Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

báo cáo thực tập tại xí nghiệp chế biến khí dinh cố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.49 KB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển
mạnh mẽ và trở thành ngành công nghiệp hàng đầu của đất nước,đã từng bước đưa
nước ta tiến tới ổn định và phát triển kinh tế-xã hội, hòa nhập với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Chủ trương của nhà nước hiện nay là lấy ngành công nghiệp dầu khí làm mũi
nhọn, kéo theo các ngành công nghiệp khác cùng phát triển. Trong đó, việc sử dụng
LPG là nhiên liệu khí đốt cho các nhà máy đặt tại các khu công nghiệp là hoàn toàn
có khả năng thực hiện, bởi tiềm năng khí đốt của nước ta rất to lớn. Mặc khác, giá
thành của LPG có thể cạnh tranh với các loại nhiên liệu khác và đồng thời các cơ sở
hạ tầng ban đầu về hệ thống mạng phân phối cục bộ tại các thị trường địa phương
đã và đang được xây dựng.
Ngoài ra, các ảnh hưởng có lợi về môi trường cũng như tính ưu việt của LPG
cũng được nhà nước quan tâm và khuyến khích sử dụng làm nhiên liệu thay thế cho
các loại nhiên liệu khác.
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố là một trong những nhà máy đi đầu trong việc
sản xuất LPG. Và cung cấp khí nhiên liệu cho các nhà máy như: nhà máy sản xuất
Điện, Đạm Phú Mỹ; nhà máy Điện Bà Rịa…
Do trình độ có hạn và thời gian tìm hiểu còn hạn chế, nên báo cáo này không
tránh khỏi những sai sót. Do đó, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô,
các bạn sinh viên và những người quan tâm tới báo cáo này.
Em xin cảm ơn Ths.Nguyễn Thanh Thiện, cùng cán bộ công nhân viên xí
nghiệp chế biến khí Dinh Cố đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
SVTH:Trần Văn Sơn 1 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
II.TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ
II.1. Giới thiệu về nhà máy
Người đại diện: Ông Nguyễn Quốc Huy .
Chức vụ: Giám Đốc.
Loại công ty: Doanh Nghiệp Nhà Nước.


Ngành nghề hoạt động: Kinh doanh Khí Đốt-Xăng hóa lỏng.
Địa chỉ : Tỉnh Lộ 44, X.An Ngãi, H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điện thoại: (84-64) 3869279.
Fax: (84-64) 3869105.
Nhà máy xử lý khí Dinh Cố được xây dựng tại Xã An Ngãi, Huyện Long
Điền, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà máy GPP cách tỉnh lộ 44 khoảng 700 m (Bà
Rịa - Long Hải) và cách Long Hải 6 km về phía bắc. Đây là nhà máy được xây
dựng với quy mô to lớn với diện tích 89,600 m
2
(dài 320 m, rộng 280 m).
Tháng 10 năm 1998, nhà máy xử lý khí Dinh Cố bắt đầu hoạt động, với mục
đích xử lý và chế biến khí đồng hành có công suất khoảng 1,5 tỷ m
3

khí/năm
(khoảng 4,3 triệu m
3
khí/ngày). Nguyên liệu của nhà máy là khí đồng hành từ mỏ
Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu, được vận chuyển qua đường ống 16’’(16
inch) tới Long Hải với áp suất khí tới nhà máy là 109barG. Sau khi xử lý thì sản
phẩm của nhà máy là LPG và Condensate (Nhà máy có thể tách riêng sản phẩm
Propane và Butane cho khách hàng), lượng khí còn lại làm nguyên liệu cho nhà
máy điện, đạm Bà Rịa và Phú Mỹ.
Từ năm 2002, nhà máy tiếp nhận thêm lượng khí từ mỏ Rạng Đông tăng
công suất lên 5,7 triệu m
3
khí/ngày, áp suất đầu vào bị sụt giảm xuống còn 70barG,
nên nhà máy đã đặt thêm trạm máy nén đầu vào để nâng áp lên 109barG như thiết
kế.
II.2. Mục đích xây dựng nhà máy

- Xử lý, chế biến khí đồng hành thu gom được trong quá trình khai thác dầu tại
mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác.
- Cung cấp khí thương phẩm làm nhiên liệu cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú
Mỹ và làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
- Thu hồi các sản phẩm lỏng có giá trị kinh tế cao hơn so với khí đồng hành ban
SVTH:Trần Văn Sơn 2 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
đầu:
 Cung cấp LPG cho thị trường trong nước .
 Cung cấp condensate làm nguyên liệu tổng hợp hóa dầu.
II.3. Nguyên lý vận hành
Nguồn khí ẩm của nhà máy từ mỏ Bạch Hổ và Rạng Đông phụ thuộc vào
việc khai thác dầu thô, do đó có sự chênh lệch giữa nhu cầu tiêu thụ khí khô và
lượng khí ẩm cung cấp. Vì vậy, việc vận hành nhà máy tuân thủ một số thứ tự ưu
tiên sau:
 Ưu tiên cao nhất là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí của các nhà máy
điện, đạm. Nếu lượng khí tiêu thụ cao hơn lượng khí cung cấp thì ưu tiên việc cung
cấp khí hơn thu hồi phần lỏng.
 Ưu tiên thu hồi tối đa sản phẩm lỏng.
 Ưu tiên tiếp nhận toàn bộ lượng khí ẩm từ ngoài khơi cấp vào. Nếu
lượng khí tiêu thụ thấp hơn lượng khí cung cấp, lượng khí dư sau khi xử lý sẽ được
đốt bỏ.
II.4. Sơ đồ bố trí thiết bị
Các thiết bị trong nhà máy được thiết kế có xem xét tới các yếu tố sau:
- Khoảng cách an toàn giữa các thiết bị theo các tiêu chuẩn IP tương ứng.
- Khả năng bố trí và vận hành các thiết bị PCCC.
- Phân vùng nguy hiểm.
- Mức độ vận hành.
- Các công việc bảo dưỡng sửa chữa.
- Bố trí hệ thống đường ống và cáp.

- Công tác xây dựng.
- Ba chế độ vận hành.
- Hệ thống xả.
- Mức độ tiếng ồn.
- Nhu cầu lắp đặt mở rộng.
Với nguyên tắc trên, các thiết bị trong nhà máy được bố trí theo 6 khu vực
như sau:
1. Khu vực Slugcatcher (Inlet Area).
2. Khu vực công nghệ (Process Area).
SVTH:Trần Văn Sơn 3 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
3. Khu vực phụ trợ (Utilities Area).
4. Khu vực cột đuốc và hầm đốt chất lỏng (Flare Area).
5. Khu vực chứa sản phẩm (Storage Area).
6. Khu vực xuất sản phẩm (Export Area).
Đặc biệt trong khu vực công nghệ, các thiết bị phục vụ cho từng chế độ vận
hành được bố trí theo các vùng riêng biệt để đảm bảo nhà máy vẫn có thể vận hành
trong khi các thiết bị của chế độ khác đang được lắp đặt.
III. NỘI DUNG THỰC TẾ THU THẬP ĐƯỢC
III.1. Nguyên liệu và sản phẩm
III.1.1 Nguyên liệu
Nguyên liệu đầu vào của nhà máy là khí đồng hành ( khí thu được từ quá
trình khai thác dầu). Khí nằm trong dầu mỏ có áp suất cao nên chúng hòa tan một
phần trong dầu. Khi khai thác lên áp suất giảm nên khí được tách ra thành khí đồng
hành.
Lượng khí đồng hành đi vào nhà máy thu từ mỏ Bạch Hổ và một số mỏ
khác. Sau đó khí được dẫn vào bờ theo đường ống khí cao áp có đường kính 16” về
nhà máy.
Lưu lượng thiết kế ban đầu của nhà máy là 4,3 triệu m
3

khí/ngày. Hiện nay,
do tiếp nhận lượng khí từ mỏ Rạng Đông nên lưu lượng hiện tại của nhà máy là 5,7
triệu m
3
khí/ngày.
Bảng III.1.1. Thành phần khí nguyên liệu (Lấy mẫu ngày 21/12/2005).
SVTH:Trần Văn Sơn 4 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
STT Tên mẫu Khí Bạch Hổ Khí Rạng Đông Khí về bờ
Tên cấu tử % mole % mole % mole
1 N
2
0,144 0,129 0,123
2 CO
2
0,113 0,174 0,044
3 Methane 78,650 74,691 74,430
4 Ethane 10,800 12,359 12,237
5 Propane 6,601 7,404 7,133
6 i-Butane 1,195 1,535 1,576
7 n-Butane 1,675 2,191 2,283
8 i-Pentane 0,297 0,549 0,604
9 n-Pentane 0,257 0,592 0,664
10 Hexanes 0,157 0,385 0,540
11 Heptanes 0,084 0,135 0,271
12 Octanes 0,026 0,220 0,094
13 H
2
O (g/m
3

) 0,000 0,120 0,113
14 H
2
S (ppm) 16,000 10,000 10,000
15 Tổng cộng 100 100 100
III.1.2. Sản phẩm
- LPG: Chủ yếu là Propan và Butan hoặc hỗn hợp Bupro. Được ứng
dụng để làm nhiên liệu, nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, tổng hợp
hữu cơ. Hiện nay, LPG do nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất đáp ứng
khoảng 30-35% nhu cầu thị trường LPG Việt Nam. Lưu lượng từ 750-850
tấn/ngày.
BảngIII. 1.2 Chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt được của LPG
STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Phương pháp
1 Áp suất hơi bão hòa ở
37,8
0
C
KPa 900 ASTM D 1267-95
2 Hàm lượng S ppm 12 ASTM D 2784-98
3 Nước tự do % Wt Nil BY VISUAL
4 Độ ăn mòn tấm đồng
ở 37,8
0
C /Hrs
— 1 a ASTM D 1838-91
SVTH:Trần Văn Sơn 5 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
5 Tỷ trọng ở 15
0
C Kg/l 0,5377 ASTM D 1657-91

6
Thành phần
- C
2
H
6
- C
3
H
8
- i-C
4
H
10
- n-C
4
H
10
- Neo-C
5
H
12
- i-C
5
H
12
- n-C
5
H
12

- C
4
H
8
% mole








2,27
61,17
14,29
20,53
0,07
1,30
0,37
0,00
ASTM D 2163-91
7 Hàm lượng cặn ml < 0,05 ASTM D 2158-97
8 Phân tử lượng trung
bình
49,15 Tính toán
9
Tỷ lệ C
3
/C

4
C
3
C
4
57,13
42,87
Tính toán
- Condensate: Hỗn hợp đồng thể ở dạng lỏng, có màu vàng rơm, gồm hidrocacbon
có phân tử lượng lớn hơn Propan và Butan, hợp chất vòng, nhân thơm. Ở Việt Nam
có hai loại: Một loại được tách từ bình lỏng đặt tại giàn khoan, lượng không lớn;
loại thứ hai được ngưng tụ trong quá trình vận chuyển trên đường ống. Từ
condensate, chúng ta có thể làm nhiên liệu (như các loại xăng M92, M95), làm dung
môi và các sản phẩm Hoá dầu.
+ Thành phần chủ yếu: C
5
+
.
+ Lưu lượng: 150.000 tấn/năm.
Hiện nay, Condensate của nhà máy được vận chuyển đến nhà máy xử lý
Condensate và được sử dụng chủ yếu để pha chế xăng.
Bảng III.1.3 Chỉ tiêu cần đạt được của Condensate
Chỉ tiêu giám định Đơn vị Kết quả Phương pháp
Màu sắc Trong VISUAL
Tỷ trọng Kg/l 0,6700 D-1298
Chưng cất
IBP
10 %
0
C

36
45
D-86
SVTH:Trần Văn Sơn 6 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
50 %
90 %
FBP
56
107
149
Cặn và hao hụt:
- Áp suất hơi bão hòa ở
37,8
0
C
- Hàm lượng lưu huỳnh, S
% VOL
KPa
% W
2,0
75,5
0,01
D-323
D-1266
Ăn mòn lá đống 3 Hrs/50
0
C 1 a D-130
Hàm lượng nhựa thực tề mg/100 ml 1 D-381
Trị sồ Octane RON 64,0 D-2699

Hàm lượng nước % VOL 0 D-130
Hàm lượng than cặn % W 0 D-473
(Chứng thư giám định phẩm chất ASI No: 08638A/GĐAC)
- Khí khô thương phẩm: Cung cấp cho nhà máy điện đạm, nhà máy cán thép, nhà
máy sản xuất gốm…Thành phần chủ yếu của khí khô thương phẩm chủ yếu là
Methane, Ethane, ngoài ra còn có chứa Propane, Butane và một số tạp chất khác
như Nitrogen, Carbondioxite… với hàm lượng cho phép.
Bảng III.1.4 Hàm lượng cho phép trong khí khô thương phẩm.
Chỉ tiêu Chế độ vận hành
AMF MF GPP GPP hiện tại
Lưu lượng
(triệu m
3
/ngày)
3,8 3,5 3,34 4,7
Nhiệt độ (
0
C) 20,3 30,4 60,8 55
Áp suất (bar) 45,5 49,5 48,0 52
Nhiệt trị toàn
phần (MJ/m
3
)
49,9 45,2 42,7 42,6
Thành phần (% mole)
C
1
73,36 79,30 82,85 84,8107
C
2

13,88 14,88 15,41 13,3255
C
3
7,77 4,33 1,23 1,3184
i-C
4
1,70 0,48 0,08 0,0732
n-C
4
2,40 0,54 0,08 0,0671
i-C
5
0,23 0,06 0,006 0,0031
SVTH:Trần Văn Sơn 7 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
n-C
5
0,24 0,06 0,006 0,0031
C
6
+
0,09 0,01 0 0
N
2
0,22 0,24 0,25 0,3571
CO
2
0,06 0,07 0,07 0,0244
H
2

O 0,05 0,03 0,03 —
III.2. Chế độ vận hành chính của nhà máy
Nhà máy được thiết kế nhằm đảm bảo hoạt động 24/24 với 4 chế độ vận
hành:
- Chế độ AMF (Absolute Minium Facility): Cụm thiết bị tối thiểu tuyệt
đối. Bao gồm 2 tháp chưng cất,3 thiết bị trao đổi nhiệt, 3 bình tách để thu hồi
khoảng 340 tấn condensate/ngày.
- Chế độ MF (Minium Facility): Cụm thiết bị tối thiểu. Chế độ này bao
gồm các thiết bị trong chế độ AMF và bổ sung thêm 1 tháp chưng cất, 1 máy nén
pittong, 3 thiết bị trao đổi nhiệt, 3 bình tách để thu hồi hỗn hợp BUPRO (butane và
propane) khoảng 630 tấn/ngày và khoảng 380 tấn condensate/ngày.
- Chế độ GPP (Gas Processing Plant): Cụm thiết bị hoàn thiện. Là chế độ
làm việc hoàn chỉnh nhất, thu hồi 540 tấn propane/ngày, 415 tấn butane/ngày, 400
tấn condensate/ngày. GPP bao gồm các thiết bị của MF bổ sung thêm 1 turbo
expander, máy nén pittong 2 cấp, 2 tháp chưng cất, các thiết bị trao đổi nhiệt, các
quạt làm mát và các thiết bị khác.
- Chế độ MGPP (Modified Gas Processing Plant): Chế độ GPP chuyển
đổi. Chế độ MGPP có bổ sung thêm trạm máy nén khí đầu vào của nhà máy, nhằm
giải quyết việc giảm áp do tăng lưu lượng khí đồng hành tiếp nhận từ mỏ Rạng
Đông. Lượng sản phẩm của nhà máy cũng tăng lên, khí khô khoảng 4,8-5,2 triệu
sm
3
/ngày, LPG khoảng 1000-1100 tấn/ngày, condensate khoảng 350 tấn/ngày.
Hiện nay, nhà máy vận hành theo chế độ GPP chuyển đổi, chỉ chuyển sang
chế độ MF hoặc AMF khi xảy ra sự cố hoặc bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.Và cũng
do theo quy định chung của đề tài nên em chỉ mô tả nguyên lý hoạt động của chế độ
GPP chuyển đổi của nhà máy.
Để giải quyết những việc phát sinh của việc tăng năng suất của Nhà máy khi
phải tiến hành tiếp nhận thêm lượng khí đồng hành từ mỏ Rạng Đông sao cho đem
lại hiệu quả cao nhất: Việc tăng lưu lượng khí đồng hành dẫn vào bờ gây nên sự

sụt giảm áp suất đáng kể trên đường ống làm cho áp suất tại đầu vào Nhà máy xử lý
SVTH:Trần Văn Sơn 8 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
khí không thể đảm bảo giá trị áp suất thiết kế là 109 bar. Phương pháp lắp đặt trạm
nén khí đầu vào Nhà máy Dinh Cố để nén tăng áp suất khí nguyên liệu vào Nhà
máy lên 109 bar theo thiết kế ban đầu sẽ đảm bảo việc tăng sản lượng sản phẩm của
Nhà máy khi tăng lưu lượng nguyên liệu vào nhà máy cũng như đủ áp suất của
dòng khí cung cấp cho Nhà máy điện Phú Mỹ 1.
Trạm nén khí đầu vào được lắp đặt gồm 4 máy nén khí: 3 máy hoạt động và
1 máy dự phòng. Ngoài ra, một số thiết bị của nhà máy xử lý khí Dinh Cố cũng
được cải hoán để kết nối mở rộng với trạm nén khí.
Các thiết bị trong chế độ này gồm toàn bộ thiết bị của chế độ GPP và thêm
trạm nén khí đầu vào K-1011A/B/C/D và bình tách V-101.
Chế độ GPP chuyển đổi được mô tả như hình vẽ đính kèm:
 Mô tả công nghệ :
Khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ với lưu lượng khoảng 5,7- 6,1 triệu m
3
khí/ngày vào hệ thống Slug Catcher trong điều kiện áp suất 65 bar-80 bar nhiệt độ
20 đến 30
0
C(tùy theo nhiệt độ môi trường). Dòng khí đi ra từ SC được chia thành 2
dòng.
- Dòng thứ nhất có lưu lượng khoảng 1 triệu m
3
/ngày được đưa qua van giảm
áp PV-106 giảm áp suất từ 65 bar-80 bar xuống 54 bar và đi vào thiết bị tách lỏng
V-101. Lỏng được tách ra tại bình V-101 được đưa vào thiết bị V-03 để chế biến
sâu. Khí đi ra từ bình tách V-101 được đưa vào hệ thống đường dẫn khí thương
phẩm 16” cung cấp cho các nhà máy điện.
- Dòng thứ hai có lưu lượng khoảng 5 triệu m3/ngày được đưa vào trạm nén

khí đầu vào K-1011 A/B/C/D (3 máy hoạt động và 1 máy dự phòng) để nén nâng áp
suất từ 65 bar- 80 bar lên 109 bar sau đó qua hệ thống quạt làm mát bằng không khí
E-1011 để làm nguội dòng khí ra khỏi máy nén đến nhiệt độ khoảng 40-50
0
C .
Dòng khí này đi vào thiết bị tách lọc V-08 để tách lượng lỏng còn lại trong khí và
lọc bụi bẩn. Sau đó được đưa vào thiết bị hấp thụ V-06 A/B để tách triệt để nước
tránh hiện tượng tạo thành hydrate quá trình làm lạnh sâu.
- Dòng khí đi ra khỏi thiết bị V-06A/B được tách thành hai dòng: khoảng một
phần ba dòng khí ban đầu qua thiết bị trao đổi nhiệt E-14 để hạ nhiệt độ từ 26,5
xuống -35
0
C với tác nhân lạnh là dòng khí khô đến từ đỉnh tháp C-05 có nhiệt độ
SVTH:Trần Văn Sơn 9 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
-45
0
C sau đó được làm lạnh sâu bằng cách giảm áp qua van FV-1001. Áp suất giảm
từ 109 bar xuống 37 bar ( bằng áp suất làm việc của C-05) kéo theo nhiệt độ giảm
xuống -62
0
C rồi được đưa vào đĩa trên cùng của tháp tinh cất C-05, đóng vai trò
như dòng hồi lưu ngoài của đỉnh tháp. Hai phần ba dòng khí còn lạị được đưa vào
thiết bị CC-01 để thực hiện việc giảm áp từ 109 bar xuống 37 bar và nhiệt độ giảm
xuống -12
0
C và được đưa vào đáy tháp tinh cất C-05.
- Tháp tinh cất C-05 hoạt động ở áp suất 37 bar, nhiệt độ đỉnh tháp và đáy
tháp tương ứng là -45
0

C và -15
0
C tại đây khí (chủ yếu là metan và etan) được tách
ra tại đỉnh tháp C-05. Thành phần lỏng chủ yếu là Propan và các cấu tử nặng được
tách ra từ đáy tháp.
- Dòng khí đi ra từ đỉnh của tháp tinh cất có nhiệt độ -45
0
C được sử dụng
làm tác nhân lạnh cho thiết bị trao đổi nhiệt E-14 và sau đó được nén tới áp suất 54
bar trong phần nén của thiết bị CC-01. Hỗn hợp khí đi ra thiết bị này là khí thương
phẩm được đưa vào hệ thống 16’’ đến các nhà máy điện.
- Dòng lỏng ra từ đáy tháp tinh cất được đưa vào tháp C-01 như dòng hồi lưu
ngoài đỉnh tháp.
- Trong tháp C-01, với nhiệt độ đáy tháp là 109
0
C ( nhờ thiết bị gia nhiệt E-
01A/B), áp suất hoạt động của tháp là 27,5 bar, các hydrocacbon nhẹ như metan,
etan được tách ra đi lên đỉnh tháp vào bình tách V-12 để tách lỏng có trong khí và
được máy nén K-01 nén từ áp suất 27,5 bar lên áp suất 47,5 bar. Dòng ra khỏi máy
nén K-01 được đưa vào E-08 sau đó vào tháp C-04. Do bình tách V-03 phải giảm áp
suất vận hành từ 75 bar theo thiết kế xuống còn 45 bar (vì các lý do đã trình bày ở
mục trên) nên lượng lỏng từ đáy bình tách V-03 được đưa trực tiếp qua E-04A/B
mà không đi vào thiết bị trao đổi nhiệt E-08 như thiết kế. Vì vậy E-08 và C-04 lúc
này không hoạt động như các thiết bị công nghệ mà chỉ hoạt động như các đường
ống dẫn khí.
- Dòng khí từ K-01 sau đó được nén đến 75 bar nhờ máy nén K-02 rồi lại tiếp
tục đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt E-19 bằng việc sử dụng dòng tác nhân lạnh là
không khí. Dòng khí ra từ E-19 được đưa vào máy nén K-03 để nén tới áp suất 109
bar và làm lạnh trong thiết bị trao đổi nhiệt E-13, ra khỏi E-13 dòng khí này được
SVTH:Trần Văn Sơn 10 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
đưa tới thiết bị V-08 như là nguyên liệu đầu vào. Tháp tách etane C-01 là thiết bị
tách dạng tháp loại đĩa van, hoạt động như một thiết bị chưng cất.
- Dòng lỏng đi ra từ đáy tháp C-01 được đưa qua V-12 sau đó tới tháp C-02.
Tháp C-02 là thiết bị có cấu trúc dạng tháp, có áp suất hoạt động là 10 bar, nhiệt độ
đáy tháp được duy trì ở 135
0
C nhờ thiết bị gia nhiệt E-03, nhiệt độ đỉnh tháp 56
0
C,
hỗn hợp Bupro được tách ra ở đỉnh tháp, còn Condesate được tách ra ở đáy tháp.
Hỗn hợp Bupro từ đỉnh tháp C-02 tiếp tục được đưa vào thiết bị làm lạnh E-02, sau
đó được đưa vào bình tách V-02. Dòng lỏng từ bình tách V-02 được bơm P-01A/B
bơm hồi lưu một phần lại đỉnh tháp và phần còn lại theo đường ống dẫn sản phẩm
Bupro đến bồn chứa V-21A/B hoặc đến kho cảng Thị Vải. Trong trường hợp cần
tách riêng thành sản phẩm Propan và Butan theo yêu cầu của khách hàng thì sản
phẩm lỏng từ bình V-02 sẽ được bơm P-01A/B bơm qua thiết bị trao đổi nhiệt E-17
(để tận dụng nhiệt) và vào tháp C-03. Tháp C-03 có nhiệt độ đáy là 95
0
C, áp suất
hoạt động của tháp là 16 bar. Propan được tách ra ở đỉnh tháp, nhờ quạt E-11 làm
lạnh và được đưa vào bình tách V-05 sau đó được bơm P-03 A/B cho hồi lưu một
phần trở lại đỉnh tháp và phần còn lại theo đường ống dẫn Propan thương phẩm.
Butan được tách ra ở đáy tháp qua thiết bị làm lạnh E-12 và theo đường ống dẫn
Butan thương phẩm.
Lỏng tách ra từ đáy tháp C-02 là Condensate được hạ nhiệt độ xuống 60
0
C
nhờ thiết bị trao đổi nhiệt E-04A/B và xuống 45
0

C nhờ thiết bị E-09 sau đó được
đưa tới bồn chứa TK-21 hoặc đường ống dẫn Condensate tới kho cảng Thị Vải.
Condensate (sau khi đã tách nước tại Slug Catcher) được tách ra trong Slug Catcher
được đưa vào thiết bị V-03 hoạt động ở áp suất 47 bar và nhiệt độ 20
0
C để tách các
cấu tử khí nhẹ đã bị hấp thụ trong hỗn hợp lỏng này bằng cách giãn nở và giảm áp.
Từ thiết bị V-03, Condensate được dẫn tới thiết bị trao đổi nhiệt E-04 (để tận dụng
nhiệt của dòng Condensate ra từ đáy C-02) sau đó đi vào đĩa thứ 20 của tháp C-01.
III.3 Thiết bị chính của nhà máy .
Các thiết bị chính của nhà máy bao gồm:
1. Slug catcher (SC)
2. Tháp tách Etane (C-01, Deethanizer)
3. Tháp ổn định (C-02, Stabilizer)
SVTH:Trần Văn Sơn 11 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
4. Tháp tách C3/C4 (C- 03, Splitter)
5. Tháp C-04 (Gas Strippers)
6. Tháp tách tinh (C-05, Rectifier)
7. Tháp hấp phụ (V-06)
8.Bình tách lỏng V-03
III.3.1 Giới thiệu về tháp Deethanizer C-01
Tháp chưng cất C-01 nhằm mục đích phân tách giữa C
2
và C
3
. C
2
-


và một phần
nhỏ C
3
sẽ đi ra khỏi đỉnh, dòng lỏng từ đáy C-01 bao gồm C
3
+ và một phần nhỏ C
2
sẽ đưa tới tháp C-02 để phân tách tiếp nhằm tạo ra LPG và condensate.
Trong chế độ vận hành bình thường hiện nay, tháp C-01 làm việc ở áp suất 27
BarA (dưới tác dụng của K-01A/B), nó có 3 đường nhập liệu như sau :
- Đường lỏng từ đáy C-05 có nhiệt độ thấp (khoảng -17 ÷ -10
o
C) vào đĩa thứ
nhất được điều khiển bằng van FV-1201
- Đường lỏng thứ 2 từ đáy V-03 có nhiệt độ trong khoảng 50 ÷ 70
o
C vào đĩa
thứ 20 (có thể vào đĩa thứ 14) được điều khiển bằng van FV-1701.
- Đường khí từ đỉnh V-03 vào đĩa thứ 2,3 qua 2 van điều khiển PV-1305A/B
để điều khiển áp suất của V-03
Ngoài ra, dòng lỏng từ đáy tháp C-01 được bốc hơi một phần (phần chứa các
cấu tử nhẹ như etan, propan) quay trở lại đĩa cuối cùng dưới tác dụng của 2
Reboiler E-01A/B. Phần lỏng còn lại sẽ được đưa tới V-15 sau đó tới C-02 nhằm
phân tách giữa C
4
và C
5
để tạo ra LPG và condensate.
Dòng khí đi lên từ đỉnh C-01 bao gồm chủ yếu là C
2

và một phần C
3
được dẫn
tới máy nén K-01 để đẩy ra Sale Gas (trong chế độ MF) hay tới K-02/03 tuần hoàn
lại V-08 nhằm thu hồi tối đa phần C
3
trong đó.
 Cấu tạo tháp Deethanizer C-01
Tháp tách Etane C-01 có 32 đĩa kiểu van, 13 đĩa ở phần trên của tháp có
đường kính 2.600 mm, 19 đĩa ở phần dưới có đường kính 3.050 mm. Bộ đo chênh
áp PDIA – 1321 được lắp đặt để xác định độ chênh áp trong tháp. Bốn thiết bị hiển
thị nhiệt độ trên các đĩa 2, 3,14, 20 sẽ cho biết trạng thái của tháp. Hai thiết bị trao
đổi nhiệt reboiler E-01A/B để gia nhiệt cho đáy tháp. Bình tách V-12 để tách các
SVTH:Trần Văn Sơn 12 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
giọt lỏng còn sót trong khí. Bình chứa V-15 dùng để ổn định dòng lỏng từ reboiler
trước khi đưa vào tháp C-02.
 Nguyên lý hoạt động của tháp Deethanizer C-01
 Tháp Deethanizer C-01 trong chế độ AMF
Trong chế độ AMF, tháp C-01 có 2 dòng nguyên liệu đầu vào:
• Dòng lỏng từ bình tách V-03 được đưa qua thiết bị trao nhiệt E-04 để nâng
nhiệt độ ccủa dòng lỏng lên 106
0
C . Sau đó,nguyên liệu được đưa vào đĩa thứ 14
của tháp.
• Dòng lỏng từ tháp C-05 được đưa vào đĩa đầu tiên dùng làm dòng hổi lưu đỉnh
cho tháp. Dòng lỏng này bao gồm 80% phần mol chất lỏng.
Trong chế độ AMF, tháp tách ethane làm việc ở áp suất 20 barA. Áp suất hơi
của Condensate trong tháp được giảm và điều chỉnh dưới áp suất khí quyển nhằm
phù hợp với việc lưu trữ trong các bể chứa ngoài trời. Phần lớn các hydrocacbon

nhẹ hơn butan được tách ra khỏi Condensate nhờ thiết bị gia nhiệt E-01 A/B đến
194
0
C. Nếu hàm lượng butan trong Condensate lớn hơn 2% thì phải điều chỉnh
nhiệt độ đáy tháp tăng lên. Dòng khí ra ở đỉnh tháp có nhiệt độ 64
0
C được trộn với
dòng khí nguyên liệu nhờ EJ-01 A/B. Dòng Condesate ở đáy tháp được đưa qua
thiết bị trao đổi nhiệt E-04 A/B để làm nóng nguồn nguyên liệu vào tháp, dòng
Condensate tiếp tục làm lạnh bằng không khí ở E-19 để giảm nhiệt độ xuống 45
0
C
trước khi ra đường ống dẫn Condensate về kho cảng hoặc vào bồn chứa TK-21.
 Tháp Deethanizer C-01 trong chế độ MF
Nguyên liệu của tháp C-01 trong chế độ MF gồm 3 dòng:
• Dòng khí từ V-03 được đưa vào giữa đĩa thứ 2 và thứ 3 của tháp C-01 để tách
triệt để C2.
• Dòng lỏng từ V-03 được đưa tới thiết bị trao đổi nhiệt E-04 để gia nhiệt từ 20
0
C
lên 80
0
C. Sau đó, nguyên liệu được đưa vào đĩa thứ 20 của tháp C-01.
• Dòng lỏng từ đáy tháp C-05 gồm 75% mol là chất lỏng được đưa vào đĩa trên
cùng của tháp C-01 đóng vai trò như dòng hồi lưu ngoài cho quá trình chưng cất.
Trong chế độ này, tháp hoạt đọng ở áp suất 29 bar. Tại đây, các hydrocacbon nhẹ
gồm C1 và C2 được tách ra và đi lên đỉnh tháp. Dòng khí ở đỉnh có nhiệt độ là 6
0
C
được đưa vào thiết bị tách lỏng V-12 để loại bỏ tất cả các giọt chất lỏng còn lại

SVTH:Trần Văn Sơn 13 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
trong khí. Dòng khí tiếp tục được đưa tới máy nén K-01 để nén từ 25 bar lên 47 bar
rồi đưa vào đường khí thương phẩm. K-01 là máy nén kiểu pittong đơn cấp, nếu K-
01 không làm việc thì khí sẽ được đưa ra flare để duy trì áp suất vận hành của tháp.
Thiết bị tách lỏng V-12 là bình tách thẳng đứng có đường kính 1,2 m và cao 3 m.
Nhiệt độ đáy tháp được duy trì ở 120
0
C nhờ thiết bị gia nhiệt E-01. Nếu hàm lương
etan trong sảm phẩm đáy lớn hơn 2,5% hay 3% thì phải tăng nhiệt độ cho đáy tháp.
Dòng lỏng được đưa vào bình V-15 để ổn định trước khi đưa vào tháp C-02 để tách
BUPRO.
 Tháp Deethanizer C-01 trong chế độ GPP
Trong chế độ này, tháp C-01 có 2 nhập liệu:
• Dòng lỏng tử đáy tháp C-04 được gia nhiệt trong thiết bị trao đổi nhiệt E-
04 tới 86
0
C rồi đưa vào đĩa thứ 20 của tháp.
• Dòng lỏng từ đáy tháp tinh C-05 có nhiệt độ -23
0
C được đưa vào đĩa trên
cùng của tháp để làm dòng hồi lưu. Dòng lỏng này gồm 95% mol là phần lỏng.
Áp suất hoạt động của tháp tách etan trong chế độ này là 29 barA. Dòng khí
tách ra từ đỉnh có nhiệt độ là 14
0
C được đưa vào bình tách V-12 để tách lượng lỏng
còn lại trong khí. Sau đó, dòng khí được nén từ 29 barA lên 47 barA trong máy nén
K-01. Dòng khí ra khỏi máy nén K-01 được đưa vào thiết bị trao đổi nhiệt E-08 sau
đó vào tháp C-04.
Nhiệt độ đáy tháp được reboiler E-01A/B duy trì ở 109

0
C. Thành phần sản
phẩm đáy được kiểm tra liên tục, nếu hàm lượng etan cao hơn 2% mol thì nhiệt độ
đáy tháp cần điều chỉnh tăng lên để loại bỏ thêm C2. Dòng lỏng đi ra từ đáy tháp C-
01 được đưa qua bình tách V-15 để ổn định sau đó tới tháp C-02.
 Tháp Deethanizer C-01 trong chế độ MGPP
SVTH:Trần Văn Sơn 14 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
Nguyên liệu của tháp C-01 trong chế độ MGPP gồm 3 dòng:
• Dòng khí từ V-03 được đưa vào giữa đĩa thứ 2 và thứ 3 của tháp C-01 để
tách triệt để C2.
• Dòng lỏng từ V-03 được đưa tới thiết bị trao đổi nhiệt E-04 để gia nhiệt từ 20
0
C
lên 80
0
C. Sau đó, nguyên liệu được đưa vào đĩa thứ 20 của tháp C-01.
• Dòng lỏng từ đáy tháp C-05 được đưa vào đĩa trên cùng của tháp C-01
đóng vai trò như dòng hồi lưu ngoài cho quá trình chưng cất.
Trong chế độ MGPP, tháp tách etan hoạt động ở áp suất 27,5 bar. Nhiệt độ dòng khí
đỉnh tháp là 14
0
C và nhiệt độ dòng lỏng ra khỏi reboiler là 109
0
C. etan được tách ra
khỏi nguyên liệu đi lên đỉnh tháp rồi đi vào bình tách V-12 để tách các giọt lỏng còn
lại trong khí. Sau đó, dòng khí được nén từ 27,5 bar lên 47,5 bar trong máy nén K-
01, và tiếp tục được nén lên 75 bar trong máy nén K-02. Do quá trình nén làm tăng
SVTH:Trần Văn Sơn 15 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố

nhiệt độ nên dòng khí được làm mát trong thiết bị trao đổi nhiệt bằng không khí E-
19. Dòng khí tiếp tục được nén từ 75 bar lên 109 bar trong máy nén K-03, và được
làm mát trong thiết bị trao đổi nhiệt bằng không khí E-13. Sau đó, dòng khí được
đưa về thiết bị V-08 như là nguyên liệu đầu vào.
III.3.2. Các sự cố tháp C-01 và cách khắc phục
STT Ký hiệu Dấu hiệu Nguyên nhân Hành động khắc phục
1 PDAH-1321 Chênh áp
qua đĩa
tháp cao
a) Tải trọng
hơi qua các đĩa
quá lớn.
b) Bụi bẩn,
các tạp chất cơ
học , hydrate
hoặc tạo bọt
a) Giảm lưu lượng dòng
nhập liệu vào nhà máy gồm
dòng lỏng và khí
b) Kiểm tra trend của
PDI-1321, bơm methanol, sử
dụng các tác nhân chống tạo
bọt hoặc vệ sinh đĩa
2 PAH-1303B Áp suất
đỉnh tháp
C-01 cao
a) Tải trọng
hơi qua các đĩa
quá lớn
b) K-01 bị

quá tải
a) Giảm lưu lượng dòng
nhập liệu vào nhà máy gồm
dòng lỏng và khí
b) Kiểm tra lưu lượng
qua K-01 được hiển thị trên
FIA-1302, giảm nhập liệu vào
C-01, kiểm tra lại điều kiên
hoạt động của tháp C-01,
kiểm tra lại haotj động của
van recycle K-01, tốc độ K-
01.
3 TAH-
1307A/B
Nhiệt độ
đáy tháp
cao
a) Van TV-
1307 A/B bị trục
trặc
a) Kiểm tra lại độ mở của
TV-1307 A/B giữa site và
DCS, tiến hành mở bypass
của nó và sửa chữa.
b) Nếu van bypass TV-
1307 A/B đang mở thì phải
đóng lại
SVTH:Trần Văn Sơn 16 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
4 LAL- 1302 Mức lỏng

trong bình
V-15 thấp
a) Van FV-
1301 bị trục
trặc.
a) Kiểm tra lại độ mở của
TV-1307 A/B giữa site và
DCS, tiến hành mở bypass
của nó và sửa chữa.
5 LAH-1302 Mức lỏng
trong
binhg V-15
cao
a) Van FV-
1301 bị tắc
nghẽn do số
lượng lớn cặn
bẩn bám vào
van hoặc van bị
trục trặc
a) Kiểm tra trend về độ
mở của van FV-1301 tại DCS
và site tiếng hành mở đường
bypass của nó và sửa chữa
IV. HƯỚNG DẪN VÀ CÁC HỆ THỐNG BẢO VỆ AN TOÀN.
IV.1.Hướng dẫn an toàn.
Tiêu chí hàng đầu trong việc thiết kế và vận hành nhà máy là toàn bộ
nhà máy và các cụm thiết bị được thiết kế và vận hành một cách:
 An toàn, hiệu quả và kinh tế.
 Các ảnh hưởng tới môi trường xung quanh được hạn chế ở mức

tối thiểu.
Với các tiêu chí đó, ưu tiên cao nhất là vấn đề an toàn vì vậy tất cả mọi người
phải am hiểu và tuân theo các nguyên tắc sau.
- Lau sạch cẩn thận mọi vết dầu mỡ ở trên da. Khi dầu mỡ dính vào da sẽ tạo
điều kiện tốt cho các vi khuẩn gây hại bám vào da. Cần rửa sạch bằng nước và xà
phòng.
- Chỉ được hút thuốc vào những nơi cho phép.
- Nếu quần áo bảo hộ dính acid, chất ăn da, cồn và các chất hóa học khác thì
cần phải cởi quần áo ngay tức khắc và tắm bằng nước sạch.
- Các dụng cụ có khuyết điểm thì không nên sử dụng.
SVTH:Trần Văn Sơn 17 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
- Khi cắt kim loại với dụng cụ không tạo lửa, cờ lê, búa hay máy dập cần giám
sát bề mặt thường xuyên để tránh các gờ sắt nhọn hay các vật bên ngoài. Khi có khí
thì nên dùng dụng cụ không tạo tia lửa.
- Sử dụng dụng cụ thích hợp đối với từng công việc cụ thể.
- Các dụng cụ tạo ứng lực mạnh hay thiết bị thường xuyên gây chấn thương
nghiêm trọng thì nên phòng ngừa để tránh làm chấn thương bản thân và người khác.
- Các dây đai an toàn hay dây cứu sinh phải được sử dụng khi làm việc ở độ
cao trên 2 mét.
- Không nên để dụng cụ và vật rơi từ trên cao xuống.
- Không nên đứng hoặc đi dưới các băng chuyền, cáp dẫn.
IV.1.1.Thiết bị điện.
- Đừng nên cáu gắt khi làm với các thiết bị điện. Đây là công việc của kỹ sư
chuyên môn.
- Không được tháo rời các bóng đèn trong các thiết bị.
- Chỉ sử dụng các máy móc thuộc về điện được cho phép. Bao bọc che chắn
máy móc liên quan đến điện để tránh sự xâm nhập của khí gas cháy nổ.
- Chắc chắn rằng các thiết bị mà bạn đang làm việc cùng phải được nối đất
một cách đúng đắn.

- Không sử dụng các thiết bị điện đã bị hư hỏng hay đặt trong nước.
- Người lao động nên quan tâm đặc biệt tới các đường dây sống và nguy hiểm.
- Không bao giờ được đóng công tắc hay tắt nguồn mà không có sự cho phép
của cơ quan giám sát.
- Tất cả công tắc phải được cô lập nguồn năng lượng và khóa trước khi thiết bị
công nghệ làm việc trở lại.
- Tất cả cầu chì, bóng điện và tủ điện phải được bao bọc kín.
- Khi thực hiện việc sửa chữa phần điện các máy móc, động cơ phải đối chiếu
và tuân thủ theo quy định cô lập nguồn điện.
- Phải đặc biệt cẩn thận khi bạn bị mệt mỏi, đây là nguyên nhân gây ra các tai
nạn về điện.
- Nguy hiểm cháy nổ sẽ không xảy ra nếu các thiết bị phòng chống nổ được
lắp đặt và bảo trì thích hợp.
- Không bao giờ được đấu các sợi dây diện vào các ổ cắm điện chiếu sáng.
- Bất cứ khi nào các thiết bị điện đang trong điều kiện bảo dưỡng phải ngắt
công tắc hay cầu chì và khóa chúng lại. Treo biển báo lên công tắc.
Đối với việc rò rỉ và cách xử lý.
- Khi đã xảy ra rò rỉ phải chú ý đến khả năng cháy nổ bởi sự tích tụ tại các vị
trí thấp của các chất khí nặng hơn không khí.
SVTH:Trần Văn Sơn 18 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
- Khi một sự rò rỉ xảy ra, nhanh chóng di dời các nguồn đánh lửa xung quanh
và đóng van cắt nguồn khí.
- Khi rò rỉ từ bồn chứa tiến hành chuyển lưu chất sang bồn khác.
- Tạo không gian thoáng tại điểm rò rỉ.
IV.1.2.Đề phòng hơi hydrocacbon.
Một điều quan trọng và cần thiết là phải giữ nồng độ hơi hydrocacbon trong
khu vực làm việc thấp hơn 1000 ppm thông qua việc tạo sự thông thoáng. Đây cũng
là một cách đo lường phòng chống cháy nổ. Không bao giờ được vào khu vực được
dự báo có nồng độ hơi hydrocacbon cao do rò rỉ mà không đeo thiết bị thở.

IV.1.3.An toàn hóa chất.
Hầu hết các loại hóa chất đều có mối nguy hiểm tiềm tàng, nếu không sử
dụng cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến con người và tài sản. Vì thế, điều bắt buộc
rằng tất cả các đặc tính nguy hiểm của tất cả các hóa chất nên được nhận diện đầy
đủ trước khi sử dụng.
Các hóa chất sau thường được sử dụng trong các nhà máy xử lý khí/dầu yêu
cầu có đề phòng đặc biệt khi sử dụng:
- Methanol (CH
3
OH)
- Odorant (ethyl mecraptan)
- Hydrogen (H
2
)
- Nitrogen (N
2
)
- Helium (He)
- …
IV.1.4.Phân loại khu vực nguy hiểm.
Phân loại khu vực nguy hiểm (ML1200-053-001) đã được chuẩn bị phù hợp
với tiêu chuẩn IP15, theo đó mỗi khu vực (zone) được xác định như sau:
- Zone 0: Là phần của một khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ hiện
diện liên tục hay hiện diện trong một thời gian dài.
- Zone 1: Là phần của một khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ
thưởng xuyên xuất hiện trong các điều kiện vận hành bình thường.
- Zone 2: Là phần của một khu vực nguy hiểm mà tại đó khí dễ cháy nổ không
xuất hiện thường xuyên điều kiện vận hành bình thường và nếu xuất hiện sẽ tồn tại
trong thời gian ngắn.
Tất cả các công cụ điện và thiết bị trong nhà máy được lựa chọn để phù hợp với các

yêu cầu của việc phân loại khu vực của nó. Bên trong khu vực không nguy hiểm
SVTH:Trần Văn Sơn 19 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
được thông thoáng tại áp suất cao hơn áp suất khí quyển để tối thiểu hóa khả năng
xâm nhập vào các vùng khí nguy hiểm.
IV.1.5.Các thiết bị an toàn.
Vòi nước tắm và rửa mắt an toàn được cung cấp gần khu vực bồn chứa
Methanol (V-25), bơm methanol (P-25A/B) và khu vực bơm dầu nóng (P-31A/B/C)
nhằm mục đích để cung cấp nước rửa sau khi sử dụng methanol và các hóa chất nói
chung. Trong phòng điều khiển / khu vực văn phòng có đặt sẵn các tủ thuốc và các
dụng cụ sơ cứu.
Trong trường hợp có tai nạn cần xử lý gấp, có thể huy động xe cứu thương
của Công ty Đường ống khí Nam Côn Sơn (NCSP) hoặ theo quy trình ứng cứu
khẩn cấp.
IV.2.Các hệ thống bảo vệ an toàn.
IV.2.1. Hệ thống đuốc đốt.
Hệ thống đuốc đốt được thiết kế để đốt bỏ khí đi ra từ nhà máy thông qua các
van an toàn, van điều áp…
Toàn bộ khí xả ra được thu gom vào ống thu gom (flare header) có đường
kính 20 inch sau đó được đưa đến bình tách lỏng V-51, Flare K.O Drum. V-51 có
đường kính 3.100 mm, dài 8.200 mm, là bình nằm ngang có tác dụng loại bỏ toàn
bộ chất lỏng bị cuốn theo trước khi đưa ra đốt tại đuốc ME-51, Flare Stack. Đuốc
đốt có đường kính 30 inch, cao 70 m, công suất 212 tấn/h trong trường hợp hoạt
động liên tục và 77.2 tấn/h trong trường hợp hoạt động không liên tục. Bộ đánh lửa
bằng điện được lắp đặt để tạo ra ngọn lửa đốt khí và thiết bị này được theo dõi nhờ
ba đầu dò lửa BSL-2701A/B/C, được lắp đặt trên đỉnh của cột đuốc.
Chất lỏng thu được trong bình V-51 được chuyển đi bằng bơm P-51A/B Flare
K.O Drum Pum (công suất là 10 m
3
/h, áp suất là 77 m nước chạy bằng động cơ điện

có công suất 11 kw) đến hầm đốt brun pit. Bơm P-51 tự động khởi động khi tín hiệu
báo mức H1 từ thiết bị chỉ mức chất lỏng trong bình LIA-2701, Drum Liquid level
Indicator kích hoạt, nếu mức chất lỏng tăng cao hơn thì tín hiệu báo mức H2 từ
LIA-2701 sẽ kích hoạt đưa cả hai bơm vào hoạt động. Cả hai bơm sẽ dừng hoạt
động khi có tín hiệu L kích hoạt.
SVTH:Trần Văn Sơn 20 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
Đèn báo mức (LALL-2701, Level Alarm) sẽ kích hoạt dừng để bảo vệ bơm
trong trường hợp mức thấp và LAHH-2701 sẽ kích hoạt đóng van đầu vào nhà máy
ESDV-101, Plant Intel Vavel khi mức ở V-51 cao hơn giá trị cài đặt.
Thiết bị gia nhiệt E-52, Closed Drain Heater có nhiệm vụ gia nhiệt cho chất
lỏng lên 55
0
C bằng dầu nóng tích tụ trong V-51 nhằm bay hơi triệt để các
hydrocacbon nhẹ trước khi thải ra burn pit.
IV.2.2. Hệ thống xả kín.
Hệ thống xả kín được thiết kế loại bỏ chất lỏng đi ra từ nhà máy và được đưa
vào gia nhiệt để bay hơi một phần hydrocacbon nhẹ trước khi đốt bỏ ở burn pit.
Toàn bộ chất lỏng được thu gom vào trong đường ống 12 inch và được
chuyển đến thiết bị trao đổi nhiệt E-52 (close drain heater) để gia nhiệt dòng lỏng
lên 55
0
C, sau đó đưa về bình tách V-51. Khí được đưa ra đuốc để đốt bỏ, lỏng tách
ra được bơm P-51A/B đưa về burn pit. Công suất tối đa của burn pit là 8.9 m
3
/h.
SVTH:Trần Văn Sơn 21 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
V.KẾT LUẬN
Sau thời gian hai tháng thực tập tại nhà máy,với sự hướng dẫn tận tình của

các anh chị trong nhà máy ,em đã tìm hiểu được phần nào về nhà máy xử lý khí
Dinh Cố.
Với tầm quan trọng của nhà máy , cho nên vấn đề an toàn luôn đặt lên hàng
đầu .Đây là điều bắt buộc phải nắm bắt đầu tiên đối với bất cứ cá nhân nào tham gia
làm việc tại nhà máy ,cũng như khi tiến hành tham quan tại nhà máy .Tuy đa phần
các thiết bị ,hệ thống của nhà máy là hoàn toàn tự động ,được lắp đặt hệ thông đảm
bảo an toàn .Nhưng khả năng xảy ra cháy nổ vẫn là rất lớn ,đe dọa đến tính mạng
công nhân làm việc.Do vậy,đối với từng cá nhân khi ra ,vào tham gia làm việc tại
nhà máy phải tuân thủ triệt để các quy tắc an toàn đã đề ra.Việc ra vào nhà máy
được quản lý chặt chẽ thông qua tổ bảo vệ ,nghiêm cấm mang các vật dụng có khả
năng gây cháy nổ vào nhà máy
Môi trường làm việc thoang mát ,nhiều cây xanh nhằm điều hòa không khí và
tạo mỹ quan cho nhà máy .Vấn đề khí thải ô nhiễm môi trường được xử lý triệt để
,sức khỏe công nhân luôn được đảm bảo tạo môi trường làm việc thoáng đãng.
Trong thời gian thực tập tại nhà máy ,được sự hướng dẫn tận tình của tổ kỹ
thuật ,đặt biệt là Th.S Mai Xuân Ba đã tận tình chỉ dạy .Giúp em phần nào hiểu
được nguyên lý vận hành của nhà máy ,nhận thấy được vai trò của nhà máy xử lý
khí Dinh Cố ,tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng nói chung và năng
lượng khí nói riêng
Vì thời gian thực tập ngắn ,cho nên những hiểu biết và sự tìm hiểu về nhà
máy không thể nắm bắt hết được .Tuy nhiên qua đợt thực tập này ,được tìm hiểu
nhiều vấn đề mới lạ ,giúp em cũng cố thêm được vốn kiến thức của mình ,học hỏi
được nhiều kinh nghiệm quý giá .Một lần nữa em xin cảm ơn tất cả cán bộ công
nhân viên trong nhà máy ,đặt biệt là Th.S Mai Xuân Ba đã tận tình chỉ bảo trong
thời gian em thực tập tại đây.
SVTH:Trần Văn Sơn 22 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tổng công ty khí Việt Nam, Công ty chế biến khí Vũng Tàu. Sổ tay vận hành.
Nxb PVGAS.

2. Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí-trung tâm an toàn môi trường dầu
khí (2006).Giám sát môi trường đề án sử dụng khí Bạch Hổ.
Nxb PVGAS.
3. PVGAS (2006). Giới thiệu về nhà máy khí Dinh Cố. 25/09/2008.

4. Tổng công ty khí Việt Nam (2009). Giới thiệu tổng quan về PVGAS. 12/05/2009.

SVTH:Trần Văn Sơn 23 GVHD:Th.S Nguyễn Thanh Thiện

×