Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

an toàn lao động bài 3. vi khí hậu trong sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.97 KB, 33 trang )

Môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU
KHOA HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TS. ĐẶNG THỊ HÀ

30 tiết lý thuyết
BÀI 3: VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT
Vi khí hậu trong sản xuất là gì?
- Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian
thu hẹp, gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ
chuyển động của không khí.
- Điều kiện của vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của
quá trình công nghệ và khí hậu địa phương.
- Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của công
nhân.
Tùy theo tính chất tỏa nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra 3
loại vi khí hậu sau:
- Vi khí hậu tương đối ổn định: nhiệt tỏa ra khoảng 20 kcal/m3h (trong
xưởng cơ khí, dệt ).
- Vi khí hậu nóng: nhiệt tỏa ra nhiều hơn 20 kcal/m3h (trong xưởng
đúc, rèn, cán, luyện kim ).
- Vi khí hậu lạnh: nhiệt tỏa ra dưới 20 kcal/m3h (trong xưởng lên men
rượi bia, nhà ướp lạnh, chế biến và bảo quản thực phẩm ).
BÀI 3: VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT
- Làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh
thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao
nặng thêm.
- Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, gây
khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay
hơi mồ hôi, gây ra rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện
sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngoài


da.
Vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân?
Thông số đánh giá vi khí hậu ???
Nhiệt độ: là yếu tố khí tượng quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào
hiện tượng phát nhiệt của quá trình sản xuất. Nhiệt độ nơi làm việc của
công nhân không vượt quá 35oC
-
Bức xạ nhiệt là những hạt năng lượng truyền trong không khí dưới
dạng dao động sóng điện từ, gồm tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia
sáng thường.
-
Khi nung nóng kim loại đến 500oC sẽ phát sinh tia hồng ngoại, nung
tới 1800-2000oC sẽ phát sinh tia sáng thường và tia tử ngoại, nung
tiếp tới 3000oC lượng tia tử ngoại phát ra càng nhiều. Tiêu chuẩn vệ
sinh cho phép là 1kcal/m2.phút.
BÀI 3: VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT
Thông số đánh giá vi khí hậu
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong
một mét khối không khí, hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm
cột thủy ngân. Nơi sản xuất độ ẩm cho phép khoảng 75-85%.
Tốc độ chuyển động không khí được biểu thị bằng m/s. Tại nơi làm
việc tốc độ chuyển động không khí không vượt quá 3m/s, trên 5m/s có
thể gây kích thích bất lợi cho cơ thể.
Nhiệt độ hiệu quả tương đương. Để đánh giá tác dụng tổng hợp của
các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió của môi trường không khí
đối với cảm giác nhiệt độ của cơ thể con người, người ta đưa ra khái
niệm về “nhiệt độ hiệu quả tương đương”, ký hiệu thqtđ.
Nhiệt độ hiệu quả tương đương của không khí có nhiệt độ t, độ ẩm ϕ
và vận tốc chuyển động v là nhiệt độ của không khí bảo hòa hơi nước
có ư=100% và không có gió v = 0 mà gây ra cảm giác nhiệt giống hệt

như cảm giác gây ra bởi không khí với t, ϕ, v đã cho.
Điều hòa thân nhiệt ở người
Cơ thể người có nhiệt độ không đổi trong khoảng 37oC±0,5 là nhờ
quá trình điều nhiệt do trung tâm chỉ huy điều nhiệt điều khiển.
Để duy trì cân bằng thân nhiệt trong điều kiện vi khí hậu nóng, cơ thể
thải nhiệt thừa bằng giản mạch ngoại biên và tăng cường tiết mồ hôi.
Chuyển 1 lít máu từ nội tạng ra ngoài da thải được 2,5 kcal và nhiệt độ
hạ được 3oC. 1lít mồ hôi bay hơi hoàn toàn thải ra chừng 580 kcal.
Trong điều kiện vi khí hậu lạnh cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt
và hạn chế quá trình thải nhiệt để duy trì sự thăng bằng nhiệt. Thăng
bằng nhiệt chỉ có thể thực hiện được trong phạm vi trường điều nhiệt,
gồm hai vùng: vùng điều nhiệt hóa học và vùng điều nhiệt lý học. Vượt
quá giới hạn này về phía dưới cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh, ngược lại về
phía trên sẽ bị quá nóng
Điều hòa thân nhiệt ở người
Điều nhiệt hóa học: là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự oxi hóa các
chất dinh dưỡng. Biến đổi chuyển hóa thay đổi theo nhiệt độ không khí
bên ngoài và trạng thái lao động hay nghỉ ngơi của cơ thể. Quá trình
chuyển hóa tăng khi nhiệt độ bên ngoài thấp và lao động nặng, ngược
lại quá trình giảm khi nhiệt độ môi trường cao và cơ thể ở trạng thái
nghỉ ngơi.
Điều nhiệt hóa học Điều nhiệt vật lý
Điều nhiệt vật lý là tất cả các quá trình biến đổi thải nhiệt của cơ thể
gồm truyền nhiệt, đối lưu, bức xạ và bay hơi mồ hôi vv .Thải nhiệt
bằng truyền nhiệt là hình thức mất nhiệt của cơ thể khi nhiệt độ của
không khí và các vật thể mà ta tiếp xúc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ
ở da. Khi da có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường sẽ xẩy ra quá
trình truyền nhiệt ngược lại,
- Do có sự thay đổi đó cơ thể có cảm giác mát mẻ hoặc nóng bức
về mùa hè hoặc có thể cảm thấy lạnh hay ấm áp về mùa đông.

- Cơ thể người cũng như các bề mặt vật thể quanh người có thể phát
ra tia bức xạ nhiệt. Trường hợp da người có nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ trên bề mặt vật thể sẽ thu nhận tia bức xạ đến và ngược lại.
- Khi nhiệt độ không khí cao hơn 34oC (lớn hơn nhiệt độ da) cơ thể sẽ
thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi.
Điều nhiệt hóa học Điều nhiệt vật lý
Điều hòa thân nhiệt ở người
Biến đổi cảm giác da người (đặc biệt da trán).
Cảm giác Nhiệt độ [
o
C]
lạnh 29-30
mát 28-29
dễ chịu 30-31
nóng 31.5-32.5
rất nóng 32.5-33.5
cực nóng >33.5
Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người
Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng
Biến đổi sinh lý: - Làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng để duy trì
cân bằng nhiệt,cơ thể phải tiết nhiều nồ hôi, có khi lên tới 5-7 lít, làm
giảm thể trọng.
- Kèm theo mồ hôi, cơ thể còn mất một lượng muối ăn đáng kể, một
số muối khoáng đặc biệt là ion K, Na, Ca, I, Fe và một số sinh tố C,
B1, B2 PP
- Do mất nhiều nước, làm cho khối lượng máu, tỷ trọng, độ nhớt của
máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng và
thải hết nhiệt thừa cho cơ thể.
- Do mất nước, phải uống nước nhiều làm cho dịch vị bị loảng, làm mất
cảm giác thèm ăn và ăn mất ngon.

- Chức năng diệt trùng của dịch vị bị hạn chế, làm cho dạ dày, ruột bị
viêm nhiễm; chức năng gan cũng bị ảnh hưởng.
- Hoạt động của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng, dễ gây tai
nạn…
Rối loạn bệnh lý: - Thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật.
Chứng say nóng do mất cân bằng nhiệt với các triệu chứng chóng
mặt, đau đầu, đau thắt ngực, buồn nôn, nhịp thở và mạch nhanh với
trạng thái suy nhược rõ rệt vv .
Để cấp cứu nạn nhân, trong cả hai trường hợp cần đưa ngay ra nơi
thoáng, cho thuốc trợ hô hấp, trợ tim mạch và các thuốc trợ lực cấp
cứu khác.
Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người
Ảnh hưởng của vi khí hậu nóng
Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người
Ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh
- Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh lạnh, nhiệt độ da
còn dưới 33oC.
- Lạnh còn làm giảm nhịp tim và nhịp thở, nhưng mức tiêu thụ oxi lại
tăng lên nhiều do cơ và gan phải làm việc nhiều dể chuyển hóa sinh
nhiều nhiệt.
- Lạnh sinh cảm giác tê cóng khó vận động, mất dần cảm giác, sinh
chứng đau cơ, viêm cơ, viêm dây thần kinh ngoại biên
- Lạnh còn gây ra bệnh dị ứng hen phế quản, làm giảm sức đề kháng
miển dịch, gây ra các bệnh đường hô hấp, bệnh thấp khớp …
Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người
Ảnh hưởng của của bức xạ nhiệt
- Tia tử ngoại gồm các bức xạ có bước sóng từ 400- 7,6 nm, chia làm
3 loại:
+ Tia tử ngoại A có bước sóng dài từ 400-315nm sinh ra từ ánh
nắng mặt trời, đèn dây tóc, đèn huỳnh quang, tia lữa hàn

+ Tia tử ngoại B có bước sóng trung bình từ 315-280nm sinh ra từ
đèn hơi thủy ngân, lò nấu thép hồ quang.
+ Tia tử ngoại C có bước sóng ngắn dưới 280nm.
- Tia hồng ngoại. Tùy theo cường độ bức xạ hồng ngoại có thể sinh
mức tác dụng nhiệt. Tia hồng ngoại có bước sóng ngắn có sức rọi sâu
vào dưới da tới 3cm, gây bỏng da, gây cảm giác nóng bỏng, gây say
nóng, gây đục nhân mắt, giảm thị lực có thể bị mù.
- Tia tử ngoại có thể gây ra bỏng da. Tia tử ngoại có bước sóng dài
gây ban đỏ sau một thời gian tiềm tàng 6-8 giờ, duy trì từ 24-30 giờ rồi
mất dần và để lại một vùng xạm da bền vững. Với tia tử ngoại bước
sóng ngắn, ban đỏ xuất hiện và biến mất nhanh hơn, có cảm giác đau
hơn và để lại vùng xám da yếu hơn.
- Tia tử ngoại gây ra viêm màng tiếp hợp cấp tính, giảm thị lực và thu
hẹp thị trường. Nếu tác dụng nhẹ và lâu ngày có thể gây mỏi mệt, suy
nhược, đau đầu, chóng mặt, kém ăn .
- Tia lase. Làm việc với tia lase có thể bị bỏng da, bỏng màng võng
mạc.
Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người
Ảnh hưởng của của bức xạ nhiệt
Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu
a- Biện pháp kỹ thuật.
- Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình sản xuất ở nơi có nhiệt độ cao.
- Cách ly nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở nơi làm việc.
-
Dùng màn nước hấp thụ các tia bức xạ ở trước cữa lò.
-
Sắp xếp mặt bằng các phân xưởng hợp lý khi thiết kế.
b- Biện pháp vệ sinh y tế.
- Cần quy định chế độ lao động thích hợp cho các ngành nghề thực
hiện trong điều kiện vi khí hậu xấu.

- Tổ chức tốt nơi nghỉ cho công nhân, phòng nghỉ phải được cách ly tốt
với nguồn nhiệt.
-
Có chế độ ăn, uống hợp lý: đảm bảo chế độ ăn uống bồi dưỡng, nước
uống phải cần pha thêm các muối K, Na, Ca, P và các Vitamin B, C ,
nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng phục hồi sức lao động.
-
- Công nhân được trang bị dụng cụ, quần áo bảo hộ phù hợp với tính
chất công việc.
-
Cần tổ chức khám tuyển định kỳ cho công nhân.
1- Vi khí hậu nóng.
c- Biện pháp vệ sinh y tế.
- Cần quy định chế độ lao động thích hợp cho các ngành nghề thực
hiện trong điều kiện vi khí hậu xấu.
- Tổ chức tốt nơi nghỉ cho công nhân, phòng nghỉ phải được cách ly tốt
với nguồn nhiệt.
- Có chế độ ăn, uống hợp lý.
- Công nhân được trang bị dụng cụ, quần áo bảo hộ phù hợp với tính
chất công việc.
-
Cần tổ chức khám tuyển định kỳ cho công nhân.
d- biện pháp phòng hộ cá nhân
-
Quần áo bảo hộ lao động: cản được nhiệt từ bên ngoài vào và thoát
được nhiệt từ bên trong ra;
-
Bảo hộ các bộ phận như đầu, mắt, chân tay…
1- Vi khí hậu nóng.
Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu

Biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu
- Mùa đông cần đề phòng lạnh cho công nhân bằng cách che chắn tốt.
- Dùng biện pháp thông gió sưởi ấm. Có chế độ ăn chống rét.
-
Trang bị quần áo bảo hộ và dụng cụ thích hợp cho công nhân.
-
Khẩu phần ăn chống rét phải đủ dầu, mỡ động thực vật (35-40% tổng
năng lượng)
2- Vi khí hậu lạnh.
PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG SẢN XUẤT
Khái niệm về tác dụng của chất độc công nghiệp
Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập
vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý.
Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.
Chất độc công nghiệp là gì?
Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người lao động do
yếu tố nào quyết định?
- Ngoại tố do tính chất độc và nồng độ của chất độc.
- Nội tố do trạng thái của cơ thể.
Tùy theo hai yếu tố này mà mức độ tác dụng có khác nhau.
Khi nồng độ vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể
yếu, chất độc sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. Nồng độ chất độc cao,
tuy thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể luôn mạnh khỏe vẫn bị nhiễm
độc cấp tính, thậm chí có thể chết.
Đường xâm nhập của chất độc vào cơ thể?
-Theo đường hô hấp : các chất độc ở thể khí thể hơi, bụi đều có thể
xâm nhập qua đường hô hấp, xâm nhập qua các phế quản, phế bào đi
thẳng vào máu đến khắp cơ thể gây ra nhiễm độc.
- Đường tiêu hóa : thường do ăn uống, hút thuốc trong khi làm việc.

Ở đây chất độc qua gan và được giải độc bằng các phản ứng phức tạp
nên ít gây nguy hiểm hơn.
- Các chất độc thấm qua da: chủ yếu là các chất hòa tan trong nước,
thấm qua da đi vào máu như bezen, rượu êtilic. Các chất độc khác có
thể qua lỗ chân lông, tuyến mồ hôi đi vào máu
Chuyển hóa, tích lũy và đào thải chất độc trong cơ thể
- Chuyển hóa: các chất độc trong cơ thể tham gia vào các quá trình
sinh hóa phức tạp trong các tổ chức của cơ thể và sẽ chịu các biến
đổi như phản ứng oxi hóa khử, thủy phân vv phần lớn biến thành chất
ít độc hoặc hoàn toàn không độc. Trong quá trình này gan, thận có vai
trò rất quan trọng, đó là những cơ quan tham gia giải độc.
Tích lũy chất độc: Có một số chất độc không gấy tác dụng độc ngay
khi xâm nhập vào cơ thể, mà nó tích chứa ở một số cơ quan dưới
dạng các hợp chất không độc như chì, plo tập trung vào trong
xương hoặc lắng đọng vào gan thận. Đến một lúc nào đó dưới
ảnh hưởng của nội ngoại môi thay đổi, các chất này được huy động
một cách nhanh chóng đưa vào máu gây nhiễm độc.
- Đào thải chất độc: Chất độc hóa học hoặc sản phẩm chuyển hóa
sinh học của nó được đưa ra ngoài cơ thể bằng đường phổi, thận, ruột
và các tuyến nội tiết.
+ Các chất kim loại nặng như chì, thủy ngân, mangan thải qua đường
ruột, đường thận.
+ Các chất tan trong mỡ như thủy ngân, chì, brôm được thải qua
da, qua sữa mẹ, theo nước bọt
+ các chất có tính bay hơi như rượu, ete. Xăng theo hơi thở thải ra
ngoài.
Tác hại của các chất độc và nhiễm độc nghề nghiệp
Dựa vào tác dụng chủ yếu của chất độc ta chia thành các nhóm
sau:
-

Nhóm một: Chất gây bỏng, kích thích da và niêm mạc như axít đặc,
kiềm đặc và loãng.
+ Gây bỏng da: mức độ nặng nhẹ tùy theo nồng độ hóa chất; Bao
gồm một số loại axít như axít sunfuric, axít nitric, axít clohidric, bồ tạt,
amôniắc. Nếu bỏng nặng có thể gây ra choáng, khó thở, nôn mữa,
hôn mê, sốt cao
+ Bỏng niêm mạc: tổn thương màng tiếp hợp, gây mù hoặc giảm thị
lực
-
Nhóm hai: Chất kích thích đường hô hấp, phế quản, phế bào như :
clo, NH3, SO3, NO, SO2, HCl, hơi flo, hơi brôm, NO3
-
Nhóm ba: Chất gây ngạt bao gồm gây ngạt đơn thuần và gây ngạt
hóa học như: CO2, êtan, mêtan, CO làm loãng dưỡng khí, làm
mất khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu gây rối loạn hô hấp.
- Nhóm bốn: Tác dụng chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương gây mê,
gây tê, các hợp chất như hidrocacbua, các loại rượu, H2S, CS2, xăng
Dựa vào tác dụng chủ yếu của chất độc ta chia thành các nhóm
sau:
Một số chất độc và nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp
Chì Pb và các hợp chất của chì:
-
Chì có thể vào cơ thể qua đường hô hấp, đừng tiêu hóa và gây độc
chủ yếu cho hệ thần kinh, hệ tạo máu, gây rối loạn tiêu hóa, ung thư
vv gây nhiễm độc cấp tính va nhiễm độc mãn tính.
-
Các hợp chất của chì dùng pha trong xăng và một số sản
phẩm công nghiệp.
-
Xâm nhập vào cơ thể chủ yếu bằng đường hô hấp, đường da gây

ra nhiễm độc cấp tính cho hệ thần kinh trung ương: gây hưng phấn
mạnh, gây rối loạn giấc ngủ với ảo giác ghê sợ với nồng độ cao
0,182mg/lít không khí có thể gây ra chết súc vật sau 18 giờ. Têtraêtin
chì độc gấp 5 lần so với têtramêtin chì.
Một số chất độc và nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp
Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân
-
Thủy ngân là một kim loại nặng, sôi ở nhiệt độ 357oC, bay hơi ở
nhiệt độ thường dùng chế tạo muối thủy ngân, làm thuốc trừ sâu, diệt
nấm trong nông nghiệp.
-
Hơi thủy ngân có độc tính cao, xâm nhập vào cơ thể qua đường hô
hấp, đường da.
-
Thường gây nhiễm độc mãn tính : tổn thương hệ thần kinh, giảm trí
nhớ, rối loạn tiêu hóa, viêm răng lợi, rối loạn chức năng gan. Đối với nữ
gây rối loạn kinh nguyệt, sẩy thai

×