Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH báo cáo THỰC tập tốt NGHIỆP tìm HIỂU về THÁP CHƯNG cất c 02 TRONG NHÀ máy xử lý KHÍ DINH cố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.11 KB, 26 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề tài :
Đề tài :
TÌM HIỂU VỀ THÁP CHƯNG CẤT C-02 TRONG
NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Thông
SVTT: Đỗ Anh Việt



Nội dung đề tài:

Chương 1: Giới thiệu về nhà máy xử lý khí Dinh
Cố

Chương 2: Quy trình vận hành của nhà máy

Chương 3: Tìm hiểu về thiết bị tháp tách C-02

Chương 4: Vấn đề an toàn lao động và sự cố kỉ
thuật trong sản xuất
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY
XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ
1.1. Khái quát chung
1.2. Nguyên lý vận hành
1.3. Các chế độ vận hành
1.4. Chính sách an toàn
1.5. Sơ đồ bố trí thiết bị


1.1 Khái quát chung:
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được xây dựng tại xã An Ngãi,
huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Việc xây dựng nhà
máy xử lý khí Dinh Cố đã tận dụng số lượng lớn khí đồng hành
bị đốt bỏ mang lại doanh thu từ việc bán khí hóa lỏng,
condensate và xuất khẩu.

1.2 Nguyên lý vận hành:
việc vận hành nhà máy tuân thủ một số thứ tự ưu tiên sau:

Ưu tiên cao nhất của nhà máy là tiếp nhận toàn bộ lượng khí
ẩm cấp từ ngoài khơi.

Ưu tiên tiếp theo là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy
điện.

Cung cấp khí liên tục cho nhà máy điện, đạm ngay cả trong
trường hợp nhà máy bị sự cố shutdown.


1.3 Các chế độ vận hành

việc xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động được chia làm 3
giai đoạn:

Giai đoạn AMF: sản phẩm của nhà máy khí bao gồm khí
thương mại (chưa tách C
3
, C
4

) và condensate.

Giai doạn MF: sản phẩm của nhà máy là khí thương mại
(đã tách C
3
, C
4
), bupro và condensate.

Giai đoạn GPP: sản phẩm của nhà máy khí là khí C
1
,C
2
, C
3
,
C
4
và condensate.

1.4 Chính sách an toàn

An toàn, hiệu quả và kinh tế

Các ảnh hưởng tới môi trường xung quanh được hạn chế
ở mức tối thiểu
Với các tiêu chí đó, ưu tiên cao nhất là vấn đề an toàn.

Sơ đồ bố trí thiết bị


các thiết bị trong nhà máy được bố trí theo 6 khu như sau:
1. Khu vực Slugcatcher(Inlet Area).
2. Khu vực công nghệ(Process Area).
3. Khu vực phụ trợ(Utilities Area).
4. Khu vực Flare(Flare Area).
5. Khu vực chứa sản phẩm(Storage Area).
Chương 2 : Quy trình vận hành của
nhà máy
1. Nguyên liệu và sản phẩm
1.1 Nguyên liệu
1.2 Sản phẩm của nhà máy
2. Dây chuyền công nghệ
2.1 Chế độ AMF
2.2 Chế độ MF
2.3 Chế độ GPP
2.4 Chế độ GPP chuyển đổi
1.NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM
1.1 Nguyên liệu

Là khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông và
các mỏ khác trong bể Cửu Long.

Điều kiện nguyên liệu vào:

Áp suất: 109 bar

Nhiệt độ: 25,6
0
C


Lưu lượng: 5,7 triệu m
3
khí/ngày

Hàm lượng nước: chứa nước ở điều kiện vận
chuyển cấp cho nhà máy. Hàm lượng nước này sẽ
được khử bằng thiết bị khử nước trước khi vào
nhà máy.
1.2 Sản phẩm của nhà máy
a. Khí khô
b. LPG
c. Condensate
2. Dây chuyền công nghệ
Nhà máy được lắp đặt và hoạt động theo các chế độ chính:

Chế độ AMF( Ablotute Minium Facility): Cụm thiết bị
tối thiểu tuyệt đối

Chế độ MF(Minium Facility): Cụm thiết bị tối thiểu

Chế độ GPP(Gas processing plant): Cụm thiết bị hoàn
thiện

Chế độ MGPP(Modified Gas processing plant): Chế độ
GPP chuyển đổi
2.1 Chế độ AMF

Chế độ AMF theo thiết kế là chế độ vận hành nhà
máy ban đầu với các thiết bị tối thiểu nhằm cung cấp
khí cho các hộ tiêu thụ và không chú trọng vào các

sản phẩm lỏng.

Bao gồm 2 tháp chưng cất, 3 thiết bị trao đổi nhiệt, 3
bình tách để thu hồi khoảng 340 tấn
condensate/ngày từ lưu lượng khí ẩm khoảng 4,3
tr.m
3
/ngày. Giai đoạn này không có máy nén nào
được sử dụng.

Sơ đồ mô tả chế độ công nghệ AMF:
2.2 Chế độ MF

Giai đoạn MF bao gồm các thiết bị trong AMF và bổ
sung thêm một tháp chưng cất, một máy nén piston
chạy khí 800 kw, 3 thiết bị trao đổi nhiệt và 3 bình
tách để thu hồi hỗn hợp Bupro (butan và propan)
khoảng 30 tấn/ngày và condensate khoảng 380
tấn/ngày.

Cũng giống như chế độ AMF thiết kế nhằm cung cấp
khí cho các hộ tiêu dùng. Ngoài ra trong chế độ MF,
tháp C-02 được đưa vào vận hành để thu hồi Bupro.
Nhằm tận dụng Bupro và tách một phần metan, etan
còn lại, dòng khí ra từ V-03 được đưa đến tháp C-01
để tách triệt để C
2
.


Sơ đồ công nghệ:
2.3 Chế độ GPP

Giai đoạn GPP với đầy đủ các thiết bị như thiết kế
để thu hồi 540 tấn propan/ngày, 415 tấn butan/ngày
và 400 tấn condensate/ngày. GPP bao gồm các thiết
bị của MF bổ sung thêm 1 Turbo-Expander 2200
KW, máy nén piston hai cấp chạy khí 1200 KW, 2
tháp chưng cất, các thiết bị trao đổi nhiệt, quạt làm
mát va các thiết bị khác.

Nhà máy hoạt động ở chế độ này gồm các thiết bị
hoàn chỉnh hơn so với công nghệ làm lạnh bằng
Turbo-Expander. Khi hoạt động ở chế độ này thì
hiệu suất thu hồi các sản phẩm cao hơn các giai
đoạn trước.

Sơ đồ mô tả chế độ công nghệ GPP :
2.4 Chế độ GPP chuyển đổi:

Để giải quyết lượng khí từ mỏ Rạng Đông sao cho
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc tăng lưu
lượng khí gây sụt áp trên đường ống không đảm
bảo 109 bar như thiết kế của nhà máy. Nên đã lắp
đặt trạm nén khí đầu vào để nén tăng áp suất khí
nguyên liệu vào nhà máy lên 109 bar đảm bảo hoạt
động của nhà máy.


Trạm nén khí đầu vào của nhà máy xử lý khí Dinh
Cố gồm 4 máy nén khí K-1011A/B/C/D: 3 máy hoạt
và 1 máy dự phòng để tạo sự linh động về công suất
vận hành và công suất dự phòng.

sơ đồ công nghệ chế độ GPP chuyển đổi:
Chương 3: Tìm hiểu về thiết bị chưng
cất C-02
1. Cấu tạo của tháp chưng cất
2. Nguyên lý hoạt động của tháp
3. Các thông số làm việc của tháp C-02
1.Cấu tạo của tháp chưng cất
a. Thân tháp chưng cất
Thân tháp chưng cất có dạng hình trụ
đứng. Nó thường làm bằng thép.
Chiều cao của tháp được xác định
bằng số đĩa thực tế và khoảng cách
giữa chúng. Thông thường tháp có
đường kính từ 1,2 ÷ 4,5m thì chiều
cao của tháp từ 25 ÷ 38m, thành của
tháp chưng cất dày 10÷25mm.
b. Đường kính tháp
Đường kính tháp hay tiết diện tháp
được thiết kế và tính toán tuỳ thuộc
vào lưu lượng pha lỏng, pha hơi, phải
đủ lớn để khi hoạt động không gây nên
trạng thái ngập lụt hoăc lôi cuốn chất
lỏng lên đĩa quá nhiều.
c. Đĩa:


Đĩa là một cấu trúc cơ khí nằm ngang
trong tháp chưng cất, có tác dụng tạo điều
kiện cho pha hơi đang bay lên và pha lỏng
đang đi xuống tiếp xúc với nhau một cách
đủ lâu, đủ tốt để sự trao đổi chất giữa
chúng xảy ra hoàn hảo.

Các tháp chưng cất trong nhà máy lọc
dầu, trong nhà máy xử lý chế biến khí có
từ mười đến sáu chục đĩa, còn trong nhà
máy xử lý khí Dinh Cố có thể còn nhiều
hơn vì ở đó nhu cầu phân tách cao hơn,
tạo ra những phân đoạn có nhiệt độ sôi
khác nhau rất ít, thậm chí tạo ra các chất
gần như nguyên chất.
2. Nguyên lý hoạt động:
Nguyên liệu được đưa vào tháp ở gần giữa tháp ( để cho chất lỏng
chảy xuống dưới có không gian tiếp xúc với hơi ở đáy tháp bị đun
nóng bay lên) với lưu lượng và thành phần đã biết. Thông thường
nguyên liệu dưới dạng hai pha lỏng – hơi. Đĩa mà nguyên liệu vào
được gọi là đĩa nạp liệu. Phần trên đĩa nạp liệu gọi là vùng cất, phần
dưới kể cả đĩa nạp liệu gọi là vùng chưng. Lỏng dòng nhập liệu sẽ
chảy xuống vùng chưng đến đáy tháp. Tại đây, mức chất lỏng luôn
được duy trì, dòng chất lỏng sẽ được cung cấp nhiệt và bay hơi, hơi
bay lên sẽ giàu cấu tử dễ bay hơi hơn so với chất lỏng. Hơi đó sẽ
sục vào chất lỏng ở các đĩa phía trên. Ở đó, hơi cùng chất lỏng thực
hiện quá trình trao đổi chất và trao đổi nhiệt, kết quả tạo ra một dòng
hơi mới giàu cấu tử đễ bay hơi hơn, chất lỏng giàu cấu tử khó bay
hơi sẽ chảy xuống dưới đáy tháp và lại tiếp tục trao đổi nhiệt với

dòng hơi đang bay lên tại các đĩa mà dòng lỏng này chảy xuống.
Cứ tiếp tục như vậy qua nhiều bậc, hơi đi ra khỏi đỉnh tháp chưng
cất chứa nhiều cấu tử dễ bay hơi hơn gọi là distilat. Phần lỏng ra
khỏi đáy tháp chưng cất chứa nhiều cấu tử khó bay hơi gọi là cặn
( residue ). Dòng chất lỏng được đưa ra khỏi đáy tháp chưng cất.
Một phần được đưa vào thiết bị tái đun nóng. Tại đây, nó được đun
nóng và bay hơi một phần và được dẫn trở lại tháp. Hơi này chủ yếu
là để cung cấp nhiệt cho tháp.
Dòng hơi từ đáy tháp bay lên xuyên qua các đĩa và đên đỉnh tháp
được hoá lỏng ở dòng thiết bị làm lạnh ngưng tụ, một phần làm dòng
hồi lưu, phần còn lại được đưa ra thiết bị chứa sản phầm nhờ bơm.
3. Các thông số làm việc của tháp C-02
a. Ảnh hưởng của số đĩa tháp C-02:
b.Áp suất làm việc của tháp C-02:
c. Nhiệt độ làm việc tại bình hồi lưu.
d.Áp suất làm việc tại bình hồi lưu
Chương 4: VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ
SỰ CỐ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT
1. Chính sách về sức khỏe, an toàn và môi trường
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố luôn cố gắng thực hiện xuất sắc trong
mọi lĩnh vực hoạt động kể cả công tác sức khỏe, an toàn và môi
trường cũng được coi là nhiệm vụ không thể tách rời trong công tác
quản lý kinh doanh. Nhà máy luôn nỗ lực, từng bước áp dụng các
biện pháp khả thi và hợp lý trong suốt quá trình hoạt động
2. Bộ phận phòng cháy chữa cháy
2.1 Mục tiêu:
Đánh giá các tác động môi trường có thể xảy ra và các rủi ro sơ
bộ do việc thực thi đề án và đưa ra những biện pháp giảm thiểu để
hạn chế tác động môi trường theo những yêu cầu đã nêu trong luật
bảo vệ môi trường, luật dầu khí Việt Nam cũng như luật dầu khí

quốc tế.
2.2 An toàn
A.Phát hiện nguy cơ cháy nổ
B.Hệ thống chữa cháy
C. Hệ thống chống sét
D. Rò rỉ và xử lý
E.Các nguồn gây tác động đến môi trường
TI LIU THAM KHO
1. Phan Tử Bằng, Giáo trình công nghệ chế biến khí, NXB Xây dựng, Hà Nội, 1999.
2. Phan Tử Bằng, Giáo trình công nghệ lọc dầu, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2002.
3. Phan Tử Bằng, hoá học dầu mỏ khí tự nhiên, NXB Giao thông vận tải, 1999.
4. Phan Tử Bằng, Hoá lý, NXB Giao thông vận tảI, 1997.
5. MA. Berlin-VG. Gortrencop-HP. Volcop, Công nghệ chế biến khí tự nhiên và dầu mỏ.
Ng?ời dịch Hoàng Minh Nam-Nguyễn Văn Ph?ớc-Nguyễn Đình Soa-Phan Minh Tân.
Hiệu đính: Trần Đình Soa, NXB Tr?ờng đại học kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thị Minh Hiền, Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành, NXB khoa
học và kỹ thuật, 2006.
7. Tiêu chuẩn cơ sở TC 01-2004/PV Gas khí thiên nhiên, khí khô th?ơng phẩm - Yêu cầu kỹ
thuật.
8. Tiêu chuẩn cơ sở TC 02-2004/PV Gas khí đốt hoá lỏng - Yêu cầu kỹ thuật.
9. Tiêu chuẩn cơ sở TC 03-2004/PV Gas condensate th?ơng phẩm - Yêu cầu kỹ thuật.
10. Kiều Đình Kiểm, Các sản phẩm dầu mỏ và hoá dầu, NXB khoa học và kỹ thuật.
11. Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm, tập 4, NXB.
12. Nguyễn Văn May, Bơm-Quạt-Máy nén, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội,

×