B GIÁO DC VÀ ÀO TO
TRNG I HC KINH T TP. H CHÍ MINH
õõõõõ
I
I
N
N
H
H
X
X
U
U
Â
Â
N
N
K
K
H
H
Á
Á
N
N
H
H
HOÀN THIN VÀ PHÁT TRIN
THANH TOÁN TRC TUYN TRONG
QUN LÝ KHAI THÁC CNG TI
CÔNG TY TÂN CNG SÀI GÒN
LUN VN THC S KINH T
CHUYÊN NGÀNH: KINH T TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ S: 60.31.12
NGI HNG DN: TS LÊ TH LANH
TP.H CHÍ MINH – NM 2011
ii
LI CAM OAN
Tôi xin cam oan : Lun văn “Hoàn thin và phát trin thanh toán trc
tuyn trong qun lý khai thác cng ti Tng Công ty Tân Cng Sài Gòn” là
công trình nghiên cu riêng ca tôi.
Các s liu trong lun văn ưc s dng trung thc. Kt qu nghiên cu ưc
trình bày trong lun văn này chưa tng ưc công b ti bt kỳ công trình nào khác.
TP.H Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2011
Tác gi lun văn
Ñinh Xuaân Khaùnh
iii
LI CẢM ƠN
Thực tế công tác đã cho tôi tự tin, nhưng chưa đủ, kiến thức mà tôi được trau
dồi mới là nền tảng của tự tin và biến ước mơ thành sự thật. Để có thể tiếp thu
những kiến thức mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của công việc không
chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân mà còn nhờ sự giúp đỡ của những người xung
quanh.
Chính vì thế, sau một khoảng thời gian vừa học tập vừa công tác tôi đã hoàn
thành Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế này, tôi muốn gởi lời biết ơn chân thành nhất
đến những người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Đó chính là
bố mẹ đã động viên, giúp đỡ và dẫn đường tôi tới được những thành công ngày
hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện về thời gian, gợi ý, cung cấp số liệu quý. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn
đến Người hướng dẫn khoa học của tôi –TS. LÊ THN LANH đã nhiệt tình hướng
dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Con đường phía trước thênh thang nhưng cũng nhiều trông gai, thử thách.
Bản thân tôi luôn tâm nguyện và phấn đấu sẽ là một người con hiếu thảo, tôn sư
trọng đạo, sống chan hòa với đồng nghiệp và những người xung quanh để đáp lại
sự tin tưởng, giúp đỡ và dìu dắt tôi trong suốt chặng đường vừa qua.
Trân trọng!
ĐINH XUÂN KHÁNH
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cám ơn iii
Mục lục iv
Danh mục viết tắt vii
Danh mục các Bảng viii
Danh mục các hình vẽ ix
M U 1
CHƯƠNG 1: TNG QUAN V THANH TOÁN TRC TUYN
5
1.1.
Tổng quan về thanh toán trực tuyến 5
1.1.1.
Khái niệm về thanh toán trực tuyến 5
1.1.2.
Đối tượng sử dụng thanh toán trực tuyến: 5
1.1.3.
Sự ra đời và lợi ích của thanh toán trực tuyến: 6
1.1.3.1.
Thẻ thanh toán: 7
1.1.3.2.
Cổng thanh toán (Payment Gateway): 11
1.1.4.
Những hạn chế của thanh toán trực tuyến: 13
1.2.
Đặc thù hoạt động của doanh nghiệp cảng: 15
1.2.1.
Đối với Hãng tàu: 19
1.2.2.
Đối với khách hàng xuất nhập khNu: 20
1.3.
Qui trình thanh toán trực tuyến của doanh nghiệp cảng: 21
1.3.1.
Khách hàng sử dụng dịch vụ của cảng: 23
1.3.2.
Sử dụng thẻ thanh toán: 24
1.3.3.
Cổng thanh toán trực tuyến: 24
1.3.4.
Hệ thống các xử lý của Cổng thanh toán, kết thúc Qui trình: 24
1.4.
Thanh toán trực tuyến tại các cảng trên thế giới. 26
1.4.1.
Kinh nghiệm của các cảng trên thế giới: 26
1.4.2.
Bài học cho phát triển các cảng biển của Việt Nam: 28
KT LUN CHƯƠNG 1 30
v
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI
TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
31
2.1
Thực trạng thanh toán trực tuyến tại các doanh nghiệp cả ng Việt Nam: 31
2.2
Thực trạng thanh toán trực tuyến tại Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn 32
2.2.1
Thực trạng hoạt động kinh doanh qua các nă m: 32
2.2.2
Tách doanh thu theo phương thức thanh toán tại các cơ sở của TCSG: 35
2.2.3
Kết quả điều tra, khảo sát về triển khai ứng dụng thanh toán trực tuyến. 36
2.2.3.1
Thông tin chung về khách hàng: 37
2.2.3.2
Thông tin khách hàng đang sử dụng dịch vụ cảng: 38
2.2.3.3
Mức độ hài lòng của khách hàng: 41
2.2.3.4
Một số kết luận rút ra từ thống kê thăm dò ý kiến khách hàng: 41
2.2.4
Những kết quả đạt đ ược việc ứng dụng thanh toán thông qua thẻ. 42
2.2.4.1
Hạ tầng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng CNTT: 42
2.2.4.2
Nhu cầu của khách hàng: 45
2.2.4.3
Dịch vụ cổng thanh toán (Liên minh thẻ thanh toán): 45
2.2.4.4
Nhận xét ứng dụng thanh toán qua máy chấp nhận thẻ (POS) 46
2.2.4.5
Nhận xét ứng dụng thanh toán qua hợp đồng token hoặc bảo lãnh thanh
toán tại cảng Cái Mép: 48
2.2.4.6
Những hạn chế và nguyên nhân trong bước đầu triể n khai áp dụng thử
phương thức sử dụng thẻ thanh toán: 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 54
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT
TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI TCSG
55
3.1 Định hướng ứng dụng thanh toán trực tuyến 55
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán trực tuyến. . 56
3.2.1
Kiến nghị đối với các ngành trong ứng dụng CNTT: 56
3.2.1.1
Ngành Hải Quan (Bộ Tài Chính): 56
vi
3.2.1.2
Ngành ngân hàng: 57
3.2.1.3
Ngành giao thông vận tải: 57
3.2.2
Phía doanh nghiệp kinh doanh Cổng thanh toán 58
3.2.3
Phía doanh nghiệp cảng biển nói chung: 59
3.2.4
Giải pháp hoàn thiện và đNy mạnh thanh toán trực tuyến tại TCSG: 61
3.2.4.1
Hoàn thiện cơ cấu nhân sự đáp ứng kỹ năng CNTT hoàn chỉnh: 61
3.2.4.2
Hoàn thiện và phát triển thanh toán trực tuyến: 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 65
KẾT LUẬN 66
Phụ lục 01 Phiếu thăm do khách hàng 69
Phụ lục 02 Tổng quan hệ thống cảng biển Việt Nam 72
Phụ lục 03 Tổng quan về Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn 78
Phụ lục 04 Quy trình thanh toán token 81
Phụ lục 05 Quy trình thanh toán thông qua bảo lãnh thanh toán 84
Phụ lục 06 Chủ trương của Nhà nước về phát triển ngành tài chính, ngân
hàng, kinh tế biển 86
Tài liệu tham khảo 92
vii
DANH MỤC VIẾT TẮT
ACH Automated Clearing House – Trao i séc t ng
ATM Automatic Teller Machine – Máy rút tin t ng
AFAS Hip nh khung v thương mi, dch v ASEAN
AFTA Hip nh t do mu dch các nưc ông Nam Á
BTA Hip nh thương mi Vit – M
CIF Cost-Insurance-Freight iu kin trong ngoi thương
CNTT Công ngh thông tin
DGPS H thng nh v d liu toàn cu
ĐVCNT ơn v chp nhn th
DWT Deadweight tonnage – Trng ti toàn phn
EDI Electronic Data Interchange – Trao i d liu in t
EFT Electronic Fund Transfer – Chuyn tin in t
FCL Full container load – Phương thc thuê nguyên container
FOB Free on board - iu kin trong ngoi thương
GDP Tng sn phNm quc ni
ICD Inland container Depot – im thông quan cn
ISPS B lut an toàn cng bin và vn ti hàng hi
IMO T chc hàng hi quc t
KCN Khu công nghip
LCL Less Container Load – óng kho hàng l
LPI Ch s phát trin logistics.
MB Ngân hàng thương mi c phn Quân i
PIN Mt mã cá nhân s dng trong th thanh toán
POS Point od Sales – im chp nhn th thanh toán
SET Secure electronic Transaction – Mã hóa& bo mt in t
SSL Secure Socket Layer – thut toán mã hóa d liu in t
TCSG/SNP Tng công ty Tân Cng Sài Gòn
TEU Twenty-Foot Equivalent Units (VT sn lưng thông qua cng )
WTO T chc thương mi th gii
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bng 1. 1 - Danh sách xp hng các cng container th gii t năm 2004-2009: 27
Bng 2. 1- Kt qu hot ng sn xut kinh doanh năm 2004-2009 32
Bng 2. 2 - Doanh thu các dch v ch yu ca cng 34
Bng 2. 3 - Doanh thu dch v khác 35
Bng 2. 4 - Phân loi doanh thu theo Phương thc thanh toán năm 2009 36
Bng 2. 5 - Sn lưng mt hàng xut/nhp khu ch yu trung bình trong 1 tháng 37
Bng 2. 6 - ơn giá phn mm TOPX và TOPO-VN 43
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1. 1 - Hệ thống công nghệ thông tin cảng biển 17
Hình 1. 2 – Biểu đồ các tuyến vận chuyển container trên thế giới 20
Hình 1. 3 - Dịch vụ giao nhận hàng hóa 21
Hình 1. 4 - Qui trình thanh toán trực tuyến tại cảng biển 22
Hình 1. 5 - Hệ thống công nghệ thông tin Cảng 26
Hình 1. 6 - Tiến bộ khoa học công nghệ cho khai thác cảng 28
Hình 2.1 - Qui trình khai thác container tại cảng 33
Hình 2.2 - Hệ thống quản lý cảng tương tác với hệ thống bên ngoài 44
Hình 2. 3 - Mô hình thanh toán qua POS hoặc Website 46
Hình 3. 1 - Mô hình kết nối CNTT trong kinh doanh khai thác cảng 60
Hình 3. 2 Đặt hàng trực tuyến 62
Hình 3. 3 Chọn thanh toán 63
Hình 3. 4 - Xác nhận thanh toán 63
Hình 3. 5 - Nhập mật mã thanh toán 64
Hình 3. 6 - Xác nhận mã giao dịch khi đến cổng cảng 64
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN VĂN
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển các hình thức thanh toán
đã đem lại nhiều tiện ích để đNy mạnh thương mại điện tử, khách hàng chỉ cần một
thẻ thanh toán của ngân hàng, truy cập vào Hệ thống thanh toán dịch vụ qua mạng
của người bán đã tích hợp với hệ thống ngân hàng trước đó để thanh toán tiền hàng
hóa, dịch vụ. Tiện ích này đã và đang nở rộ tại Việt Nam điển hình như: mua vé
máy bay của Vietnam Airline, Jet Star, Shopping trực tuyến…. Tuy nhiên, sự ưu
việt của phương thức này chưa được triển khai trong lĩnh vực hàng hải, cảng biển
tại Việt Nam. Điều đó gây rất nhiều phiền toái, có những lúc đánh mất đi các cơ hội
kinh doanh cũng như việc trễ hạn trong phân phối hàng hóa. Lấy ví dụ: Khách hàng
phải di chuyển một quãng đường gần 80 km từ TP. Vũng Tàu về TP. Hồ Chí Mính
và ngược lại chỉ vì một việc trả tiền đổi lệnh tại Hãng tàu và thanh toán phí dịch vụ
tại Cảng, trong khi đó thời gian được ví như “vàng” đối với hoạt động kinh doanh
xuất nhập khNu. Tại sao khách hàng phải mất thời gian cũng như chịu đủ mọi phiền
toái của vấn đề này, trong khi hệ thống tích hợp điện tử của việc thanh toán trực
tuyến đã và đang áp dụng thành công tại các cảng trên thế giới.
Trên thực tế thanh toán trực tuyến đó là phương thức sử dụng thẻ thanh toán
trong các thương vụ của Cảng. Khách hàng đến với cảng họ là các hãng tàu, khách
hàng xuất nhập khNu và các nhà vận chuyển, sử dụng nhiều tài khoản của nhiều
ngân hàng khác nhau. Vậy làm cách nào để tích hợp tất cả các tài khoản của các
ngân hàng khác nhau vào một trung tâm thanh toán thẻ thông qua internet.
Đứng trên góc độ ngân hàng, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới
(WTO), với cam kết sẽ mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực quan trọng như
thương mại, dịch vụ và tài chính ngân hàng, …v.v. Làm thế nào để tồn tại và phát
triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ đầy tiềm lực
và giàu kinh nghiệm luôn là câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và
ngân hàng thương mại nói riêng. Đối với lĩnh vực thẻ thanh toán, các ngân hàng
2
Vit Nam s gp phi thách thức lớn khi có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài
với thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ khi
hội nhập.
Đứng trước nhu cầu của khách hàng và kết quả tất yếu của cuộc đua cạnh
tranh dựa trên công nghệ, các ngân hàng thương mại cần phải chủ động đáp ứng
nhu cầu của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp cảng để định hướng đi
đúng đắn cùng với doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh cam go
khốc liệt. Một trong những biện pháp để tăng cường vị thế của ngân hàng trên thị
trường là phát triển sản phNm, dịch vụ thẻ thanh toán cho thấy sự khẳng định tiên
tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phNm dịch vụ thẻ với tính chuNn hóa,
quốc tế cao là những sản phNm dịch vụ có khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá
trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Các sản phNm đầu ra của Ngân hàng sẽ là
đầu vào của các lĩnh vực khác, mặt khác sản phNm ngân hàng phải đáp ứng và bắt
kịp với những đòi hỏi của các ngành khác, đặc biệt trong đó có ngành vận tải và
khai thác cảng biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong việc phối hợp giữa ngân hàng
và doanh nghiệp cảng biển cùng nhìn về một hướng chung để mở rộng thị phần và
tăng cường chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp cảng đưa ra yêu cầu chi tiết về gói
dịch vụ, ngân hàng căn cứ vào đó để cải tiến quy trình, phương pháp thanh toán đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp cảng.
Hơn nữa, theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phép thực hiện
hầu hết các dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước (trừ dịch vụ tư vấn và
cung cấp thông tin ngân hàng). Các chuỗi công ty con của Tổng công ty Tân Cảng
Sài Gòn, là khách hàng trực tiếp của các Ngân hàng đang khNn trương yêu cầu các
ngân hàng cần phát triển mạnh thẻ thanh toán, công nghệ thanh toán trực tuyến.
Theo cam kết WTO sau giai đoạn năm 2010 - 2012, các ngân hàng nước ngoài
không bị ràng buộc khi tham gia kinh doanh trên thị trường Việt Nam nên cơ hội
mở ra cho doanh nghiệp, khách hàng xuất nhập khNu tiết kiệm thời gian, chi phí để
có thể chọn cho mình một phương thức giao dịch an toàn và tiết kiệm đó là “thanh
toán trực tuyến”.
3
Nhn thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn
thiện và phát triển thanh toán trực tuyến trong quản lý khai thác cảng tại Tổng
Công ty Tân Cảng Sài Gòn” với mong muốn đóng góp một phần đNy mạnh công
nghệ ứng dụng thẻ thanh toán, gia tăng kim ngạch xuất – nhập khNu và tạo thêm
nguồn khách hàng tiềm năng cho hoạt động của các Ngân hàng nội địa.
2. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN:
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của việc thanh toán trực tuyến, từ đó hiểu và
nắm bắt được tầm quan trọng của việc sử dụng thanh toán trực tuyến là một bộ phận
quan trọng trong thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế, những lợi ích mà
công cụ thanh toán trực tuyến mang lại cho khách hàng, cho ngân hàng và cho cả
nền kinh tế.
Phân tích tình hình sử dụng thẻ thanh toán tại các Cảng, nhu cầu cuả khách
hàng xuất nhập khNu từ đó đề xuất tới các ngân hàng nội địa, mà trước hết là Ngân
hàng Quân đội (MB) tiên phong trong lĩnh vực liên kết phát hành thẻ thanh toán
trực tuyến.
Đề xuất một số biện pháp để góp phần ứng dụng và phát triển thanh toán trực
tuyến tại các cảng sông, cảng biển của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế
Khu vực và Thế giới.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về thanh toán trực tuyến nói chung và tiến trình sử dụng công cụ
này vào quản lý khai thác hệ thống cảng của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nói
riêng. Nghiên cứu những định hướng phát triển của hệ thống ngân hàng của Việt
Nam trong từ đó tìm ra những giải pháp thúc đNy thị trường thẻ thanh toán Việt
Nam phát triển.
Phạm vi nghiên cứu gồm các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kinh doanh
dùng thẻ nói chung và đặc biệt là các hoạt động kinh doanh dùng thẻ tại các cảng
của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tiếp cận thực tế, thu thập thông tin, phân
4
tích, đánh giá, đối chiếu đồng thời vận dụng những kiến thức của các môn học về
tài chính – ngân hàng.
Vận dụng những kinh nghiệm thực tiễn là khách hàng của ngân hàng để cùng
với ngân hàng đề xuất phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CƠ BẢN CỦA LUẬN VĂN:
Kế thừa những nội dung về thẻ thanh toán, về công nghệ ngân hàng trong các
đề tài nghiên cứu của các tác giả trước đây, từ đó nêu ra và phân tích một cách có hệ
thống các vấn đề cơ bản của thẻ thanh toán trong phương thức thanh toán trực
tuyến: Sự ra đời và phát triển, bản chất, phân loại, quy trình thanh toán, lợi ích của
việc sử dụng thẻ, cơ sở pháp lý của thanh toán trực tuyến thông qua thẻ. Từ đó áp
dụng vào thực tế lĩnh vực dịch vụ cảng biển tại Việt Nam
Bằng cách nghiên cứu kinh nghiệm triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến
của các đơn vị thanh toán bằng thẻ đã triển khai tại Việt Nam và sự ứng dụng thành
công của phương thức này tại các cảng biển trên thế giới. Điều này góp phần không
những đNy mạnh phát triển dịch vụ cho các ngân hàng mà còn là phương thức quản
lý tài chính hữu hiệu cho các doanh nghiệp cảng biển đối với từng thương vụ phát
sinh.
Các đề xuất của luận văn là những ý kiến đóng góp cho hệ thống các ngân
hàng thương mại Việt Nam tận dụng các cơ hội để phát triển dịch vụ, liên kết với
nhau tạo ra dịch vụ thanh toán hữu dụng và hiệu quả. Mạnh dạn đề xuất các biện
pháp đNy nhanh, mạnh thanh toán trực tuyến trong các cảng thuộc Tổng Công ty
Tân Cảng Sài Gòn tích hợp với việc hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin cảng
biển Việt Nam, hệ thống quản lý thuế của Hải quan. Từ đó, góp phần vào thực hiện
đề án “thanh toán không dùng tiền mặt” số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ có hiệu lực từ ngày 04/02/2007.
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN
1.1. Tổng quan về thanh toán trực tuyến
1.1.1. Khái niệm về thanh toán trực tuyến
Thanh toán trc tuyn ngay nay không phi một khái niệm xa lạ khi thương
mại điện tử đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Giới hạn về khoảng cách, không
gian và thời gian sẽ không còn đối với kinh doanh thương mại nữa khi mà phương
thức thanh toán trực tuyến được triển khai áp dụng. Thực tế, thanh toán trực tuyến
là việc thanh toán thông qua các thông điệp điện tử (electronic message), các thông
điệp này tự động thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác
thông qua mạng internet giữa ngân hàng của người mua và ngân hàng của người
bán hoặc giữa trung gian thanh toán thẻ.
1.1.2. Đối tượng sử dụng thanh toán trực tuyến:
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin đã kéo theo sự phát triển của
thương mại điện tử. Các khách hàng có thể mua hàng hóa và dịch vụ nhanh chóng
mà không cần mất nhiều thời gian để đến tận nơi xem và thanh toán hàng hóa và
dịch vụ đó. Thông qua internet, cụ thể là thông qua Cổng thanh toán được tích hợp
trên mỗi Website của doanh nghiệp bán hàng hóa/dịch vụ, khách hàng truy cập vào
Website đó thông qua internet chọn hàng và mua hàng. Sau khi chọn xong, khách
hàng sử dụng thẻ thanh toán đã được phát hành bởi ngân hàng phát hành hay tổ
chức phát hành thẻ phù hợp với Cổng thanh toán (Payment gateway) của người bán
hàng. Quy trình thanh toán này diễn ra trong khoảng 5-10 giây, sau đó việc giao
hàng sẽ diễn ra ngay sau khi quy trình thanh toán được hoàn thành.
Như vậy, khi phương thức thanh toán trực tuyến xuất hiện sẽ kéo theo phát
triển các dịch vụ khác như: vận chuyển, giao hàng, quảng cáo thông qua
Website…Ngoài ra, người bán hàng hóa và dịch vụ phải có hạ tầng công nghệ
thông tin hoàn chỉnh: Giỏ mua hàng với các điều khoản đơn giá được niêm yết chi
tiết và đầy đủ, Cổng thanh toán có thể thích ứng với nhiều loại thẻ thanh toán, có
tốc độ đường truyền internet mạnh (băng thông rộng) và thường xuyên. Do thanh
toán trực tuyến được thực hiện bằng và thông qua internet để thanh toán nên điều
6
kin về bảo mật thông tin điện tử phải được bảo vệ theo nhiều lớp, nhiều cấp độ tích
hợp trong cổng thanh toán. Đảm bảo rằng người bán sẽ bảo mật thông tin cho người
mua như: số tài khoản, mật khNu truy cập, số đơn đặt hàng…
1.1.3. Sự ra đời và lợi ích của thanh toán trực tuyến:
Giao dịch thương mại ngày nay có rất nhiều thay đổi so với trước kia. Từ chỗ
sử dụng hoàn toàn tiền mặt trong thanh toán kiểu “giao hàng – nhận tiền”, đến việc
xuất hiện của các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như: thanh toán
bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… tức là bằng các chứng từ thông qua hệ
thống các ngân hàng thanh toán bù trừ lẫn nhau. Đó chỉ là cách giản đơn khi ngân
hàng trích một khoản tiền trong tài khoản của người mua để trả cho người bán.
Phương tiện thẻ thanh toán ra đời với nhiều tiện ích để giảm bớt lưu lượng tiền mặt
lưu thông trong nền kinh tế và đặc biệt làm cho việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ
ngày càng được cải tiến hơn phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế. Hiện tại, thẻ
thanh toán kết hợp với nhiều công nghệ được phát triển: Cổng thanh toán điện tử
(Payment Gateway), Mặt bằng công nghệ thông tin của người bán, người mua và
của ngân hàng… đã làm cho thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhất từ trước
đến nay. Thực vậy, thẻ thanh toán là một bước trong qui trình thanh toán trực tuyến
hiện đại ngày nay. Việc tìm hiểu sâu hơn về thẻ thanh toán để làm rõ chức năng,
nhiệm vụ của nó sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan nhất từng bước của
thanh toán trực tuyến.
Để ứng dụng thanh toán trực tuyến còn đòi hỏi việc ủng hộ và chủ trương của
Nhà nước ràng buộc về luật thương mại điện tử, chứng từ thanh toán điện tử. Đặc
biệt là các nghĩa vụ về thuế, thông quan hải quan những hàng hóa, dịch vụ. Để quá
trình này là một chuỗi hoàn chỉnh cần phải có một cơ chế áp dụng từng phần đến
toàn bộ thì thanh toán trực tuyến mới phát huy tác dụng tiện ích và là biện pháp
giám sát tài chính của Nhà nước thông qua các ngân hàng, kênh thanh toán. Đó
cũng là biện pháp vĩ mô kiểm soát lưu lượng tiền của Nhà nước trong việc triển
khai kiềm chế lạm phát hoặc tăng trưởng phát triển khi kích thích sản xuất và tiêu
dùng.
7
ể làm nổi bật thêm phương tiện của thanh toán trực tuyến, sau đây tác giả
khái quát về thẻ thanh toán – phương tiện để triển khai cho bất kỳ thương vụ thương
mại điện từ nào.
1.1.3.1. Thẻ thanh toán:
Nhu cầu thương mại, kinh doanh trong cuộc sống chưa bao giờ là đủ. Từ khi
internet ra đời, đã tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nội địa có thể vươn ra môi
trường quốc tế để mua bán hàng hóa, dịch vụ qua mạng (thương mại điện tử) với
mức chi phí vừa phải hoặc khá thấp. Các loại tài khoản sử dụng để thanh toán trực
tuyến bắt đầu ra đời.
Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn
đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ
thanh toán:
Khái niệm 1: Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền
mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại
lý hoặc các máy rút tiền tự động.
Khái niệm 2: Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành
bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
Khái niệm 3: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng
hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Khái niệm 4: Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh
toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa
Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép
thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham
gia thanh toán.
Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh rằng đây là một phương thức
thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch
vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.
Điều này cho thấy rằng thẻ thanh toán là một bước không thể thiếu để thanh
toán trực tuyến có thể tiến hành. Việc sử dụng thẻ thanh toán trong giao dịch thương
8
mại làm cải biến và phân tách quá trình chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế hàng
hóa, từ chỗ sử dụng tiền mặt với các nhược điểm: tốn kém chi phí, không an toàn…
đến bước cao hơn là sử dụng công cụ thanh toán thông qua thẻ thanh toán.
Thanh toán thông qua thẻ là tổng hợp mọi quan hệ chi trả bằng tiền tệ được
thực hiện bằng cách trích chuyển một số tiền từ tài khoản người trả sang tài khoản
người thụ hưởng tại ngân hàng, dưới sự kiểm soát của ngân hàng. Thanh toán thông
qua thẻ trong nền kinh tế phát triển ngày càng được mở rộng với những đặc điểm
riêng có của nó.
Thanh toán thông qua thẻ ngân hàng ngày càng hoàn thiện và mang lại nhiều
lợi ích trong nền kinh tế xã hội:
i vi khách hàng: Khi giao dịch với ngân hàng để thanh toán tiền hàng
hóa, dịch vụ của họ phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng như đã đề cập. Tiền
này có thể sử dụng bất cứ lúc nào và nó có tính thanh khoản gần như 100%. Quá
trình thanh toán này nhanh hơn tiền mặt, giảm được rất nhiều chi phí liên quan đến
quá trình vận chuyển, kiểm đếm tiền mặt mà họ phải chịu. Mặt khác cá nhân hay tổ
chức không phải đem theo một số lượng tiền mặt để thanh toán cho các giao dịch
phát sinh và không phải bận tâm đến những rủi ro bất ngờ như trộm cắp, thiên tai,
hỏa hoạn Ngoài ra khi khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng và duy trì số tiền
của họ còn được hưởng những lợi ích khách như được trả lãi, được cung cấp dịch
vụ ngân hàng với nhiều ưu đãi
i vi ngân hàng: Tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân
hàng là nguồn huy động vốn quan trọng không thể thiếu trong hoạt động của ngân
hàng thương mại. Mặt khác, nguồn vốn này ngân hàng trả lãi rất thấp hoặc không
trả lãi do đó khi dùng vốn để cho vay mức lợi nhuận thu được tương đối cao. Tuy
nhiên mỗi ngân hàng sẽ có cách riêng của mình để sử dụng nguồn vốn huy động từ
tiền gửi thanh toán, làm thế nào vẫn đảm bảo tính thanh khoản nhưng vẫn thu lợi
nhuận cao. Nhờ nguồn vốn quan trọng nên các ngân hàng có điều kiện để mở rộng
cung ứng các dịch vụ cho khách hàng, tạo điều kiện để tăng lợi nhuận, điều mà bất
kỳ ngân hàng nào cũng muốn trong quá trình kinh doanh.
9
i vi nền kinh tế: Thanh toán thông qua th ngân hàng làm gim khi
lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm một khoản chi phí rất lớn cho việc in ấn,
bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm. Mặt khác thanh toán không dùng tiền mặt góp
phần tăng cường hiệu lực quản lý của ngân hàng. Các nghiệp vụ thanh toán đều
được lưu lại trên sổ sách kế toán tại ngân hàng, nên thông qua đó ngân hàng có thể
kiểm soát hoạt động của các đơn vị thuộc nhiều ngành kinh tế khác một cách dễ
dàng. Thanh toán thông qua thẻ ngân hàng còn góp phần chống thất thu thuế có
hiệu quả cao. Ở nhiều nước trên thế giới thông qua khách hàng tham gia thanh toán
qua ngân hàng mà tất cả các khoản thu nhập hay chi phí đều phát sinh trên tài
khoản, do đó việc tính thuế và thu thuế sẽ dễ dàng, hạn chế tối đa việc trốn thuế.
Nếu tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần thúc đNy quá
trình vận động của vật tư hàng hóa trong nền kinh tế. Thông qua đó các quan hệ
kinh tế lớn được giải quyết, đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
được diễn ra liên tục.
Thẻ thanh toán ra đời với mức độ phổ biến của nó ngày càng được chứng
minh ở nhiều quốc gia. Người sử dụng thẻ để trả tiền mua hàng hóa, rút tiền tại các
máy rút tiền tự động.
Thẻ thanh toán ra đời đã soán vị phương thức thanh toán thông qua séc vì mức
độ tinh vi khi chế tạo một tấm thẻ thanh toán đã hạn chế được những điều mà séc có
thể gặp phải. Mặt khác thẻ thanh toán có thể được sử dụng lâu dài hơn, rộng rãi hơn
và ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Nếu xét theo nhiều góc độ khác nhau để phân chia các loại thẻ thì ta thấy thẻ
thanh toán rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể phân loại thẻ thanh toán theo hai loại: theo
chủ thẻ phát hành và theo tính chất thanh toán của thẻ:
Phân loại theo chủ thể phát hành thẻ
:
a) Thẻ ngân hàng (Bank card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách
hàng sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng, hoặc sử dụng một
số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay, nó không chỉ lưu hành một quốc gia mà còn có thể lưu hành toàn cầu
như thẻ Visa, Mastercard, JCB
10
b) Th do các t chức phi ngân hàng phát hành: thẻ du lịch và giải trí của các tập
đoàn kinh doanh lớn phát hành như Diners Club, Amex đó cũng có thể là thẻ
được phát hành bởi các công ty xăng dầu, các cửa hiệu lớn
Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ
:
a) Thẻ tín dụng:
Được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng
một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở
kinh doanh, cửa hàng, khách sạn, sân bay chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng
được xem như thẻ ngân hàng (Bank card) vì chúng thường được phát hành bởi ngân
hàng.
Các ngân hàng sẽ qui định một hạn mức tín dụng nhất định cho từng chủ thẻ
hay nói cách khác chủ thẻ chỉ được chi tiêu trong hạn mức đã cho phép. Nếu chủ thẻ
trả hết số tiền nợ vào cuối tháng (theo hóa đơn gởi đến các cơ sở thanh toán) cho
ngân hàng thì họ không phải trả lãi cho số tiền đã sử dụng trong tháng. Còn nếu chủ
thẻ không thanh toán được hết nợ sẽ phải trả hết số tiền còn nợ theo một mức lãi
suất định trước. Lãi suất này được xác định tùy theo từng ngân hàng phát hành thẻ.
Thêm nữa, gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng
mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc
điểm này mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit
card) hay chậm trả.
b) Thẻ ghi nợ (Debit card):
Đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi hoặc tài
quản cheque. Loại thẻ này khi mua những hàng hóa, dịch vụ, giá trị những giao dịch
sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị
điện tử đặt tại của hàng, khách sạn và đồng thời ghi có ngay (chuyển ngân ngay)
vào tài khoản của cửa hàng, khách sản, đó. Thẻ ghi nợ còn được sử dụng để rút
tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu
trên tài khoản của chủ thẻ. Chủ thẻ chỉ chi tiêu trong phạm vi số tiền mình có trên
tài khoản. Với tính chất như vậy, thẻ ghi nợ thường được cấp cho khách hàng có số
11
dư tài khoản tiền gửi thường xuyên dư CÓ. Tuy nhiên, tùy theo sự thỏa thuận của
chủ thẻ và ngân hàng phát hành, nếu số dư trên tài khoản của chủ thẻ không đủ
thanh toán, ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi (vượt quá số tiền hiện
có trên tài khoản). Với hình thức thấu chi, thẻ ghi nợ đã giúp cho cá nhân, doanh
nghiệp được cấp một khoản mức tín dụng ngắn hạn mà không cần làm nhiều thủ
tục. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
- Thẻ online debit: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay
lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.
- Thẻ offline debit là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào
tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
c) Thẻ rút tiền mặt (Cash card):
Loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân
hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ
này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp
tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số
tiền trên tải khoản quỹ. Ngày nay thẻ rút tiền mặt có thể rút tiền tại những máy rút
tiền tự động của ngân hàng phát hành hoặc có thể rút tiền ở các ngân hàng cùng
tham gia tổ hợp thanh toán với ngân hàng phát hành thẻ.
Mặc dù được phân chia thành những loại khác nhau nhưng các loại thẻ trên
đều có một đặc điểm chung là dùng để thanh toán, chi tiền hàng hóa dịch vụ, do vậy
một cách tổng quát người ta gọi chúng là thẻ thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế loại
thẻ tín dụng là được sử dụng phổ biến và phức tạp hơn cả.
1.1.3.2. Cổng thanh toán (Payment Gateway):
Khi thanh toán thông qua mạng internet trong giai đoạn trước đây chủ yếu sử
dụng là thẻ vay nợ (debit card - Nạp tiền vào bao nhiêu sử dụng bấy nhiêu) và thẻ
tín dụng (credit card - Có thể xài lố tiền sẵn có trong tài khoản và thanh toán lại cho
ngân hàng sau) do các ngân hàng phát hành để sử dụng thanh toán trực tuyến.
Tuy nhiên môi trường nào cũng có những mặt thiếu sót khó có thể tránh khỏi,
nhu cầu quản lý và sử dụng của thương mại tăng cao, nhất là về khả năng bảo mật
tài khoản, các ngân hàng không thể đáp ứng được hết các công cụ về bảo mật vì
12
hàng năm các vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền trong thẻ tín dụng của người dùng xảy ra
thường xuyên. Vì thế dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến ra đời.
Cổng thanh toán trực tuyến được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu an toàn và tiện
lợi. Chúng giữ chức năng của bên trung gian giữa người bán và người mua. Người
bán không sợ người mua dùng thẻ thanh toán chùa (ăn cắp thông tin tài khoản thẻ)
để mua, còn người mua không sợ mất tiền sau khi thanh toán xong người bán không
giao hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, khả năng bảo mật thông tin cho
người dùng là rất cao.
Cổng thanh toán là một chương trình phần mềm. Phần mềm này sẽ chuyển dữ
liệu của các giao dịch từ Website của người bán sang trung tâm thanh toán thẻ tín
dụng để hợp thức hoá quá trình thanh toán qua thẻ. Trên thế giới cổng thanh toán
phát triển rất mạnh như Paypal, eBay, Amazon – America, Alibaba, Alipay – China.
Ở Việt Nam, từ khi có Luật giao dịch điện tử ngày 29/11/2005, Luật Công nghệ
thông tin ngày 29/6/2006 và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì
hàng loạt các công cụ thanh toán trực tuyến ra đời như: NetCash của Paynet;
Onepay; Smartlink, Paygate, Fibopay, Payall, Ngân lượng, Mobivi…Tuy nhiên diện
mạo thanh toán trực tuyến thì có rồi nhưng phương thức triển khai các cổng thanh
toán cho các doanh nghiệp còn hạn chế vì sự mới mẻ của nó cũng như sự không
mặn mà bắt tay hợp tác giữa các ngân hàng với dịch vụ cổng thanh toán làm cho
quá trình này mặc dù nhiều về số lượng cung cấp nhưng lượng khách hàng sử dụng
không nhiều.
Các doanh nghiệp giờ đây có thể áp dụng thanh toán trực tuyến vào kinh
doanh thương mại điện tử. Giải pháp cho phép khách hàng của các doanh nghiệp
thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng các loại thẻ tín dụng và ghi nợ. Kể từ năm 2002,
số lượng phát hành thẻ liên tục đạt mức tăng trưởng trên 100% năm. Đến nay đã có
khoảng 12 triệu chủ thẻ nội địa và quốc tế do các ngân hàng Việt Nam phát hành.
(Nguồn: Onepay). Tuy số lượng phát hành thẻ tăng, nhưng những dịch vụ thanh
toán hiện nay do các ngân hàng cung cấp vẫn chỉ tập trung qua các kênh thanh toán
như thẻ ATM, điểm chấp nhận thẻ (POS). Với con số hơn 35% doanh nghiệp có
Website đã tạo ra nhu cầu về một giải pháp thanh toán toàn diện, cho phép khách
13
hàng có thể thanh toán trên các kênh điện tử (internet, điện thoại di động). Phần lớn
Website của các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu thông tin sản
phNm, cho phép khách hàng đặt hàng và thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản.
Nhận thức được nhu cầu lớn từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, rất nhiều
công ty công nghệ thông tin có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng đã đưa ra một
giải pháp thanh toán đa kênh, đa phương tiện cho phép các doanh nghiệp cung ứng
hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán trực tuyến. Hoàn thiện thương mại điện tử,
doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, mở rộng phạm vi kinh doanh ra toàn
cầu và tăng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
1.1.4. Những hạn chế của thanh toán trực tuyến:
Mặc dù thanh toán trực tuyến là phương thức tiến tiến nhất hiện nay trong việc
ứng dụng triệt để thương mại điện tử. Tuy nhiên, không phải thanh toán trực tuyến
không có những hạn chế nhất định. Ngoài những điều kiện tiên quyết về hạ tầng
công nghệ thông tin của các ngân hàng, người bán hàng và người mua hàng như đã
nêu ở trên thì điểm quan trọng nhất là mỗi khâu trong chu trình này phải tự cải thiện
cho mình các đặc tính sau:
• Ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ Cổng thanh toán: hạn chế của tính bảo
mật dữ liệu mua hàng hóa và dịch vụ của người mua trong suốt quá trình
chuyển tiền từ thẻ thanh toán của người mua qua cổng thanh toán, qua ngân
hàng và về đến tài khoản của người bán. Khác với việc mua, bán chứng khoán,
tiền về đến tài khoản lưu ký khoản t+3 thì trong trường hợp này tiền được
chuyển ngay lập tức. Sự mạo danh và đánh cắp thông tin tài khoản thẻ trên
internet ngày càng được áp dụng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Hơn thế nữa, trong
một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn mạng internet.
• Đối với người bán: để tạo ra được giỏ mua hàng hoàn chỉnh, quy trình thanh
toán phải được giải thích và đăng ký rõ ràng để tránh việc xảy ra tranh chấp về
sau nhất là khi luật pháp về thương mại điện tử chưa thực sự bao hàm hết tất
cả các trường hợp phát sinh. Do đó, để quản lý giỏ mua hàng, thông tin trên
Website đòi hỏi đơn vị bán hàng phải có đội ngũ kỹ sư giỏi về quản trị hệ
14
thng và bit khc phục triệt để các lỗi hệ thống nhất là khi Website của người
bán bị tin tặc (hacker) tấn công thì thanh toán trực tuyến sẽ bị gián đoạn ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh.
• Đối với người mua hàng hóa và dịch vụ: Hệ thống mạng internet được bao
phủ rộng khắp và phát triển chóng mặt khi hàng loạt các tiện ích đi kèm như
thiết bị cầm tay: điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi… có
thể trực tiếp truy cập internet mọi lúc, mọi nơi. Khách hàng chỉ cần một điện
thoại cầm tay, truy cập vào Website của người bán để mua hàng hóa và dịch
vụ. để bảo đảm hàng hóa và dịch vụ đúng theo yêu cầu thì người mua trước
hết phải đảm bảo rằng mình biết rất rõ về hàng hóa của người bán bằng một số
các lựa chọn tin cậy và uy tín. Như vậy nếu quá trình này không được tìm hiểu
kỹ khách hàng sẽ dễ bị mắc sai lầm khi hàng hóa nhận được không đúng như
những gì người mua cần. Khách hàng luôn luôn đòi hỏi vấn đề bảo mật của
mình khi gửi qua Internet những thông tin về thẻ thanh toán, bao gồm tên, số
thẻ, ngày hết hiệu lực. Người mua cũng lo ngại về vấn đề bảo vệ sự riêng tư.
Họ không muốn người khác biết họ là ai, hay họ mua gì. Họ cũng muốn tin
chắc rằng không ai thay đổi đơn đặt hàng của họ và rằng họ đang liên hệ với
người bán hàng thực sự và không phải với một người giả danh.
Chính vì những lý do trên mà sự tiến tiến của công nghệ thông tin đã tạo ra
các giao thức bảo mật cho thanh toán trực tuyến:
• Giao thức SSL (Secure Socket Layer): Giao thức này cung cấp sự bảo mật và
bảo vệ sự riêng tư, nó cho phép khách hàng mã hoá đơn đặt hàng của họ tại
máy tính cá nhân hay điện thoại di động. Tuy nhiên, giao thức này không cung
cấp cho khách hàng mọi sự bảo vệ mà họ có thể có. SSL được thiết lập trong
trình duyệt, do đó không cần một phần mềm đặc biệt nào nên có rất nhiều lỗ
hổng trong việc bảo mật thông tin.
• Giao thức SET (Secure ElectronicTransaction): là một giao thức bảo mật hơn
SSL. Máy tính yêu cầu bạn đọc vào số thẻ, tên người sở hữu thẻ, ngày hết hạn
thẻ, các câu trả lời này được mã hoá. Tuy nhiên, không phải tất cả người tiêu
15
dùng đều tin tưởng vào tính an toàn của việc truyền các thông điệp trực tuyến.
Do đó, người bán hàng buộc phải cung cấp nhiều khả năng lựa chọn cho việc
truyền các thông tin về thẻ tín dụng, sao cho người mua có thể lựa chọn
phương pháp mà họ ưa thích. (Ngay cả khi thanh toán điện tử đang trở nên
phổ biến nhanh chóng, nhiều khách hàng vẫn sợ cung cấp thông tin thẻ tín
dụng của họ trên mạng. Trong khi khách hàng đang làm quen với các hệ thống
mới, các nhà kinh doanh phải cung cấp đa khả năng lựa chọn trong thanh toán
trong giai đoạn chuyển tiếp này. Quá trình thực hiện thanh toán phức tạp phải
không trở thành một sự cản trở cho việc truy cập của khách hàng. Ví dụ, khách
hàng có thể được phép gõ thông tin thẻ trực tuyến cũng như là gọi một số điện
thoại miễn phí. Một số Website thậm chí còn chấp nhận một bản fax, một e-
mail hay một thư in ấn trong một phong bì có niêm phong. Trung tâm gọi, với
chi phí nhân công của nó, và chi phí xử lý fax, e-mail, thư in ấn có nghĩa là
thanh toán dựa trên giao thức SET sẽ thực sự trở thành một phương pháp kinh
tế nhất đối với các nhà kinh doanh.Giao thức SET giấu các thông tin về thẻ tín
dụng của khách hàng đối với người kinh doanh và cũng giấu cả thông tin về
đơn hàng đối với các ngân hàng để bảo vệ sự riêng tư. Thiết kế này được gọi
là chữ ký kép (dual signature). Tuy nhiên nó hơi phức tạp và dài dòng, nến nếu
là nội địa, khách hàng có thể gửi thông tin thẻ trực tuyến hay bằng cách gọi
điện thoại miễn phí để xác thực thẻ thanh toán và đơn đặt hàng.
1.2. c thù hot ng ca doanh nghip cng:
Cảng biển là nơi hàng hóa xuất nhập khNu được thông qua bằng quá trình xếp,
dỡ, lưu kho và là tích hợp của chuỗi cung ứng dịch vụ tới tận kho của khách hàng.
Cảng biển luôn luôn gắn liền và có mối quan hệ hữu cơ với Hãng tàu (đơn vị thực
hiện đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa quốc tế) để cùng cung cấp dịch vụ tới khách
hàng xuất nhập khNu. Xen kẽ với hai đơn vị chính này còn các lĩnh vực khác được
tách ra để chuyên môn hóa như: Dịch vụ logistics, vận tải – giao/nhận hàng hóa, thị
trường thuê tàu, Bảo hiểm…
16
Theo mục đích sử dụng mà cảng biển được phân ra nhiều loại, để tìm hiểu sâu
hơn và có tính chất đơn giản nhất trong hoạt động khai thác cảng, phần này sẽ tập
trung nêu nên các đặc thù của dịch vụ khai thác cảng container.
Qui luật “Lộ thông thì tài thông” là quy luật kinh tế muôn đời mà các nước có
nền kinh tế cảng biển phát triển mạnh đã áp dụng triệt để những điều kiện thiên
nhiên ưu đãi vào phát triển kinh tế hướng mạnh vào xuất nhập khNu. Dịch vụ khai
thác cảng container bao hàm quanh nó rất nhiều các dịch vụ được ứng dụng khoa
học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để hiện đại hóa và tạo ra sự khác biệt so
với các phương thức xếp – dỡ, chuyên chở khác. Một container đều có đánh số theo
một Qui tắc chuNn quốc tế với 7 chữ số (chữ số cuối cùng là kết quả của công thức
kiểm tra), điều này rất dễ để kiểm soát theo dõi vị trí của container, hàng hóa và
thậm chí nhận dạng được hàng hóa thông qua máy soi hải quan. Bất kể thời điểm
nào, nhà khai thác container có thể biết được nó đang ở đâu ở không gian 3 chiều,
tình trạng container…. Ngoài ra một số cảng lớn trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng
cả thiết bị đọc mã vạch cho container, hay thiết bị định vị toàn cầu (DGPS). Có thể
nói công nghệ thông tin đã tạo ra được “sức sống mới” cho khai thác cảng sông,
cảng biển hiện nay trên toàn thế giới. Cụ thể như: khách hàng có thể ở bất cứ đâu
trên thế giới có thể xuất, nhập khNu hàng hóa với chi phí tiết kiệm nhất (vận tải
bằng đường thủy có chi phí thấp nhất so với đường bộ, đường hàng không và đường
sắt), khách hàng có thể biết tình trạng hàng hóa hiện nay ra sao, bao nhiêu ngay nữa
thì về tới đích…Với hạ tầng công nghệ thông tin cảng như vậy cùng với sự phát
triển công nghệ của ngân hàng, thuế, hải quan… đã tạo ra phương thức thanh toán
trực tuyến, giảm chi phí và tăng tiện ích cho khách hàng trong quá trình làm thủ tục
xuất nhập khNu. Đây cũng là một kênh chủ yếu giải thích tại sao bốn “con rồng
Châu Á” như Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc phát triển cảng biển
mạnh như vậy. Với chính sách vĩ mô nền kinh tế hướng mạnh xuất khNu, họ đã tạo
ra dòng tiền trực tiếp, nhanh chóng nuôi các ngành kinh tế khác tăng trưởng và phát
triển.
Cảng biển luôn gắn liền với cán cân ngoại thương của mỗi nước, cùng với các
ngành đóng tàu tạo ra đội tàu riêng của mỗi quốc gia thì năng lực, sự chủ động sẽ