Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



LÊ KÍNH THẮNG





PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG
TRONG TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 62.22.01.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN






Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng

2. PGS.TS. Hoàng Dũng







THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009









LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và dẫn
chứng đưa ra trong luận án là hoàn toàn trung thực và không sao chép từ bất kì một công
trình nào.
Tác giả luận án
LỜI TRI ÂN
Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc trước hết tới PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, người thầy đã hướng dẫn
tôi luận văn thạc sĩ và là người hướng dẫn 1 luận án này. Ngoài những động viên lớn lao ở phương diện
tinh thần, chính thầy là người đã giúp tôi lựa chọn đề tài, hướng dẫn phương pháp làm việc khoa học; đưa
ra những gợi dẫn quí báu đối với từng chương mục của luận án này.
Tôi xin được bày tỏ l
òng tri ân sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Dũng, người tham gia tập thể hướng dẫn
luận án này. Thầy đã cho những lời khuyên quí báu giúp tránh được những sai lầm mà một người mới bước
vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học như tôi rất dễ phạm phải.

Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới PGS.TS Trịnh Sâm, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình học tập, quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
Có được luận án này t
ôi đã nhận được sự giúp đỡ quí báu cả về tri thức và tinh thần của GS.TSKH Lý
Toàn Thắng, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, GS.TS Hoàng Trọng Phiến, PGS Hồ Lê, PGS. TS Đặng Ngọc
Lệ, PGS.TS Nguyễn Công Đức, TS Hoàng Cao Cương, PGS.TS Dư Ngọc Ngân, TS. Trần Hoàng, TS.
Nguyễn Thị Ly Kha, TS. Đỗ Thị Bích Lài, TS. Nguyễn Văn Bằng. Chính các thầy cô là những người
không tiếc công sức đọc và góp những ý kiến quí báu cho bản thảo luận án này.
Tôi cũng xi
n bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Khoa Ngữ Văn, Phòng KHCN-Sau ĐH trường ĐHSP Tp
Hồ Chí Minh. Khoa và Phòng đã dành cho tôi những điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập, nghiên cứu
từ khi tôi là học viên cao học đến nay.
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Trường CĐSP Đồng Nai, đơn vị tôi công tác. Ban
Giám hiệu, cán bộ các phòng ban và tập thể khoa Xã hội đã dành cho tôi những điều kiện t
huận lợi nhất
trong suốt 3 năm thực hiện luận án vừa qua.
Cũng sẽ không thể hoàn thành luận án nếu tôi không nhận được sự giúp đỡ của đại gia đình tôi, bạn bè
thân hữu – những người đã có sự giúp đỡ quí báu về cả tinh thần lẫn vật chất. Tôi xin gửi tới họ những lời
tri ân chân thành nhất.




QUY ƯỚC TRÌNH BÀY


1. Để giản tiện trong trình bày, một số từ ngữ thường lặp lại trong luận án sẽ được chúng tôi viết tắt
như sau:
BN Bổ ngữ
NĐ Nội động

NgĐ Ngoại động
VT Vị từ
Một số ký hiệu khác:
Dấu / hay, hoặc (chọn từ phía trước hoặc phía sau gạch xiên)
Dấu + có
Dấu – không (có)
Dấu ± có hoặc không (có)
Dấu  có thể chuyển thành, hay tương đương với
2. Trong các ví dụ, những câu có đánh dấu * là những câ
u không chấp nhận được. Những câu có đánh
dấu ? là những câu không tự nhiên. Những từ trong ngoặc đơn là những từ có thể lược bỏ mà không
làm cho câu thay đổi về phương diện “có thể” hay “không thể” được người bản ngữ chấp nhận.
3. Các ví dụ được đánh theo thứ tự trong từng chương. Khi muốn tham chiếu về ví dụ ở chương khác

sẽ có chua thêm tên chương phù hợp.
4. Tên gọi các đơn vị chức năng cú pháp sẽ được viết chữ thường hoặc viết tắt nếu dùng thường
xuyên (chẳng hạn, chủ ngữ, BN) riêng Đề, Thuyết được viết hoa để tránh nhầm lẫn với tên gọi này
được dùng với nghĩa khác; tên gọi các vai nghĩa sẽ được viết hoa ở chữ đầu (chẳng hạn, Đích).
5. Trong luận án, một số chỗ chúng tôi dùng Đề/ chủ ngữ để chỉ một ngữ đoạn chức năng làm
chủ ngữ
trong ngôn ngữ thiên chủ ngữ (chẳng hạn, tiếng Anh) và làm Đề trong ngôn ngữ thiên chủ đề (chẳng hạn,
tiếng Việt) – Đề, chủ ngữ được hiểu là những đơn vị chức năng cú pháp. Khi Đề (hoặc đề ngữ) được
dùng với tư cách là một đơn vị thuộc bình diện cấu trúc thông tin của câu, chúng tôi sẽ có chú th
ích
thêm.
DẪN NHẬP
0.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vị từ (VT) – một từ loại được coi là có tính phổ quát – với vai trò là thành tố thiết yếu trong việc tạo
câu (đơn vị giao tiếp cơ bản của con người), trở thành một trong những đối tượng nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học. Có thể nói, không có một công trình về ngữ pháp nào mà lại bỏ qua

việc giới thiệu, khảo sát VT. Tuy nhiên, VT và những phạm trù liên quan cũng nằm trong số những vấn đề
còn gây nhiều bất đồng trong giới nghiên cứu trước đây
cũng như hiện nay. Những công trình khảo sát về
VT cho thấy từ loại này đã được tiếp cận từ rất nhiều hướng, rất nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi hướng
tiếp cận cho ta những phát hiện khác nhau. Ngay trong một hướng tiếp cận, những đặc điểm, những khía
cạnh liên quan đến V
T cũng được nhìn nhận rất khác nhau giữa các tác giả.
Trong giới Việt ngữ học, rất nhiều nhà nghiên cứu dựa trên các quan niệm, đường hướng tiếp cận
khác nhau đã bàn về ngữ pháp nói chung và VT nói riêng. Rất nhiều tác giả đã cố gắng xác định các tiêu
chí để nhận diện VT cũng như đề xuất các hướng miêu tả, phân loại VT. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có
tác giả nào đặt trọng tâm chú ý vào việc khảo sát phạm trù nội (NĐ)/ ngoại động (NgĐ) – một phạm trù

quan trọng, được coi là gắn bó mật thiết với VT. Nhìn chung các công trình nghiên cứu Việt ngữ chỉ điểm
qua về phạm trù NĐ/ NgĐ khi đề cập tới từ loại VT hoặc khi thảo luận về một số cấu trúc câu.
Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt và những vấn đề cơ
bản c
ó liên quan. Cụ thể, luận án sẽ khảo sát một cách hệ thống các biểu hiện, các đối lập của phạm trù
NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt; đồng thời đối chiếu với những vấn đề tương ứng trong tiếng Anh để tìm ra
những tương đồng, dị biệt cơ bản nhằm tìm thêm luận cứ cho việc biện giải phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng
Việt.
0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
0.2.
1. Trên thế giới, phạm trù NĐ/ NgĐ đã được chú ý từ lâu. Phạm trù này thường gắn với việc
phân loại động từ trong các công trình ngữ pháp cổ điển. Các tác giả thuộc trường phái ngữ pháp Hy
Lạp cổ đại (như Aristotle, Thrax, Dyscolus, v.v.), trường phái La Mã cổ đại (như Donatus, Priscian,
v.v.), ngữ pháp Ấn Độ cổ (như Panini, v.v.) không chỉ đề cập tới vấn đề phâ
n loại, tới việc xác định vị
thế động từ trong hệ thống từ loại mà còn bàn cả về vấn đề phân chia động từ thành nội động từ và
ngoại động từ (x. [83, tr.18-76]). Phạm trù NĐ/ NgĐ được các nhà ngữ pháp trung cổ và các nhà ngữ
pháp hiện đại không ngừng tìm hiểu. J. Vendryès đã phải nói rằng: “Sự phân biệt ấy (NĐ/ NgĐ) được

các nhà ngữ pháp luôn dùng đến; nó có vẻ tự nhiê
n đến nỗi người ta chẳng buồn định nghĩa nữa, người
ta bảo tự nó thế.” [dẫn theo 82, tr.95]. Nhìn chung trên thế giới, phạm trù NĐ/ NgĐ được hiểu rất khác
nhau.
0.2.1.1. Trước những năm 30 thế kỷ XX, các định nghĩa về phạm trù NĐ/ NgĐ thường dựa trên
tiêu chí nghĩa. J. Nesfield (1898) cho rằng: “một động từ là NgĐ khi mà hành động không dừng ở Tác
thể (agent), mà đi qua một cái gì khác” còn “một động từ là NĐ khi mà hành động dừng lại ở Tác thể
và không đi từ Tác thể tới bất cứ cái gì khác” [185, tr.64]. Với cách hiểu như vừa trình bày trên, phạm
trù này chỉ áp dụng cho một số động từ thuộc nhóm động từ hành động. Tuy nhiên trong thực tế nhiều
động từ [–hành động] có chủ thể không hề tác động đến sự vật khác
(như: know ‘biết’, see ‘nhìn’, love
‘yêu’, v.v), vẫn được coi là NgĐ [185, tr.64-65]. Vì thế, các nhà ngữ pháp bấy giờ đã phạm phải nhiều
mâu thuẫn khi đề cập đến phạm trù này.
0.2.1.2. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, gắn với khuynh hướng ngữ pháp cấu trúc, NĐ/ NgĐ lại
được coi là phạm trù ngữ pháp thuần túy. Sau khi đã tách những động từ không có nghĩa từ vựng (động
từ nối và động từ tình thái), các nhà ngôn ngữ học chia động từ có ý nghĩa từ vựng thành hai loại: động
từ NgĐ và động từ NĐ. Các động từ được coi là NgĐ khi nó kết hợp với một bổ ngữ (B
N) trực tiếp,
các động từ còn lại là NĐ ([155, tr.305]; [192, tr.117]; [193, tr.5])
1
. Trong nỗ lực hình thức hoá, khách
quan hoá các tiêu chí nhận diện, các nhà ngữ pháp học thời kì này đã cố gắng xác lập những dấu hiệu
hình thức trong việc định nghĩa, cũng như phân loại, miêu tả động từ NĐ và NgĐ. Tuy nhiên, việc sử
dụng duy nhất tiêu chí hình thức ngữ pháp đã khiến cho việc phân loại, miêu tả gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt với các ngôn ngữ không biến hình (x. mục 1.5).
0.2.1.3. Trong những thập niê
n cuối thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học tiếp tục dành sự quan tâm
đáng kể đến phạm trù NĐ/ NgĐ.
Các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái ngữ pháp tạo sinh xác định NĐ/ NgĐ dựa trên cơ sở sự
chi phối trật tự và tầng bậc (order and hierarchical dominance) các thành tố. Theo đó, chủ ngữ là một ngữ

đoạn danh từ bị chi phối trực tiếp bởi câu còn BN trực tiếp là ngữ đoạn danh từ bị chi phối trực tiếp bởi
ngữ động từ. Câu NgĐ là kiểu câu có một chủ ngữ và một BN trực tiếp (x. [1
99, tr.11]). NĐ/ NgĐ được
xem như là một phạm trù gắn chặt với câu. Ngữ pháp tạo sinh cũng cho rằng mô hình câu NgĐ như đề
cập trên là mô hình cơ bản (cấu trúc sâu), ở các mô hình cú pháp khác (cấu trúc bề mặt) vai trò của các
thành tố có thể thay đổi. Trong một số ngôn ngữ, nhất là các ngôn ngữ có trật tự không phải là SVO và
các ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ tác cách (ergative), quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc không
nhất th
iết tuân theo kiểu chi phối như các nhà ngữ pháp tạo sinh đề xuất ở trên.
Nhiều nhà ngôn ngữ học đã có đóng góp quan trọng trong việc tìm hiểu phạm trù NĐ/ NgĐ từ
góc độ loại hình khi đi tìm sự đánh dấu cách trên các ngữ đoạn chức năng (chủ ngữ [NĐ, NgĐ], BN
trực tiếp) cũng như tìm hiểu sự phù ứng của VT với các thành phần chức năng đó. C
ông trình tập thể
quy mô về “Chủ ngữ và Chủ đề” (‘Subject and Topic’) do Ch. Li chủ biên (1976) có một số bài viết đề


1

Một số tác giả còn thêm tiêu chí khả năng biến đổi sang dạng bị động. Một VT NgĐ bao giờ cũng có thể tham gia vào cấu trúc bị
động [200, tr.8-15].


cập tới sự đánh dấu cách trên chủ ngữ, chủ đề cũng như sự phù ứng của động từ với các ngữ đoạn chức
năng trong các loại hình ngôn ngữ. Mặc dù không trực tiếp bàn về phạm trù NĐ/ NgĐ nhưng những
nhận xét về đặc tính, sự thể hiện các thành phần có liên quan đến động từ đã góp phần soi sáng, định
hướng ít nhiều cho việc tìm hiểu phạm trù
NĐ/ NgĐ nói riêng và VT nói chung. Sau đó, hàng loạt
công trình tương tự tiếp tục khảo sát một cách chi tiết những vấn đề liên quan đến phạm trù NĐ/ NgĐ.
Có thể nêu ra các bài viết của E. Moravcsik (1978) về sự đánh dấu cách trên ngữ đoạn làm BN trực
tiếp [181], về sự phù ứng của động từ [182], của T. Givón (1978) về tính [±xác định] của các thành

phần chức năng [151], v.v. Điều cần ghi nhận là những nghiên cứu của họ đã cho t
hấy tìm hiểu phạm
trù NĐ/ NgĐ cần phải chú ý tới cả đặc điểm ngữ nghĩa của các thành phần chức năng gắn với VT.
Một điểm mốc quan trọng trong việc nghiên cứu phạm trù NĐ/ NgĐ là công trình của P. Hopper
và S. Thompson đăng trên tạp chí “Language” (Ngôn ngữ) số 2 năm 1980. Trong bài viết này, các tác
giả đã đưa ra một chùm mười tiêu chí nhằm nhận diện phạm trù
NĐ/ NgĐ. Tùy theo mức độ thỏa mãn
các tiêu chí đã nêu, tư cách của VT cần xét sẽ được xác định. Phạm trù NĐ/ NgĐ được các tác giả xem
là gắn chặt với câu và nó bị chi phối đáng kể bởi các nhân tố hoàn cảnh sử dụng (những nhân tố thuộc
về dụng pháp).
Một số tác giả đã xem NĐ/ NgĐ không chỉ là phạm trù ngữ pháp mà còn là phạm trù ngữ nghĩa,
gắn với cấu trúc ngữ nghĩa của VT. Chẳng hạn, khi định nghĩa VT
NgĐ, T. Givón (1984) đã sử dụng
cả cơ sở cú pháp ([±BN trực tiếp]) và cơ sở ngữ nghĩa (số lượng và kiểu vai nghĩa của các tham tố).
Theo ông, “những VT có một chủ ngữ Tác thể (agent subject) và một BN trực tiếp Bị thể (patient
direct-object) là những VT NgĐ” [152, tr.91]. Việc kết hợp cả hai tiêu chí này đã tạo ra một cách hiểu
mới có giá trị giải thích và vận dụng rất hiệu quả. Và tiến xa hơn, tá
c giả đã đưa ra khái niệm NgĐ điển
hình (prototypical transitive verbs) và NgĐ kém điển hình (less prototypical transitive verbs) để phân
chia VT NgĐ. Bằng cách này, tác giả đã kế thừa được lối phân loại truyền thống (căn cứ vào nghĩa)
nhưng cũng không làm mất đi tính triệt để, khoa học trong quá trình nhận diện, phân loại VT.

Một hướng tiếp cận rất đáng
lưu ý liên quan tới phạm trù NĐ/ NgĐ là quan niệm của trường
phái Ngữ pháp Chức năng hệ thống mà người khởi xướng là M. Halliday. NgĐ/ chuyển tác
(transitivity) không được hiểu như là một phạm trù của động từ mà là một phạm trù thuộc về mệnh
đề/ cú (clause). Đó là một “hệ thống ngữ pháp nhằm phân thế giới khái niệm thành một tập hợp
các
kiểu quá trình (process types)” [29, tr.205]. Chuyển tác được hiểu là cách tổ chức các mô hình cú
pháp liên quan đến (i) lựa chọn một quá trình (một kiểu động từ); (ii) lựa chọn các diễn tố (kiểu và số

lượng các tham tố bắt buộc); (iii) lựa chọn các chu tố (kiểu và số lượng các tham tố tự do) [142,
tr.299]. Kết quả của việc lựa chọn trên là sự hình thành của một trong ba quá trình: quá trình vật
chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ. Như vậy chuyển tác là kiểu mô hình cú pháp liên quan
chặt chẽ đến phương diện nghĩa (thể hiện thế giới kinh nghiệm bên ngoài). Cách hiểu chuyển tác như
trên có nhiều khác biệt so với cách hiểu thuật ngữ NgĐ (với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của
VT) mà luận án đề cập tới vì thế thuật ngữ chuyển tác và nội hàm của nó chỉ được xem là một cơ sở
tham khảo thêm trong các phần sẽ trì
nh bày tiếp theo.
Y. Testelec (1998) khi bàn về các tiêu chí nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ, đã đưa ra nhận xét
chung về cách hiểu phạm trù này trong giới ngôn ngữ học đồng thời đề xuất một số tiêu chí nhận diện.
Theo tác giả, hiện có hai hướng phân loại ngữ pháp cơ bản: (i) dựa trên những đặc tính thuộc về hình
thức của từ, không dựa vào hoặc dựa rất ít vào ngữ nghĩa; (ii) dựa trên những đặc tính ngữ nghĩa kiểu
như động vật tính (ani
mateness). Tác giả cho rằng lối phân loại NĐ/ NgĐ giống với lối phân loại các
đơn vị từ vựng, là lối phân loại dựa vào tư cách cú pháp của chúng – một lối phân loại cho thấy có sự
giao thoa (overlap) ít nhiều giữa các ngôn ngữ. Cũng trong công trình này tác giả đã cho rằng theo
quan niệm truyền thống phổ biến nhất hiện nay thì “những động từ có diễn trị BN trực tiếp (direct
object vale
ncy) được gọi là những động từ NgĐ, những động từ không có diễn trị BN trực tiếp là động
từ NĐ”. Để tránh những vấn đề rắc rối về mặt lí thuyết cũng như trong miêu tả cụ thể liên quan đến
khái niệm BN trực tiếp, một số nhà loại hình học đã sử dụng các khái niệm phổ quát dựa trên cơ sở
ngữ nghĩa, theo đó “
một nhóm VT nhỏ, những VT hủy diệt và tạo tác (verbs of destruction and
creation), được coi là NgĐ ở dạng cơ bản có thể thấy trong tất cả các ngôn ngữ. Và, bất kì VT nào đòi
hỏi cấu trúc tương tự như các VT này đòi hỏi thì đều được gọi là NgĐ.” [210, tr. 29]. Đồng ý với quan
điểm cho rằng NĐ/ NgĐ có thể được xác định dựa trên cơ sở ngữ nghĩa (semantic base), tác giả đã đi
sâu bàn thảo về giá trị của hai tiêu chí có liên quan đến phạm trù
NĐ/ NgĐ, đó là tính “bị ảnh hưởng”
(affectedness) và tính “chủ ý” (control). Dựa trên các tiêu chí này, ông đã đưa ra một bảng phân loại
các VT gồm tám loại dựa trên hai tiêu chí trên [210, tr.37]. Lối phân loại dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa

của các vai nghĩa mà tác giả đề nghị cũng còn nhiều điểm cần trao đổi.
0.2.2. Ở Việt Nam, thái độ của giới Việt ngữ học đối với phạm trù
NĐ/ NgĐ có thể chia thành hai
khuynh hướng chính sau.
0.2.2.1. Một số nhà Việt ngữ học phủ nhận sự tồn tại phạm trù NĐ/ NgĐ. Trong số này, có người
phủ nhận sự tồn tại từ loại trong tiếng Việt, do đó, NĐ/ NgĐ, vốn gắn với VT, cũng không được nhắc
tới. Quan niệm
này có thể tìm thấy trong các công trình của M. Grammont & Lê Quang Trinh (1911),
H. Maspéro (1912), Hồ Hữu Tường (1949), Nguyễn Hiến Lê (1952), v.v.
Nguyễn Hiến Lê sau khi phân tích một số ví dụ trong tiếng Việt cũng như so sánh đối chiếu với
các ngôn ngữ biến hình đã cho rằng tiếng Việt không có từ loại nhất định. Lí do ông đưa ra là các từ
của tiếng Việt có thể tham gia vào các vị trí cú pháp khác nhau mà không thay đổi hình thái: “[…] rất
nhiều tiếng đứng ở đây thuộc vào tự loại này, đứng chỗ khác lại thuộc vào tự loại khác mà không hề
thay đổi tự dạng. Ta có thể nói bất kì một danh từ, động từ, tĩnh từ nào cũng có thể biến loại được”, và
ông cho rằng sở dĩ “[…] từ trước đến nay có những tiếng chưa biến là chỉ vì chưa có cơ hội nào để
biến đó thôi.” [50, tr.28].
Một số nhà Việt ngữ học tuy c
hấp nhận có từ loại trong tiếng Việt nhưng không đề cập tới, hoặc
phủ nhận phạm trù NĐ/ NgĐ ([56], [57], [211]). Chẳng hạn, L. Thompson cho rằng: “sự lưỡng phân
quen thuộc các động từ tiếng Anh thành những động từ ‘cần BN’ và những động từ ‘không cần BN’ là
không tồn tại trong tiếng Việt.” [211, tr.220].
0.2.2.2. Phần lớn các nhà Việt ngữ học có đề cập tới phạm trù
NĐ/ NgĐ nhưng ở mức độ đậm
nhạt khác nhau và sử dụng những thuật ngữ khác nhau.
Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm dựa vào mối quan hệ của động từ với BN đứng sau
đã chia động tự (động từ) thành hai tiểu loại: động tự có túc từ và động tự không có túc từ. Theo tác
giả, có một số động từ cần phải dùng thêm những tiếng để “làm cho lọn nghĩa” (tức động tự có túc từ),
còn một số khác khi biểu diễn một cái thể hay một sự biến hiện tha
y đổi không cần túc từ” (tức động tự
không có túc từ) [43, tr.91]. Dù lấy tiêu chí nghĩa – trọn nghĩa hay không trọn nghĩa – nhưng cách gọi

có túc từ hay không có túc từ cho thấy các tác giả có chú ý tới mối quan hệ cú pháp của động từ khi
phân loại.
Trà Ngân Lê Ngọc Vượng cũng phân chia động từ theo hướng Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm
Duy Khiêm đã đề xuất. The
o ông, động từ có thể thuộc về hai loại tự động từ và thi động từ. Hai thuật
ngữ này cũng được định nghĩa dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa – cú pháp. Tự động từ là “một động từ chỉ
một hành động mà không cần có bổ túc cũng trọn nghĩa” còn thi động từ là “động từ chỉ một hành

động do chủ động làm ra mà không chịu lấy, nên phải có một bổ túc trực tiếp hay gián tiếp mới trọn
nghĩa”. Có lẽ ảnh hưởng của lối phân loại phương Tây mà ông tiếp tục chia thi động từ thành hai thể
thụ động và tha động. Tuy nhiên ông cũng thấy sự phân biệt này chỉ là tương đối và ông cũng đã đề
cập tới một số trường hợp chuyển loại [62, tr.88-
90].
Bùi Đức Tịnh, tác giả của “Văn phạm Việt Nam”, lấy tiêu chí phân loại là “dựa vào phương diện
ý nghĩa”. Từ đó ông chia động từ ra làm bốn loại: động từ viên ý, động từ khuyết ý, động từ thụ trạng,
trợ động từ. Ngoại trừ hai loại sau tương đương với động từ tình thái, động từ nối theo cách hiểu hiện
nay, hai loại đầu lần lượt là NĐ và NgĐ. Tác giả cho rằng động từ viên ý là những động từ “chỉ dùng
một m
ình với chủ ngữ cũng có thể làm nên một câu trọn nghĩa” [100, tr.179] tuy không đi với túc từ
nhưng chúng có thể đi với những bổ túc ngữ chỉ hoàn cảnh; trong khi đó động từ khuyết ý “[…] tự nó
không đầy đủ. Nó cần được một danh từ hay một đại từ bổ túc” (tr.180). Danh từ hay đại từ này là
những BN t
huộc động (tức BN trực tiếp) hay BN can động (tức BN gián tiếp) (tr.181).
Các (nhóm) tác giả trên sử dụng những thuật ngữ khác nhau và đưa ra những tiêu chí có vẻ trái
ngược nhau (thể hiện ở cách gọi tên: hoặc nghiêng về mặt nghĩa, hoặc nghiêng về mặt hình thức) nhưng
thực ra đều có nét chung là đề cập tới cả hai tiêu chí khi phân loại. Sự dị biệt lớn tập trung ở việc Bùi
Đức Tịnh chia động từ thành bốn tiểu loại trong khi Trà Ngân và nhóm Trần Trọng Kim triệt để lưỡng
phân.
Học giả Phan Khôi lại chia động từ tiếng Việt ra làm 3 loại: NĐ, NgĐ và chuẩn động từ. Bàn về
phương diện ý nghĩa của NĐ, ông cho rằng: “sự tác động từ trong phát ra là đủ” [44, tr.197]; trong khi đó

NgĐ thì “sự tác động có chạm đến vật khác ở ngoài” (tr.197-198). Về quan hệ cú pháp, tiêu chí phân biệt
NĐ với NgĐ mà ông đưa ra là sự có mặt hay vắng mặt của tân ngữ. Ông chú ý phân biệt tân ngữ (object)
với BN (com
plement) mà tiêu chí phân biệt cũng là nghĩa: “tân là khách, dịch chữ object của Ăng lê, đối
với chủ ngữ là subject. Là khách đối với chủ, cho nên tân ngữ và chủ ngữ bao giờ cũng không đồng là
một vật” (tr.198). Theo ông chỉ động từ nào đi với tân ngữ mới là NgĐ (ngược lại, những động từ đi với
bổ túc ngữ – trong đó có tính từ – là chuẩn động từ). Cho dù cách h
iểu về tính NgĐ ở phương diện nghĩa
còn máy móc (có sự lầm lẫn giữa NgĐ với tác động) và do vậy không có khả năng giải thích trong nhiều
trường hợp, nhưng cách hiểu các khái niệm như trên cũng có giá trị nhất định trong việc tiếp cận các vấn
đề liên quan đến phạm trù NĐ/ NgĐ.
Vào đầu những năm đầu thập kỉ 60 của thế kỉ XX, I.
Bưxtơrốp – một nhà Đông phương học
người Nga, đã có một công trình bàn về một số kết cấu động từ trong tiếng Việt. Trong bài viết này, tác
giả đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tìm hiểu động từ khi tham gia vào các cấu trúc khác nhau và
ông đã chú ý khu biệt hai kiểu ‘cấu trúc động từ quan trọng nhất’ là cấu trúc với động từ NgĐ và cấu
trúc với động từ NĐ. Ở bước thứ nhất (phâ
n biệt cấu trúc NĐ với NgĐ) ông đã dựa vào đặc trưng hình
thức (hình thức của danh ngữ phía sau: có hoặc cho phép giới từ trước nó và không có hoặc không cho
phép giới từ trước nó). Ở bước thứ hai, ông đề nghị tiếp tục tiến hành phân loại các động từ NĐ và
NgĐ thành các tiểu loại nhỏ hơn dựa trên đặc trưng “có hoặc không có khả năng tham
gia vào cấu trúc
có động từ bị động” [9, tr.59-60]. Phương pháp nghiên cứu của ông tương tự với cách mà các nhà ngôn
ngữ học phương Tây áp dụng khi nghiên cứu các ngôn ngữ đơn lập, không biến hình. Có thể nói tác
giả chưa có đột phá gì mới trong cách hiểu về phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.


Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê trong “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” đã thể hiện một
cách nhìn khá mới mẻ về cách phân chia từ loại nói chung và VT nói riêng. Các tác giả dùng thuật ngữ
trạng từ để thay thế cho cả động từ, tính từ theo cách gọi truyền thống. Các trạng từ được các tác giả

chia thành trạng từ trọn nghĩa và trạng từ không trọn nghĩa [18, tr.220-221]. Ngoài tiêu chí nghĩa, các
tác giả cũng có dùng đến tiêu chí
kết hợp hay không kết hợp với khách thể (gồm khách thể chính – tức
BN trực tiếp và khách thể thứ – tức BN gián tiếp). Tuy nhiên ở tiêu chí này, các tác giả đã không chú ý
đầy đủ đến những dấu hiệu hình thức (chẳng hạn, các tác giả không bàn tới sự có mặt hay vắng mặt
của giới từ đứng trước BN) và điều này gây ra khó khăn trong việc nhận diện các loại trạng từ. Như
vậy, cái mới mẻ và cũng là đóng góp của các tác giả thể hiện ở chỗ họ thuộc vào số những người đầu
tiên đề cập tới tính NĐ và NgĐ của một đối tượng rộng (trạng từ) và đã đưa ra những nhận xét sâu sắc
về tính đa loại (hai cách dùng) của một số trạng từ (tr.221).
Bên cạnh những tác giả chú trọng sự đối lập NĐ – N
gĐ, nhiều tác giả khác lại chỉ coi NĐ, NgĐ
là hai trong số nhiều tiểu loại của VT (với nội hàm bị thu hẹp đáng kể), hoặc chỉ điểm
qua và xem
chúng như là kết quả của một cách chia ‘truyền thống’. Xu hướng này thể hiện phổ biến ở những công
trình ngữ pháp giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX.

Triển khai sâu một hướng đã đề cập trước đó trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt” (1963),
hơn mười năm sau (năm 1977), Nguyễn Kim Thản công bố chuyên luận “Động từ trong tiếng Việt”.
Trong công trình công phu về động từ nà
y, tác giả chỉ dành 6 trang để bàn về phạm trù NĐ/ NgĐ trong
phần lịch sử nghiên cứu. Mặc dù không phủ nhận tính ‘có lí do’ và sự ‘có lợi’ nhất định của lối phân
loại này nhưng tác giả đã thấy quá nhiều khó khăn, phức tạp. Ông viết: “[…] trong nội bộ của hai loại
ấy (NĐ và NgĐ) không phải là hoàn toàn đồng nhất về đặc điểm cú pháp, hơn nữa cách phân loại n
ày
gặp nhiều khó khăn, ranh giới giữa hai loại này không phải là hoàn toàn dứt khoát” [82, tr.94]. Trong
khi cố tránh những khó khăn này, ở phần phân loại động từ dựa vào “tính chất chi phối của động từ”
(có liên quan đến phạm trù đang xét), tác giả đã phạm phải một số sai lầm. Lấy tiêu chí tính chất chi
phối của động từ, tác giả đã chia động từ ra ba nhóm lớn gồm 12 tiểu loại (ba nhóm là: ngoại hướng,
trung tính, nội hướng). Ở đây thật rất khó để xác định NĐ và N
gĐ thuộc loại nào trong một bảng phân

loại tuy chi tiết nhưng lại chứa nhiều sự thiếu nhất quán, mâu thuẫn. Nếu chúng ta chỉ dựa vào mặt ý
nghĩa, hay chỉ vào mặt hình thức hoặc kết hợp cả tiêu chí thì đều sẽ thấy danh sách NĐ và NgĐ cần
phải lấy từ những nhóm rất khác nha
u trong bảng phân loại của tác giả. Rõ ràng NgĐ không phải chỉ là
những động từ thuộc nhóm ngoại hướng; và NĐ không phải thuộc nhóm nội hướng và sự tồn tại của
nhóm trung tính ở đây rõ ràng là không hợp lí. Đi sâu vào các tiểu loại, rất nhiều động từ trong một
nhóm không có tiêu chí chung và cần phải chuyển nhóm (x. [72, tr.20-30]).
Nhìn nhận phạm trù NĐ/ NgĐ ở một hướng khác, Đỗ Hữu Châu trong một công trình bàn về các
hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ, đã xem những VT có hai cách dùng là một hiện tượng trung gian
tiêu biểu trong tiếng Việt. Ông nhận thấy ‘rất khó phân biệt’ giữa NĐ và NgĐ m
à nguyên nhân là “[…]
đặc trưng ngữ nghĩa của chúng chưa được phân tích đầy đủ và những trường hợp điển hình và trung gian
chưa được giải thích một cách thỏa đáng” [16, tr.29]. Trước hiện tượng phức tạp này, ông đề xuất một
hướng tiếp cận mới: “không căn cứ vào tiêu chuẩn thông thường ‘có hay không có BN đối tượng danh từ
trực tiếp (hoặc ở tân cách)’ mà trước hết căn cứ vào cấu trúc ngữ nghĩa của chúng để xử lí lại vấn đề
này” (tr.29). Theo hướng này ông cũng phân VT ra (dù không hiển ngôn) thành hai nhóm: (i) VT NgĐ
điển hình (từ của tác giả: “có ý nghĩa NgĐ chân chính”); và (ii) những VT NgĐ không điển hình. VT
NgĐ điển hình là những VT có hai diễn tố (tác giả dùng ‘đối’ hay ‘trị’) trong đó ‘thụ nhân’ (tức BN biến
đổi) “nhất thiết phải chịu một hậu quả nhất định nào đó sau khi nhận tá
c động từ chủ thể” (tr.29). Cách
hiểu này có nhiều điểm tương đồng với việc phân loại VT ở bậc hai (chia VT NĐ và NgĐ thành các tiểu
nhóm điển hình và kém điển hình) mà luận án sẽ trình bày trong mục 2.1.2.
Vũ Thế Thạch khi bàn về ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ tiếng Việt đã nhấn mạnh đến sự cần
thiết phâ
n biệt “NgĐ hình thức” với “NgĐ chức năng” – một sự phân biệt đã được nhà ngôn ngữ học
người Nga S. Kacnelson lưu ý từ lâu [76, tr.13]. Từ sự phân biệt bước đầu này, tác giả tập trung phân
loại tiếp các động từ tiếng Việt dựa trên cơ sở ngữ nghĩa của chúng (dựa trên các nghĩa vị của động từ).
Kết quả phân loại m
à ông đưa ra là ba loại động từ cơ bản: động từ chủ thể, động từ khách thể và động
từ hai hướng. Đóng góp quan trọng của tác giả là cố gắng tách bạch hai phương diện ngữ pháp và ngữ

nghĩa của động từ (để tập trung tìm hiểu, phân loại các động từ tiếng Việt từ phương diện ngữ nghĩa)
(tr.14-19).
Bên cạnh những công trình tiếp cận trực tiếp phạm t
rù NĐ/ NgĐ như vừa trình bày, hàng loạt
các chuyên luận và giáo trình ngữ pháp đại học cũng có đề cập tới vấn đề trên. Tuy nhiên các tác giả
thường không xem nó là trọng tâm nghiên cứu của mình.
Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt – Câu” (1980) viết: “Việc chia động từ thành NĐ
và NgĐ là căn cứ vào ngữ nghĩa thuần túy, do vậy không bao quát được cái sâu bên trong của từ loại”
[69, tr.137-138] và “đối với tiếng Việt việc chia thành nội động từ và ngoại động từ triệt để như tiếng
Nga ha
y một vài ngôn ngữ Ấn-Âu khác là không thích hợp” (tr.139). Ông cũng thấy được khó khăn
trong việc áp dụng tiêu chí hình thức để xác định BN trực tiếp: “Sự có mặt hay vắng mặt hư từ còn do
sự điều hòa âm hưởng, do âm luật cân đối cấu trúc quy định” (tr.139).
Trong công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt do UBKHXH (1983) thực hiện, các tác giả tuy
không hiển ngôn bà
n về NĐ/ NgĐ, nhưng đã đề cập khá chi tiết tới các phụ tố ‘khu vực sau’ động từ
[104, tr.121-146], các phụ tố ‘khu vực sau’ tính từ (tr.149-151). Đề cập tới thành phần này, các tác giả
nhấn mạnh đến sự đối lập giữa những phụ tố do chính tố yêu cầu riêng và phụ tố không do chính tố yêu
cầu riêng. Sự đối lập này chính là sự đối lập giữa diễn tố với chu tố; trong đó những phụ tố do chính tố
có yêu cầu riêng quan hệ mật thiết tới các thành phần BN trực tiếp, BN bắt buộc mà chúng tôi sẽ đề
cập nhiều c
hỗ trong các phần tiếp theo của luận án.
Cũng đứng trên quan điểm không chú trọng đối lập NĐ với NgĐ, Đinh Văn Đức cho rằng: “Đặt
vấn đề đối lập NĐ – NgĐ dưới ảnh hưởng đồng thời của nhiều nhân tố chỉ làm
cho vấn đề thêm phức
tạp hơn và khó có được một giải pháp nhất quán.” [25, tr.118]. Tác giả cũng lưu ý đến số lượng đáng
kể các động từ “lưỡng tính” (từ dùng của tác giả – chỉ những động từ vừa là NĐ vừa là NgĐ) tồn tại
trong tiếng Việt. Giải pháp của tác giả đối với vấn đề là: “[…] nếu thấy cần thiết trong khi miêu tả thì
cũng có thể nghĩ tới sự phân chia thành NĐ – N
gĐ nhưng ngay cả trong trường hợp đó cũng chỉ nên

nghĩ đến một ranh giới có tính ước lệ của hai tập hợp mờ có liên quan đến khái niệm BN và trạng ngữ:
BN là thành tố phụ giới hạn của một số động từ nhất định, còn trạng ngữ là thành tố phụ của động từ
nói chung. Lúc đó BN là tiêu chí của động từ NgĐ” (tr.118).
Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung trong giáo trình dành cho các trường đại học sư phạm
(1991) có bàn về động từ NĐ và NgĐ dựa trên sự đối lập [±thực từ đi kèm]. N
hững động từ không đòi
hỏi thực từ đi kèm (các động từ chỉ hành động cơ thể, trạng thái tâm lí) là những động từ NĐ. Những
động từ đòi hỏi thực từ đi kèm (các động từ biểu thị đối tượng tác động, đối tượng phát nhận, đối tượng
và nội dung sai khiến, v.v) là những động từ NgĐ. Cả NĐ và N
gĐ được các tác giả xếp chung vào
nhóm động từ độc lập và đối lập chúng với nhóm động từ không độc lập bao gồm các động từ thuộc
nhóm động từ tình thái, nhóm động từ chỉ quan hệ [6, tr.92-100]. Trong giáo trình tập 2 (1992), tác giả
Diệp Quan Ban đã tiếp tục đi sâu miêu tả các thành phần phụ đứng sau thành tố chính trong các cụm
động từ trên các phương diện c
hức năng cú pháp và từ loại [3, tr.83-94]. Nói chung, các tác giả không
xem sự đối lập NĐ/ NgĐ áp dụng cho toàn bộ động từ mà chỉ cho một bộ phận của động từ (nhóm
động từ độc lập) mà thôi.
Trong một chuyên khảo về cú pháp tiếng Việt, Hồ Lê (1994) đã đề cập tới vấn đề chuyển loại trong
đó có hiện tượng chuyển đổi tư cách cú
pháp của VT. Tác giả đã chú ý đến chiều hướng chuyển đổi đa
dạng của VT từ NĐ sang NgĐ, từ NgĐ sang NĐ cũng như một số VT chưa xác định được hướng chuyển
đổi. Ngữ liệu nêu ra và những phân tích của tác giả cho thấy rõ quan niệm của tác giả là dựa trên tư cách
hoạt động cú pháp của VT để xác định phạm trù NĐ/ NgĐ. Tác giả đã giải th
ích một cách thuyết phục về
một số VT NgĐ chuyển sang cách dùng NĐ (các VT chỉ hoạt động của cơ thể) [52, tr.252-253]. Tuy
nhiên, kiến giải của tác giả về một số VT “chưa xác định chiều chuyển loại” (chẳng hạn, VT chỉ sự di
chuyển: đi, chạy, nhích, kéo, rút, v.v.; những VT chỉ sự dàn xếp: dàn, sắp, xếp, đặt, v.v.) (tr.254) có khác
biệt với quan niệm mà luận án đề xuất.

Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998), trong “Thành phần câu tiếng Việt” [98], đã

dành dung lượng khá lớn của công trình bàn về những vấn đề có liên quan thiết yếu tới phạm trù NĐ/
NgĐ – vấn đề thành phần khởi ngữ/ đề ngữ, vấn đề BN trực tiếp. Do đứng trên quan điểm xem BN trực
tiếp (cùng với chủ ngữ và vị ngữ) là thành phần chính của câu, các tác giả đã khảo sát khá chi tiết thành
phần này. Những kết quả khảo sát, phân tích của các tác giả có giá trị nhất định cho việc k
hảo sát phạm
trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.

Một khuynh hướng đề cập khá nhiều tới phạm trù NĐ/ NgĐ là ngữ pháp chức năng. Với quan niệm
VT là hạt nhân trung tâm thông báo, là hạt nhân của khung vị ngữ, các tác giả đã chú ý nghiên cứu VT
trong quan hệ với các thành tố chức năng khác trong câu. Các tác giả sớm vận dụng lí thuyết về vai cách
trong nghiên cứu tiếng Việt là Nguyễn Đăng Liêm (1969, 1973, 1975), Donna Hà (1970), Trần Trọng
Hải (1971, 1972), Nguyễn Đình Hòa (1972, 1973), M. Clark (1976) (x. [128]). Trong chuyên luận “Các
phụ vị từ và Cách trong tiếng Việt” (Coverbs and Case in Vietnam
ese), M. Clark đã dành một phần đáng
kể để giới thiệu về lí thuyết khung cách, các quan hệ cách (tập trung ở các loại coverb – phụ VT). Rất
nhiều lần tác giả đã liên hệ, gắn chúng với phạm trù NĐ/ NgĐ. Điều này chứng tỏ vấn đề mà chúng tôi
sẽ đề cập trong luận án là các quan hệ nghĩa (và số lượng các vai nghĩa) trong câu đóng một vai trò quan
trọng trong việc xác lập
các đối lập giữa NĐ với NgĐ.
Một tác giả khác cũng cố gắng đi theo hướng này. Nguyễn Văn Lộc trong chuyên luận “Kết trị của
động từ tiếng Việt” (1995) đã giới thiệu, vận dụng những quan niệm về tham tố của L. Tesnière và một
số nhà ngôn ngữ học Nga để miêu tả về các loại diễn trị (ông dùng: kết trị) của động từ tiếng Việt. Sau
khi phân biệt các loại kết trị: kết trị hình thức và kết trị nội dung; kết trị bắt buộc và kết trị tự do, tác giả
giới th
iệu các loại kết trị bắt buộc của động từ và tập trung miêu tả kết tố chủ thể và kết tố đối thể. Trong
phần miêu tả về kết tố chủ thể, ông cũng đề cập tới kết tố chủ thể hoạt động nội hướng. Ông cho rằng:

“về nội dung, kết tố chủ thể hoạt động nội hướng chỉ kẻ thực hiện hành động hoặc kẻ mang trạng thái
không hướng tới đối thể. Sự vắng mặt của kết tố đối thể bên các động từ nội hướng là do ý nghĩa nội
hướng của chúng qui định” [55, tr.69]

. Ở đây, ông đã gián tiếp cho rằng tiêu chí phân biệt giữa NĐ và
NgĐ chính là tiêu chí cú pháp [±đối tố] và các dấu hiệu hình thức này được quy định bởi ý nghĩa của
động từ. Căn cứ vào những điều trình bày trong chuyên luận, chúng ta thấy tuy tác giả sử dụng hệ thống
khái niệm của ngữ pháp chức năng nhưng thực ra nội dung miêu tả vẫn theo hướng ngữ pháp truyền
thống. Các khái niệm chủ tố và kết tố cũng không khác nhiều so với chủ ngữ v
à BN (ở đây tác giả coi
BN trực tiếp và BN cho chủ ngữ – complement – đều là đối tố).
Cũng cùng thời gian này, Nguyễn Thị Quy hoàn thành chuyên luận “Vị từ hành động tiếng Việt và
các tham tố của nó” (1995). Như phần nào gợi ra từ tên gọi chuyên luận, tác giả đã vận dụng thành tựu
của ngữ pháp chức năng vào nghiên cứu VT tiếng Việt. Ngoài những tiêu ch
í về nghĩa, tác giả đã vận
dụng tiêu chí về tham tố (số lượng và đặc điểm) để phân loại và miêu tả VT tiếng Việt. Mỗi một tiêu chí
đem lại một kết quả riêng và những kết quả này cũng có nhiều điểm giao thoa (x. bảng tổng kết của tác
giả, tr.88). Chính ở hướng đi thứ hai (dựa vào diễn trị), tác g
iả đã thể hiện một cách tiếp cận mới về NĐ
và NgĐ. Theo tác giả, những VT một diễn tố ([–trực chuyển])
2
là NĐ còn các VT hai diễn tố, ba diễn tố
([+trực chuyển]) là những VT NgĐ [72, tr.88]. Mặc dù chỗ khác, tác giả thấy NgĐ là “VT có BN trực


2
Khái niệm trực chuyển gắn với loại VT trực chuyển của tác giả được dùng để chỉ những VT tác động và những VT không tác động
nhưng có mục tiêu [72, tr.84].
tiếp” (tức tiêu chí phân định NĐ và NgĐ là [±BN trực tiếp]) – một chức năng cú pháp (tr.78) – nhưng rõ
ràng những đặc điểm và số lượng diễn tố cũng góp phần đưa ra cơ sở khách quan để nhận diện các phạm
trù này, ít nhất là cho tiểu loại VT hành động mà tác giả đang xét. Giới hạn trong việc phân loại, miêu tả
một tiểu loại VT (VT hành động), nhưng những gì tác giả thể hiện, đặc biệt là những qua
n sát, nhận xét
tinh tế về quan hệ giữa VT với các diễn tố là những gợi mở hữu ích cho việc nghiên cứu VT nói chung

và việc tìm hiểu phạm trù NĐ/ NgĐ nói riêng.
Trong một công trình nghiên cứu gần đây, đứng trên quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống, tác
giả Diệp Quang Ban (2004) đã tập trung xem xét những vấn đề liên quan đến câu tiếng Việt. Trong công
trình này, tác giả cũng bàn khá chi tiết về cấu trúc nghĩa biểu hiện [5, tr.32-33]
, các kiểu sự thể, các tham
thể (tr.33-35), tân ngữ và tân ngữ gián tiếp (tr.71-72), và cấu trúc câu bị động (tr.203-229) – những vấn
đề liên quan trực tiếp đến phạm trù NĐ/ NgĐ. Trong phần giới thiệu quan niệm của M. Halliday về vấn
đề chuyển tác (mục 0.2.1), chúng tôi đã nêu rõ vấn đề này được tác giả xem xét ở bình diện cú. Ở công
trình “Ngữ pháp tiếng Việt – phần câu” này, tác giả Diệp Quang Ban nói rõ hơn khái niệm chuyển tác áp
dụng cho cả động từ: “[…] cấu trúc chuyển tác được hiểu là mối qu
an hệ giữa động từ với những yếu tố
định danh bất kì lệ thuộc vào động từ đó và cùng xuất hiện với động từ đó […]; nếu động từ không đòi
hỏi yếu tố định danh lệ thuộc thì gọi là động từ không chuyển tác, hay NĐ” (tr.32).
Có thể nói, tất cả cách hiểu của các khuynh hướng, các tác giả trên, dù có những khác biệt nhất
định, đều cho thấy phạm trù NĐ/ NgĐ gắn chặt với động từ (và VT nói chung) vì thế việc nghiên cứu
NĐ/ NgĐ sẽ giúp hiểu sâu hơn bản c
hất, hoạt động của từ loại cơ bản bậc nhất trong mọi ngôn ngữ này.
0.3. NHIỆM VỤ LUẬN ÁN
Trên tinh thần kế thừa thành tựu nghiên cứu tiếng Việt cũng như cố gắng á
p dụng lí thuyết ngôn
ngữ học hiện đại, luận án này nhằm:
(i) Tìm những dấu hiệu hình thức cũng như cơ sở ngữ nghĩa để xác định, đối lập NĐ/ NgĐ;
(ii) Xác định rõ ranh giới NĐ, NgĐ với tư cách là phạm trù cú pháp với những phạm trù khác có
liên quan;
(iii) Xác định phạm vi ứng dụng của phạm trù NĐ/ NgĐ (cho VT nói chung hay chỉ cho một số
tiểu loại nào đó);
(iv) Phân loại và khảo sát các tiểu nhóm
trong từng loại VT NĐ, VT NgĐ và khảo sát các hiện
tượng trung gian;
(vi) Đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ và những vấn đề có liên quan của tiếng Việt với tiếng Anh để

làm rõ những tương đồng và khác biệt.
0.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
0.4.1. Với đối tượng và nhiệm vụ được xác định như trên, chúng tôi sẽ chủ yếu sử dụng các
phương pháp sau.
(i) Phương pháp miêu tả. Luận án tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những nhận xét, kết luận
về các vấn đề có liên quan.
Trong quá trình miêu tả, khảo sát ngữ liệu chúng tôi thường sử dụng các thủ pháp cải biến, tỉnh
lược, chêm xen, trắc nghiệm Jakhontov. Những thủ pháp này được dùng để xác định các thành phần
trong cấu trúc cú pháp cũng như xác định vai trò của các tham tố trong cấu trúc nghĩa của VT.
(ii) Phương pháp đối chiếu. Phương phá
p này được sử dụng nhằm góp phần làm rõ các tiêu chí,
cơ sở ngữ nghĩa, dấu hiệu hình thức thể hiện phạm trù NĐ/ NgĐ trong các ngôn ngữ khác nhau. Tiếng
Anh là ngôn ngữ chủ yếu được dùng để đối chiếu với tiếng Việt. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ khác
cũng được dùng để đối chiếu khi cần làm rõ một số đặc điểm nào đó, đặc biệt là tiếng Hán hiện đại,
một ngôn ngữ có nhiều nét tương đồng về phương diện loại hình với tiếng V
iệt và cũng là ngôn ngữ
được các nhà ngôn ngữ học phương Tây nghiên cứu khá kĩ.
Trong quá trình khảo sát, miêu tả ngữ liệu cũng như đối chiếu, chúng tôi đứng trên quan điểm
đồng đại.
(iii) Phương pháp thống kê ngôn ngữ. Phương pháp này nhằm nâng cao tính khách quan trong
việc miêu tả cũng như những kết luận đưa ra trong luận án.
0.4.2. Nguồn ngữ liệu chủ yếu m
à luận án khảo sát là tiếng Việt hiện đại. Ngữ liệu được trích dẫn
từ nhiều nguồn: các văn bản báo chí, văn bản văn chương, văn bản khoa học, lời nói hàng ngày. Để
bảo đảm tính khách quan, tính tự nhiên, một số ví dụ được trích từ Internet (có dẫn nguồn).
Xét từ phương diện nguồn gốc, những từ thuần Việt được lưu ý nhiều hơn từ có nguồn gốc ngoại
lai (từ Hán Việt,
3
v.v.).
Đơn vị ngôn ngữ chủ yếu mà luận án khảo sát là từ (cụ thể là VT). Tuy nhiên để xác định tư

cách cú pháp của chúng, luận án thường đặt từ trong mối quan hệ với các ngữ đoạn chức năng (các
ngữ danh từ, ngữ VT, ngữ giới từ đảm nhiệm các chức năng cú pháp như chủ ngữ, BN, trạng ngữ),
trong câu. Ngữ đoạn được hiểu là một đơn vị ngôn ngữ thực hiện một chức năng cú pháp nào đó
trong câu; xét về cấu tạo nó có thể là một từ hoặc một nhóm từ có qu
an hệ chính phụ với nhau. Câu
được hiểu như là đơn vị lời nói nhỏ nhất có chức năng thông báo. Về từ, quan niệm của chúng tôi
như sau. Xét từ phương diện cấu tạo, từ có thể là từ đơn, như: ăn, ngủ, chạy, nhảy, cười, nói, nghe,

đánh, giúp,...; chúng cũng có thể là từ ghép, như: bất biến, ngưỡng mộ, nhẫn tâm, chập chờn, động


3

Việc xác định một từ cụ thể là thuần Việt hay Hán Việt là việc làm không hề đơn giản (khi mà từ Hán Việt chiếm đến 70% vốn từ
và chúng được du nhập từ rất sớm, qua nhiều giai đoạn với nhiều hình thức khác nhau). Tuy nhiên, đúng như học giả Lê Văn Lý từ rất
lâu [56, tr.123] đã nhận xét, việc khảo sát trên các từ thuần Việt là đủ để xác định tư cách cú pháp của từ tiếng
Việt nói chung vì
những từ Hán Việt (và những từ ngoại lai khác) khi tham gia vào vốn từ tiếng Việt thì cũng hoạt động như những từ thuần Việt chứ
không ảnh hưởng, xáo trộn đáng kể gì đến kết cấu tiếng Việt.
đậy, kín mít, kiêng cữ, động lòng, thù ghét, miễn giảm, náo nhiệt,... Những từ ghép như trên, thuộc
vào một trong những kiểu kết hợp: (i) cả hai thành tố vốn là những từ Hán Việt không có khả năng
hoạt động độc lập; (ii) một hoặc tất cả các thành tố không có nghĩa xác định; (iii) mối quan hệ giữa
các thành tố có tính chất cố định, thành ngữ (các quan niệm về từ trong giới Việt ngữ học, x. [
6,
tr.38-42]; [27, tr. 69-72]; [33, tr. 212-224]; [51, tr.7-19]).
Một số từ vay mượn quá mới, hoặc chỉ được sử dụng trong phạm vi giới hạn sẽ không được đưa
vào phạm vi khảo sát như: chát (chat), i-meo (e-mail), phắc (fax), phôn (phone), pê-na-ty (penalty),
v.v.
Một nội dung quan trọng của luận án là so sánh phạm trù NĐ/ NgĐ tiếng Việt với tiếng Anh, do
đó, đơn vị cơ bản (từ) cũng cần được xác định rõ ràng. Trong tiếng A

nh, từ có thể là từ đơn (chẳng
hạn, speak ‘nói’, go ‘đi’, visit ‘thăm’, become ‘trở thành’, understand ‘hiểu’, destroy ‘hủy diệt’, v.v.),
có thể là từ ghép (earthquake ‘động đất’, ill-treat ‘đối xử tệ’, dry-clean ‘lau khô’, cohere ‘kết lại’,
breast-feed ‘nuôi bằng sữa mẹ’, waterproof ‘làm không thấm nước’, sleep-walk ‘mộng du’, sun-bathe
‘tắm nắng’, v.v.). Chúng tôi cũng xem là từ những tổ hợp mà các tài liệu ngữ phá
p tiếng Anh xem đó là
VT nhóm/ VT phức đoạn (phrasal verbs) kiểu: give up ‘từ bỏ’, find out ‘tìm ra’, look at ‘nhìn’, calm
down ‘bình tĩnh/ chế ngự’, listen to ‘lắng nghe’, turn on ‘mở’, call on ‘đến thăm’ v.v. Tư cách cú pháp
của chúng sẽ được chúng tôi bàn kĩ hơn ở mục 3.2.2. Trong phạm vi trình bày ở đây, những VT phức
đoạn kiểu trên tạm được coi là từ vì hai lí do chính: (i) về nghĩa: nghĩa các tổ hợp trên m
ang tính thành
ngữ – nghĩa của chúng khác với tổng ý nghĩa của các yếu tố hợp thành; (ii) về cú pháp: đây là những
kết hợp cố định khi tham gia vào những cấu trúc biến đổi (chẳng hạn, tham gia vào cấu trúc bị động,
chủ đề hóa).
0.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Về phương diện lí luận, luận án đã vận dụng khái niệm NgĐ điển hình và kém
điển hình vào việc
miêu tả, phân loại VT trong tiếng Việt; lí giải hiện tượng VT có hai cách dùng từ phương diện thay đổi
diễn trị; đưa ra kiến giải về tư cách cú pháp của một số nhóm VT.
Về phương diện thực tiễn, luận án đã xây dựng phụ lục gồm 3 danh sách liên quan đến các VT có
hai cách dùng trong tiếng Việt. Điều này có ích lợi nhất định cho việc chú từ loại đối với công việc
biên soạn từ điển và c
ho việc tra cứu nhanh trong quá trình học tiếng Việt. Kết quả luận án cũng có thể
dùng tham khảo cho việc biên soạn giáo trình, tài liệu chuyên khảo về ngữ pháp tiếng Việt.
0.6. BỐ CỤC LUẬN ÁN
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, luận án được sắp xếp thành các phần sau: phần chính văn
có dung lượng 183 trang gồm phần Dẫn nhập, Kết luận và ba chương nội dung; phần c
òn lại gồm danh
mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài luận án,
chỉ mục và một phụ lục 38 trang. Nội dung các phần của chính văn được tóm tắt như sau:

Phần Dẫn nhập (20 trang) trình bày đối tượng nghiên cứu, lí do chọn đề tài (mục 0.1), lịch sử vấn
đề (mục 0.2), nhiệm vụ của luận án (mục 0.3), phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu (mục 0.4),
những đóng góp của luận án (mục 0.5), và bố cục luận án (mục 0.6).
Chương 1 (49 trang) nêu những vấn đề lí luận chung làm
nền tảng cho việc tìm hiểu phạm trù
NĐ/ NgĐ. Cụ thể, chương này đề cập tới khái niệm VT và việc phân loại VT (mục 1.1); tham tố và
phân loại tham tố (mục 1.2); BN với trạng ngữ (mục 1.3); loại hình học và phạm trù NĐ/ NgĐ (mục
1.4); tiêu chí xác định phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt (mục 1.5); mối quan hệ giữa ngữ pháp và
ngữ nghĩa (mục 1.6) và cuối cùng là phần tiểu kết của chương (1.7).
Chương 2 là phần trọng tâm của luận án do đó nó cũng chiếm
dung lượng lớn nhất: 74 trang. Bên
cạnh nội dung chính là khảo sát những đối lập giữa VT NĐ và VT NgĐ trong tiếng Việt (mục 2.1),
chúng tôi đưa thêm hai mục: Chuyển đổi diễn trị và hiện tượng VT có hai cách dùng (mục 2.2) để làm
rõ tính phức tạp, giao thoa giữa hai vế đối lập trong phạm trù này và mục Phạm trù NĐ/ NgĐ trong hệ
thống c
ác vấn đề ngữ pháp tiếng Việt (mục 2.3) bàn về mối quan hệ giữa phạm trù này với những vấn
đề có liên quan.
Chương 3 (36 trang) tập trung vào việc đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ của tiếng Việt với tiếng Anh
và những vấn đề có liên quan với mục đích làm nổi bật những tương đồng cũng như những khác biệt
giữa hai ngôn ngữ, qua đó tìm thêm luận cứ cho việc biện giải phạm trù
NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt.
Phần Kết luận (4 trang) tổng kết nội dung cơ bản của luận án, nêu những khó khăn trong quá
trình thực hiện luận án cũng như những vấn đề luận án đề cập chưa đầy đủ hoặc cần tiếp tục nghiên
cứu trong tương lai.
Tài liệu tham khảo bao gồm 107 tài liệu tiếng Việt và 109 tài liệu tiếng Anh.
Danh mục công trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài (10 bài viết).
Phần chỉ mục, trình bà
y những thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong luận án.
Phần Phụ lục gồm ba phụ lục: (i) Danh sách những VT NgĐ được dùng với tư cách VT NĐ; (ii)
Danh sách những VT NĐ được dùng với tư cách VT NgĐ; (iii) Danh sách các VT [±giới từ].

Chương 1

NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. KHÁI NIỆM VỊ TỪ VÀ PHÂN LOẠI VỊ TỪ
1.1.1. Khái niệm vị từ
Một cách định nghĩa VT
4
khá quen thuộc, thường được coi là cách định nghĩa truyền thống vì sự
xuất hiện khá sớm cũng như ảnh hưởng lâu dài trong quá khứ của nó, là dựa trên tiêu chí ý nghĩa nội
dung khái quát. Platon (khoảng 429-347 trước công nguyên) – người đầu tiên được coi là phân biệt một
cách minh bạch từ loại (giữa danh từ và VT) – cho rằng VT là từ diễn đạt hành động hay phẩm chất [58,
tr.27]. Aristotle (384-322 trước công nguyên) cũng tán đồng cách hiểu trên và coi VT là một trong mười
‘phạm trù’ (categories) cơ bản của ngôn ngữ [136, tr.132]. Như vậy, VT được x
ác định trong mối quan
hệ với thế giới bên ngoài. Cách định nghĩa giản đơn, nặng về phương diện lô gích này đã không bao quát
được rất nhiều VT vốn trống nghĩa hoặc mờ nghĩa từ vựng và ngay cả khi có nghĩa từ vựng thì ý nghĩa
‘hành động’, ‘trạng thái’ của chúng cũng không rõ ràng. Hạn chế của lối định nghĩa này đã được nhiều
người chỉ ra ([58, tr.502-513]
; [148, tr.70-72]; ; [154, tr.115-117]; [192, tr.111-113]). Chẳng hạn, C.
Fries sau khi đưa ra những dẫn chứng chứng minh tính thiếu nhất quán trong lối định nghĩa các từ loại,
cũng như thiếu khả năng bao quát của một số định nghĩa về từ loại, đã kết luận: “Chúng ta không thể
dùng ‘nghĩa từ vựng’ làm cơ sở cho định nghĩa một vài từ loại, dùng ‘chức năng trong câu’ cho một số
loại khác, ‘tiêu chí hình thức’ cho những từ loại còn lại. Chúng ta cần phải tìm một tập hợp các tiêu chí
có thể áp
dụng triệt để cho việc phân chia các từ loại.” [148, tr.69]. Trong thực tế, hầu như ngôn ngữ nào
cũng có hàng loạt từ được xếp vào các từ loại khác nhau nhưng cùng mang một kiểu ý nghĩa; và cũng
không khó khăn gì trong việc đưa ra một danh sách dài các từ mà xét về mặt ý nghĩa chúng cần phải đưa
vào từ loại khác so
với cách xếp loại đã áp dụng cho chúng.
Cũng thuộc về lối phân chia từ loại gắn với ý nghĩa, một số tác giả thuộc trường phái Ngữ pháp

Tư biện (Speculative) ở châu Âu khoảng nửa sau thế kỉ XIII đã phân loại các từ loại cơ bản dựa trên
mức độ ổn định về thời gian (time-stability scale), nghĩa là dựa vào đặc tính của đối tượng (động hay
tĩnh, biến đổi nha
nh hay chậm, v.v) mà các từ loại phản ánh. Th. Erfurt cho rằng VT dùng để thể hiện
các trạng thái mau lẹ, những đối tượng thiếu ổn định, và gián đoạn (x. [203, tr.16]).
Gần đây một số nhà ngôn ngữ học cũng đã dựa vào lối định nghĩa trên để xác định từ loại. Chẳng
hạn, T. Givón đã cho rằng sự phân biệt các từ loại chỉ có tính chất tương đối, các từ loại đư
ợc đặt trên


4
Kể từ đây chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ vị từ (VT) để chỉ động từ và tính từ theo cách gọi của một số tác giả. Chúng tôi cũng dùng
nó để dịch thuật ngữ “verb” theo cách hiểu của giới ngôn ngữ học phương Tây.
một thang độ (gradience) – nghĩa là đứng ở một chỗ nào đó giữa hai thái cực – trong đó, VT nằm về
thái cực ‘động, nhất thời, biến đổi nhanh chóng’ còn danh từ nằm về thái cực ‘ổn định’, ‘bền vững’.
Hai từ loại này (danh từ và VT) cũng được ông xem là có tính phổ quát (có trong tất cả các ngôn ngữ),
các từ loại còn lại tùy thuộc vào từng ngôn ngữ [152, tr.51-52]. Cách định nghĩa và phân loại này dù
sao cũng vẫn không bao chứa được hết các từ loại (nó chỉ dùng để xác định các từ loại ‘từ vựng’
như
danh từ, VT, trạng từ), hơn nữa lối phân loại này buộc phải chấp nhận sự tồn tại những vùng giao thoa
lớn giữa các từ loại (hiện tượng trung gian).
Lối phân loại gắn với ngữ nghĩa như trên được xem là lối phân loại gắn với những yếu tố ngoài
ngôn ngữ (language external). Nó khác với lối phân loại chú ý đến các tiêu chí thuộc về cấu trúc

(structural) hay đặc điểm nội tại (internal) của ngôn ngữ như sẽ trình bày dưới đây.
Một số nhà ngôn ngữ học khi định nghĩa VT thường chỉ nêu ra tiêu chí hình thái hoặc xem đó là
tiêu chí quan trọng. Với cách hiểu này, các nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thấy trong ngôn ngữ biến
hình của họ có những cơ sở ‘khách quan’, ‘khoa học’ cho sự phân biệt các từ loại. Sự khác
biệt đó ở cả
hình thức biến đổi phù hợp với các phạm trù ngữ pháp do quan hệ ngữ pháp trong câu quy định và cả ở

hình thức cấu tạo từ. D. Thrax (cuối thế kỉ II trước công nguyên) cho rằng: “VT là thành phần lời nói
không có biến hình-cách mà chỉ có biến hình về thời, ngôi, số, có nghĩa là một hoạt động thường bị tác
động đến” (x. [58, tr.504]). W. Croft cũng đã sử dụng phương pháp tương tự để xác định V
T: “Nếu
một thân từ từ vựng (root) có thể thích hợp trong một cấu trúc (câu đơn giản) mà lại nhận các biến tố
chỉ số, ngôi, thời thì đó là VT”. [132, tr.7]. Lối phân loại dựa trên các dấu hiệu hình thái gắn với các từ
rõ ràng là rất hữu ích về mặt sư phạm và thực hành tuy nhiên chúng chỉ có giá trị đối với một số ngôn
ngữ biến hình (bởi các ngôn ngữ biến hình không nhất thiết đều phải có những đặc điểm b
iến hình gắn
với tất cả từ loại). Phương pháp này sẽ hoàn toàn mất giá trị khi đem áp dụng vào các ngôn ngữ không
biến hình như tiếng Việt, tiếng Hán. Khi định nghĩa về từ loại, L. Kelly, một trong các tác giả của “Từ
điển bách khoa về ngôn ngữ và ngôn ngữ học”, khẳng định: “Các ngôn ngữ có một tập hợp các từ loại
khác nhau và đánh
dấu chúng theo những cách khác nhau. Trong các ngôn ngữ như Maori ‘từ loại’ đa
phần lệ thuộc vào vị trí mà từ xuất hiện trong câu” [114, tr.4679].
Một số nhà ngôn ngữ học khác đã từ bỏ lối định nghĩa thuần túy dựa vào nghĩa hoặc hình thái của
từ để đi tìm một hướng phân loại hoàn toàn dựa vào sự phân bố hình thức – tức dựa vào sự kết hợp
các từ chứng (indicators) bao quanh từ đa
ng xét. C. Fries (1952) đã lập ra một số mô hình để xác định
các từ loại trong tiếng Anh (tác giả gọi là các nhóm: 1, 2, 3...) [148, tr.77-78]. Không đi theo hướng
truyền thống tìm kiếm tiêu chí về nội dung rồi mới gán cho các đơn vị đó những thuật ngữ có tính kĩ
thuật, C. Fries đã hiển ngôn phương pháp làm việc của mình như sau: “[…] chúng tôi cố gắng trước
hết tìm các đặc tính hình thức nhờ đó để nhận diện từng đơn vị và
cấu trúc chức năng rồi sau đó mới
đưa ra câu hỏi các cấu trúc này thể hiện những ý nghĩa gì.” (tr.175). Trong việc phân chia từ loại tiếng
Việt, học giả Lê Văn Lý (1948) cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu này. Bằng việc xây dựng một
tập hợp các từ chứng, tác giả đã phân chia được vốn từ tiếng Việt ra thành ba nhóm lớn (A, B, C). Ba
nhóm trên, theo tác giả, nếu cần thiết có thể tách ra thành sáu nhóm gần gũi với cách gọi truyền thống:
danh từ, động từ, tính từ, từ chỉ ngôi, số từ và tiểu từ [56, tr.153]
. Chính bằng phương pháp này, tác giả

nhận thấy rất nhiều điểm tương đồng (9 đặc điểm) giữa ‘động từ’ và ‘tính từ’ vì thế ông đã xếp chung
hai ‘từ loại’ này vào một nhóm (nhóm B) (tr.142-149). Cũng với cách làm như trên, P. Honey [162,
tr.13-22] đã chia từ tiếng Việt thành 12 loại, trong đó mỗi từ loại cũng được xác định dựa trên khả
năng kết hợp với các từ chứng. Chẳng hạn, để xác định từ loại 2 (tương đư
ơng với VT), tác giả đã lập
thức như sau: “Tất cả những từ tiếng Việt đứng ngay trước chứ không phải đứng sau một trong hai từ
nhiều hoặc lắm và không bao giờ đứng ngay sau một trong hai từ hơi hoặc rất thì được xếp và
o nhóm
các từ loại 2” (tr.14-15). Với các từ loại còn lại tác giả cũng sử dụng phương pháp tương tự.
Chưa nói đến khó khăn trong việc tìm một số khuôn mẫu, từ chứng tiêu biểu để tránh sự tròng
tréo, để hạn chế ngoại lệ, những mô hình này chỉ có tác dụng miêu tả từ loại cho từng ngôn ngữ cụ thể
vì mỗi ngôn ngữ đều có những quy định về trật tự sắp xếp, kết hợp từ ngữ cũng như danh sách các từ
chứng.
Theo một g
iải pháp khác, từ loại được xác định dựa vào chức năng cú pháp cơ bản của chúng.
Cách định nghĩa này vừa phân biệt được động từ (verb) và tính từ (adjective) trong đa số ngôn ngữ Ấn-
Âu
5
lại vừa cho thấy nét chung rất cơ bản không thể bỏ qua giữa động từ và tính từ trong những ngôn
ngữ như tiếng Việt. Một số nhà Hán học như A. Dragunov, A. Reformatskij đã phân loại tiếng Hán –
một ngôn ngữ có nhiều nét tương đồng với tiếng Việt – dựa trên chức năng cú pháp, từ đó đã xếp chung
tính từ và động từ vào một nhóm gọi là VT. Cũng dựa trên chức năng cú pháp, L. Thompson đã thấy
‘verbs’ trong tiếng Việt phải bao gồm cả một số lớn “các hình thức hầu như là th
ích hợp gán cho các tính
từ tiếng Anh theo sau hình thức nào đó của động từ to be” [211, tr.217]. Tác giả Cao Xuân Hạo khi định
nghĩa VT cũng chú trọng tiêu chí cú pháp khi cho rằng VT là một từ “có thể tự mình làm thành một vị
ngữ (hay một ngữ đoạn biểu thị nội dung của cái sự tình được trần thuật trong câu) hoặc làm trung tâm
cho ngữ đoạn ấy” [33, tr.355]
. Có thể nói, chức năng cú pháp đã được nhiều nhà ngôn ngữ học coi là
tiêu chí duy nhất hoặc cơ bản để định nghĩa VT trong những ngôn ngữ không biến hình như tiếng Việt.

Lối phân định từ loại của Nguyễn Tài Cẩn (1975) được xem là lối phân loại có viện đến cả khả
năng kết hợp và chức năng cú pháp khi ông cho rằng cần phải dựa vào đoản ngữ để phân loại. Theo
ông, một từ loại sẽ được xác định dựa vào khả năng kết hợp và chức năng của nó
trong việc tổ chức


5
M. Haspelmath [161] khi bàn về tiêu chí chức năng cú pháp trong các ngôn ngữ, cho rằng các động từ luôn có thể đảm nhiệm vị
trí vị ngữ mà không cần bất kì từ nào thêm vào để đánh dấu, trong khi đó đó các danh từ và tính từ khi đảm nhiệm vị trí này lại
phải cần có yếu tố đánh dấu và đó thường là một động từ nối [161, tr.16541].
mệnh đề. Mặc dù có nói đến sự cần thiết phải bổ sung thêm tiêu chí “dựa vào mệnh đề” nhưng việc
nhấn mạnh vai trò quan trọng của của đoản ngữ trong việc xác lập tư cách từ loại của các VT cho thấy
hướng đi của tác giả là nhất quán, có giá trị [12, tr.303-320].
Lưu Vân Lăng, dựa vào hoạt động cú pháp của từ trong ngữ đoạn tầng bậc hạt nhân, vào vai trò,
vị trí, chức năng của từ trong ngữ đoạn đã chia vốn từ tiếng Việt ra thành hai loại lớn (từ nòng cốt và từ
phụ gi
a) trong đó VT (bao gồm động từ và tính từ) được đặt trong thế đối lập với nhóm thể từ (bao gồm
danh từ và đại từ) và hai nhóm này xếp chung vào loại từ nòng cốt [47, tr.122]. Lối phân loại này thuận
lợi trong thao tác (có lẽ ảnh hưởng bởi phương pháp phân tích thà
nh tố đã được ngữ pháp miêu tả cấu
trúc Mỹ đề cập từ lâu) nhưng thực ra vẫn phải dựa vào tiêu chí ý nghĩa trong tất cả các tầng bậc phân
loại.
Cùng chú ý tới đặc điểm nội tại của ngôn ngữ, một số tác giả lại sử dụng cùng lúc nhiều tiêu chí.
Theo P. Schachter, từ loại cần phải được định nghĩa dựa trên các tiêu chí ngữ pháp. Cụ thể tác giả nêu
ra ba tiêu chí: (i) sự phân bố của từ (trong câu); (ii) phạm v
i chức năng cú pháp mà từ đảm nhiệm; (iii)
các phạm trù cú pháp hoặc hình thái mà từ thể hiện [193, tr.3]. Ba tiêu chí này có thể được minh họa
như sau (ví dụ của tác giả). Theo tiêu chí (i) trong câu ‘Boys like girls’ (Trai thì thích gái), các từ boys
và like có sự phân bố khác nhau (‘*Like boys girls’ là không đúng ngữ pháp); theo tiêu chí (ii) ta thấy
boys có thể giữ chức năng chủ ngữ nhưng like thì không; theo tiêu chí (iii), boys có thể mang phạm trù

số nhưng không thể mang phạm trù thì, trong khi đó like có thể m
ang cả hai phạm trù. Như vậy, boys
và like cần phải xếp vào hai phạm trù khác nhau (tr.4).
Một giải pháp trung dung hơn là sử dụng nhiều tiêu chí bao gồm cả những tiêu chí thuộc về ngữ
nghĩa/ chức năng và cả những tiêu chí thuộc về cấu trúc nội tại của ngôn ngữ để phân chia từ loại
([120, tr.23-24]; [145, tr.129]; [149, tr.177]; [159, tr.8]; [191, tr.396]; [192, tr
.112-113]). Chẳng hạn,
E. Gorden và I. Krylova sau khi nêu ra ba tiêu chí chung cho việc phân chia từ loại trong các ngôn ngữ
[159, tr.6], đã định nghĩa VT dựa trên ba tiêu chí: (i) nội dung (nghĩa từ vựng): dùng để chỉ các hành
động, quá trình, quan hệ, v.v.; (ii) hình thức: thể hiện các phạm trù ngữ pháp như thì, thể, dạng, v.v.;
(iii) chức năng: làm vị ngữ của câu (tr.8).
Trong giới Việt ngữ học một số tác giả cũng sử dụng nhiều tiêu chí để xác định từ loại, chẳng
hạn, Lê Cận – P
han Thiều [14, tr.105] căn cứ vào chức năng cú pháp, ý nghĩa phạm trù và khả năng kết
hợp, Đinh Văn Đức [25, tr.16-29] sử dụng ý nghĩa phạm trù, chức năng cú pháp và cả ý nghĩa từ vựng
– ngữ pháp, Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung [4, tr.74-77] dựa vào các tiêu chí như ý nghĩa khái
quát, khả năng kết hợp, chức năng cú pháp, v.v.
Chúng tôi cho rằng để có một định nghĩa về từ loại nói chung và VT nói riêng có thể áp dụng
cho nhiều ngôn ngữ cần phải kết hợp nhiều
tiêu chí. Việc sử dụng một tiêu chí duy nhất sẽ không
phản ánh được đầy đủ bản chất cũng như hoạt động phức tạp của VT trong các ngôn ngữ thuộc
những loại hình ngôn ngữ khác nhau. Về cơ bản, chúng tôi tán thành cách phân định từ loại của
Nguyễn Tài Cẩn, theo đó VT là một từ loại có thể làm trung tâm của đoản ngữ, có khả năng kết hợp
với một số thành tố phụ [12, tr.311-334]; tuy nhiên, chúng tôi không phân biệt ‘động từ’ với ‘tính từ’
mà cơ sở là sự tương đồng rất lớn giữa chúng ở chính hai tiêu chí m
à tác giả đã nêu.
1.1.2. Phân loại VT
VT có thể được phân loại dựa vào nghĩa biểu hiện, vào số lượng diễn tố mà nó chi phối, sự kết
hợp cả tiêu chí ý nghĩa và chức năng hay sự có mặt hoặc vắng mặt của BN trực tiếp.
1.1.2.1. Phân loại VT theo nghĩa biểu hiện

Phân loại VT theo nghĩa biểu hiện sự tình là lối phân loại chú ý đến mối quan hệ giữa VT với
thế giới bên ngoài
6
. Đây là lối phân loại có lẽ xuất hiện sớm nhất. Lối phân loại này vẫn được nhiều
nhà ngôn ngữ học sử dụng với một số chỉnh sửa, bổ sung.
W. Chafe sau khi chia VT thành hai nhóm lớn (VT trạng thái và VT phi trạng thái) đã đưa ra
một bảng phân loại VT gồm 6 tiểu loại: (i) VT trạng thái, (ii) VT quá trình, (iii) VT hành động, (iv)
VT quá trình hành động, (v) VT trạng thái hoàn cảnh, (vi) VT hành động hoàn cảnh [10, tr.131].
R. Dixon cho rằng vốn từ trong tất cả các ngôn ngữ đều có thể được phân loại dựa vào một số kiểu
ngữ nghĩa (seman
tic types) nhất định. Theo tác giả có khoảng trên 30 kiểu ngữ nghĩa phổ biến. Trong đó
riêng VT có khoảng 20 kiểu, chẳng hạn: VT chỉ sự chuyển động (motion), cho tặng (giving), yêu thích
(liking), v.v. Tuy nhiên ông cũng nhận thấy trong các ngôn ngữ thường có hiện tượng một số VT cùng
chia sẻ đặc tính cú pháp nhưng ý nghĩa có thể lại rất khác nhau [139, tr.93-97]
.
Cũng căn cứ vào nghĩa của VT, R. Quirk et al (1972) sau khi chia VT thành hai nhóm lớn: động
(dynamic) và trạng thái (stative) đã tách tiếp VT thành 7 nhóm nhỏ trong đó có 5 nhóm thuộc về VT
động (VT hành động ‘activity verbs’, VT quá trình ‘process verbs’, VT chỉ cảm giác cơ thể ‘verbs of
bodily sensation’, VT chỉ sự di chuyển ‘transitional event verbs’, VT chỉ hành động tức thời
‘momentary verbs’) và 2 nhóm thuộc về VT trạng thái (VT chỉ nhận thức và cảm nhận nội tâm ‘verbs
of inert perception and cognition’, VT chỉ quan hệ ‘relational verbs’) [189, tr. 46-47]. Phát triển, mở
rộng hướng phâ
n loại này, I. Schlesinger (1995) đã chia VT thành 11 nhóm bằng cách phân loại chi tiết
hơn một số tiểu loại mà R. Quirk et al đã nêu ra (chẳng hạn chia VT chỉ sự di chuyển thành di chuyển
có ý định và di chuyển không ý định) và bổ sung thêm một nhóm mới (VT chỉ tư thế ‘stance’) [194, tr.


6
Một số tác giả, chẳng hạn H. Sweet [206, tr.89], đã có lối phân loại VT dựa theo nghĩa rất đáng lưu ý. Căn cứ vào nghĩa, VT có thể
được chia thành: NgĐ, NĐ, phản thân, tương hỗ và vô nhân xưng (impersonal). Cách phân loại này phản ánh quan niệm xem NgĐ và

NĐ là phạm trù thuộc về bình diện nghĩa.
Xét từ góc độ từ nguyên, ‘transitve’ (NgĐ) bắt nguồn từ tiếng La Tinh: ‘transire’ nghĩa là ‘chuyển ngang qua’ (to go across)
[192, tr.117] – một thuật ngữ gợi nhiều liên
tưởng về phương diện nghĩa.
181-183].
Bằng việc mô tả câu ở bình diện nghĩa thể hiện, M. Halliday phân loại quá trình (quá trình
được thể hiện là VT ở bình diện hình thức cú pháp) thành 3 kiểu cơ bản (quá trình vật chất, quá trình
tinh thần, quá trình quan hệ) và 3 kiểu trung gian (quá trình hành vi, quá trình phát ngôn, quá trình
hiện hữu) [29, tr.205-207].
T. Givón (1984) không chỉ vận dụng tiêu chí mức độ ổn định về mặt thời gian (degree of time
stability) để định nghĩa các từ loại (x. mục 1.1.1), mà còn dùng tiêu chí này để phân chia các tiểu loại
trong nội bộ từ loại VT. Căn cứ và
o tiêu chí này, VT có thể chia thành ba loại: (i) VT cấp thời
(instantaneous verbs) – dùng để diễn tả những thay đổi rất nhanh (kiểu: hit ‘đánh’, shoot ‘bắn’, kick
‘đá’); (ii) VT hành động/ quá trình (activity/ process verbs) – dùng để diễn tả những thay đổi chậm
hơn (kiểu: sing ‘hát’, work ‘làm việc’, eat ‘ăn’ hoặc read ‘đọc’); và (iii) VT trạng thái (stative verbs)
– dùng để diễn tả những hiện tượng thay đổi rất chậm hoặc không thay đổi (kiểu: know ‘b
iết’,
understand ‘hiểu’, hoặc like ‘thích’) [152, tr.52]. Khái quát và rút gọn hơn, một số tác giả chỉ lưỡng
phân VT thành VT động (active verbs) và VT trạng thái (stative verbs) ([166, tr.62]; [189, tr.22];
[193, tr.11]). Mặc dù lối phân loại này dựa trên tiêu chí nghĩa nhưng nó ít nhiều có tính chất ngữ
pháp bởi tiêu chí nhận diện các VT động là khả năng tham gia vào cấu trúc tiếp diễn còn VT trạng
thái thì không có khả năng này.
Cũng dựa vào nghĩa biểu hiện, VT có thể chia t
hành hai loại: VT biểu thị nội dung sự tình và VT
tình thái.
(1) VT biểu thị nội dung sự tình
Đây là những VT biểu thị những đặc tính, những biểu hiện và những mối liên hệ của các thực
thể ở thế giới bên ngoài. Nhóm VT này có thể tiếp tục được phân loại chi tiết hơn dựa vào một số
tiêu chí ngữ nghĩa cụ thể. S. Dik đã kết hợp hai tiêu chí Động (dynamism) và Chủ ý (control) để xá

c
định 4 kiểu sự tình – cũng là 4 kiểu VT cơ bản:

Sự tình

+ Động

BIẾN CỐ
- Động

TÌNH TRẠNG
+ Chủ ý Hành động Tư thế
- Chủ ý Quá trình Trạng thái

[137, tr.34]
Trong việc phân loại VT và câu tiếng Việt, một số tác giả đã vận dụng, phát triển thành công mô
hình này ([32], [72]).
(2) VT biểu thị tình thái (modality verb)
Khác với VT biểu thị nội dung sự tình, VT tình thái cho biết cách thực hiện các mối liên hệ giữa
các thực thể trong thế giới là có thật hay không, là tất yếu hay không, có thể có hay không. Ngoài ra
chúng còn phản ánh thái độ, cách đánh giá của người nói hay chủ thể sự tình được nói ra về các dạng
thức thể hiện sự tình. Trước cùng một sự tình, bằng những yếu tố tình thái (trong đó chủ yếu là VT tình
thái) người nói có thể tạo ra những phát ngôn khác nhau nhờ ý nghĩa tình thái thêm vào nội dung m
iêu
tả sự tình ấy.
1. a. Nam muốn đến trường.
b. Nam có thể đã đến trường.
c. John managed to escape.
‘Anh ta đã [tìm cách] trốn thoát’
d. He wanted to leave.

‘Anh ta muốn đi’
Xuất hiện trong chuỗi VT, VT tình thái bao giờ cũng đứng ở vị trí đầu tiên và giữ vai trò trung
tâm về ngữ pháp. Theo T. Givón, VT tình thái và VT đứng sau nó bao giờ cũng phải cùng một chủ ngữ
(equi-subject). Sở dĩ chủ ngữ của VT đứng sau VT tình thái không xuất hiện, theo quan niệm của ngữ
pháp tạo sinh, là do nó bị lược bỏ. Chẳng hạn, (a) là một hình thức lược của “Nam muốn rằng Nam/
cậu ta đến trường”; (c) là hình thức lược của “He managed that he would escape” (Anh ta đã xoay sở/
tìm cách để anh ta trốn thoát). Việc đưa ra tiêu chí cùng một chủ ngữ sẽ phân biệt được VT tình thái
với VT thuộc một số nhóm
, chẳng hạn VT phát ngôn-tri nhận (cognition-utterance). Dù sao, trong một
số trường hợp, chẳng hạn như trong câu (a) và (d) vừa đề cập, VT có nghĩa tình thái trong hình thức
tỉnh lược có thể coi là mơ hồ hoặc giao thoa (overlap) với nhóm VT phát ngôn-tri nhận ((a) có thể
được hiểu là: Nam muốn cô ta (hoặc ai đó) đến trường; tương tự (d) có thể đư
ợc hiểu là: He wanted
that she would leave) [153, tr.533-534].
Trong những ngôn ngữ thiên chủ đề như tiếng Việt, nơi mà sự qui định đặc tính vai nghĩa không
chặt chẽ như trong các ngôn ngữ thiên chủ ngữ (như tiếng Anh), có thể xuất hiện nhiều trường hợp VT
tình thái không nhất thiết phải cùng với VT ngôn liệu bị chi phối bởi Đề
7
mà có thể gắn với người nói
(kiểu: Căn nhà này có lẽ sẽ bị sập).

Dựa vào tính chất hàm

ý (implicativity) – tích cực (positive) hay tiêu cực (negative) cũng như
dựa vào một số tiêu chí khác, VT tình thái có thể được chia thành nhiều tiểu loại ([32, tr.50-54]; [99];
[152, tr.117-119], [153, tr.532-537]).
Nhìn chung, lối phân loại VT dựa vào nghĩa biểu hiện có thể áp dụng cho mọi ngôn ngữ.
1.1.2.2. Phân loại VT theo số lượng diễn tố



7
‘Đề’, ‘Thuyết’, v.v. được chúng tôi xem là các đơn vị chức năng cú pháp.

×