Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Các chế độ hoạt động của nhà máy lọc dầu thị vải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.86 KB, 5 trang )

Các Chế Độ Hoạt Động Của Nhà Máy
■ Nhằm đảm bảo cho việc vận hành nhà máy được linh động (đề phòng một số
thiết bị chính gặp sự cố)…
■ Đảm bảo cho hoạt động của nhà máy được liên tục khi thực hiện bảo dưỡng
sữa chữa thiết bị thiết bị không gây ảnh hưởng đến cấp khí cho các nhà máy
điện, đạm.
Nhà máy có 4 chế độ vận hành khác nhau:
Giai đoạn AMF (AbloluteMinium Facility):Cụm thiết bị tối thiểu tuyệt đối bao
gồm hai tháp chưng cất C-01 và C-05, ba thiết bị trao đổi nhiệt (E-07, E-04, E-
09), ba bình tách(V-03, V-08, V-15) để thu hồi khoảng 340 tấn condensate/ngày
đêm. Khí đồng hành mỏ Bạch Hổ với lưu lượng khí ẩm là 4,3 triệu m
3
/ngày
được đưa tới Slug Catcher của nhà máy bằng đường ống 16” với áp suất 109
bar, nhiệt độ 25,6
o
C. Giai đoạn này không có máy nén nào được sử dụng.Dòng
khí sau khi tách Condensate và nước tại Slug Catcher, V-03 và V-08 sẽ được
đưa vào đỉnh tháp C-05(47 bar, 20
o
C) tách dòng lỏng ngưng tụ được khí thương
phẩm và phần lỏng đưa vào đĩa 1 tháp C-01. Lúc này C-01 là tháp ổn định
Condensate (De-ethaniser). Trong đó, phần lớn HC nhẹ hơn Butane được tách
ra khỏi Condensate. Khí ra đỉnh tháp nhiệt độ 64
o
C trộn chung với khí nguyên
liệu C-05. Dòng Condensate ở đáy tháp được giảm nhiệt xuống 45
o
C được đưa
ra bồn chứa TK-21 hoặc đưa về cảng Thị Vải.
Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ chế độ AMF


Giai đoạn MF(Minium Facility):Cụm thiết bị tối thiểu bao gồm các thiết bị
AMF và bổ sung thêm một thiết bị chưng cất C-02, một máy nén pittông chạy
khí 800 kW (K-04), một hệ thống tháp hấp phụ (V-06 A/B), ba thiết bị trao đổi
nhiệt(E-20, E-18, E-14), ba bình tách(V-15, V-17, V-02) để thu hồi hỗn
hợpBupro khoảng 630 tấn/ngày đêm và condensate khoảng 380 tấn/ngày đêm…
Với mục đích thu khí thương phẩm (đã tách C3, C4), Bupro và Condensate,do
vậy sau khi dòng khí đã tách nước và Condensate tại Slug Catcher, V-03 và V-
08, dòng khí tiếp tục được loại triệt để nước tại V-06 A/B và sau đó được đưa
vào tháp C-05. Chế độ thêm một thiết bị chưng cất C-02 nhằm tách triệt để
Bupro ra khỏi Condensate.
Hình 1.2: Sơ đồ chế độ MF
Chế độ GPP (Gas Processing Plant):Cụm thiết bị hoàn thiệnlà chế độ làm việc
hoàn chỉnh nhất, sử dụng công nghệ Turbo Expander. Và hiệu suất thu hồi sản
phẩm lỏng ở chế độ này là cao nhất. Ngoài những thiết bị được sử dụng trong
chế độ trước thì có bổ sung thêm thiết bị Gas Stripper, Turbo
Expander/Compressor (đóng vai trò thiết bị trao đổi nhiệt nhờ điều chỉnh áp),
máy nén khí, tháp tách. Sản xuất condensate ổn định, butane và propane được
tách độc lập và khí khô. Chế độ này hoạt động với công suất đầu vào là 1,5 tỷ
m
3
/năm thu hồi propane: 537 tấn/ngày; butane: 417 tấn/ngày; condensate: 402
tấn/ngày và khí khô: 3,34 triệu m
3
/ngày.
Hình 1.3: Sơ đồ chế độ GPP
Chế độ MGPP (Modified Gas Processing Plant): Vận hành công nghệ theo
chế độ GPP chuyển đổi, áp suất đầu vào bị sụt giảm xuống còn 85 bar nên nhà máy
đặt thêm trạm máy nén đầu vào K-01 A/B/C/D để nâng áp lên 109 bar như thiết kế
và bình tách V-101. Chế độ này hoạt động với công suất đầu vào là 5,7 – 6,1 triệu
m3 khí/ngày và thu hồi khoảng 1,5 tỷ m

3
khí khô, 130.000 tấn Condensate,
350.000 tấn LPG/năm.
Hình 1.4: Sơ đồ chế độ GPP chuyển đổi
Hiện nay, nhà máy vận hành theo chế độ GPP chuyển đổi, tháp C-03 ngưng
hoạt động do không cần thiết tách riêng C
3
và C
4
,chỉ chuyển sang chế độ MF hoặc
AMF hoặc Bypass khi bảo dưỡng sữa chữa thiết bị hoặc xảy ra sự cố.Sản phẩm
của nhà máy được vận chuyển tới nhà máy điện Bà Rịa, nhà máy đạm Phú Mỹ và
qua cảng Thị Vải bằng hệ thống đường ống 16” và 17”. Sau đó, các sản phẩm này
được phân phối đến các khu vực lân cận và các vùng miền khác trong cả nước.

×