BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
* ** ***
LÊ VĂN CHIẾN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ðỨC
ðẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
* ** ***
LÊ VĂN CHIẾN
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ðỨC
ðẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Hồ Tiến Dũng
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
LỜI CAM ðOAN
Tôi: Lê Văn Chiến, học viên lớp cao học (khóa 17) trường ðại học Kinh
tế thành phố Hồ Chí Minh.
Nay xin cam ñoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp
thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS Hồ Tiến Dũng – Trưởng Khoa
Quản trị kinh doanh Trường ðại học Kinh tế và sự giúp ñỡ của Ban lãnh ñạo và
một số cán bộ, công nhân viên của Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ ðức. Các
số liệu trong luận văn này hoàn toàn chính xác.
Nếu có gì sai trái, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả Luận văn
Lê Văn Chiến
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BIA
LỜI CAM ðOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
MỞ ðẦU 01
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH 04
1.1- Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 04
1.1.1- Khái niệm về cạnh tranh 04
1.1.2- Các quan ñiểm về cạnh tranh 05
1.1.3- Năng lực cạnh tranh 06
1.1.4- Các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh 08
1.1.5- Lợi thế cạnh tranh 09
1.1.6- Các yếu tố tác ñộng ñến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 09
1.2- Các mô hình phân tích, ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1.2.1- Mô hình chuỗi giá trị của Michael E.Porter về năng lực cạnh tranh 17
1.2.2- Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực 20
1.3- Tóm tắt chương 1 24
Chương 2: ðÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ðỨC 25
2.1- Hoạt ñộng của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức 25
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25
2.1.2- Sản phẩm chủ yếu 26
2.1.3- Tầm nhìn, sứ mạng, logo của công ty 26
2.2- Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài tác ñộng ñến năng lực cạnh tranh
của Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức 27
2.2.1- Phân tích môi trường vĩ mô 27
2.2.2- Phân tích môi trường vi mô 28
2.3- Nghiên cứu thang ño và các nhân tố ñánh giá năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp ngành bất ñộng sản nhà ở 31
2.3.1- Nghiên cứu ñịnh tính 31
2.3.2- Nghiên cứu ñịnh lượng 32
2.3.3- Phân tích kết quả nghiên cứu 32
2.4- Phân tích chuỗi giá trị của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức 37
2.4.1- Hoạt ñộng kinh doanh và năng lực tài chính 37
2.4.2- Tổ chức và quản lý nguồn nhân lực 39
2.4.3- Công tác nghiên cứu phát triển và cải tiến sản phẩm 42
2.4.4- Mua sắm nguyên vật liệu 43
2.4.5- Hoạt ñộng sản xuất 44
2.4.6- Marketing và bán hàng 45
2.4.7- Dịch vụ 46
2.4.8- Tóm tắt chuỗi giá trị của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức 47
2.4.9- Năng lực cốt lõi của công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức 47
2.5- ðánh giá các nguồn lực của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức 48
2.5.1- Nền tảng kinh doanh – Tài chính 49
2.5.2- Nguồn nhân lực 49
2.5.3- Uy tín thương hiệu của công ty 50
2.5.4- Cơ sở hạ tầng 50
2.5.5- Công nghệ 50
2.5.6- Mối quan hệ với nhà cung cấp 51
2.5.7- ðánh giá các nguồn lực cốt lõi của công ty 51
2.6- Tóm tắt chương 2 52
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ðỨC ðẾN NĂM 2020 53
3.1- Mục tiêu phát triển của Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức đến năm 2020 53
3.2- Các giải pháp thực hiện 53
3.2.1- Nhóm giải pháp về quản trị kinh doanh và tài chính 53
3.2.2- Nhóm giải pháp về củng cố và phát triển nguồn nhân lực 57
3.2.3- Nhóm giải pháp về phát triển thị trường và marketing 63
3.3- Một số kiến nghị ñối với Nhà nước 75
3.3.1- Về tạo nguồn quỹ ñất cho doanh nghiệp 75
3.3.2- Về tiền sử dụng ñất 75
3.3.3- Về nguồn cung tín dụng bất ñộng sản 76
3.3.4- Về các yếu tố kinh tế vĩ mô 77
3.4- Tóm tắt chương 3 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN-BAC Hội đồng tư vấn kinh tế của các nhà lãnh đạo ASEAN
CB-CNV Cán bộ công nhân viên
CP Cổ phần
ERP-SAP Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
ISO Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa
PCCC Phòng cháy chữa cháy
TSLð Tài sản lưu động
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ðỒ
Trang
* Các hình vẽ:
Hình 1.1: Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động đến doanh nghiệp 11
Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E.Porter. 12
Hình 1.3: Chuỗi giá trị của doanh nghiệp 19
Hình 1.4: Qui trình phân tích các nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh 23
Hình 2.1: Logo của Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức 27
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của Công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức 40
* Bảng số liệu:
Bảng 1.1: Phân loại nguồn lực 22
Bảng 2.1: Một số dự án nhà ở của các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh 30
Bảng 2.2: Sản lượng và thị phần của một số công ty bất động sản lớn ở
TP.Hồ Chí Minh 31
Bảng 2.3: Hình ảnh cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trong ngành 37
Bảng 2.4: Doanh thu sản phẩm, dịch vụ qua các năm 2007-2009 38
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh giai đoạn 2007-2009 38
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu giai đoạn 2007-2009 39
Bảng 2.7: Ngân sách đầu tư cho quảng bá thương hiệu 2008-2009 45
Bảng 2.8: Bảng tóm tắt chuỗi giá trị của Cty CP Phát triển nhà Thủ Đức 47
Bảng 2.9: Các năng lực cốt lõi của công ty 48
Bảng 2.10: Bảng đánh giá tác động của các nguồn lực đến chuỗi giá trị của
công ty CP Phát triển nhà Thủ Đức 48
Bảng 2.11: Bảng đánh giá các nguồn lực cốt lõi của Công ty CP
Phát triển nhà Thủ Đức 52
* Biểu ñồ:
Biểu 2.1: Nguồn nhân lực và lợi nhuận của công ty 2005-2009 42
1
MỞ ðẦU
1- Tính cấp thiết của ñề tài
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một vấn ñề rất quan trọng mang tính
chất quyết ñịnh ñối với sự tồn tại của bất kỳ doanh nghiệp nào. ðó là bài học vỡ lòng
ñầu tiên dành cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt ñộng trên thị trường và cũng là
vấn ñề ñặt ra thường xuyên cho mỗi nhà quản trị doanh nghiệp trong quá trình lèo lái
con thuyền doanh nghiệp ñỗ bến thành công. Lịch sử kinh tế ñã chứng minh ñiều ñó,
chúng ta ñã từng chứng kiến những vụ phá sản, sáp nhập của nhiều doanh nghiệp, ñồng
thời cũng chứng kiến sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp khác. Tại sao lại
như vậy? Câu trả lời nằm ở chỗ vấn ñề năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Do
vậy, ñể có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải thường xuyên tăng cường khả
năng cạnh tranh của mình. ðó là ñiều tất yếu.
ðối với các doanh nghiệp Việt Nam, ñiều ñó càng có ý nghĩa quan trọng mang
tính cấp bách, nhất là trong ñiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như
hiện nay. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp ñều ý thức ñược tầm quan trọng
của việc nâng cao năng lực cạnh tranh, và cũng có trường hợp tồn tại một khoảng cách
lớn giữa nhận thức và hành ñộng của doanh nghiệp về vấn ñề này.
Riêng Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ ðức, là một doanh nghiệp trẻ hoạt
ñộng trong lĩnh vực ñầu tư kinh doanh bất ñộng sản, tài chính và các dịch vụ thương
mại, trong thời gian qua công ty ñã không ngừng nỗ lực củng cố và phát triển ñể trở
thành một thương hiệu mạnh trên thị trường bất ñộng sản. Mục tiêu phát triển của công
ty luôn hướng ñến sự hoàn thiện trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng, từng bước phát triển trở thành
doanh nghiệp bất ñộng sản hàng ñầu ở Việt Nam. ðể làm ñược ñiều này, công ty cần
phải xác ñịnh vị thế cạnh tranh của mình, xác ñịnh các nguồn lực cốt lõi tạo nên lợi thế
cạnh tranh ñể tiếp tục bồi ñắp trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tiễn ñó, tác giả ñã chọn ñề tài “Giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ ðức ñến năm 2020” ñể nghiên
2
cứu viết luận văn thạc sỹ kinh tế nhằm mục tiêu xây dựng và nâng cao năng lực cạnh
tranh bền vững cho công ty trong thời gian tới.
2- Mục tiêu ñề tài
- Nghiên cứu các nhân tố ñánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành kinh doanh
bất ñộng sản nhà ở nói chung và ñối với Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức nói riêng.
ðánh giá các nguồn lực của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức trong quá trình cạnh
tranh.
- ðề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Phát
triển nhà Thủ ðức trong giai ñoạn 2011-2020.
3- ðối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực bất ñộng sản.
- Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty CP Phát triển nhà Thủ
ðức ñến năm 2020.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007-2009.
4- Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu ñịnh tính: Thông qua thảo luận nhóm với chuyên viên hiện ñang
công tác tại Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức ñể khám phá các yếu tố hình thành
năng lực cạnh tranh của ngành bất ñộng sản nhà ở.
- Nghiên cứu ñịnh lượng: Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, khảo
sát khách hàng mua sản phẩm nhà ở, xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS 15.0 ñể kiểm
ñịnh các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh ở cấp ñộ thị trường và ñánh giá năng lực
cạnh tranh của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức, ñồng thời vận dụng những cơ sở
khoa học về cạnh tranh ñể ñưa ra các giải pháp phù hợp.
5- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Các thông tin cần thu thập: Thực trạng chung về tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức trong thời gian vừa qua; các thông tin liên
quan ñến ngành bất ñộng sản nhà ở và các ñối thủ trong ngành; các hoạt ñộng xây
dựng và triển khai chiến lược phát triển của Công ty CP Phát triển nhà Thủ ðức và các
thông tin khác có liên quan ñến hoạt ñộng của ngành bất ñộng sản nhà ở.
3
6- Quy trình nghiên cứu
Với các mục tiêu ñã ñề ra, quy trình nghiên cứu sẽ ñược thực hiện như sau :
7- Kết cấu luận văn
Luận văn gồm:
- Phần mở ñầu
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh.
- Chương 2: ðánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty CP Phát triển nhà Thủ
ðức.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Phát triển
nhà Thủ ðức giai ñoạn 2011- 2020.
- Kết luận.
Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu ñịnh tính
Nghiên cứu ñịnh lượng
Xác ñịnh các yếu tố hình thành năng
lực cạnh tranh của ngành kinh doanh
bất ñộng sản nhà ở và của Công ty CP
Phát triển nhà Thủ ðức
Xác ñịnh và ñánh giá các nguồn lực
của Công ty CP Phát triển nhà Thủ
ðức trong cạnh tranh ngành bất ñộng
sản nhà ở
ðề xuất giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công
ty CP Phát triển nhà Thủ ðức
giai ño
ạn 2011
-
2020
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH
Trong phần mở ñầu ñã giới thiệu những nét tổng quan về ñề tài nghiên cứu gồm:
mục tiêu, ñối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nội dung nghiên
cứu. Chương 1 này sẽ giới thiệu lý thuyết cơ bản về cạnh tranh; các mô hình phân tích,
ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm ñược sử dụng trong nhiều lĩnh vực, cấp ñộ khác nhau
nhưng vẫn chưa có một ñịnh nghĩa rõ ràng và cụ thể. Ở cấp ñộ doanh nghiệp, cạnh
tranh có thể ñược hiểu là sự tranh ñua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một nhân
tố sản xuất hay khách hàng bằng nổ lực nâng cao năng lực, tạo ra lợi thế cạnh tranh
vượt trội cho bản thân doanh nghiệp nhằm mang lại cho khách hàng những giá trị gia
tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn ñể khách hàng lựa chọn mình chứ không phải ñối thủ, từ
ñó doanh nghiệp tồn tại và nâng cao vị thế của mình trên thị trường ñể thu lợi nhuận
cao hơn.
Do vậy, Paul A. Samuelson ñã nói: “Cạnh tranh là sự kình ñịch giữa các doanh
nghiệp ñể giành khách hàng hoặc thị trường”. Các giá trị gia tăng vượt trội dưới cái
nhìn khách hàng có thể ñược tạo ra thông qua một hoặc một số các yếu tố như: chất
lượng sản phẩm, chất lượng thời gian, chất lượng không gian, chất lượng dịch vụ, chất
lượng thương hiệu, chất lượng giá cả,…
Theo lý thuyết tổ chức doanh nghiệp công nghiệp thì “Cạnh tranh là một phương
thức vận ñộng của thị trường và quy luật cạnh tranh là một trong những quy luật quan
trọng nhất chi phối sự hoạt ñộng của thị trường”. Sở dĩ như vậy vì ñối tượng tham gia
vào thị trường là bên mua và bên bán; ðối với bên mua mục ñích là tối ña hoá lợi ích
của những hàng hoá mà họ mua ñược còn với bên bán thì ngược lại phải làm sao ñể tối
ña hoá lợi nhuận trong những tình huống cụ thể của thị trường.
5
Theo Michael E.Porter thì cạnh tranh là giành lấy thị phần trong kinh doanh. Bản
chất của cạnh tranh là ñể tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận
trung bình mà doanh nghiệp ñang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa
lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn ñến hệ quả giá cả có thể giảm
ñi.
1.1.2 Các quan ñiểm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một ñặc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường, là một cuộc ñua
không dứt. Cạnh tranh có thể ñưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác
nhưng xét dưới góc ñộ toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác ñộng tích cực như sản phẩm
tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn,… Cạnh tranh còn giúp thị trường hoạt ñộng có hiệu
quả nhờ việc phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn. ðây cũng chính là ñộng lực cho sự
phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên cạnh tranh cũng có những biểu hiện tiêu cực như
cạnh tranh thiếu sự kiểm soát, cạnh tranh không lành mạnh dẫn ñến sự phát triển sản
xuất tràn lan, gây ô nhiễm môi trường, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, gây khủng hoảng
thừa, thất nghiệp và làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng.
1.1.2.1 Quan ñiểm về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là các hoạt ñộng kinh tế trong kinh doanh trái với
ñạo ñức nhằm làm hại các ñối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Trong cạnh tranh
không lành mạnh sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh ñược tiến hành giống
như một cuộc chiến. Hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt
giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi.
1.1.2.2 Quan ñiểm về cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm phục vụ khách
hàng ngày một tốt hơn, doanh nghiệp nào bằng lòng với vị thế hiện tại trên thị trường
mà không có sự cải tiến hoặc thay ñổi phát triển sẽ nhanh bị rơi vào tình trạng tụt hậu
và bị ñào thải. Do ñó các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích và ñánh giá ñúng
vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ñể tập trung nguồn lực, vật lực, nâng cao tay
nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý, nâng
cao năng suất lao ñộng, hiệu quả kinh tế nhằm tồn tại và phát triển.
6
1.1.3 Năng lực cạnh tranh
Theo lý thuyết thương mại truyền thống thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
ñược xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Hiệu quả của các
biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ñược ñánh giá dựa trên mức chi phí thấp. Chi
phí sản xuất thấp không chỉ là ñiều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh mà còn ñóng góp
tích cực cho nền kinh tế.
Theo quan ñiểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực cạnh
tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và
ngoài nước, các chỉ số ñánh giá năng suất lao ñộng, công nghệ, tổng năng suất các yếu
tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chất lượng và tính khác biệt của sản
phẩm, chi phí ñầu vào,…
Lý thuyết tổ chức công nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa
trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn giá phổ
biến mà không có trợ cấp; ñảm bảo cho ngành, doanh nghiệp ñứng vững trước các ñối
thủ khác hay sản phẩm thay thế.
Michael Porter cho rằng năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản
phẩm có qui trình công nghệ ñộc ñáo ñể tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu
khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận.
Như vậy, thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù ñã ñược sử dụng rộng rãi nhưng vẫn
còn nhiều quan ñiểm khác nhau về nó, dẫn ñến cách thức ño lường năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp vẫn chưa ñược xác ñịnh một cách thống nhất và phổ biến.
Mặc dù vậy, từ các quan ñiểm trên, chúng ta có thể ñúc kết lại như sau: Năng lực
cạnh tranh là khả năng khai thác, huy ñộng, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực,…ñể tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn
so với ñối thủ cạnh tranh; ñồng thời, biết lợi dụng các ñiều kiện khách quan một cách
có hiệu quả ñể tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các ñối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của
mình trên thị trường; từ ñó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao,
ñảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh ñược phân biệt thành 4 cấp ñộ như sau:
7
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa: là khả năng sản phẩm đó bán được
nhanh với giá tốt khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm ñó trên thị trường. Năng
lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc ñộ cung cấp, dịch vụ
ñi kèm, thương hiệu, quảng cáo, uy tín của người bán, chính sách hậu mãi,…
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng doanh nghiệp tạo ra ñược lợi
thế cạnh tranh, có năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn của ñối thủ, chiếm lĩnh thị
phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao ñể tồn tại và phát triển bền vững.
- Năng lực cạnh tranh của ngành: là khả năng ngành phát huy ñược những lợi thế
cạnh tranh và có năng suất so sánh cao hơn giữa các ngành cùng loại.
- Năng lực cạnh tranh của quốc gia: là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm
ñạt ñược và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và các ñặc
trưng kinh tế, xã hội khác. Năng lực cạnh tranh quốc gia có thể hiểu là việc xây dựng
một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, ñảm bảo có hiệu quả phân bố nguồn lực, ñể
ñạt và duy trì mức tăng trưởng cao, ñảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp ñộ trên có mối tương quan mật thiết với nhau, phụ
thuộc lẫn nhau. Do ñó, khi xem xét, ñánh giá và ñề ra các giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần thiết phải ñặt nó trong mối tương quan
chung giữa các cấp ñộ cạnh tranh nêu trên. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cũng cần phải ñược tiếp cận ñồng thời trên 2 góc ñộ:
- Các chỉ tiêu ño lường năng lực cạnh tranh như: thị phần, năng suất lao ñộng, tỉ
suất lợi nhuận, chất lượng và tính khác biệt của sản phẩm…
- Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh: ñội ngũ nhân lực, bí quyết công nghệ,
năng lực quản trị,… ðây là các yếu tố nền tảng ñể nhà quản trị ñưa ra các chiến lược
nhằm xây dựng và duy trì năng lực cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp.
* Xác ñịnh năng lực cốt lõi:
Lợi thế cạnh tranh ñược xuất phát từ những nguồn lực và khả năng hiếm có. Các
doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với các ñối thủ thông qua việc phát triển những
năng lực cốt lõi của mình, ñó là những năng lực: cho phép doanh nghiệp tạo sự khác
biệt về sản phẩm/ dịch vụ của nó so với các ñối thủ cạnh tranh khác, là nền tảng ñể tạo
8
ra lợi thế cạnh tranh và tạo ra hiệu quả tốt nhất khi dựa trên các nguồn lực hữu hình, vô
hình và năng lực tổ chức tốt.
ðể duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, năng lực cốt lõi phải có
ñủ 4 ñiều kiện (VRIN):
- Giá trị: cho phép doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt sản phẩm/ dịch vụ và tạo ra
giá trị ñộc nhất.
- Khan hiếm: các ñối thủ cạnh tranh không thể tiếp cận ñược.
- Không thể bắt chước: các ñối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng sao chép hoặc
sản xuất ra.
- Không thể thay thế: những nguồn lực tương ñương ñể tạo ra những chiến lược
tương tự không có sẵn.
Năng lực cốt lõi có thể là công nghệ, bí quyết kỹ thuật, mối quan hệ thân thiết với
khách hàng, hệ thống phân phối, thương hiệu mạnh. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh.
1.1.4 Các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh
Nhiều nhà kinh tế học ñưa ra các tiêu chí ñánh giá năng lực canh tranh của doanh
nghiệp khác nhau. Chúng ta có thể ñưa ra ñây ba nhóm tác giả tiêu biểu sau:
- Theo Goldsmith và Clutterbuck: có 3 tiêu chí ño lường khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp là: tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm liên tục;
sự nổi tiếng trong ngành như là một công ty dẫn ñầu; sản phẩm ñược người tiêu dùng
ưa chuộng.
- Theo Baker và Hart: có 4 tiêu chí ñể xác ñịnh năng lực cạnh tranh là: tỷ suất lợi
nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và qui mô.
- Theo Peters và Waterman: có 7 tiêu chí ñể ño lường năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp gồm: 3 tiêu chí ño lường mức ñộ tăng trưởng và tài sản dài hạn ñược tạo
ra trong vòng 20 năm là: doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản; 3 tiêu chí khác ño lường
khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm là: thời gian hoàn vốn, thị phần và tỷ trọng
xuất khẩu; tiêu chí cuối cùng là ñánh giá lịch sử ñổi mới của công ty.
9
Nhìn chung, các cách đánh giá khác nhau cũng ñều xoay quanh các tiêu chí: thị
phần, doanh thu, lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận, tài sản và tài sản vô hình, phương pháp
quản lý, uy tín của doanh nghiệp, tỉ lệ ñội ngũ quản lý có trình ñộ cao và lực lượng
công nhân lành nghề, vấn ñề bảo vệ môi trường,… Những yếu tố ñó tạo cho doanh
nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt ñộng, tiềm năng với hiệu suất cao hơn ñối thủ.
1.1.5 Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là những gì làm cho doanh nghiệp ấy
khác biệt và chiếm ưu thế hơn so với ñối thủ cạnh tranh. ðó là những thế mạnh mà
doanh nghiệp có hay khai thác tốt hơn ñối thủ cạnh tranh. Việc tạo dựng và duy trì lợi
thế cạnh tranh ñóng một vai trò rất lớn trong sự thành công của doanh nghiệp.
Theo quan ñiểm truyền thống cổ ñiển, các nhân tố sản xuất như: ñất ñai, vốn, lao
ñộng là những yếu tố thuộc về tài sản hữu hình ñược coi là những nhân tố ñể tạo ra lợi
thế cạnh tranh.
Theo Michael Porter, chi phí và sự sẵn có của các yếu tố sản xuất chỉ là một
trong nhiều nguồn lực tại chỗ quyết ñịnh lợi thế cạnh tranh, không phải là yếu tố quan
trọng, nếu xét trên phạm vi tương ñối so với các yếu tố khác. Ông cho rằng lợi thế cạnh
tranh của một doanh nghiệp, về dài hạn, tùy thuộc nhiều vào khả năng cải tiến liên tục
và nhấn mạnh ñến sự tác ñộng của môi trường ñối với việc thực hiện cải tiến ñó.
Khái quát lại, có thể chia lợi thế cạnh tranh thành hai nhóm cơ bản:
- Nhóm lợi thế về chi phí: khi tính ưu việt của nó thể hiện trong việc tạo ra sản
phẩm có chi phí thấp hơn ñối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh này mang lại cho
doanh nghiệp hiệu quả cao hơn và khả năng tốt hơn ñể chống lại việc giảm giá bán sản
phẩm.
- Nhóm lợi thế về sự khác biệt hóa: khi tính ưu việt của nó dựa vào sự khác biệt
của sản phẩm, làm tăng giá trị cho người tiêu dùng hoặc giảm chi phí sử dụng sản
phẩm hoặc nâng cao tính hoàn thiện khi sử dụng sản phẩm. Lợi thế này cho phép doanh
nghiệp có khả năng buộc thị trường chấp nhận mức giá cao hơn mức giá của ñối thủ.
1.1.6 Các yếu tố tác ñộng ñến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
10
Để có được năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình
xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng và thực hiện tốt các chiến lược sản xuất
- kinh doanh, bao gồm: chiến lược sản xuất, chiến lược nhân sự, chiến lược công nghệ,
chiến lược thị trường và ñặc biệt là chiến lược cạnh tranh; tạo dựng môi trường bên
trong và bên ngoài tốt ñể làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện các chiến lược trên,
cũng như các hoạt ñộng khác của doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố trên ñều có ảnh
hưởng ñến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và có thể chia ra làm hai nhóm sau:
1.1.6.1 Môi trường bên ngoài
a) Môi trường vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp biết ñược hiện tại doanh
nghiệp ñang trực diện với những vấn ñề gì?
Tác ñộng của các yếu tố môi trường vĩ mô ñến doanh nghiệp ñược trình bày tóm
tắt như sau :
11
Hình 1.1: Các yếu tố môi trường vĩ mô tác ñộng ñến doanh nghiệp
Khi nghiên cứu tác động của môi trường vĩ mô tới hoạt ñộng của doanh nghiệp,
các nhà quản lý ñã ñúc kết ra ba kết luận quan trọng dưới ñây :
Thứ nhất, một xu thế của môi trường có thể tác ñộng khác nhau tới các ngành
công nghiệp.
Thứ hai, ảnh hưởng của những thay ñổi trong môi trường có thể hoàn toàn khác
nhau ñối với từng doanh nghiệp. Các tác ñộng phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, khả năng
của doanh nghiệp.
Thứ ba, không phải mọi thay ñổi của môi trường ñều ảnh hưởng tới hoạt ñộng của
doanh nghiệp.
b) Môi trường vi mô (môi trường ngành)
DOANH
NGHIỆP
P
Yếu tố kinh tế :
- Tốc ñộ tăng trưởng
kinh tế.
- Lãi suất, lạm phát,
chính sách tài khóa, tiền
tệ.
- Chu kỳ kinh tế.
- Cán cân thanh tóan.
- Thất nghiệp, thu nhập
qu
ốc dân…
Yếu tố chính trị, pháp
lý :
- Mức ñộ ổn ñịnh chính
trị.
- Các chính sách, quy
chế, ñịnh chế, thủ tục
hành chính, chế ñộ lao
ñộng, xã hội….do nhà
nước ban hành.
Yếu tố xã hội :
- Dân số.
- Cơ cấu dân cư.
- Tôn giáo.
- Phong tục tập quán.
- Chuẩn mực ñạo ñức.
- Giá trị văn hóa.
- …
Yếu tố tự nhiên :
- Vị trí ñịa lý.
-Khí hậu, môi
trường sinh thái.
- ðất ñai.
- Sông, biển
-Tài nguyên,
khoáng sản
- …
-
…
Yếu tố công nghệ :
- Tiến bộ khoa học,
kỹ thuật.
- Ứng dụng công
nghệ mới.
- Ứng dụng vật liệu
mới.
- ….
12
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài tác ñộng trực diện ñến doanh
nghiệp, quyết ñịnh tính chất và mức ñộ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh ñó.
Theo Michael E. Porter, ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác ñộng của năm lực
cạnh tranh : (1) Nguy cơ nhập cuộc của các ñối thủ cạnh tranh tiềm tàng, (2) Mức ñộ
cạnh tranh của các công ty trong cùng ngành, (3) Sức mạnh của khách hàng, (4) Sức
mạnh của nhà cung cấp, (5) Sự ñe dọa của các sản phẩm thay thế.
Mối quan hệ giữa các yếu tố này ñược thể hiện trên hình sau:
Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter
Nguồn: Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NxbKhoa học kỹ thuật
* Đối thủ cạnh tranh
Nguy cơ ñe dọa từ các sản
phẩm và dịch vụ thay thế
Các ñối thủ
tiềm năng
Khách hàng
Các ñối thủ cạnh
tranh trong ngành
Cạnh tranh giữa các
ñ
ối thủ hiện tại
Nguy cơ ñe dọa từ các ñối
thủ cạnh tranh mới vào
cu
ộc
Sản phẩm
thay thế
Nhà cung cấp
Khả năng ép giá
của nhà cung cấp
Khả năng ép giá
của người mua
13
Mức độ cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp hoạt
ñộng trong ngành, tốc ñộ tăng trưởng của ngành, cơ cấu chi phí cố ñịnh và mức ñộ ña
dạng hóa sản phẩm. ðể ñề ra chiến lược cạnh tranh hợp lý, doanh nghiệp cần phân tích
từng ñối thủ cạnh tranh ñể hiểu ñược thực lực, khả năng phản kháng, cũng như dự ñoán
chiến lược kinh doanh của các ñối thủ.
* Khách hàng
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng, do ñó doanh
nghiệp cần phải ñáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng, ñáp ứng chuỗi giá
trị giành cho khách hàng. Tuy nhiên khách hàng có thể tạo áp lực lên doanh nghiệp
bằng cách ép giá hoặc ñòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn. Nếu doanh nghiệp nào
không ñáp ứng ñược các ñòi hỏi quá cao của khách hàng thì doanh nghiệp ñó cần phải
thương lượng với khách hàng hoặc tìm những khách hàng mới có ít ưu thế hơn.
* Nhà cung ứng
Không chỉ khách hàng, doanh nghiệp luôn phải chịu áp lực từ phía các tổ chức
cung ứng thiết bị, nguyên vật liệu, vốn, lực lượng lao ñộng
- ðối với nhà cung cấp vật tư thiết bị: Doanh nghiệp cần phải liên hệ cho mình
nhiều nhà cung ứng ñể tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một nhà cung ứng, nếu
lệ thuộc quá nhiều vào một nhà cung ứng doanh nghiệp có khả năng bị các tổ chức này
gây khó khăn bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hàng hóa hoặc dịch vụ ñi kèm.
- ðối với nhà cung cấp vốn: hầu hết các doanh nghiệp ñều phải vay vốn ñể tiến
hành các hoạt ñộng kinh doanh. ðể tránh tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào một loại
hình huy ñộng vốn nghiệp cần nghiên cứu một cơ cấu vốn hợp lý.
- Nguồn lao ñộng: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng ñể doanh nghiệp phát triển
bền vững, chính vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách tuyển dụng và ñào tạo hợp lý
ñể thu hút, chủ ñộng nguồn lao ñộng nhất là ñội ngũ lao ñộng có trình ñộ.
* ðối thủ tiềm ẩn
Trong lĩnh vực kinh doanh, ñối thủ tiềm ẩn ñược hiểu là những ñối thủ chuẩn bị
tham gia vào ngành hoặc ai ñó mua lại một công ty hoạt ñộng không hiệu quả trong
ngành ñể thâm nhập vào môi trường kinh doanh ngành. Mối ñe dọa xâm nhập sẽ thấp
14
nếu rào cản xâm nhập cao và các ñối thủ tiềm ẩn này gặp phải sự trả ñũa quyết liệt của
các doanh nghiệp ñang hoạt ñộng trong ngành.
Có sáu rào cản chính yếu ñối với việc xâm nhập một ngành nghề:
- Tăng hiệu quả kinh tế do qui mô lớn.
- Chi phí dị biệt hóa sản phẩm cao.
- Yêu cầu lượng vốn lớn.
- Phí tổn chuyển ñổi cao.
- Khó khăn trong việc tiếp cận các kênh phân phối.
- Những bất lợi về giá cả cho dù qui mô lớn nhỏ thế nào.
* Sản phẩm thay thế
Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Về cơ bản
sản phẩm thay thế thường có ưu thế hơn bởi những ñặc trưng riêng biệt. Sự xuất hiện
các sản phẩm thay thế rất ña dạng và phức tạp tạo thành nguy cơ cạnh tranh về giá rất
mạnh ñối với sản phẩm hiện có của doanh nghiệp, làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Trong một ngành kinh doanh, các doanh nghiệp hoạt ñộng trong ngành ñều bị áp
lực bởi năm yếu tố cạnh tranh như trên, tuy nhiên có một số công ty luôn ñạt lợi nhuận
cao hơn so với các những công ty khác, ñiều này chứng tỏ các công ty ñạt lợi nhuận cao
có năng lực cạnh tranh cao hơn các ñơn vị trong ngành khác.
Theo Michael Porter , Các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh gồm :
(1) Sự chuyên biệt hóa: Mức ñộ mà doanh nghiệp tập trung sự nỗ lực vào quy mô
dòng sản phẩm, vào một số bộ phận khách hàng mục tiêu và vị trí của thị trường mà
doanh nghiệp ñó phục vụ.
(2) Sự công nhận thương hiệu: Mức ñộ mà doanh nghiệp theo ñuổi sự công nhận
thương hiệu hơn là cạnh tranh về giá cả, doanh nghiệp có thể ñạt ñược ñiều này thông
qua các chiến lược truyền thông, quảng cáo, hệ thống bán hàng .
(3) ðẩy và kéo: Mức ñộ mà doanh nghiệp quảng bá thương hiệu với khách hàng
mục tiêu so sánh với sự hỗ trợ của các kênh phân phối hàng hóa của mình.
15
(4) Tuyển chọn kênh phân phối: Doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh phân phối từ
những kênh phân phối riêng của mình cho ñến những cửa hàng chuyên dụng và của
những cửa hàng bán hàng tổng hợp.
(5) Chất lượng sản phẩm: Doanh nghiệp cần phải tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao, có ñộ bền, sự khác biệt trong sử dụng nguyên liệu, sự chuyên biệt hóa, ñặc
ñiểm,v.v
(6) Sự dẫn ñầu về công nghệ: Mức ñộ doanh nghiệp theo ñuổi việc dẫn ñầu về công
nghệ so với việc theo sau hoặc bắt chước các doanh nghiệp khác. Có những doanh
nghiệp dẫn ñầu về công nghệ nhưng không có ý ñịnh làm ra sản phẩm chất lượng tốt.
Chất lượng và sự ñi ñầu về công nghệ không nhất thiết phải ñồng hành với nhau.
(7) Sự tích hợp dọc: Giá trị gia tăng ñược phản ánh ở mức ñộ tích hợp ngược hoặc
tích hợp xuôi mà doanh nghiệp thực hiện, bao gồm việc doanh nghiệp có cửa hàng ñộc
quyền của riêng mình hoặc mạng lưới dịch vụ nội bộ hay không.
(8) Vị thế về chi phí: Mức ñộ doanh nghiệp tìm kiếm vị thế chi phí thấp trong sản
xuất và trong phân phối thông qua việc ñầu tư các thiết bị nhằm làm giảm tối ña chi
phí.
(9) Dịch vụ : Khả năng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kèm theo sản phẩm như hỗ
trợ kỹ thuật mạng dịch vụ nội bộ… Tiêu chí này ñược xem như một phần của tích hợp
dọc.
(10) Chính sách giá cả: Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thường có liên
quan ñến vị thế chi phí và chất lượng sản phẩm.
(11) Khả năng tài chính: Khả năng huy ñộng vốn và hiệu quả hoạt ñộng của vốn.
(12) Mối liên hệ với chính quyền sở tại: Trong những ngành kinh doanh toàn cầu,
mối quan hệ của doanh nghiệp với chính quyền sở tại có thể ảnh hưởng ñến sự phát
triển của doanh nghiệp.
1.1.6.2 Môi trường bên trong ( môi trường nội bộ)
Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm các hoạt ñộng: quản trị, tài chính,
kế toán, sản xuất/kinh doanh/tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển (R&D), marketing, hệ
thống thông tin doanh nghiệp…
16
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ lưỡng môi trường
bên trong của doanh nghiệp nhằm xác ñịnh rõ những ñiểm mạnh, ñiểm yếu của doanh
nghiệp mình, từ ñó doanh nghiệp cần có biện pháp ñể cải tổ, thay ñổi những yếu tố tác
ñộng xấu ñến doanh nghiệp, phát huy những ñiểm mạnh ñể ñạt ñược ưu thế cạnh tranh
tối ña.
Trong hoạch ñịnh chiến lược của doanh nghiệp, phân tích môi trường bên trong rất
quan trọng ñể nhận diện những ñiểm mạnh, ñiểm yếu ñể từ ñó thiết lập một chiến lược
hoàn hảo.
1.1.6.3 Các công cụ, phương pháp ñể nghiên cứu môi trường doanh nghiệp
Việc nghiên cứu môi trường của doanh nghiệp bao gồm các công việc sau :
- Thu thập thông tin các thông tin cần thiết tác ñộng ñến hoạt ñộng doanh nghiệp.
- Chọn lọc và xử lý thông tin.
- ðưa ra những dự báo diễn biến các yếu tố môi trường có khả năng tác ñộng ñến
doanh nghiệp.
- Lập bảng tổng hợp thông tin về môi trường bên ngoài, bên trong.
- Phân tích ñịnh tính: sử dụng phương pháp chuyên gia ñể nhận ñịnh các yếu tố tác
ñộng ñến hoạt ñộng doanh nghiệp.
- Phân tích ñịnh lượng: phương pháp ñịnh lượng sử dụng phương pháp lập ma trận
ñánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE Maxtrix-External Factor Evaluation Matrix),
phương pháp lập ma trận hình ảnh cạnh tranh và lập ma trận ñánh giá các yếu tố bên
trong (IFE Maxtrix- Internal Factor Evaluation Matrix)
1.2 Các mô hình phân tích, ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Việc phân tích môi trường bên trong ñể xác ñịnh những ñiểm mạnh, ñiểm yếu gắn
với quá trình phân tích dây chuyền chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Do vậy mà doanh
nghiệp ñều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên lợi thế cạnh tranh
thường dễ bị mất dần do những hành ñộng bắt chước của ñối thủ. Do ñó cần sớm nhận
thức ñược tác ñộng của các nhân tố bên ngoài cũng như phân tích và tận dụng hiệu quả
nguồn nhân lực của công ty và khai thác tốt chúng thì doanh nghiệp sẽ tạo ra ñược lợi
thế cạnh tranh bền vững.
17
1.2.1 Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp
Theo Michael Porter, Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt ñộng
chuyển hóa các yếu tố ñầu vào thành ñầu ra. Khách hàng sẽ nhìn nhận và ñánh giá giá
trị các sản phẩm (ñầu ra) của doanh nghiệp theo quan ñiểm của họ. Khách hàng sẽ sẵn
sàng trả mức cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu như họ ñánh giá cao
và ngược lại, nếu họ ñánh giá thấp họ sẽ trả mức giá thấp. Do ñó hoạt ñộng của doanh
nghiệp là các hoạt ñộng chuyển hóa làm gia tăng giá trị sản phẩm. Các hoạt ñộng
chuyển hóa làm gia tăng giá trị phân thành hai loại hoạt ñộng và chín nhóm hoạt ñộng
như sau:
1.2.1.1 Các hoạt ñộng chủ yếu
Bao gồm các hoạt ñộng liên quan trực tiếp ñến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp. Chúng ảnh hưởng trực tiếp ñến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. ðó là các hoạt ñộng ñầu vào, sản xuất, hoạt ñộng ñầu ra,
marketing và dịch vụ hậu mãi.
• Hoạt động đầu vào: gắn liền với các yếu tố ñầu vào như quản lý vật tư, tồn trữ,
kiểm soát tồn kho, kiểm soát chi phí ñầu vào
• Hoạt động sản xuất: bao gồm tất cả các hoạt ñộng nhằm chuyển các yếu tố
ñầu vào thành sản phẩm cuối cùng như triển khai sản xuất, quản lý chất lượng,
vận hành và bảo trì thiết bị
• Hoạt ñộng ñầu ra: bao gồm các hoạt ñộng nhằm ñưa sản phẩm ñến các khách
hàng của công ty: bảo quản, quản lý hàng hóa, phân phối, xử lý các ñơn hàng.
• Marketing: xoay quanh bốn vấn ñề chủ yếu: sản phẩm, giá cả, chiêu thị và
kênh phân phối. ðây là hoạt ñộng có vai trò quan trọng, nếu thực hiện kém sẽ
làm cho ba hoạt ñộng trên kém theo.
• Dịch vụ hậu mãi: ñây cũng là hoạt ñộng quan trọng, ngày càng ñược các nhà
quản trị quan tâm. Nó bao gồm các hoạt ñộng như lắp ñặt, sửa chữa, huấn
luyện khách hàng, giải quyết các thắc mắc và khiếu nại của khách hàng.
1.2.1.2 Các hoạt ñộng hỗ trợ