Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài chính và phát triển tài chính bằng chứng ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.6 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM



TRẦN THANH THUẬN


MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI, ĐỘ
MỞ TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH:
BẰNG CHỨNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


TRẦN THANH THUẬN

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI, ĐỘ
MỞ TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH:
BẰNG CHỨNG Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN


Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài
chính và phát triển tài chính: bằng chứng ở các nước đang phát triển” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được thu thập từ những nguồn
đáng tin cậy và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công
trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn
bộ trách nhiệm trước Hội đồng.

TP.HCM, tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn



Trần Thanh Thuận






MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục cụm từ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
TÓM TẮT 1
1. Giới thiệu 2
2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây 4
2.1. Tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính 4
2.2. Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài chính 6
2.3. Tác động của độ mở thương mại đến độ mở tài chính 10
3. Phương pháp nghiên cứu 18
3.1. Mô hình nghiên cứu 18
3.2. Dữ liệu nghiên cứu 25
3.2.1. Mẫu nghiên cứu 25
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu 29



4. Kết quả nghiên cứu 33
4.1. Thống kê mô tả 33
4.2. Kết quả các kiểm định cho 5 phương trình 34
4.3. Kết quả nghiên cứu 51
5. Kết luận 58
Tài liệu tham khảo
Phụ lục





DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

C

m vi
ế
t t

t

Tên đ

y đ


ti
ế
ng Anh

Tên đ

y đ


ti
ế
ng Vi


t

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed Effects
Model

Mô hình

hi

u

ng c


đ

nh

FGLS
Feasible Generalized Least
Squares
Phương pháp b
ình ph
ương
nhỏ nhất tổng quát

GDP

Gross Domestic Product

T

ng s

n ph

m qu

c n

i

GMM
Generalized Method of
Moments
Phương pháp moment t

ng
quát
OLS Ordinary Least Squares
Phương pháp b
ình ph
ương
nhỏ nhất
PMG
Pooled Mean Groups

Phương pháp trung b
ình
nhóm gộp
REM Random Effects Model
Mô hình

hi

u

ng ng

u
nhiên
UNCTAD
United Nations Conference
on Trade and Development
H

i ngh


liên hi

p qu

c t
ế

về thương mại và phát triển


WB

World Bank

Ng
ân hàng th
ế

gi

i





DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu trước đây
Bảng 3.1: Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.2: Mô tả biến độc lập và biến phụ thuộc sử dụng trong 5 phương trình
Bảng 3.3: Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3.4: Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2: Ma trận tương quan
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả kiểm định phương trình (1)
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả kiểm định phương trình (2)
Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả kiểm định phương trình (3)
Bảng 4.6: Tổng hợp kết quả kiểm định phương trình (4)

Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả kiểm định phương trình (5)
Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả hồi quy 5 phương trình bằng phương pháp FGLS

1

TÓM TẮT
Trong bài luận văn, tôi đã sử dụng mô hình dữ liệu bảng (panel data) để ước
lượng mối liên hệ giữa độ mở và phát triển tài chính tại các nước đang phát triển.
Bài viết dụng dữ liệu mẫu ở 29 quốc gia đang phát triển trong thời gian 11 năm
từ 2000 - 2011. Bằng phương pháp ước lượng FGLS (Feasible Generalized Least
Squares) đã cho ra kết quả thực nghiệm là có tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa
độ mở thương mại và độ mở tài chính, độ mở tài chính và phát triển tài chính ở
các nước đang phát triển. Để từ đó, có thể xây dựng nên một sự tăng trưởng kinh
tế ổn định tại những nước đang phát triển này.
2



1. Giới thiệu
Trong thập kỷ qua, khi toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì
mối liên hệ giữa tài chính và độ mở trở nên rõ ràng, sâu sắc hơn. Chúng có
những ảnh hưởng lẫn nhau để giúp cho nền kinh tế của quốc gia ngày càng phát
triển. Phát triển tài chính đã giúp cho nguồn lực của quốc gia vững mạnh hơn,
thêm nữa, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ góp phần làm
cho các quốc gia đang phát triển gặt hái được những thành tựu về mở rộng
thương mại, để từ đó tạo nền tảng cho xây dựng một nền kinh tế phát triển. Việc
tự do hóa thương mại đã thúc đẩy các quốc gia buôn bán, trao đổi hàng hoá một
cách mạnh mẽ, hình thành nên một nền kinh tế mở đa ngành đa nghề với sức
cạnh tranh cao. Ngoài ra, việc bãi bỏ rào cản thuế quan khi thực hiện tự do hóa
thương mại cũng thu hút rất nhiều nguồn vốn từ bên ngoài (FDI). Đây chính là

một nguồn lực quan trọng để phát triển tài chính và kinh tế. Thu hút vốn FDI
không những gia tăng nguồn vốn mà còn học hỏi được công nghệ, khoa học kỹ
thuật, từ đó tạo ra những nguồn cung hàng hóa có chất lượng cao để phục vụ cho
trong nước và cả xuất khẩu. Đây cũng là nhân tố quan trọng cho các nước đang
phát triển mở rộng được thương mại của mình.
Tuy nhiên, việc tự do hóa thương mại và tự do tài chính cũng làm cho kinh
tế của một số quốc gia (nhất là các nước đang phát triển) bị lệ thuộc vào các
quốc gia khác bởi sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trưởng mở. Do vậy,
việc tự do hóa thương mại và tài chính có thực sự ảnh hưởng tốt đến sự phát
triển tài chính của hầu hết các quốc gia đang phát triển hay không?
3



Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Mối liên hệ giữa độ mở thương mại, độ mở
tài chính và phát triển tài chính: bằng chứng ở các nước đang phát triển” để
nghiên cứu trong luận văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra một bằng chứng thực nghiêm về
mối quan hệ giữa các nhân tố phát triển tài chính, tự do hóa tài chính và tự do
hóa thương mại đối với những nước đang phát triển trên thế giới. Xem xét quan
hệ giữa ba nhân tố trên là quan hệ một chiều hay hai chiều.
Trong bài viết này, tôi đã sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp hồi quy
FGLS (Feasible Generalized Least Squares) để nghiên cứu tại 29 quốc gia đang
phát triển trên thế giới trong 11 năm từ 2000 – 2011.
Cấu trúc của luận văn gồm những phần quan trọng sau:
Phần 2: Tổng quan những nghiên cứu trước đây, giới thiệu sơ lược những
nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và độ mở thương
mại, độ mở tài chính.
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày dữ liệu nghiên cứu, mô hình, và
phương pháp nghiên cứu.

Phần 4: Nội dung, kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả ước lượng đạt được.
Phần 5: Kết luận.


4



2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây
 Nghiên cứu của Dornburch (1992), The Case for Trade Liberalization in
Developing Countries.
Dornburch (1992) nghiên cứu về tự do hóa thương mại ở những nước
đang phát triển trên thế giới, đặc biệt là ở ba nước Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc,
Mexico. Trong bài nghiên cứu tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng về lợi ích của
tự do hóa thương mại đối với phát triển kinh tế ở những nước đang phát triển.
Tác giả cho rằng, phát triển thương mại có những lợi ích sau: nâng cao sự phân
bổ nguồn tài nguyên thiên nhiên sao cho lợi ích phù hợp với chi phí xã hội; tiếp
cận công nghệ cao; có thể đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô; nâng cao cạnh
tranh trong nước.
2.1. Tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài chính
Trước đây, có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về tác động của độ mở thương mại
đến phát triển tài chính và trong bài nghiên cứu này tôi xin giới thiệu hai bài
nghiên cứu với phương pháp và kết quả khá tốt.
 Nghiên cứu của Do, Q T. and Levchenko (2004), Trade and Financial
Development.
Do, Q T. and Levchenko (2004) nghiên cứu về độ mở thương mại có tác
động đến phát triển tài chính của một quốc gia hay không? Để minh chứng cho
vấn đề này tác giả đã tiến hành hồi quy bằng phương pháp OLS cho dữ liệu được
thu thập từ 22 quốc gia OECD và 55 nước đang phát triển trong thời gian 1965-
1995. Trong bài nghiên cứu, tác giả đưa ra các biến: phát triển tài chính (được đo

5



lường bằng tín dụng tư nhân/ GDP); độ mở thương mại (được đo lường bằng
tổng xuất nhập khẩu/GDP) và một số biến kiểm soát khác. Kết quả nghiên cứu
đầu tiên cho thấy rằng mức độ tác động của độ mở thương mại đến phát triển tài
chính của mỗi quốc gia phụ thuộc vào mức thu nhập trung bình của quốc gia đó.
Đối với những quốc gia có mức thu nhập trung bình cao, độ mở thương mại có
tương quan dương với phát triển tài chính, trong khi đối với những quốc gia có
mức thu nhập thấp, mối tương quan này là nghịch chiều. Tuy nhiên, tác giả cho
rằng phương pháp OLS thông thường chưa chứng minh được giữa độ mở thương
mại và phát triển tài chính có mối quan hệ nhân quả, chính vì thế, sau đó tác giả
đưa thêm vào mô hình hồi quy các biến công cụ cho biến độ mở thương mại là
những biến không tác động đến phát triển tài chính. Kết quả nghiên cứu đạt được
cũng tương tự với kết quả trên. Tóm lại, tác động của độ mở thương mại đối với
phát triển tài chính của những quốc gia khác nhau về mức thu nhập trung bình
khác nhau là khác nhau.
 Nghiên cứu của Kim và cộng sự (2009), Dynamic effects of trade
openness on financial development.
Kim và cộng sự (2009) nghiên cứu tác động của độ mở thuơng mại đến
phát triển tài chính cho các quốc gia trên thế giới. Trong những bài nghiên cứu
trước, các tác giả đã cho thấy tác động tích cực của tự do thương mại và phát
triển tài chính. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, bên cạnh đó, mở cửa thương mại có
thể làm gia tăng áp lực cạnh tranh, gia tăng rủi ro từ đó dẫn đến những cuộc
khủng hoảng thường xuyên, tức là tác động trong ngắn hạn của độ mở thương
mại đối với nền kinh tế. Chính vì thế, tác giả muốn tập trung nghiên cứu tác
động trong ngắn và dài hạn của độ mở thương mại đến phát triển tài chính. Để
6




thực hiện mục tiêu đó, tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 88 quốc gia (trong đó
các quốc gia nghiên cứu được phân thành ba nhóm: nhóm nước thu nhập cao,
nhóm nước thu nhập trung bình và nhóm nước thu nhập thấp) trong khoảng thời
gian từ 1960-2005 và phương pháp PMG (Pooled Mean Group). Phương pháp
này được lựa chọn do tác động dài hạn có thể kiểm định dựa vào sự đồng nhất
giữa các quốc gia trong mẫu nghiên cứu, còn tác động ngắn hạn được kiểm định
dựa vào đặc điểm riêng biệt từng quốc gia như chính sách tiền tệ, sự bất hoàn
hảo của thị trường, tính linh hoạt của giá cả và tiền lương… Trong bài nghiên
cứu, để đo lường phát triển tài chính tác giả sử dụng 3 biến: tín dụng tư nhân
(lprivo), cung tiền M3 (llly), tài sản ngân hàng (ldby); độ mở thương mại đo
lường bằng logarit của tổng xuất nhập khẩu/GDP (ltrade). Bên cạnh đó để kết
quả nghiên cứu không bị chệch, tác giả đưa thêm các biến kiểm soát khác vào
mô hình nghiên cứu, gồm: GDP trên đầu người (initial), chi tiêu chính phủ/GDP
(lgov), tỉ lệ lạm phát (lpi). Kết quả nghiên cứu cho thấy: tác động của độ mở
thương mại đến phát triển tài chính phụ thuộc vào mức thu nhập của các quốc
gia. Đối với những nước có thu nhập thấp, độ mở thương mại tác động cùng
chiều đến phát triển tài chính trong dài hạn, tác động nghịch chiều trong ngắn
hạn. Đối với những nước có thu nhập cao, độ mở thương mại tác động cùng
chiều đến phát triển tài chính trong dài hạn, không có tác động trong ngắn hạn.
2.2. Tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài
chính.
 Nghiên cứu của Rajan và Zingales (2003), The great reversals: the
politics of financial development in the twentieth century.
7



Rajan và Zingales (2003) nghiên cứu về phát triển tài chính ở các quốc

gia. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 24 nước, phần lớn là các nước phát
triển trên thế giới từ 1913-1999 với phương pháp hồi quy đa biến. Trong bài
nghiên cứu, tác giả chỉ ra bốn yếu tố xác định phát triển tài chính: phát triển ngân
hàng (được đo lường bằng tỷ số tiền gửi ngân hàng/GDP), phát triển thị trường
vốn (được đo lường bằng tỷ số chứng khoán phát hành của những công ty nội địa
được niêm yết/tổng vốn đầu tư cố định nội địa; tổng chỉ số vốn hóa chứng khoán
thị trường; và số công ty nội địa được niêm yết/1000 dân). Khi tiến hành hồi
quy, do hạn chế về mặt dữ liệu, tác giả sử dụng các biến chỉ số vốn hóa thị
trường/GDP, số công ty nội địa được niêm yết trên sàn chứng khoán/1.000 dân,
số cổ phiếu phát hành/GDP làm biến phụ thuộc, đo lường nhân tố phát triển tài
chính. Ngoài ra, trong mô hình hồi quy còn sử dụng các biến chỉ số công
nghiệp/GDP, độ mở thương mại, biến tương tác của độ mở thương mại và chỉ số
công nghiệp, biến tương tác của chỉ số công nghiệp và thuế làm biến độc lập. Kết
quả bài nghiên cứu cho thấy, khi quốc gia mở cửa dòng vốn mạnh, phát triển tài
chính tương quan dương mạnh với tự do hóa thương mại; nhưng nếu mức độ mở
cửa dòng vốn giảm thì mức độ tương quan giữa phát triển tài chính và tự do hóa
thương mại cũng giảm theo.
 Nghiên cứu của Siong Hook Law (2006), Openness, Institutions and
Financial Development.
Dựa trên bài nghiên cứu của Rajan và Zingales (2003), Hook Law (2006)
nghiên cứu tác động của độ mở thương mại, độ mở tài chính đến phát triển tài
chính. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 43 nước đang phát triển trong 21 năm từ
1980-2001. Nhân tố phát triển thị trường được đo lường bằng hai yếu tố phát
8



triển khu vực ngân hàng (đo lường bằng cung tiền M3/GDP, tín dụng dành cho
tư nhân /GDP, và tín dụng nội địa của khu vực ngân hàng/GDP), phát triển thị
trường vốn (đo lường bằng số lượng các công ty nội địa được niêm yết trên sàn

chứng khoán). Độ mở thương mại đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu /GDP và
tỷ trọng nhập khẩu/ tổng nhập khẩu. Độ mở tài chính đo lường bằng dòng vốn tư
nhân và chỉ số tự do hóa tài chính được xây dựng bởi 2 nhà nghiên cứu Chinn và
Ito (2002). Biến thể chế (institution) được đo lường bằng những biến đo lường
rủi ro quốc gia. Khi sử dụng yếu tố phát triển khu vực ngân hàng để đo lường
phát triển tài chính, dữ liệu thu thập được cho 43 nước, nhiều hơn 21 năm nghiên
cứu nên tác giả có thể áp dụng phương pháp GMM để đưa ra kết quả ước lượng.
Khi phát triển tài chính được đo lường bằng yếu tố phát triển thị trường vốn, dữ
liệu chỉ thu thập được cho 20 nước, ít hơn số năm nghiên cứu. Do vậy, trong
trường hợp này tác giả sử dụng phương pháp ước lượng PMG. Nhìn chung các
kết quả đều cho thấy rằng, độ mở thương mại và độ mở tài chính có tác động
thúc đẩy phát triển tài chính. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng khẳng định tác động
của độ mở thương mại đến phát triển tài chính đối với mỗi quốc gia phụ thuộc
vào mức thu nhập trung bình mỗi quốc gia.
 Nghiên cứu của Baltagi và cộng sự (2009), Financial development and
openness: Evidence from panel data.
Baltagi và cộng sự (2009) cũng sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu về
phát triển tài chính và độ mở thương mại, độ mở tài chính ở những quốc gia phát
triển và đang phát triển trên thế giới. Nhân tố phát triển tài chính được đo lường
bằng tín dụng tư nhân và chỉ số vốn hóa chứng khoán thị trường. Đối với những
nước đang phát triển, tác giả sử dụng hai biến để đo lường độ mở tài chính: chỉ
9



số tự do hóa tài chính (thu thập cho 42 nước đang phát triển từ 1980-2003) được
tính bằng tổng tài sản và nợ nước ngoài của quốc gia /GDP và chỉ số tự do hóa
dòng vốn được đo lường từ bốn biến giả về giới hạn giao dịch vốn được trình
bày trong báo cáo của IMF. Độ mở thương mại được đo lường bằng tổng xuất
nhập khẩu/GDP. Ngoài ra, trong mô hình nghiên cứu tác giả cũng đưa thêm các

biến để đo lường rủi ro quốc gia. Mối quan hệ giữa độ mở thương mại, độ mở tài
chính và phát triển tài chính được ước lượng bằng cách sử dụng phương pháp
system GMM. Biến công cụ được sử dụng là độ mở thương mại của quốc gia
khác có quan hệ thương mại và độ mở tài chính của Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tác động biên của độ mở tài chính và độ mở thương mại có mối quan hệ
nghịch chiều với mức độ mở cửa tài chính và mở cửa thương mại, tức là những
nền kinh tế đóng cửa sẽ được hưởng lợi ích từ việc mở cửa thương mại hoặc mở
cửa tài chính. Mặc dù một quốc gia có thể có lợi từ việc mở cửa thương mại và
tài chính đồng thời, nhưng nếu quốc gia đó chỉ mở cửa thương mại hoặc mở cửa
tài chính thì nó vẫn có thể có ích đối với phát triển khu vực ngân hàng.
 Nghiên cứu của Hanh (2009), Financial Development, Financial
Openness and Trade Openness: New evidence.
Hanh (2009) điều tra các mối liên kết hai chiều giữa phát triển tài chính
với độ mở tài chính và độ mở thương mại của hai mươi chín nước đang phát
triển tại châu Á trong 14 năm từ 1994–2008. Trong bài nghiên cứu có các biến
chính: phát triển tài chính (được đo lường bằng cung tiền M3/GDP (LLY) và tín
dụng cho khu vực tư nhân/GDP (PRIVO); độ mở tài chính (được đo lường bằng
FDI/GDP (FDI) và dòng vốn tư nhân/ GDP (GPC)); độ mở thương mại (được đo
lường bằng tổng xuất nhập khẩu của quốc gia/GDP). Ngoài ra, còn có các biến
10



kiểm soát khác: biến đo lường độ rủi ro quốc gia (IRCG); tốc độ tăng trưởng
GDP (GDP); tỷ giá hối đoái thực; biến giả để đo lường khủng hoảng tài chính
(CRI
1
và CRI
2
). Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và độ mở được tác giả

kiểm định qua ba bước. Đầu tiên, tác giả kiểm định tính dừng và số đồng liên kết
của dữ liệu. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết của
Pedroni (1999) để kiểm định mối quan hệ dài hạn giữa các biến. Cuối cùng, tác
giả sử dụng phương pháp Difference GMM được xây dựng bởi Arellano và
Bond (1991) để đưa ra kết quả ước lượng. Bài nghiên đã đạt được những kết quả
quan trọng sau: Thứ nhất, bài nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ nhân quả
giữa phát triển tài chính với độ mở tài chính và độ mở thương mại. Sự mở cửa
thị trường hàng hóa và dịch vụ ở các nước đang phát triển là điều kiện tiên quyết
cho sự phát triển. Và ngược lại, phát triển tài chính và độ mở tài chính tạo điều
kiện cho các nước đang phát triển đạt được lợi ích lớn hơn trong việc mở cửa
thương mại. Thứ hai, bài nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa các chỉ số đo
lường phát triển tài chính và độ mở tài chính là không đồng nhất. Tồn tại một
mối tương quan dương giữa độ mở tài chính và tín dụng dành cho khu vực tư
nhân (PRIVO). Trong khi đó, không có bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa
độ mở tài chính với cung tiền M3 (LLY).
2.3. Tác động của độ mở thương mại đến độ mở tài chính
 Nghiên cứu của Kandiero và Chitiga (2006), Trade Openness and
Foreign Direct Investment in Africa.
Kandiero và Chitiga (2006) nghiên cứu về tác động của độ mở thương mại đến
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho các nước ở châu Phi qua bốn giai đoạn
1980-1985, 1985-1990, 1990-1995, 1995-2001. Tác giả hồi quy biến FDI theo
11



các biến độ mở thương mại (Openess), thuế đánh trên thương mại quốc tế
(TAX), cơ sở hạ tầng (ROAD), lương (WAGE), quy mô thị trường (GDP), tỷ giá
hối đoái thực (REER). Ngoài ra để đưa ra kết quả hồi quy đáng tin cậy, sau đó
tác giả còn đưa vào hai biến khác là biến vùng miền và biến đo lường sự ổn định
chính trị của từng quốc gia. Phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu là

GMM nhằm mục đích xử lý tốt vấn đề nội sinh của các biến trong mô hình
nghiên cứu. Bài nghiên cứu đã đưa ra các kết quả cho thấy rằng, độ mở thương
mại có tác động tích cực đối với việc thu hút vốn FDI của các nước châu Phi.
Đặc biệt, việc giảm thuế, hạn chế các hàng rào phi thuế quan sẽ có tác động
mạnh đến việc gia tăng FDI. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ hiện tại đang được bảo
hộ nhiều nên nếu mở rộng tự do hóa trong khu vực này sẽ thu được lợi ích rất
lớn. Mặt khác, trong nghiên cứu của Lane và Milesi- Ferreti (2006), FDI được
xem như là chỉ tiêu đo lường cho nhân tố độ mở tài chính. Như vậy, độ mở
thương mại có tác động tích cực đối với việc thu hút FDI đồng nghĩa với việc độ
mở thương mại và độ mở tài chính có tương quan dương.
 Nghiên cứu của Thomas và cộng sự (2008), Linkages between Financial
Deepening, Trade Openness and Economic Development: Causality Evidence
from Sub-Saharan Africa.
Thomas (2008) nghiên cứu về mối liên kết giữa phát triển tài chính, độ mở
thương mại, độ mở tài chính và tăng trưởng bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời
gian của 16 nước ở khu vực Tiểu Sahara châu Phi. Để thực hiện nghiên cứu tác
giả đã sử dụng các biến: tăng trưởng (được đo lường bằng GDP thực trên đầu
người), độ mở thương mại (được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP), phát
triển tài chính (có thể được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như:
12



M2/GDP, tín dụng nội địa cho khu vực tư nhân/GDP…). Kết quả ước lượng cuối
cùng được đưa ra sau khi tác giả thực hiện lần lượt các kiểm định. Thứ nhất, tác
giả thực hiện phân tích khám phá nhân tố để tìm ra những nhân tố đo lường sự
phát triển tài chính. Thứ hai, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm
định đồng liên kết để xem xét tính dừng và mối đồng liên kết trong chuỗi dữ
liệu. Dựa theo đó, tác giả sẽ thực hiện các kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa
các biến trong mô hình. Cuối cùng, tác giả thực hiện kiểm định nhân quả

Granger, Var và VECM. Bài nghiên cứu đã đưa ra các kết quả: thứ nhất, không
có mối quan hệ trong dài hạn giữa các nhân tố phát triển tài chính, độ mở và tăng
trưởng kinh tế. Thứ hai, ít có bằng chứng cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa
chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, tồn tại một mối liên hệ giữa
độ mở thương mại và độ mở tài chính.
 Nghiên cứu của Asongu Simplice Anutechia (2010), Linkages between
Financial Development and Openness: panel evidence from developing
countries.
Asongu (2010) nghiên cứu lý thuyết về mối liên kết giữa phát triển tài
chính và độ mở tại 29 nước đang phát triển ở châu Phi trong vòng 21 năm từ
1987-2008. Mối liên kết này tương quan dương và từ đó nó làm góp phần tăng
trưởng nền kinh tế ở các nước đang phát triển. Trong bài nghiên cứu, tác giả sử
dụng kỹ thuật dữ liệu bảng để kiểm định mối liên hệ hai chiều giữa phát triển tài
chính và độ mở với các biến: phát triển tài chính (được đo lường bằng 2 yếu tố:
tín dụng tư nhân bằng tiền gởi ngân hàng/GDP (PCRgdp) và cung tiền M3/GDP
(LLgdp)); độ mở tài chính (được đo lường bằng 2 yếu tố: đầu tư nước
ngoài/GDP (FDIgdp) và dòng vốn tư nhân/GDP (PCFgdp)); độ mở thương mại
13



(được đo lường bằng tổng xuất nhập khẩu/GDP (IXgdp) và biến kiểm soát tăng
trưởng GDP trên đầu người (GDPpcg). Để tiến hành tìm ra các ước lượng cho
mô hình, tác giả đã tiến hành các kiểm định. Thứ nhất, kiểm định nhân tố bằng
phương pháp PCA (Principal Component Analysis) để đo lường mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến các biến phát triển tài chính và độ mở tài chính). Thứ
hai, tác giả thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị để xem xét tính dừng của chuỗi
dữ liệu. Cuối cùng, tác giả thực hiện phương pháp GLS with FE (Generalized
Least Squares with Fixed Efect) để tìm ra các ước lượng và kiểm định các ước
lượng bằng kiểm định Robust. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy: độ mở

thương mại và độ mở tài chính có mối quan hệ hai chiều và là quan hệ cùng
chiều; phát triển tài chính và độ mở tài chính có mối quan hệ hai chiều và là quan
hệ nghịch chiều.

14



Bảng 2.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu trước đây
Nội dung
nghiên cứu
Tác giả Tổng quan
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Tác động
của độ mở
thương mại
đến phát
triển tài
chính
Do, Q T. and
Levchenko
(2004)
- 22 nước OECD,
55 nước đang phát
triển từ 1965-
1995.
- Phương pháp
OLS
Tác động của độ mở

thương mại đến phát
triển tài chính phụ
thuộc vào mức thu
nhập trung bình của
mỗi quốc gia.
Kim và cộng
sự (2009)
- 88 nước từ
1960-2005.
- Phương pháp
PMG
Tác động của độ mở
thương mại đến phát
triển tài chính trong
ngắn và dài hạn phụ
thuộc vào mức thu
nhập trung bình mỗi
quốc gia.

15



Tác động
của độ mở
thương mại,
độ mở tài
chính đến
phát triển
tài chính

Rajan và
Zingales
(2003)
- 24 nước từ
1913-1999.
- Phương pháp hồi
quy đa biến.

Nếu quốc gia mở cửa
dòng vốn mạnh, độ
mở thương mại sẽ có
tác động mạnh đến
phát triển tài chính.
Hook Law
(2006)
- 43 nước đang
phát triển từ
1980-2001
- Phương pháp
PMG.

Độ mở thương mại,
độ mở tài chính có
tác động tích cực đối
với phát triển tài
chính mỗi quốc gia.
Baltagi và
cộng sự
(2009)
- Các nước

đang phát triển
trên thế giới
- Phương
pháp GMM

Những nền kinh tế
đóng của sẽ được
hưởng nhiều lợi ích
từ mở cửa thương
mại và mở cửa tài
chính.

Hanh (2009) Các nước châu Á Tồn tại mối quan hệ
16




t


1994
-
2008.


hai chi

u gi


a phát
triển tài chính và độ
mở thương mại, độ
mở tài chính.

Tác động
của độ mở
thương mại
đến độ mở
tài chính.
Kandiero và
Chitiga (2006)


Các nước châu
Phi từ 1980-2001.

Độ mở thương mại có
tác động tích cực đến
độ mở tài chính.

Thomas và
cộng sự
(2008)
Các nước tiểu
Saharan khu vực
châu Phi.
- Không có mối quan
hệ trong dài hạn
giữa phát triển tài

chính và độ mở
- Có mối quan hệ giữa
độ mở tài chính và
độ mở thương mại.
17



Asongu
(2010)
28 nước đang phát
triển ở châu Phi từ
1987-2008
Phương pháp
phân tích dữ liệu
bảng.
Độ mở thương mại và
độ mở tài chính có
mối quan hệ hai chiều
và là quan hệ cùng
chiều.
Độ mở tài chính và
phát triển tài chính có
mối quan hệ hai chiều
và là quan hệ nghịch
chiều.



18




3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu
Để nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính với độ mở thương
mại, độ mở tài chính ở những nước đang phát triển trên thế giới, dựa theo bài
nghiên cứu của Asongu Anuchieta tôi sử dụng những biến sau: tín dụng tư nhân
cấp bởi tiền gửi ngân hàng/GDP, nợ có tính thanh khoản/GDP, đầu tư trực tiếp
nước ngoài/GDP, tổng dòng vốn tư nhân/GDP, tổng xuất nhập khẩu/GDP, tốc độ
tăng trưởng GDP/đầu người.
Trong các công trình nghiên cứu trước đây, phát triển tài chính thường
được đo lường bằng nhiều chỉ tiêu: tín dụng tư nhân, cung tiền M3, tài sản ngân
hàng hay số công ty nội địa niêm yết trên sàn chứng khoán…Trong đó, hai chỉ
tiêu thường được sử dụng và có khả năng thu thập được dữ liệu là tín dụng tư
nhân cấp bởi tiền gửi ngân hàng và cung tiền M3. Vì thế, tôi quyết định sử dụng
các biến này để đo lường nhân tố phát triển tài chính.
Nhân tố độ mở tài chính được xây dựng theo chỉ tiêu của Lane và Milesi
Ferreti (2006) hay chỉ số độ mở tài khoản vốn (KOPEN) của Chin và Ito (2006).
Trong luận văn này, do hạn chế về mặt dữ liệu nên tôi dựa theo bài nghiên cứu
của Lane và Milesi Ferreti (2006), sử dụng hai biến đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài và tổng dòng vốn tư nhân để đo lường độ mở tài chính. Các biến cũng
được sử dụng trong bài nghiên cứu của các tác giả Baltagi (2009) và
Hanh(2010).

×