Phạm vi nghiên cứu: một số khoản mục bao gồm Hàng tồn kho, Tài sản cố
ñịnh, bất ñộng sản ñầu tư, ñầu tư tài chính trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
niêm yết tại Việt Nam.
3

 Phương pháp nghiên cứu:
 Sử dụng phương pháp ñịnh tính ñể tổng hợp nghiên cứu, phân loại và ñối
chiếu, so sánh thông qua phân tích các hướng dẫn của FASB, IASB, IFRS về giá trị
hợp lý về cách ghi nhận và trình bày các khoản mục liên quan ñến GTHL với các
quy ñịnh trình bày trong VAS.
 Phương pháp khảo sát và phỏng vấn, phân tích kết quả và ñưa ra kết luận.
 Kết cấu ñề tài:
Phần mở ñầu.
CHƯƠNG I: Lý luận chung về giá trị hợp lý và việc sử dụng Giá trị hợp lý ñể
góp phần trình bày thông tin trên báo cáo tài chính.
CHƯƠNG II: Tình hình ghi nhận và trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính
của các doanh nghiệp Việt Nam (chuẩn mực ñang áp dụng và thực tế trình bày)
CHƯƠNG III: Giải pháp sử dụng Giá trị hợp lý ñể trình bày thông tin trên Báo
cáo tài chính của Doanh nghiệp Việt Nam.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
.
Phụ lục
.
4

VẬN DỤNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM



CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ TRỊ HỢP LÝ VÀ VIỆC SỬ DỤNG
GIÁ TRỊ HỢP LÝ ĐỂ TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH.
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁ TRỊ HỢP LÝ:
 Vào năm 1982, giá trị hợp lý lần ñầu tiên ñược Hội ñồng chuẩn mực kế
toán quốc tế IASB (International Accounting Standards Board) sử dụng trong IAS
16 – Chuẩn mực kế toán về bất ñộng sản, máy móc và trang thiết bị. Trong chuẩn
mực này giá trị hợp lý ñược ñịnh nghĩa là “giá trị một tài sản có thể ñược trao ñổi
giữa các bên có hiểu biết sẵn lòng mua và sẵn lòng bán trong một trao ñổi ngang
giá”. Ngoài ra, trong các chuẩn mực khác của IASB không ñịnh nghĩa nhưng sử
dụng ñịnh nghĩa về giá trị hợp lý như:
 IAS 17: Chuẩn mực kế toán cho thuê tài sản (1982). IAS 18: Chuẩn
mực ghi nhận doanh thu (1982).
 IAS 20: Chuẩn mực kế toán cho các khoản trợ cấp và công bố các
khoản trợ cấp của chính phủ.
 IAS 22: Chuẩn mực kế toán cho hợp nhất kinh doanh (1983). IAS
25: Chuẩn mực kế toán cho các khoản ñầu tư.
 IAS 26: Chuẩn mực kế toán và báo cáo theo quỹ lợi ích hưu trí. Các
chuẩn mực này không ñịnh nghĩa nhưng sử dụng ñịnh nghĩa về giá trị hợp lý.
5

 Đến năm1988, IASB áp dụng giá trị hợp lý vào khoản mục các công cụ
tài chính. Khái niệm giá trị hợp lý ñược mở rộng thêm ñối tượng nợ phải trả so với
trước ñây chỉ là ñối tượng tài sản, các khái niệm về người bán và người mua ñược
thay thế bằng “các chủ thể liên quan”. Giai ñoạn này, IASB ñịnh nghĩa “Giá trị hợp
lý là giá trị của một tài sản có thể trao ñổi hoặc một khoản nợ phải trả ñược thanh
toán giữa các chủ thể có hiểu biết liên quan, thiện chí trong sự trao ñổi ngang giá” -
IASB sử dụng ñịnh nghĩa mới trong:
 IAS 32: Công cụ tài chính : Công bố và trình bày.
 IAS 36: Giảm giá trị của tài sản (Tổn thất tài sản).

 IAS 38: Tài sản cố ñịnh vô hình.
 IAS 39: Công cụ tài chính: ghi nhận ban ñầu và sau khi ghi nhận
ban ñầu.
 IAS 40: Bất ñộng sản ñầu tư.
 IAS 41: Nông nghiệp.
 Bắt ñầu năm 2005, Hội ñồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) chính
thức triển khai dự án xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standard) thay thế cho hệ thống
chuẩn mực kế toán quốc tế IAS (International Accounting Standard) hiện hành. So
với IAS trước ñây thì hệ thống IFRS có ñặc tính khác biệt là yêu cầu giải trình
thông tin chi tiết hơn nhằm giúp các ñối tượng sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ về
bản chất của các nghiệp vụ kinh tế, ñòi hỏi nhiều hơn xét ñoán nghề nghiệp trong
việc ñưa ra cách xử lý kế toán thích hợp và ñề nghị sử dụng giá trị hợp lý như một
cơ sở ño lường chủ yếu nhằm tăng cường tính tin cậy và thích hợp của thông tin
trên báo cáo tài chính. IFRS 2: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu ñịnh nghĩa giá trị
6

hợp lý như sau: “giá trị một tài sản có thể ñược trao ñổi, một khoản nợ phải trả
ñược thanh toán hoặc một công cụ vốn ñược cấp có thể ñược trao ñổi giữa các bên
có hiểu biết, thiện chí trong một trao ñổi ngang giá”. Một số IFRS khác dùng lại
ñịnh nghĩa trước mà không sử dụng thuật ngữ công cụ vốn ñược cấp như:
 IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh.
 IFRS 4: Hợp ñồng bảo hiểm.
 IFRS 5: Tài sản dài hạn ñược giữ ñể bán và hoạt ñộng không liên
tục.
 IFRS 7: Công cụ tài chính: công bố.
 Ngoài việc thay thế người mua và người bán giữa các bên và mở rộng
bao gồm nợ phải trả và công cụ vốn ñược cấp, ñịnh nghĩa giá trị hợp lý trong IFRS
không thay ñổi trong 25 năm.
 Ban ñầu giá trị hợp lý ñược sử dụng riêng rẽ trên báo cáo tài chính trong

những tình huống khác nhau: xác ñịnh giá trị tài sản thuần bên bị mua khi hợp nhất
kinh doanh theo phương pháp mua, thay thế giá gốc trong ghi nhận ban ñầu không
có giá gốc (tài sản ñược cho, biếu tặng…), sử dụng trong một số mô hình ñịnh giá
sau khi ghi nhận ban ñầu (tài sản cố ñịnh hữu hình, bất ñộng sản ñầu tư…). Giá trị
hợp lý phát triển mạnh trong kế toán, nhất là các hoạt ñộng liên quan ñến công cụ
tài chính, tạo thành một trào lưu kế toán theo giá trị hợp lý (fair value accounting)
hay theo thị trường (market to market accounting).
 Năm 2006, FASB ban hành SFAS 157 “Đo lường giá trị hợp lý” ñưa ra
những khái niệm và khuôn khổ áp dụng giá trị hợp lý trong kế toán.
 Tháng 05/2009 IASB ñã công bố dự thảo chuẩn mực kế toán quốc tế về
giá trị hợp lý. Về cơ bản các ñịnh nghĩa và hướng dẫn không khác biệt lớn ñối với
7

các quy ñịnh của FASB. Trong ñó, giá trị hợp lý ñược ñịnh nghĩa là “giá trị sẽ nhận
ñược khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán ñể chuyển giao một khoản nợ phải
trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày ño
lường”.
 Ngày 12/11/2009 IASB ban hành IFRS 9: “Công cụ tài chính-Financial
Instruments” như là bước ñầu trong tiến trình thay thế IAS 39. IFRS 9 ñưa ra
những yêu cầu mới về ghi nhận và ño lường công cụ tài chính và sớm có hiệu lực
từ 01/01/2013. Tháng 10/2010 IASB ban hành lại IFRS 9 với các nguyên tắc kế
toán mới cho việc ghi nhận và phân loại cụ thể hơn ñối với tài sản tài chính và nợ
tài chính.
 Tháng 05/2011, Hội ñồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB công bố
IFRS 13 “Đo lường giá trị hợp lý-Fair Value Measurement” và chính thức ñược áp
dụng vào 01/01/2013.
 Tháng 12/2011 IASB hiệu chỉnh lại IFRS 7 và IFRS 9 và thay ñổi ngày
có hiệu lực của chuẩn mực IFRS 9 từ ngày 01/01/2015.
8


1.2 GIÁ TRỊ HỢP LÝ TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ:
1.2.1. Quan ñiểm về giá trị hợp lý:
Dự án hội tụ IASB-FASB (IASB-FASB Convergence Project) ñược
tiến hành trong ñó có dự án về giá trị hợp lý trong kế toán. IASB ban hành IFRS 13
và FASB ban hành FAS 157, về cơ bản không khác biệt ñáng kể, trong ñó giá trị
hợp lý ñược ñịnh nghĩa như sau:
“Giá trị hợp lý là giá mà có thể nhận ñược khi bán một tài sản hoặc có
thể ñược thanh toán ñể chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch bình
thường giữa những người tham gia trên thị trường tại ngày ñịnh giá”.
1.2.1.a. Đối tượng tài sản và nợ phải trả (The Asset or Liability):
 Định nghĩa chỉ tập trung vào ñối tượng tài sản và nợ phải trả bởi vì
ñây là chủ thể ban ñầu trong ño lường kế toán. Tuy nhiên, ñịnh nghĩa này cũng
ñược áp dụng cho những ñối tượng công cụ tài chính.
 Xem xét ñiều kiện, nguồn gốc hoặc hạn chế nào nếu có ñối với tài
sản hoặc nợ phải trả tại ngày ñịnh giá.
1.2.1.b. Giá (Price):
Giá nhận ñược khi bán tài sản hoặc giá ñược thanh toán ñể chuyển giao
khoản nợ phải trả tại ngày ñịnh giá ñược hiểu chính là giá ñầu ra (an exit price).
Giá ñầu ra có thể xác ñịnh trực tiếp từ thị trường hay ước tính bằng cách sử dụng
các kỹ thuật ñịnh giá.
1.2.1.c. Những người tham gia thị trường (Market participants): Là
những người mua và người bán trên thị trường chính thức (hoặc có thuận lợi) cho
giao dịch tài sản và nợ phải trả. Những người tham gia thị trường có ñặc ñiểm sau:
9

 Độc lập với ñơn vị ñược báo cáo và thậm chí không phải là các bên
liên quan với ñơn vị ñươc báo cáo.
 Những người tham gia thị trường này phải có sự hiểu biết lẫn nhau và
hiểu biết tương ñối về tài sản hay nợ phải trả và giao dịch dựa trên thông tin hoàn
toàn sẵn có.

 Có ñủ năng lực ñối với giao dịch tài sản hay nợ phải trả.
 Sẽ có giao dịch với tài sản hay nợ phải trả trên quan ñiểm tự nguyện
không bị ép buộc phải thực hiện giao dịch ñó.
1.2.2. Phạm vi sử dụng giá trị hợp lý:
 Năm 2005, một khảo sát của nhóm nghiên cứu về chuẩn mực giá trị hợp
lý của IASB (International Accounting Standards Board) ñã thống kê có 17 chuẩn
mực kế toán quốc tế yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý trong một số trường hợp cụ thể,
8 chuẩn mực yêu cầu giá trị hợp lý thông qua tham chiếu ñến 1 chuẩn mực khác và
13 chuẩn mực không yêu cầu áp dụng giá trị hợp lý.
 Có nhiều ý kiến tranh luận về việc sử dụng giá trị hợp lý trong lý thuyết
(ñánh giá trên báo cáo tài chính) và trong thực tế (tính chính xác và hợp lý khi sử
dụng giá trị hợp lý ñể ñánh giá tài sản và nợ phải trả: căn cứ xác ñịnh giá trị hợp lý
và cách thức ñịnh giá của một số tài sản và nợ phải trả…). Để làm rõ vấn ñề này
chúng ta cần tìm hiểu kỹ các quy ñịnh áp dụng ñang ñược thực hiện hiện nay trong
IASB, IFRSs (International Financial Reporting Standard) và FASB (US Financial
Accounting Standards Board).
1.2.2.a. Sử dụng giá trị hợp lý ñể ghi nhận vào thời ñiểm ban ñầu
như là giá gốc:
10

 Giá trị hợp lý ñược IAS sử dụng trong những nghiệp vụ trao
ñổi không bằng tiền (tài sản cho, biếu tặng, ñược ñiều chuyển ñến, tài sản sinh học,
nông nghiệp, tài sản, nợ phải trả trong hợp nhất kinh doanh…) và khi giá trị ñược
xác ñịnh sẽ ñược ghi nhận và thể hiện trong báo cáo tài chính. Như vậy, trong
trường hợp này IASB xem xét giá trị hợp lý ghi nhận như là giá gốc của các loại tài
sản, nợ phải trả. Và giá trị hợp lý là giá ñầu vào hay giá nhập.
 IFRS thì lại yêu cầu những trường hợp trao ñổi không bằng
tiền thì phải ñược xác ñịnh bằng giá có thể ñược mua vào bằng tiền không dựa vào
giá trị hợp lý của những tài sản ñem trao ñổi, các khoản nợ hay công cụ vốn. IFRS
cho phép sử dụng giá trị hợp lý ñể ghi nhận nghiệp vụ tại ngày phát sinh nghiệp vụ

và giá trị này có thể khác so với ngày lập báo cáo tài chính. Trong trường hợp này
có thể ñược xem giống như hình thức giá gốc.
 Như vậy của IAS và IFRS ñều sử dụng GTHL cho việc ghi
nhận ban ñầu trong các trường hợp trao ñổi không bằng tiền ñối với các loại tài sản
và nợ phải trả. Hiện nay, giá trị hợp lý ñược sử dụng ñể ghi nhận một số nghiệp vụ
ñược quy ñịnh trong một số chuẩn mực như:
IAS 16 Đo lường giá trị tài sản, nhà máy, máy móc thiết bị trong trường
hợp trao ñổi với một tài sản khác. (IAS 16.24)
IAS 17 Đo lường giá trị tài sản và nợ tài chính trong báo cáo tài chính của
bên thuê (ngoại trừ giá trị hợp lý cao hơn giá hiện tại và thấp hơn
khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu). (IAS 17.20).
IAS 18 Đo lường các khoản doanh thu ñã ghi nhận hay còn treo lại (ngoại
trừ hàng hóa và dịch vụ trao ñổi cùng bản chất hoặc giá trị). (IAS
11

18.9)
IAS 20 Đo lường giá trị của tài sản không bằng tiền ñược chuyển giao từ
chính phủ cho các tổ chức. (IAS 20.23).
IAS 38 Đo lường giá trị của tài sản vô hình mua bằng cách trao ñổi với một
tài sản khác, kết hợp tài sản bằng tiền và không bằng tiền (IAS
38.45).
IAS 39 Đo lường giá trị tài sản tài chính hoặc khoản nợ tài chính (IAS
39.43).
IAS 41 Đo lường giá trị của tài sản sinh học hoặc hoặc sản phẩm nông
nghiệp thu ñược từ tài sản sinh học của tổ chức (IAS 41.12 và 13).
IFRS 1 Đo lường giá trị của tài sản, nhà máy, máy móc thiết bị tại ngày
phát sinh nghiệp vụ ñể lập báo cáo tài chính (IFRS 1.16).
IFRS 2 Đo lường giá trị hàng hóa dịch vụ nhận ñược và công cụ vốn ñược
cấp trong các nghiệp vụ thanh toán trên cơ sở cổ phiếu ñược xác
ñịnh trong vốn chủ sở hữu (IFRS 2.10).

Đo lường giá trị của các khoản nợ phát sinh cho hàng hóa dịch vụ
nhận ñược và công cụ vốn ñược cấp trong các nghiệp vụ thanh toán
trên cơ sở cổ phiếu ñược xác ñịnh trong vốn chủ sở hữu (IFRS
2.30).
IFRS 3 Đo lường giá trị của tài sản ñược cấp, các khoản nợ phát sinh hoặc
ñược ước tính và công cụ vốn phát hành bởi người bên mua (IFRS
12

3.24).
IFRS 9 Đo lường giá trị của tài sản tài chính và nợ tài chính trong trường
hợp giá giao dịch không phải là GTHL (IFRS 9.5.1).
Nguồn: David Cairns, 2006, “The use of fair value in IFRS”
1.2.2.b. Sử dụng giá trị hợp lý ñể phân bổ chi phí của những nghiệp
vụ kép:
 Việc phân bổ dựa trên giá trị hợp lý thể hiện trước hết là trong
việc phân bổ giá trị hợp lý cho tài sản và nợ phải trả khi hợp nhất kinh doanh. IAS
3.13 quy ñịnh: tại ngày nghiệp vụ phát sinh, giá trị ñầu tư của công ty mẹ ñược
phân bổ cho tài sản và nợ phải trả của công ty con dựa trên giá trị của chúng, giá trị
phân bổ cho tài sản và nợ phải trả ñược báo cáo trên báo cáo tài chính hợp nhất của
công ty mẹ ñầu tư. IAS 22.39 (1983) quy ñịnh: ñể hợp nhất báo cáo tài chính, cần
phải xác ñịnh giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả của công ty ñược mua tại
ngày phát sinh nghiệp vụ. Phần chênh lệch sau khi bổ giá trị ñầu tư theo giá trị hợp
lý ñược xem là lợi thế thương mại. Và giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả tại
ngày phát sinh nghiệp vụ ñược xem là giá gốc.
 Giá trị hợp lý còn ñược sử dụng làm cơ sở phân bổ cho một số
công cụ tài chính phức tạp ñược quy ñịnh trong IAS 32, IAS 39, IFRS 9 liên quan
ñến công cụ tài chính.
IAS 32 Đo lường giá trị của thành phần nợ trong công cụ tài chính kép
(thành phần vốn là giá trị dư ra) (IAS 32.31)
IFRS 3 Đo lường giá trị tài sản có thể ñược xác ñịnh, nợ phải trả và các

13

khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua tại ngày phát sinh nghiệp vụ
trong hợp nhất kinh doanh (lợi thế thương mại là phần dư ra) (IFRS
3.36).
Nguồn: David Cairns, 2006, “The use of fair value in IFRS”
1.2.2.c. Sử dụng giá trị hợp lý trong trường hợp ghi nhận lại giá trị
tài sản và nợ phải trả sau thời ñiểm ghi nhận ban ñầu:
 Đối với IAS:
• Ban ñầu IAS 16 cho phép sử dụng khái niệm giá trị
ñánh giá lại cho các loại tài sản bất ñộng sản, nhà máy, máy móc thiết bị nhưng vẫn
không ñề cập giá trị ñánh giá lại này là giá trị hợp lý. Cụ thể IAS 16.44 và 45
(1982) chỉ nêu quy ñịnh về giá trị ñánh giá lại như sau: giá trị ñánh giá lại có thể là
bất cứ giá trị nào miễn không vượt quá giá trị còn lại của tài sản, nhà máy và máy
móc thiết bị. 1986 – IAS 25 (kế toán cho các khoản ñầu tư) cho phép sử dụng giá
trị ñánh giá lại là giá thị trường (giá tài sản ñang ñược giao dịch trên thị trường
hoạt ñộng) hoặc giá trị hợp lý. 1987 – IAS 26 yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý ñể ño
lường các khoản ñầu tư có giá trị hữu ích khi thanh lý. Trong trường hợp ñảm bảo
có thể bán ñược, giá trị hợp lý sử dụng là giá trị thị trường. 1993 – IAS 16 ñiều
chỉnh cho phép các tổ chức ñánh giá lại nhưng yêu cầu việc ñánh giá lại phải trên
cơ sở giá trị hợp lý và phải ñược cập nhật liên tục giá này không ñể khác biệt với
giá trị hợp lý tại thời ñiểm báo cáo.
- Khi ñánh giá tăng tài sản thì giá trị tài sản tăng sẽ
ñược ñiều chỉnh vào thặng dư do ñánh giá lại (revaluation surplus) và ñược trình
bày trong lợi nhuận tổng hợp khác (other comprehensive income), trong trường
14

hợp ñã có ñánh giá giảm ghi vào chi phí thì khi ñánh giá lần tiếp theo tăng sẽ ñược
ghi nhận là thu nhập.
- Khi ñánh giá giảm tài sản thì giá trị tài sản giảm sẽ

ñược ghi nhận vào chi phí, trong trường hợp ñã có ñánh giá tăng và ghi vào thặng
dư do ñánh giá lại thì khi ñánh giá lần tiếp theo giảm sẽ ñược ghi giảm thặng dư do
ñánh giá lại và ñược trình bày trong lợi nhuận tổng hợp khác.
• IAS 38 (Tài sản cố ñịnh vô hình) và IAS 40 (Bất ñộng
sản ñầu tư) cho phép lựa chọn giữa giá gốc và giá trị hợp lý. Trong trường hợp giá
trị hợp lý, giá ñánh giá lại phải là GTHL tại ngày ñánh giá lại trừ ñi khấu hao lũy
kế và các khoản lỗ tổn thất lũy kế. Trong trường hợp sử dụng giá gốc thì sau khi
ghi nhận ban ñầu, tài sản ñược xác ñịnh theo nguyên giá trừ cho hao mòn lũy kế và
các khoản lỗ tổn thất lũy kế. Các khoản tổn thất này theo nguyên tắc của IAS 36.
 Giá trị hợp lý ñược sử dụng cho tài sản ñầu tư và các tài sản
sinh học, các loại tài sản khác có thể sử dụng cơ sở giá gốc. IFRS cho phép sử dụng
giá trị hợp lý cho một số loại tài sản và nợ phải trả, tuy nhiên IFRS cấm sử dụng
giá trị hợp lý cho hầu hết tài sản vô hình, lợi thế thương mại, hàng tồn kho và hầu
hết tất cả nợ phải trả.
IAS 16 Sau khi ghi nhận ban ñầu, nhà xưởng, máy móc thiết bị có thể ghi
nhận theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý.
IAS 27 Đo lường ñầu tư trong công ty con, liên doanh liên kết trong báo cáo
tài chính mẹ theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý
IAS 38 Sau khi ghi nhận ban ñầu, tài sản cố dịnh vô hình có thể ghi nhận theo
giá gốc hay giá trị hợp lý.
15

IAS 39 Một số tài sản tài chính và nợ tài chính sau khi ghi nhận ban ñầu theo
giá trị hợp lý.
IAS 40 Sau khi ghi nhận ban ñầu, bất ñộng sản ñầu tư có thể ghi nhận theo
giá gốc hay giá trị hợp lý
IAS 41 Sau khi ghi nhận ban ñầu, tài sản sinh học hoặc các sản phẩm nông
nghiệp thu hoạch từ tài sản sinh học có thể ghi nhận theo giá gốc hoặc
giá trị hợp lý.
Nguồn: David Cairns, 2006, “The use of fair value in IFRS”

1.2.2.d. Sử dụng giá trị hợp lý trong việc kiểm tra tổn thất của tài
sản:
 Giá trị hợp lý ñóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng
nguyên tắc tổn thất tài sản ñến bất ñộng sản, nhà máy, máy móc thiết bị và tài sản
cố ñịnh vô hình bởi vì tổ chức có thể xem xét lại giá trị của các loại tài sản này
trước khi bán chúng hoặc trao ñổi với những tài sản khác. Giá trị hợp lý trong
trường hợp này ñược xem là giá ñầu ra hay giá xuất khác với giá ñầu vào hay giá
nhập (IAS 36).
 Đối với tài sản tài chính, tổn thất tài sản của ñược xem xét
(IAS 39). Đối với các tài sản tài chính sẵn sàng bán thì lãi lỗ chưa thực hiện nằm
trong phần vốn cho ñến khi ñược xử lý hoặc bị giảm giá. Giá trị hợp lý cũng có liên
quan ñến việc xác ñịnh giá trị thu hồi các khoản ñầu tư của các nợ, khoản phải thu
và các khoản ñầu tư nắm giữ chờ ñáo hạn. Tuy nhiên, những tài sản này ñược xem
xét trên cơ sở là giá trị ghi nhận phân bổ ban ñầu theo tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng ban
ñầu không xem xét ñến giá trị hợp lý thay ñổi của tỷ lệ lãi suất. Giá trị có thể thu
16

hồi ñược xác ñịnh theo tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng ban ñầu vì vậy không xem xét ñến
thay ñổi của giá trị hợp lý bởi tỷ lệ lãi suất.
 IFRS 5 (Tài sản dài hạn nắm giữ ñể bán) áp dụng nguyên tắc
tổn thất tài sản xác ñịnh giá trị là giá thất hơn giữa giá trị còn lại và giá trị hợp lý.
 Ngoài ra, việc xem xét ñến vấn ñề tổn thất tài sản còn ñược
xem xét trong IAS 2 (Hàng tồn kho), IAS 17 (Tài sản thuê tài tài chính), IAS 40
(Bất ñộng sản ñầu tư), IAS 41 (Sản phẩm nông nghiệp ñược thu hoạch).
1.2.3. Xác định giá trị hợp lý:
 Các quy ñịnh về việc sử dụng giá trị hợp lý ñể ño lường giá trị của
một số loại tài sản và nợ phải trả trong FASB không có khác biệt lớn so với quy
ñịnh của IAS và IFRS. IAS và IFRS sử dụng khái niệm giá thị trường như giá trị
hợp lý, cách tiếp cận của IASB ñầu tiên là liên quan ñến giá niêm yết và các thông
tin khác của thị trường. Trường hợp không có giá niêm yết, IASB yêu cầu sử dụng

thông tin thị trường và ưu tiên sử dụng thông tin rộng rãi và chấp nhận kỹ thuật
ñánh giá. Do ñó, tài sản, nợ phải trả, công cụ vốn chủ sở hữu mà không giao dịch
trên thị trường hoặc giá niêm yết không sẵn có, các doanh nghiệp phải ước tính giá
trị hợp lý từ thông tin thị trường. Các bên sẽ xem xét ñến thông tin thị trường khi
trao ñổi tài sản, trách nhiệm giải quyết, công cụ vốn chủ sở hữu.Tài sản, nợ phải
trả, công cụ vốn chủ sở hữu không ñược giao dịch trên thị trường vì thông tin
không sẵn có, ước tính giá trị hợp lý rất khó và không ñáng tin cậy. Do ñó, IFRS
cấm sử dụng giá trị hợp lý khi nó không ñược xác ñịnh ñáng tin cậy. Đặc biệt,
IFRS cấm sử dụng giá trị hợp lý trong một số trường hợp ño lường tài sản và nợ
phải trả (ví dụ tài sản vô hình trong IAS 38 và vốn chủ sỡ hữu trong IAS 39).
17

 Hệ thống thang áp dụng giá trị hợp lý, trong ñó có 3 cấp ñộ theo mức
ñộ thông tin sẵn có ñể xác ñịnh như sau:
 Cấp 1 ñầu vào ñược tính giá (không ñiều chỉnh) tại các thị trường
hoạt ñộng cho tài sản hoặc nợ phải trả là báo cáo thực thể có khả năng truy cập tại
thời ñiểm ñó.
 Cấp 2 ñầu vào là yếu tố ñầu vào khác với giá niêm yết bao gồm:
Trích giá ñối với tài sản tương tự hoặc nghĩa vụ tại các thị trường hoạt ñộng. Giá
trích dẫn hay tương tự nhau hoặc tài sản nợ trên thị trường mà không hoạt ñộng.
Hoặc các tài sản có nguồn gốc chủ yếu từ hoặc chứng thực của thị trường dữ liệu
quan sát ñược bằng sự tương quan hoặc các phương tiện khác (thị trường chứng
thực ñầu vào).
 Cấp 3 là cấp thấp nhất hoàn toàn chỉ có thông tin nội bộ doanh
nghiệp.
 Giá trị hợp lý sẽ ñược áp dụng tùy theo trường hợp theo 3 phương
pháp:
 Phương pháp thị trường (sử dụng thông tin thị trường và các giao
dịch có thể so sánh ñược).
 Phương pháp thu nhập (tính trên cơ sở chiết khấu dòng tiền thuần

trong tương lai).
 Phương pháp chi phí (tính trên chi phí cần thiết ñể tạo ra một tài
sản tương tự).

×