DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TT Nội dung Trang
1
Sơ đồ 1: Lưu trình các bước sản xuất chính
2
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất thép của Nhà máy
3
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy cán thép Thái Nguyên
4
Sơ đồ 4 : Mô hình chuỗi cung ứng hiện tại của Nhà máy.
5
Sơ đồ 5: Kênh phân phối trực tiếp
6
Sơ đồ 6: Kênh phân phối gián tiếp
7
Sơ đồ 7: Quy trình tuyển dụng Nhà máy
8
Bảng 1: Kết quả tiêu thụ thành phẩm sản xuất chính của Nhà máy
năm 2011-2012
9
Bảng 2: Doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm thép của Nhà máy
năm 2011 và 2012
10
Bảng 3: Mức giá của một số sản phẩm chủ yếu của Nhà máy
11
Bảng 4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm thép qua các kênh phân phối
12
Bảng 5: Tình hình lao động của Nhà máy năm 2011 và 2012
13
Bảng 6: Năng suất lao động của Nhà máy năm 2012-2012
14
Bảng 7: Bảng tiền lương khoán cho các đơn vị, phòng ban
15
Bảng 8: Các yếu tố chi phí sản xuất
16
Bảng 9: Bảng tổng hợp các khoản chi phí năm 2012
17
Bảng 10: Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm năm 2012
18
Bảng 11: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 -
2012
19
Bảng 12: Bảng cân đối kế toán năm 2011 – 2012
20
Bảng 13: Bảng cơ cấu tài sản của Nhà máy năm 2011 – 2012
21
Bảng 14: Cơ cấu nguồn vốn của Nhà máy năm 2011 và 2012
22
Bảng 15: Phân tích khả năng thanh toán của Nhà máy
23
Bảng 16: Phân tích các chỉ tiêu về đòn cân nợ của Nhà máy
24
Bảng 17: Phân tích khả năng sinh lời của Nhà máy
LỜI NÓI ĐẦU
Nền giáo dục nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển nhằm
bắt kịp với thực hành là một biện pháp hiệu quả đúng đắn được áp dụng ở
các trường Đại học ở nước ta. Nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận, tìm hiểu
và làm quen với môi trường làm việc thực tế từ đó vận dụng các kiến thức
đã được học ở nhà trường vào điều kiện làm việc thực tế một cách có hiệu
quả nhà trường đã tổ chức các đợt thực tập tại công ty, nhà máy, xí
nghiệp…Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp nhà trường nhìn nhận đánh giá
khách quan hiệu quả đào tạo của mình cũng như đánh giá được trình độ,
khả năng tiếp thu, học lực của mỗi sinh viên.
Nhận thức được tầm quan trọng của đợt thực tập và để đảm bảo quá trình
thực tập được thuận lợi nhất em đã chọn Nhà máy cán thép Lưu Xá để thực
tập.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Văn Hùng cùng cán bộ
công nhân viên Nhà máy cán thép Lưu Xá và sự cố gắng của bản thân qua
quá trình làm việc nghiêm túc chăm chỉ. Trong thời gian thực tập tại công ty
em đã có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò và tầm quan trọng của
quản trị trong doanh nghiệp và vận dụng một cách cụ thể hơn về những kiến
thức học trong sách vở vào trong thực tế. Quá trình thực tập giúp em hiểu
được phần nào quá trình sản xuất thực tế và các lĩnh vực quản lý các hoạt
động sản xuất kinh doanh cơ bản của một doanh nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo cùng các cô chú, anh chị trong Nhà
máy cán thép Lưu Xá đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này. Do thời gian
thực tập không được dài cùng với kiến thức chưa được hoàn thiện nên bài báo
cáo của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến của thầy
cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG
VỀ NHÀ MÁY CÁN THÉP LƯU XÁ
1.1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy cán thép Lưu Xá
1.1.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp
Nhà máy cán thép Lưu Xá trực thuộc Công ty Cổ Phần Gang thép Thái
Nguyên, được thành lập năm 1972 và bắt đầu đi vào sản xuất ngày 29 tháng
11 năm 1978.
- Tên nhà máy: Nhà máy cán thép Lưu Xá.
- Tên quốc tế: Thái Nguyên Rolling Steel Factory.
- Trụ sở chính: Đường Dương Minh Tự - Phường Cam Giá - Thành phố
Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.
- Mã số thuế: 4 600 100 155-003.
- Điện thoại: (0280)3732 231 - (0280) 3832 190.
- Fax: ( 0280 ) 3832 486.
- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Công thương Thái Nguyên.
-Giấy phép đăng ký kinh doanh:
+ Số: 1706000010.
+ Do Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên cấp ngày 11 tháng 1 năm 2007.
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát
triển
Nhà máy Cán thép Lưu Xá (trước đây là xưởng cán 650) được thành lập
tháng 5 năm 1972 nhưng do chiến tranh nên đến ngày 30 tháng 4 năm 1978,
Nhà máy mới đi vào sản xuất phôi thép và đến ngày 29 tháng 11 năm 1978
mới chính thức sản xuất thanh thép hình đầu tiên (thép U120). Và cũng từ
đây, dây chuyền luyện kim liên hợp của Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên đã được khép kín từ khâu khai quặng – luyện gang – luyện thép đến
cán thép. Trải qua bao khó khăn gian khổ của những năm bao cấp và những
thách thức của những năm trong cơ chế thị trường, Nhà máy cán thép Lưu Xá
vẫn tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển.
Các mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển:
- Thời kỳ 1972 – 1978: Thời kì này Nhà máy vừa xây dựng chỗ ăn ở,
vừa tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuẩn bị sản xuất. Về
bộ máy tổ chức: tiếp nhận thiết bị, nhà xưởng, công tác kỹ thuật, …
- Thời kỳ 1978 – 1988: Bắt đầu đi vào sản xuất trong điều kiện Trung
Quốc rút chuyên gia, cắt viện trợ kinh tế, đất nước đang bị bao vây cấm vận.
Đây là thời kỳ khó khăn gian khổ nhất không chỉ riêng Nhà máy mà còn đối
với toàn dân tộc Việt Nam. Sản xuất không phát triển, công nhân đông, thiếu
việc làm, thu nhập ít, đời sống khó khăn, đội ngũ bắt đầu có sự phân tán;
người về nghỉ chế độ, người thôi việc, người chuyển đi nơi khác, một số đi
lao động nước ngoài, …
- Thời kỳ 1988 – 1998: Nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Sản xuất của Nhà
máy, của Công ty bắt đầu có sự tăng trưởng, việc làm, đời sống của công
nhân từng bước được cải thiện với những thời kỳ sản xuất phôi thép xuất khẩu
đi Thái Lan, thép hình bán sang biên giới Trung Quốc. Giai đoạn này Nhà
máy cũng tập trung cùng Công ty đầu tư mở rộng các sản phẩm thép cán,
nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Năm 1995, Nhà máy đã
được đầu tư thêm dây chuyền cán thép D, Φ14D, Φ40 thiết bị Đài Loan. Năm
1996, đầu tư mua lò nung phôi thép thay thế lò cũ, giảm tiêu hao dầu FO, cải
thiện vệ sinh môi trường. Năm 1998, bổ sung thiết bị sản xuất thép dây Φ6,
Φ8, Φ10 thiết bị mua của Ấn Độ.
- Thời kỳ 1999 đến nay: Đây là thời kỳ Nhà máy đạt được nhiều kỳ tích
quan trọng: sản xuất tăng liên tục, sản lượng thép năm sau cao hơn năm trước,
đạt và vượt công suất thiết kế. Các mặt hàng thép cán được mở rộng, chất
lượng sản phẩm được nâng cao, việc làm đầy đủ, thu nhập cao và ổn định cho
Cán bộ công nhân viên.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Nhà máy
Đi vào hoạt động từ ngày 29/11/1978, với mặt bằng sản xuất 86.292 m
2
,
trong đó nhà xưởng có diện tích 31.091 m
2
với chiều dài 445m, chiều rộng
132m được chia làm 4 gian nhà xưởng.
Nhà máy có kho nguyên vật liệu với diện tích 3.960 m
2
, có sức chứa
14.000 tấn phôi thép.
Thiết bị điện phục vụ công nghệ có hơn 400 động cơ lớn nhỏ (động cơ nhỏ
nhất có công suất 0,24 Kw, lớn nhất là 1,650 Kw). Nhà máy có 05 cầu trục và
01 cổng trục dùng để vận chuyển. Công suất thiết kế: 250.000 tấn thép
cán/năm.
Với số lượng cán bộ công nhân viên không nhiều, đến nay số người trực
tiếp sản xuất chỉ trên dưới 600, nhưng Nhà máy Cán thép Lưu Xá đã góp
phần không nhỏ vào sự thành công nối tiếp của Công ty Gang thép Thái
Nguyên.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh
Nhà máy Cán thép Lưu Xá là một đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần
Gang thép Thái Nguyên, cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam,
lĩnh vực hoạt động chính của Nhà máy là sản xuất kinh doanh các loại thép và
vận tải hàng hoá đường bộ.
- Chức năng của Nhà máy: Nhà máy là đơn vị thành viên của Công ty
Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, vì vậy không phải là đơn vị hạch toán kinh
doanh độc lập mà chỉ được phân cấp có chức năng sản xuất thép hình gồm:
thép góc, thép tròn vằn, thép chữ C, thép chữ I… Thực hiện sản xuất kinh
doanh và tiêu thụ thép cán, đồng thời Nhà máy còn cung cấp dịch vụ vận
chuyển đến nơi tiêu thụ cho các đơn vị trong và ngoài nhà máy.
- Nhiệm vụ Nhà máy:
+ Tổ chức sản xuất các loại thép hình, thép dây, thép cây có hiệu quả cao
theo kế hoạch.
+ Tổ chức quản lý vận hành, tiếp nhận vật tư, nguyên vật liệu… và tự
sửa chữa thiết bị.
+ Ổn định, nâng cao đời sống nhân viên.
+ Phải đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
nguồn lực mà Tổng công ty giao cho.
+ Thực hiện các báo cáo thống kê – kế toán, báo cáo định kỳ theo quy
định của Tổng công ty và Nhà nước.
1.2.2. Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà hiện tại của Nhà máy cán
thép Thái Nguyên
Các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu mà nhà máy đang kinh doanh là:
- Thép cuộn: D16
÷
D18
theo tiêu chuẩn TCVN 1651 – 1:2008.
- Thép thanh vằn: D16÷D40 theo tiêu chuẩn JIS G3112-2004, TCCS
01:2010/TISCO, A615/A615M-04b, BS 4449 - 1997
.
- Thép hình L130 - L75; U100 - U180, I100 - I160.
Sản phẩm của nhà máy phù hợp các tiêu chuẩn chất lượng:
TCVN(Việt Nam); JIS(Nhật Bản); DIN(Đức); ASTM(Mỹ); BS(Anh) và được
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001: 2000.
1.3. Giới thiệu quy trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy
1.3.1. Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của Nhà máy.
Nhà máy Cán thép Lưu Xá có 2 phân xưởng là phân xưởng cán thép và
phân xưởng cơ điện. Trong đó phân xưởng cán thép là phân xưởng sản xuất
chính, phân xưởng cơ điện là phân xưởng sản xuất phụ trợ, trực vận hành thiết
bị và sửa chữa thiết bị khi cần thiết.
Nhà máy tổ chức sản xuất 24/24h, chia làm 3 ca, mỗi ca làm 8h/ngày, 3
ngày đảo ca 1 lần, nghỉ giữa ca 60 phút. Các bộ phận đều được chuyên môn
hoá, phân công nhiệm vụ cho từng người rõ ràng để tạo sự phối hợp đồng bộ
trong quy trình sản xuất.
1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất sản phẩm của Nhà máy Cán thép Lưu Xá
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất thép của Nhà máy
Phôi Kiểm tra Nạp phôi
Xử lý
Hồi lò
Nung phôi
Ra lò
Cán thô
Cắt đầu, đuôi L1
Cán trung/tinh
Cắt đầu, đuôi L2
Cán Block
Làm nguội dây
Máy tạo vòng
Sàn lăn dải
Thu cuộn
Buộc cuộn
Cân, nhập kho
Quenching
Kiểm tra
Cắt phân đoạn
Sàn nguội
Cắt sản phẩm
Kiểm tra
Đếm đóng bó
Cân, nhập kho
Phân loại
xếp riêng
Nguyên liệu (phôi)
Nung phôi
Sản phẩm
Nhập kho
Tiêu thụ
Xử lý
Kiểm tra
Cán
(Nguồn: Phòng K* thu+t - Công nghệ)
Nhà máy cán thép Lưu Xá là một trong những nhà máy có dây chuyền
hiện đại và năng lực sản xuất tương đối lớn ở khu vực miền bắc, Nhà máy đã
đầu tư thêm thiết bị công nghệ hiện đại với 5 cụm máy 10 giá với đường kính
360mm, 01 sàn làm nguội kiểu răng cưa, 01 máy cắt 300 tấn và các thiết bị
phụ trợ khác, sản phẩm gồm thép cây vằn đường kính từ D14 - D40; thép
thanh tròn trơn từ 18 - 60. Năm 1998, Nhà máy đã được đầu tư bổ sung thêm
thiết bị sản xuất thép dây Φ6, Φ8. Toàn bộ thiết bị được đầu tư từ công nghệ
hiện đại của Ấn Độ, bao gồm: 02 máy cán 360, 01 cụm máy cán kiểu Block 6
giá, máy cắt, máy tạo vòng ép bó và sắp xếp sản phẩm. Ngoài ra với hệ thông
xử lí nhiệt QTB, QTR làm tăng độ bền bóng mặt sản phẩm, trong quá trình
cán có cân nhanh kiểm tra sản phẩm để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, đây
là một trong những đặc tính nổi trội mà hầu như chưa có đơn vị sản xuất thép
trong nước sử dụng.
Khi phôi nhập về sẽ được kiểm tra, phân tích thành phần hóa học, thử cơ
tính nguyên liệu phôi thép. Tiến hành phân loại căn cứ vào độ cứng và một số
tiêu chuẩn kỹ thuật, sau đó được đưa vào lò nung để nung phôi. Phôi dịch
chuyển trong lò tới vùng đều nhiệt, khi đủ nhiệt độ yêu cầu, hệ thống Kick off
chuyển phôi lên bàn con lăn đưa phôi ra khỏi lò để cán. Sau khi cán thô, phôi
sẽ được cắt đầu đuôi lần 1 để loại bỏ những khuyết tật ở phần đầu và đuôi
phôi, rồi phôi sẽ được đưa vào giá cán trung/tinh, tuỳ vào từng sản phẩm mà
số lần cán và kích thước lỗ bánh cán khác nhau. Thép cán trước khi vào block
được cắt đầu đuôi tại máy cắt số 2 nhằm loại bỏ các khuyết tật ở phần đầu và
đuôi, mục đích là tạo sự ổn định trong quá trình cán trong block.
Cán block gồm 10 giá đặt nghiêng 450 so với mặt phảng ngang, 3 giá cán
đầu kích thước bánh cán là Φ212 x 72mm, 3 giá tiếp theo kích thước bánh cán
là Φ212 x 60 mm. Tuỳ theo từng loại sản phẩm cán mà số lần cán trong block
và kíck thước lỗ bánh cán khác nhau. Sản phẩm đi ra khỏi Block dẫn tới hệ
thống Quenching đối với thép thanh và dẫn tới hệ thống làm nguội đối với
thép dây cuộn.
- Đối với thép cuộn: Thép cán sau khi ra khỏi block sẽ được đưa đến hệ
thống làm nguội, sau đó được dẫn vào rôto của máy tạo vòng để tạo vòng rồi
được dải đều trên sàn dải lăn để làm nguội. Cuối sàn lăn dải có hố thu cuộn,
các cuộn thép sẽ tập trung và được chuyển tới máy buộc cuộn, sau đó bộ phận
KCS kiểm tra các thông số của sản phẩm để phân loại, những sản phẩm đạt
tiêu chuẩn sẽ được cân và nhập kho, còn những sản phẩm không đủ tiêu
chuẩn sẽ được xếp riêng.
- Đối với thép thanh: Cán thép thanh được chuyển tới hệ thống xử lý nhiệt
(Quenching), rồi cắt phân đoạn với chiều dài phù hợp với chiều dài sàn nguội
và bội số của đoạn thép thương phẩm. Sau đó, thép thanh sẽ được đưa lên sàn
nguội để làm nguội tự nhiên, rồi cắt đoạn theo chương trình tự động được cài
đặt (hoặc điều khiển bằng tay khi cần thiết). Sản phẩm được kiểm tra và phân
loại, các thanh thép hợp cách được chuyển lên sàn thu thép thanh để đếm,
đóng bó rồi nhập kho, còn các thanh không phù hợp được phân loại, xếp
riêng.
- Đối với thép hình: Cán thép hình được chuyển tới hệ thống xử lý nhiệt,
rồi cán hình dạng phù hợp với kích thước sàn nguội. Sau đó, thép hình sẽ
được đưa lên sàn nguội để làm nguội tự nhiên. Sản phẩm được kiểm tra và
phân loại, các thanh thép hợp cách được chuyển lên sàn thu thép hình để kiểm
tra rồi nhập kho, còn các sản phẩm không phù hợp được phân loại, xếp riêng.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
1.4.1. Số cấp quản lý
Bộ máy quản lý của Nhà máy được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức
năng, được phân công làm 3 cấp quản lý. Với cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ,
khoa học, có phân công cụ thể và trách nhiệm rõ ràng tạo hiệu quả tối đa
trong sản xuất kinh doanh. Nhà máy được chia làm 3 cấp quản lý như sau:
- Ban Giám đốc
- Các phòng ban
- Các phân xưởng
1.4.2. Mô hình tổ chức quản lý
Căn cứ vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và năng lực quản lý của
cán bộ, bộ máy tổ chức Nhà máy cán thép Lưu Xá được xây dựng như sau:
* Ban Giám đốc:
- 01 Giám đốc.
- 02 Phó Giám đốc.
+ Phó Giám đốc thiết bị.
+ Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất.
* Các phòng ban:
- Phòng Tổ chức – lao động.
- Phòng Kế toán – tài chính.
- Phòng Kế hoạch – vật tư.
- Phòng Kỹ thuật - Công nghệ.
- Phòng Kỹ thuật – cơ điện.
- Phòng Hành chính – quản lý.
* Phân xưởng:
- Phân xưởng Cán thép.
- Phân xưởng Cơ điện.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình theo kiểu trực
tuyến - chức năng. Theo mô hình này mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên
là một đường thẳng còn các bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị
những lời chỉ dẫn, những lời khuyên và kiểm tra sự hoạt động của các bộ
phận trực tuyến.
Mô hình này có ưu điểm là: khắc phục được nhược điểm thông tin và các
quy định trực tiếp từ trung tâm, tạo ra sự thống nhất tập trung cao độ, chế độ
trách nhiệm rõ ràng, tạo ra sự phối hợp dễ dàng giữa các phòng ban tổ chức.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện về các
lĩnh vực xã hội.
Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy cán thép Lưu Xá
(Nguồn: Phòng Tổ chức- Lao động)
1.4.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị.
1.4.3.1. Ban Giám đốc
Giám đốc
Chức năng:
Phòng
Tổ
chức -
Lao
động
Giám đốc
Phó Giám đốc
thiết bị
Phó Giám đốc kỹ
thuật sản xuất
Phòng
Kế
hoạch
– Vật
tư
Phòng
Hành
chính –
Quản
lý
Phòng
Kỹ
thuật cơ
điện
Phòng
Kỹ
thuật
công
nghệ
Phân
xưởng cơ
điện
Phân
xưởng
cán thép
Phòng
Kế
toán –
tài
chính
+ Điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo có hiệu quả theo
quy định phân cấp của Nhà máy.
+ Đại diện cao nhất của Nhà máy trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
+ Đề ra chiến lược phát triển công ty và chính sách chung của Nhà máy.
+ Phối hợp các phòng ban đơn vị thực hiện và cải tiến liên tục hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2008.
+ Quan tâm giải quyết mọi yêu cầu thích hợp của cán bộ công nhân viên
và chính sách xã hội theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Nhiệm vụ:
+ Điều hành phát triển và bảo toàn vốn do công ty giao cho, chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty và cơ quan pháp luật về mọi hoạt động
của Nhà máy.
+ Duy trì, phối hợp hoạt động các phòng ban đơn vị, cán bộ công nhân
viên thực hiện mục tiêu, chính sách chiến lược của Nhà máy đề ra.
+ Giải quyết công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên đầy đủ.
+ Am hiểu và giải quyết các mối quan hệ trong, ngoài Nhà máy và các đối
tác trong sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài của
Nhà máy.
+ Xây dựng, duy trì mối quan hệ và phát triển uy tín của Nhà máy trong
môi trường sản xuất kinh doanh hiện nay, làm hài lòng mọi khách hàng khi
quan hệ.
+ Quản lý tài chính nội bộ.
Phó Giám đốc Thiết bị
- Đại diện lãnh đạo Nhà máy, phụ trách hệ thống chất lượng.
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc Nhà máy về việc tổ chức, xây dựng, áp
dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001-2000.
- Điều hành công việc do Nhà máy phân công về quản lý, sửa chữa thiết
bị.
Phó Giám đốc Kỹ thuật – Sản xuất
- Điều hành những công việc được giám đốc phân công về kỹ thuật, công
nghệ, sản xuất.
- Được phân công giúp việc cho Giám đốc Nhà máy trong công tác lập kế
hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, kiểm
tra quản lý sản xuất, kiểm tra chất lượng thép cán.
- Chịu trách nhiệm quản lý: Cán bộ công nhân viên, cơ sở vật chất, trật tự
an ninh, an toàn lao động, trong Nhà máy.
1.4.3.2. Các phòng ban
Phòng Tổ chức – Lao động.
Giúp giám đốc Nhà máy theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động chung,
hoạt động hành chính kinh tế, công tác quả trị nhân sự của toàn Nhà máy theo
đúng pháp luật và thủ tục hành chính Nhà nước.
- Quản lý tất cả các cán bộ nhân viên trong phòng, giao việc và phân công
nhiệm vụ phù hợp với khả năng của từng người, kiểm tra tình hình thực hiện
các phần việc của từng chức danh trong phòng.
- Kết hợp các phòng ban khác xây dựng chế độ tiền lương, thưởng, xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh từng thời kỳ: công tác tổ chức cán bộ,
quản lý lao động và tiền lương, quản lý thực hiện các chế độ, chính sách đối
với người lao động.
- Phối hợp với các phòng ban nghiệp vụ, các đơn vị sản xuất để giải quyết
kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong Nhà máy.
- Tổng hợp tình hình công tác để báo cáo Giám đốc, tham mưu đề suất với
Giám đốc Nhà máy về những giải pháp quản lý, tổ chức thi sản xuất.
- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ. Thanh tra
kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị, ngăn chặn và kiểm tra tài liệu trước khi
lưu trữ.
- Tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành công tác công
văn giấy tờ, in ấn tài liệu, quản lý phương tiện trang thiết bị, văn phòng, xe
ôtô, trụ sở làm việc và công tác lễ tân của Nhà máy theo đúng quy định của
Nhà máy và Nhà nước.
Phòng Kế toán – Tài chính.
Phòng Kế toán – Tài chính là phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý
điều hành của Nhà máy Cán thép Lưu Xá có chức năng hạch toán kế toán,
quản lý tài sản của Nhà máy, đảm bảo tài chính và vốn cho sản xuất kinh
doanh. Thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác tài
chính trước Giám đốc Nhà máy và cơ quan quản lý cấp trên.
- Tham mưu đề xuất với Giám đốc ban hành các quy chế về tài chính phù
hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị, xây dựng các định mực
kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có
hiệu quả.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp
thời nhằm tạo nên tình hình tài chính tốt nhất cho Nhà máy.
- Phản ánh trung thực về tình hình tài chính của Nhà máy và kết hợp các
hoạt động khác.
- Định kỳ lập báo cáo kế toán theo quy định, lập kế hoạch thu, chi ngân
sách nhằm đáp ứng yêu cầu theo dõi, hạch toán sổ sách chi tiết.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Nhà máy để tổ
chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thu, chi, thành toán các khoản nợ, theo dõi tình
hình công nợ của Nhà máy.
Phòng Kế hoạch – Vật tư.
Phòng Kế hoạch – Vật tư là phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều
hành của Nhà máy Cán thép Lưu Xá, có chức năng tổ chức đôn đốc các bộ
phận chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng
hoá và các công tác khác.
- Là bộ phận giúp việc cho giám đốc kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản
xuất của Nhà máy.
- Cung ứng, quản lý vật tư trong toàn Nhà máy, quản lý toan bộ hệ thống
kho bãi, vận chuyển vật tư đến các vị trí cần thiết.
- Tổ chức công tác bán hàng, mua nguyên nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị
cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
-Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Nhà máy về công tác lập kế hoạch,
công tác đầu tư, công tác thị trường, hoạt động kinh tế, công tác kỹ thuật,
công tác an toàn lao động. Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ sản xuất của Nhà
máy lập kế hoạch năm, tháng, quý báo cáo với Ban giám đốc để duyệt.
Phòng Kỹ thuật - Công nghệ.
Phòng Kỹ thuật - Công nghệ là phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý
điều hành của Nhà máy cán thép Lưu Xá, là đơn vị tham mưu và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Nhà máy về các hoạt động sau:
- Công tác kỹ thuật sản xuất.
- Công tác chất lượng sản phẩm.
- Công tác ISO 9001-2000.
- Công tác sáng kiến tiết kiệm.
- Công tác an toàn và bảo hộ lao động.
- Tham gia xử lý những sự cố lớn trong sản xuất luyện kim và công nghệ
cán thép.
Phòng Kỹ thuật - Cơ điện.
Phòng Cơ điện là phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của
Nhà máy Cán thép Lưu Xá, là đơn vị tham mưu và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về các mặt sau:
- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
- Công tác quản lý thiết bị cơ điện năng lượng.
Phòng Hành chính – Quản lý
Phòng Hành chính – Quản lý là phòng chức năng thuộc hệ thống quản lý
điều hành của Nhà máy cán thép Lưu Xá, là đơn vị tham mưu và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc Nhà máy về các hoạt động sau:
- Thực hiện tốt công tác bảo mật công văn, giấy tờ, phục vụ đưa đón
khách.
- Tổ chức chăm sóc cán bộ, công nhân viên Nhà máy, chăm sóc sức khỏa
người lao động.
1.4.3.3. Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng Cán thép.
Phân xưởng Cán thép là phân xưởng sản xuất chính trong Nhà máy, có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác sản xuất thép cán theo kế hoạch tác
nghiệp của Nhà máy cùng các cơ quan chuyên môn thực hiện việc sử dụng
thanh kết toán các vật tư, nguyên nhiên vật liệu trong kỳ kế hoạch, chịu trách
nhiệm trước Ban giám đốc nhà máy về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phân xưởng Cơ điện.
- Phân xưởng cơ điện là đơn vị thuộc bộ phận sản xuất của Nhà máy, có
chức năng quản lý, vận hành thiết bị, sửa chữa thiết bị và gia công chi tiết
phục vụ sản xuất.
- Vận hành hệ thống lưới điện toàn Nhà máy, phục vụ hoạt động sản xuất,
sinh hoạt và bảo vệ trong toàn Nhà máy.
- Gia công cơ khí, tổ chức sản xuất đảm bảo tuyệt đối về người và trang
thiết bị.
- Trực tiếp quản lý máy móc thuộc phân xưởng như: trạm biến áp, máy
tiện, máy đột dập, xe cần trục…gián tiếp quản lý máy móc trang thiết bị trong
toàn Nhà máy.
- Phối kết hợp với các đơn vị trong toàn Nhà máy để xử lý và khắc phục
hậu quả khi tai nạn hoặc hỏa hoạn xảy ra, đồng thời trực tiếp tham gia vào
quá trình điều tra tai nạn cùng các cơ quan chức năng.
PHẦN II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CÁN THÉP LƯU XÁ
2.1. Phân tích các hoạt động Marketing.
2.1.1. Thị trường tiêu thụ của Nhà máy Cán thép Lưu Xá
Trải qua gần 35 năm xây dựng và phát triển, Nhà máy không ngừng tăng
trưởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 250.000
tấn/năm. Với chức năng chính là sản xuất kinh doanh và tiêu thụ các sản
phẩm thép mang nhãn hiệu TISCO chất lượng cao đồng thời Nhà máy còn
cung cấp dịch vụ vận chuyển đến nơi tiêu thụ cho các đơn vị trong và ngoài
Tổng công ty, hoàn thành các nhiệm vụ Tổng công ty giao phó. Các sản phẩm
thép của Nhà máy phần lớn được chuyển giao cho các đơn vị trực thuộc Tổng
công ty và phần còn lại được phân phối tới các công ty kim khí cùng địa bàn
và một số tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng…. Nhà máy
Cán thép Lưu Xá có trụ sở đặt tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên,
thuộc khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Nhà máy nằm trong khuôn
viên của Tổng Công ty, gần với Quốc lộ 3 nên việc cung cấp nguyên liệu đầu
vào chủ yếu và phân phối hàng hóa của Nhà máy được diễn ra thuận lợi. Với
vị trí địa lý này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh
doanh và tiêu thụ hàng hoá của Nhà máy.
Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, được sử dụng
vào hầu hết các Công trình trọng điểm Quốc gia như thuỷ điện Hoà Bình,
Yaly, Sơn La, đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, sân vận động Quốc gia
Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chương Dương, và nhiều công trình khác; thâm
nhập vào được thị trường Quốc tế như Canada, Indonesia, Lào, Campuchia.
Với những thành tích đặc biệt đóng góp vào sự phát triển của Tổng công ty,
đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước, Nhà máy cán
thép Lưu Xá đã vinh dự được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ
trang Nhân dân, Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều phần thưởng cao
quý khác của Đảng và nhà nước. Những thành tựu đạt được đã khẳng định vị
thế lớn mạnh của Nhà máy trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.2. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy cán thép Lưu Xá
Năm 2012, ở thị trường trong nước, sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng đã
khả quan hơn những năm trước. Các gói kích thích của Chính phủ cho các dự
án đầu tư đã phát huy tác dụng. Các chủ công trình đã vay được vốn Nhà
nước và được hỗ trợ lãi suất nên đã khởi công xây dựng, làm cho lượng tiêu
thụ thép tương đối giữ ổn định.
Không nằm ngoài xu hướng đó, sản lượng thép tiêu thụ của Nhà máy cán
thép Lưu Xá trong những năm gần đây cũng khá ổn định và có chiều hướng
tăng nhẹ. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng cuối năm 2012, có nhiều đặc điểm
khác so với những năm trước. Trước đây, cuối năm là mùa cao điểm tiêu thụ
thép, nhưng cuối năm 2012 lượng thép tiêu thụ có xu hướng chững lại và đi
xuống, do giá thép tăng. Trước diễn biến như vậy, tâm lý khách hàng thường
chờ giá thép giảm thêm. Hơn nữa, một vài tháng trước, lo ngại thép tăng giá,
nhiều công trình đã trữ hàng. Tiêu thụ do vậy tiếp tục giảm và ảnh hưởng tới
lượng tiêu thụ sản phẩm các tháng đầu năm 2013 của Nhà máy.
Bảng 1: Kết quả tiêu thụ thành phẩm sản xuất chính của Nhà máy năm 2011-2012
Chỉ tiêu
Sản lượng (Tấn) Giá trị ( Triệu đồng)
2011 2012
Chênh lệch
2011 2012
Chênh lệch
Mức % Mức %
I. Tiêu thụ nội bộ 325078,512 253699,438 -71379,074 -21,96 3667121,400010 2960623,004958 -706498,395052 -19,27
1. Tại Nhà máy 0 11,573 11,573 0 158,716288 158,716288
- XN nguyên liệu 0 11,573 11,573 0 158,716288 158,716288
2. Đơn vị trực thuộc
Tổng công ty
325078,512 253687,865 -71390,647 -21,96 3667121,400010 2960464,288670 -706657,111340 -19,27
- CN tại Đà Nẵng 17,978 8,523 -9,455 -52,59 259,598840 125,117640 -134,481200 -51,8
- Phòng KH thị
trường
257476,454 217775,888 -39700,566 -15,42 3572710,072579 2910042,034483 -662668,038096 -18,55
- NM luyện thép
Lưu Xá
7986,124 6470,147 -1515,977 -18,98 69025,030030 49840,459683 -19184,570347 -27,79
- Mỏ sắt và cán
thép Tuyên Quang
0 260,967 260,967 0 14,344680 14,344680
- NM cán thép Thái
Nguyên
57600 28800 -28800 -50 382,263840 100,483200 -281,780640 -73,71
- NM luyện gang 0 371,34 371,34 0 278,505000 278,505000
- Đầu tư dây chuyền
cán thép Tuyên
Quan
2 1 -1 -50 2783,628525 63,343984 -2720,284541 -97,72
- NM Cốc hóa 215,35 0 -215,35 -100 48,894000 0 -48,894000 -100
- Phòng Xuất nhập
khẩu
1780,264 0 -1780,264 -100 21903,777082 0 -21903,777082 -100
- XN vận tải đường
sắt
0,522 0 -0,522 -100 8,135096 -8,135096 -100
II. Bán ngoài
4997,322 3498,519
-1498,803 -29,99
24880,057761 21021,678044
-3858,379717 -15,51
- Công ty CP Đại
Hoàng
529,656 183,977 -345,679 -65,26 6936,289035 2537,772924 -4398,516111 -63,41
-Công ty TNHH
Thanh Nga
600,904 856,355 255,451 42,51 8638,162460 12232,215730 3594,053270 41,61
- DNTN Quang Linh
3866,762 3458,187 -408,575 -10,57 9305,606266 6251,689390 -3053,916876 -32,82
Tổng 330075,834 258197,957 -71877,877 -21,77 3692001,457771 2981644,683002 -710356,774998 -19,24
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh)
* Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy, khách hàng chủ yếu của Nhà máy là các
đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Số lượng và
giá trị tiêu thụ nội bộ lớn chiếm khoảng 99,8% tổng sản lượng và doanh
thu tiêu thụ trong năm, lượng bán ngoài chỉ chiếm khoảng 0,2%. Có thể
thấy hoạt động của Nhà máy phần lớn phục vụ cho việc chu chuyển nội
bộ.
Qua 2 năm, sản lượng tiêu thụ nội bộ giảm 71379,074 tấn, tương ứng
giảm 21,96 %, doanh thu tiêu thụ giảm 706498,395052 triệu đồng, tương
ứng giảm 19,24%. Đây là những khách hàng quen thuộc đã làm ăn lâu
dài với Nhà máy, được Nhà máy cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của
Tổng công ty.
Bên cạnh đó, Nhà máy cũng đã tiến hành bán ngoài cho một số công
ty kim khí nhưng số lượng không đáng kể và chủ yếu là các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Năm 2012, sản lượng
bán giảm 1498,803 tấn tương ứng với 29,99% so với năm 2011; doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 3858,379717 triệu đồng tương
ứng với 15,51% so với năm 2011.
Hiện tại, Nhà máy còn chưa chú trọng đến hoạt động bán ngoài, chưa
đầu tư cho chiến lược tiếp thị bán hàng (điều này thể hiện ở việc Nhà
máy không có chi phí bán hàng). Đó cũng là nguyên nhân năm 2012,
Nhà máy bị mất đi một khách hàng bên ngoài, do sự cạnh tranh gay gắt
trong kinh doanh. Tuy đây chỉ là một khách hàng nhỏ nhưng đòi hỏi Nhà
máy phải quan tâm hơn đến công tác mở rộng thị trường, thu hút các
khách hàng tiềm năng.
Bảng 2: Doanh thu và sản lượng tiêu thụ sản phẩm thép của Nhà
máy năm 2011 và 2012
STT Tên SP Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch
năm 2011 - 2012
Mức %
I Doanh thu (đồng) 3692001457771 2981644683002 -710356,774998 -19,2
II Sản lượng (Tấn) 330065,834 257197,957 -72867,877 -21,8
1
Thép cuộn Φ6
4824,017 4024,614 -799,403 -16,6
2
Thép cuộn Φ8
7410,625 7210,024 -200,601 -2,7
3
Thép tròn Φ16
13945,447 11935,497 -2009,95 -14,4
4
Thép tròn Φ20
4032,285 3936,285 -96 -2,4
5
Thép vằn Φ18 C2
2212,478 2118,448 -94,03 -4,2
6
Thép vằn Φ16 C2
4286,507 4545,555 259,048 6,0
7
Thép vằn Φ20 C2
22872,768 18347,568 -4525,2 -19,8
8
Thép vằn Φ22 C2
17986,039 18100,45 114,411 0,6
9
Thép vằn Φ28 C2
5123,437 5000,5 -122,937 -2,4
10
Thép vằn Φ28 C3
486,104 319,05 -167,054 -34,4
11
Thép vằn Φ36 C2
696,265 634,55 -61,715 -8,9
12
Thép vằn Φ20SD390
473,982 460,987 -12,995 -2,7
13
Thép vằn Φ16SD390
61,963 58,098 -3,865 -6,2
14
Thép vằn Φ18SD390
19407,535 18033,127 -1374,408 -7,1
15
Thép vằn Φ8
15796,725 11268,789 -4527,936 -28,7
16
Thép vằn Φ36SD390
8656,899 7978,456 -678,443 -7,8
17
Thép vằn Φ25SD390
25312,527 20414,904 -4897,623 -19,3
18 Thép vằn D32SD390 2543,834 2135,987 -407,847 -16,0
19
Thép vằn Φ22SD390
10019,848 9000,78 -1019,068 -10,2
20 Thép I150 5623,986 3103,875 -2520,111 -44,8
21 Thép chống lò CB17 2606,2 1506,78 -1099,42 -42,2
22 Thép góc 100 SS540 5818,202 4029,768 -1788,434 -30,7
23
Thép góc 90×90
SS540
39399,778 20789,567 -18610,211 -47,2
24
Thép góc 120×120
SS540
9440,827 6590,674 -2850,153 -30,2
25 Thép góc 90×90 6956,225 4589,29 -2366,935 -34,0
26 Thép góc 80×80 22509,615 18678,987 -3830,628 -17,0
27 Thép góc 75×75 641,132 589,456 -51,676 -8,1
28
Thép góc 130×130
SS540
33930,169 22916,941 -11013,228 -32,5
29 Thép góc 100×100 2779,636 2078,78 -700,856 -25,2
30 Thép góc 40×40 6968,632 3808,987 -3159,645 -45,3
31 Thép góc 50×50SXP 21952,378 17876,52 -4075,858 -18,6
32 Thép góc 45×45 1179,458 1100,783 -78,675 -6,7
33
Thép tròn trơn Φ18
412,496 279,082 -133,414 -32,3
34
Thép tròn Φ12
3697,815 3734,798 36,983 1,0
35
Thép tròn Φ13
4824,017 4024,614 -799,403 -22,1
36
Thép tròn Φ14
7410,625 7210,024 -200,601 -16,6