e
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
DIỆP TUYẾT PHƢƠNG
MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
DIỆP TUYẾT PHƢƠNG
MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG
TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung và số liệu phân tích trong Bài luận văn này là
kết quả nghiên cứu độc lập của tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào.
Học viên
Diệp Tuyết Phương
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – BIỂU ĐỒ – PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 1
1.1. Lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt 1
1.1.1. Khái niệm 1
1.1.2. Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt 2
1.1.3. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt 2
1.1.4. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 3
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế 3
1.1.4.2. Đối với Ngân hàng thương mại 4
1.1.4.3. Đối với khách hàng 5
1.2. Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 6
1.2.1. Thanh toán bằng séc 6
1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 8
1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu hoặc lệnh thu 9
1.2.4. Thanh toán bằng thẻ 10
1.2.5. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử 11
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt 12
1.3.1. Môi trường kinh tế - xã hội 12
1.3.2. Môi trường pháp lý 13
1.3.3. Khoa học công nghệ 13
1.3.4. Yếu tố con người 14
1.3.5. Yếu tố tâm lý 15
1.3.6. Quy trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng 15
1.4. Mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt 16
1.4.1. Khái niệm 16
1.4.2. Các tiêu chí đánh giá mở rộng hoạt động TTKDTM 16
1.4.2.1. Quy mô cung ứng dịch vụ 16
1.4.2.2. Đa dạng về sản phẩm dịch vụ 17
1.4.2.3. Mức độ tăng trưởng trong doanh thu thanh toán 17
1.4.2.4. Mức độ gia tăng kiểm soát rủi ro 17
1.4.2.5. Mức độ gia tăng thị phần 18
1.4.2.6. Chất lượng dịch vụ 18
1.5. Kinh nghiệm mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt từ một số ngân
hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam 19
1.5.1. Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trên thế giới 19
1.5.1.1. Brazil 19
1.5.1.2. Russia – Liên Bang Nga 20
1.5.1.3. India - Ấn Độ 22
1.5.1.4. China – Trung Quốc 23
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
Kết luận chƣơng 1 27
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG
DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU
VIỆT NAM 28
2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 28
2.1.1. Hoạt động giao dịch 28
2.1.2. Phương thức TTKDTM tại Eximbank 31
2.1.2.1. Thanh toán bằng séc 31
2.1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi 31
2.1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 32
2.1.2.4. Thanh toán bằng thẻ 33
2.1.2.5. Thanh toán qua hệ thống ngân hàng điện tử 34
2.2. Thực trạng về mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 36
2.2.1. Quy mô cung ứng dịch vụ 36
2.2.1.1. Mạng lưới hoạt động 36
2.2.1.2. Hệ thống máy ATM, POS 37
2.2.1.3. Nhân viên phục vụ 37
2.2.2. Đa dạng về sản phẩm dịch vụ 38
2.2.3. Mức độ tăng trưởng trong giá trị thanh toán 39
2.2.4. Kiểm soát rủi ro 39
2.2.5. Mức độ gia tăng thị phần 40
2.2.6. Chất lượng dịch vụ 41
2.3. Khảo sát thực tế về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Bình Phú 42
2.3.1. Mục tiêu khảo sát 42
2.3.2. Đối tượng, phạm vi và thời gian khảo sát 42
2.3.3. Nội dung khảo sát 43
2.3.3.1. Khảo sát sơ bộ 43
2.3.3.2. Khảo sát chính thức 44
2.3.4. Phương pháp phân tích định lượng 45
2.3.5. Kết quả khảo sát 49
2.3.5.1. Đánh giá các thang đo 49
2.3.5.2. Kết quả phân tích hồi quy bội 51
2.3.5.3. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố 54
2.3.5.4. Kết quả thống kê mức độ chấp nhận TTKDTM tại Chi nhánh
Bình Phú 57
2.4. Đánh giá về tình hình mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam 60
2.4.1. Kết quả đạt được 60
2.4.2. Những mặt hạn chế và phân tích nguyên nhân 61
2.4.2.1. Những mặt hạn chế 61
2.4.2.2. Nguyên nhân 63
Kết luận chƣơng 2 65
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM 66
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam 66
3.1.1. Mục tiêu phát triển 66
3.1.2. Định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 67
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 68
3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực 68
3.2.2. Mở rộng hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ TTKDTM69
3.2.3. Hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp 70
3.2.4. Phân bổ mạng lưới hoạt động hợp lý 71
3.2.5. Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin 71
3.2.6. Đa dạng hoá các phương thức thanh toán 72
3.2.7. Triển khai nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi 74
3.3. Giải pháp hỗ trợ 74
3.3.1. Từ phía Chính phủ 74
3.3.2. Từ phía Ngân hàng Nhà nước 76
3.3.3. Từ phía các cơ quan chức năng 78
Kết luận chƣơng 3 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 82
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM
:
Máy giao dịch tự động
BRIC
:
Nhóm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc
CMND
:
Chứng minh nhân dân
ĐTLNH
:
Điện tử liên ngân hàng
KHCN
:
Khoa học công nghệ
KTXH
:
Kinh tế xã hội
NH
:
Ngân hàng
NHĐT
:
Ngân hàng điện tử
NHNN
:
Ngân hàng nhà nước
NS
:
Nhân sự
POS
:
Điểm bán hàng/Máy cà thẻ
QT
:
Quy trình
SSP/RM
:
Chương trình thúc đẩy bán hàng
TCCUDVTT
:
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
TMCP
:
Thương mại cổ phần
TTKDTM
:
Thanh toán không dùng tiền mặt
TP.HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh
UNC
:
Uỷ nhiệm thu
UNT
:
Uỷ nhiệm chi
WTO
:
Tổ chức Thương mại thế giới
YTKH
:
Yếu tố khách hàng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – BIỂU ĐỒ – PHỤ LỤC
Bảng biểu
Bảng 2.1 : Số lượng giao dịch thanh toán tại Eximbank 30
Bảng 2.2 : Doanh số giao dịch thanh toán tại Eximbank 30
Bảng 2.3 : Tình hình thẻ đã phát hành và thẻ đang hoạt động tại
Eximbank từ năm 2009 đến năm 2012 33
Bảng 2.4 : Thực trạng giao dịch qua Ngân hàng điện tử tại Eximbank
trong năm 2011 và năm 2012 35
Bảng 2.5 : Quy mô cung ứng dịch vụ từ năm 2009 đến năm 2012 36
Bảng 2.6 : Thị phần khách hàng Eximbank từ năm 2009 đến năm 2012 40
Bảng 2.7 : Kết quả kiểm định Crobach’s Alpha 50
Bảng 2.8 : Kết quả kiểm định R2 52
Bảng 2.9 : Kết quả kiểm định Anova 52
Bảng 2.10 : Kết quả phân tích hồi quy bội 53
Bảng 2.11 : Kết quả phân tích sâu phương sai một yếu tố 56
Bảng 2.12 : Kết quả thống kê giá trị trung bình của các biến 57
Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của
Eximbank từ năm 2009 đến năm 2012 83
Bảng 2.14 : Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 đến năm 2012 84
Biều đồ
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng số lượng giao dịch tại chi nhánh Bình Phú 28
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng giá trị giao dịch tại chi nhánh Bình Phú 29
Phụ lục
Phụ lục 1. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt 82
Phụ lục 2. Chi nhánh Bình Phú 84
Phụ lục 3. Bảng câu hỏi định tính 85
Phụ lục 4. Bảng khảo sát khách hàng cá nhân 86
Phụ lục 5. Bảng khảo sát khách hàng doanh nghiệp 88
Phụ lục 6. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha 90
Phụ lục 7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 93
Phụ lục 8. Kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố 96
Phụ lục 9. Tần suất mức độ đồng ý của các biến đo lường 101
Phụ lục 10. Tỷ lệ % mức độ đồng ý của các biến đo lường 103
Phụ lục 11. Số liệu giao dịch thanh toán nội địa theo các phương tiện thanh
toán không dùng tiền mặt 105
Phụ lục 12. Số lượng Trường Cao đẳng, Đại học; Đơn vị hành chính 107
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn 6 năm sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới WTO, Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới với nhiều thành
tựu vượt bậc về kinh tế và khoa học công nghệ, mức sống của người dân từ đó
cũng dần được cải thiện hơn, nhu cầu tiêu dùng và thanh toán ngày một gia tăng.
Hệ thống ngân hàng cũng vì thế mà phát triển không ngừng về hình thức lẫn số
lượng, mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới.
Đối mặt với những thách thức cũng như để nắm bắt lấy cơ hội, các ngân
hàng ngày một trang bị cho mình nhiều dịch vụ, sản phẩm tiện ích nhằm thu hút
nhiều khách hàng hơn, một trong số đó là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Tuy
nhiên, dịch vụ này hiện nay phát triển khá chậm so với tình hình chung của thế
giới và khu vực. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã trải dài từ Bắc chí Nam, qua 63
tỉnh thành nhưng người dân vẫn có thói quen giao dịch bằng tiền mặt và không
có khái niệm về thanh toán qua ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng như mạch máu không thể thiếu trong nền kinh tế, và
dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những sản phẩm đặc trưng
phải có của ngân hàng. Do đó, để bắt kịp với sự tiến bộ chung của thế giới, hoạt
động thanh toán không dùng tiền mặt cần được đẩy mạnh trong tầng lớp dân cư
cũng như các tổ chức kinh tế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ấy, đề tài luận văn được tiến hành với mục
đích mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam; bằng cách hệ thống hoá cơ sở lý luận về thanh toán
không dùng tiền mặt, xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán
không dùng tiền mặt và đo lường việc chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt
của tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế đang giao dịch tại Eximbank để tìm ra
giải pháp phù hợp trong tình hình hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình hoạt động và chiến lược phát triển của Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục
tiêu sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;
- Phân tích thực trạng về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam;
- Vận dụng các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt để xây dựng mô hình đo lường sự chấp nhận thanh toán không dùng
tiền mặt của khách hàng;
- Đề xuất một số giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thời gian từ năm 2009 đến năm 2012.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích … nhằm làm rõ vấn
đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích định lượng từ các nguồn: số liệu thứ cấp được thu
thập từ các Báo cáo thường niên, Bản công bố thông tin, từ Cơ quan thống kê,
tạp chí; số liệu sơ cấp từ khảo sát ý kiến khách hàng … và được xử lý bằng phần
mềm SPSS, Excel.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thanh toán không dùng tiền mặt đã rất phổ biến và trở thành một phương
tiện thanh toán hàng ngày của người dân ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ở Việt
Nam, phương tiện này là một khái niệm khá là xa lạ với phần lớn người dân. Đã
có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn chưa có một bài nào có một
cuộc khảo sát thực tế mà chỉ thiên về định tính, chưa nắm được quan điểm của
người sử dụng các giao dịch thanh toán này. Vì thế, đề tài ngoài việc hệ thống
hoá cơ sở lý luận, phân tích tình hình hoạt động còn lượng hoá các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Eximbank. Kết quả của
đề tài không những giúp cho Ban giám đốc Eximbank đề ra các giải pháp thích
hợp mà còn giúp cho các cơ quan chức năng, các nhà quản lý có cái nhìn toàn
diện hơn để có thể mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong giới
hạn về nguồn vốn, nhân lực và tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận văn được chia thành 3
chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận tổng quan về mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ MỞ RỘNG THANH
TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.1. Lý luận chung về thanh toán không dùng tiền mặt
1.1.1. Khái niệm
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không
có sự xuất hiện của tiền mặt vì thế mà phương thức thanh toán này đã tạo ra một
dạng tiền mới được gọi là đồng tiền ghi sổ. Thanh toán không dùng tiền mặt bao
gồm thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng và một số
hình thức thanh toán khác không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Thanh toán qua tài khoản của khách hàng là một dịch vụ thanh toán được
thực hiện thông qua vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng. Bằng các
phương tiện thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng như: séc, uỷ
nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, … khách hàng sẽ chọn phương tiện thanh toán nào phù
hợp với đặc điểm giao dịch của mình để thực hiện việc chi trả tiền hàng hoá dịch
vụ đã được cung ứng hoặc chuyển tiền đến một đối tượng nào đó. Việc thanh
toán này có thể được khách hàng thực hiện tại các điểm giao dịch của ngân hàng
hoặc trên các công nghệ điện tử, bằng cách trích chuyển một số tiền trong tài
khoản của khách hàng đến tài khoản của đối tượng khác cùng hoặc khác hệ thống
ngân hàng.
Thanh toán qua tài khoản của khách hàng là phương thức thanh toán phổ
biến khi đề cập đến khái niệm TTKDTM. Bên cạnh đó còn một phương thức
thanh toán khác cũng được xem là TTKDTM, như: dịch vụ chuyển tiền bằng
CMND, thu hộ, chi hộ, … Các phương tiện thanh toán này được gọi là thanh
toán không qua tài khoản của khách hàng và được thực hiện thông qua ngân hàng
và các tổ chức tài chính khác.
2
TTKDTM là một đặc tính đặc trưng của nền kinh tế với các mối quan hệ
hàng hoá và tiền tệ ngày một phát triển và là một thành phần không thể thiếu của
hệ thống chu chuyển tiền tệ.
1.1.2. Nguồn gốc của thanh toán không dùng tiền mặt
Dưới sự phát triển của các dịch vụ và tín dụng ngân hàng là cơ sở để phát
triển phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Bởi vì nhu cầu tiêu dùng và
sản xuất luôn tăng trưởng, không còn gói gọn trong phạm vi một khu vực nhỏ mà
mở rộng ra toàn lãnh thổ, toàn thế giới thì việc thanh toán bằng tiền mặt trở nên
phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro khi các tệ nạn cướp giật, làm tiền giả ngày
một nghiêm trọng, tinh vi hơn. Chính vì lẽ đó, phương thức thanh toán không
dùng tiền mặt đã được ra đời để giải quyết cho bài toán đó, giúp việc thanh toán
trở nên an toàn và đơn giản hơn.
1.1.3. Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt có các đặc điểm cơ bản như sau:
- Là phương thức thanh toán gián tiếp giữa người chi trả và người thụ
hưởng, có sự tham gia của ngân hàng là trung gian thanh toán.
Trong phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vai trò của ngân hàng
rất quan trọng – ngân hàng là chủ thể thứ ba, là trung gian giữa bên chi trả (người
mua, người mắc nợ, người có nhu cầu thanh toán) và bên thụ hưởng (người bán,
chủ nợ). Bên chi trả sẽ không cần trực tiếp đến gặp bên thụ hưởng để thực hiện
các giao dịch thanh toán mà sẽ giao cho ngân hàng thực hiện theo các lệnh thanh
toán đã thoả mãn đủ điều kiện của ngân hàng.
- Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán được thực
hiện bằng bút tệ.
Khác với thanh toán bằng tiền mặt, trong phương thức thanh toán này,
công cụ thanh toán là tiền – không xuất hiện, mà chỉ xuất hiện dưới dạng bút tệ,
bằng cách ghi tăng giảm trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Để làm được
3
điều đó, ngân hàng sẽ yêu cầu bên chi trả và bên thụ hưởng mở một tài khoản
thanh toán tại ngân hàng. Khi nhận được lệnh yêu cầu thanh toán của bên chi trả,
ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang
tài khoản tiền gửi thanh toán của bên thụ hưởng.
- Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán có sự tách rời
về thời gian và không gian giữa tiền tệ và hàng hoá, dịch vụ.
Với thanh toán bằng tiền mặt, khi người mua nhận được hàng hoá, dịch vụ
cũng là lúc họ phải thanh toán cho người bán một số tiền tương ứng với giá trị
món hàng hoặc dịch vụ đã được cung cấp. Nhưng trong phương thức thanh toán
không dùng tiền mặt, do việc thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển khoản
thông qua hệ thống ngân hàng nên việc thanh toán không xảy ra đồng thời cùng
địa điểm và thời gian khi nhận hàng hoá, dịch vụ. Hàng hoá, dịch vụ có thể được
nhận tại cửa hàng, tại nhà, tại bất kỳ địa điểm và thời gian nào theo sự thoả thuận
của hai bên nhưng khi thanh toán, bên chi trả chỉ cần thực hiện việc thanh toán
tại ngân hàng sao cho số tiền sẽ được ngân hàng ghi tăng trên tài khoản của bên
thụ hưởng sau một thời gian ngắn.
1.1.4. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã khắc phục được những nhược
điểm của phương thức thanh toán bằng tiền mặt, phát huy được nhiều đặc tính ưu
việt, đem lại nhiều tiện ích cho các đối tượng tham gia trong nền kinh tế thị
trường. Cụ thể như sau:
1.1.4.1. Đối với nền kinh tế
- Giúp tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro khi lưu thông tiền tệ
Vì phương thức thanh toán này không sử dụng tiền mặt nên nó giúp tiết
kiệm được các chi phí do quá trình lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế gây ra như:
chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí in ấn tiền,… Bên
cạnh đó, thanh toán không dùng tiền mặt còn giúp hạn chế rủi ro trong quá trình
4
lưu thông tiền mặt khi các tệ nạn xã hội như trộm cướp, tiền giả, lừa đảo… ngày
một trở nên tinh vi hơn, phức tạp hơn.
- Giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp kiểm soát lạm phát
Thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua hệ thống ngân
hàng do đó giảm được lượng cung tiền mặt đang lưu thông trong các tầng lớp dân
cư. Khi đó, lượng cung tiền mặt sẽ ít hơn lượng cầu – một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng lạm phát. Điều này giúp kiểm soát, giảm lạm phát nhưng
không làm giảm đi lượng tiền thực của các tổ chức, dân cư trong nền kinh tế.
- Tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế
Thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện thông qua hệ thống ngân
hàng nên đảm bảo được sự an toàn, chính xác, nhanh chóng, giúp cho các tổ chức
kinh tế, các tầng lớp dân cư nhận được vốn nhanh chóng, làm tăng vòng quay sử
dụng vốn, góp phần thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế.
- Góp phần kiểm soát một số hoạt động tiêu cực trong nền kinh tế
Khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo nó là những hoạt động tiêu
cực trong nền kinh tế ngày một gia tăng như: rửa tiền, trốn thuế, lừa đảo, tham
nhũng… Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ góp phần giúp Nhà nước, các
cơ quan chức năng kiểm soát và hạn chế được các hoạt động tiêu cực này.
1.1.4.2. Đối với Ngân hàng thƣơng mại
- Tăng nguồn vốn huy động với chi phí thấp
Muốn thực hiện TTKDTM, các tổ chức kinh tế, tầng lớp dân cư phải đến
ngân hàng mở một tài khoản tiền gửi thanh toán và nộp một số tiền vào tài khoản
để thực hiện giao dịch của mình khi có nhu cầu. Do đó, sẽ có một lượng tiền
nhàn rỗi tạm thời trong tài khoản của khách hàng mà ngân hàng có thể sử dụng
cho các món vay ngắn hạn như: vay qua đêm, vay liên ngân hàng…
- Mang lại thu nhập ổn định
5
TTKDTM là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng nên khi
khách hàng có nhu cầu giao dịch, ngân hàng sẽ thu phí trên tài khoản của khách
hàng. Mức phí thu được tuy không nhiều so với các sản phẩm, dịch vụ khác,
nhưng theo đà phát triển của nền kinh tế xã hội, dịch vụ thanh toán qua ngân
hàng sẽ ngày một gia tăng. Do đó, đây là nguồn thu nhập tương đối nhiều và ổn
định của ngân hàng.
- Tạo lập và giữ được mối quan hệ với khách hàng
TTKDTM đa dạng với nhiều sản phẩm, dịch vụ như: thanh toán bằng séc,
uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thanh toán tiền điện, thanh toán lương qua ngân
hàng,… tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, giúp cho ngân hàng dễ dàng
tiếp cận đến mọi chủ thể trong nền kinh tế. Một khi khách hàng đã hài lòng về
sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng, họ sẽ dễ dàng
chấp nhận sử dụng nhiều sản phẩm khác của ngân hàng như: thấu chi, tín dụng,
quản lý tài sản, ngoại hối… và mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng ngày
một bền chặt hơn. Ngoài ra, nhờ vào dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt,
ngân hàng sẽ tiếp cận được các đối tác của khách hàng. Từ đó ngân hàng có thêm
cơ hội để tiếp thị, quảng bá và gia tăng đối tượng khách hàng.
- Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần giảm thiểu rủi ro
trong hoạt động kinh doanh
Các sản phẩm dịch vụ như tín dụng, bảo lãnh, … tuy mang lại nguồn thu
nhập cao cho ngân hàng nhưng bên cạnh đó lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thanh toán
không dùng tiền mặt được ra đời, góp phần đa dạng hơn sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng, với nhiệm vụ chính là trung gian thanh toán nên rủi ro trong hoạt
động kinh doanh không nhiều, góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
1.1.4.3. Đối với khách hàng
Thanh toán không dùng tiền mặt giúp cho khách hàng bao gồm các tầng
lớp dân cư và tổ chức kinh tế tiết kiệm được chi phí quản lý, chi phí vận chuyển
cũng như chi phí kiểm đếm tiền.
6
Vì thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán qua ngân
hàng, nên việc thanh toán được thực hiện nhanh chóng, an toàn, thuận lợi. Ngoài
ra, phương thức này được thực hiện bằng cách ghi tăng giảm trên tài khoản của
khách hàng; nên để thực hiện được, khách hàng phải có một số tiền nhất định
trong tài khoản của mình. Do đó, khi không có nhu cầu thanh toán, khách hàng
có thể được hưởng lãi từ ngân hàng, có thêm thu nhập so với giữ tiền mặt ở nhà.
Ngoài ra, khách hàng sẽ có cơ hội tiếp cận được các sản phẩm dịch vụ tiện
ích khác của ngân hàng như: thanh toán lương qua ngân hàng, các dịch vụ về thẻ,
thấu chi, quản lý tài sản, thu hộ tiền điện, điện thoại, …
1.2. Các phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1. Thanh toán bằng séc
Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát được lập dưới
dạng văn bản, yêu cầu ngân hàng trích chuyển một số tiền nhất định từ tài khoản
tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng (người cầm séc, người
có tên trên séc hoặc trả theo lệnh của người xuất trình).
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng thì gồm có:
Séc ghi danh, hay còn gọi là séc ký danh, là loại séc trên đó ghi rõ họ tên,
địa chỉ, CMND (nếu có) của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng séc.
Séc vô danh, là loại séc không ghi tên cá nhân hay tên pháp nhân thụ
hưởng. Trên tờ séc sẽ ghi nội dung: “Yêu cầu chi trả cho người cầm séc”. Với
loại séc này, đối tượng nào cầm tờ séc sẽ là người thụ hưởng hợp pháp và được
chuyển nhượng tự do bằng cách trao tay.
Séc trả theo lệnh, là loại séc được chi trả theo lệnh của người thụ hưởng.
Trên tờ séc sẽ có câu: “Trả tiền theo lệnh Ông/Bà…”. Loại séc này được chuyển
nhượng cho đối tượng khác bằng cách ký hậu ở mặt sau của tờ séc.
- Căn cứ vào tính chất thanh toán thì gồm có 4 loại séc, bao gồm:
7
Séc chuyển khoản, là loại séc chỉ được dùng để thanh toán chuyển khoản.
Người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc phải ghi hoặc đóng dấu thêm cụm
từ “trả vào tài khoản” ngay dưới tiêu đề “Séc” ở mặt trước của tờ séc.
Séc tiền mặt: là loại séc không ghi cụm từ “trả vào tài khoản” vì thế người
thụ hưởng có thể yêu cầu người ký phát hoặc ngân hàng thanh toán bằng tiền
mặt.
Séc bảo chi: là loại séc chuyển khoản có sự xác nhận đảm bảo của ngân
hàng sẽ chi trả số tiền ghi trên tờ séc khi người thụ hưởng xuất trình tờ séc.
Séc có điều khoản gạch chéo: là loại séc có sự giới hạn về phạm vi thanh
toán của tờ séc đó tại một ngân hàng được chỉ định hoặc cho người thụ hưởng có
tài khoản tại ngân hàng đó.
- Các chủ thể tham gia thanh toán séc
Người ký phát séc (người phát hành séc): là người lập và ký tên trên séc,
yêu cầu ngân hàng thay mặt mình thanh toán một số tiền cụ thể được ghi trên séc.
Người được trả tiền: là người có quyền thụ hưởng hoặc chuyển nhượng
quyền thụ hưởng của mình đối với số tiền được ghi trên tờ séc.
Người thụ hưởng: là người cầm tờ séc mà trên tờ séc có một trong những
nội dung: “Ghi tên người được trả tiền là chính mình” hoặc “Không ghi tên
người được trả tiền” hoặc “Có ghi hoặc đóng dấu cụm từ Trả cho người cầm séc”
hoặc “Được chuyển nhượng bằng cách ký hậu cho mình ở mặt sau của tờ séc”.
Người chuyển nhượng séc: là người chuyển nhượng quyền thụ hưởng séc
của mình cho người khác.
Đơn vị thanh toán: là ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán mà người ký
phát có tài khoản tiền gửi thanh toán và thực hiện lệnh trích tiền theo yêu cầu của
người ký phát cho người thụ hưởng séc khi tờ séc được nộp.
8
Đơn vị thu hộ: là ngân hàng mà người thụ hưởng có tài khoản tiền gửi
thanh toán, được phép làm dịch vụ thu hộ séc do người thụ hưởng nộp vào để thu
hộ tiền cho người thụ hưởng.
Thanh toán bằng séc có những ưu điểm nổi bật như đảm bảo khả năng chi
trả tức thời, tiết kiệm thời gian kiểm đếm, rất thuận lợi và nhanh chóng trong
giao dịch mua bán; linh hoạt trong việc thanh toán vì người thụ hưởng có thể
nhận bằng tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản của mình. Đối với séc bảo chi
thì quyền lợi của người thụ hưởng sẽ được đảm bảo vì séc đã được tổ chức ung
ứng xác nhận việc thanh toán.
Bên cạnh những tiện ích mà séc mang lại nhưng vẫn còn một số đặc điểm
khiến người bán thường lo ngại là sợ séc giả hoặc tài khoản của người mua
không còn tiền, hoặc không đủ tiền, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch. Séc bảo
chi sẽ đảm bảo an toàn cho người bán nhưng lại gây ra sự trở ngại cho người mua
vì phải mất thời gian đến TCCUDVTT làm thủ tục xác nhận bảo chi. Trong
trường hợp séc bảo chi lưu ký thì người mua sẽ phải lưu ký số tiền trên tờ séc,
gây ứ đọng vốn.
1.2.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Thanh toán bằng UNC là phương thức thanh toán theo sự uỷ nhiệm của
khách hàng, ngân hàng sẽ chuyển một số tiền nhất định được ghi trên lệnh do chủ
tài khoản lập theo mẫu của ngân hàng, chuyển vào tài khoản của người thụ
hưởng được ghi trên lệnh đó, để thanh toán cho hàng hoá dịch vụ đã nhận được.
Để thanh toán được bằng uỷ nhiệm chi, người mua và người bán phải ký
kết hợp đồng thương mại nêu rõ các điều khoản thanh toán bằng uỷ nhiệm chi và
cung cấp số tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng của hai bên, riêng đối với
người mua phải có một số tiền trong tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đủ
đảm bảo cho việc thanh toán và thu phí của ngân hàng.
9
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản,
nhanh chóng, an toàn và độ chính xác cao. Người mua chủ động trong việc thanh
toán của mình, giúp kiểm soát được dòng vốn, từ đó có các biện pháp sử dụng
vốn hiệu quả. Vì phạm vi thanh toán của uỷ nhiệm chi rộng nên cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho người mua và người bán khi có khoảng cách về không gian,
qua đó góp phần mở rộng và phát triển hoạt động thương mại trên cả nước.
Bên cạnh những ưu điểm thì phương tiện thanh toán này còn một số hạn
chế so với thanh toán bằng séc vì thời gian thanh toán dài hơn. Trong hoạt động
thương mại thì đòi hỏi người mua và người bán phải ký hợp đồng mới có thể lập
ủy nhiệm chi để trả tiền. Đối với người bán, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện
ý của người mua nên có khả năng người mua sẽ chiếm dụng vốn của người bán
mặc dù hàng hoá dịch vụ đã cung cấp, dẫn đến người bán gặp rủi ro, ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất kinh doanh.
1.2.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu hoặc lệnh thu
Thanh toán bằng UNT là phương thức thanh toán được thực hiện trên cơ
sở người bán lập UNT theo mẫu của ngân hàng, để uỷ nhiệm ngân hàng thay
mình thu hộ tiền từ người mua hàng hoá, dịch vụ đã được ký kết trên hợp đồng
thương mại của hai bên.
Để thanh toán bằng UNT, người bán phải cung cấp được hợp đồng thương
mại, trong đó nêu rõ thanh toán bằng UNT và số tài khoản tiền gửi thanh toán ở
ngân hàng cũng như các chứng từ liên quan chứng minh việc người bán đã cung
ứng hàng hoá, dịch vụ cho người mua.
Ngoài ưu điểm là phạm vi thanh toán rộng, thanh toán bằng UNT còn giúp
người bán chủ động trong việc yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên phương tiện thanh
toán này có thời gian thanh toán dài hơn so với séc, thủ tục lại phức tạp do phải
cung cấp chứng từ chứng minh hàng hoá dịch vụ đã được cung ứng cho người
mua. Do đó phương tiện thanh toán này bị giới hạn trong một số dịch vụ cung
ứng định kỳ như tiền điện, nước, phí điện thoại, …
10
1.2.4. Thanh toán bằng thẻ
Thẻ là một sản phẩm do ngân hàng cung cấp để thực hiện các giao dịch
như nạp, rút tiền, thanh toán hoặc chuyển khoản. Thanh toán bằng thẻ là phương
tiện thanh toán mà chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện việc thanh toán, chuyển
khoản tại các máy ATM, POS.
- Căn cứ vào phạm vi sử dụng thẻ gồm có thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
- Căn cứ vào tính chất thanh toán của thẻ, gồm có:
Thẻ ghi nợ (debit card) là loại thẻ được sử dụng để thực hiện các giao dịch
như rút tiền, thanh toán trong phạm vi số tiền mà chủ thẻ đã nộp vào tài khoản
của mình tại ngân hàng.
Thẻ tín dụng (credit card) là loại thẻ mà ngân hàng sẽ cấp một hạn mức tín
dụng cho chủ thẻ và chủ thẻ được phép sử dụng trong phạm vi hạn mức này để
thanh toán cho các khoản mua hàng hoá, dịch vụ.
Thẻ trả trước (prepaid card) gồm thẻ trả trước vô danh và định danh,
tương tự như thẻ ghi nợ, chủ thẻ chỉ được sử dụng thanh toán các khoản giao
dịch trong phạm vi giá trị đã trả trước cho ngân hàng phát hành thẻ.
Thẻ ATM: là loại thẻ được sử dụng thực hiện các giao dịch như: rút tiền, nộp
tiền, chuyển tiền tại các máy ATM, hoặc ở ngân hàng.
- Căn cứ vào chủ thể phát hành thẻ gồm thẻ do ngân hàng phát hành và do
các tổ chức phi ngân hàng phát hành như: American Express, JCB…
- Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật của thẻ gồm ba loại: thẻ khắc chữ nổi
(Embossing card,) thẻ băng từ (Magnetic stripe) và thẻ thông minh (Smart card).
- Các chủ thể tham gia thanh toán thẻ bao gồm:
Hiệp hội thẻ: là hiệp hội có các thành viên là các tổ chức tài chính, công ty
phát hành thẻ. Hiệp hội đưa ra những quy định cơ bản về việc phát hành, sử dụng
11
và thanh toán thẻ, đóng vai trò trung gian trong việc điều chỉnh, cân đối lượng
tiền thanh toán giữa các thành viên.
Đơn vị phát hành: là các ngân hàng, các công ty, tổ chức tài chính thiết kế
các tiêu chuẩn về kỹ thuật, mẫu mã, đặc tính của thẻ, … phù hợp với mục đích,
nhu cầu, đối tượng sử dụng thẻ.
Ngân hàng đại lý: là ngân hàng được sự cho phép của đơn vị phát hành
trao quyền phát hành và thanh toán thẻ mang thương hiệu của những đơn vị này.
Chủ thẻ: là những cá nhân hoặc người được uỷ quyền (thẻ do công ty uỷ
quyền sử dụng) có nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán, được ngân hàng cung cấp các
loại thẻ nói trên. Mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm một thẻ phụ. Chủ thẻ
chính và chủ thẻ phụ cùng chi tiêu trên một tài khoản.
Đơn vị chấp nhận thẻ: là các công ty, tổ chức,… cung ứng hàng hóa, dịch
vụ cho người sử dụng thẻ, ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện
thanh toán.
Thanh toán bằng thẻ mang lại sự an toàn hơn khi sử dụng tiền mặt; giảm
thiểu rủi ro bị mất tiền do trộm, cướp; lại thuận tiện và dễ dàng sử dụng trong
giao dịch. Thêm vào đó, chủ thẻ có thể nhận được ưu đãi khi thanh toán tại các
đơn vị liên kết với ngân hàng mà chủ thẻ mở thẻ hoặc khi không có nhu cầu
thanh toán, số dư trong tài khoản có thể nhận được lãi suất không kỳ hạn.
Tuy nhiên, việc thanh toán bằng thẻ hiện chưa được phổ biến do nhiều hạn
chế về đơn vị chấp nhận thẻ chưa được rộng khắp; vị trí đặt máy ATM, POS
chưa phù hợp; chỉ được sử dụng ở một số thành phố lớn do phải có cơ sở vật chất
đồng bộ và khoa học kỹ thuật phát triển cũng như khó khăn trong việc thanh toán
các giao dịch nhỏ với phạm vi hẹp.
1.2.5. Thanh toán qua dịch vụ ngân hàng điện tử
Hoạt động ngân hàng điện tử là hoạt động ngân hàng được thực hiện qua
các kênh phân phối điện tử. Kênh phân phối điện tử là hệ thống các phương tiện