Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn thạc sĩ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1999 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 84 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH











NGUYỄN HUY



SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999-2011



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ








TPHCM 08- 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH










NGUYỄN HUY


SỰ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT TẠI
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1999-2011


Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số:60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang





TPHCM 08- 2012


LỜI CẢM ƠN



Tôi xin gửi lời cám ơn đến các quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, gia đình, bạn bè, và các đồng nghiệp đã hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý chân
thành để hoàn thành chương trình cao học và luận văn này,


Đầu tiên, xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang - người đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.


Tôi xin cảm ơn anh Nguyễn Hữu Tuấn, chị Bạch Thị Phương Thảo, anh Lê Hồng
Giang, anh Võ Văn Minh đã hổ trợ và giúp đỡ tôi thật nhiều trong quá trình thực hiện đề
tài.


TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2012
Học viên


Nguyễn Huy



















LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của Cô và
sự hướng dẫn những người mà tôi đã cảm ơn; số liệu thống kê là trung thực, nội dung và
kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào cho tới thời điểm hiện nay.





Tp.Hcm, ngày 1 tháng 08 năm 2012
Tác giả


Nguyễn Huy











Mục lục
Mở đầu . 1
Phần I : Khái quát về khung lý thuyết truyền dẫn tỷ giá hối đoái. 3
1.1 Luật một giá. 3
1.2 Những quan điểm về truyền dẫn tỷ giá. 4
1.3 Vai trò và ý nghĩa của truyền dẫn tỷ giá 5
1.4 Các nhân tố tác động đến mức độ truyền dẫn tỷ giá. 6
1.5 Sơ lược các nghiên cứu trước đó. 7
1.6 Nghiên cứu quốc tế 7
1.7 Nghiên cứu trong nước 9

Phần II Phân tích thực trạng về biến động lạm phát, tỷ giá hối đoái và các nhân tố

tác động tại Việt Nam, giai đoạn 1999-2011 11


2.1 Diễn biến thực trạng lạm phát VN trong giai đoạn 1999-2011 11
2.2 Sự biến động của tỷ giá. 12
2.2.1 Diễn biến tỷ giá 12
2.2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát 14
2.2.3 Biến động biên độ dao động tỷ giá 15
2.2.4 Tình trạng hai tỷ giá trên thị trường 16
2.2.5 Mục tiêu chính sách quản lý tỷ giá 17
2.3 Các nhân tố tác động đến lạm phát. 19
2.3.1 Định giá tỷ giá thực. 19
2.3.1.1 Biến động NEER & REER 19
2.3.1.2 Độ chênh lệch tỷ giá thực 21
2.3.2 Độ mở cửa thương mại 23
2.3.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu 23
2.3.2.2 Mối quan hệ giữa độ mở cửa thương mại và lạm phát 25
2.3.3 Sự chênh lệch về sản lượng 27
2.3.3.1 Độ lêch sản lượng ( Output gap) 27
2.3.3.2 Mối quan hệ giữa GDP và lạm phát 28
2.3.4 Giá dầu 29
2.3.5 Tỷ lệ tăng cung tiền. 30


2.3.6 Đầu tư không hiệu quả. 32
2.3.7 Phương pháp tính. 33
2.3.8 Kỳ vọng lạm phát 34

Phần III Phân tích kết quả thực nghiệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái và các nhân tố
tác động 36


3.1 Phương pháp nghiên cứu. 36
3.2 Mô hình nghiên cứu 38
3.3 Dữ liệu nghiên cứu 39
3.4 Kiểm định nghiệm đơn vị 40
3.5 Kết quả thực nghiệm 41
3.5.1 Tác động của sự sụt giảm tỷ giá hối đoái đến lạm phát. 41
3.5.2 Các yếu tố quyết định hệ số truyền dẫn
3.6 Kiểm định các giả thiết của mô hình 49
3.6.1 Kiểm định Phương sai sai số thay đổi 49
3.6.2 Kiểm định hiên tượng Tự tương quan. 50
3.6.3 Kiểm định hiên tượng Đa cộng tuyến 50
3.7 Một số kiến nghị 51
3.7.1 Kiến nghị về chính sách tỷ giá hối đoái 51
3.7.2 Kiến nghị về chính sách bình ổn lạm phát 52
3.8 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 54
3.9 Kết luận 55


Tài liệu tham khảo. 57

Phụ lục 1 59

Phụ lục 2 62

Phụ lục 3 66
Phụ lục 4 71







Danh mục chữ viết tắt


ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á

• ADF: Augmented Dickey-Fuller
• CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
• EURO: Đồng tiền chung Châu Âu
• ER : Exchange rate
• GDP: Tổng giá trị quốc nội
• GDP E Deviaton : Độ lệch sản lượng
• GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam
• ICOR: Incremental Capital Output Ratio
• IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế
• NEER : Tỷ giá danh nghĩa đa phương
• NHNN: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
• NHTW: Ngân hàng trung ương
• RER Misalignment : Độ lệch tỷ giá thực
• REER: Tỷ giá hối đoái thực đa phương
• USD: Đô la Mỹ
• OER: Tỷ giá chính thức được thống nhất
• OLS: Vector Autorgressive Model
• OIL : Giá dầu
• OPENNESS : Độ mở cửa thương mại
• OUTPUT GAP : Chênh lệch sản lượng
• VND: Việt Nam đồng
• WB: Ngân hàng Thế giới

• WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới








Danh mục bảng

Bảng 2.1: Thống kê thời điểm điều chính tỷ giá VND/USD của NHNN,
giai đoạn 2008-2011 13
Bảng 2.2 : Biên độ dao động tỷ giá Việt Nam, 2008-2011. 15

Bảng 2.3 : Cơ chế tỷ giá của Việt Nam theo thời gian, 1999-2011 18

Bảng 2.4 : Tăng trưởng GDP và ICOR của Việt nam và một số nước,1961-2006 32
Bảng 2.5 : Rổ hàng hóa tính chỉ số CPI của Việt nam. 34

Bảng 3.1 : Thống kê mô tả. 38
Bảng 3.2 : Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị 40
Bảng 3.3: Passthrough Regressions 41
Bảng 3.4: Passthrough Regressions 48

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Phương sai sai số thay đổi 49

Bảng 3.6: Kết quả kiểm định Tự tương quan. 50

Bảng 3.7: Ma trận hệ số tương quan 50










Danh Mục Hình

Hình 2.1 Diễn biến lạm phát Việt nam, 1999-2011 11
Hình 2.2 Diễn biến lạm phát các nước, 1999-2011. 11
Hình 2.3 Diễn biến tỷ giá Việt nam, 1999-2011. 12
Hình 2.4 Tỷ giá hoái đoái VND/USD và lạm phát tại Việt nam, 1999-2011. 14
Hình 2.5 Biên độ tỷ giá VND/USD tại Việt nam, 2008-2011. 15
Hình 2.6 : Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do, 2009-2011. 16

Hình 2.7 : Biến động NEER & REER của Việt nam, 1999-2011. 20

Hình 2.8 : Biến động RER Misalignment của Việt nam, 1999-2011. 22

Hình 2.9 : Diễn biến tình trạng xuất nhập khẩu của Việt nam, 1999-2011. 23

Hình 2.10 : Diễn biến tình trạng thâm hụt thương mại của Việt nam,
giai đoạn 1999-2011. 24

Hình 2.11 : Độ mở cửa thương mại của Việt nam, 1999-2011. 24

Hình 2.12 : Độ mở cửa thương mại và CPI của Việt nam, 1999-2011. 26


Hình 2.13 : GDP thực và GDP tiềm năng của Việt nam, 1999-2011. 27

Hình 2.14 : Độ lệch sản lượng của Việt nam, 1999-2011. 28

Hình 2.15 : Tốc độ tăng trường GDP và CPI của Việt nam, 1999-2011. 29

Hình 2.16 : Giá dầu thế giới và CPI của Việt nam, 1999-2011. 30

Hình 2.17 : Tốc độ tăng cung tiền của Việt nam và các nước, 1999-2011. 31

Hình 3.18 : Chỉ số ICOR Việt nam, 1991-2010. 32

Hình 3.1 : Hệ số truyền dẫn của Việt nam. 46


Tóm tắt.

Bài viết này nghiên cứu về mối quan hệ giữa sụt giảm tỷ giá hối đoái và lạm phát
tại Việt Nam với số liệu được thu thập trong giai đoạn từ 1999-2011. Những yếu tố chủ
yếu quyết định đến hệ số truyền dẫn từ sự sụt giảm ( hoặc gia tăng ) tỷ giá hối đoái đến
lạm phát bao gồm mức chênh lệch sản lượng, độ mở cửa thương mại của nền kinh tế,
mức độ định giá cao tỷ giá hối đoái thực và giá dầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ
số truyền dẫn có xu hướng giảm tương đối khi thời gian đo lường tăng lên và đạt đến
đỉnh điểm tại thời điểm quý một. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng sự sai lệch trong việc
đánh giá tỷ giá hối đoái thực là nhân tố có mức ảnh hưởng nhiều nhất đến lạm phát trong
nền kinh tế Việt nam. Điều này cho thấy rằng các nhà hoạch định chính sách nên đưa yếu
tố định giá tỷ giá thực vào mô hình nghiên cứu để phân tích và dự báo tỷ lệ lạm phát sau
khi tỷ giá hối đoái bị mất giá mạnh. Mặc khác, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ số
truyền dẫn tỷ giá là rất cao, hàm ý rằng báo hiệu nguy cơ lâm vào cuộc khủng hoảng của

Việt nam sẽ có thể xảy ra trong tương lai gần khi mà mối nguy hiểm vòng xoáy lạm phát-
giảm tỷ giá đã có dầu hiệu xuất hiện.













1

MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu
Tổng kết cuối năm 2011, mức lạm phát của Việt Nam vẫn duy trì ớ mức cao
18.12%. Đây là vấn đề gây nhức nhối không những cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà
nghiên cứu , các doanh nghiệp mà còn là nỗi lo chung hàng triệu người dân Việt Nam.
Lạm phát không còn là chủ đề dành riêng cho các quan chức nhà nước trong việc quản lý
nền kinh tế mà nó trở thành đề tài chung được bàn thảo ớ mọi tầng lớp trong xã hội bởi
xu hướng gia tăng và duy trì ở mức cao của lạm phát đã hóa thành nỗi ám ảnh, là gánh lo
về chén cơm manh áo…của mọi người dân. Đặc biệt là sự thiệt hại, mất mát rất lớn cho
nền kinh tế quốc gia.
Tại sao xảy ra hiện tượng lạm phát cao kéo dài trong những năm qua mặc dù
Chính phủ đã và đang dồn hết sức để chống chọi với thảm họa lạm phát bằng cách thay

đổi hàng loạt những yếu tố trong môi trường vĩ mô và các chính sách kinh tế. Hơn thế
nữa, nhằm tạo lại niềm tin trong nhân dân Chính phủ xem lạm phát như là tâm điểm, là
vấn đề cấp bách cần phải ứng phó một cách kiên trì, bền bỉ với hy vọng sẽ làm dịu đi cơn
bùng phát của nó. Mặc dù không dễ có một đáp án thật chỉnh chu và thuyết phục cho bài
toán lạm phát, nhưng nó đang được nhiều các nhà giới chức, các chuyên gia, các nhà
nghiên cứu học thuật thuộc lĩnh vực kinh tế lần luợt đưa ra những lời giải riêng theo quan
điểm, cách nhìn nhận và mô hình nghiên cứu khác nhau trong thời gian vừa qua. Cùng
với dòng chảy chung, tác giả cũng đưa ra lời giải thích cho vấn đề lạm phát dựa trên gốc
độ phân tích về “ Sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam trong giai
đoạn 1999-2011” .
Lạm phát được tạo lập theo xu hướng nào? Liệu cơ chế truyền dẫn tỷ giá có phải
là cánh cửa chính mở tới con đường lạm phát theo như các chuyên gia kinh tế hàng đầu
trên thế giới đã nhận định hay không? Với phương pháp tích định lượng dựa trên khung
lý thuyết phổ biến và mô hình nghiên cứu khoa hoc cùng với các bằng chứng thực
nghiệm, tác giả hy vọng sẽ mang đến nhiều khám phá bổ ích, hữu dụng về các nguyên
nhân gây ra lạm phát.




2

2 Mục tiêu nghiên cứu:
 Xem xét mối quan hệ tương quan giữa sự truyền dẫn tăng (giảm) của tỷ giá hoái
đối với lạm phát.
 Xác định nhân tố có mức tác động lớn nhất đến lạm phát, cũng như hệ số truyền
dẫn đạt đến đỉnh điểm trong giai đoạn 1999-2011.
 Đánh giá tổng quan về tình hình lạm phát trong giai đoạn này cũng như đưa ra
những thảo luận về lạm phát tương lai.


3 Phương pháp nghiên cứu:

 Phương pháp so sánh: tổng hợp, phân tích dữ liệu thu thập được tác giả so sánh
với các chỉ tiêu, mục tiêu để đưa ra các kết luận.

 Phương pháp phân tích kinh tế lượng: sử dụng mô hình hồi qui tuyến tính bội,
phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát để đo lường và đánh giá hệ số
truyền dẫn tỷ giá lên lạm phát.

4 Nguồn dữ liệu :

Trong luận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu: Tổng cục
thống kê (GSO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) trong khoảng thời
gian từ năm 1999 đến 2011.

5 Bố cục luận văn: gồm
Mở đầu.
Phần I : Khái quát về khung lý thuyết truyền dẫn tỷ giá hối đoái.
Phần II Phân tích thực trạng về biến động lạm phát, tỷ giá hối đoái và các nhân tố tác
động.
Phần III: Phân tích kết quả thực nghiệm truyền dẫn tỷ giá và các nhân tố tác động lên lạm
phát.

.


3

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ KHUNG LÝ THUYẾT
TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HOÁI ĐỐI.


1.1 Luật một giá (LOOP):

Luật một giá cho rằng: “Trong một thị trường hiệu quả, tất cả các hàng hóa giống
nhau phải được bán với cùng một giá”
. Nghĩa là khi không tính đến chi phí vận chuyển
và các chi phí giao dịch khác, mối quan hệ giữa giá thế giới và giá trong nước trở thành
E , là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ. Nếu p là giá hàng hóa theo đồng tiền của
quốc gia A, p* đại diện cho giá hàng hóa theo đồng tiền của quốc gia B và E là tỷ giá hối
đoái của đồng tiền của quốc A so với đồng tiền của quốc gia B.

Nếu luật một giá là đúng với hàng hóa i thì giá của hàng hóa i là: pi = E (1). Nếu
LOOP đúng với tất cả các loại hàng hóa ở tất cả các quốc gia thì lý thuyết hiệu ứng ngang
giá sức mua trong điều kiện tuyệt đối tồn tại và được thể hiện là: P = EP* (1’) với P và
P* là mức giá ở hai quốc gia A và B.

Trong mô hình nghiên cứu của Goldberg (1997) như sau: pt = α + δXt + γEt + µZt
+ εt (2). Trong đó, tất cả các biến đều dưới dạng logarit, p là giá của một hàng hóa nhập
khẩu cụ thể, X là biến kiểm soát đại diện cho phí sản xuất hoặc giá cả hàng hóa, E là tỷ
giá hối đoái, Z đại diện cho một biến kiểm soát khác ảnh hưởng đến giá nhập khẩu trong
mô hình, ε là sai số của mô hình.

Ông cho rằng nếu LOOP được thể hiện như phương trình (1) là đúng tức giá cả
những hàng hóa giống nhau sẽ có giá bán như nhau khi qui về một đồng tiền chung thì
LOOP sẽ đưa ra những dự đoán cho giá cả hàng hóa và tỷ giá trong phương trình (2) như
sau: Nếu giá hàng hóa được đo lường trong những đơn vị tiền tệ khác nhau thì LOOP chỉ
ra rằng α = 0, δ = 1, γ = 1. Nếu giá cả được đo lường cùng một đơn vị tiền tệ thì theo
LOOP ta có α = 0, δ = 1, γ = 0. Điều này ngụ ý rằng, theo luật một giá, giá cả của hàng
hóa nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào tỷ giá và giá cả sản xuất hàng hóa tính theo đồng tiền
của quốc gia xuất khẩu. Khi tỷ giá thay đổi tăng lên (hoặc giảm xuống) thì giá cả hàng

hóa tính theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống một khoảng
tương ứng và gần như ngay tức khắc.
Tức là, sự phá giá hay định giá cao đồng nội tệ có
thể trực tiếp tác động lên giá trong nước của hàng hóa thương mại cũng như gián tiếp tác
động vào mức giá chung.



4

1.2 Những quan điểm về truyền dẫn tỷ giá.
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây giải thích về khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối
đoái theo những cách khác nhau như:
Nghiên cứu của Eric (1987) về mô hình truyền dẫn tỷ giá ở Nhật trong ngành sản
xuất. Tác giả cho rằng truyền dẫn tỷ giá là hiện tượng thay đổi giá trị của việc trao đổi
ngoại tệ được phản ánh trong giá nhập khẩu. Sự thay đổi tỷ giá sẽ làm gia tăng thay đổi
giá nhập khẩu, tuy nhiên mức độ truyền dẫn phụ thuộc vào cấu trúc thị trường trong và
ngoài nước và chế độ tỷ giá. Mức truyền dẫn cao nếu đó là thị truờng trong nước độc
quyền hoặc thị trường nước ngoài cạnh tranh.
Jonathan McCarthy (2000) lập luận rằng truyền dẫn tỷ giá hối đoái là sự ảnh
hưởng của biến động tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến tỷ lệ lạm phát trong nước.

Barhoumi ( 2005), trong bài viết về ” Những khác biệt truyền dẫn tỷ giá dài hạn
vào giá nhập khẩu ở các nước phát triển” đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá là phần trăm
thay đổi của giá nhập khẩu bằng đồng nội tệ được gây ra bởi một phần trăm thay đổi tỷ
giá.
Kara (2005) cho rằng các nước đang phát triển thường là các nền kinh tế mới mở
và có qui mô nhỏ nên quyền áp đặt giá trên thị trường là rất hạn chế. Điều đó có nghĩa
biến động tỷ giá hối đoái sẽ tác động mạnh đến giá hàng hóa nhập khẩu, khiến các chỉ số
giá trong nước trở nên rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.


Nghiên cứu của Ito và Sato (2006) phát hiện ra rằng truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại
các nước châu Á chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng 1997 – 1998.

Devereux và Yetman (2008) lý giải rằng truyền dẫn tỷ giá sẽ đóng góp ít nhất một
phần vào điều chỉnh chậm giá danh nghĩa, mức truyền dẫn nhạy cảm với cơ chế chính
sách tiền tệ bởi vì mức giá chính nó là yếu tố nội sinh của chế độ tiền tệ. Sự truyền dẫn
trong nền kinh tế có qui mô nhỏ được xác định bằng đặc điểm cấu trúc của nền kinh tế
như thời lượng tác động của cú sốc, và mức giá.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm truyền dẫn tỷ giá, tuy nhiên
nguyên nhân chủ yếu có thể là do khác biệt về mục tiêu, đối tượng, mô hình và phương
pháp nghiên cứu. Vì vậy dựa theo chủ ý, tác giả xin đưa ra quan niệm về truyền dẫn tỷ
giá như sau: Truyền dẫn tỷ giá là sự biến động của tỷ giá ( do các nhân tố định giá cao tỷ
giá thực, độ mở cửa kinh tế, mức chênh lệch sản lượng, và giá dầu) ảnh hưởng lên mức
lạm phát trong nước.


5

1.3 Vai trò và ý nghĩa của truyền dẫn tỷ giá.
Mức truyền dẫn tỷ giá được gây ra bởi hai nguyên nhân chính là cú sốc cung và cú
sốc cầu. Tùy thuộc vào mức độ tác động và chiều hướng tác động của cú sốc cung và cú
sốc cầu mà dẫn đến kết quả về độ lớn và thời điểm phát huy tính truyền dẫn tỷ giá lên
lạm phát là khác nhau. Nắm rõ nguyên lý này nó sẽ giúp ích ít nhiều cho các nhà hoạch
định chính sách trong việc đưa ra những điều chỉnh hợp lý khi ban hành ra các chính sách
quản lý tỷ giá và chống lạm phát hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu ổn định nền kinh tế
vĩ mô, đảm bảo đời sống an sinh xã hội. Ví dụ như nghiên cứu của Campa & Goldberg
(2002) cho rằng mức độ truyền dẫn tỷ giá lên giá nhập khẩu sẽ thấp cho những quốc gia
có lạm phát và độ biến động của tỷ giá thấp.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Kenneth & Paul ( 1988) các doanh nghiệp nước

ngoài có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng các tăng hoặc giảm giá xuất khẩu đồng nội tệ khi
tỷ giá nội địa được đánh giá cao tương đối, và khi độ biến động về tỷ giá gia tăng sẽ làm
cho mức độ truyền dẫn tăng cao. Hiểu được ý nghĩa này các doanh nghiệp nước ngoài có
thể gia tăng áp lực lạm phát cho quốc gia nhập khẩu cũng như tối đa hóa lợi nhuận khi
có thể. Hơn thế nữa, nghiên cứu Devereux và Yetman (2008) thấy rằng khi DN có thể
điều chỉnh tần số thay đổi giá, chính sách tiền tệ không tốt sẽ dẫn đến nhiều thay đổi tần
suất giá và mức truyền dẫn tỷ giá cao hơn. Lạm phát trung bình và sụt giảm tỷ giá trung
bình sẽ làm tăng sự truyền dẫn tỷ giá theo kiểu phi tuyến.
Tommaso Monacelli (2003) nghiên cứu về chính sách tiền tệ trong môi trường
truyền dẫn tỷ giá thấp phát hiện ra rằng nếu nhà quản lý kinh tế muốn ban hành một
chính sách tiền tệ đúng đắn và thực hiện một cách có hiệu quả thì phải duy trì được sự ổn
định và giữ mức truyền dẫn tỷ giá thấp, điều đó có nghĩa là những chính sách tiền tệ tối
ưu luôn đòi hòi tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực phải ổn định hơn. Hơn nữa, cũng lưu ý
rằng mức truyền dẫn tỷ giá không hoàn toàn cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá sẽ khác biệt
khi phân tích chính sách tiền tệ của nền kinh tế mở với nền kinh tế đóng. Điều này hé mở
ra vấn đề là môi trường kinh tế, cụ thể là chính sách tiền tệ mà các quốc gia đang theo
đuổi sẽ ảnh hưởng rất nhiều khi tính độ truyền dẫn tỷ giá. Chẳng hạn như các quốc gia
theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu thường có hệ số truyền dẫn tỷ giá thấp hay có sự
sụt giảm nhiều hơn so với những quốc gia không theo đuổi (Gagnon và Ihrig (2001)
“Chính sách tiền tệ và sự truyền dẫn tỷ giá”), nghĩa là khi chính phủ muốn phát triển kinh
tế theo hướng bền vững thì mức độ truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát là rất ít (chủ yếu là các
quốc gia phát triển). Nguợc lại các quốc gia không theo đuổi chính sách lạm phát mục
tiêu ( đa số các quốc gia đang phát triển) sẽ phải gánh chịu mức độ truyền dẫn tỷ giá cao
khi bị tác động bởi các cú sốc vì vậy các quốc gia này nên thận trọng khi thực hiện các


6

chính sách phát triển theo hướng xuất khẩu, nghĩa là phá giá đồng nội tệ, bởi vì mức độ
gánh chịu tổn thất về kinh tế sẽ không nhỏ khi tạo ra tình trạng gia tăng lạm phát cho

quốc gia này.
1.4 Các nhân tố tác động đến mức độ truyền dẫn tỷ giá.
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng viết về
cơ chế truyền dẫn tỷ giá lên lạm phát hay các chỉ số giá, không những ở các nước phát
triển mà cho cả các nước đang phát triển. Tuy nhiên vẫn chưa có mô hình hoàn hảo được
phát hiện nhằm làm hài lòng các nhà học thuật, bởi vì lẽ đó nhiều mô hình nghiên cứu
được xây dựng dựa theo các gốc độ tiếp khác nhau nên nó đã phác thảo lên bức tranh “
truyền dẫn tỷ giá” thêm đa dạng và nhiều màu sắc hơn. Trên phương diện đó tác giả xin
tổng hợp lại một số các nhân tố ảnh hưởng đến mức truyền dẫn tỷ giá từ các bài viết tiêu
biểu như sau:
Nghiên cứu nổi tiếng về sự truyền dẫn tỷ giá thường được các nhà nghiên cứu
dùng tham khảo và trích dẫn làm ví dụ minh họa là nghiên cứu của tác giả Taylor (2000).
Ông cho rằng sự sụt giảm mức truyền dẫn tỷ giá vào chỉ số giá chung là kết quả của môi
trường lạm phát thấp và ngược lại. Chính xác hơn là sự truyền dẫn tỷ giá phụ thuộc vào
cơ chế chính sách, mức độ tín nhiệm về môi trường lạm phát thấp sẽ tạo ra mức truyền
dẫn tỷ giá thấp. Kết quả tương tự này cũng được phát hiện trong các nghiên cứu của
Barhoumi (2005) “ Khác biệt trong dài hạn truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu ở các
nước phát triển”, Campa & Goldberg (2002) “ Sự truyền dẫn tỷ giá lên giá nhập khẩu:
Hiện tượng vĩ mô hay vi mô?” Ngoài ra, ông còn phát hiện ra nếu nhà xuất khẩu tạo giá
bằng đồng tiền của quốc gia có chính sách tiền tệ bền vững, thì giá nhập khẩu bằng đồng
nội tệ sẽ ổn định hơn. Nghĩa là truyền dẫn tỷ giá thấp hơn trong những quốc gia có chính
sách tiền tệ ít biến động hơn.
Ngoài ra, tính cạnh tranh giành thị phần cũng ảnh hưởng đến sự truyền dẫn tỷ giá .
Trong thảo luận của Froot và Klemperer (1989) cho rằng sự truyền dẫn tỷ giá có thể thấp
hơn khi biến đổi tỷ giá cao và nhà xuất khẩu muốn duy trì thị phần trong nước đối với
quốc gia nhập khẩu.
Dornbusch (1987) phát hiện ra sự truyền dẫn tỷ giá có thể cao nếu nhà sản xuất
chiếm một thị phần lớn so với sự tồn tại của các nhà đối thủ cạnh tranh trong nước và độ
co giãn của mức truyền dẫn tỷ giá có quan hệ nghịch biến với GPD thực.
Campa & Goldberg (2002) cho rằng lượng tăng cung tiền không đáng kể và ít bị

biến động về tỷ giá sẽ tạo ra mức truyền dẫn tỷ giá thấp. Tức là, khi điều kiện về môi
trường tiền tệ ổn định sẽ làm cho nhà sản xuất chuyển phần trăm nhỏ hơn của cú sốc chi
phí vào giá của hàng hóa cuối cùng. Thêm vào đó, ông cũng nhấn mạnh vai trò của thành


7

phần thương mại. Nếu một quốc gia nâng cơ cấu thương mại của nó từ ngành có độ co
giãn của sự truyền dẫn tỷ giá cao sang ngành có độ co giãn thấp thì độ co giãn chung của
quốc gia đó sẽ giảm. Trái lại, việc nâng những sản phẩm có sự truyền dẫn tỷ giá cao sẽ
làm tăng độ co giãn truyền dẫn tỷ giá.

McCarthy (2000), Katherine H. Anderson (2005) cũng thấy rằng độ lớn của mức
truyền dẫn tỷ giá hối đoái phụ thuộc hàng nhập khẩu (được đo lường bằng tỷ lệ giá trị
nhập khẩu/ GDP) của một quốc gia; nếu một quốc gia có mức phụ thuộc hàng hóa nhập
khẩu càng cao thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại quốc gia đó càng lớn. Đồng thời
trong mô hình nghiên cứu của mình tác giả (McCarthy) phát hiện ra mức độ truyền dẫn bị
ảnh hưởng bởi các cú sốc như: cú sốc cung (giá dầu), cú sốc cầu ( GDP), mức cung tiền
và tỷ giá hiệu quả danh nghĩa.

Nghiên cứu về “ cơ chế truyền dẫn từ sụt giảm tỷ giá đến lạm phát” của Goldfajn
và Werlang (2000) cho rằng độ mở cửa thương mại, định giá cao tỷ giá thực cũng ảnh
hưởng đến mức độ truyền dẫn tỷ giá nhưng theo chiều hướng ngược lại, nghĩa là khi độ
mở cửa thương mại càng cao, hay mức định cao tỷ giá thực sẽ làm cho mức độ truyền
dẫn tỷ giá thấp và ngược lại.

Ngoài ra, nghiên cứu của Framked & Parsley (2005) cho rằng các nhân tố như qui
mô của quốc gia ( GDP của quốc gia nhập khẩu/ GDP của quốc gia xuất khẩu), mức thu
nhập, thuế suất cũng ảnh hưởng đến mức truyền dẫn tỷ giá. Thêm vào đó, một số tác giả
khác còn xem xét đến các yếu tố như hàng rào thuế quan, sự khác biệt về giá, tỷ lệ tăng

năng suất của quốc gia, gói nhập khẩu khi tính toán đến sự truyền dẫn tỷ giá.

1.5 Sơ lược các nghiên cứu truyền dẫn trước đó.
1.5.1 Nghiên cứu quốc tế.
Làn sóng quan tâm đến chủ đề truyền dẫn tỷ giá ngày càng nở rộ và được cụ thể
hóa bằng hàng loạt các bài viết như của Dornbusch (1987) và Krugman (1987) “ Hiện
tượng định giá đối với thị trường” như lời giải thích cho cán cân thương mại của Mỹ
không phản ứng với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Tiếp đó, có những công trình nghiên
cứu của Dornbusch và Krugman (1976) và Sachs (1985). Cả hai bài viết này không giải
quyết được vấn đề là tỷ giá hối đoái và giá cả được gây ra bởi những cú sốc thông
thường, cũng như không kiểm soát đối với thay đổi giá nước ngoài . Woo (1984) cho
rằng tỷ giá hối đoái và giá cả là các biến nội sinh và mô hình mẫu dạng rút gọn đơn giản
là không chuyên biệt. Trong khi đó ông cố gắng kiểm soát nhiều biến và sử dụng các
biến công cụ để kiểm soát các biến bị bỏ đi nhằm tạo ra các kết đáng tin cậy hơn.
Calvo và Reinhart (2000) chạy mô hình VAR đơn giản về tỷ giá và giá cả để kiểm
tra tác động thay đổi của tỷ giá lên giá hàng hóa. McCarthy (2000) cố gắng tách các cú


8

sốc tác động lên giá cả ở các giai đoạn khác nhau của chuỗi phân phối bằng cách sử dụng
mô hình VAR giới hạn trong ngắn hạn ( a short run restrictions VAR). Tuy nhiên, điều
cần thiết là phải xác định mối quan hệ ngắn hạn để thiết lập mô hình.

Tiếp bước mô hình VAR còn có một số công trình sử dụng để nghiên cứu như :

Hahn (2003) nghiên cứu về tác động của các cú sốc bên ngoài (cú sốc giá dầu, cú
sốc tỷ giá và cú sốc chỉ số giá nhập khẩu ngoại trừ giá dầu) đến chuỗi các chỉ số giá (chỉ
số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng). Kết quả cho thấy sự truyền
dẫn lớn nhất và nhanh nhất là do cú sốc của chỉ số giá nhập khẩu, tiếp đó là cú sốc tỷ giá

và cú sốc giá dầu. Mức độ ảnh hưởng của các cú sốc này sẽ giảm dần theo chuỗi chỉ số
giá, tức là mức truyền dẫn đến chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, tiếp đến là chỉ số giá sản
xuất và chỉ số giá tiêu dùng.

Daniel Leigh và Marco Rossi (2002) cho rằng sự tác động của cú sốc tỷ giá hối
đoái đến các chỉ số giá tại Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài trên 1 năm và có mức tác động mạnh nhất
sau 4 tháng, sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá bán sỉ có mức độ ảnh hưởng mạnh hơn
giá cả tiêu dùng.

Michele Ca’ Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sánchez (2007) thấy rằng đối với các
nước đang phát triển có lạm phát ở mức một con số thì mức truyền dẫn đến chỉ số giá
nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng là thấp và nhận ra rằng giữa độ lớn của sự truyền dẫn tỷ
giá hối đoái và lạm phát có mối quan hệ với nhau.

Ito và Sato (2007) nhận thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập
khẩu là khá cao ở các nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ, mức truyền dẫn
tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng nhìn chung tương đối thấp, điều này cho thấy
NHTW các nước đã áp dụng chặt chẽ chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế lạm phát và
hạn chế mức phá giá mạnh hơn đồng nội tệ trong tương lai.

Ngoài ra, còn có các nghiên cứu tiêu biểu như Goldfajn và Werlang (2000) tìm
cách giải thích tỷ lệ lạm phát dựa trên sự biến động của tỷ giá hối đoái, mức chênh lệch
sản lượng, lạm phát ban đầu, tỷ giá hối đoái thực được định giá quá cao, và độ mở thương
mại. Trong khi cố gắng kiểm soát các cú sốc khác lên giá để tạo ra lợi ích cho các kết quả
của họ, mà không kiểm soát những cú sốc khác nhau lên tỷ giá hối đoái.
Burnstein (2002) nghiên cứu về trường hợp phá giá và thấy rằng giá tiêu dùng
không bị tác động đáng kể khi tỷ giá hối đoái thay đổi, nhưng giá nhập khẩu bị ảnh
hưởng nhiều hơn. Họ thừa nhận rằng mô hình gồm có chi phí phân phối và việc nhập
khẩu thay thế cho các hàng hóa trong nước có chất lượng thấp hơn để giải thích cho việc
thiếu phản ứng của chỉ số giá tiêu dùng.



9

Taylor (2000) sử dụng một mô hình phân tán đơn giản để cho thấy sự kéo dài của
các cú sốc cũng như tỷ lệ phần trăm của các công ty bị ảnh hưởng bởi cú sốc để xác định
các công ty sẽ phản ứng như thế nào. Từ mô hình này, ông đã đưa ra giả thuyết là sự
truyền dẫn sẽ là nhân tố nội sinh của môi trường lạm phát. Gagnon và Ihrig (2002) tìm
thấy các bằng chứng hỗ trợ cho giả thuyết này khi họ nhìn thấy sự truyền dẫn vào giá
tiêu dùng. Mặt khác, Campa và Goldberg (2002) thấy rằng sự truyền dẫn vào giá nhập
khẩu có thể được giải thích chủ yếu bởi các yếu tố kinh tế vi mô, chẳng hạn như ngành
công nghiệp cạnh tranh hoặc gói nhập khẩu.
1.5.2 Nghiên cứu trong nước.
Hiện tại chỉ có vài các công trình nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt
Nam . Tiêu biểu là nghiên cứu của Bạch Thị Phương Thảo (2011) áp dụng mô hình VAR
để xem xét mức độ ảnh hưởng truyền dẫn của tỷ giá lên các chỉ số giá và cho rằng ảnh
hưởng của cú sốc NEER đến chỉ số giá nhập khẩu IMP là nhanh nhất và kéo dài nhất, còn
tác động đến chỉ số giá sản xuất PPI cũng khá nhanh nhưng thời gian tác động ngắn hơn.
Và thời gian ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng CPI là chậm
nhất nhưng chỉ số giá tiêu dùng chịu ảnh hưởng kéo dài của cú sốc tỷ giá hối đoái.

Mức truyền dẫn tỷ giá hoái đối đến các chỉ số giá nhập khẩu của Việt Nam nhìn
chung là thấp hơn các nước châu Á nhưng mức truyền dẫn tỷ giá hối đoán đến các chỉ số
giá sản xuất là cao hơn, điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu, và độ lớn truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ giá tiêu dùng cũng cao hơn.

Tuy nhiên về mặt giới hạn thì khung lý thuyết, phương pháp lập luận của nghiên
cứu này chỉ đi sâu về mô hình VAR 7 biến. Hơn nữa, trong mô hình nghiên cứu biến giá
dầu- đại diên cho cú sốc cung và biến tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) được đưa
vào phân tích đồng thời nên sẽ xảy ra hiện tượng ảnh hưởng kép đến các chỉ số giá.

Ngoài ra, tác giả chưa phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của mức
truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại Việt Nam cũng như khi tính toán tỷ giá danh nghĩa đa
phương chỉ dựa trên một số các đối tác có tỷ trọng thương mại cao.

Võ Văn Minh (2009) sử dụng mô hình VAR để ước lượng mức tác động của cú
sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Hạn chế của
nghiên cứu này là giới hạn về mặt dữ liệu ( thời gian từ năm 2001- 2007), thiếu vắng biến
chỉ số giá sản xuất, số liệu chỉ số giá nhập khẩu được tác giả ước lượng bằng cách tính
toán từ chỉ số giá xuất khẩu của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu cho thấy về cơ bản mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở Việt Nam là không hoàn
toàn và một số giai đoạn mức độ truyền dẫn có hệ số lớn hơn một nghĩa là các doanh
nghiệp nước ngoài phản ứng một cách thoái hóa trước những cú sốc tỷ giá, và mức độ tác


10

động của tỷ giá lên giá nhập khẩu sẽ chấm dứt sau 15 tháng, mức truyền dẫn tỷ giá hối
đoái đến chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn so với chỉ số giá nhập khẩu.

Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) sử dụng mô hình VECM để
phân tích sự tác động của các biến: giá dầu thế giới và giá gạo thế giới, tỷ giá, CPI, sản
lượng sản xuất công nghiệp, cung tiền M2, tăng trưởng tín dụng, lãi suất, chỉ số giá sản
xuất PPI, thâm hụt ngân sách tích lũy, tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán,
chỉ số giá nhập khẩu từ năm 2000 – 2010 lên lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
(1) Quán tính lạm phát của Việt Nam là cao và là một nhân tố quan trọng quyết định
lạm phát của Việt Nam trong hiện tại;
(2) Tốc độ điều chỉnh là rất thấp trên cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối,
hàm ý kiểm soát lạm phát một cách có hiệu quả là rất khó một khi nó đã bắt đầu
tăng lên;
(3) Mức truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát là đáng kể trong ngắn hạn với việc phá giá

dẫn đến giá cả tăng lên trong khi thâm hụt ngân sách cộng dồn không có ảnh
hưởng nhiều đến lạm phát;
(4) Cung tiền và lãi suất có tác động đến lạm phát nhưng với độ trễ và
(5) Mức truyền dẫn trong ngắn hạn của giá quốc tế đến giá nội địa cũng có vai trò
nhất định.

IMF (2006) nghiên cứu về các yếu tố chính tác động đến lạm phát tại Việt Nam
và cho thấy rằng cung tiền, lạm phát kỳ vọng và mức chênh lệch sản lượng có sự tác
động đáng kể đến lạm phát, trong khi cú sốc giá dầu và tỷ giá hối đoái ảnh hưởng không
đáng kể tới lạm phát. Tuy nhiên, do hạn chế về khung dữ liệu nghiên cứu nên sự chính
xác của kết quả mô hình cần xem xét lại. Và nghiên cứu IMF ( 2003) cho thấy chính
những tác động trong quá khứ là nguyên nhân chủ yếu giải thích cho sự gia tăng của lạm
phát danh nghĩa, lạm phát cơ bản và chỉ số giá tiêu dùng. Tỷ giá hối đoái tác động có ý
nghĩa quan trọng về mặt thống kê đối với chỉ số giá nhập khẩu nhưng không tác động
nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng, điều này là do có một tỷ lệ lớn hàng hóa phi thương trong
rổ hàng hóa dùng để tính CPI và chỉ số giá nhập khẩu không truyền dẫn mạnh mẽ sự tăng
giá vào giá cả nội địa mặc dù độ mở của nền kinh tế ngày càng gia tăng.

Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) cho thấy rằng yếu tố chính ảnh
hưởng đến lạm phát tại Việt Nam là độ trễ của lạm phát và mức chênh lệch sản lượng
tiềm năng. Trong khi tác động của giá gạo, giá dầu và tỷ giá hối đoái là không đáng kể.

Võ Trí Thành và đồng tác giả (2001) phân tích mối quan hệ giữa cung tiền, CPI, tỷ
giá hối đoái và GDP thực bằng cách sử dụng mô hình VECM . Kết quả nghiên cứu cho
rằng một chính sách tiền tệ (thể hiện qua cung tiền) thụ động được thực thi trong khoảng
thời gian này, chính sách tiền tệ chỉ chạy theo những chuyển biến của lạm phát và GDP.
Tỷ giá hối đoái theo kết quả nghiên cứu được cho là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng
lên lạm phát.



11

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG VỀ
LẠM PHÁT, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TẠI VIỆT NAM, 1999-2011
2.1 Diễn biến thực trạng lạm phát Việt nam trong giai đoạn 1999-2011.
Hình 2.1 Diễn biến lạm phát Việt nam, 1999-2011

(Nguồn: GSO)
Hình 2.2 Diễn biến lạm phát các nước, 1999-2011

(Nguồn: ADB)


12

Hình 2.1 cung cấp những tóm tắt chính về tình hình lạm phát Việt nam trong giai
đoạn 1999-2011, qua biểu đồ chúng ta thấy rằng biến động tỷ lệ lạm phát đang theo chiều
hướng gia tăng và kéo dài. Tiêu biểu trong khoảng thời gian từ năm 2000-2002, 2003-
2004, 2006-2008, 2009-2011 lạm phát có xu hướng leo dốc, đặc biệt trong giai đoạn
manh nha đến khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì lạm phát Việt nam đã
tăng rất cao từ 6.6% năm 2006 đến 19.9% năm 2008.
2.2 Sự biến động của tỷ giá.
2.2.1 Diễn biến tỷ giá.

Theo đặc điểm chung chúng ta thấy rằng tỷ giá sẽ chuyển biến theo ba xu hướng
chính: 1. Tỷ giá tăng: đồng tiền mất giá; 2. Tỷ giá giảm, đồng tiền tăng giá; 3. Tỷ giá
không đổi: đồng tiền được giữ ổn định. Như diễn biến tỷ giá của Việt nam trong giai
đoạn 1999-2011 như hình 3.3, có thể thấy rằng tỷ giá chính thức VND/USD có xu hướng
đi theo một chu kỳ rõ rệt gồm hai giai đoạn: một, giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc khủng

hoảng, đồng VND mất giá khá mạnh; hai là, nền kinh tế đi vào ổn định thì tỷ giá lại được
neo giữ tương đối cứng nhắc vào đồng USD.

Hình 2.3 Diễn biến tỷ giá Việt nam, 1999-2011

(Nguồn :IMF)


13

Bảng 2.1: Thống kê thời điểm điều chính tỷ giá VND/USD của NHNN,
2008-2011

Thời gian điều chỉnh
Tỷ giá bình quân
liên ngân hàng (VND/USD) Mức phá giá (%)
01/2008 – 06.2008 16.1
06/2008 –12/2008 16.5 2.5
01/2009 11/2009 17 3
12/2009 - 02/2010 17.91 5.35
02/2010 - 08/2010 18.544 3.53
08/2010 - 02/2011 18.932 2.09
02/2011 -11/2011 20.693 9.3
24/12/2011- cuối năm 2011 20.828 0.65
(Nguồn: GSO, Bạch Thị Phương Thảo và cập nhật của tác giả)
Giai đoạn 1999-2000: nền kinh tế có sự biến động mạnh và bị ảnh hưởng tàn dư
của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và giai đoạn 2008-2011 với cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu cùng những bất ổn vĩ mô từ nội tại của của nền kinh tế Việt Nam đã cho
thấy đồng VND có xu hướng mất giá mạnh so với đồng USD mà bằng chứng cụ thể
NHNN đã nhiều lần điều chỉnh tỷ giá và nới rộng biên độ tỷ đã làm cho đồng VND mất

giá khoảng 30%. Lý do giải thích cho việc đồng VND bị phá giá mạnh trong thời gian
trên là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập
khẩu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Gắn liền với những giai đoạn biến động mạnh này
là sự chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do.

Giai đoạn 2001-2007: nền kinh tế đi vào phát triển ổn định. Gắn liền với các giai
đoạn này là cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD một cách tương đối cứng nhắc. Đây
cũng là giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng ổn định và theo sát với tỷ giá chính
thức. Nguyên nhân là do ở giai đoạn trước đó tỷ giá chính thức đã tăng liên tục và đến
cuối giai đoạn đã ngang bằng với tỷ giá thị trường tự do. Tỷ giá chính thức do NHNN
công bố được điều chỉnh dần từ mức 14.000VND/USD năm 2001 lên 16.100VND/USD
năm 2007; biên độ dao động tỷ giá cũng chỉ biến động nhẹ từ mức +/-0,25% ( từ năm
2002 đến 2007) lên +/-0,5% năm 2007.










14

2.2.2 Mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát.
Hình 2.4 Tỷ giá hoái đoái VND/USD và lạm phát tại Việt nam, 1999-2011
(Nguồn: GSO, IMF)
Hình 2.4 cho thấy rằng giữa lạm phát và tỷ giá có quan hệ đồng biến diễn ra trong
giai đoạn 1999-2008 và 2010-2011. Khi tỷ giá tăng, đồng tiền bị phá giá làm cho lạm

phát tăng theo. Tuy nhiên, điều thú vị khi thấy rằng tỷ giá tăng nhưng lạm phát lại giảm,
giai đoạn 2008-2009. Điều này có thể được giải thích khi nền kinh tế toàn cầu lâm vào
tình trạng khủng hoảng, giá cả của các hàng hóa có xu huống giảm vì các doanh nghiệp
không thể bán được hàng nên phải giảm giá để tìm các nguồn thu nhằm duy trì sự tồn tại.
Chính vì vậy giá cả của hàng hóa giảm đã bù đắp cho mức giá tăng khi thực hiện việc phá
giá.






15

2.2.3 Biến động biên độ dao động tỷ giá:

Hình 2.5 Biên độ tỷ giá VND/USD tại Việt nam, 2008-2011

(Nguồn: NHNN, NH Vietcombank, UBKTQH & UNDP).
Bảng 2.2 : Biên độ dao động tỷ giá Việt Nam, 2008-2011
Thời gian điều chỉnh Biên độ dao động tỷ giá (%)
12/2007- 03/2008 +/-0.75
03/2008 - 06/2008 +/-1
06/2008- 11/2008 +/-2
11/2008- 03/2009 +/-3
03/2009 -11/2009 +/-5
11/2009 -02/2011 +/-3
02/2011- 12/2011 +/-1
( Nguồn: GSO, tác giả Phương Thảo)
Hình 2.5 cho thấy tỷ giá đã có những biến động mạnh trong năm 2008 do lạm phát

tăng cao trong nửa năm đầu và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới
nền kinh tế Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Từ giữa năm 2008, cùng với sự suy thoái
kinh tế, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều.

×