Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.97 KB, 64 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH







LÝ NGỌC PHƯNG




PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN LỆCH HÀNH VI
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN







LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





TP.HCM, THÁNG 01/2012



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH





LÝ NGỌC PHƯNG



PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN LỆCH HÀNH VI
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN



Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.31.12



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Thò Ngọc Trang

TP.HCM, THÁNG 01/2012

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: 1
1. Lý do lựa chọn ñề tài 1
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI 4
1.1. TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG 4
1.1.1. Học thuyết thị trường hiệu quả 4
1.1.2. Những khiếm khuyết của thị trường hiệu quả dẫn ñến sự ra ñời của
thuyết tài chính hành vi 6
1.2. TÀI CHÍNH HÀNH VI 7
1.2.1. Tài chính hành vi là gì? 7
1.2.2. Lý thuyết kỳ vọng (The Prospect Theory) 8
1.2.3. Lý thuyết ra quyết ñịnh dựa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics).10
1.2.4. Phân biệt tài chính hành vi vi mô và tài chính hành vi vĩ mô 11
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI TỒN TẠI 11
1.3.1. Hành vi không hợp lý 11
1.3.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống 12
1.3.3. Giới hạn khả năng chêch lệch giá 12
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN THIÊN LỆCH HÀNH VI 15
2.1. Thiên lệch do ác cảm mất mát, thua lỗ (Loss Aversion Bias) 15
2.2. Thiên lệch do tính toán bất hợp lý (Mental Acouting Bias) 17
2.3. Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias) 19
2.4. Thiên lệch do quá tự tin (Overconfidence Bias) 22
2.5. Thiên lệch do tình huống ñiển hình (Representative Bias) 25
2.6. Thiên lệch do ñiểm tựa (Anchoring Bias) 27
2.7. Thiên lệch do ảo tưởng về sự kiểm soát (Illusion of control Bias) 30
2.8. Thiên lệch do củng cố thêm (Confirmation Bias) 31

2.9. Thiên lệch do sự kiện gần ñây (Recenty Bias) 32
2.10. Thiên lệch do tâm lý bầy ñàn (Herd behavior) 33
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘ NG CỦA THIÊN LỆCH HÀNH VI ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN TTCK TP.HCM
3.1. Mô hình khảo sát 36
3.2. Quy trình khảo sát 36
3.3. Kết quả nghiên cứu 39
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1.EMH (Efficient Market Hypothesis): lý thuyết thị trường hiệu quả
2. EFA (Exploratory Factor Analysis): phân tích nhân tố khám phá
3. TTCK: thị trường chứng khoán
4. Tp.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Thống kê mô tả sự ảnh hưởng của nhân tố tâm lý ñến quá trình ra quyết ñịnh
ñầu tư của nhà ñầu tư cá nhân trên sàn Tp.HCM
Bảng 3.2. Thống kế mô tả tình hình sử dụng công cụ phân tích khi ra quyết ñịnh
Bảng 3.3. Kết quả ñánh giá ñộ tin cậy của thang ño các biến dựa vào lý thuyết kỳ vọng
Bảng 3.4. Kết quả ñánh giá ñộ tin cậy của thang ño các biến dựa vào lý thuyết kinh
nghiệm và nhận thức
Bảng 3.5. Kết quả ñánh giá ñộ tin cậy của thang ño quyết ñịnh ñầu tư
Bảng 3.6. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến ñộc lập
Bảng 3.7. Phân tích phương sai tổng thể
Bảng 3.8. Bảng xoay nhân tố
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc
Bảng 3.10. Ma trận tương quan giữa các nhân tố
Bảng 3.11. Tóm tắt mô hình hồi quy:
Bảng 3.12. Nhân tố hành vi tác ñộng ñến loại giao dịch trong quyết ñịnh giao dịch của

nhà ñầu tư



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn ñề tài:
Nhiều học thuyết kinh tế tài chính cho rằng hành ñộng của cá nhân là hợp lý
và có khả năng xử lý tất cả thông tin sẵn có trong quá trình ra quyết ñịnh. Tuy
nhiên, những nghiên cứu của Evan (2006), Gao và Schmidt (2005), Statman (1995,
1999), Tversky và Kahneman (1974) cho rằng hành ñộng của nhà ñầu tư thì không
luôn luôn hợp lý. Nghiên cứu của Berstein ñưa ra cách hành xử không hợp lý, mâu
thuẫn và thiếu khả năng trong việc ra quyết ñịnh và sự lưa chọn với ñiều kiện không
chắc chắn. Tài chính hành vi (nghiên cứu thị trường nhờ vào tâm lý học) ñang làm
sáng tỏ tại sao mọi người mua hoặc bán cổ phiếu và thậm chí tại sao họ không mua
cổ phiếu.
Lý thuyết thị trường hiệu quả (EMH: dựa vào thông tin và sự hợp lý) thống
trị vào những năm 1980 (Peters, 1996). Tuy nhiên, lý thuyết thị trường hiệu quả
ñang trở nên thất bại trong việc giải thích hành vi của thị trường, không thể giải
thích tại sao giá cổ phiếu Mỹ rớt hơn 30% trong suốt 2 tháng và trước ñó là sự sụp
ñổ vào tháng 10/1987. Và ngày càng nhiều những bằng chứng (Statman, 1999) cho
rằng Mô hình ñịnh giá tài sản vốn (CAPM) thì không mô tả hết. Vì vậy, tài chính
hành vi cố gắng tìm hiểu và giải thích những sai lầm do cảm xúc và kinh nghiệm ñã
tác ñộng ñến nhà ñầu tư như thế nào. Nhiều nghiên cứu (như Shiller, 1998; Olsen,
1998; Rockenbach, 2004; Gao và Schmidt, 2005) tin rằng những nghiên cứu về tâm
lý học và những môn khoa học xã hội khác có thể làm sáng tỏ hành vi của thị
trường tài chính, cũng như giải thích sự bất thường của thị trường cổ phiếu, bong
bóng ñầu cơ và sự sụp ñổ của thị trường.
Tuy nhiên hầu hết nghiên cứu hành vi ñược thực hiện ở những thị trường ñã

phát triển của Châu Âu và Mỹ (Odean, 1999; Rockenbach, 2004; Caparrelli, 2004;
Fogel và Berry, 2006). Chỉ có một vài nghiên cứu ñược thực hiện ở các thị trường
ñang nổi (như Mansor và Lim, 1995; Lai et al., 2001).
Cũng như ở các thị trường ñã phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam
cũng có giai ñoạn chứng khoán nóng ñến nổi nhà nhà ñều mua chứng khoán, trên

2

khắp các mặt báo ñều là chứng khoán, cứ mua là thắng - từ những “ñại gia” chứng
khoán thì lời hàng chục tỷ ñồng, thậm chí bà nội trợ, anh nhân viên phải gom góp,
vay mượn vài chục triệu ñồng làm vốn nay ñã có bạc trăm triệu, thậm chí bạc tỷ ñã
thôi thúc người ta lao vào chơi chứng khoán. Một nhà ñầu tư ñã phát biểu ”Ai bảo
TTCK là canh bạc thì kệ họ nhưng chơi thắng nhiều hơn thua thì chưa ai chịu
dừng”. Chứng khoán vượt quá giá trị thật - biết chứ - nhưng họ vẫn mua. Họ chấp
nhận mua với giá cao vì tin chắc rằng trên thị trường sẽ còn có người chấp nhận
mua lại nó với giá cao hơn nữa. Họ vẫn kiếm lợi ñược. Sức nóng của TTCK còn
“hút” cả anh hai lúa, bà bán ñậu phộng ñến ông xích lô… gom góp tiền dành dụm
cả ñời ñổ vào chơi chứng khoán. Họ biết phân tích cổ phiếu, biết dự ñoán khả năng
hoạt ñộng sinh lời của công ty? Không hề! Họ chơi theo xu hướng ñám ñông. Thậm
chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước các nhà ñầu tư nước
ngoài.
Vì vậy, ñề tài “Phân tích tác ñộng của thiên lệch hành vi ñến quyết ñịnh của
nhà ñầu tư cá nhân” mà tác giả ñã chọn sẽ góp phần nhỏ ñể làm sáng tỏ và ñưa lý
thuyết tài chính hành vi từ các thị trường ñã phát triển và mở rộng sang thị trường
mới nổi như Việt Nam
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của ñề tài là hành vi
của nhà ñầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Tp.HCM
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thiên lệch hành vi và tác ñộng của chúng

- Xác ñịnh các thiên lệch hành vi chủ yếu tác ñộng ñến quyết ñịnh ñầu tư
- Nghiên cứu tác ñộng của thiên lệch hành vi trong quá trình giao dịch trên
TTCK Tp.HCM.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp quan sát thực tế: qua hơn 2 năm công tác tại Trung tâm giao
dịch vàng – Ngân hàng Á Châu, tác giả có cơ hội tiếp xúc với nhiều ñối tượng
khách hàng thuộc nhóm các nhà ñầu tư cá nhân trong nước. Từ ñó, tác giả phần nào

3

nắm bắt ñược tâm lý chung của nhà ñầu tư.
Phương pháp ñịnh lượng: luận văn sử dụng phương pháp ñiều tra chọn mẫu
thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Dựa trên số liệu thu thập ñược từ bảng câu hỏi
khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS ñể phân tích dữ liệu
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu như trên. Từ ñó có thể giúp cho nhà ñầu tư
nhận diện các thiên lệch, tránh ñược những sai lầm khi ra quyết ñịnh ñầu tư tài
chính cũng như giúp cho họ và các nhà môi giới, tư vấn ñầu tư có thể tạo ra một
danh mục ñầu tư thành công hơn và ñạt ñược mục tiêu tài chính như mong muốn.
Kết cấu nghiên cứu:
Chương 1: Tổng quan về tài chính hành vi
Chương 2: Nhận diện thiên lệch hành vi
Chương 3: Phân tích tác ñộng của thiên lệch hành vi ñến quyết ñịnh của nhà ñầu
tư cá nhân trên TTCK Tp.HCM


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI
1.1. TÀI CHÍNH TRUYỀN THỐNG (Standard Finance)

Tài chính truyền thống ñược xây dựng trên cơ sở nguyên lý chênh lệch
(Arbitrage Principle) của Miller và Modigliani, nguyên lý danh mục của Markowitz,
lý thuyết về ñịnh giá tài sản vốn của Sharpe, Lintner, Mertom, Black và lý thuyết
ñịnh giá hợp ñồng quyền chọn (Option) của Black Scholes, Merton (Statman, 1999-
trích Johnsson Lindblom và Platan, 2002). Các lý thuyết này xem thị trường là hiệu
quả có tính quy chuẩn cao.
Lý thuyết kinh tế tài chính hiện ñại dựa trên giả ñịnh rằng các nhà ñầu tư là
có lý trí. Nhà ñầu tư ra quyết ñịnh theo phương châm của lý thuyết lợi ích kỳ vọng:
nhà ñầu tư thường ngại rủi ro và hàm lợi ích là hàm lõm (lợi ích biên của tài sản
giảm dần). Đồng thời nhà ñầu tư có khả năng xử lý mọi thông tin có sẵn.
Giá trị tài sản ñược xác lập bởi các nhà ñầu tư lý trí, họ luôn hành xử một
cách hợp lý, kết quả là sự cân bằng thị trường dựa trên các hành xử hợp lý ñược
thực hiện. Trong sự cân bằng này, chứng khoán ñược ñịnh giá theo lý thuyết thị
trường hiệu quả.
Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, giá kết hợp chặt chẽ với tất cả các thông
tin sẵn có và giá ñược xem như là sự ñánh giá tối ưu về giá trị ñầu tư thực sự về mọi
thời ñiểm.
Do bởi thực tế rằng tất cả thông tin ñược chứa trong giá cổ phiếu, vì vậy
không thể tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình.
1.1.1. Học thuyết thị trường hiệu quả:
Giả thuyết thị trường hiệu quả là một giả thuyết của lý thuyết tài chính cho
rằng giá cả trên các thị trường có tính chất ñầu cơ, ñặc biệt là thị trường chứng
khoán phản ánh ñầy ñủ mọi thông tin ñã biết, hay nói cách khác, phản ánh ñầy ñủ
kỳ vọng của các nhà ñầu tư. Do ñó không thể kiếm ñược lợi nhuận bằng cách căn
cứ vào các thông tin ñã biết hay những hình thái biến ñộng của giá cả trong quá
khứ. Có thể nói một cách ngắn gọn là các nhà ñầu tư không thể khôn hơn thị trường.
Khái niệm hiệu quả ở ñây ñược dùng với hàm ý hấp thụ thông tin nhanh chóng chứ

5


không phải các nguồn lực tạo ra sản lượng tối ña như trong các lĩnh vực kinh tế
học khác. Thông tin cũng ñược hiểu là những tin tức có thể ảnh hưởng ñến giá cả và
không dự ñoán trước ñược.
Giáo sư Eugene Fama của trường ñại học Chicago ñã có công phát triển khái
niệm "thị trường hiệu quả" như một khái niệm mang tính học thuật trong các
nghiên cứu của ông vào ñầu thập niên 1960 cũng tại trường ñại học này.
Từ khi thị trường chứng khoán ra ñời, ñã có rất nhiều lý thuyết dày công
nghiên cứu phương pháp ñầu tư có lợi nhuận cao trên thị trường này như phân tích
cơ bản, phân tích kỹ thuật hay các quy tắc mua sau khi giá tăng 2 ngày; mua khi
có tin xấu, bán khi có tin tốt Tuy vậy kết quả của nó không thỏa mãn mong muốn
của những nhà ñầu tư. Một nghiên cứu của Alfred Cowles về hoạt ñộng của những
nhà môi giới chứng khoán ñã dẫn ñến kết luận rằng tính trung bình, lợi nhuận ñem
lại từ các danh mục ñầu tư do họ thực hiện cũng không hơn một danh mục ñầu tư
ñược lựa chọn ngẫu nhiên. Những cứu về xu hướng giá của thị trường chứng khoán
sử dụng số liệu thống kê trong nhiều năm cũng rút ra: chỉ có một ñiều chắc chắn ñối
với giá cổ phiếu là chúng lên xuống rất thất thường. Những ñiều này ñã dẫn ñến
một lý thuyết gọi là lý thuyết tấm bia trong việc lựa chọn cổ phiếu ñể ñầu tư: nhà
ñầu tư có thể phóng một cái phi tiêu vào bảng danh mục cổ phiếu (như Nhật báo
phố Wall chẳng hạn) ñể chọn; tốt hơn cả là ña dạng hóa danh mục ñầu tư thậm chí
mua tất cả các loại cổ phiếu niêm yết (mua chỉ số chứng khoán).
Nói tóm lại, những nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua ñưa ñến kết luận
không thể kiếm lợi nhuận cao trên thị trường chứng khoán bằng các quy tắc hay
công thức bởi vì nhìn chung nó cũng không tốt hơn một cơ cấu ñầu tư chứng khoán
ñược ña dạng hóa và lựa chọn ngẫu nhiên.
Điều này ñã khiến cho các nhà lý thuyết tài chính ñi sâu nghiên cứu nhằm
tìm ra câu trả lời tại sao một thị trường tài chính hoạt ñộng tốt lại loại bỏ ñược tình
trạng lợi nhuận quá cao trong một thời gian dài. Giả thuyết thị trường hiệu quả là
một câu trả lời:

Thị trường hiệu quả (efficient market) là nơi mà tại bất kỳ thời ñiểm nào, tất

cả các thông tin mới ñều ñược những người tham gia thị trường nắm bắt và

6

tức thì ñược phản ánh vào trong giá cả thị trường. Ví dụ: tin một công ty dầu
lửa phát hiện ra mỏ dầu mới có trữ lượng lớn ñược công bố lúc 10 giờ sáng
ngày hôm nay thì ngay lập tức thông tin ñó sẽ ñược phản ánh vào giá cả
khiến cho nó ñược ñẩy lên ở mức thích hợp. Ở Mỹ ñã có những nghiên cứu
ño lường tốc ñộ của sự ñiều chỉnh giá cả và kết quả là chỉ có thể kiếm ñược
lợi nhuận khi mua chứng khoán trong vòng 30 giây sau khi thông tin mới
ñược công bố rộng rãi.
Bước ngẫu nhiên: giả thuyết thị trường hiệu quả ñưa ra một phương pháp ñể phân
tích diễn biến giá cả của những thị trường ñầu cơ có tổ chức, theo ñó giá cả của thị
trường này lên xuống thất thường và không thể dự kiến trước ñược như những bước
ngẫu nhiên trong một khoảng thời gian. Các nghiên cứu về chỉ số giá chứng khoán
của toàn bộ thị trường cũng như của một cổ phiếu cho thấy ñồ thị diễn biến của nó
cũng giống như ñồ thị kết quả tung ngẫu nhiên một ñồng xu. Giả thuyết thị trường
hiệu quả giải thích rằng sở dĩ có tình trạng này là do những thông tin mới ngay tức
thì ñược phản ánh vào trong giá cả ñồng thời những thông tin này có tính không dự
ñoán trước ñược nên diễn biến của giá cả cũng vậy.
1.1.2 Những khiếm khuyết của thuyết thị trường hiệu quả dẫn đến sự ra đời
của thuyết “hành vi tài chính”.
Có một số vấn ñề về giá chứng khoán diễn biến trong thực tế mà giả thuyết
thị trường hiệu quả không giải thích ñược một cách thuyết phục như:

Sự sụt giảm mạnh mẽ của giá cả chứng khoán trong những thời ñiểm nào ñó
ví dụ như ñã xảy ra ở thị trường chứng khoán Mỹ từ 15 tháng 10 ñến ngày
Thứ Hai Đen 19 tháng 10 năm 1987. Khi nhà kinh tế học James Tobin nói
rằng: không có một yếu tố hữu hình nào có thể tạo ra sự chênh lệch ñến 30%
trong giá trị cổ phiếu thì các lý thuyết gia của thị trường hiệu quả không thể

ñưa ra ñược lập luận phản bác. Hay hiện tượng giá chứng khoán tại Việt
Nam tăng liên tục trong giai ñoạn cuối năm 2006 ñến gần cuối năm 2007.

Giả thuyết thị trường hiệu quả tỏ ra ñúng với những cổ phiếu riêng rẽ chứ
không hoàn toàn ñúng ñối với toàn bộ thị trường. Thị trường chứng khoán
trong dài hạn có những biến ñộng tự ñảo ngược rõ rệt mà nhiều nhà kinh tế

7

học cho rằng ñó là kết quả của tâm lý chung của hầu hết những người tham
gia thị trường. Khi thị trường bị ảnh hưởng bởi làn sóng tâm lý thì trên góc
ñộ vĩ mô không một nỗ lực cá nhân nào có ñủ nguồn lực ñể ñảo ngược.
Những hạn chế này của giả thuyết thị trường hiệu quả ñã thúc ñẩy các nghiên cứu
ñưa ñến lý thuyết kinh tế học hành vi nói chung và tài chính hành vi học nói riêng.
1.2. TÀI CHÍNH HÀNH VI
1.2.1. Tài chính hành vi là gì?
Tài chính hành vi là mô hình mới của tài chính, tìm kiếm ñể bổ sung cho lý
thuyết tài chính truyền thống, bằng cách giới thiệu khía cạnh hành vi ñối với quá
trình ra quyết ñịnh. Tài chính hành vi ứng dụng các lý thuyết về hành vi con người
xuất phát từ tâm lý học, xã hội học và nhân loại học ñể hiểu hành vi của thị trường
tài chính và cố gắng giải thích làm thế nào và tại sao những sai lầm do cảm xúc và
kinh nghiệm tác ñộng ñến nhà ñầu tư trong quá trình ra quyết ñịnh và tạo ra các
trường hợp bất thường trên thị trường chứng khoán chẳng hạn như bong bóng và sự
sụp ñổ thị trường.
Các nhà tâm lý học như Ward Edwards, Daniel Kahneman, Amos Tversky
bắt ñầu sử dụng các mô hình kinh tế như là chuẩn ñối sách tương phản với mô hình
tâm lý học của họ.
Có lẽ ñóng góp chủ yếu ñối với sự phát triển của tài chính học hành vi hiện
ñại là các bài báo của Tversky và Kahnemen (1974) về ra quyết ñịnh dựa trên kinh
nghiệm chủ quan (Heuristics) và lý thuyết triển vọng (Prospect Thoery). Và vào

năm 2002, Tversky và Kahnemen ñã nhận chung giải Nobel kinh tế vì những ñóng
góp của mình trong lĩnh vực kinh tế học hành vi.
Từ những năm 80 - thế kỷ 20, sự quan tâm ñến tài chính hành vi bắt ñầu phát
triển nhờ vào nhiều nghiên cứu khác nhau, chứng minh sự bất thường của thị trường
tài chính khi so sánh với thị trường hiệu quả, mà những hiện tượng bất thường này
không thể giải thích bởi lý thuyết tài chính truyền thống. Sự quan tâm tiếp tục gia
tăng những năm sau ñó và cho ñến ngày nay tài chính hành vi trở thành một ngành
khoa học ñang phát triển.

8

Tài chính hành vi nhằm mục ñích hiểu và dự ñoán thị trường tài chính một
cách hệ thống, và liên quan ñến quá trình ra quyết ñịnh có ảnh hưởng bởi tâm lý và
kinh tế ñể cải thiện việc ra quyết ñịnh tài chính (Olsen, 1998-trích Johnsson,
Lindblom và Platan, 2002)
Những bất thường này ám chỉ rằng những nguyên lý cơ bản của hành vi lý
trí, các giả thuyết cơ bản về thị trường hiệu quả không hoàn toán chính xác và cần
phải nghiên cứu mô hình khác là mô hình phản ảnh hành vi con người ñược nghiên
cứu trong các khoa học xã hội khác (Shiller, 1998- trích Johnsson, Lindblom và
Platan, 2002).
1.2.2. Lý thuyết kỳ vọng (The Prospect Theory)
Lý thuyết lợi ích kỳ vọng (Expect Utility Theory) trình bày hành vi lý trí
trong ñiều kiện không chắc chắn và nó ñược xem là cơ sở cho các lý thuyết kinh tế
dựa trên hành vi lý trí hoàn toàn. Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhà ñầu tư thường
ngại rủi ro (risk averse), tương ứng với tính lõm của hàm lợi ích (lợi ích biên giảm
dần), mỗi ñơn vị tăng thêm của sự giàu có ít giá trị hơn so với ñơn vị tăng thêm
trước ñó. Mặc dù có sự hấp dẫn rõ ràng ñối với lý thuyết lợi ích kỳ vọng, nhưng
trong vài trường hợp nó dự ñoán sai một cách hệ thống hành vi con người.
Kahneman và Tversky tiến hành thí nghiệm sau ñể minh họa cách nhà ñầu tư
ñã vi phạm lý thuyết lợi ích kỳ vọng:

Tình huống 1: khi ñối tượng khảo sát của họ ñược yêu cầu chọn lựa giữa
A – có 25% cơ hội thắng 3000
B – có 20% cơ hội thắng 4000
Kết quả có 65% ñối tượng khảo sát chọn B
Tình huống 2: khi ñối tượng khảo sát của họ ñược yêu cầu chọn lựa giữa
A – có 100% cơ hội thắng 3000
B – có 80% cơ hội thắng 4000
Kết quả có 80% ñối tượng khảo sát chọn A
Lý thuyết lợi ích kỳ vọng dự ñoán rằng không có sự lựa chọn khác nhau trong hai
tình huống trên, mọi người ñều chọn B

9

Để phù hợp với các chứng cứ này nhiều lý thuyết ñã ñược ñưa ra trong ñó
chủ yếu là Lý thuyết kỳ vọng. Lý thuyết kỳ vọng ñề cập ñến hàm giá trị (value
function). Hàm giá trị của Kahneman và Tversky khác với Hàm lợi ích ở chỗ hàm
giá trị có ñiểm thắt nút ñược gọi là ñiểm tham khảo (referent point) là ñiểm so sánh
của cá nhân (một cách ño mức ñộ giàu có mục tiêu) ñược xác ñịnh bởi ấn tượng chủ
quan.
Theo lý thuyết lợi ích kỳ vọng thì hàm lợi ích là lõm ñi xuống ñối với mọi
mức ñộ giàu có. Trái lại, hàm giá trị là hàm lõm ñối với lời (tăng sự giàu có) và là
hàm lồi ñối với lỗ (giảm sự giàu có). Độ dốc của hàm giá trị là dốc lên ñối với mọi
mức ñộ giàu có bên dưới ñiểm tham khảo và dốc xuống ñối với mọi mức giàu có
bên trên ñiểm tham khảo.

Kahneman và Tversky (1979) tiến hành thí nghiệm sau ñể minh họa cho lý
thuyết kỳ vọng:
Tính huống 1: Bạn ñược cho trước 1000$. Bạn ñược yêu cầu chọn lựa giữa:
A - chắc chắn kiếm lợi ñược 500$
B – 50% cơ hội kiếm lợi 1000$, 50% không có thêm gì

Kết quả 84% ñối tượng khảo sát chọn A
Tình huống 2: bạn ñược cho trước 2000$. Bạn ñược yêu cầu chọn lựa giữa:
C - chắc chắn mất 500$
D – 50% khả năng mất 1000$, 50% không mất gì.
Kết quả có 69% ñối tượng khảo sát chọn D

10

Kết quả trên cho thấy rằng người ta thường ngại rủi ro khi ñứng trước lợi
nhuận nhận ñược và thích rủi ro khi ñối diện với mất mát, thua lỗ.
Với mức giàu có bên dưới ñiểm tham khảo thì nhà ñầu tư là người thích rủi
ro (risk seeker), họ chấp nhận mức ñộ rủi ro hơn ñể có thể ñạt ñược mức giàu có
bên trên mức giàu có mục tiêu của họ. Đối với mức giàu có bên trên ñiểm tham
khảo, hàm giá trị dốc xuống giống với hàm lợi ích, khi ñó nhà ñầu tư ngại rủi ro.
1.2.3. Lý thuyết ra quyết định dưa trên kinh nghiệm chủ quan (Heuristics)
Hueristics ñược ñịnh nghĩa là bất kỳ kỹ thuật giải quyết vấn ñề và ra quyết
ñịnh nào liên quan ñến việc sử dụng kiến thức chủ quan, linh cảm, thử và sai, dựa
theo kinh nghiệm chủ quan.
Do bởi thực tế rằng thông tin ngày càng nhiều, lan truyền ngày càng nhanh
hơn, cuộc sống ñối với người ra quyết ñịnh trong thị trường tài chính trở nên phức
tạp hơn. Điều này dẫn ñến sự gia tăng việc sử dụng kinh nghiệm như là cách tiếp
cận quen thuộc, nhưng không luôn luôn mang lại lợi ích.
Để ra quyết trong ñiều kiện không chắc chắn hầu hết mọi người sử dụng kinh
nghiệm. Nhìn chung, chúng hữu ích ñối với chúng ta khi phải ra quyết ñịnh nhưng
thỉnh thoảng nó dẫn ñến sai lầm mang tính hệ thống.
Lý thuyết ra quyết ñịnh dựa trên kinh nghiệm chủ quan có thể giúp giải thích
tại sao thị trường thỉnh thoảng hành xử một cách phi lý, trái ngược với mô hình thị
trường thông tin hiệu quả. Hành vi bầy ñàn là một dạng ra quyết ñịnh dựa trên kinh
nghiệm trong ñó các cá nhân tuân theo ña số, thể hiện bằng việc ñi theo các quyết
ñịnh của số ñông.

Con người có khuynh hướng thể hiện sự tin tưởng thái quá về ñánh giá của
họ. Sự tin tưởng thái quá cũng có thể ñược chỉ ra với việc ra quyết dịnh dựa trên
Thiên lệch do tình huống ñiển hình (Representative Bias). Người ta thường có
khuynh hướng phân loại sự kiện như ñiển hình hoặc ñại diện cho một nhóm nào ñó.
Trong thị trường chứng khoán, nhà ñầu tư thường phân loại cổ phiếu, ví dụ như loại
cổ phiếu tăng trưởng, dựa trên lịch sử tăng trưởng lợi nhuận ổn ñịnh, mà bỏ qua khả
năng có rất ít công ty vẫn giữ ñược ñà tăng trưởng nó có.

11

1.2.4. Phân biệt tài chính hành vi vi mô và tài chính hành vi vĩ mô
Tài chính hành vi ñược chia ra làm 2 mảng:
• Tài chính hành vi vi mô (BFMI: Behavioral Finance Micro): nghiên cứu các
thiên lệch hành vi của nhà ñầu tư
• Tài chính hành vi vĩ mô: (BFMA: Behavioral Finance Macro): phát hiện và
mô tả các bất thường trong giả thuyết thị trường hiệu quả mà mô hình hành
vi có thể giải thích ñược.
Trong tài chính hành vi vi mô, người ta lại chia làm hai hướng nghiên cứu:
nghiên cứu sự thiên lệch hành vi trong bản thân mỗi cá nhân (Individual Bias), và
nghiên cứu sự thiên lệch hành vi do sự tương tác giữa các cá nhân với nhau
(Collective Bias), trong ñó các nhà ñầu tư bị ảnh hưởng bởi những nhà ñầu tư khác
và bắt ñầu hành xử như một ñám ñông xúc cảm (emotional crowd).
1.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI TỒN TẠI
Các mô hình ñược ñề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể ñúng nếu
trên thị trường tồn tại một trong ba ñiều kiện cơ bản sau. Nếu cả ba ñều tồn tại, lý
thuyết tài chính hành vi dự báo rằng việc ñịnh giá sai không những là tồn tại, mà
còn là rất ñáng kể (lớn hoặc ñến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba ñiều kiện ñó bao
gồm:
• Tồn tại hành vi không hợp lý.
• Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống.

• Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính.
1.3.1. Hành vi không hợp lý
Các nhà ñầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý
“ñúng” những thông tin mà họ có (và thị trường cung cấp), từ ñó dẫn ñến những kỳ
vọng lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ ñầu tư vào. Ngoài ra, trong một số
trường hợp, dựa trên kinh nghiệm hay nhận thức sẵn có, họ cũng mắc phải những
“lệch lạc trong nhận thức” (cognitive biases). Những nghiên cứu về các hành vi
không hợp lý tiêu biểu trong thị trường tài chính là kết hợp giữa tâm lý học, mà chủ

12

yếu là trường phái tâm lý nhận thức (cognitive psychology) với trường phái tâm lý
hành vi (behavioral psychology).
1.3.2. Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống
Nếu chỉ một nhà ñầu tư ñơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng của
giao dịch của nhà ñầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không ñáng kể (cho
dù là một tổ chức ñầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ ñơn ñộc một
mình). Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm
nhiều nhà ñầu tư cùng có một hành vi không hợp lý như nhau) thì khi ấy việc ñịnh
giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt ñầu kéo dài. Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng
tính lệch lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến ñối với nhiều nhà ñầu tư, và
do ñó, nó tạo thành một dạng như chúng ta thường gọi là “hiệu ứng bầy ñàn”, khiến
cho giá một số cổ phiếu không phản ánh giá trị “thực” (hay “hợp lý”) của chúng.
Như vậy, “hiệu ứng bầy ñàn” là không tốt cho thị trường trong trường hợp chúng ta
xem hiệu ứng bầy ñàn là tất cả ñều hành ñộng theo một mẫu hình hành vi lệch lạc,
không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy.
1.3.3. Giới hạn khả năng chêch lệch giá
Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại ñịnh giá sai thì sẽ tồn tại cơ
hội ñể kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh
lệch giá sẽ ñiều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại ñịnh giá

sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá ñể tận dụng các khoản lợi
nhuận này thì như thế nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh
lệch giá khi có ñịnh giá sai?
Một giải thích ñược chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là
có 2 dạng ñịnh giá sai: một dạng là thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh
lệch giá ñược, một dạng là không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh
chênh lệch giá ñược (nói một cách khác, khó mà xác ñịnh ñược khi nào mức ñịnh
giá sai ñã ñạt tới giới hạn trên hay dưới và ñiều chỉnh lại). Nếu tham gia “chỉnh sửa”
kiểu ñịnh giá sai dạng 2 thì rất dễ rơi vào trạng thái “tiền mất, tật mang”, mà ñiển
hình là bài học nổi tiếng của LTCM (Long-Term Capital Management) kinh doanh

13

chênh lệch giá của Royal Duch và Shell và bị thua lỗ, nhưng ngay sau khi họ thua lỗ
không bao lâu thì giá 2 cổ phiếu này ñiều chỉnh lại ñúng như dự ñoán của họ! Đây
là ví dụ cho thấy thực tế ñịnh giá sai có thể kéo dài rất lâu, và kiểu nhà ñầu tư hợp lý
như LTCM (ñược quản lý bởi những người ñoạt giải Nobel và rất thành công trong
4 năm trước thương vụ này) tham gia sửa chữa sai lầm này thì sẽ thất bại.
Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng kinh doanh chênh lệch giá không thể
xảy ra vì có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có
thể kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản ñó, nhưng thực tế thì không như vậy, do ñó
tạo ra rủi ro tăng thêm cho hoạt ñộng kinh doanh chênh lệch giá (vốn ñược xem là
rủi ro thấp ñến mức phi rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng
chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà ñầu tư không hợp lý
(
gọi là noise trading) cũng ngăn cản ñiều này. Chính vì vậy, chúng ta ñã từng thấy
trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên 1980), Đài Loan (1990), cổ
phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000), rồi gần ñây là chứng khoán
Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”. Tuy nhiên, rõ ràng không hề
có những ñiều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng này

kéo dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á ñang phát triển). Đây là dấu hiệu của
giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá.
Kết luận chương 1
Tóm lại, Thị trường chứng khoán cũng có những thay ñổi bất thường lúc sôi
ñộng lúc trầm lắng. Cùng với sự sôi ñộng - trầm lắng của thị trường là tâm trạng,
cảm xúc trái chiều của nhà ñầu tư: lạc quan có, bi quan có, hy vọng có, hối tiếc có -
tất cả mọi cảm giác ñều có thể tồn tại trong cùng một nhà ñầu tư tại các thời ñiểm
khác nhau hoặc trong vài nhà ñầu tư hoặc một nhóm nhà ñầu tư tại
cùng một thời
ñiểm
Nhìn chung, lý thuyết tài chính hành vi không phải là một trường phái tài
chính chính thống, còn ở
dạng sơ khai và có nhiều vấn ñề gây tranh cãi. Tuy nhiên,
nó ñã giúp giải thích ñược các hiện tượng bất thường trên thị trường tài chính như bong
bóng ñầu tư và sự sụp ñỗ của thị trường mà lý thuyết tài chính truyền thống không thể

14

giải thích ñược. Mặc dù vậy, lý thuyết tài chính hành vi không phải là phương thức ñầu
tư kỳ diệu nhưng nó sẽ giúp cho nhà ñầu tư thận trọng hơn với hành vi của mình và
tránh ñược những sai lầm khi ra quyết ñịnh ñầu tư

15

CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN THIÊN LỆCH HÀNH VI
2.1. THIÊN LỆCH DO ÁC CẢM MẤT MÁT, THUA LỖ (Loss Aversion Bias)
2.1.1. Mô tả chung:
Thiên lệch do ác cảm với mất mát thua lỗ ñã ñược Kahneman và Tversky
ñưa ra vào năm 1979 là một phần của lý thuyết triển vọng.
Kahneman và Tversky ñã ñưa ra lý thuyết mô tả cách mà người ta hành xử

khi ñối mặt với sự lựa chọn trong ñiều kiện không chắc chắn. Hàm giá trị cho thấy
có sự không cân xứng giữa giá trị mà người ta thu ñược và mất ñi.
Sự không hài lòng mà người ta cảm nhận từ việc thua lỗ là lớn hơn sự hài
lòng khi kiếm ñược lợi nhuận. Sự bất cân xứng trong ñánh giá này ñược gọi là
Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ.
Một cuộc kiểm tra thực nghiệm chỉ ra rằng sự thua lỗ mất mát có trọng số
gấp 2 lần lợi ích tăng thêm, mất 1 ñồng buồn phiền gấp 2 lần niềm vui khi nhận
ñược 1 ñồng (Kahneman và Tversky, 1991- trích Johnsson, Lindblom và Platan,
2002).
Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ nói ñến thực tế rằng con người có
khuynh hướng nhạy cảm ñối với việc giảm sự giàu có hơn là gia tăng sự giàu có.
Điều này có thể diễn tả hiện tượng, người ta có xu hướng mạo hiểm ñầu tư
vào sự thua lỗ trong khi có thể bán chúng hoặc có lợi nhuận từ sớm hơn vì nhà ñầu
tư luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ cảm thấy tiếc
nuối khi phải bán chúng. Vì thế khi ñối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng
vào lợi nhuận trong tương lai và thể hiện sự liều lĩnh của mình. Thiên lệch này lý
giải cho việc giữ cổ phiếu lỗ quá lâu.
Thiên lệch do ác cảm với thua lỗ liên quan ñến các yếu tố khác. Một trong số
chúng ñược gọi là hiệu ứng Endowment. Nó hàm ý rằng khi người ta sở hữu một
thứ gì ñó, họ sẽ gán cho nó một giá trị cao hơn trước khi sở hữu. Hiệu ứng
Endowment khiến người ta gán nhiều trọng số cho việc thua lỗ hơn là lời.
Sự tồn tại của Thiên lệch do ác cảm với mất mát, thua lỗ khiến cho người ta
chịu tác ñộng bởi sự thiên lệch nguyên trạng (Status quo Bias).

16

Thiên lệch nguyên trạng (Status quo bias) là sự thiên lệch về nhận thức
ñối với việc giữ nguyên hiện trạng. Nói cách khác, con người có xu hướng không
thay ñổi hành vi ñã thiết lập trừ phi có ñộng cơ thay ñổi thúc ép


2.1.2. Tác động của thiên lệch do ác cảm với mất mát thua lỗ:
Ác cảm do thiên lệch không thể chấp nhận trong việc ra quyết ñịnh tài chính.
Trái ngược với những gì nhà ñầu tư muốn: gia tăng rủi ro, lợi nhuận thấp. Các nhà
ñầu tư nên chấp nhận rủi ro ñể gia tăng lợi nhuận chứ không phải ñể giảm thiểu
thiệt hại. Việc những người thua nắm giữ và người chiến thắng bán ñi sẽ phải gánh
chịu sự phá vỡ danh mục ñầu tư.
• Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà ñầu tư nắm giữ các
chứng khoán thua lỗ quá lâu. Họ nắm giữ khoản ñầu tư thua lỗ với hy vọng
rằng có thể giành lại những gì ñã mất. Hành vi này gây ra hậu quả tiêu cực
cho lợi nhuận của danh mục ñầu tư.
• Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà ñầu tư bán các chứng
khoán ñang tăng giá quá nhanh do sự sợ hãi lợi nhuận của họ sẽ giảm ñi trừ
phi là họ bán nó. Hành vi này giới hạn tiềm năng của danh mục ñầu tư và có
thể dẫn ñến nhà ñầu tư thực hiện quá nhiều giao dịch với mức lợi nhuận thấp
hơn.
• Ác cảm do mất mát thua lỗ là nguyên nhân các nhà ñầu tư vô tình nhận lấy
nhiều rủi ro hơn nếu họ loại trừ sự ñầu tư này ñể ñầu tư cái khác tốt hơn
(hoặc giữ tiền mặt)
• Thiên lệch này là nguyên nhân làm các nhà ñầu tư nắm giữ danh mục không
cân xứng. Ví dụ, nếu một vài vị thế bị giảm giá thì nhà ñầu tư không sẵn lòng
bán do ác cảm với mất mát thua lỗ. Và sự không cân xứng có thể xảy ra. Nếu
không có sự cân ñối lại hợp lý thì sự phân bổ không hợp lý ñối với mục tiêu
dài hạn của nhà ñầu tư, dẫn ñến lợi nhuận không tối ưu.




17

2.2. THIÊN LỆCH DO ÁC CẢM VỚI HỐI TIẾC (Regret Aversion Bias)

2.2.1. Mô tả :
Con người có khuynh hướng cảm nhận nỗi ñau của sự hối tiếc khi phạm sai
lầm, dù sai lầm nhỏ. Họ cảm thấy hết sức ăn năn, hối hận về một quyết ñịnh dẫn
ñến kết quả tồi tệ. Và một khi họ mắc sai lầm và thua lỗ, mong ước lớn nhất của họ
là giá cả phục hồi như lúc ban ñầu mà họ ñầu tư. Vì thế, nó ảnh hưởng ñến việc ra
quyết ñịnh của con người bởi vì ñể tránh nỗi ñau về sự hối tiếc, người ta có thể thay
ñổi hành vi của họ theo những cách thức mà trong vài trường hợp ñược xem như là
phi lý.
Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc giúp giải thích một thực tế rằng nhà ñầu tư
trì hoãn bán cổ phiếu ñang giảm giá và nhanh chóng bán cổ phiếu khi giá tăng
(Shefrin và Stamman, 1985 – trích Johnsson, Lindlom và Platan, 2002). Có thể hiểu
một cách ñơn giản rằng nhà ñầu tư tránh việc bán cổ phiếu khi giá giảm nhằm
không phạm phải sai lầm ñể sau này hối tiếc trong trường hợp giá cổ phiếu tăng lại.
Họ bán cổ phiếu khi giá tăng ñể không cảm thấy hối tiếc nếu cổ phiếu giảm giá
ngay sau ñó. Hành vi này ñược dẫn chứng bằng cách sử dụng dữ liệu thương mại
của Ferris, Haugen và Makhija (1988) và Odean (1996).
Thiên lệch do mâu thuẫn về nhận thức (Cognitive Dissonance Bias) :
Đó là sự xung ñột về nhận thức mà con người trải qua khi họ ñưa ra bằng
chứng ñể công nhận rằng niềm tin hoặc giả ñịnh của họ trước ñây là sai. Thiên lệch
do mâu thuẫn về nhận thức có thể ñược phân loại như một dạng của nỗi ñau về sự
hối tiếc, sự hối tiếc về những gì mình ñã từng tin tưởng lại là không ñúng.
Lý thuyết Festinger (1957 – trích Johnsson, Libblom và Platan, 2002) ñánh
giá rằng con người có khuynh hướng hành ñộng ñể giảm sự mâu thuẫn về nhận thức
một cách không lý trí như tránh các thông tin mới hoặc khuyếch trương các lý lẽ sai
nhằm duy trì niềm tin của họ. Kết quả là họ hành xử theo cách thức ñược xem là phi
lý.
Để tránh thông tin mới, trái với niềm tin của cá nhân và khuyếch trương các
lý lẽ sai nhằm củng cố niềm tin cũng có thể giải thích hành vi bầy ñàn và hiện tượng

18


thông tin phản hồi (Feedback Phenomenon) có liên hệ với sự kiện bong bóng chứng
khoán.
2.2.2. Tác động của thiên lệch do ác cảm với hối tiếc (Regret Aversion Bias)
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà ñầu tư quá bảo thủ trong
lựa chọn ñầu tư. Việc gánh chịu thua lỗ trong quá khứ khiến cho nhiều người
né tránh việc ñầu tư táo bạo mới và chỉ chấp nhận những vị thế ít rủi ro.
Hành vi này có thể gây hại cho mục tiêu ñầu tư trong dài hạn.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà ñầu tư né tránh khi thị
trường gần như ñang ñi xuống. Họ sợ rằng nếu họ mua vào mà thị trường
tiếp tục ñi xuống sẽ khiến cho họ hối tiếc với quyết ñịnh mua trữ. Tuy nhiên,
thị trường ñang giảm thường chào giá hời và mọi người có thể kiếm lợi do sự
ñầu tư dưới giá trị.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà ñầu tư nắm giữ vị thế
thua lỗ quá lâu. Mọi người không muốn thừa nhận sai lầm của mình và họ sẽ
tiếp tục nắm giữ không bán những ñầu tư ñang bị thua lỗ. Giống như ác cảm
do mất mát thua lỗ, hành vi này sẽ gây hại cho tài sản của họ.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc là nguyên nhân gây ra hành vi bầy ñàn, bởi
vì ñối với một vài nhà ñầu tư việc mua vào theo ñám ñông ñồng lòng có thể
hạn chế khả năng hối tiếc trong tương lai. Không cần phải nói thêm, sự sụp
ñổ của bóng bóng cổ phiếu internet ñã giải thích cho sự kiện bầy ñàn lớn
nhất ñã tháo chạy trong xu hướng sai lầm.
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc dẫn dắt nhà ñầu tư thích lựa chọn cổ phiếu
của công ty tốt hơn ngay cả khi lựa chọn cổ phiếu có lợi nhuận ngang nhau
hoặc cao hơn sự mong ñợi. Ác cảm hối tiếc có thể là cảm giác mà ñám ñông
rủi ro ñòi hỏi ra quyết ñịnh liều lĩnh hơn. Vì vậy, nếu ñầu tư thất bại, kết quả
này là dựa vào sự phán quyết cá nhân hơn là kết quả của việc ñầu tư vào cổ
phiếu quen thuộc, an toàn và ñáng tin cậy. Tất nhiên nhận thức trách nhiệm
cá nhân càng ñược gia tăng thì càng gia tăng sự hối tiếc. Việc ñầu tư vào


19

những công ty tốt có thể không cho phép nhà ñầu tư bất cứ nhiều lợi nhuận
hơn hoặc ít lợi nhuận hơn so với các công ty ñược nhận thức là bị rủi ro
• Thiên lệch do ác cảm với hối tiếc khiến cho các nhà ñầu tư nắm giữ cổ phiếu
lời quá lâu. Họ sợ rằng việc bán cổ phiếu ñang có lời có thể sẽ bỏ qua những
lợi nhuận xa hơn. Sự nguy hiểm ở ñây là trong tài chính cũng như trong vật
lý học bất cứ cái gì lên thì tất nhiên sẽ phải ñi xuống
2.3. THIÊN LỆCH DO TÍNH TOÁN BẤT HỢP LÝ (Mental Acouting Bias)
2.3.1. Mô tả :
Tính toán bất hợp lý (mental accounting). Đây là một dạng của ñịnh nghĩa
hẹp. Mental accounting ñề cập ñến xu hướng mọi người phân chia số tiền của họ
thành những tài khoản riêng biệt dựa trên nhiều tiêu chí chủ quan khác nhau, như
nguồn gốc của số tiền và mục ñích cho mỗi tài khoản. Theo lý thuyết, cá nhân chỉ
ñịnh chức năng khác nhau cho mỗi nhóm tài sản, ñiều này sẽ gây tác ñộng bất hợp
lý và có hại ñến các quyết ñịnh tiêu dùng và những hành vi khác. Chúng ta có
khuynh hướng tách riêng các quyết ñịnh mà ñáng lẽ phải kết hợp lại với nhau vào
các tài khoản ảo do chúng ta tưởng tượng ra (mantal account) và tối ña hóa lợi ích
từng tài khoản. Thoạt ñầu, chúng ta nghĩ ñó là quyết ñịnh hợp lý, thật ra ñó có thể là
quyết ñịnh sai lầm. Ví dụ: người ta có xu hướng tách biệt ra 2 ngân sách gia ñình,
một dành cho mua thức ăn gia ñình, một dành cho ñi ăn nhà hàng cuối tuần. Và khi
chi tiêu mua ñồ ăn, người ta thường không mua hải sản cao cấp vì nghĩ rằng nó mắc
và chỉ ăn thịt bình thường, nhưng khi vào nhà hàng, người này lại gọi hải sản thay
vì ăn thịt bình thường. Nếu thay vì như vậy, người này ăn hải sản cho bữa ăn tại nhà
và chỉ ăn thịt bình thường trong nhà hàng, anh ta có thể tiết kiệm ñược tiền. Vấn ñề
ở chỗ anh ta ñã tách biệt ra 2 tài khoản riêng cho thức ăn tại nhà và ñi ăn cuối tuần.
Cho dù có nhiều người sử dụng Mental accounting, họ không nhận thức
ñược cách suy nghĩ này bất hợp lý ñến mức ñộ nào. Ví dụ, mọi người thường có
một “con heo ñất” hoặc thiết lập quỹ dành cho một kỳ nghỉ hoặc một ngôi nhà mới,
trong khi vẫn còn mang nợ thẻ tín dụng một cách ñáng kể. Trong ví dụ này, tiền

trong các quỹ ñặc biệt ñược “ñối xử” khác với số tiền người ñó dùng ñể trả tiền nợ

×