Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố Hồ Chí Minh - Vietinbank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.95 KB, 99 trang )



B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH




N
N
G
G
U
U
Y
Y


N
N


T
T
H
H




T


T
H
H
A
A
N
N
H
H


T
T
Â
Â
M
M




HOÀN THIN PHNG THC TÍN DNG
CHNG T TRONG HOT NG THANH
TOÁN QUC T TI CHI NHÁNH 11 THÀNH
PH H CHÍ MINH - VIETINBANK


LUN VN THC S KINH T



CHUYÊN NGÀNH: KINH T TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ S: 60.31.12


NGI HNG DN: PGS.TS LÝ HOÀNG ÁNH







TP.H CHÍ MINH – NM 2012







LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Thanh Tâm, xin cam ñoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do
chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu ñược sử dụng trong luận văn
là trung thực và chính xác.
Tp. HCM, ngày tháng năm



Nguyễn Thị Thanh Tâm





MỤC LỤC
Lời cam ñoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng số liệu
Lời mở ñầu
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. Những lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng
chứng từ (TDCT) 1
1.1.1. Lý luận chung về thanh toán quốc tế: 1
1.1.1.1. Khái niệm: 1
1.1.1.2. Các phương thức thanh toán cơ bản ñược sử dụng trong thương mại
quốc tế: 1
1.1.2. Lý luận chung về phương thức TDCT 3
1.1.2.1. Khái niệm 3
1.1.2.2. Đặc ñiểm 4
1.1.3. Lợi ích của các bên tham gia 6
1.1.3.1. Các lợi ích ñối với nhà xuất khẩu 6
1.1.3.2. Các lợi ích ñối với nhà nhập khẩu 6
1.1.3.3. Các lợi ích ñối với ngân hàng 7



1.2. Rủi ro khi phát triển phương thức tín dụng chứng từ 7
1.2.1. Các yếu tố ñể phát triển phương thức tín dụng chứng từ 9

1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển phương thức tín dụng chừng từ ñối với
ngân hàng thương mại 9
1.2.3. Các yếu tố ñể phát triển phương thức TDCT: 10
1.3. Các văn bản pháp lý quốc tế áp dụng trong phương thức TDCT 11
1.4. Kinh nghiệm phát triển phương thức TDCT tại Viêt Nam và trên thế
giới 12
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại Nhật Bản: 12
1.4.1.1. Tài trợ thương mại truyền thống: 12
1.4.1.2. Tài trợ thương mại ñặc thù: 13
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam 15
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công
Thương Việt Nam 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18
CHƯƠNG 2. THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XNK BẰNG
PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CHI NHÁNH 11 TPHCM – NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 20
2.1. Giới thiệu về Chi nhánh 11 Tp.HCM - NH TMCP Công Thương Việt
Nam 20



2.1.1. Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam 20
2.1.2. Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của Chi nhánh 11 TPHCM – NH TMCP
Công thương Việt Nam 21
2.1.3. Phương hướng, mục tiêu hoạt ñộng và chiến lược thực hiện mục tiêu
của Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam. 22
2.2. Tình hình hoạt ñộng thanh toán XNK tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH
TMCP Công Thương Việt Nam. 24
2.2.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ñiều hành hoạt ñộng thanh toán

XNK tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam.
24
2.2.2. Tình hình hoạt ñộng thanh toán XNK tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH
TMCP Công thương Việt Nam 25
2.3. Thực trạng hoạt ñộng thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại
Chi nhánh 11 TPHCM – NH TMCP Công thương Việt Nam. 27
2.3.1. Những quy ñịnh chung trong hoạt ñộng thanh toán XNK bằng phương
thức TDCT tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt
Nam 27
2.3.1.1. Cơ sở pháp lý ñiều hành hoạt ñộng thanh toán XNK bằng phương
thức TDCT. 27
2.3.1.2. Quy trình thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại Chi nhánh
11 TPHCM – NH TMCP Công thương Việt Nam. 28
2.3.1.3. Những nội dung chính của TDCT. 35



2.3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến mức ký quỹ TDCT 38
2.3.2. Tình hình hoạt ñộng thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại Chi
nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam 38
2.3.3. Những thuận lợi và hạn chế trong hoạt ñộng thanh toán XNK bằng
phương thức TDCT tại Chi nhánh 11 TPHCM - NH TMCP Công
thương Việt Nam. 42
2.3.3.1. Những thuận lợi 42
2.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 52
CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC TDCT TRONG
HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH 11 TPHCM – NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 54
3.1. Định hướng giải phát triển phương thức TDCT tại Chi nhánh 11

TPHCM – NH TMCP Công Thương Việt Nam. 54
3.2. Các giải pháp hoàn thiện phương thức TDCT tại Chi nhánh 11
TPHCM - NH TMCP Công thương Việt Nam. 56
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương thức TDCT tại Chi nhánh 11
TPHCM – NH TMCP Công thương Việt Nam 56
3.2.1.1. Nâng cao công tác quản trị ñiều hành 56
3.2.1.2. Tuân thủ quy trình, nghiệp vụ trong phương thức TDCT 57
3.2.1.3. Phát triển dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng 58
3.2.1.4. Tăng cường chính sách ưu ñãi, tiếp thị khách hàng: 59



3.2.1.5. Đa dạng các hình thức áp dụng phương thức TDCT 60
3.2.1.6. Nâng cao trình ñộ cán bộ phụ trách công tác TTQT: 61
3.2.1.7. Xây dựng mô hình quản lý rủi ro mới trong thanh toán quốc tế 62
3.2.1.8. Thực hiện các chính sách khác 64
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện phương thức TDCT tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam 64
3.2.2.1. Tăng cường cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện ñại trong thanh toán
TDCT 64
3.2.2.2. Hoàn thiện quy trình thanh toán phương thức TDCT 66
3.2.2.3. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực 67
3.2.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hạn chế rủi ro 69
3.2.2.5. Các giải pháp chiến lược khách hàng, ngân hàng ñại lý 71
3.2.3. Nhóm giải pháp ñối với các doanh nghiệp. 73
3.2.3.1. Nâng cao trình ñộ chuyên môn về TTQT, năng lực quản lý ñiều
hành 73
3.2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp 74
3.2.3.3. Tranh thủ khả năng tín nhiệm của ngân hàng và lựa chọn tổ chức tín
dụng phù hợp 76

3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước 77
3.2.4.1. Hoàn thiện hành lang pháp luật cho phương thức TDCT. 77



3.2.4.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phương thức TDCT ñối
với doanh nghiệp 78
3.2.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát các TCTD 80
3.2.4.4. Các giải pháp hỗ trợ khác 81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 82
KẾT LUẬN 83
Tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18
AWB
B/L
CN 11
D/A
D/P
L/C
NHCK
NHĐCĐ
NHNN
NHPH
NHTB
NHTM
NHXN
TDCT
TMQT
TPHCM
TTQT
NK
Vận ñơn ñường hàng không (Airway Bill)
Vận ñơn ñường biển (Bill of Lading)
Chi nhánh 11
Nhờ thu trả chậm (Documents against Acceptant)
Nhờ thu trả ngay (Documens against Payment)
Tín dụng chứng từ (Letter of credit)

Ngân hàng chiết khấu
Ngân hàng ñược chỉ ñịnh
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng thông báo
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng xác nhận
Tín dụng chứng từ
Thương mại quốc tế
Thành phố Hồ Chí Minh
Thanh toán quốc tế
Nhập khẩu



19
20
21
22
23
24
XK
XNK
SGD
SWIFT
Vietinbank
Vietcombank
Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu
Sở giao dịch

Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam



DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

HIỆU
TÊN HÌNH
TRANG
1

2

3

4

5
6
Hình 2.1

Hình 2.2

Hình 2.3

Hình 2.4


Hình 2.5
Hình 2.6
Doanh thu dịch vụ thanh toán tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank
Quy trình nghiệp vụ TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank
Số lượng bộ hồ sơ TDCT ñược phát hành, thực hiện
tại CN 11 TPHCM – Vietinbank
Giá trị hồ sơ TDCT ñược phát hành, thực hiện tại CN
11 TPHCM – Vietinbank
Tình hình kim ngạch XNK của Việt Nam
Tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán quốc tế tại
CN 11 TPHCM – Vietinbank
25

29

39

40

44
48



DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
STT


HIỆU
TÊN HÌNH
TRANG
1
2
3

4

5
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1

Bảng 2.2

Bảng 3.1

Tóm tắt rủi ro của các phương thức TDCT
Hệ số rủi ro ñối với một số sản phẩm hỗ trợ
Kết quả hoạt ñộng kinh doanh của CN 11 TPHCM –
Vietinbank
So sánh biểu phí TDCT trong thanh toán XNK giữa
Vietinbank và Vietcombank
Bảng phân công trách nhiêm các bộ phận có liên quan
trong mô hình quản lý rủi ro tại CN 11 TPHCM -
Vietinbank
2
14
22


47

63




LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của ñề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng ñược ví như hệ thần kinh của nền
kinh tế, trở thành bộ phận quan trọng trong cơ chế vận hành nền kinh tế quốc gia. Việt
Nam cũng không nằm ngoài quỹ ñạo ñó, tăng cường hoạt ñộng ngoại thương và hội
nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, rủi ro
trong kinh doanh là ñiều không tránh khỏi, nhất là ñối với dịch vụ ngân hàng. Nhằm
hạn chế rủi ro và tạo ñiều kiện thuận lợi trong việc thanh toán quốc tế, các phương thức
thanh toán quốc tế lần lượt ra ñời ñáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Trong ñó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức ñược sử dụng
rộng rãi và thuận tiện nhất bởi vì nó bảo vệ quyền lợi cho cả người nhập khẩu và người
xuất khẩu. Cho nên, thông qua quá trình phân tích thực trạng hoạt ñộng thanh toán
XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ tại CN 11 TPHCM - Vietinbank, nhằm ñưa
ra ñánh giá về những thành tựu ñạt ñược, những thuận lợi và hạn chế, tạo tiền ñề ñể
ñưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán XNK bằng phương thức
TDCT tại chi nhánh. Đây chính là lý do ñể lựa chọn ñề tài "Hoàn thiện phương thức
tín dụng chứng từ trong hoạt ñộng thanh toán quốc tế tại CN 11 TPHCM -
Vietinbank" làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Nghiên cứu các lý luận cơ bản về phát triển phương thức tín dụng chứng từ
tại các NHTM.
− Từ số liệu hoạt ñộng thực tiễn trong giai ñoạn từ năm 2007-2011, ñề tại ñánh

giá thực trạng về thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM -
Vietinbank nhằm tìm ra những nguyên nhân tồn tại, những khó khăn vướng mắc cần
giải quyết, và nêu lên những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn ñể hoàn thiện
phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM – Vietinbank.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



− Đối tượng nghiên cứu: phương thức TDCT trong thanh toán XNK.
− Phạm vi nghiên cứu: Giai ñoạn 2007-2011 tại CN 11 TPHCM– Vietinbank.
4. 4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích… ñi từ cơ sở lý thuyết ñến thực tiễn nhằm giải
quyết và làm sáng tỏ mục tiêu ñặt ra trong luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
− Hệ thống những lý luận về phương thức TDCT.
− Phân tích hoạt ñộng thanh toán XNK bằng phương thức TDCT tại CN 11
TPHCM – Vietinbank.
− Góp phần hoàn thiện và phát triển phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank
6. Những ñiểm nổi bật của luận văn
− Luận văn ñã tổng kết và phân tích một cách khái quát nhất về tình hình
thanh toán XNK nói chung, và thanh toán XNK bằng phương thức TDCT nói riêng tại
CN 11 TPHCM – Vietinbank trong giai ñoạn từ năm 2007 – 2011, nêu ñược ñiểm
thuận lợi và khó khăn, những rủi ro trong phương thức TDCT tại CN 11 TPHCM –
Vietinbank.
− Luận văn nêu ra những giải biện pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện
phương thức TDCT của CN 11 TPHCM – Vietinbank.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt ñộng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại Chi nhánh 11 TPHCM – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.



Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt ñộng
thanh toán quốc tế tại Chi nhánh 11 TPHCM- Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam.

1


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Những lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng
chứng từ (TDCT)
1.1.1. Lý luận chung về thanh toán quốc tế:
1.1.1.1. Khái niệm:
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở các
hoạt ñộng kinh tế và phi kinh tế, giữa các tổ chức hay cá nhân nước khác; hoặc giữa
một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ.
1.1.1.2. Các phương thức thanh toán cơ bản ñược sử dụng trong
thương mại quốc tế:
Quan hệ thanh toán quốc tế ñược tiến hành thông qua các phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán là một yếu tố rất quan trọng trong các ñiều kiện về thanh toán
thương mại quốc tế. Để phù hợp với tính ña dạng và phong phú của mối quan hệ
thương mại và thanh toán quốc tế, người ta ñã thiết lập những phương thức thanh toán

khác nhau.
Nhìn chung có các phương thức cơ bản ñược sử dụng ñể thanh toán các giao dịch
quốc tế như sau, mỗi phương thức mang lại cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu những
rủi ro khác nhau:







2





Phương
thức
Thời gian
thanh toán
thông
thường
Hàng
hóa có
sẵn
cho
người
mua
Rủi ro ñối với

nhà xuất khẩu

Rủi ro ñối với
nhà nhập khẩu
Trả trước Trước khi
gửi hàng
Sau khi
thanh
toán
Không có Phụ thuộc hoàn
toàn vào nhà
xuất khẩu ñể vận
chuyển hàng hóa
ñã ñặt mua

Thư tín
dụng
Khi việc gửi
hàng ñược
thực hiện
Sau khi
thanh
toán
Rất ít hoặc
không có, tùy
thuộc vào ñiều
kiện tín dụng
Việc gửi hàng ñã
ñược cam kết thực
hiện nhưng còn tùy

thuộc vào nhà xuất
khẩu có giao hàng
theo ñúng mô tả
trong bộ chứng từ
hay không

Bảng 1.1: Tóm tắt rủi ro của các phương thức TDCT

3

Hối phiếu
trả ngay
Vào lúc xuất
trình hối phiếu
cho người mua

Sau khi
thanh
toán
Nếu hối phiếu
không ñược
thanh toán thì bị
mất hàng
Giống như trên trừ
việc nhà nhập khẩu
có thể kiểm tra
hàng hóa trước khi
thanh toán

Hối phiếu

trả chậm
Khi ñến hạn
thanh toán hối
phiếu
Trước
khi
thanh
toán
Phụ thuộc vào
người mua thanh
toán hối phiếu
Tương tự như trên



Ký gửi Lúc người
mua bán ñược
hàng hóa
Trước
khi
thanh
toán
Cho phép nhà
nhập khẩu bán
hàng trước khi
thanh toán cho
nhà xuất khẩu

Không có, cải
thiện ñược dòng

tiền của người mua


Bán chịu Theo thỏa
thuận
Trước
khi
thanh
toán
Phụ thuộc hoàn
toàn vào người
mua trả tiền như
ñã thỏa thuận
Không có

1.1.2. Lý luận chung về phương thức TDCT
1.1.2.1. Khái niệm
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người ñi vay và
người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi ñến hạn. Như vậy, tín
dụng có thể hiểu một cách giản ñơn là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong ñó
một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức: cho vay, bán

4

chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… ñược sử dụng trong một thời gian nhất ñịnh và
theo một số ñiều kiện nhất ñịnh nào ñó ñã thoả thuận.
Tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C) là một công cụ ñược ngân hàng phát
hành nhân danh nhà nhập khẩu (người trả tiền), hứa chi trả cho nhà xuất khẩu (người
nhận tiền) theo các chứng từ ñúng với những ñiều khoản ñã quy ñịnh trong ñó. Ngân
hàng phát hành sẽ thay mặt cho người nhập khẩu thực hiện nghĩa vụ tín dụng. Nó cần

ñảm bảo việc thanh toán cho người xuất khẩu và thông báo ñến người xuất khẩu những
ñiều khoản và ñiều kiện của TDCT.
Phương thức TDCT là phương thức thanh toán, theo yêu cầu của khách hàng, một
ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of credit – L/C), trong ñó
NHPH cam kết trả một số tiền nhất ñịnh cho một bên thứ ba, hoặc chấp nhận hối phiếu
do bên thứ ba kí phát trong phạm vi số tiền ñó khi người này xuất trình cho NHPH bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những ñiều khoản và ñiều kiện quy ñịnh trong L/C.
L/C là một phương tiện rất quan trọng của phương thức thanh toán TDCT. Nếu
không mở ñược thư tín dụng thì phương thức thanh toán này không thể xác lập ñược và
người xuất khẩu sẽ không thể giao hàng cho người nhập khẩu.
Từ khái niệm trên, ta có thể chỉ ra bản chất của nó:
− L/C chính là 1 cam kết thanh toán do NHPH lập ra và ñảm bảo thực hiện.
− Cam kết ñược lập bởi sự ñề nghị của nhà nhập khẩu.
− Người nhận cam kết là bên thứ 3 (nhà xuất khẩu).
− Đây là cam kết có ñiều kiện. Nó phụ thuộc vào bên thứ 3 có ñáp ứng ñược
những ñiều kiện quy ñịnh trong L/C hay không.
1.1.2.2. Đặc ñiểm
Trong phương thức thanh toán TDCT, các ngân hàng tham gia chủ ñộng và tích cực
vào quá trình thanh toán. Vai trò ngân hàng trong phương thức thanh toán này là rất
quan trọng. Khi ngân hàng ñồng ý mở L/C cho nhà nhập khẩu chính là lúc ngân hàng
phát sinh cam kết thanh toán cho người hưởng lợi (nhà xuất khẩu).

5

Trong TTQT, phương thức TDCT có các ñặc ñiểm sau:
− Độc lập với hợp ñồng cơ sở và hàng hóa:
Trong phương thức tín dụng chứng từ, quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng phát
hành không bị ràng buộc vào hợp ñồng ngoại thương ngay cả khi L/C có bất cứ dẫn
chiếu nào ñến hợp ñồng này.
− Giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ:

Dựa trên các yêu cầu về chứng từ thể hiện trong L/C, các ngân hàng sẽ chỉ dựa trên
cơ sở chứng từ, kiểm tra việc xuất trình có phù hợp hay không. Khi chứng từ xuất trình
là phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô ñiều kiện cho nhà xuất khẩu, cho dù là trên
thực tế hàng hóa có thể không ñược giao hoặc tình trạng hàng hóa ñược giao không
hoàn toàn ñúng như ghi trên chứng từ. Như vậy việc thanh toán không hề căn cứ vào
tình hình thực tế của hàng hóa. Nếu hàng hóa không khớp với chứng từ, thì hai bên
mua bán sẽ phải trực tiếp giải quyết với nhau trên cơ sở hợp ñồng ngoại thương, không
liên quan ñến ngân hàng.
− Yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ:
Vì phương thức TDCT chỉ thông qua bộ chứng từ và thanh toán cũng chỉ căn cứ
vào bộ chứng từ nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ (phải phù hợp với ñiều
kiện của L/C về số loại, số lượng, nội dung chứng từ…) là nguyên tắc cơ bản của việc
thanh toán theo phương thức TDCT.
− Công cụ thanh toán hạn chế rủi ro hay là công cụ từ chối thanh toán và lừa
ñảo:
Trong các phương thức thanh toán thì thanh toán bằng phương thức TDCT có ưu
ñiểm vượt trội về sự an toàn cho các bên tham gia. Chính vì vậy mà phương thức này
ñã tồn tại và phát triển mạnh như ngày nay. Tuy nhiên, phương thức này cũng tồn tại
nhược ñiểm ñó là việc thanh toán chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không phụ thuộc vào
thực tế hàng hóa do ñó có thể bị lợi dụng trở thành phương tiện lừa ñảo. Nhà nhập
khẩu có thể dựa vào lý do bộ chứng từ xuất trình không phù hợp ñể từ chối nhận hàng,

6

từ chối thanh toán. Còn nhà xuất khẩu cũng có thể làm giả bộ chứng từ xuất trình phù
hợp ñể nhận thanh toán cho dù hàng hóa không ñược giao hoặc giao không ñúng hợp
ñồng.
1.1.3. Lợi ích của các bên tham gia
1.1.3.1. Các lợi ích ñối với nhà xuất khẩu
− Khả năng thanh toán ñược bảo ñảm bởi NHPH, do ñó nhà xuất khẩu có thể

an tâm thực hiện hợp ñồng. Từ ñó tạo ñiều kiện mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
− Nhà xuất khẩu ñược ñảm bảo nhận ñược thanh toán khi xuất trình bộ chứng
từ phù hợp, không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Do ñó không phải lo lắng về uy tín và
khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.
− Có thể nói L/C là công cụ thanh toán ñồng thời cũng là công cụ tài trợ. Với
những trường hợp nhà xuất khẩu cần ứng trước ñể có vốn thực hiện hợp ñồng xuất
khẩu của mình, họ có thể nhận ñược tài trợ từ ngân hàng phục vụ mình. Cụ thể trong
trường hợp thiếu vốn, ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng các khoản tín dụng
hoặc các khoản cho vay trên cơ sở hàng xuất; hay có thể nhà xuất khẩu chiết khẩu bộ
chứng từ ñể nhận thanh toán trước. Bên cạnh ñó nhà xuất khẩu cũng có thể yêu cầu
ngân hàng cung cấp các loại bảo lãnh thích hợp nhằm khẳng ñịnh uy tín kinh doanh
trong thị trường XNK.
− Ngoài ra nhà xuất khẩu còn ñược ngân hàng phục vụ mình cung cấp nhiều
các dịch vụ tư vấn tài chính, trợ giúp về các thủ tục trong mua bán quốc tế, hoạt ñộng
ngoại hối.
1.1.3.2. Các lợi ích ñối với nhà nhập khẩu
− Ràng buộc trách nhiệm thực hiện hợp ñồng của nhà xuất khẩu, vì nhà xuất
khẩu phải làm ñúng theo những yêu cầu trong L/C thì mới ñược thanh toán.
− Vì NHPH nhận trách nhiệm thanh toán, nên nhà nhập khẩu ñược ngân hàng
ñảm bảo kiểm tra bộ chứng từ với chuyên môn và trách nhiệm cao.

7

− Được cung cấp nhiều dịch vụ: tư vấn và trợ giúp về các thủ tục của thương
mại, hoạt ñộng ngoại hối.
− Có thể tận dụng ñược hạn mức tín dụng của ngân hàng trong trường hợp
ngân hàng cho phép kí quỹ dưới 100%. Lúc này, nhà nhập khẩu chỉ phải thực sự thanh
toán tiền hàng khi nhận ñược bộ chứng từ hàng hóa, giảm áp lực vế vốn.
− Nhà nhập khẩu cũng có thể nhận ñược các khoản vay ñể tài trợ cho tiền hàng
nhập khẩu. Khoản vay này nằm trong hạn mức tín dụng nhập khẩu do lãnh ñạo ngận

hàng cấp cho nhà nhập khẩu. Ngoài ra ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ tài trợ như :
các loại tài trợ phát hành thư tín dụng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh vận ñơn.
− Do có cam kết thanh toán từ phía ngân hàng, nhà nhập khẩu có thể thương
lượng ñể ñạt ñược mức giá tốt hơn, ñồng thời mở rộng ñược quy mô kinh doanh, giảm
thiểu tranh chấp có thể xảy ra giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
1.1.3.3. Các lợi ích ñối với ngân hàng
− TDCT là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao với ñộ rủi ro thấp, tăng nguồn vốn
do khách hàng mở tài khoản hay kí quỹ ñể mở L/C.
− Ngân hàng thực hiện mua bán ngoại tệ với khách hàng thu tiền lời từ khoảng
chênh lệch.
− Ngân hàng thực hiện thu phí toàn bộ những dịch vụ trong quy trình thanh
toán theo TDCT như phát hành L/C, tu chỉnh L/C, thông báo L/C, kí hậu vận ñơn,…
− Ngân hàng thu lãi từ các khoản cho vay nhập khẩu, cho vay sản xuất hàng
nhập khẩu…
− Nghiệp vụ TDCT kéo theo các nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển như
kinh doanh ngoại hối, tài trợ ngoại thương, bảo lãnh… ñồng thời giúp ngân hàng mở
rộng phạm vi hoạt ñộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín trong nước và thế giới.
− Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng ñại lý, làm tăng tiềm năng kinh
doanh giữa các ngân hàng trên phạm vi quốc tế.
1.2. Rủi ro khi phát triển phương thức tín dụng chứng từ.

8

− Rủi ro quốc gia: khả năng một quốc gia không muốn hoặc không thể
trả/thanh toán một món nợ/số tiền ngoại tệ cho nước ngoài.
− Rủi ro về việc thanh toán của nhà nhập khẩu: khi ngân hàng tiến hành mở tín
dụng thư cho nhà nhập khẩu, tức ngân hàng ñã ñứng ra cam kết thanh toán cho nhà
xuất khẩu. Vì vậy, thiện chí và khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu là rất quan
trọng
− Rủi ro hối ñoái: tỷ giá hối ñoái luôn biến ñộng không ngừng do nhiều yếu tố

tác ñộng. Do có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại ngoại tệ phát sinh khi ngân hàng cho
tổ chức xuất khẩu vay ngoại tệ ñể nhập nguyên liệu của từ nước ngoài và vì thế làm
cho ngân hàng có thể gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại hối biến ñộng.
− Rủi ro quan hệ ñại lý: ngân hàng giữ tài khoản Nostro của một ngân hàng bị
phá sản, ñóng cửa sẽ là một rủi ro vô cùng nghiêm trọng ñối với hoạt ñộng của ngân
hàng, thậm chí có thể dẫn tới phá sản theo.
− Rủi ro tác nghiệp: là rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ thanh
toán do cán bộ ngân hàng sơ suất, yếu nghiệp vụ chuyên môn…
− Rủi ro do hoạt ñộng: gồm toàn bộ rủi ro có thể phát sinh từ cách thức ngân
hàng ñiều hành các hoạt ñộng của mình như quản trị kém các quy trình thanh toán quốc
tế, thiếu kế hoạch khôi phục kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
− Rủi ro pháp lý: ngoài ra ngân hàng còn gặp rủi ro do sự can thiệp của chính
phủ thay ñổi ñột ngột chính sách tiền tệ, cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên… ñiều này có
thể dẫn ñến thua lỗ cho ngân hàng. Các ngân hàng tiến hành tài trợ xuất nhập khẩu cho
một lô hàng mà thời ñiểm ñã quyết ñịnh tài trợ lại có sự thay ñổi pháp lý hoặc nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu không nắm ñược các quy ñịnh pháp lý về xuất, nhập khẩu.
− Rủi ro chiến lược: phát sinh từ các thay ñổi trong môi trường hoạt ñộng của
Ngân hàng trên phạm vi rộng hơn về kinh doanh và tài chính, việc xâm nhập lĩnh vực
mới mà thiếu nghiên cứu ñầy ñủ và thiếu các nguồn lực cần thiết ñể khai thác thị
trường này có thể làm cho ngân hàng phải khó khăn và dẫn ñến thua lỗ.

9

− Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận ñánh giá xấu về ngân hàng gây khó khăn cho
vấn ñề tìm kiếm khách hàng hoặc thậm chí khách hàng rời bỏ ngân hàng.
− Rủi ro ñạo ñức: cán bộ ngân hàng làm sai quy ñịnh, tham ô, tiếp tay với
khách hàng ñể lừa ñảo ngân hàng…
1.2.1. Các yếu tố ñể phát triển phương thức tín dụng chứng từ
Trong thương mại quốc tế, không phải lúc nào các nhà xuất nhập khẩu cũng có thể
thanh toán tiền hàng trực tiếp cho nhau, mà thương phải thông qua ngân hàng thương

mại với mạng lưới chi nhánh và hệ thống ngân hàng ñại lý rông khắp toàn cầu. Khi
thay mặt khách hàng thực hiện dịch vụ TTQT, các ngân hàng trở thành cầu nối trung
gian giữa hai bên mua bán.
Bên cạnh ñó, hoạt ñộng TTQT nói chung và thanh toán bằng phương thức TDCT
nói riêng ñã trở nên quan trọng ñối với các ngân hàng thương mại, nó ñem lại nguồn
thu ñáng kể không những về số lượng tuyệt ñối mà cả về tỷ trọng. Đồng thời, nó còn là
một mắt xích quan trọng trong việc chắp nối và thúc ñẩy phát triển các hoạt ñộng kinh
doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…
Việc hoàn thiện và phát triển phương thức TDCT có vai trò hết sức qua trọng ñối
với hoạt ñộnng ngân hàng, nó không chỉ là một hoạt ñộnng thanh toán thuần túy, mà
còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt ñộng kinh doanh, bổ sung
và hỗ trợ các hoạt ñộng kinh doanh khác của ngân hàng.
1.2.2. Ý nghĩa của việc phát triển phương thức tín dụng chừng từ ñối với
ngân hàng thương mại
− Thu hút thêm ñược khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở ñó,
ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh
tranh trong cơ chế thị trường.
− Ngân hàng có thể ñẩy mạnh hoạt ñộng tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng
ñược nguồn vốn huy ñộng tạm thời do quản lý ñược nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ
chức, cá nhân có quan hệ với ngân hàng

10

− Tạo tiền ñề cho ngân hàng có thể phát triển tốt các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối, bảo lãnh và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.
− Giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thong qua lượng tiền ký quỹ. Mức ký
quỹ phụ thuộc vào ñộ tin cậy, an toàn của từng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, xét về
tổng thể thì các khoản ký quỹ này phát sinh một cách thường xuyên và ổn ñịnh. Vì vậy,
trong thời gian chờ ñợi thanh toán, ngân hàng có thể sử dụng các khoản này ñể hỗ trợ
thanh toán khi cần thiết, thậm chí có thể sử dụng ñể kinh doanh, ñầu tư ngắn hạn ñể

kiếm lời.
− Giúp ngân hàng ñáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao
uy tín của ngân hàng.
1.2.3. Các yếu tố ñể phát triển phương thức TDCT:
− Yếu tố từ phía khách hàng như tình hình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, khả
năng tài chính, trình ñộ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi ñạo ñức của khách hàng. Như
ñã phân tích, so với các phương thức thanh toán khác, phương thức TDCT phức tạp
hơn, ñòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng phải có một trình ñộ nhất ñịnh về ngoại
thương, về thông lệ quốc tế. Từ khi ký kết hợp ñồng, khách hàng phải có sự hiểu biết
nhất ñịnh ñể không ñưa vào hợp ñồng các ñiều khoản trái với thông lệ quốc tế, tạo ñiều
kiện cho ngân hàng thực hiện trôi chảy quá trình thanh toán. Trong phương thức thanh
toán này, cam kết thanh toán của ngân hàng ñược ñưa ra trên cơ sở khách hàng xuất
khẩu xuất trình ñược một bộ chứng từ phù hợp với các ñiều khoản của thư tín dụng mà
không có sự ràng buộc nào về hàng hoá. Việc khách hàng giả mạo chứng từ ñòi tiền là
hoàn toàn có thể xảy ra. Do vậy yếu tố hành vi ñạo ñức của khách hàng cũng ảnh
hưởng không nhỏ ñến sự phát triển của phương thức thanh toán này.
− Yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là chất lượng của các nghiệp vụ khác liên quan
như ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…. Phương thức thanh toán TDCT là một trong
những phương thức TTQT, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán trong ngoại
thương. Để khâu cuối cùng này diễn ra ñược suôn sẻ thì các khâu ñầu phải trôi chảy.

×