Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hình tượng đất nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 132 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM


TRẦN THỊ XUYẾN


HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC
VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM



LUẬN VĂN THẠC SĨ











Đà Lạt, năm 2013
































TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA SAU ĐẠI HỌC
NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM





HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC
VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM
TRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM


Luận văn thạc sĩ




GVHD: TS Nguyễn Mạnh Hùng
HVTH: Trần Thị Xuyến




Đà Lạt, tháng 12 năm 2013



































LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng.
Những kết quả nghiên cứu của người khác và các số liệu được
trích dẫn trong luận văn đều được chú thích đầy đủ.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam
đoan này.

Đà Lạt, tháng 12 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Xuyến

































LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn trân trọng cảm ơn các
thầy cô giáo đã giảng dạy tận tình cho chúng tôi trong suốt khóa học
vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ
Nguyễn Mạnh Hùng đã tận tình giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi
trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo khoa Sau
đại học và quý thầy cô giáo Trường Đại học Đà Lạt; Sở Giáo dục và
Đào tạo Lâm Đồng, Ban Giám hiệu trường THPT Đasar Lâm Đồng đã
tạo mọi điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần để tôi hoàn thành
khóa học này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã quan tâm đông viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, không thể
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi xin kính mong các thầy cô giáo và
bạn bè góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Đà Lạt, tháng 12 năm 2013
Tác giả
Trần Thị Xuyến
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4. Phương pháp nghiên cứu 14
5. Đóng góp của luận văn 14
5. Kết cấu của luận văn 14
Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN CHƯƠNG SỬ THI VIỆT NAM 15
1. 1. Khái niệm 15
1. 2. Khuynh hướng sử thi trong văn học cách mạng 16
1. 3. Cảm hứng sử thi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 23
Chương 2: HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ NGUYỄN KHOA
ĐIỀM 35
2.1. Hình tượng Đất Nước 35
2.1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật (chỉnh thể nghệ thuật) 35
2.1.2. Hình tượng Đất Nước trong thơ ca 40
2.2. Hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 49
2.2.1. Đất Nước trong chiều sâu lịch sử văn hóa 49
2.2.2. Đất Nước của Nhân dân 64
CHƯƠNG 3: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG THƠ NGUYỄN
KHOA ĐIỀM 85
3.1. Hình tượng con người trong văn học 85
3.2. Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm 90 98
3.2.1. Con người cá nhân 90 98
2.2.2. Con người cộng đồng 105 115
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
PHỤ LỤC: Chân dung nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm 127
1



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Xã hội đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, vấn đề Đất Nước, con
người cần được nhìn nhận lại. Qua những sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm, ta
bắt gặp những suy tư của nhà thơ đối với Nhân dân, Đất Nước. Nổi bật lên trong
thơ ông là hình tượng Đất Nước và con người. Vấn đề Đất Nước, con người
được soi rọi từ truyền thống đến hiện tại giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn
về Đất Nước và con người Việt Nam, và nhìn nhận sâu hơn về những năm tháng
bi hùng của lịch sử dân tộc.
Đất Nước là một chủ đề cơ bản không chỉ của một mà nhiều thế hệ nhà
văn, nhà thơ Việt Nam. Các nhà văn, nhà thơ đã có nhiều phát hiện mới mẻ độc
đáo về Đất Nước, dân tộc. Đất Nước thường được soi chiếu từ bình diện lịch sử
chống ngoại xâm, được khái quát bằng những hình tượng kỳ vĩ, khai thác triệt
để chất sử thi hoành tráng. Trong dòng chủ lưu ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn
lựa cách thể hiện riêng của mình tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước,
con người trong mạch thơ chính luận - trữ tình. Chúng ta đi sâu vào hình tượng
Đất Nước, con người và cảm hứng sáng tạo trong thơ Nguyễn Khoa Điềm để
thấy được những đóng góp của ông với thơ ca cách mạng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã khơi nguồn cảm hứng lớn trong thơ. Thơ
trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng thể hiện khát vọng tình cảm chung
rộng lớn của toàn dân tộc. Sứ mệnh của nhà thơ trong thời kỳ này“đứng ngang
tầm chiến lũy” (Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế Lan Viên).
Nguyễn Khoa Điềm, bằng cảm hứng trữ tình công dân dạt dào trong mạch cảm
xúc của khát vọng lên đường, thơ ông bám sát vào hiện thực của cuộc kháng
chiến sôi động và phản ánh tâm tư của một lớp trẻ thanh niên thế hệ chống Mỹ
cũng như hiện thực của những năm tháng hào hùng.
Những tác phẩm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng và Ngôi nhà có
ngọn lửa ấm của ông đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ

thuật. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và chương Đất Nước
trong trường ca Mặt đường khát vọng của ông đã được tuyển chọn vào sách
2


giáo khoa Ngữ văn 9 và Ngữ văn 12 giảng dạy trong nhà trường. Điều đó khẳng
định Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ
thơ trẻ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ.
Đặc biệt hình tượng Đất Nước và con người là cảm hứng chủ đạo xuyên
suốt thơ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm dù độc đáo nhưng
cũng không nằm ngoài dòng chảy của thời đại. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của Nhân dân là nguồn cảm hứng cho nhà thơ sáng tạo những hình tượng
này. Đồng thời, bằng cảm xúc mãnh liệt của một người trẻ hòa vào cảm hứng
dân tộc, với chất men say của lí tưởng, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên chiều sâu
của hình tượng Đất Nước và con người, dựng lên gương mặt Đất Nước, gương
mặt con người trong thời đại hào hùng mà bi thương. Nguyễn Khoa Điềm đã thể
hiện trọn vẹn tình cảm, niềm xúc động mãnh liệt trước một Đất Nước trong
chiều sâu lịch sử văn hóa và Đất Nước của Nhân dân. Qua đối tượng trữ tình, tác
giả làm nổi bật vẻ đẹp quê hương Đất Nước, những vẻ đẹp trong đời sống tinh
thần, tâm linh của người Việt. Từ đó khơi dậy tình cảm, lòng tự hào và ý thức
trách nhiệm đối với Đất Nước, dân tộc; giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về
Đất Nước con người Việt Nam.
Hình tượng Đất Nước hiện lên trong thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa giản dị
gần gũi, vừa thiêng liêng gắn với thế giới tâm hồn con người; thế giới tinh thần
của cộng đồng người Việt và cuộc sống sinh hoạt từ bao đời gắn liền với những
phong tục tập quán, bản sắc văn hoá, Đó là một Đất Nước được tiếp nối từ
truyền thống đến hiện tại chứa đựng mơ ước, khát vọng và quan niệm về vẻ đẹp
phẩm chất của tâm hồn dân tộc .
Trên chiều rộng của không gian và chiều dài của thời gian lịch sử, Đất
Nước thể hiện sự thống nhất trên các phương diện văn hóa, truyền thống, phong

tục, cái hàng ngày và cái vĩnh hằng; trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng
đồng. Đất Nước được sinh ra và nuôi dưỡng trong truyền thống đạo lí tốt đẹp
của dân tộc. Đất Nước được hình thành trong tình yêu nhưng lại lớn mạnh và
trưởng thành nhờ nhữmg cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc. Đất Nước hiện lên qua
truyền thuyết, ca dao, cổ tích… lịch sử chống ngoại xâm của Nhân dân. Đất
3


Nước là sự tiếp nối của nhiều thế hệ. Đất Nước được nhìn nhận một cách toàn
vẹn trên những phương diện: cội nguồn dân tộc; văn hóa dân gian, phong tục tập
quán; thắng cảnh non sông; giá trị lịch sử văn hóa; cuộc sống bình dị của mỗi
con người, mỗi gia đình và cả cộng đồng.…
Bên cạnh hình tượng Đất Nước, hình tượng con người là hình tượng
xuyên suốt, nổi bật. Tìm hiểu thơ Nguyễn Khoa Điềm, người viết muốn làm rõ
mối quan hệ giữa hình tượng con người cá nhân và con người cộng đồng trong
thơ ông. Cụ thể:
Con người cá nhân: Mỗi cá nhân kết tinh nhiều vẻ đẹp của những con
người không tên tuổi. Con người cá nhân tồn tại trong sự hài hòa với những cá
nhân khác và toàn thể cộng đồng. Sự sống mỗi cá nhân không chỉ là riêng của cá
nhân mà còn là của Đất Nước, bởi mỗi cuộc đời đều được thừa hưởng những di
sản văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người
mẹ, người phụ nữ, người lính, thế hệ trẻ chống mỹ, những thanh niên học sinh…
Con người cá nhân cũng hiện lên với tình yêu lứa đôi nồng thắm. Nguyễn Khoa
Điềm đã ghi lại điều này qua những vần thơ dạt dào cảm hứng hiện thực sâu sắc.
Con người cộng đồng: Nhân dân chính là tập thể. Họ là những con người
chống ngoại xâm, dẹp nội thù, giữ yên bờ cõi và xây dựng cuộc sống hoà bình.
Họ là những con người yêu say đắm và thủy chung biết quý trọng nghĩa tình;
kiên gan, bền chí trong công cuộc bảo vệ Đất Nước. Họ là những con người
“giản dị và bình tâm” [12, 33], thế hệ sau tiếp bước cha anh, tầng tầng lớp
lớp người Việt Nam anh dũng đứng lên bảo vệ Đất Nước. Những con người vô

danh và bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần. Nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử là "Bốn nghìn lớp
người" [12, 33] đã đem mồ hôi, xương máu ra xây dựng và bảo vệ Đất Nước:
Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái cùng con/
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh [12, 33]. Nhân dân đã sáng tạo ra Đất
Nước và làm chủ Đất Nước. Họ là những con người vô danh mà vĩ đại. Con
người cộng đồng cũng là những người có gương mặt chung, ý chí và tình cảm
chung nổi bật là lòng yêu nước. Chính vì lẽ đó mà yêu nước đã trở thành bản
4


trường ca bất tận và không một ai không hòa vào giọng ngâm nga đó trong thời
đại cả nước lên đường.
Nguyễn Khoa Điềm đã thành công trong việc thể hiện cảm hứng về Đất
Nước, con người trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với một mạch cảm xúc dâng
trào, một sự liên tưởng trùng điệp, một sức tưởng tượng phong phú, dựng lên
những hình tượng mang tính khái quát cao. Đó là cảm hứng sử thi. Thơ ông giàu
tính chính luận, chất trữ tình, chất dân gian. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ
dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu chất
suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều tìm tòi mới mẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, người viết chọn đề tài “Hình tượng Đất
Nước và con người Việt Nam trong thơ Nguyễn Khoa Điềm” nhằm tiếp cận tác
giả, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ có phong cách riêng với tâm hồn nghệ
sĩ đầy nhạy cảm. Ông thành công khi viết về chiến tranh với những đề tài mang
tầm vóc thời đại. Ngay từ khi cho ra đời những bài thơ đầu tiên, Nguyễn Khoa
Điềm đã gây được sự chú ý của người đọc, với những bài phê bình, nghiên cứu
về thơ ông.
Trong những năm chống Mỹ cứu nước, đọc Đất ngoại ô (1972), Mặt

đường khát vọng (1974) của Nguyễn Khoa Điềm, bạn đọc hiểu được tâm tư của
người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến giải phóng dân
tộc. Những sáng tác ngay từ đầu của Nguyễn Khoa Điềm đã mang âm vang hào
hùng của Đất Nước trong những ngày chiến tranh. Đó là “thơ của người trong
cuộc nói về người trong cuộc và nói về mình” [58, 41]. Là một thành viên của
thế hệ trẻ chống Mỹ, thơ Nguyễn Khoa Điềm đạt đến độ sâu sắc và chân thực
trong cảm xúc bởi những trải nghiệm đã nâng hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm lên
những tầm cao cảm xúc về thời đại.
Một trong những bài thơ được sáng tác rất nhanh trong một hoàn cảnh khá
đặc biệt: năm 1971, nhà thơ là người lính chiến trường. Vì đơn vị hết gạo, nhà
thơ cùng một số anh em đồng đội đi gùi gạo ở cơ sở của ta. Nhìn những bà mẹ
5


Tà Ôi vừa địu con vừa giã gạo, dành dụm những hạt gạo trắng ngần cho bộ đội,
nhà thơ liên tưởng đến sự vất vả, nhọc nhằn và những hy sinh lớn lao của họ. Về
đến đơn vị, chưa kịp đặt gùi gạo xuống, với chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Nguyễn
Khoa Điềm ngồi ngay vào bàn và viết Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã đánh giá cao bài thơ đầu tay này của Nguyễn
Khoa Điềm: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là một trong những
bài thơ hay đạt đến độ chín của hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm. Vốn bắt nguồn từ
đề tài rất đỗi thân quen trong cuộc đời và trong thơ ca truyền thống, bài thơ có
sức hấp dẫn riêng bởi vẻ đẹp của những hình tượng thơ rung cảm, giàu chất trí
tuệ.”…[49, 65]. Bài thơ khái quát tính chất toàn diện của cuộc kháng chiến
chống Mỹ :“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ cùng với những bài thơ
khác trong Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm giúp
chúng ta thấm thía hơn những trang viết nặng nghĩa đời sau, xưa của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm.” [57, 68]. Như vậy ngay từ những bài thơ đầu tay từ nơi
chiến trường, Nguyễn Khoa Điềm đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà phê
bình.

Năm 1972 tập thơ Đất ngoại ô ra đời. Tập thơ thu hút được sự chú ý của
người đọc. Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng sự thu hút đó là do thơ Nguyễn
Khoa Điềm có sự kết hợp “giữa cảm xúc và trí tuệ, giữa phẩm chất trữ tình
riêng tư và lí tưởng công dân cao cả” [49, 256]. Nhà thơ vừa là người tuyên
truyền cổ động, vừa là nhà suy tưởng, suy tư chiêm nghiệm, vừa là nghệ sĩ say mê,
nhiệt thành gắn bó với đời sống của dân tộc và Đất Nước.
Tôn Phương Lan đã phát hiện ra năng khiếu thơ của Nguyễn Khoa Điềm
ngay từ những bài thơ đầu tiên được gửi ra từ chiến trường của nhà thơ. Có được
điều đó là do Nguyễn Khoa Điềm đã “nhận thức được vấn đề cấp thiết mà cuộc
chiến đấu đang đặt ra, thơ Nguyễn Khoa Điềm là tiếng nói từ chiến trường của
tuổi trẻ” [36, 488]. Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ trong thời kỳ tham gia
phu trách phong trào học sinh sinh viên. Đây là hoàn cảnh để giúp nhà thơ hiểu
hơn tâm tư người trí thức, là tiếng nói của tuổi trẻ tham gia tích cực vào cuộc
chiến đấu.
6


Sau đó, nhà phê bình Hà Minh Đức đã có bài giới thiệu về Đất ngoại ô
của Nguyễn Khoa Điềm. Bài viết đã chỉ ra: “Sức hấp dẫn của thơ anh có thể là
ở một giọng nói mới mẻ, ở những tìm tòi trăn trở trong khi viết, nhưng trước hết
và chủ yếu là ở một tâm hồn thơ trẻ nồng cháy lí tưởng.” [23, 213]. Thơ Nguyễn
Khoa Điềm luôn ở đỉnh cao của lí tưởng vì thế thơ ông đầy nhiệt huyết và mê
say dựng lên không khí cách mạng sôi sục của thế hệ trẻ miền Nam và tinh thần
chiến đấu chống Mỹ của Nhân dân cả nước.
Trường ca Mặt đường khát vọng ra mắt bạn đọc năm 1974 đã đánh dấu
vị trí của Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ ca kháng chiến chống Mỹ. Bản
trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam, nhận rõ bản chất của cuộc
chiến đấu, đã xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân
tộc. Vũ Quần Phương đã đánh giá rất cao về trường ca này “là một phấn đấu
của Nguyễn Khoa Điềm trong việc mở rộng dung lượng thơ, cho thơ ôm trùm

phong phú hơn những sự kiện, rộng lớn hơn những bối cảnh” [49, 249-250].
Ông chỉ ra những nội dung chính của từng chương cũng như cách diễn đạt, sự
tìm tòi sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm.
Trong số các nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là người rất
thành công với giọng thơ trữ tình chính luận thể hiện rõ những tâm tư của thế hệ
trẻ đô thị miền Nam. Trường ca Mặt đường khát vọng (1971) là tiếng vọng tâm
tình của một hồn thơ hòa cùng mạch cảm xúc của dân tộc đứng trước dòng thác
lũ thời đại: “Vào đầu những năm 1970, những bài thơ từ chiến trường gửi ra
của Nguyễn Khoa Điềm đã gây được sự chú ý của độc giả. Người đọc tìm thấy ở
đây sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc, giữa lòng khao khát lí tưởng với phần
tình cảm riêng tư của con người. Cả một thế hệ cùng thời với Nguyễn Khoa
Điềm được học hành, lớn lên ở miền Bắc vào những năm hòa bình xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Bước vào chiến tranh, họ đã có sau lưng một thời tuổi trẻ sôi nổi,
một lí tưởng cách mạng rõ ràng và lòng tin vào con người mà dân tộc đã lựa
chọn. Đây là một đặc điểm quan trọng làm nên chất men trong cảm hứng của
thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng và thơ của thế hệ anh nói chung” [72, 488-
489]. Là một thành viên của đội quân thế hệ trẻ chống Mỹ, “tác giả đưa người
7


đọc hòa vào một không khí háo hức quyết liệt của những năm tháng đấu tranh
trực diện với kẻ thù” [72, 491]. Trong xu hướng của lịch sử và thời đại, Nguyễn
Khoa Điềm không phải là hiện tượng thơ cá biệt. Cùng với nhiều nhà thơ khác
cùng thời, Nguyễn Khoa Điềm đã góp một tiếng nói hòa và cảm hứng sử thi với
những vấn đề lớn lao dân tộc, Đất Nước và con người.
Năm 1976, Tôn Phương Lan khẳng định tiềm năng của Nguyễn Khoa
Điềm trong bài giới thiệu: “Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ trẻ có nhiều triển
vọng”. Bài viết có cái nhìn bao trùm về hai tập thơ và trường ca: Đất ngoại ô và
Mặt đường khát vọng để nhận ra cái riêng của Nguyễn Khoa Điềm và những
đóng góp của ông trong nền thơ ca chống Mỹ: “Cùng với Dương Hương Li, Thu

Bồn …ở đất Quảng kiên trung, Viễn Phương, Lê Anh Xuân ở Nam Bộ thành
đồng, Nguyễn Khoa Điềm làm thơ trong cuộc thử lửa ác liệt với kẻ thù ở chính
trường Trị - Thiên - Huế…Bạn đọc ghi nhận ở anh một cách suy nghĩ và diễn
đạt mới có âm hưởng riêng.” [35, 108 ]. Nguyễn Khoa Điềm đã dựng lên gương
mặt Đất Nước, con người trong trầm tích của văn hóa dân gian và trên đỉnh cao
của thời đại chống Mỹ là một trong những hướng đi mới của Nguyễn Khoa
Điềm trong cảm hứng bất tận về Đất Nước, con người.
Nguyễn Khoa Điềm là người thông minh và nhạy cảm. Trong bài
Nguyễn Khoa Điềm cảm xúc và trí tuệ, Vũ Quần Phương đánh giá rất cao phẩm
chất trí tuệ của Nguyễn Khoa Điềm. Thơ Nguyễn Khoa Điềm là kết tinh của
cảm xúc, trí tuệ thăng hoa. Ông cho rằng “phẩm chất trí tuệ của Nguyễn Khoa
Điềm bộc lộ ở cảm hứng trữ tình. Sau ngày Đất Nước thống nhất dù không viết
nhiều nhưng phần sâu nặng, tinh tế nhất trong thơ ông vẫn là phẩm chất trí
tuệ.” [49, 247]. Chất trí tuệ đã nâng cảm xúc hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trở
nên sâu sắc và chân thực tác động đến người đọc bằng cả trái tim và khối óc.
Cảm xúc chủ đạo trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là cảm hứng về Đất
Nước. Cũng giống như bao nhà thơ trong kháng chiến chống Mỹ luôn trăn trở
“Tổ quốc hay là chết?”(Lời của chủ tịch Phi - đen - Cát - tơ - rô), khát vọng độc
lập trở nên gắn bó máu thịt với thế hệ thanh niên thời chống Mỹ. Quá trình nhận
đường của thế hệ thanh niên đã đi đến một niềm tin, giã từ những băn khoăn,
8


tuổi trẻ miền Nam bước vào con đường đấu tranh chung của cả dân tộc: “Cảm
xúc chủ đạo của Nguyễn Khoa Điềm thời ấy là xúc cảm của một thế hệ thanh
niên trước vận mạng Đất Nước… Họ là lớp người mà ngay buổi đầu tiên vừa ý
thức được mình, được cuộc đời thì đã phải ý thức ngay về Tổ quốc, về quân thù”
[49, 256-257]. Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên những tâm tư nguyện vọng của
thế hệ trẻ đánh Mỹ: “Thơ anh mang tâm tình của một thanh niên học sinh giàu
nhiệt huyết và yêu lí tưởng.” [57, 64]. Từng làm phong trào sinh viên học sinh,

lăn mình trên “mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm rất hiểu tâm tư của
thế hệ áo trắng. Ngược lại người thanh niên trí thức yêu nước ở các đô thị miền
Nam lúc bấy giờ rất tâm đắc với thơ Nguyễn Khoa Điềm vì họ tìm được ở đó
những tâm tư sâu kín của mình.
Nguyễn Khoa Điềm sinh ra tại Huế được học ở miền Bắc trong cái nôi
của xã hội chủ nghĩa, trở về chiến đấu cùng miền Nam; lẽ tất yếu nhà thơ nhận
thức được những vấn đề thời đại. Năm 1979, Giáo sư Mai Quốc Liên trong bài:
Nguyễn Khoa Điềm và những bài thơ viết về Bình Trị thiên, cho rằng: “
Nguyễn Khoa Điềm có một tấm lòng nhiều xao động. Sau mấy năm vào chiến
trường quê hương, anh viết bài thơ đầu đất ngoại ô nơi có nhiều phần tiêu biểu
cho thực tại đông đặc của đời sống quần chúng.” [57, 59]. Thơ anh giàu cảm
xúc, cảm xúc ấy lại được nâng lên, chan hòa trong một năng lực nhận thức cuộc
sống nhạy bén. Cảm xúc ở chiến trường không những cho anh những xúc động
dịu ngọt, đằm thắm, cuộc sống còn cho anh một dáng đứng, một cách nhìn
thường đúng và sâu.” [57, 63]. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tưởng mà
ấm, được thế là nhờ anh xuất phát từ cuộc sống, từ tình cảm chân thật… và
những trải nghiệm của bản thân khi nhà thơ được sống trong không khí cách
mạng sôi sục của đồng bào miền Nam và tinh thần chiến đấu chống Mỹ của
Nhân dân cả nước.
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có phẩm chất, phong cách riêng. Năm
1983 trong bài Đọc lại thơ kháng chiến, Vũ Quần Phương khẳng định: “Thơ
Nguyễn Khoa Điềm ít vướng vào những khuôn khổ mòn sáo, ước lệ của thơ ca
lớp trẻ thời kỳ này” [49, 256-257].
9


Tiến sỹ Mai Bá Ân lại tìm cho mình một hướng đi mới trong việc cảm thụ
thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Ông viết: “Nói đến Nguyễn Khoa Điềm, ai cũng
dễ dàng hình dung ra một phong cách thơ đẫm chất triết luận xuất phát từ vốn
tri thức uyên bác và bề sâu văn hoá trong mối liên tưởng vừa sắc sảo triết lí lại

vừa huyền ảo thấp thoáng bóng dáng văn hoá cổ xưa của hồn dân tộc. Thơ ca
Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian.
Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong
vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng
từ. Nguyễn Khoa Điềm lại được sinh ra và lớn lên giữa lòng chiếc nôi văn
hoá Huế. Chính cái chất Huế thâm trầm, hoàng thành rêu phong ngả bóng làm
nhuộm tím nước con sông Hương biếc xanh càng khiến thơ Nguyễn Khoa Điềm
sâu kín và loáng thoáng chút bí ẩn mơ hồ.” [1, 1]. Ông cũng đưa ra nhận xét của
Nguyễn Xuân Nam: “Thơ Nguyễn Khoa Điềm… có sức liên tưởng mạnh. Anh
thường dẫn người đọc đi từ quá khứ đến tương lai, từ khổ đau đến hạnh phúc,
từ sách vở đến đời sống” [1, 1]. Từ đó ông khẳng định điểm tỏa sáng của
Nguyễn Khoa Điềm: “Vâng, giàu vốn tri thức sách vở Đông Tây, ngồn ngộn
chất liệu đời thực là một thế mạnh tạo nên nhiều khoảnh khắc loé sáng trong
những liên tưởng độc đáo của thơ Nguyễn Khoa Điềm.” [1, 1]. Cái tên Ưu Điềm
nơi nhà thơ sinh ra đã mở một hướng đi riêng, một cách nói năng, một giọng
điệu riêng trong dòng thơ chống Mỹ tiêu biểu với phong cách đậm chất Huế của
Nguyễn Khoa Điềm.
Tóm lại: Các nhà phê bình đều đánh giá cao tài năng Nguyễn Khoa Điềm,
cho rằng Mặt đường khát vọng đã góp một phong cách mới, đi sâu vào khía
cạnh nội dung lịch sử - dân tộc, thời đại, triết lí - trữ tình; thể hiện nét tinh tế, tài
hoa. Lối diễn đạt giàu sức khái quát hiện thực, suy tưởng đầy chất chính luận,
vừa “đồng thanh” vừa có “cá tính”, đại diện thế hệ.
Trải qua thời gian đến năm 2002, Vũ Văn Sỹ chỉ ra thơ Nguyễn Khoa
Điềm một giọng thơ trữ tình sử thi. Nét nhất quán của thơ Nguyễn Khoa Điềm là
đi suốt trong chiều dài lịch sử, thơ ông luôn đề cập đến những vấn đề mang tính
chất và tầm vóc sử thi: “Đó là một thứ thơ trữ tình thấm đẫm chất men say khát
10


vọng và hành động. Một thứ thơ giàu chất sử thi của một thời” [58, 39]. Xuất

hiện khá muộn so với lớp nhà thơ thời kỳ chống Mỹ, nhưng thơ Nguyễn Khoa
Điềm được đón nhận của công chúng ngay từ những bài thơ đầu tiên. Vũ Văn
Sỹ nhận xét: “Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trẻ đặc sắc của thế hệ các nhà
thơ chống Mỹ. Một tiếng nói trẻ trung, có cá tính vừa “đồng thanh” vừa đại
diện cho một thế hệ trực tiếp cầm súng vào chiến trận” [58, 40]. Đồng thời nhà
văn lí giải chất sử thi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm được bắt nguồn từ: “Nền
thơ chống Mỹ nói chung và thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng, trước hết là thơ
của những người trong cuộc nói về những người trong cuộc và nói về mình. Nhà
thơ và cũng là nhân vật trữ tình cùng có chung một nhu cầu bộc lộ nhân cách
của mình trong các sự kiện và biến cố lịch sử. Cuộc chiến tranh lâu dài đã kéo
căng toàn bộ sức lực bên trong của một dân tộc, có ảnh hưởng tới toàn bộ đời
sống của cộng đồng. Chính trong trạng thái tinh thần ấy cho thấy vẻ đẹp thẩm
mĩ của xã hội nói chung và tố chất sử thi nói riêng trong thi ca chống Mỹ.” [58,
41-42]. Như vậy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã không đi ra khỏi quỹ đạo của
thơ ca kháng chiến của dân tộc. Hòa mình trong cuộc kháng chiến, nhà thơ nhận
ra những giá trị trong thời đại mới đó là lẽ sống và lí tưởng.
Tập thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm ra đời năm 1986. Tập thơ được giải
thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Trong bối cảnh chung của văn chương phải
đi vào góc cạnh, cuộc sống đời thường, Vũ Tuấn Anh cho rằng:“Mỗi bài thơ
của anh (Nguyễn Khoa Điềm) là một sự kiếm tìm” [5, 43]. “Ở Ngôi nhà có ngọn
lửa ấm, có sự đổi khác khá căn bản trong cách định hướng cho tư duy cảm xúc
thơ Nguyễn Khoa Điềm…Cái tôi trữ tình hiện lên tập trung đậm nét, tư duy thơ
lặng lẽ hướng vào bề sâu nội tâm. Hiện thực ít còn là sự miêu tả trực tiếp của
thơ nữa: nhà thơ cảm nhận cuộc đời, và sau đó, lắng nghe mình” [5, 43]. Từ
những chiêm nghiệm về đời sống xã hội, nhân tình thế thái, Nguyễn Khoa Điềm
bộc lộ tận cùng tâm hồn mình Trong những năm tháng Đất Nước bình yên,
Nguyễn Khoa Điềm vẫn trăn trở day dứt với cuộc đời chung là điều đáng quý.
Thơ Nguyễn Khoa Điềm sau chiến tranh có nhu cầu bộc lộ thế giới bên
trong. Đó là chân dung tâm hồn và thế giới tinh thần của người viết. Do đó
11



giọng thơ cũng khác đi. Nhà thơ Vũ Quần Phương trong bài viết: Ngôi nhà có
ngọn lửa ấm có sự so sánh thơ Nguyễn Khoa Điềm trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ với những bài thơ trong Ngôi nhà có ngọn lửa ấm của nhà thơ
Nguyễn Khoa Điềm: “Hồi kháng chiến chống Mỹ, những bài thơ của Nguyễn
Khoa Điềm gửi từ miền Nam ra đã gây được sự chú ý đặc biệt của bạn đọc.
Người ta yêu chất lí tưởng rất thanh niên hòa quyện trong một tình cảm thắm
thiết về Nhân dân, Đất Nước. Khi chiến tranh đã qua đi Nguyễn Khoa Điềm
muốn tìm hiểu chất thơ trong cái thường ngày…Anh quan tâm đến những cảm
nhận của lòng mình…nắm bắt chất thơ trong cái bình dị thường ngày. Đây là
một hướng tìm có ý nghĩa với một nền thơ sau chiến tranh” [57, 53]. Là một
người hay ưu tư, suy nghĩ, điềm đạm và trầm lặng vì thế mà Nguyễn Khoa Điềm
hay suy tư về cuộc sống, về con người; Nhân dân, Đất Nước; với những chiêm
nghiệm của nhà thơ về đời sống xã hội, nhân tình thế thái Những chiêm
nghiệm và suy tư đó được thể hiện bằng những trải nghiệm của một người đã đi
qua bao thăng trầm của cuộc đời.
Vũ Quần Phương cho rằng: “Nguyễn Khoa Điềm muốn tìm chất thơ ẩn
trong cái thường ngày…Nguyễn Khoa Điềm muốn dùng cái đạm để nói nói về
cái nồng…” [57, 54]. Những trăn trở từ đáy lòng đều được cởi trói. Người thơ
ấy hòa vào tất cả người, vào quê hương để soi chiếu gương mặt của mình, đứng
trong hiện tại mà chiêm nghiệm, ngẫm suy.
Năm 2011, Hoàng Thụy Anh phát hiện ra con người thực của tác giả, cốt
cách một thi nhân qua tập thơ Cõi lặng: ““Cõi lặng”- chốn sâu nhất của bản
ngã để tìm gương mặt mình: Anh soi gương mặt mình/ Với nỗi buồn trong sạch”
[4, 96]. Như đã tới tận cùng của “cõi lặng”, và cũng không nói gì cả, nhà thơ
trở về của với những cội nguồn sâu kín và thiết thân nhất của lòng mình và chỉ
lặng thầm đau. Nhưng chưa chắc đã muốn chia sẻ nỗi đau ấy với ai kết lại thành
một hồn thơ ưu tư đầy trăn trở. Mặc dù tập thơ có tên Cõi lặng nhưng tâm hồn
thi nhân không hề phẳng lặng vẫn đầy tha thiết với Đất Nước, con người. Điều

đó càng khẳng định thêm sự nhất quán trong phong cách của Nguyễn Khoa
Điềm.
12


Như vậy, các nhà phê bình Vũ Tuấn Anh, Vũ Quần Phương, Hoàng Thụy
Anh đều có những cảm nhận về sự thay đổi cảm hứng thơ Nguyễn Khoa Điềm
từ cảm hứng sử thi thế hệ sang cảm hứng sử thi của cái tôi công dân qua hai tập
thơ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm và tập thơ Cõi lặng. Và dù ở hoàn cảnh nào tâm
hồn nhà thơ cũng hài hòa nồng thắm với Đất Nước, dân tộc.
Qua những ý kiến của các nhà phê bình, chúng ta thấy thơ Nguyễn Khoa
Điềm giàu cảm xúc và trí tuệ được khơi nguồn từ hiện thực cuộc chiến tranh. Sự
xuất hiện của Nguyễn Khoa Điềm trong văn thơ kháng chiến chống Mỹ đã đóng
góp một tiếng nói riêng, một giọng điệu riêng làm phong phú nền thơ ca chống
Mỹ. Đồng thời khẳng định sự yêu mến của người đọc đối với nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm. Cho đến ngày nay, khi đọc lại những vần thơ của ông, người đọc
vẫn say mê trước những giá trị thẩm mĩ của một thời, cũng là những giá trị trong
thơ ca Nguyễn Khoa Điềm.
Trên đây là một số những nghiên cứu của các nhà thơ, các nhà phê bình.
Tất cả đều tập trung làm rõ đặc điểm của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Tuy nhiên
chưa có ai đi sâu tìm hiểu hình tượng Đất Nước và con người trong thơ ông.
Những bài viết đều mang tính riêng lẻ chưa có kết luận đáng chú ý. Vì vậy
người viết muốn khám phá thơ Nguyễn Khoa Điềm từ cảm hứng về Đất Nước
và con người để rút ra những đặc điểm riêng của nhà thơ làm rõ sự thống nhất
độc đáo trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Thơ ông đã đi suốt chiều dài cuộc kháng
chiến chống Mỹ trong cảm hứng thời đại với những chủ đề quen thuộc Đất
Nước, dân tộc và con người như là một tất yếu trong dòng chảy của thời đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thơ Nguyễn Khoa Điềm:
- Đất Ngoại ô, (1972, Nhà xuất bản Giải Phóng)

- Mặt đường khát vọng (1974, Nxb Văn nghệ giải phóng)
- Đất và khát vọng (1981, Nxb Văn học, Hà Nội (tái bản)
- Ngôi nhà có ngọn lửa ấm ( 1986, Nxb Tác phẩm mới hội nhà văn Việt Nam)
- Cõi lặng, (2007, Nxb Văn học, Hà Nội)
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm trong Tuyển tập Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Thơ
13


ca 1945-1975 Quyển 4 tập VIII), Nxb Văn học, Hà Nội, 2010
- Thơ Nguyễn Khoa Điềm trong Tinh hoa thơ Việt, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội,
2007
- Một số các bài thơ mới sáng tác năm 2004 và 2006 của Nguyễn Khoa Điềm
đăng trên tạp chí nhà văn số 6. 2009
Sự nghiệp sáng tác của của Nguyễn Khoa Điềm thành công rực rỡ trong
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Vì thế người viết đi sâu nghiên cứu những
sáng tác của ông trong giai đoạn này.
Toàn bộ luận văn viết về “Hình tượng Đất Nước và con người trong thơ
Nguyễn Khoa Điềm” tập trung vào hai hình tượng chính là “Đất Nước” và “con
người”. Từ những hình tượng này người viết đi sâu khám phá thơ Nguyễn Khoa
Điềm về mặt cảm hứng sáng tạo. Đó là một cách để khám phá thế giới nghệ
thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm mà người viết muốn trình bày.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lịch sử - xã hội: Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống
Mỹ “người người ra trận, nhà nhà ra trận”, đặc biệt là được sống trong không
khí cách mạng sôi sục của đồng bào miền Nam và tinh thần chiến đấu chống Mỹ
của Nhân dân cả nước. Đó là một hoàn cảnh đặc đã ảnh hưởng đến hồn thơ
Nguyễn Khoa Điềm. Thời đại và chính bản thân Nguyễn Khoa Điềm đã hình
thành cho ông những tố chất của một nhà thơ - một chiến sỹ. Thơ Nguyễn Khoa
Điềm vừa thấm nhuần phong cách thời đại vừa có những nét riêng độc đáo.
Chính vì vậy người viết chọn phương pháp lịch sử - xã hội để tiếp cận thơ

Nguyễn Khoa Điềm.
4.2. Phương pháp so sánh: Hình tượng Đất Nước và con người được đặt ra
trong văn học là một vấn đề tất yếu. Đối với Nguyễn Khoa Điềm, một nhà thơ
trẻ trưởng thành trong thời chống Mỹ, cảm hứng về Đất Nước và con người chi
phối mạnh mẽ trong sáng tạo. Để tìm ra sự giống nhau và khác nhau trong hình
tượng Đất Nước, con người trong thơ ca nói chung và thơ Nguyễn Khoa Điềm
nói riêng, người viết so sánh đối chiếu với các nhà thơ khác trên cơ sở đồng đại
và lịch đại với những tác giả, tác phẩm có liên quan. Vì thế người viết sử dụng
14


phương pháp so sánh để tìm ra nét riêng của Nguyễn Khoa Điềm khi xây dựng
hình tượng về Đất Nước và con người.
4.3 Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trong quá trình tìm hiểu thơ Nguyễn
Khoa Điềm người viết sử dụng phương pháp phân tích để xem xét các hình
tượng “Đất Nước”, “con người” trên cơ sở những tác phẩm của nhà thơ. Người
viết chia vấn đề thành từng phần, từng bộ phận, từng mặt để tìm hiểu cặn kẽ, kĩ
lưỡng nhằm rút ra bản chất của vấn đề. Sau đó tổng hợp những nhìn nhận, bình
giá, khái quát những điều đã phân tích trên cơ sở của vấn đề.
5. Đóng góp của luận văn
- Tìm hiểu sâu về hình tượng Đất Nước và con người trong thơ Nguyễn Khoa
Điềm ở nhiều góc độ để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề Đất Nước, con
người trong những năm tháng hào hùng của lịch sử.
- Khai thác hình tượng Đất Nước và con người trong chiều sâu văn hóa lịch sử
và tư tưởng Đất Nước của Nhân dân là những vấn đề lớn mà nhà thơ đã đóng
góp cho nền văn chương sử thi. Từ đó khẳng định vị trí, đóng góp của Nguyễn
Khoa Điềm trong tiến trình thơ ca dân tộc đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
- Xác định những đặc điểm quan trọng, riêng biệt làm nên giá trị của thơ ca
Nguyễn Khoa Điềm .

- Cung cấp một điểm nhìn tổng hợp thơ Nguyễn Khoa Điềm, có thêm tài liệu
tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập về thơ Nguyễn Khoa Điềm.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Khái lược về văn chương sử thi Việt Nam.
Chương 2: Hình tượng Đất Nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Chương 3: Hình tượng con người trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.




15



CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ VĂN CHƯƠNG SỬ THI VIỆT NAM
1.1. Khái niệm
“Trong nghĩa hẹp và chuyên biệt, sử thi (épos) trỏ một nhóm thể loại trong
tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức là những thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng
hàm chứa những “bức tranh” rộng và hoàn chỉnh về đời sống Nhân dân và về
những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới sử thi nào đó, thống nhất, hài
hòa. Sử thi anh hùng tồn tại dưới dạng truyền miệng, lẫn dưới dạng đươc ghi
chép thành sách; số đông những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu
đều có ngọn nguồn dân gian; bản thân các thể loại này cũng hinh thành ở cấp
độ dân gian.” [3, 290]. Theo nghĩa này sử thi là những tác phẩm hoành tráng đề
cập đến những vấn đề chung của toàn thể cộng đồng. Sử thi xuất hiện rất sớm
trong lịch sử ngợi ca những sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân và có ý
nghĩa trọng đại với nhân loại trong buổi bình minh của lịch sử. Trong sử thi anh
hùng ca, nhân vật trung tâm bao giờ cũng là người anh hùng toàn thiện toàn mỹ

tiêu biểu cho cộng đồng. Nhân vật anh hùng mang tính khái quát, mang tính lí
tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại. Tất cả được thể hiện qua những
hành động cao cả, dũng cảm của người anh hùng với những chiến công hiển
hách. Nhân vật anh sử thi phải có những khát vọng lớn lao, những lí tưởng cao
cả và lí tưởng ấy cũng là đại diện cho lí tưởng của cộng đồng dân tộc. Những vẻ
đẹp về sức mạnh thể chất, tinh thần, tài năng và những phẩm giá ưu tú của cộng
đồng được thể hiện qua nhân vật người anh hùng trong mối quan hệ với tự
nhiên, xã hội. Sử thi khái quát hóa cao độ những khát vọng lí tưởng của toàn thể
cộng đồng dân tộc luôn vươn tới những khát vọng. Hành động Đăm Săn ra đi
chinh phục nữ thần Mặt Trời (dù phải nhận lấy cái chết) đã thể hiện sự cao nhất,
quyết liệt nhất khát vọng mãnh liệt của con người. Sử thi anh hùng còn lại trong
văn học nhân loại dưới dạng các thiên anh hùng ca cỡ lớn, được ghi chép thành
16


sách như Iliade, Odyssée, Mahabrahata, Ramayana; dưới dạng truyền miệng
như Đăm San, Đẻ đất đẻ nước…
Theo nghĩa rộng nhất sử thi là loại hình tự sự: “Sử thi vốn là một khái
niệm dùng để chỉ một thể loại, một loại hình nội dung văn học thường xuất hiện
trong những giai đoạn lịch sử nhất định…Sau này, những đặc trưng cơ bản của
sử thi dần biến đổi từ khái niệm sử thi - thể loại văn học, giới nghiên cứu văn
học đã đưa ra khái niệm văn học sử thi. Văn học sử thi không thuộc thể loại sử
thi nhưng chứa đựng những đặc điểm căn bản của sử thi” [29, 66].
Sử thi còn được dùng theo nghĩa tu từ. Thuật ngữ này từ chỗ định danh
của một thể loại chuyển thành một tính từ chỉ tính chất của thể loại. Khái niệm
sử thi ở đây không hề đồng nhất với sử thi cổ đại với tính chất tự sự khách quan,
dung lượng lớn, kể hết mọi biểu hiện phong phú của đời sống như bách khoa
toàn thư. Tính sử thi là đặc điểm của một dòng văn học sáng tác trên ý thức cộng
đồng, toàn dân. Sử thi ở đây hiểu là khuynh hướng ưu tiên cho chủ đề dân tộc,
Đất Nước, những vấn đề lớn lao của thời đại, xây dựng những con người tiêu

biểu cho ý chí và phẩm chất cao đẹp của toàn dân tộc.
Sử thi ra đời trong những thời đại có biến cố đặc biệt có ý nghĩa quyết
định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc. Thể loại này chỉ xuất
hiện trong những thời đại anh hùng có những xung đột mang tính chất sống còn
đối với cộng đồng. Ở Việt Nam cách mạng tháng Tám năm 1945 và ba mươi
năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ là giai đoạn hào hùng trong lịch sử dân tộc.
Ra đời trong giai đoạn đó văn học cách mạng đã xây dựng nên những hình ảnh
tươi sáng giàu sức sống chưa từng có trong lịch sử…
1.2. Khuynh hướng sử thi trong văn học cách mạng
Cách mạng Tháng Tám thành công là "cuộc tái sinh mầu nhiệm" đã mở ra
bước ngoặt lớn cho quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của Nhân dân ta.
Đồng thời nó cũng là động lực để tạo nên một cuộc cách mạng trong văn học.
Đó là sự thay đổi của một cách nhìn, một cách cảm, một quan niệm sống trong
sáng tạo nghệ thuật. Văn học Việt Nam phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng với
17


đường lối văn nghệ xuyên suốt (Bản đề cương văn hóa năm 1943) là yếu tố
trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức tạp của văn hóa văn học nước ta dưới ách
thực dân, tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945. Hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trường kỳ suốt 30 năm đã tác động sâu sắc,
toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ,
tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển
trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt. Tính chất sử thi là một đặc điểm
nhất quán của văn học nước ta sau cách mạng tháng Tám.
Nền văn học sử thi đầy ắp những sự kiện lịch sử hướng về đại chúng gắn
bó sâu sắc với Nhân dân lao động. Văn học mang tính Nhân dân sâu sắc, thể
hiện ở chỗ phát hiện ở họ khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng; tập trung
khắc họa hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của Nhân
dân lao động. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng

lãng mạn. Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng tất yếu của nền văn học ra đời
trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Nó không thể là tiếng
nói riêng của mỗi cá nhân mà phải đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng,
của toàn dân tộc. Văn học tập trung phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý
nghĩa sống còn của Đất Nước, Tổ quốc, Nhân dân, kháng chiến. Văn học hướng
tới những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, hướng tới vẻ đẹp cao cả, lí tưởng của chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng vẻ đẹp của con người Việt Nam, dân tộc
Việt Nam .
Khuynh hướng sử thi còn được hiểu là những tình cảm, cảm xúc tự hào,
ngợi ca của tác giả về những vấn đề lớn lao quyết định vận mệnh chung của
cộng đồng. Đây là cảm hứng chi phối mạnh mẽ đến các sáng tác của các thi
nhân trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tác
phẩm viết theo khuynh hướng sử thi là tác phẩm đề cập đến những đề tài có ý
nghĩa lịch sử và mang tính dân tộc. Nhân vật chính là những người tiêu biểu cho
lí tưởng và phẩm chất cộng đồng, và chiến đấu vì cộng đồng.
Thứ nhất, cảm hứng sử thi trong việc lựa chọn đề tài, chủ đề và tư tưởng
tác phẩm. Tác phẩm thường đề cập đến những vấn đề chung của cộng đồng, của
18


xã hội, của Đất Nước. Văn chương sử thi đặt lên hàng đầu những vấn đề lớn có
liên quan đến số phận của cả cộng đồng và dân tộc. Góc nhìn đời tư bị thu hẹp,
nhường chỗ cho những vấn đề thời đại.
“Tính chất sử thi của nền văn học 1945-1975 được quy định bởi trạng
thái sử thi của đời sống cách mạng và kháng chiến “cả Đất Nước có chung một
tâm hồn, có chung một gương mặt”” (Chế Lan Viên) [9, 70]. Văn học sử thi
không phải là tiếng nói của cá nhân của những số phận cá nhân mà là tiếng nói
của cộng đồng. Đó là tiếng nói của giai cấp, dân tộc thời đại. Hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ là tiền đề quyết định cho nền văn học sử thi.
Khác với cái ta xưa khuôn mình trong bổn phận, cái ta nay là sự hài hòa rất đẹp

với cái tôi hòa điệu vào khúc nhạc tình quê hương Đất Nước. Con người cá nhân
tìm thấy chỗ đứng giữa Nhân dân, văn học tìm thấy chỗ đứng cao cả trong sự
nghiệp dân tộc.
Nền văn chương sử thi gắn liền với nhiệm vụ của văn nghệ với kháng
chiến: quan điểm của Đảng về văn nghệ được thể hiện rõ trong câu nói của Bác
Hồ: "văn nghệ là cũng là một mặt trận và các anh chị em nghệ sĩ là chiến sĩ trên
mặt trận đó" (Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951- Hồ Chí
Minh). Dưới sự chỉ đạo thống nhất đó, các tác phẩm văn học thời kì này thể hiện
rõ vai trò là "vũ khí chiến đấu" chống quân thù. Đối tượng tiếp nhận là đông đảo
quần chúng Nhân dân, ca ngợi những tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng, ca
ngợi Nhân dân, ca ngợi những anh hùng, lãnh tụ, tuyên truyền đường lối, quan
điểm kháng chiến của Đảng, động viên Nhân dân thi đua lao động sản xuất, cổ
vũ các chiến sĩ ngoài mặt trận, ngợi ca tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc
Ngược lại kháng chiến cũng tác động và ảnh hưởng sâu sắc tới văn học.
Hiện thực cuộc kháng chiến khốc liệt, gian khổ mà anh dũng, hào hùng của dân
tộc đã cung cấp cho các nhà văn nguồn đề tài vô cùng phong phú. Đồng thời,
hiện thực sinh động cũng cung cấp cho các nhà văn những gương điển hình lao
động, chiến đấu, tạo cảm hứng và gợi ý những hình tượng nhân vật cho tác
phẩm. Những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam
đều được thể hiện sinh động và xúc động trong thực tế kháng chiến. Các tác
19


phẩm trong giai đoạn này đều ca ngợi Đất Nước con người.
Văn học thời kỳ này thống nhất giữa thiên hướng sáng tạo của cá nhân với
yêu cầu mới của thời đại. Những tác phẩm văn học đều xoay quanh công cuộc
chống đế quốc xâm lược. Đường lối lãnh đạo của Đảng đã xác lập cho người
viết lập trường Nhân dân đúng với tinh thần: “Nhân dân là bể, văn nghệ là
thuyền” (Lời đề từ tập Việt Bắc - Tố Hữu). Theo tiếng gọi của Đảng, nhà văn có
mặt trên khắp mọi nẻo đường của cuộc chiến tranh. Chính vì thế họ đã cảm nhận

được hơi thở của thời đại trong những ngày bão lửa của chiến tranh. Nền văn
học sử thi đã rèn rũa cho những nhà văn phẩm chất của một nhà văn chiến sỹ,
nhà văn của Nhân dân :
Tôi cùng với xương thịt của Nhân dân tôi/ Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt
máu/ Tôi sống với cuộc đời chiến đấu/ Của triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân - Xuân Diệu).
Hơn ai hết những nhà thơ ý thức được vai trò và sứ mệnh lịch sử của
mình. Văn học đã trở thành vũ khí tinh thần tham gia vào cuộc chiến đấu, để đến
hôm nay chúng ta có những trang viết giàu chất sử thi và có giá trị hiện thực
sống mãi cùng thời gian khắc ghi một thời hào hùng của dân tộc với những con
người ưu tú.Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ
sống lớn, tình cảm lớn. Nhân vật sử thi hiến dâng tất cả cho Tổ quốc, sự nghiệp
chung: “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” (Bác ơi - Tố Hữu). Theo khuynh hướng
sử thi vật sử thi được xây dựng trong xu thế bất tử hóa vì họ thuộc về Tổ quốc,
Nhân dân.
Cảm hứng sử thi hào sảng đã tạo ra những nhân vật đậm chất lí tưởng, tỏa
chiếu ánh sáng lí tưởng soi rọi, hướng bạn đọc đi về phía cái cao cả, cái anh
hùng. Các nhà thơ, nhà văn đã dựng lên những khung cảnh rộng lớn và hào hùng
của hành trình “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” (Theo chân Bác - Tố Hữu).
Cùng với việc tái hiện bối cảnh và không khí lịch sử, văn học mang khuynh
hướng sử thi đã miêu tả tinh thần yêu nước, khí phách anh hùng của Nhân dân ta
trong những năm dài chiến tranh ác liệt và khắc họa tuyệt đẹp hình tượng Nhân
dân trong chiều sâu của lịch sử và thời đại, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách
20


mạng có tác dụng giáo dục sâu sắc.
Thứ hai: trong việc xây dựng hình tượng. Sử thi là nhìn nhận con người
qua giác độ xã hội, dân tộc. Tác giả sử thi tư duy bằng dân tộc, xã hội, nhân loại
khác với thể tài đời tư nhìn xã hội, dân tộc qua tình cảnh và số phận cá nhân. Sử

thi đòi hỏi miêu tả các sự kiện lớn như chiến tranh, cách mạng. Đó là các sự kiện
ôm tùm tất cả, đòi hỏi động viên sức lực tâm huyết của cả dân tộc. Quan điểm sử
thi đòi hỏi mọi người phải đối xử với nhau như anh em, đồng chí, bạn bè; đòi
hỏi mọi người phải lớn như nhau trong tầm vóc quốc gia. Sử thi là sự khẳng
định dân tộc trong cơn nguy biến. Khẩu hiệu của sử thi là “Tổ quốc hay là
chết”! Tình huống sử thi đặt con người trước sự nghiệp anh hùng, đòi hỏi con
người trở thành anh hùng đại diện dân tộc… “Tư duy sử thi cho phép các nhà
thơ thể hiện tập trung vấn đề cách mạng và dân tộc, dân tộc và nhân loại, dân
tộc và thời đại, dân tộc hiện đại và truyền thống.” [52, 179]. Các nhân vật, hình
tượng trong các tác phẩm mang cảm hứng sử thi, dù là những con người bình dị,
thuộc nhiều tầng lớp, lứa tuổi, thành phần dân tộc đều mang trong mình những
phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí chung của
cả cộng đồng. Nhân vật trung tâm ở đây là những con người gắn bó số phận
mình với số phận Đất Nước và kết tinh những phẩm chất cao quý của cộng đồng
đại diện cho giai cấp, cho dân tộc và thời đại. Trên phương diện nghệ thuật,
khuynh hướng sử thi thể hiện ở cách xây dựng nhân vật mang tầm vóc, kích cỡ
sử thi, được đặt trong sự liên tưởng, so sánh theo lối thi vị hóa, lí tưởng hóa. Đó
là những Tnú, cụ Mết và dân làng Xô man, là hình ảnh anh chiến sỹ giải phóng
quân chiến đấu và hy sinh đến phút cuối cùng: Bởi Anh chết rồi nhưng lòng
dũng cảm/ Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công/ Anh tên gì hỡi Anh yêu quý/
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng (Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh
Xuân).
Cảm hứng chủ đạo khi xây dựng những hình tượng, nhân vật này là cảm
hứng khẳng định, ngợi ca, tự hào thường kết hợp với thủ pháp cường điệu hóa.
Các nhân vật thường được đặt trong bối cảnh không gian rộng lớn, kì vĩ để tôn
tầm vóc của nhân vật Với cảm hứng đó Tố Hữu gọi Trần Thị Lí là “người con

×