38 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Một số yếu tố liên quan đến nạo phá thai
ở phụ nữ có thai lần đầu
tại TP. Hồ Chí Minh
Ths. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang* và cs
Ghi nhận có hơn 680.000 nữ nạo phá thai trong 6 tháng đầu năm 1998, trong đó có đến 70-88% từ
15 đến 24 chưa từng sử dụng các biện pháp tránh thai. Để tìm các yếu tố liên quan đến việc đi phá
thai trong số những phụ nữ tuổi từ 16- 38, mang thai lần đầu tiên một nghiên cứu bệnh chứng được
tiến hành tại Bệnh viện Từ Dũ và phòng khám của Trường Nữ hộ sinh ở thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 6 đến tháng 9 năm 2001. Các học sinh nữ hộ sinh đã qua huấn luyện, phỏng vấn trực diện 87
phụ nữ đến xin phá thai và 81 thai phụ đến thăm thai bằng những bảng câu hỏi được biên soạn sẵn.
Bảng câu hỏi bao gồm 30 câu. Kết quả thu được từ phân tích hồi quy đa biến cho biết tuổi càng lớn
(tỉ suất chênh =0,85) và có hôn nhân hợp pháp (tỉ suất chênh = 0,04) làm giảm nguy cơ mang thai
không mong đợi, dẫn đến phá thai. Không xem chương trình giáo dục kế hoạch hóa gia đình trên
truyền hình (tỉ suất chênh = 2,23) và không biết gì về các tai biến, tác hại của phá thai (tỉ suất
chênh = 10,26) là những yếu tố nguy cơ dẫn đến nạo phá thai. Cũng dùng phân tích hồi qui bội đa
biến với các trường hợp phụ nữ đến phá bào thai không mong đợi của họ và các thai phụ đến thăm
thai với bào thai mong đợi, thấy rằng ý nghóa thống kê giảm đi với yếu tố không biết các tai biến,
tác hại của phá thai. Phân tích thống kê mô tả các yếu tố về tiền sử sinh sản cho thấy 41% phụ nữ
đến phá thai chưa từng dùng các biện pháp tránh thai và lý do họ không dùng là không biết gì về
bất cứ phương pháp tránh thai nào trong 42% các trường hợp. Thậm chí trong số họ, những người
có từng dùng các biện pháp tránh thai thì tỉ lệ dùng thuốc tránh thai chỉ 22%, dùng bao cao su tránh
thai chỉ 20% và dùng thuốc tránh thai cấp cứu chỉ 14%,trong khi đó tỉ lệ dùng phương pháp tránh
ngày rụng trứng lại tới 24% và giao hợp gián đoạn 14%. Thêm vào đó chỉ 24,1 % những phụ nữ đến
phá thai đã từng bàn bạc về kế hoạch hoá gia đình với chồng hoặc bạn tình của họ. Những kết quả
này gợi ý rằng nên khuyến khích các bạn trẻ cả nam lẫn nữ dùng các biện pháp tránh có hiệu quả
cao và cần cung cấp những thông tin về tác hại và tai biến của phá thai cho họ. Những chương trình
truyền hình có lẽ là phương tiện chuyển tải những thông tin này hiệu quả nhất.
It was reported that over 680,000 women had abortions in Vietnam in the first 6 months of 1998, and
70-88 % of women aged 15-24 years had never used a contraceptive method. A case-control study
was conducted between June and September 2001 at Tu Du Hospital and a clinic at the Midwife
School in Ho Chi Minh City, Vietnam, to investigate factors associated with having abortions among
primigravida women aged 16-38 years. Trained midwife students carried out face-to-face structured
interviews with 87 abortionists (cases) and 81 pregnant women coming for antenatal care (controls).
The questionnaire consisted of 30 questions.
Multiple logistic regression analysis was used revealing that older age (OR=0.85) and being mar-
ried (OR=0.04) decreased the risk of getting unintended pregnancy leading to abortion. Risk factors
of obtaining an abortion were not being exposed to family planning promotion on television
(OR=2.23) and not knowing the adverse effects of abortion (OR=10.26). The same analysis was
applied to aborters with unintended pregnancy and antenatal care patients with intended pregnan-
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) 39
Mở đầu
Tình hình nạo phá thai trên thế giới và nhất là
các nước xã hội chủ nghóa ở Trung và Đông Âu
ngày càng giảm thì tỉ lệ nạo phá thai tại Việt Nam
hãy còn cao
1
. Việt Nam được xem là một trong
những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế
giới. Nạo phá thai chiếm 40% tổng số các thai kỳ
hằng năm tại Việt Nam
2
. Theo thống kê của Bộ Y
tế, hơn 680.000 phụ nữ nạo phá thai trong 6 tháng
đầu năm 1998
3
.
Nghiên cứu của Daniele Belanger và Khuất
Thu Hồng về những phụ nữ nạo phá thai tại Hà Nội
vào những năm 1990 đã cho thấy có một cuộc cách
mạng về giới tính đã xảy ra ở Việt Nam, nhưng có
đến 70-88% các phụ nữ trong lứa tuổi từ 15-24 chưa
bao giờ sử dụng biện pháp ngừa thai nào
4, 5
. Trong
khi đó, Daniel Goodkind đã miêu tả rằng sự gia
tăng của hoạt động tình dục trước hôn nhân, kiến
thức về các biện pháp tránh thai, và sự thiếu thốn
các dòch vụ về kế hoạch hóa gia đình là những yếu
tố quan trọng đóng góp rất nhiều trong sự gia tăng
tỉ lệ nạo phá thai của một quốc gia
6
.
Một nghiên cứu đònh tính và đònh lượng đã
được thực hiện tại Kenya và đã phát hiện rằng
những phụ nữ nạo phá thai có khuynh hướng là
những phụ nữ chưa lập gia đình, tuổi dưới 24, có
thai lần đầu, nghèo và trình độ học vấn ở mức độ
trung học cơ sở
7
.
Mặt khác, một nghiên cứu ở Luân Đôn (Anh)
đã kết luận rằng không có sự khác biệt giữa những
người nạo phá thai và những người không nạo phá
thai
8
. Tại Việt Nam, cũng đã có vài công trình
nghiên cứu đònh tính trên những người nạo phá thai,
đặc biệt là những phụ nữ có thai lần đầu vì biến
chứng của nạo phá thai có thể dẫn đến hiếm muộn.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những
thành phố lớn nhất của Việt Nam. Tình trạng đô thò
hóa đã làm cho thành phố ngày càng trở nên đông
đúc hơn, đã có nhiều người từ các tỉnh lên thành
phố sinh sống, ngay cả những người từ các tỉnh phía
Bắc. Cùng với sự phát triển của thành phố, kiểu
sống của giới trẻ của thành phố cũng dần dần được
hiện đại hóa. Họ trở nên sống độc lập hơn với gia
đình và trở nên tự do hơn trong các mối quan hệ với
người yêu
9
. Mặc dù họ rất lo lắng đến các hậu quả
của những hành vi tình dục và cố gắng tìm hiểu về
các thông tin ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn,
nhưng cuối cùng họ vẫn thường tìm đến các dòch vụ
phá thai không hợp pháp. Các phương tiện thông tin
đại chúng của thành phố như sách báo, truyền
thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông
điện tử khác cũng đã chuyển tải một số thông tin
về kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, số trường hợp
nạo phá thai ở các bệnh viện trong thành phố đã
chứng tỏ rằng các chương trình truyền thông này
vẫn chưa đầy đủ và có hiệu quả. Chỉ riêng tại Bệnh
viện Phụ sản Từ Dũ, một trong những dòch vụ về
kế hoạch hóa gia đình lớn của thành phố Hồ Chí
Minh, đã có hơn 30.000 trường hợp nạo phá thai
trong năm 2000.
Với mục đích nhằm ngăn ngừa các thai kỳ
ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai và cũng như để
bảo vệ sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ, nghiên
cứu của chúng tôi tập trung đánh giá những đặc tính
về dòch tễ xã hội của những người có thai lần đầu-
và nạo phá thai và kiến thức về ngừa thai của họ.
cy; statistical significance diminished for the knowledge about adverse effects of abortion.
Descriptive analysis of reproductive history among abortionists showed that 41.4% of them had never
used contraceptives and the reason for non-usage was lack of knowledge of any type of contracep-
tives in 42.8% of the cases. Even among abortionists who had ever used contraceptives, proportions
of those who used the pill, condom and the emergency pill were only 22%, 20% and 14%, respec-
tively, whereas proportions for rhythm method and coitus interrupt were as high as 24% and 14%,
respectively. Additionally, only 24.1% of abortionists had discussed about family planning with their
partners. These results suggest that effective contraceptive methods should be promoted among
young poppulation, both female and male, and that they need to be informed of the consequences of
abortion. Television program could be an effective mode of providing such information.
40 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Phương pháp nghiên cứu
1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu bệnh chứng không kết cặp
thực hiện tại TP.HCM từ 06/2001 - 09/2001. Các
cuộc phỏng vấn được thực hiện tại Bệnh viện Từ
Dũ và phòng khám của Trường Nữ hộ sinh.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm bệnh bao gồm các phụ nữ có thai lần đầu
đến khoa Kế hoạch hoá gia đình của Bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ và phòng khám Trường Nữ hộ sinh để
nạo phá thai.
Nhóm chứng bao gồm các phụ nữ có thai lần
đầu đến khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ và phòng
khám thai Trường Nữ hộ sinh.
Tất cả những đối tượng tham gia nghiên cứu
đều có sự đồng ý tham gia nghiên cứu.
3. Thu thập số liệu
Các học sinh Trường Nữ hộ sinh được huấn
luyện để thực hiện 171 phỏng vấn mặt đối mặt.
Chúng tôi sử dụng bản câu hỏi cấu trúc với 30 câu
hỏi về đặc tính dòch tễ xã hội, tiền sử sản khoa và
kiến thức về ngừa thai. Trung bình mỗi cuộc phỏng
vấn kéo dài trong 30-45 phút. Chúng tôi đã cố gắng
cân bằng tỉ lệ giữa số lượng đối tượng tham gia
nghiên cứu ở Bệnh viện Từ Dũ và phòng khám
Trường Nữ hộ sinh là 1:1 ở cả hai nhóm bệnh và
chứng.
Trước khi chính thức thu thập số liệu, chúng tôi
cũng đã tiến hành vài phỏng vấn thử nghiệm để
đánh giá lại bảng câu hỏi và tính khả thi của phỏng
vấn. Mặc dù trong bảng câu hỏi có vài câu hỏi tế
nhò, nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2
trường hợp từ chối trả lời trên tổng số phỏng vấn
thử nghiệm và phỏng vấn chính thức.
4. Phân tích thống kê
Chương trình phần mềm thống kê STATA 6.0
được sử dụng để phân tích số liệu. Phân tích mô tả
được áp dụng để phân tích việc sử dụng các biện
pháp tránh thai trong các trường hợp. Phân tích hồi
quy đa biến cũng được sử dụng để đánh giá các yếu
tố liên quan với nạo phá thai.
Các biến được dùng trong phân tích được liệt kê
trong bảng 1, 2 và 3. Những biến này được chọn
dựa trên các yếu tố có liên quan đến nạo phá thai
ở những nghiên cứu trước đây. Các biến liên tục
(như tuổi của các đối tượng nghiên cứu, tuổi của
bạn tình và tuổi đầu tiên có hoạt động tình dục) và
các biến lưỡng phân được sử dụng trực tiếp trong
phân tích. Trong khi đó, các biến có trên 2 phân
nhóm được phân nhóm lại thành biến lưỡng phân
để phân tích.
Trước tiên phân tích đơn biến cho từng yếu tố.
Các yếu tố liên quan hay gần liên quan có ý nghóa
thống kê với nạo phá thai trong phân tích đơn biến
(p<0.05 và p<0,1) sẽ được đưa vào phân tích đa
biến. Trong số các yếu tố có tương quan mạnh với
nạo phá thai (nghóa là hệ số tương quan trên 0.5 với
p< 0.05) hoặc những yếu tố có vẻ tương quan với
nạo phá thai về phương diện nội dung, thì yếu tố nào
Số lượng (%) hay trung vò (min, max)
Tỉ suất
chênh
(Odds
ratio)
Khoảng tin
cậy 95%
Biến số
Không muốn
có thai (N=87)
Muốn có thai
(N=81)
Tuổi
22 (16, 36)
25 (19, 38)
0.80
0.72-0.88 **
Thường trú tại TP HCM (có)
73 (83.9)
70 (86.4)
0.97
0.94-1.00
Năm sống tại TP HCM
5 (0, 31)
8 (0, 35)
0.97
0.94-1.00
Học vấn (tiểu học, trung
học)
58 (71.6)
67 (77.0)
0.75
0.37- 1.50 #
Thu nhập cá nhân (có)
65 ( 74.7)
57 (70.4)
0.80
0.40 – 1.58
Bảng 1: Phân bố phân tích các yếu tố xã hội.
# : p<0.1 ; * : p,<0.05 ; ** : p<0.01
Số lượng (%)
Biến
Không muốn
có thai (N=87)
Muốn có thai
(N=81)
Tỉ suất
chênh
(Odds
ratio)
Khoảng tin cậy
95%
Thông tin về KHHGĐ gần đây
Truyền thanh
17 (19.5)
21 (26.2)
1.46
1.07 – 1.99
Truyền hình
41 ( 47.1)
58 (72.5)
2.95
1.54 –5.56 **
Báo/ tạp chí
46 (52.8)
42 (52.5)
0.98
0.53 – 1.80
Kiến thức về bao cao su (BCS)
Biết BCS có thể ngừa thai ( có)
67 (77.0)
62 (76.5)
0.97
0.47 –1.99
Biết BCS phải mang khi dương vật
cương cứng (không)
67 (70.1)
43 (53.0)
2.07
1.10 – 3.90 *
Kiến thức về phá thai
Biết phá thai không là phương pháp
ngừa thai
18 (20.6)
8 (9.8)
0.74
0.33 – 1.61 #
Biết phá thai có thể ảnh hưởng đến
sức khoẻ
7 (8.0)
1 (1.2)
7.0
0.84 – 58.20 #
càng vừa hợp với phương trình hồi quy hoặc những
yếu tố mang đặc tính chuyên biệt hơn sẽ đươc chọn
vào phân tích đa biến.
Mứùc độ thỏa đáng của phương trình sau cùng
được thử nghiệm lại bằng phép kiểm tính chất thích
hợp của các biến trong phương trình.
Chúng tôi đã chọn yếu tố muốn mang thai và
không muốn mang thai để khảo sát trong nghiên
cứu nhằm hạn chế tối đa các sai số do phân nhóm
nhằm lẫn. Nhóm bệnh được xem là nhóm không
mong muốn có thai và nhóm chứng là nhóm mong
muốn có thai. Và đặc tính này cũng được sử dụng
trong suốt quá trình phân tích.
Kết quả
Nghiên cứu bao gồm 168 đối tượng, trong đó 81
trường hợp bệnh và 87 trường hợp chứng. Có 3 đối
tượng bò loại khỏi phân tích vì bảng câu hỏi in sai. Tỉ
lệ câu trả lời sai dưới 1% trong tổng số các câu hỏi.
Phân tích đơn biến cho thấy có sự khác biệt
giữa nhóm bệnh và nhóm chứng về các đặc tính
dòch tễ xã hội (Bảng 1). Các phụ nữ nạo phá thai có
khuynh hướng trẻ hơn nhóm phụ nữ ở nhóm chứng.
Trung vò tuổi của những người nạo phá thai là 22
trong khi đó trung vò tuổi của nhóm chứng là 25.
Những yếu tố khác biệt khác giữa nhóm bệnh và
nhóm chứng bao gồm: tuổi của bạn tình, tuổi của
lần giao hợp đầu tiên, tình trạnh hôn nhân, tình trạng
chung sống với bạn tình, biết về trình độ học vấn
của bạn tình. Tần suất đọc sách báo và xem truyền
hình cũng khác biệt giữa hai nhóm bệnh và chứng.
Các yếu tố có sự khác biệt tương đối giữa 2 nhóm
là trình độ học vấn và sự hiểu biết về thói quen
uống rượu của bạn tình. Kết quả nghiên cứu còn cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghóa thống kê về
tôn giáo giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.
Một phần tương đối lớn trong bảng câu hỏi
nghiên cứu là đánh giá về kiến thức tránh thai.
Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có vài yếu tố thể hiện
sự khác biệt giữa 2 nhóm trong phân tích đơn biến
(Bảng 2). So với nhóm chứng, ít người nạo phá thai
biết sử dụng bao cao su, ít người nạo phá thai không
xem nạo phá thai như là một biện pháp tránh thai
và ít người nạo phá thai biết về những hậu quả của
nạo phá thai. Trong số các nguồn cung cấp thông
tin về kế hoạch hóa gia đình, chỉ có truyền hình là
có sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh và chứng.
Bảng 3 cho thấy kết quả của phân tích đa biến.
Tuổi càng lớn và tình trạng kết hôn làm giảm nguy
cơ có thai ngoài ý muốn và dẫn đến nạo phá thai,
với tỉ số chênh tuần tự là: 0,85 và 0,04. Những yếu
tố gia tăng khả năng nạo phá thai như: không xem
chương trình vận động kế hoạch hóa gia đình trên
truyền hình (tỉ suất chênh: 2,23) và thiếu hiểu biết
về hậu quả của nạo phá thai (tỉ suất chênh: 10,26).
Khi phân tích những người nạo phá thai như
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) 41
Bảng 2: Phân tích đơn biến về liên quan giữa kiến thức ngừa thai và nạo phá thai.
# : p<0.1 ; * : p,<0.05 ; ** : p<0.01
42 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
nhóm thai kỳ không mong muốn và những phụ nữ
khám thai như nhóm thai kỳ mong muốn, kết quả
thu được cũng tương tự như trên ngoại trừ kiến thức
về hậu quả của nạo phá thai khác biệt có ý nghóa
thống kê.
Trong phân tích mô tả về tiền sử sản khoa, kết
quả ghi nhận rằng 41,4% những người nạo phá thai
chưa bao giờ sử dụng các biện pháp ngừa thai (bảng
4). Lý do không sử dụng là vì thiếu kiến thức về các
biện pháp tránh thai chiếm 42,8% các trường hợp.
Ngay cả ở những người nạo phá thai đã từng sử
dụng các biện pháp ngừa thai thì tỉ lệ sử dụng thuốc
ngừa thai, bao cao su và thuốc ngừa thai cấp cứu chỉ
là 22%, 20% và 14%, và tỉ lệ những người sử dụng
các biện pháp ngừa thai không chắc chắn truyền
thống như ngừa thai theo chu kỳ kinh 24% và xuất
tinh ngoài âm đạo 14%. Ngoài ra, 54% những người
nạo phá thai chưa bao giờ thảo luận với người khác
về kế họach hóa gia đình, chỉ có 24,1% những
người nạo phá thai có thảo luận với chồng hay bạn
tình.
Thảo luận
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung trên các
phụ nữ có thai lần đầu đến bệnh viện. Số liệu thu
thập tại Bệnh viện Từ Dũ và phòng khám Trường
Nữ hộ sinh. Từ Dũ được xem là Bệnh viện sản phụ
khoa lớn nhất trong thành phố đông dân cư nhất
Việt Nam. Do đó chúng tôi giả sử rằng các đối
tượng có thai lần đầu đến bệnh viện để chấm dứt
thai kỳ hay để khám thai có thể đại diện cho dân
số phụ nữ có thai lần đầu của thành phố.
Nạo thai lần đầu tiên được xem là sự kiện quan
trong trong đời của mọi phụ nữ bởi vì các hậu quả
của nạo phá thai trên sức khỏe của người phụ nữ cả
về thể chất lẫn tinh thần. Chúng tôi tập trung
nghiên cứu nhóm phụ nữ có thai lần đầu tiên bởi vì
những yếu tố trong thai kỳ và trong nạo phá thai
ảnh hưởng rất nhiều lên khả năng sinh sản về sau.
Trong nghiên cứu trước đây của BS. Nguyễn Thò
Thùy và BS. Nguyễn Trọng Hiếu cho thấy nạo phá
thai không những gây biến chứng vô sinh mà tiền
căn nạo phá thai liên quan mạnh mẽ với các thai kỳ
không mong muốn sau này11. Nếu như chúng ta
xác đònh được các yếu tố liên quan đến nạo phá thai
ở những phụ nữ có thai lần đầu và áp dụng những
kết quả nghiên cứu đó vào các chiến lược ngăn
ngừa nạo phá thai thì chúng ta có thể làm giảm
được tỉ lệ nạo phá thai ở các phụ nữ trong mọi lứa
tuổi sinh sản, cũng như hạn chế được các biến
chứng của nạo phá thai.
Chọn đối tượng nghiên cứu bao gồm những phụ
nữ có thai lần đầu có một lợi điểm là giảm được sự
sai số do phân nhóm nhầm lẫn. Các nghiên cứu
bệnh chứng trước đây chỉ tập trung vào những phụ
nữ nạo phá thai nói chung nên đã mắc phải những
lầm lẫn trong phân nhóm giữa bệnh và chứng, bởi
vì nhóm chứng có thể có tiền căn nạo phá thai trước
đó. Để giải quyết vấn đề này, một nghiên cứu tại
Ý đã đònh yếu tố loại trừ cho nhóm chứng là "không
có nạo phá thai trong vòng 3 tháng gần đây". Tuy
nhiên, các yếu tố thêm vào này có thể gây ra sự
mất cân đối giữa số lượng nhóm bệnh và nhóm
chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, để tránh
sai số do lầm lẫn trong phân nhóm, chúng tôi chỉ
tập trung vào các đối tượng mang thai lần đầu.
Như kết quả nghiên cứu khác ở nước ngoài,
chúng tôi cũng tìm thấy các phụ nữ độc thân và trẻ
tuổi có nhiều nguy cơ nạo phá thai hơn. Tuy nhiên,
theo như chúng tôi biết, không có một nghiên cứu
nào tại Việt Nam chứng minh rõ ràng, và theo
Goodkind thì tỉ lệ nạo phá thai cao xảy ra ở những
phụ nữ có gia đình ở lứa tuổi đỉnh điểm của hoạt
động tình dục.
# : p<0.1 ; * : p,<0.05 ; ** : p<0.01
Bảng 3: Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến phá thai
Biến
Tỉ suất chênh
Khoảng tin cậy
Tuổi
0.84
0.75 – 0.94 **
Tình trạng hôn nhân (có gia đình)
0.05
0.01 – 0.23 **
Thông tin về KHHGĐ từ TV (không)
2.28
1.05 – 4.93 *
Biết phá thai có hậu quả không tốt (không)
10.26
0.92 – 113. 41 #
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Hai yếu tố nguy cơ tăng tỉ lệ nạo phá thai trong
nghiên cứu của chúng tôi là thiếu hiểu biết về các
hậu quả của nạo phá thai và không tìm hiểu về các
thông tin ngừa thai trên truyền hình. Ở Việt Nam,
các thông tin về các hậu quả của nạo phá thai được
phổ biến không đầy đủ. Những kết quả về phương
thức cung cấp thông tin về kế hoạch hóa gia đình
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng sẽ góp phần
gợi ý cho các giới chức năng một phương cách
nhằm cải tiến hơn các cuộc vận động trong phòng
chống nạo phá thai.
Vì là nghiên cứu bệnh chứng, nên nghiên cứu
của chúng tôi cũng có 3 sai số không tránh khỏi.
Đầu tiên là sai số do sự phân nhóm nhầm lẫn như
đã được phân tích ở trên. Kế đến là sự sai số do nhớ
lại bởi vì chúng tôi không giới hạn tuổi thai ở hai
nhóm bệnh và chứng. Với những người có tuổi thai
lớn trong nhóm chứng, họ có thể ít nhớ về việc tiếp
thu các thông tin ngừa thai qua phương tiện truyền
thông đại chúng ở thời điểm họ mang thai hơn là
những phụ nữ mang thai với tuổi thai nhỏ. Tuy
nhiên, dù với hạn chế này chúng tôi cũng đã tìm
thấy các phụ nữ nạo phá thai ít tìm hiểu thông tin
hơn các phụ nữ ở nhóm chứng. Cuối cùng là sự sai
số do thu thập dữ liệu, nhưng chúng tôi cũng đã cố
gắng giới hạn ở mức tối thiểu bằng cách chia nhóm
thực hiện phỏng vấn thành 2 nhóm khác nhau, một
nhóm thu thập số liệu cho nhóm bệnh và một nhóm
thu thập số liệu cho nhóm chứng, và quá trình phân
tích số liệu chỉ thực hiện sau khi đã hoàn tất quá
trình thu thập số liệu.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần
cung cấp nhiều thông tin hơn cho giới chức trách
thành phố cũng như các nhà chuyên môn về các
yếu tố có liên quan đến nạo phá thai tại thành phố
Hồ Chí Minh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn gợi
ý rằng các biện pháp tránh thai hiệu quả nên được
phổ biến rộng rãi trong thanh niên, cả nam lẫn nữ,
cũng như cần phải cung cấp kiến thức về hậu quả
của việc nạo phá thai cho thanh niên. Tất cả các
thông tin này có thể được cung cấp qua các chương
trình truyền hình hấp dẫn và dàn dựng công phu.
Kết luận
Nạo phá thai là một biện pháp dùng để chấm
dứt thai kỳ không mong muốn. Mặc dù nạo phá thai
góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số trong xã hội
nhưng nạo phá thai cũng gây ra những biến chứng
tức thời và lâu dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
về thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Nghiên
cứu các yếu tố liên quan đến tình hình nạo phá thai
không chỉ cung cấp cho các nhà chuyên môn cũng
như các ban ngành có liên quan cái nhìn bao quát
hơn về tình hình nạo phá thai trong thành phố.
Đồng thời, góp phần cung cấp thông tin cụ thể cho
công tác xây dựng các chiến lược về kế hoạch hóa
gia đình cho thành phố nói riêng và cho quốc gia
nói chung, nhằm giảm tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ nạo
phá thai và cải thiện hơn sức khoẻ sinh sản của phụ
nữ Việt Nam, đặc biệt là nữ thanh niên Việt Nam.
Bảng 4: Phân bố chọn lựa các phương pháp ngừa thai
Biến
N (%)
Bệnh ( N= 87)
Có bao giờ dùng một phương pháp ngừa thai
36 (41.4)
Thuốc ngừa thai
11 (22.0)
Bao cao su
10 (20.0)
Thuốc ngưà thai khẩn cấp
7 (14.0)
Ngừa thai tránh ngày rụng trứng
12 (24.0)
Giao hợp gián đoạn
7 (14.0)
Phương pháp khác
3 (6.0)
Không biết bất cứ phương pháp ngừa thai nào
15 (42.8)
Có thảo luận về ngừa thai với người phối ngẫu
21 (24.1)
Có thảo luận về mang thai với bạn tình
69 (79.3)
Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2) 43
44 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2004, Số 2 (2)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tác giả: Ths.BS. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang hiện đang là
giảng viên Bộ môn Phụ sản - Đại học Y dược Thành phố
Hồ Chí Minh. Đòa chỉ: 217 Hồng Bàng - Thành Phố Hồ Chí
Minh; E-mail:
Tài liệu tham khảo
1. Henshaw SK; Singh S; Hass T. Recent trends in abortion
rates worldwide. International family planning perspec-
tives. 1999; 25(1): 44-8
2. Anonymous. Vietnam's abortion rate remain high.
Population headliners 1998; 265:3.
3. Anonymous. Vietnam's abortion rate rises "baby
boomers" come of age. Cable News network Feb6,1999.
4. Belanger D và Khuất Thu Hồng. Nạo phá thai ở các phụ
nữ trẻ, độc thân tại Hà nội, Việt nam. Tạp chí dân số châu
Á -Thái Bình Dương 1996; 13(2): 179-85
5. Belanger D và Khuất Thu Hồng. Kinh nghiệm quan hệ
tình dục ở những phụ nữ độc thân và tình trạng nạo phá thai
tại Hà Nội, Việt Nam. Các vấn đề về sức khoẻ sinh sản
1999; 7(14): 71-82.
6. Goodkind D. Abortion in Vietnam: measurement, puzzle,
and concerns. Studies in family planning. 1994; 25(6Pt1):
342-52
7. Fort A, Ankomah, Aloo-Abunga C, and Otieno M. Socio-
cultural determinants of abortion in developing countries:
Kenyan chapter. 1994 Feb.21
8. Houghton A. Women who have abortions, are they dif-
ferent? Journal of Public Medicine. B1994; 16(3): 296-304
9. Efroymson D. Vietnam faces modern sexuality problems
with inadequated knowledge and solutions. Siecus reprot
1996; 24(3): 4-6
10. La Vecchia C, Pampallona S, Negri E, Fasoli M,
Franceshi S, Decarli A. Characteristics of women undergo-
ing induced abortion: results of a case-control study from
Northernn Italy. Contraception 1985; 32(6): 637-649
11. Nguyễn Thò Thùy, Nguyễn Trọng Hiếu. The impact of
KAP of birth control on unwanted pregnancy. Hng Vương
hospital, HoChiMinh city 1996 [unpublished data]
12. Goodkind D. Abortion in Vietnam: measurements, puz-
zles, and concerns. Studies in family planning 1994; 6:
342-352.