Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM SAU CỔ PHẦN HÓA.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 98 trang )

B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH










NGUYN THÀNH PHÚC




NNG LC CNH TRANH CA NGÂN
HÀNG THNG MI C PHN NGOI
THNG VIT NAM (VIETCOMBANK)
GIAI ON SAU C PHN HÓA


CHUYÊN NGÀNH: KINH T - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ S : 60.31.12

LUN VN THC S KINH T

NGI HNG DN KHOA HC
PGS.TS TRN HUY HOÀNG







TP. H CHÍ MINH - THÁNG 10/2010
- 2 -

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại 10
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh trong ngân hàng thương mại: 10
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 11
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu ñánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại 12
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến cạnh tranh trong hoạt ñộng của các ngân hàng
thương mại: 20
1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 22
1.3. Kinh nghiệm về năng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên thế
giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: 23
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc sau gia nhập WTO: 23
1.3.2. Kinh nghiệm từ các nước Đông Âu: 26
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 28
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam và quá
trình cổ phần hóa: 29

2.1.1. Sơ lược về ngân hàng ngoại thương Việt Nam 29
2.1.2. Quá trình cổ phần hóa ngân hàng ngoại thương Việt Nam thành ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam: 33
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của VCB 35
2.2.1. Năng lực tài chính 35
2.2.2. Năng lực công nghệ 38
2.2.3. Nguồn nhân lực 40
2.2.4. Năng lực quản trị và ñiều hành 42
2.2.5. Mạng lưới chi nhánh 43
2.2.6. Mức ñộ ña dạng hóa dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng 44
2.2.7. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng VCB trong các hoạt ñộng kinh
doanh: 46
2.3. Đánh giá vị thế của ngân hàng VCB 55
2.3.1. Phân tích các ñối thủ cạnh tranh 57
2.3.2. Phân tích ma trận SWOT của VCB 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA VCB GIAI ĐOẠN SAU CỔ PHẦN HÓA 73
3.1. Tầm nhìn và chiến lược của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam: 74
3.1.1. Tầm nhìn 74
3.1.2. Chiến lược: 74
3.1.3. Mục tiêu cụ thể: 74
3.2. Nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011: 75
- 3 -
3.3. Giải pháp cụ thể: 76
3.3.1. Tăng cường năng lực tài chính 76
3.3.2. Nâng cao năng lực công nghệ 79
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 80
3.3.4. Nâng cao năng lực quản lý và ñiều hành 83
3.3.5. Phát triển các sản phẩm dịch vụ và giới thiệu ñến khách hàng: 84
3.3.6. Phát triển mạng lưới chi nhánh 85

3.3.7. Nâng cao năng lực phục vụ khách hàng 85
3.3.8. Đẩy mạnh hoạt ñộng quảng bá thương hiệu 90
3.4. Các kiến nghị về phía Nhà nước 91
PHẦN KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

- 4 -
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung ñầy ñủ

WTO

NHNN
NHTM
NHTM CP
NHTM NN
NHNTVN (VCB)
NHTM CP NTVN(VCB)
HĐQT
DNNN
CBCNV
CNTT
FDI
GTCG
IPO

POS (ĐVCNT)
ROA


ROE

ROAA

ROAE

SMEs

CAR
SCIC
ATM
GDP

World trade Organization – Tổ chức thương mại thế
giới
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại Nhà nước
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hội ñồng quản trị
Doanh nghiệp Nhà nước
Cán bộ công nhân viên
Công nghệ thông tin
Foreign direct investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Giấy tờ có giá
Initial Public Offering – Phát hành lần ñầu ra công
chúng
Poitn of Sale – Đơn vị chấp nhận thẻ

Return on sset – Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài
sản
Return on Equity – Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Vốn tự

Return on average Asset – Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên
trung bình Tổng tài sản
Return on average Equity – Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế
trên trung bình Vốn tự có
Small and medium – size enteriprises – Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Capital Adequacy Ratio - Hệ số an toàn vốn
Tổng Công ty Đầu tư và kinh vốn Nhà nước
Automated Teller Machine – Máy rút tiền tự ñộng
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội



- 5 -
DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

Bảng 2.1: Cơ cấu cổ ñông của VCB tại thời ñiểm 07/10/2010
Bảng 2.2: Tổng hợp chất lượng tài sản Có của VCB các năm 2006 – 2010
Bảng 2.3: Phân tích dư nợ
Bảng 2.4: Tổng hợp khả năng sinh lời
Bảng 2.5: Số lượng và chất lượng lao ñộng trước và sau khi cổ phần hóa
Bảng 2.6: Tình hình huy ñộng vốn giai ñoạn 2007 – 2010
Bảng 2.7: Tốc ñộ tăng trưởng dư nợ tín dụng
Bảng 2.8: Cơ cấu theo ñối tượng
Bảng 2.9: Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn
Bảng 2.10: Hoạt ñộng thanh toán quốc tế của VCB 2007-2010

Bảng 2.11: Số lượng các loại thẻ của VCB từ năm 2007 ñến tháng 09/2010
Bảng 2.12: Doanh số sử dụng thẻ do VCB phát hành
Bảng 2.13: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của VCB
Bảng 2.14: Kết quả kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.15: Thị phần của VCB trong hệ thống các NHTM theo một số chỉ tiêu chính
Bảng2.16: Một số chỉ tiêu của 6 NHTM lớn nhất Việt Nam năm 2009
Bảng2.17: Một số chỉ tiêu của tài chính của một số NHTM năm 2010
Bảng 2.18: Chất lượng tài sản có của các ngân hàng năm 2009
Bảng 2.19: Chất lượng tài sản Có của các ngân hàng năm 2010
Bảng 2.20: Khả năng sinh lời của các ngân hàng
Bảng 2.21: Khả năng sinh lời của các ngân hàng 2010
Bảng 2.22: Nguồn nhân lực của các ngân hàng năm 2009
Bảng 2.23: Nguồn nhân lực của các ngân hàng năm 2010
Bảng 2.24: Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng năm 2009
Bảng 2.25: Tình hình huy ñộng vốn của các NHTM năm 2009
Bảng 2.26: Tình hình huy ñộng vốn của các NHTM năm 2010
Bảng 2.27: Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng năm 2009
Bảng 2.28: Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng năm 2010
Biểu ñồ 1: Lợi nhuận sau thuế của VCB từ năm 2006 – 2010
- 6 -
Biểu ñồ 2:Số lượng lao ñộng của VCB qua các năm 2006 – 2010
Biểu ñồ 3: Số lượng thẻ phát hành của VCB qua các năm 2006 – 09/2010
Phụ lục 1: Tổng hợp các chỉ tiêu cạnh tranh của các ngân hàng năm 2009
Phụ lục 2: Tổng hợp các chỉ tiêu cạnh tranh của các ngân hàng năm 2010
- 7 -
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Xã hội ngày càng văn minh, nền kinh tế ngày càng phát triển thì hội nhập trở
thành một trong những xu hướng tất yếu và ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên nhiều

lĩnh vực. Để theo kịp xu hướng này, Việt Nam cũng ñã tham gia vào quá trình hội
nhập quốc tế, gia nhập vào các tổ chức kinh tế…Một trong những tổ chức ñó là tổ
chức kinh tế thế giới WTO.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị ñiều kiện ñể ngành Ngân hàng
tham gia vào quá trình hội nhập này, Chính Phủ ñã chỉ ñạo thí ñiểm cổ phần hóa
ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Sau thời gian dài chuẩn bị, ngày 26/12/2007, Vietcombank ñã chào bán
thành công cổ phiếu lần ñầu ra công chúng.
Là ngân hàng thương mại Nhà nước ñầu tiên tiến hành cổ phần hóa,
Vietcombank sẽ gặp không ít những khó khăn, cũng như sự quan tâm từ các cơ
quan hữu quan ñể tạo ñiều kiện thuận lợi cho Vietcombank trong quá trình cổ phần
hóa.
Để tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi này, cũng như những kết quả ñạt của
Vietcombank trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh từ cổ phần hóa, tôi chọn ñề
tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam sau cổ phần hóa”
2. Mục ñích, ñối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tổng quát những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của
ngân hàng thương mại, và tham khảo kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng Trung Quốc và các nước Đông Âu.
Phân tích thực trạng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam trước và sau khi cổ phần hóa, năng lực cạnh tranh sau khi cổ phần hóa so với
các ngân hàng thương mại lớn khác của Việt Nam. Trên cơ sở lý luận, thực trạng
ñưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của VCB.


- 8 -
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của VCB sau cổ phần hóa, từ ñó
ñưa ra các giảp pháp ñể vận dụng vào tình hình thực tế của VCB.

Phương pháp nghiên cứu ñược vận dụng trong ñề tài bao gồm: phương pháp
hệ thống so sánh, phân tích, khái quát, cụ thể, thu thập và xử lý số liệu từ ñó ñề xuất
các giải pháp nhằm giải quyết các vấn ñề ñặt ra trong ñề tài.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở ñầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam sau cổ phần
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB sau cổ
phần hóa.

- 9 -












CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- 10 -

1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng ñến năng

lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh trong ngân hàng thương mại:
Để xem xét sự xuất hiện và phát triển của cạnh tranh, ta hãy xem xét quá
trình lịch sử của ngành ngân hàng.
Khi mới bắt ñầu một cộng ñồng chỉ có một ngân hàng duy nhất. Đó là giai
ñoạn 1, người ta có một dịch vụ cơ bản và tương ñối tin cậy. Tuy chỉ cung ứng một
vài dịch vụ giới hạn nhưng cả cộng ñồng ñều vui vẻ chấp nhận.
Sau ñó là giai ñoạn 2 là giai ñoạn cạnh tranh. Lúc bấy giờ sẽ có thêm ngân
hàng thứ 2 và thứ 3. Người dân bây giờ có một sự lựa chọn giữa các nhà cung cấp
dịch vụ khác nhau. Vì thế ưu thế sẽ thuộc về ai tạo nên ñược sự khác biệt ñể trở
thành lựa chọn ưu tiên. Các ngân hàng sẽ lắng nghe và ñáp ứng các ñòi hỏi cao hơn
của người tiêu dùng như thành lập các chi nhánh, thẻ ATM, thẻ tín dụng, hạ thấp
mức phí, thực hiện các chương trình cho vay ñặc biệt, và các dịch vụ khác. Lúc này,
sự cạnh tranh xuất hiện và trở thành ñiều tất yếu.
Trái với giai ñoạn 2 là ñi theo hướng thị trường và phản ứng, giai ñoạn 3 là
khả năng sáng tạo. Có rất ít ngân hàng tiến ñến giai ñoạn này. Các ngân hàng muốn
tồn tại và cạnh tranh ñược với các ngân hàng khác buộc phải tạo sự khác biệt.
Như vậy, khi ngành ngân hàng phát triển bước sang giai ñoạn 2 thì khái niệm
cạnh tranh xuất hiện. Vậy cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là một khái niệm ñược sử dụng thường xuyên trong lý thuyết
kinh tế. Song, cạnh tranh là một hiện tượng có tính ña dạng và ña nghĩa nên người
ta vẫn chưa tìm ñược một nghĩa thống nhất cho khái niệm này.
Có quan niệm cho rằng cạnh tranh là phạm trù chỉ quan hệ kinh tế, theo ñó
các chủ thể kinh tế huy ñộng tổng lực (nội lực và ngoại lực) của mình trên cơ sở sử
dụng các phương thức nhằm giành ưu thế trên cơ sở sử dụng các phương thức nhằm
giành ưu thế trên thương trường ñể ñạt ñược lợi ích kinh tế là thu ñược nhiều lợi
nhuận trong sự phát triển ổn ñịnh và bền vững.
Trong phạm vi nghiên cứu này, cạnh tranh là sự ganh ñua, sự ñấu tranh gay
gắt giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những ñiều
kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ñể thu lợi cao nhất.

- 11 -
Cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà
cạnh tranh là ñộng lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho
sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết quý trọng
hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có ñược, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh
cho ñất nước…Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác ñịnh cho mình
những ñiểm mạnh, ñiểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và
trong tương lai, ñể từ ñó có những hướng ñi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào
quá trình cạnh tranh.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Theo ñiều 20, luật các tổ chức tín dụng: tổ chức tính dụng là doanh nghiệp
ñược thành lập theo quy ñịnh của luật này và các quy ñịnh khác của pháp luật ñể
hoạt ñộng kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và
sử dụng tiền gửi ñể cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Như vậy, ngân hàng thương mại có thể ñược xem là một loại doanh nghiệp,
nên hoạt ñộng của chúng chắc chắn chịu tác ñộng của quy luật cạnh tranh và các
quy luật khác của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do lĩnh vực kinh doanh của ngân
hàng thương mại là tiền tệ và các dịch vụ liên quan nên cạnh tranh trong hoạt ñộng
ngân hàng có ñặc thù so với các ngành, các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
Hơn nữa, sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại là sản phẩm dịch vụ có
tính vô hình nên khó ñánh giá sự khác biệt của sản phẩm giữa các ngân hàng
thương mại.
Có nhiều quan niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại:
- Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại ñược hiểu là khả năng
tạo lập, duy trì lợi nhuận và thị phần trên cơ sở ña dạng và nâng cao chất lượng tiện
ích các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại là khả năng tạo ra và sử
dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh ñể giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh
với các ngân hàng thương mại khác.
- Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra

trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm cũng cố và mở rộng thị
phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống ñỡ và vượt qua những biến ñộng bất
lợi của môi trường kinh doanh
- 12 -
Dù khái niệm cạnh tranh ñược hiểu theo khía cạnh nào thì cũng bao gồm một
số nét cơ bản sau:
- Thứ nhất, ñây là yếu tố năng ñộng, luôn ñược ñặt trong sự phát triển liên tục
- Thứ hai, các lợi thế so sánh (hiện có và ñược tạo ra) chỉ là những yếu tố tiềm
năng, ñiều quan trọng là các lợi thế này phải ñược sử dụng một cách hợp lý, có hiệu
quả, ñồng thời phải luôn ñầu tư nhằm duy trì và tăng cường thêm năng lực một cách
bền vững.
- Thứ ba, cạnh tranh là một hoạt ñộng chủ ñích, do vậy năng lực cạnh tranh
thường gắn liền với kết quả hoạt ñộng cạnh tranh, tức mức ñộ ñạt ñược các mục tiêu
cạnh tranh mà ngân hàng thương mại tạo ra.
1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu ñánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương
mại
Hầu hết các nước trên thế giới ñã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu ñể ñánh giá
và xếp hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia, của một ngành và các doanh nghiệp
trong một số ngành cụ thể. Tuy nhiên, không tồn tại một hệ thống chỉ tiêu nào có
thể áp dụng cho mọi quốc gia, mọi ngành và mọi giai ñoạn phát triển. Mặc khác, ở
nước ta hiện nay cũng chưa có một phương pháp nào ñược xây dựng ñầy ñủ và
ñược áp dụng rộng rãi trên thực tế. Do vậy, trong phạm vi luận văn này xin ñược
lựa chọn một số chỉ tiêu cơ bản ñể ñánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại.
1.1.3.1. Tiềm lực tài chính
1. Vốn tự có:
Vốn tự có là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng nhằm tạo ñược niềm tin
ñối với khách hàng và ñảm bảo cho ngân hàng có thể mở rộng quy mô kinh doanh.
Vốn tự có là vốn riêng của ngân hàng do các chủ sở hữu ñóng góp và nó còn
ñược gọi là vốn chủ sở hữu.

Vốn tự có của ngân hàng ñược chia làm 2 loại:
- Vốn tự có cơ bản: là phần vốn tự có hình thành ban ñầu và ñược bổ sung
trong quá trình hoạt ñộng của ngân hàng, ñây là nguồn vốn tương ñối ổn ñịnh. Bao
gồm vốn ñiều lệ (vốn ngân sách cấp, vốn cổ phần thường, vốn cổ phần ưu ñãi vĩnh
viễn), quỹ dự trữ, dự phòng, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia và các khoản khác
(các tài sản nợ khác theo quy ñịnh của Ngân hàng Nhà nước).
- 13 -
- Vốn tự có bổ sung: là nguồn vốn tăng thêm khi ngân hàng ñã ñi vào hoạt
ñộng và phụ thuộc vào nguồn vốn tự có cơ bản về quy mô và có tính ổn ñịnh thấp.
Vốn tự có bổ sung bao gồm vốn cổ phần ưu ñãi có thời hạn, tín phiếu vốn, trái
phiếu chuyển ñổi. Theo quy ñịnh của các cơ quan quản lý ngân hàng thì vốn tự có
bổ sung không ñược vượt quá 50% vốn tự có cơ bản (Mỹ và Pháp).
Vốn tự có là một trong những tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng
vì:
- Vốn ñiều lệ (thành phần của vốn tự có) là nguồn vốn ban ñầu có ñược khi
ngân hàng mới hoạt ñộng và ñược ghi vào bảng ñiều lệ hoạt ñộng của ngân hàng.
Theo quy ñịnh của Nghị ñịnh số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của
Chính Phủ thì vốn ñiều lệ thực tế của ngân hàng thương mại cổ phần phải ñạt ñược
tối thiểu 3.000 tỷ ñồng ñến năm 2010.
- Vốn tự có cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt ñộng trong thời gian mới
bắt ñầu, là thời gian mà ngân hàng chưa nhận ñược tiền gửi từ khách hàng, giúp
ngân hàng chống ñỡ khi rủi ro phát sinh.
- Vốn tự có là nguồn vốn ổn ñịnh và luôn tăng trưởng trong quá trình hoạt
ñộng của ngân hàng, có thể sử dụng với kỳ hạn dài mà không phải hoàn trả nên nó
chính là cơ sở ñể hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng ñồng thời tạo
nên uy tín ban ñầu, duy trì niềm tin của công chúng vào ngân hàng
- Dựa vào vốn tự có, cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng một số hệ số nhằm
ñiều chỉnh và ñảm bảo cho các hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng ñược lành
mạnh và an toàn. Các hệ số ñó bao gồm:
Hệ số giới hạn huy ñộng vốn (H

1
):
H1= (Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy ñộng) x100%
Với hệ số này, cơ quan quản lý nhà nước sẽ giới hạn mức huy ñộng vốn của
ngân hàng ñể tránh tình trạng khi ngân hàng huy ñộng vốn quá nhiều vượt quá mức
bảo vệ của vốn tự có, làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả. Theo Pháp
lệnh ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn huy ñộng của ngân hàng thương mại
phải ≤20 lần vốn tự có, tức H1≥5%.



- 14 -
Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so tổng tài sản có (H
2
)
H
2
=(Vốn tự có /Tổng tài sản Có)x100%
Hệ số này dùng ñể ñánh giá mức ñộ rủi ro của tổng tài sản Có của một ngân
hàng. Thông thường ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản càng lớn thì lợi
nhuận của ngân hàng ñó càng giảm thấp. Và theo quyết ñịnh 107/QĐ/NH15 ngày
09/6/1992 của Ngân hàng Nhà nước thì các tổ chức tín dụng phải thườn xuyên duy
trì tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng giá trị tài sản có ở mức 5%.
Hệ số Cooke (hệ số siết cổ tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, CAR) (H3)
H3= (Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro quy ñổi)x100%
Hệ số này thể hiện mức ñộ rủi ro mà các ngân hàng ñược phép mạo hiểm
trong sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào ñộ lớn vốn tự có của ngân hàng. Đối
với những ngân hàng có vốn tự có lớn thì nó ñược phép sử dụng vốn với mức ñộ
liều lĩnh lớn với hy vọng ñạt ñược lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn
và ngược lại.

Theo hiệp ñịnh Basel, hệ số này phải ñạt tối thiểu 8%.
Ngoài ra, vốn tự có còn dùng ñể xác ñịnh giới hạn trong các hoạt ñộng của
ngân hàng như:
- Giới hạn cho vay: tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng ñối với một
khách hàng không ñược vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
- Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng ñối với một nhóm khách hàng có
liên quan không ñược vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng trong ñó mức
cho vay ñối với một khách hàng không ñược vượt quá tỷ lệ quy ñịnh trên.
- Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ñối với một khách
hàng tối ña không ñược vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngoài.
- …
2. Chất lượng tài sản Có
Có nhiều quan ñiểm về tài sản Có:
+ Có quan ñiểm cho rằng, tài sản Có là là giá trị tiền tệ của các tài sản
mà ngân hàng có quyền sở hữu (bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và ñịnh ñoạt)
một cách hợp pháp, chúng là kết quả của các hoạt ñộng trước ñó, hiện ñang ñược sử
dụng cho những mục ñích khác nhau nhằm mang lại thu nhập cho ngân hàng, tính
ñến một thời ñiểm nhất ñịnh.
- 15 -
+ Ở quan ñiểm khác, tài sản Có là kết quả của việc sử dụng vốn của
ngân hàng, là những tài sản ñược hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong
quá trình hoạt ñộng.
Chất lượng tài sản Có phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt ñộng của ngân
hàng và là nhân tố trực tiếp tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu chất
lượng tài sản Có tốt sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại, nếu chất
lượng tài sản Có thấp sẽ ảnh hưởng lớn ñến thu nhập, lợi nhuận cho ngân hàng và
làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Để ño lường chất lượng tài sản Có, người ta thường sử dụng chỉ tiêu nợ xấu
(nợ quá hạn).
Nợ xấu là một loại rủi ro tín dụng gây tổn thất cho ngân hàng do người ñi

vay không thực hiện ñúng cam kết hoặc mất khả năng thanh toán. Theo thông lệ
quốc tế thì tỷ lệ này có thể chấp nhận ñược là khoảng từ 3-5%.
Ngoài ra, người ta còn dùng các chỉ tiêu nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay:
theo quy ñịnh hiện nay của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ này không ñược phép
vượt quá 3%.
3. Khả năng sinh lời
Lợi nhuận là một trong những mục tiêu cuối cùng của quá trình cạnh tranh.
Do ñó, ñể ñánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng, người ta ñánh giá kết quả
hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng, tức là các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, cụ thể
ở các chỉ tiêu sau:
- Giá trị tuyệt ñối của lợi nhuận sau thuế
- Tổng lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời
của ngân hàng. Tỷ số này càng cao, doanh thu càng lớn thì tiềm năng sinh lời càng
lớn.
- Lợi nhuận ròng trên tài sản Có (ROA): chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh
lời của tài sản. Tỷ lệ này càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Tuy
nhiên, nếu ROA quá cao thì cũng có rủi ro cao.
- Lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE): chỉ tiêu này ño lường tính lành mạnh
trong hoạt ñộng của ngân hàng.
- 16 -
1.1.3.2. Năng lực về công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ ngân hàng ngày càng ñóng vai trò quan
trọng trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh. Theo diễn ñàn kinh tế thế
giới WEF (World Economic Forum), ñã ñánh giá chỉ số khoa học công nghệ ñóng
góp vào chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia là 1/2 ñối với các nước phát triển, và
1/3 ñối với các nước ñang phát triển. Điều này chứng tỏ khoa học và công nghệ
ñược thừa nhận như lực lượng sản xuất trực tiếp trên quy mô toàn thế giới.
Công nghệ ngân hàng không chỉ mang những công nghệ mang tính tác
nghiệp như hệ thống thanh toán ñiện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ, máy rút tiền tự
ñộng ATM,… mà còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management

Infirmatic System), hệ thống báo cáo rủi ro… trong nội bộ ngân hàng. Khả năng
cung cấp và ñổi mới công nghệ của các ngân hàng thương mại cũng chỉ là chỉ tiêu
phản ánh năng lực công nghệ của ngân hàng. Như vậy, năng lực công nghệ không
chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng
ñổi mới của công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế.
1.1.3.3. Nguồn nhân lực
Trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thương mại thì
yếu tố con người có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chất lượng của dịch vụ.
Đội ngũ nhân viên của ngân hàng chính là người trực tiếp ñem lại cho khách hàng
những cảm nhận về ngân hàng và sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, ñồng thời tạo
niềm tin của khách hàng ñối với ngân hàng. Đó chính là những ñòi hỏi quan trọng
ñối với ñội ngũ nhân viên ngân hàng, từ ñó giúp ngân hàng chiếm giữ thị phần cũng
như tăng hiệu quả kinh doanh ñể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các ngân hàng thương mại phải
ñược xem xét trên cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng lao ñộng.
Về số lượng lao ñộng:
Để có thể mở rộng mạng lưới nhằm tăng thị phần và phục vụ tốt khách hàng,
các ngân hàng thương mại nhất ñịnh phải có lực lượng lao ñộng ñủ về số lượng.
Tuy nhiên cũng cần so sánh chỉ tiêu này trong mối tương quan với hệ thống mạng
lưới và hiệu quả kinh doanh ñể nhìn nhận năng suất lao ñộng của người lao ñộng
trong ngân hàng.
- 17 -
Về chất lượng lao ñộng: chất lượng lao ñộng trong ngân hàng thể hiện
qua các tiêu chí:
- Trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ bao gồm trình ñộ học vấn, trình ñộ chuyên
môn nghiệp vụ và các kỹ năng hỗ trợ như: ngoại ngữ, tin học, khả năng giao tiếp,
thuyết trình, ra quyết ñịnh, giải quyết vấn ñề,…Tiêu chí này khá quan trọng vì nó là
nền tảng thể hiện khả năng của người lao ñộng trong ngân hàng có thể học hỏi, nắm
bắt công việc ñể thực hiện tốt kỹ năng nghiệp vụ.
- Kỹ năng quản trị ñối với nhà ñiều hành, trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ và

kỹ năng thực hiện nghiệp vụ ñối với nhân viên: ñây là tiêu chí quan trọng quyết
ñịnh ñến chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Ngân hàng
thương mại cần một ñội ngũ những nhà ñiều hành giỏi ñể giúp bộ máy vận hành
hiệu quả và một ñội ngũ nhân viên với kỹ năng nghiệp vụ cao, có khả năng tư vấn
cho khách hàng ñể tạo ñược lòng tin với khách hàng và ấn tượng tốt về ngân hàng.
Để có ñược ñội ngũ nhân lực có chất lượng và ñảm bảo về số lượng thì khả
năng thu hút nguồn nhân lực của ngân hàng ñóng góp một phần quan trọng. Một
ngân hàng thương mại ñược ñánh giá là có khả năng thu hút nguồn nhân lực với
trình ñộ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất ñạo ñức tốt về làm việc thì ngân
hàng ñó ñược ñánh giá là có khả năng cạnh tranh cao. Để ñánh giá khả năng thu hút
nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại người ta xem xét các yếu tố chính như
sau:
- Uy tính, danh tiếng thương hiệu của ngân hàng
- Quy mô của ngân hàng và khả năng phát triển trong tương lai
- Năng lực của cán bộ lãnh ñạo ngân hàng
- Môi trường và không khí làm việc
- Tiền lương và thu nhập
- Sự ñãi ngộ khác có liên quan ñến con người và cuộc sống.
Động cơ phấn ñấu và mức ñộ cam kết gắn bó của nhân viên ngân hàng cũng
là những chỉ tiêu quan trọng phản ánh một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh từ nguồn
nhân lực của mình hay không.
Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và quyết ñịnh ñối
với năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại. Chất lượng nguồn nhân lực
là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ ñồng thời lại chính là năng lực cạnh
- 18 -
tranh của ngân hàng trong tương lai. Có một ñội ngũ cán bộ thừa hành và nhân viên
giỏi, có khả năng sáng tạo và thực thi chiến lược sẽ giúp ngân hàng hoạt ñộng ổn
ñịnh và bền vững. Có thể khẳng ñịnh nguồn nhân lực ñủ về số lượng và cao về chất
lượng là một biểu hiện năng lực cạnh tranh cao của ngân hàng thương mại.
1.1.3.4. Năng lực quản trị và ñiều hành của ngân hàng thương mại

Các học thuyết về quản trị học ñịnh nghĩa quản trị như sau: “Quản trị là quá
trình tác ñộng một cách thường xuyên, liên tục có tổ chức của chủ thể quản trị ñến
ñối tượng quản trị nhằm phối hợp hoạt ñộng của các nhóm, các cá nhân, các nguồn
lực lại với nhau ñể ñạt ñến mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao nhất”.
Quản trị kinh doanh ñược xem là quá trình tác ñộng liên tục, có tổ chức, có
hướng ñích của doanh nghiệp lên tập thể những người lao ñộng trong doanh nghiệp,
sử dụng một cách tốt nhất các tiềm năng và cơ hội ñể thực hiện tốt nhất mọi hoạt
ñộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm ñạt ñược mục tiêu ñề ra theo
ñúng luật ñịnh và thông lệ xã hội.
Trên cơ sở các học thuyết về quản trị và lý thuyết quản trị kinh doanh, có thể
hiểu quản trị ngân hàng NHTM là việc thiết lập các chương trình hoạt ñộng kinh
doanh ñể ñạt các mục ñích, mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của ngân
hàng, là việc xác ñịnh và ñiều hòa các nguồn tài nguyên ñể thực hiện chương trình,
mục tiêu kinh doanh, ñó là việc tổ chức, lãnh ñạo và kiểm tra nhân viên của ngân
hàng thực hiện chương trình, các mục tiêu ñã ñề ra.
Như vậy, quản trị NHTM bao gồm những nội dung:
- Thiết lập các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng và thời hạn ñể thực hiện
các mục tiêu ñó;
- Xác ñịnh nguồn tài nguyên cho việc thực hiện các mục tiêu;
- Bố trí, phân bổ các nguồn tài nguyên vào các khâu công việc ñể thực hiện
các kế hoạch, các chương trình mục tiêu ñã hoạch ñịnh;
- Hoạt ñộng lãnh ñạo của các cấp quản trị và hoạt ñộng kiểm tra của họ ñối với
hoạt ñộng của cấp dưới, ñể ñảm bảo rằng những mục tiêu, chương trình, kế hoạch
ñã chọn ñang và sẽ ñược hoàn thành.
Các ngân hàng lớn trên thế giới với kinh nghiệm phát triển lâu ñời nên ñã
từng bước xây dựng ñược năng lực quản trị tốt. Còn hệ thống ngân hàng Việt Nam
chỉ mới ñược thành lập và phát triển trong khoảng thời gian hơn 50 năm nên kinh
- 19 -
nghiệm về quản trị còn yếu hơn so với các nước trên thế giới. Vì vậy, vấn ñề quan
trọng ñặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là phải nhanh chóng tiếp

cận, học hỏi nâng cao năng lực quản trị, ñiều hành ñể từng bước tạo dựng ñược
phong cách quản trị chuyên nghiệp, khoa học.
1.1.3.5. Hệ thống kênh phân phối
Nhằm tạo thuận tiện cho khách hàng giao dịch, ñáp ứng nhu cầu mọi nơi cho
khách hàng, các ngân hàng cần phải không ngừng phát triển hệ thống mạng lưới của
mình trong phạm vi một quốc gia, thâm chí phát triển ra nước ngoài.
Việc phát triển hệ thống mạng lưới các chi nhánh không những thể hiện tính
sẵn có của sản phẩm ñể người dân dễ tiếp cận mà trong nhiều trường hợp còn giảm
chi phí giao dịch và tăng số lượng thông tin.
1.1.3.6. Mức ñộ ña dạng hóa các dịch vụ cung cấp
Ngày nay, hệ thống tài chính hiện ñại với sự ra ñời của nhiều ñịnh chế tài
chính phi ngân hàng và sự phát triển của các công cụ tài chính mới sẽ làm thu hẹp
các dịch vụ kinh doanh truyền thống của ngân hàng và hình thành các nhu cầu về
dịch vụ khác mà ngành ngân hàng có thể thực hiện như: tư vấn, tài chính, bảo lãnh
phát hành chứng khoán, sàn giao dịch vàng, thanh toán thương mại ñiện tử, bảo
hiểm…Như vậy, nếu ngân hàng chỉ duy trì các dịch vụ truyền thống mà không tham
gia các dịch vụ tài chính mới sẽ mất thị trường và gia tăng rủi ro.
Nếu ngân hàng thực hiện tốt việc nghiên cứu, phát triển nhiều dịch mới thì sẽ
tạo thu hút ñược nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu khác nhau. Khi ñó danh tiếng
của ngân hàng sẽ ñược tăng lên do nhiều khách hàng tham gia giao dịch. Đồng thời
khi ngân hàng cung cấp tốt các dịch vụ thì khả năng tăng nhu cầu giao dịch của
khách hàng cũng sẽ tăng. Điều này có nghĩa là khi khách hàng tham gia dịch vụ thứ
nhất, khi có nhu cầu dịch vụ khác thì ngân hàng mà khách hàng nghĩ ñầu tiên là
ngân hàng cung cấp dịch vụ thứ nhất.
Tuy nhiên, sự ña dạng hóa các dịch vụ cần phải thực hiện trong tương quan
so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều
dịch vụ có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải quá mức
các nguồn lực.
- 20 -
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến cạnh tranh trong hoạt ñộng của các ngân

hàng thương mại:
Trong thời ñại ngày nay, cạnh tranh của các NHTM bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố sau:
Trước hết, ảnh hưởng của quá trình hội nhập:
Toàn cầu hóa kinh tế, dẫn ñến quá trình hội nhập các NH, thực tế cho thấy
toàn cầu hóa kinh tế là một phương thức thúc ñẩy mạnh mẽ tiến trình hội nhập của
các quốc gia, ñặc biệt là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, qua ñó các NHTM ñã
không ngừng mở rộng quy mô hoạt ñộng và thị phần bằng cách vươn tới những thị
trường vượt ra khuôn khổ quốc gia.
Một trong những tiêu chuẩn ñể ñánh giá mức ñộ hội nhập và khả năng phát
triển của các NHTM là tính ña quốc gia trong phạm vi hoạt ñộng kinh doanh. Vì
vậy, nhiều NHTM ñã mở ra khắp các Châu lục bằng nhiều phương thức: mở mới
chi nhánh, hợp nhất, sát nhập, mua lại…quy mô của các NHTM tăng lên ñáng kể.
Xu hướng các NHTM lớn, giàu tiềm lực tài chính tìm cách thâm nhập vào các
NHTM nhỏ ở các quốc gia, nơi họ ñến ñể tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Đây ñược
xem là giải pháp chủ yếu trong việc thâm nhập thị trường cung cấp dịch vụ ngân
hàng ở các nước ñang phát triển của các ngân hàng lớn, tạo ra tính ña quốc gia trong
hình thức sở hữu của các NHTM.
Cạnh tranh không giới hạn phạm vi quốc gia mà diễn ra ở khắp châu lục,
trong cuộc cạnh tranh này các NHTM ở các nước phát triển, có quy mô lớn và tiềm
lực tài chính, giàu kinh nghiệm sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng ở các nước ñang
phát triển, nguy cơ bị thôn tính của các ngân hàng ở những quốc gia này sẽ tăng,
song nó cũng tạo ra những ñộng lực nhất ñịnh ñể các ngân hàng có quy mô nhỏ ý
thức hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt
ñộng, nâng cao vị thế của mình.
Thứ hai, ảnh hưởng của quá trình tiến bộ khoa học công nghệ
Thời gian gần ñây, cùng với sự hỗ trợ của cuộc cách mạng khoa học công
nghệ, các NHTM ñã ñưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện
ñại. Các NHTM này ñã và ñang xúc tiến ứng dụng khoa học công nghệ vào hệ
thống tự ñộng thay thế cho lao ñộng thủ công hiện nay với mức ñộ tin cậy, ñặc biệt

- 21 -
trong lĩnh vực: thanh toán bù trừ, nhận tiền gửi qua máy ATM, hệ thống xử lý,
thống kê và tổng hợp các giao dịch hàng ngày.
Những tiến bộ của công nghệ ñã hỗ trợ ngân hàng xử lý công việc thanh toán
nhanh hơn, tạo ñiều kiện thuận lợi hơn trong thu hút và ñáp ứng các nhu cầu khách
hàng ñồng thời giúp cho NHTM giảm ñược chi phí kinh doanh, nâng cao vị thế
cạnh tranh. Vì thế, các NHTM ñang ngày càng gia tăng ñầu tư vào các trang thiết bị
và phương tiện hiện ñại ñể dần thay thế những thao tác nghiệp vụ thủ công.
Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn có vai trò quan trọng và mang tính quyết
ñịnh trong hoạt ñộng kinh doanh của NHTM, bởi sự phát triển công nghệ ñã giúp
cho các NHTM có ñược những bước ñi dài trong ñột phá nâng cao chất lượng dịch
vụ, ñáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, phục vụ tốt hơn cho
công tác thống kê, phân tích hiệu quả của các hoạt ñộng kinh doanh, nhưng những
tiến bộ của công nghệ chỉ có thể phát huy, tạo ra những lợi thế vượt trội khi có sự
quản lý và kiểm soát hiệu của của con người.
Thứ ba, ảnh hưởng từ nhu cầu ñòi hỏi từ phía khách hàng
Xu hướng quốc tế hóa hoạt ñộng ngân hàng ñã ñặt các NHTM trước áp lực
rất lớn của sự cạnh tranh, không những cạnh tranh giữa các NHTM mà còn cạnh
tranh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng (các công ty tài chính, các quỹ ñầu tư,
các công ty bảo hiểm, bưu ñiện…), xu hướng này sẽ ảnh hưởng và tác ñộng ñến
khách hàng của các ngân hàng trong tương lai, vì trong kinh doanh, mọi doanh
nghiệp ñều lấy khách hàng làm ñối tượng và mục tiêu phục vụ, họ ñã không ngừng
nỗ lực ñổi mới và xây dựng mô hình phục vụ hướng tới khách hàng, thỏa mãn tối ña
các nhu cầu của khách hàng dựa trên các giới hạn chi phí cho phép. Do ñó, những
ñòi hỏi của khách hàng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ ñã ảnh hưởng trực
tiếp ñến hoạt ñộng của các NHTM là tất yếu.
Mặt khác, kinh tế càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dân càng
nâng cao, nhu cầu của họ ñối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng ñòi hỏi ngày càng
phải hoàn thiện, giá trị gia tăng mang lại từ các sản phẩm dịch vụ ñó ngày càng
nhiều, từ nhu cầu thực tế, ñòi hỏi các NH phải nhạy bén, cảm nhận thị trường ñể

“bán cái khách hàng cần”.
Hơn nữa, trong ñiều kiện thị trường tài chính phát triển như hiện nay, các
doanh nghiệp lớn có nhiều cơ hội ñể lựa chọn phương thức tài trợ vốn hơn, thông
- 22 -
qua các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, qua thị trường chứng khoán và họ phải
cân nhắc lựa chọn phương án tài trợ nào có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, nhằm
mục ñích tối ña hóa các lợi ích kinh tế của họ. Sự thay ñổi này, sẽ ảnh hưởng không
nhỏ ñến hoạt ñộng ngân hàng, các khoản cho vay lớn giảm, các khoản cho vay nhỏ
lẻ tăng, chi phí quản lý tăng, rủi ro cũng tăng, phần nào cũng làm ảnh hưởng ñến
năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Thứ tư, ảnh hưởng từ nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế
Hệ thống NH với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế ñã cung ứng một
lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế hàng năm (chiếm khoảng 16% - 18% GDP) và
gần bằng 50% tổng vốn ñầu tư toàn xã hội, NH là ngành có mối quan hệ mật thiết
với các biến ñộng của nền kinh tế, ñây là ngành chịu ảnh hưởng ñầu tiên khi nền
kinh tế gặp khó khăn, nhưng cũng là ngành hồi phục trước tiên ñể tạo ñiều kiện cho
nền kinh tế hồi phục và ñi vào ổn ñịnh.
Với ñặc ñiểm, hoạt ñộng của các NHTM ñồng thời cũng là một trong những
công cụ hữu hiệu ñể NHNN thực hiện ñiều tiết các chính sách tiền tệ, vì thế tốc ñộ
tăng trưởng của các NHTM có ảnh hưởng trực tiếp ñến nền kinh tế và ngược lại. Do
vậy, ñể ñảm bảo an toàn, NHNN giám sát các hoạt ñộng của NHTM rất chặt, nhất là
mức vốn chủ sở hữu của NHTM, một trong những tiêu chí ñể ñánh giá xếp hạng các
NHTM là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, ñể ñạt tỷ lệ này các NHTM ñã phải
thường xuyên tăng vốn ñiều lệ bằng nhiều cách (sáp nhập, bán cổ phần, bổ sung từ
lợi nhuận ñể lại ) ñiều này ñã tạo áp lực làm gia tăng quá trình các NHTM ñua
nhau tăng vốn ñiều lệ trong thời gian gần ñây.
1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại
- Đối với các ngân hàng thương mại: việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
các NHTM giúp cho các ngân hàng này giành ñược thị phần, chuẩn bi hội nhập tốt

hơn.
Tính ñến thời ñiểm tháng 12/2010, hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam
gồm: 03 NHTMNN, 39 NHTMCP, 01 ngân hàng chính sách, 48 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam, 05 ngân hàng liên doanh, 05 ngân hàng 100% vốn
nước ngoài, 46 ngân hàng ñại diện ngân hàng nước ngoài, 17 công ty tài chính, 13
công ty cho thuê tài chính và một số tổ chức tín dụng hợp tác.
- 23 -
Với số lượng các ngân hàng và các tổ chức tín dụng như trên, nhất là các ngân
hàng nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm và vốn lớn,
ñã tạo một áp lực cạnh tranh gay gắt. Do ñó, các ngân hàng thương mại trong nước
cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Hơn nữa, bước sang năm 2011, mọi rào cản ñối với các ngân hàng nước ngoài
theo cam kết khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới năm 2007 ñược tháo bỏ, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt
với các ngân hàng ngoại sẽ là cú hích cho sự phát triển của các Ngân hàng thương
mại Việt Nam nếu không muốn bị thua thiệt trên sân nhà.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các ngân hàng thương mại cần phải nâng
cao năng lực tài chính, nâng cao năng lực công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực
ñược nâng lên. Đặc biệt, khi nâng cao năng lực cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng thương mại sẽ ñược ña dạng hóa với chất lượng ñược nâng cao, năng
lực quản lý và ñiều hành ñược nâng lên.
- Đối với các khách hàng: việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại sẽ ñem lại cho các khách hàng ñược hưởng nhiều dịch vụ, với chất
lượng cao và giá cả hợp lý.
- Đối với nền kinh tế Việt Nam: việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân
hàng thương mại sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam có ñược một hệ thống ngân
hàng hiện ñại, với ña dạng các dịch vụ chất lượng cao làm cơ sở ñể thúc ñẩy phát
triển các ngành khác.
1.3. Kinh nghiệm về năng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc sau gia nhập WTO:
Để tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại sau khi gia nhập
WTO, chiến lược trung hạn của Trung Quốc là phát triển các thể chế tài chính lành
mạnh không bị tổn thương bởi làn sóng cạnh tranh nước ngoài và phát triển thị
trường liên ngân hàng tạo ñiều kiện cho tự do hóa lãi suất và quản lý rủi ro.
Năm 1998, Bộ Tài chính Trung Quốc ñã phát hành 270 tỷ nhân dân tệ trái
phiếu ñặc biệt ñể tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn, nâng tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu trung bình của các ngân hàng này từ 4,4% ñến 8% theo ñúng Luật ngân
hàng Thương mại Trung Quốc.
- 24 -
Cổ phần 4 ngân hàng thương mại lớn và khuyến khích các ngân hàng này
bán cổ phiếu trên thị trường trong và ngoài nước, coi ñây như một cách ñể tăng vốn
và nâng cao năng lực quản lý.
Sự giám sát tài chính các ngân hàng cũng ñược cũng cố. Cuối năm 1998,
Trung Quốc ñã ñưa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các ngân hàng, mặc dù hệ
thống này vẫn chưa ñược áp dụng rộng rãi.
Một phần trong chương trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãi suất
nhằm ñưa ra các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường ñể tăng khả năng cạnh
tranh và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Bước ñầu, Ngân hàng trung
ương Trung Quốc (PBOC) ñã tự do hóa lãi suất thị trường liên ngân hàng. Tháng
9/2000, PBOC lên kế hoạch 3 năm ñể tự do hóa lãi suất. Các hạn chế ñối với việc
cho vay bằng ngoại tệ ñược loại bỏ ngay lập tức và tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ ñã tăng
lên
Tháng 6/2004, 2 ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of
China (BOC) ñã xử lý 300 tỷ nhân dân tệ (tương ñương khoảng 36,2 tỷ USD) nợ
khó ñòi, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74% và chuẩn bị cho lần ñầu tiên
phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Tháng 5/2006, International Commercial Bank of China (ICBC) cũng bán cổ
phiếu ra công chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc có tỷ lệ ñầu tư nước ngoài
cao nhất, chiếm khoảng 8,89% vốn ñiều lệ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ICBC

ñược tăng lên tới 10,26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4,43%, gần tới mức 1-2%
của các ngân hàng nước ngoài.
Kể từ khi gia nhập WTO, khu vực ngân hàng của Trung Quốc không dễ bị
thôn tính bởi các ñối thủ nước ngoài bởi chính phủ Trung Quốc ñã có những phản
hồi ñúng hướng và có những bước ñi thận trọng. Mở cửa thị trường tài chính và sự
tham gia của các ngân hàng nước ngoài ñã trở thành ñộng lực cho khu vực tài chính
của Trung Quốc trong việc cải cách thể chế cơ cấu mà không ñem lại những cuộc
khủng hoảng trầm trọng.
Chiến lược “xi măng và con chuột” của các ngân hàng thương mại Trung
Quốc
Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng
tại Trung Quốc cho rằng e-banking sẽ là ñầu cầu ñể các ngân hàng nước ngoài tấn
- 25 -
công vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Để có thể cạnh tranh với các
ngân hàng nước ngoài ngay trong dịch vụ này, các ngân hàng thương mại Trung
Quốc ñã áp dụng chiến lược “xi măng và con chuột” cho dịch vụ e-banking với ñặc
tính nhanh chóng, linh hoạt như “con chuột” và khả năng bảo mật an toàn cao, vững
chắc như “xi măng”. Nội dung của chiến lược như sau:
Để dịch vụ e-banking có ñược sự thông minh, lanh lợi như “con chuột”, các
ngân hàng thương mại lớn tại Trung Quốc ñã liên tục nâng cấp hệ thống ngân hàng
trực tuyến và thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo về sự tiện dụng của dịch vụ e-
banking này. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Trung Quốc còn tuyển dụng
những nhân viên giỏi nhất, thành thạo nghiệp vụ nhất vào làm việc tại bộ phận e-
banking.
Để vững chắc như “xi măng”, các ngân hàng thương mại Trung Quốc phải
áp dụng nhiều biện pháp ñể tăng tính an toàn và bảo mật cho dịch vụ này như: xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự ñộng ñể lưu giữ hồ sơ và phân tích các
giao dịch e-banking ñể tăng cường việc kiểm tra nội bộ trong ngân hàng và chú
trọng việc bảo mật thông tin e-banking ñể giữ cho các thông tin thiết yếu không bị
rò rỉ và không bị truy cập trái phép; nhất là khi các giao dịch này hoàn toàn ñược

thực hiện qua Internet và ñược lưu trong cơ sở dữ liệu.
Có thể dẫn chứng sự thành công của chiến lược này của các ngân hàng
thương mại Trung Quốc qua kết quả ñạt ñược tại ngân hàng ICBC. ICBC ñã nâng
cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 2 năm ñầu thực
hiện chiến lược và ñã thu ñược giá trị giao dịch lên ñến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu
USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng dẫn ñầu trong việc cung cấp các
dịch vụ thanh toán trực tuyến cước ñiện thoại cố ñịnh và di ñộng tại thị trường nội
ñịa. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập ñoàn môi giới bảo hiểm
lớn nhất cả nước và một số tổ chức tài chính ña quốc gia, trong ñó phải kể ñến
Citibank, hiện là khách hàng trong tổng số 5.600 khách hàng của hệ thống ngân
ngân hàng trực tuyến ICBC.
Thế mạnh của các ngân hàng thương mại Trung Quốc so với các ngân hàng
thương mại nước ngoài là họ dễ chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng nội ñịa hơn. Do
vậy, họ ñã biết tận dụng lợi thế này ñể phát triển một dịch vụ mới và hiện ñại (là

×