Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.75 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




NGUYỄN THỊ THU HỒNG









GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẺ
THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐÔNG Á




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ










TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




NGUYỄN THỊ THU HỒNG




GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẺ
THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐÔNG Á


Chuyên ngành : Kinh tế tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐOÀN ĐỈNH LAM







TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này do bản thân tôi tự làm và được thực hiện
theo chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học, các số liệu và thông tin sử dụng
trong luận văn này đều có nguồn gốc được trích dẫn rõ ràng và trung thực. Nếu
sai, tôi xin hoàn toàn chòu trách nhiệm trước Khoa sau đại học, Khoa ngân hàng,
Nhà trường và pháp luật.

TP.Hồ Chí Minh, năm 2011



Nguyễn Thò Thu Hồng



















1

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, đồ thò
Mở đầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN
1.1 Lch s hình thành và phát trin ca th thanh tốn 8
1.2 Khái qt v th thanh tốn 10
1.2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt 10
1.2.2 Khái niệm 11
1.2.3 Cấu trúc của thẻ thanh toán 11
1.2.4 Phân loại 12
1.3 Lợi ích ca vic thanh toán thẻ 14
1.3.1 Đối với người sử dụng thẻ 14
1.3.2 Đối với ngân hàng 15
1.3.3 Đối với đơn vò chấp nhận thẻ 16
1.3.4 Ý nghóa kinh tế và xã hội 16
1.4 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ 17

1.5 Những kinh nghiệm thò trường thẻ thanh toán trên thế giới và vấn đề tại VN
1.5.1 Thò trường thẻ một số quốc gia trên thế giới 19
1.5.2 Một số vấn đề rút ra đối với Việt Nam 21
Kết luận chương 1 22



2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐÔNG Á
2.1 Giới thiệu về NH Đông Á 24
2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Đông Á 24
2.1.2 Các sản phẩm NH Đông Á 27
2.1.2.1 Khách hàng cá nhân 27
2.1.2.2 Khách hàng doanh nghiệp 28
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm gần đây của Đông Á 28
2.2 Giới thiệu về th NH Đông Á 33
2.2.1 Sự ra đời của thẻ Đông Á 33
2.2.2 Phân loại 33
2.2.3 Thực trạng dòch vụ thẻ tại NH Đông Á 34
2.2.3.1 Nghiệp vụ phát hành thẻ 34
2.2.3.2 Tình hình kinh doanh thẻ 35
2.2.4 Đánh giá về các chức năng, tiện ích của thẻ Đông Á 46
2.2.4.1 Ưu điểm 46
2.2.4.1 Nhược điểm 47
2.2.5 Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ 48
2.2.5.1 Những thành quả đạt được 48
2.2.5.2 Những hạn chế trong việc mở rộng thanh toán thẻ tại NH Đông Á 50
2.2.6 Rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ của NH Đông Á 53

Kết luận chương 2 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẺ THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á
3.1 Đònh hướng và mục tiêu phát triển dòch vụ thẻ tại ĐAB 55
3.2 Cơ hội và thách thức 55



3

3.3 Các giải pháp phát triển thẻ tại ĐAB 60
3.3.1 Tăng cường các giải pháp phòng chống rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ 60
3.3.1.1 Nhóm giải pháp liên quan đến ngân hàng 61
3.3.1.2 Nhóm giải pháp liên quan đến khách hàng 61
3.3.2 Nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ 62
3.3.3 Tăng cường công tác an ninh, bảo mật 64
3.3.4 Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra công chúng 64
3.3.5 Phát triển nguồn nhân lực 65
3.3.6 Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng thương mại khác 67
3.4 Kiến nghò đối với các cơ quan hữu quan 67
3.4.1 Đối với Chính phủ 67
3.4.2 Đối với NHNNVN 68
3.4.3 Đối với Hiệp hội thẻ Việt Nam 70
Kết luận chương 3 71
Kết luận 72
Tài liệu tham khảo 73












4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB : Ngân hàng Á Châu
Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ATM : Máy rút tiền tự động (Automatic Teller Machine)
Banknetvn : Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam
ĐAB : Ngân hàng Đông Á
ĐƯTM : Điểm ứng tiền mặt
ĐVCNT : Đơn vò chấp nhận thẻ
EMV : là chuẩn thẻ thanh toán thông minh do 3 liên minh thẻ lớn Europay,
Master và Visa đưa ra
JCB : The Japan Card Based
NHNNVN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHPHT : Ngân hàng phát hành thẻ
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMQD : Ngân hàng thương mại quốc doanh
NSNN : Ngân sách Nhà nước
PIN : Mật mã cá nhân (Personal Identification Number)
POS : Nơi thực hiện các giao dòch mua bán lẻ (Point of sale)
Smartlink : Công ty cố phần dòch vụ thẻ thông minh
TMCP : Thng mi c phn

VCB : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Vietinbank : Ngân hàng Công Thương
VNBC : Việt Nam Bank Card
WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)





5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
Tên bảng biểu
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008 - 2010 29
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 29
Bảng 2.3 Các chỉ số tài chính cơ bản năm 2010 32
Bảng 2.4 Số lượng phát hành thẻ Đông Á 36
Bảng 2.5 Số lượng máy ATM qua các năm 37
Bảng 2.6 Số lượng điểm chấp nhận thẻ qua các năm 39
Bảng 2.7 Doanh số phát sinh trên tài khoản thẻ 41
Bảng 2.8 Phí sử dụng thẻ ATM tại ĐAB 43

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT
Tên đồ thò, hình vẽ
Trang

Bảng 2.1 Số lượng phát hành thẻ qua các năm 36
Bảng 2.2 Số lượng máy ATM qua các năm 37
Bảng 2.3 Số lượng điểm chấp nhận thẻ qua các năm 40
Bảng 2.4 Doanh số phát sinh trên tài khoản thẻ qua các năm 42













6

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một thực tế tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay là thói quen thanh toán
bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức người dân. Phát triển sản phẩm dòch vụ thẻ
là một trong những phương thức giúp người dân làm quen với thanh toán không
dùng tiền mặt, đáp ứng tiến trình hội nhập. Để thực hiện được việc này vai trò của
các ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng.
Năm 2002, thẻ thanh toán của Ngân hàng Đông Á chính thức gia nhập vào
thò trường. Với những tiện ích của mình, thẻ Đông Á nhanh chóng thu hút được sự
quan tâm của đông đảo khách hàng, xóa dần đi quan niệm: thẻ Ngân hàng chỉ dành
cho những người giàu có, đưa dòch vụ ngân hàng đến tất cả các tầng lớp trong xã

hội, từng bước thay đổi thói quen thanh toán tiền mặt của người dân.
Qua gần 10 năm ra đời, thẻ ATM của Ngân hàng Đông Á không ngừng gia
tăng về nhiều mặt như số lượng chủ thẻ, doanh số thanh toán, số lượng máy ATM,
số lượng ĐVCNT, các tính năng tiện ích của thẻ,….Dòch vụ thẻ phát triển đã mang
lại nhiều tiện ích cho cả người sử dụng, ngân hàng và cho toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thẻ ATM của NH Đông Á cũng đã bộc
lộ, phát sinh không ít những bất cập, khó khăn cần giải quyết. Để ĐAB có thể mở
rộng, phát triển dòch vụ thẻ của mình và trở thành một trong những Ngân hàng bán
lẻ hàng đầu tại Việt Nam, tôi đã quyết đònh chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Á.”
2. Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán: lợi ích, đặc điểm và cơ sở
pháp lý cũng như tính tất yếu của việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán tại Việt
Nam.


7

- Trên cơ sở thu thập phân tích số liệu, đề tài nêu lên được thực trạng dòch vụ thẻ tại
Ngân hàng TMCP Đông Á. Từ đó, đưa ra một số khó khăn và những vấn đề cần
giải quyết của thẻ thanh toán.
- Từ đó, đề xuất một số kiến nghò, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ thanh
toán tại Ngân hàng TMCP Đông Á.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: dòch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Đông Á
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề chung về thẻ ngân hàng, số liệu
liên quan đến dòch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Đông Á trong 5 năm gần đây.
- Phương pháp nghiên cứu: phân tích thống kê, đối chiếu và so sánh những số liệu,
kết hợp với cơ sở lý luận cơ bản về thẻ thanh toán, từ đó đưa ra một số giải pháp
nhằm phát triển dòch vụ thẻ tại Ngân hàng Đông Á.

4. Kết cấu, nội dung của đề tài
Chương 1: Tổng quan về sản phẩm thẻ thanh toán. Đây là phần cơ sở lý luận cho
toàn bộ đề tài, bao gồm: tổng quan về thẻ thanh toán, lợi ích, rủi ro của thẻ thanh
toán.
Chương 2: Thực trạng dòch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đông Á.
Chương này trình bày thực trạng và đánh giá hoạt động kinh doanh thẻ, rủi ro trong
hoạt động kinh doanh thẻ tại ĐAB.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ thanh toán tại Ngân hàng
TMCP Đông Á. Chương 3 đưa ra giải pháp nhằm phát triển dòch vụ và kiến nghò với
các cơ quan hữu quan, để phát triển hơn nữa dòch vụ thẻ thanh toán.






8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM THẺ THANH TOÁN
1.1. Lch s hình thành và phát trin ca th thanh tốn:
Theo tài liệu của Tổ chức thẻ Visa quốc tế, năm 1914, công ty điện báo hàng đầu
của Hoa Kỳ là Western Union đã phát hành tấm thẻ bán cho khách hàng (KH) của
mình để thực hiện những giao dòch trên thò trường mà người ta tin rằng đó là thẻ
thanh toán đầu tiên. Tấm thẻ này là một miếng kim loại mỏng, nhỏ và được xem
như một loại tiền kim loại. Tấm thẻ này có ghi tên KH và cho phép họ thuận tiện
trong việc gửi đi nhiều bức điện tín và có thể thanh toán ngay. Đến cuối mỗi tháng,
công ty này liệt kê và in ra hóa đơn từng khoản thanh toán, tình hình thực hiện giao
dòch của họ…
- Năm 1924, Công ty General Petroleum ở California đã phát hành những tấm thẻ

xăng dầu cho công nhân và những khách hàng chọn lọc của mình.
- Cuối năm 1930, Công ty AT & T giới thiệu loại thẻ Bell System Credit Card, một
công cụ thuận tiện được thiết kế để tạo dựng lòng trung thành của khách hàng, được
gọi là “thẻ trung thực”.
- Năm 1949, McNamara đã cho ra đời loại thẻ mang tên “Diners club”. Với lệ phí
hàng năm là 5 USD, những người mang thẻ “Diners club” có thể ghi nợ khi đi ăn ở
27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Đến năm 1951 đã có hơn 1
triệu USD được tính nợ và số lượng thẻ ngày càng tăng lên, công ty phát hành thẻ
Diners Club nhanh chóng thu được lãi.
Sự thành công vượt ngoài dự kiến của Diners Club đã tạo tiền đề cho hoạt động
phát hành thẻ tín dụng NH mà đi tiên phong trong lónh vực này là Franklin
National Bank ở Long Island, New York vào năm 1951. Để có thể sử dụng thẻ tín
dụng do Franklin National Bank phát hành, KH phải yêu cầu NH này cho vay một


9

khoản tín dụng. Trong trường hợp được NH đồng ý, KH sẽ được phát hành một thẻ
tín dụng để mua hàng hóa, dòch vụ…
- Năm 1955 hàng loạt các loại thẻ mới ra đời như Trip Charge, Golden Key,
Gourmet Club, Esquire Club; đến năm 1958 Carde Blanche của hệ thống khách sạn
Hilton và American Express của American Express Corporation ra đời và thống
lónh thò trường thế giới.
Năm 1960, Bank of America phát hành thẻ Bank Americard. Bank of America đã
xây dựng một số quy đònh và tiêu chuẩn riêng đối với các đònh chế tài chính khi
phát hành thẻ Bank Americard.
- Năm 1966, 14 NH ở Hoa Kỳ đã quyết đònh thành lập một Hiệp hội thẻ liên ngân
hàng gọi là InterBank Card Association – ICA để trao đổi các thông tin về các
giao dòch thẻ tín dụng.
- Năm 1967, bốn NH thuộc Bang California đã thành lập Hiệp hội thẻ ngân hàng

các bang phía Tây (Western States BankCard Association – WSBA) và sản phẩm
thẻ của Hiệp hội được gọi với cái tên là MasterCharge. Đến cuối thập niên 1960,
nhiều đònh chế tài chính đã trở thành hội viên của WSBA để phát hành các sản
phẩm thẻ NH mang thương hiệu MasterCharge và cạnh tranh với thẻ Bank
Americard.
- Năm 1977, thẻ tín dụng Bank Americard trở thành thẻ Visa và Tổ chức Visa quốc
tế đã ra đời từ đây. Ngày nay, Visa có mặt ở 200 nước trên thế giới, có thể xử lý
được 175 loại tiền tệ khác nhau. Visa đang kết nối 16.000 tổ chức với 1,8 tỷ người
sử dụng với hàng triệu máy ATM và điểm bán hàng. Tại Việt Nam, số lượng người
sử dụng thẻ là 1,5 triệu người tính đến hết năm 2010. (Kinh doanh số 91, ngày
30/05/2011)
Đến năm 1979, MasterCharge đổi tên thành MasterCard và các sản phẩm thẻ
MasterCard đã ra đời và phát triển để trở thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của thẻ


10

Visa. MasterCard có mặt ở 210 nước trên thế giới, 3.800 khách hàng đăng ký mỗi
ngày, có khoảng 25 triệu điểm chấp nhận thẻ. (www.mastercard.com)
Cho đến nay, số lượng thành viên tham gia vào Hiệp hội MasterCard đã lên đến
hơn 31.000 thành viên, mạng lưới rút tiền mặt đã được triển khai rộng rãi gần
200.000 NH trên thế giới, góp phần đưa thò trường thẻ trên thế giới ngày càng phát
triển.
Bây giờ thì những cái tên như Visa hay Master Card đã nằm trong danh sách thương
hiệu nổi tiếng nhất hành tinh. Chúng góp phần làm cho các quốc gia gần nhau hơn.
Chỉ với một vài chiếc thẻ trong tay, thế giới loài người dường như đã trở nên nhỏ bé
và thân thiện hơn nhiều khi người ta có thể đi từ châu Âu sang châu Mỹ, đến lục đòa
đen về châu Á mà không bận tâm nhiều về nhu cầu tiền mặt.
1.2 Khái qt v th thanh tốn:
1.2.1. Thanh tốn khơng dùng tin mt:

Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng (NH), là tổng hợp các
mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của
người này sang tài khoản của người khác tại NH, với sự kiểm soát của NH mà
không cần dùng tiền mặt.
Theo dự báo của các nhà kinh tế, với đà phát triển kinh tế xã hội, lưu thông hàng
hóa, trao đổi, dòch vụ được mở rộng thì thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng
chiếm phạm vi và khối lượng lớn hơn so với thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài tác
dụng như góp phần vào việc thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông HH, làm tăng
tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ, tiết kiệm chi phí cho xã hội, thanh toán không dùng
tiền mặt còn là công cụ quan trọng để thực hiện công tác quản lý kinh tế của Nhà
nước.
Vì vậy, nghò đònh số 123/2008/NĐ-CP và thông tư số 129/2008/TT-BTC ra đời
quy đònh điều kiện được thấu trừ thuế GTGT đối với hoạt động mua bán trên
20.000.000đ phải được thanh toán qua ngân hàng từ ngày 01/01/2009 và chỉ thò số


11

20/2007/CT/TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc trả lương cho cán bộ
công nhân viên chức qua tài khoản ngân hàng.
Trong phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, các đối tượng kinh tế có thể sử
dụng các hình thức thanh toán khác nhau bằng cách trích tài khoản của mình tại NH
để chi trả cho người thụ hưởng như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, lệnh chuyển
tiền và thẻ thanh toán. Một hình thức thanh toán đang được sử dụng phổ biến trên
thế giới hiện nay, đối với cá nhân, đó là thanh toán bằng thẻ NH. So với các hình
thức thanh toán khác thì thẻ NH có nhiều ưu điểm hơn vì đã ứng dụng những tiến bộ
của ngành công nghệ thông tin mang lại để phát triển công nghệ thanh toán bằng
thẻ, giúp cho việc thanh toán của người dân qua NH trở nên nhanh chóng và tiện
lợi.
1.2.2. Khái niệm

Trên quan điểm của ngân hàng, việc phát hành và thực hiện thanh toán thẻ là một
nghiệp vụ bao gồm các hoạt động cho vay, huy động vốn, thanh toán trong nước và
quốc tế. Thẻ thanh toán là một phương thức, một dòch vụ thanh toán do NH cung cấp
cho KH theo hợp đồng giữa tổ chức phát hành thẻ và chủ thẻ.
Theo Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ NH, ban hành kèm quyết đònh
số 371/1999/QĐ – Ngân hàng Nhà nước thì thẻ ngân hàng là “công cụ thanh toán do
ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa
ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ”.
Từ đó có thể khái quát, Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng
tiền mặt do ngân hàng phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ để thanh toán tiền
hàng hóa, dòch vụ tại các đơn vò chấp nhận thẻ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút
tiền tự động ATM.
1.2.3. Cấu trúc của thẻ thanh toán
Chiếc thẻ nhựa nhỏ gọn như một tấm danh thiếp xinh xắn với kích thước gần như
thống nhất là 84 mm x 54 mm x 0.76 mm. Mặt trước in màu sắc có biểu tượng của tổ


12

chức thẻ, tên và biểu tượng của ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực, tên
chủ thẻ được in nổi và có thể có thêm ảnh của chủ thẻ.
Mặt sau có các đặc điểm bảo mật, dải băng từ chứa các thông tin tài chính đã được
mã hóa, thêm ô chữ ký của chủ thẻ và các quy đònh ngắn gọn liên quan. Hầu hết
các loại thẻ quốc tế được làm bằng nhựa với kỹ thuật cao, lại được dùng thay thế
các hoạt động thanh toán sử dụng tiền mặt nên chiếc thẻ được gọi là tiền nhựa
(plastic money).
1.2.4. Phân loại:
- Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
 Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng một hạn
mức tín dụng theo thỏa thuận với tổ chức phát hành (thường là ngân hàng) và

chủ thẻ phải thanh toán mức trả nợ tối thiểu vào ngày đến hạn. Đây là loại
thẻ được sử dụng phổ biến nhất, được xem là một công cụ tín dụng trong lónh
vực cho vay tiêu dùng. Các ngân hàng hay tổ chức tài chính phát hành thẻ tín
dụng dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó mỗi đối
tượng khách hàng có những hạn mức tín dụng khác nhau. Thẻ tín dụng có tại
Việt Nam cách đây 20 năm nhưng vẫn không phát triển mạnh được vì các
ngân hàng rất hạn chế cấp hạn mức tín chấp cho chủ thẻ, thông thường chủ
thẻ phải ký quỹ hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo cho hạn mức tín dụng được
cấp.
 Thẻ ghi nợ (Debit card): là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp đến tài khoản
tiền gửi thanh toán giúp chủ thẻ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tiền mặt, rút
tiền mặt hoặc thanh toán. Thường thì thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng
vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Tuy nhiên,
trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu chi, như
một dòch vụ tín dụng giá trò gia tăng mà các ngân hàng triển khai cho các chủ


13

tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất đònh, hoặc
thực hiện phương thức trả lương qua tài khoản.
Thẻ ATM là một hình thức đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ giao dòch trực
tiếp qua tài khoản từ hệ thống máy rút tiền tự động (ATM). Ngoài giao dòch rút tiền
mặt, chủ thẻ còn có thể thực hiện nhiều giao dòch tại các ATM như: vấn tin, chuyển
khoản, in sao kê, thanh toán hóa đơn, gửi tiền… mà không cần phải đến ngân hàng.
 Thẻ trả trước (prepaid card): Thẻ trả trước là loại cho phép chủ sở hữu gửi,
nạp, rút tiền mặt, thanh toán tiền hàng hoá, dòch vụ, sử dụng các dòch vụ khác
trong phạm vi giá trò tiền được nạp vào thẻ. Chủ thẻ trả trước không nhất
thiết phải có mối quan hệ tài khoản với ngân hàng. Có loại thẻ đòi hỏi xác
đònh danh tính chủ thẻ, cũng có loại vô danh, cho phép dùng một lần hoặc tái

nạp (nạp thêm tiền để tăng số dư).
Trên thế giới, thẻ trả trước do ngân hàng phát hành khá phổ biến, mà một dạng của
nó là CashCard - thẻ tiền mặt. Khách hàng có thể mua thẻ với mệnh giá nhất đònh
và dùng để chi tiêu thay cho tiền mặt.
- Phân loại theo công nghệ sản xuất ta có thể chia làm 3 loại:
 Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): Được làm dựa trên kỹ thuật khắc chữ
nổi; tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta
không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật thô sơ dễ bò giả mạo.
 Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): theo đó, các dữ liệu, thông tin liên quan đến
KH sẽ được lưu trữ trong băng từ ở mặt sau của thẻ. Những thông tin này không
được mã hóa nên dễ bò lấy cắp thông tin. Hiện nay, tại Việt Nam loại thẻ này
được sử dụng phổ biến, do chi phí giá thành thấp. Trong tương lai, các NH và tổ
chức phát hành thẻ sẽ chuyển sang thẻ thông minh;
 Thẻ thông minh (Smartcard): là loại thẻ theo đó các dữ liệu, thông tin liên
quan đến KH sẽ được lưu trữ trong một bộ nhớ điện tử, được gọi là “chíp”. Thẻ


14

thông minh có ưu điểm nổi bật là hạn chế việc sử dụng thẻ giả mạo; tuy nhiên
chi phí phát triển là rất cao.
- Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
 Thẻ nội đòa: Là thẻ chỉ được sử dụng trong phạm vi một quốc gia, do đó đồng
tiền giao dòch phải là đồng bản tệ của nước đó. Giới hạn này dẫn đến đa số
khách hàng thẻ nội đòa là người dân trong nước và chỉ có những đơn vò cung ứng
hàng hóa dòch vụ trong nước mới chấp nhận thanh toán loại thẻ này. Thẻ này lại
có ưu điểm thuận tiện cho người sử dụng trong nước và dễ dàng nhận biết tại
các điểm thanh toán trong nước.
 Thẻ quốc tế: Đây là thẻ được sử dụng trên phạm vi toàn cầu, được phép giao
dòch những ngoại tệ mạnh. Mạng lưới chấp nhận thanh toán của loại thẻ này

được phủ khắp nhiều quốc gia trên thế giới, rất thích hợp với các doanh nhân và
khách du lòch. Thẻ quốc tế có nhiều tính năng của thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ
tiền mặt và được sử dụng công nghệ hiện đại.
1.3. Lợi ích ca vic thanh toán thẻ
1.3.1. Đối với người sử dụng thẻ
- Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt vừa tiện lợi, an toàn, tiết
kiệm, vừa văn minh, hiện đại mà không bò phân biệt giá so với khi trả bằng tiền
mặt. KH sử dụng thẻ có thể thanh toán các giao dòch dễ dàng nhờ vào mạng lưới
rộng rãi các đại lý chấp nhận thẻ trong và ngoài nước như khách sạn, nhà hàng, siêu
thò, taxi…
- Sử dụng thẻ mang lại sự an toàn cho KH, tránh sự phiền hà và nguy hiểm khi dùng
tiền mặt đi công tác hay mua bán. Trong trường hợp bò mất thẻ, chủ thẻ có thể báo
ngay cho NHPHT để kòp thời phong tỏa tài khoản thẻ. Người nhặt hay lấy cắp thẻ
cũng khó có thể sử dụng được vì thẻ có hình, chữ ký cũng như mật mã chỉ có chủ
thẻ mới biết được.


15

- Khi cần thiết chủ thẻ có thể rút tiền mặt tại các tổ chức tài chính hay các NH trên
thế giới hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM với loại tiền phù hợp của nước sở
tại, vừa an toàn, vừa đơn giản, chi phí lại thấp hơn nhiều so với việc phải mang tiền
mặt.
- Sử dụng thẻ tín dụng, KH có thể chi trả, thanh toán tiền mua sắm trước và thanh
toán lại sau cho NH. KH sử dụng thẻ tín dụng được cấp trước một hạn mức chi tiêu
mà không phải trả lãi vay khi KH thanh toán đúng hạn theo yêu cầu của NH.
- Đối với các KH sử dụng thẻ ghi nợ, số tiền KH nộp vào thẻ để chi tiêu được hưởng
lãi suất không kỳ hạn ngay cả khi KH không sử dụng thẻ. Bên cạnh đó, gửi tiền
trong thẻ làm cho chủ thẻ tiết kiệm được tiền, do thói quen có nhiều tiền trong tay
sẽ xài nhiều của một số người.

1.3.2. Đối với ngân hàng
- Góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng
Nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh dòch vụ phi tín dụng là nguồn thu chắc
chắn với mức độ rủi ro rất thấp. Thu phí dòch vụ liên quan đến hoạt động thẻ là
nguồn thu đang được nhiều ngân hàng quan tâm. Có nhiều loại phí dòch vụ liên
quan đến thẻ như: phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí cấp lại thẻ, phí sử dụng
thấu chi, phí rút tiền mặt bằng thẻ tại các máy ATM…
- Giảm chi phí huy động vốn, tăng nguồn vốn cho ngân hàng
Lợi ích thiết thực nhất mà thẻ mang lại cho ngân hàng là việc tiết giảm chi phí huy
động vốn vì lãi suất trả cho số dư tiền gửi của tài khoản thẻ là lãi suất không kỳ hạn
rất thấp.
Đây là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng khi triển khai sản phẩm thẻ, để tận dụng
nguồn vốn huy động giá rẻ này. Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này đưa
vào các hoạt động kinh doanh khác có khả năng sinh lời cao.
- Nâng cao thương hiệu, hình ảnh ngân hàng tại thò trường trong nước và quốc tế.


16

Ngoài những lợi ích cụ thể, sản phẩm thẻ còn đem lại những lợi ích vô hình cho
ngân hàng: nâng cao vò thế của ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu và kéo
khách hàng đến với ngân hàng. Với việc sở hữu những chiếc thẻ ngân hàng nhỏ gọn
trong ví luôn mang theo người, hình ảnh của ngân hàng đã gần gũi hơn với sinh hoạt
thường nhật của cuộc sống.
- Thúc đẩy các dòch vụ khác phát triển
Thò trường thẻ ngân hàng phát triển tạo điều kiện cho NHTM mở rộng hoạt động
thanh toán như mở rộng huy động vốn, chi hộ lương qua tài khoản thẻ, ngân hàng
điện tử…
1.3.3 Đối với đơn vò chấp nhận thẻ
Với tư cách là một chủ thể quan trọng tham gia vào cơ chế phát hành và thanh toán

thẻ, các đơn vò chấp nhận thẻ (ĐVCNT) thu được nhiều lợi ích từ sản phẩm dòch vụ
này:
- Viêc chấp nhận thẻ mang lại lợi ích cho các ĐVCNT như một biện pháp để mở
rộng thò trường và doanh số. Thẻ tín dụng là một cách thức mở rộng khả năng tài
chính của chủ thẻ, giúp chủ thẻ chi tiêu vượt quá khả năng tài chính ngắn hạn của
mình, làm tăng sức mua, kích cầu.
- ĐVCNT được hưởng lợi ích từ chính sách khách hàng của ngân hàng như: cung cấp
máy móc, thiết bò cho việc thanh toán, và các ưu đãi về tín dụng, về dòch vụ thanh
toán với “Hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ” như một chính sách khép kín.
- Khi thanh toán bằng thẻ, các ĐVCNT có thể tránh được hiện tượng khách hàng sử
dụng tiền giả; đồng thời giảm chi phí giao dòch, và đẩy nhanh vòng quay đồng vốn
vì tiền thu sẽ được hạch toán tức thời từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản của
ĐVCNT.
1.3.4. Ý nghóa kinh tế và xã hội
- Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, làm giảm khối
lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm được nhiều chi phí do việc thanh toán bằng


17

tiền mặt đem lại như chi phí lưu thông, vận chuyển, kiểm đếm, in ấn, bảo quản
tiền…
- Thẻ thanh toán khuyến khích người dân chi tiêu thường xuyên hơn và mạnh dạn
hơn, góp phần làm tăng vòng quay của đồng tiền, khơi thông các luồng vốn khác.
Điều này giúp chính phủ thực hiện có hiệu quả chính sách kích cầu, tăng tiêu dùng,
dẫn đến thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.
- Nâng cao tính minh bạch của nền kinh tế, giảm nạn tham nhũng. Việc thanh toán
bằng tiền mặt tạo nhiều khẽ hở cho những hành vi gian lận, trốn thuế, tham nhũng.
Thanh toán bằng thẻ qua ngân hàng đã góp phần minh bạch hóa mọi giao dòch,
kiểm soát được thu nhập của cá nhân làm giảm động cơ tham nhũng, trốn thuế vì

các giao dòch hầu như đều được theo dõi. Tạo nền tảng cho công tác quản lý vó mô
của Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
1.4 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ:
- Rủi ro giả mạo, gian lận thẻ:
Những kẽ hở trong quy trình nghiệp vụ, việc không đáp ứng được nền tảng kỹ thuật
công nghệ là nguyên nhân cho kẻ gian làm thẻ giả, đánh cắp thông tin thẻ, hay do
sự lơ đễnh của chủ thẻ để lộ các thông tin cá nhân liên quan đến thẻ, hoặc bò kẻ
gian thực hiện skimming (theo dõi) trong quá trình chi tiêu, nhất là qua các giao dòch
qua mạng…để thực hiện việc gian lận thẻ. Hình thức tinh vi về gian lận thẻ còn ở
chỗ đơn vò chấp nhận thẻ phối hợp với các tổ chức tội phạm lấy cắp thông tin trên
băng từ của thẻ thật sử dụng tại đơn vò mình để tạo thẻ giả. Đây là hình thức gian
lận tinh vi, rất khó phát hiện, gây tổn thất lớn cho ngân hàng và cho chủ thẻ.
Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán của các ngân
hàng hiện nay còn chạy theo số lượng, đầu tư chủ yếu vào các thiết bò hữu hình như
máy ATM mà thiếu đầu tư vào chiều sâu như trang bò các phần mềm bảo mật,
phần mềm tích hợp kết nối với các thiết bò ngoại vi khác khi điều kiện công nghệ
thay đổi. Loại thẻ phổ biến hiện nay chủ yếu là thẻ từ vì vậy mà độ bảo mật, an


18

toàn là không cao vì vậy việc gian lận thẻ vẫn là một rủi ro tiềm ẩn những nguy cơ
lớn.
- Ri ro tín dng
Rủi ro dạng này chủ yếu xảy ra đối với các loại thẻ tín dụng, khi chủ thẻ không có
khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín
dụng của mình. Khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, tức là
họ đã cam kết cho chủ thẻ được vay một số tiền với điều kiện sẽ trả lại trong kỳ
hạn nhất đònh, vì vậy nếu chủ thẻ không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ
các khoản đã sử dụng thì xem như hợp đồng đã không được chủ thẻ thực hiện, dẫn

đến khả năng mất vốn của ngân hàng.
Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do trong quy trình nghiệp vụ phát hành thẻ cho
khách hàng, khâu thẩm đònh khách hàng không cẩn thận, không nắm bắt đầy đủ
thông tin về khách hàng cũng như không sử dụng các biện pháp đảm bảo cần thiết
và không theo dõi thường xuyên khả năng thanh toán của khách hàng
- Ri ro v k thut, v vn hành:
Đây là loại rủi ro liên quan đến hệ thống quản lý thẻ, như các sự cố về nghẽn
mạng, các trục trặc về xử lý thông tin, bảo mật hệ thống cảnh báo rủi ro Loại rủi
ro này cần được đặc biệt quan tâm vì khi sự cố xảy ra, tác hại của nó rất lớn, nó
không chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng, một ngân hàng mà nó còn tác hại đến cả
hoạt động của hệ thống thẻ.
Nguyên nhân xảy ra rủi ro này có thể do bất khả kháng nhưng cũng do nguyên nhân
chủ quan từ các đơn vò phát hành thẻ đã không đầu tư hệ thống đúng mức, công tác
cập nhật, bảo quản không được quan tâm một cách nghiêm túc để kẻ gian có thể
xâm nhập vào hệ thống đánh cắp dữ liệu thông tin
- Rủi ro về đạo đức của cán bộ ngân hàng
Con người là nhân tố quan trọng đem lại sự thành công hay thất bại trong việc thúc
đẩy thò trường thẻ phát triển, vì tất cả những rủi ro xảy ra và giải pháp phòng ngừa


19

rủi ro là do yếu tố con người tạo nên. Một thực tế, là lỗi cơ bản sai sót do con người
gây ra là không phải ít, cũng có thể là do trình độ nghiệp vụ yếu, xử lý quy trình tác
nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ không được thực hiện theo đúng chuẩn mực quy
đònh. Nguy hiểm hơn, có những cán bộ thoái hoá, biến chất lợi dụng vò trí công tác,
sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt chẽ để
thực hiện các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng.
- Rủi ro về đạo đức của nhân viên tại Đơn vò chấp nhận thẻ
Hành vi gian lận của nhân viên ĐVCNT cũng tạo nhiều rủi ro lớn. Họ cố tình in ra

nhiều bộ hóa đơn thanh toán của một thẻ nhưng chỉ giao một bộ hóa đơn cho chủ
thẻ ký để hoàn thành giao dòch. Sau đó họ giả mạo chữ ký chủ thẻ và nộp hóa đơn
cho ngân hàng thanh toán. Hoặc có trường hợp sau khi nhận thẻ tín dụng và tính tiền
cho khách thì nhân viên tại ĐVCNT lén quét một lần nữa qua chiếc máy nhỏ xíu
mà khách hàng không hề hay biết. Sau đó họ đưa máy cho các tổ chức tội phạm thẻ
để làm thẻ giả.
- Rủi ro về thông tin
Chúng ta đang sống trong một thời đại của kỷ nguyên thông tin và internet toàn cầu,
thì vai trò của thông tin có vai trò quan trọng vì vậy rủi ro về thông tin cũng ảnh
hưởng đến thò trường thẻ. Thông tin bất lợi của một tổ chức phát hành thẻ có thể
làm ảnh hưởng đến toàn thò trường thẻ. Tại Việt Nam trong thời gian qua, trên các
trang báo đưa tin làm nghiêm trọng hóa các lỗi của các hệ thống máy ATM, gây
tâm lý không yên tâm cho người sử dụng thẻ, đặc biệt khi chúng ta đang thực hiện
Chỉ thò 20 của Thủ tướng. Trong bối cảnh tình hình thò trường tài chính tiền tệ trong
giai đoạn hiện nay thì các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng là hết sức
nhạy cảm, vì vậy thông tin cần chuyển tải một cách thận trọng.
1.5. Nhng kinh nghim thò trường thẻ thanh toán trên thế giới và vấn đề tại
Việt Nam:
1.5.1. Thò trường thẻ một số quốc gia trên thế giới:


20

 Mỹ:
Là nơi sinh ra thẻ thanh toán đồng thời cũng là nơi phát triển nhất của các loại thẻ.
Quốc gia này dường như đã bão hòa về thẻ tín dụng, do đó sự cạnh tranh và phân
chia thò trường là rất khốc liệt. Hai đại gia trong lónh vực thanh toán thẻ là Visa và
MasterCard đang chiếm lónh hoàn toàn thò trường này. Và việc các loại thẻ khác
xâm nhập vào thò trường này gặp rất nhiều khó khăn. Hiện JCB đang cố gắng mở
rộng mạng lưới tiếp nhận thẻ tại Mỹ.


Trung bình một người dân Mỹ sở hữu từ 5 đến 6 thẻ thanh toán. Hệ thống thẻ tín
dụng chủ yếu gồm có thẻ Visa, MasterCard, Discover và American Express. Loại
thẻ phổ biến nhất là thẻ MasterCard đối với loại thẻ tín dụng và thẻ Visa đối với
loại thẻ ghi nợ với số đại lý chấp nhận thẻ
Visa tại Hoa Kỳ hơn 5 triệu điểm. Tỷ
trọng của các loại thẻ thanh toán tại thò trường của M vào năm 2010 như sau: thẻ
Visa được ưa dùng nhất với 44%, đứng thứ 2 là MasterCard với tỷ lệ là 31%, kế tiếp
là Amex với 22% và phần còn lại là Discover với 5%.
(
www.semvietnam.com.2011/04/09.xaydungthuonghieuthetindung
)
Singapore:
Singapore là quốc gia có nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới trong năm 2011,
Singapore có 3 ngân hàng trong khi Mỹ chỉ có 1 ngân hàng trong top 10 ngân hàng.
Điều này chứng tỏ Singapore có một nền tài chính phát triển và hiện đại.
Ở Singapore ngân hàng có lẽ nhiều nhất so với tỷ lệ các dòch vụ ở đây. Dòch vụ tài
chính mang tính cạnh tranh cao, nhưng bên cạnh các ngân hàng hiện đại Singapore
vẫn tồn tại các ngân hàng truyền thống. Tính tự động hoá về lónh vực này rất cao,
có thể xử lý tự động các dòch vụ ngân hàng, từ xử lý đơn, thư tín dụng đến thanh
toán, rút tiền. Khi ngân hàng thấy có rủi ro hệ thống sẽ cảnh báo và thông tin về
khách hàng được các ngân hàng chia sẻ cùng một kho cơ sở dữ liệu của quốc gia, tất
cả các ngân hàng ở Singapore đều để dữ liệu của mình ở kho cơ sở dữ liệu quốc
gia. Một đặc điểm nữa là các khách hàng tại Singapore sử dụng thẻ là chủ yếu; hầu


21

như ai là công dân Singapore cũng ít nhất có một loại thẻ ngân hàng. Thói quen
dùng thẻ đã khiến tất cả các dòch vụ công cộng hay nhà hàng đều thanh toán bằng

thẻ.
Hiện ngân hàng DBS là ngân hàng lớn nhất ở Singapore. Với hoạt động tại 15 thò
trường, DBS có 1 mạng lưới khu vực trải dài hơn 200 chi nhánh và hơn 1.100 máy
ATM trên khắp 50 thành phố, có hơn 4 triệu khách hàng, DBS đã nhận được giải
thưởng” NH an toàn chất Châu Á” năm 2009 và 2010.
(www.dbs.com). Năm 2006
các ngân hàng hiện đại ở Singapore xử lý dữ liệu và thanh toán hoàn toàn bằng thẻ
thông minh (thẻ CHIP) theo tiêu chuẩn ISO 1900/MIDV. Các chi nhánh của ngân
hàng lớn tại đây không xử lý dữ liệu mà chỉ thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng
mình, phần xử lý dữ liệu được tập trung hoá cao ở trụ sở chính của ngân hàng. Hiện
Chính phủ Singapore có 1 kho dữ liệu và một kho Backup dữ liệu khi có sự cố chỉ
sau 4 giờ là mọi ngân hàng lại hoạt động bình thường, ngoài ra sự kết nối trực tuyến
với hệ thống máy chủ ở Hongkong và Thailand cũng là một điểm ưu việt của hệ
thống ngân hàng tại đây. Hệ thống xử lý các dòch vụ này hoạt động 24h/ngày.
1.5.2. Một số vấn đề rút ra đối với Việt Nam
Tại Việt Nam, thò trường thẻ thanh toán lúc đầu chỉ phát triển một cách tự phát, các
ngân hàng thương mại đua nhau phát hành thẻ, đầu tư công nghệ cho hệ thống chấp
nhận thẻ nhằm chiếm lónh thò trường. Tuy nhiên, sau thời gian hoạt động, nhu cầu
tất yếu là kết nối các hệ thống thanh toán thẻ giữa các ngân hàng phát sinh.
Đến
tháng 06/2011 hệ thống thẻ các ngân hàng thành viên của 3 tổ chức thẻ lớn là VNBC,
Smartlink và Banknetvn đã liên kết và rút tiền được với nhau. Ngày 27/6 NHNN đã
có văn bản yêu cầu các tổ chức phát hành thẻ phối hợp triển khai kết nối mạng lưới
POS trên toàn quốc, đảm bảo hoàn thành kết nối liên thông mạng lưới POS trước
ngày 31/12/2011.
Việc ngân hàng hợp tác liên kết thành công, hình thành một hệ
thống thanh toán, chấp nhận thẻ thống nhất sẽ tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng
dòch vụ, tạo tiện ích thực sự cho phương tiện thẻ thanh toán thúc đẩy thò trường thẻ



22

phát triển vượt bật đem lại lợi ích cho các ngân hàng thành viên nói riêng cũng như
lợi ích kinh tế – xã hội cho quốc gia nói chung.

Tuy nhiên, khối liên kết này nên do một công ty độc lập đứng ra chòu trách nhiệm
làm đầu mối tổ chức và quản lý hệ thống liên kết cũng như chòu trách nhiệm thanh
toán phí sử dụng thẻ trong liên minh. Các công ty này chòu trách nhiệm xây dựng
các quy đònh về thành viên, chế độ thu phí và chòu trách nhiệm duy trì tốt hệ thống.
Việc thành lập các công ty độc lập dưới vai trò quản lý của ngân hàng trung ương
một mặt giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích giữa các ngân hàng thành viên trong
quá trình đàm phán để kết nối, mặt khác giúp công tác quản lý hệ thống liên kết
một cách chuẩn mực và chuyên nghiệp hơn tạo điều kiện cho hệ thống hoạt động
ổn đònh.
Việc hình thành liên kết thẻ thành một khối thống nhất là xu hướng phát triển tất
yếu của thò trường thẻ thanh toán. Dù là quốc gia có dân số đông, diện tích quốc gia
vô cùng rộng lớn hay nước có dân số và diện tích nhỏ như Singapore, hay với những
nước có trình độ kinh tế phát triển ở mức khác nhau, thì vấn đề liên kết các hệ
thống thanh toán vẫn phải được thực hiện nhằm tăng tiện ích cho thẻ tạo động lực
cho thò trường.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cần tăng tính tiện ích của thẻ, phát triển thêm nhiều
điểm chấp nhận thẻ, hạn chế việc tình trạng máy hết tiền, bảo trì, lỗi hệ thống… để
tăng lòng tin của người sử dụng thẻ với ngân hàng, để người sử dụng thấy được
những tiện ích khi sử dụng thẻ, từ đó mới dần bỏ được thói quen thanh toán bằng
tiền mặt của người Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đưa ra những khái niệm cơ bản về thẻ thanh toán, công
dụng và phân loại thẻ, những chủ thể tham gia thò trường và những rủi ro trong
thanh toán thẻ. Bên cạnh đó là những kinh nghiệm phát triển thò trường thẻ của một

×